1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận

10 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Bình Thuận
Tác giả Nguyễn Khắc Nam Sơn
Người hướng dẫn PGS. TS. Bùi Đức Kháng
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2017
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 362,33 KB

Nội dung

Tại tỉnh Bình Thuận, trong những năm qua, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thực hiện khá tốt chức năng giám sát theo quy định, hoạt động giám sát của các chủ thể tham gia giám sát ngày càng đi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN KHẮC NAM SƠN

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS BÙI ĐỨC KHÁNG

Phản biện 1: TS Trần Thị Diệu Oanh

Phản biện 2: PGS, TS Phạm Minh Tuấn

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Địa điểm: Phòng họp 210, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Số 10, Đường 3/2, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian: vào hồi giờ…., ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 3

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Đại hội XII của Đảng đánh dấu một bước chuyển mới quan trọng trong sự phát triển đất nước; nền kinh tế đất nước đã thật sự bước vào nền kinh tế thị trường và trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu Đất nước đang cần những khuôn khổ phát triển mới không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn trên phương diện chính trị và dân chủ để có thể tranh thủ được các vận hội vượt qua mọi thách thức để chấn hưng đất nước Do vậy, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đang và luôn đòi hỏi

có tính cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển bền vững của đất nước

Trong bộ máy nhà nước, HĐND vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng

và quyền làm chủ của nhân dân Vì vậy, xây dựng HĐND các cấp có thực quyền để đảm đương đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là một yêu cầu bức xúc hiện nay

HĐND có hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức năng giám sát Trong hai chức năng đó, giám sát có một vị trí, vai trò rất quan trọng bảo đảm HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân Thực hiện tốt chức năng giám sát là một trong những yêu cầu cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND Trước yêu cầu đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được Quốc hội ban hành năm 2015 đã quy định một cách

Trang 4

toàn diện và có hệ thống chức năng giám sát của HĐND Điều đó thể hiện yêu cầu bức xúc phải nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước

Tại tỉnh Bình Thuận, trong những năm qua, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thực hiện khá tốt chức năng giám sát theo quy định, hoạt động giám sát của các chủ thể tham gia giám sát ngày càng đi vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và nguyện vọng của cử tri tỉnh nhà Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh trong thời gian qua còn một

số tồn tại, hạn chế như: số lượng, quy mô, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND và các Ban HĐND tỉnh tuy có tăng lên nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần đòi hỏi của thực tế cuộc sống và mong muốn của cử tri; số lượng đại biểu thực hiện quyền chất vấn tại kỳ họp còn ít, chỉ tập trung ở một số đại biểu; hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp còn hạn chế; nhiều cuộc giám sát giữa hai kỳ họp chủ yếu nghe trình bày báo cáo của đối tượng được giám sát; việc tổ chức giám sát các vấn đề, vụ việc cụ thể chưa nhiều (trừ lĩnh vực khiếu nại, tố cáo); một số đại biểu HĐND tỉnh là thành viên các Ban hoạt động kiêm nhiệm chưa dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động giám sát của Ban; việc theo dõi, đôn đốc, tổ chức tái giám sát kết quả thực hiện kiến nghị sau giám sát có lúc chưa thường xuyên, kịp thời, một số vấn đề kiến nghị qua giám sát do ngân sách của tỉnh còn khó khăn nên chưa thể giải quyết ngay được Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn

nêu trên, tác giả chọn đề tài "Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận" làm luận văn Thạc sĩ Quản lý công

Trang 5

3

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Qua quá trình, bản thân học viên nhận thấy nhiều nội dung liên quan đến hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân đã được các nhà khoa học và thực tiễn quan tâm nghiên cứu như:

- Nguyễn Quốc Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả

hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, Tạp

chí Tổ chức nhà nước, số 6/2002

- Trương Đắc Linh, Tổ chức và hoạt động của các ban của

Hội đồng nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003

- Đinh Ngọc Quang, Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội

đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009, Tạp chí Quản lý nhà

nước, số 2/2005

- Phạm Thị Thảo, Giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh - Qua

thực tiễn tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật -

ĐHQG Hà Nội, 2015

- Tạ Thu Thủy, Hiệu quả giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Học viện chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2010

- Vũ Mạnh Thông, Nâng cao hiệu lực giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay,

Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

1998

- Nguyễn Ngọc Thanh, Hoạt động giám sát của HĐND huyện

Phong Điền - Thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Hành chính, Học

viện Hành chính Quốc gia, 2015

- Nguyễn Thị Kim Chung, Hoạt động giám sát của HĐND

tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Hành chính, Học viện Hành chính

Quốc gia, 2015

Trang 6

- Nguyễn Thị Kim Thúy, Giám sát của HĐND thành phố Đà

Nẵng, Luận văn thạc sĩ Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia,

2016

Các bài nghiên cứu trên báo, tạp chí, Website…

Tại tỉnh Bình Thuận, cho đến thời điểm hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào đề cập một cách có hệ thống, toàn diện đến hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận

Như vậy, với đề tài “Hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Thuận” sẽ cung cấp thêm một góc nhìn tổng thể về hoạt động giám sát của HĐND tỉnh nhà Đồng thời, đề tài cũng đưa

ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát

3 Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn

3.1 Mục đích

Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh

+ Phân tích thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận trong thực tiễn, qua đó đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận

+ Xác định những quan điểm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận chung về hoạt động

Trang 7

5

giám sát của HĐND cấp tỉnh, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát

và hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh Bình Thuận, nhiệm kỳ 2011-2016

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp luận:

Luận văn sử dụng phương pháp tư duy biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu các đối tượng trong mối quan hệ vận động và phát triển Đồng thời dựa trên các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về HĐND và hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh

- Phương pháp nghiên cứu:

Ngoài ra, để nghiên cứu các nội dung mang tính lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kế, so sánh, phương pháp chuyên gia… để thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp các thông tin

Khi viết, tác giả còn tham khảo các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu, tài liệu của các cuộc hội thảo, các luận văn tốt nghiệp, các tiểu luận để làm tài liệu tham khảo

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Khái quát những nét cơ bản về nội dung giám sát cũng như đặc điểm giám sát của HĐND cấp tỉnh

- Làm rõ về mặt lý luận khái niệm giám sát của HĐND, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát, các tiêu chí đánh

Trang 8

giá hiệu quả giám sát của HĐND cấp tỉnh

- Đánh giá một cách hệ thống, toàn diện thực trạng hoạt động giám sát và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 và từ năm 2016 đến nay

Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn chia thành 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay

Trang 9

7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH

1.1 Vị trí, vai trò và chức năng của HĐND cấp tỉnh

1.1.1 Vị trí, vai trò của HĐND cấp tỉnh

1.1.2 Chức năng của HĐND cấp tỉnh

1.2 Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh

1.2.1 Khái niệm giám sát của HĐND cấp tỉnh

1.2.2 Cấu thành giám sát của HĐND cấp tỉnh

1.2.2.1 Chủ thể giám sát của HĐND cấp tỉnh

1.2.2.2 Đối tượng giám sát của HĐND cấp tỉnh

1.2.2.3 Khách thể giám sát của HĐND cấp tỉnh

1.2.2.4 Nội dung giám sát của HĐND cấp tỉnh

1.2.2.5 Hình thức giám sát của HĐND cấp tỉnh

1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh

1.3.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND

Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Các quy định pháp luật về giám sát có vai trò tạo cơ

sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền năng giám sát của mình Nếu luật không quy định một cách cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND thì việc ghi nhận chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp cũng chỉ là hình thức Điều này đã được minh chứng trong thực tiễn phát triển của Luật Tổ chức HĐND và UBND Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1989 và năm 1994 có quy định về chức năng giám sát của Hội đồng nhưng rất khái quát, chung chung Điều này

đã gây nên những khó khăn cho hoạt động của HĐND và là một

Trang 10

trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thời gian qua rất thấp Nhưng từ năm 2003, Luật Tổ chức HĐND và UBND đã cụ thể, chi tiết hoá chức năng giám sát của Hội đồng, nhờ đó hiệu quả giám sát của Hội đồng trong thực tiễn được nâng lên rất nhiều

1.3.2 Tổ chức bộ máy, hoạt động của Thường trực và các Ban HĐND cấp tỉnh

Yếu tố này đòi hỏi HĐND phải có một bộ máy hoạt động đủ khả năng thực hiện một cách tốt nhất chức năng giám sát trong phạm

vi quyền hạn của mình Bất kỳ cơ quan nào, nếu có một tổ chức hợp

lý và đồng bộ sẽ tạo nên guồng máy làm việc nhịp nhàng và dễ mang lại hiệu quả

1.3.3 Nhóm yếu tố thuộc về năng lực của HĐND

Chất lượng hoạt động giám sát của HĐND phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các chủ thể tham gia giám sát, tựu trung lại là chất lượng của từng đại biểu HĐND Vì suy cho cùng, các chủ thể tham gia giám sát của HĐND cấp tỉnh cũng đều được cấu thành từ các đại

biểu HĐND

1.3.4 Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát Thứ nhất, phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện hoạt động

giám sát

Thứ hai, các kết luận, kiến nghị giám sát phải được thực hiện

trong thực tế

Thứ ba, kinh phí và tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của

HĐND tỉnh

Ngày đăng: 02/03/2024, 20:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w