1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang thời gian tới

10 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang Thời Gian Tới
Tác giả Nguyễn Xuân Kiệm
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Đức Kháng
Trường học Học viện hành chính quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 199,44 KB

Nội dung

Nhà nước ta, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nắm giữ và giám sát quyền lực nhà nước, được khẳng định trong Hiến pháp, đó là: “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân c

Trang 1

\

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN XUÂN KIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 60340403

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2017

Trang 2

\

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Bùi Đức Kháng

Phản biện 1 : PGS.TS Bùi Huy Khiên, Học viện Hành chính quốc gia Phản biện 2 : TS Phan Hải Hồ, Học viện Cán bộ TP HCM

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia

Địa điểm: Phòng 210 nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 10, Đường 3/2, Quận 10, Thành phố

Hồ Chí Minh

Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 phút ngày 19 tháng 7 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của đề tài)

Nhà nước ta là Nhà nước của giai cấp công nhân mà ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân là thống nhất với ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân lao động, của dân tộc; sự thống nhất về lợi ích đó dẫn đến sự thống nhất về ý chí và hành động của quần chúng nhân dân Nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) do nhân dân ta xây dựng là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Nhà nước ta, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nắm giữ và giám sát quyền lực nhà nước, được khẳng định trong Hiến pháp, đó là: “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”

Văn kiện Đại hội đại biểu khóa XII của Đảng ta xác định “Tiếp tục hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng bộ máy Nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương,…”

Trên cơ sở Hiến pháp 2013, Luật chính quyền địa phương quy định: “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn

vị hành chính…” Xét về tính pháp lý, chính quyền địa phương được nhìn nhận trên hai phương diện có quan hệ gắn

bó với nhau: (1) Chính quyền địa phương là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương (2) Chính quyền địa phương là thiết chế đại diện cho lợi ích, ý chí, nguyện vọng của các cộng đồng dân cư trong phạm vi lãnh thổ

Trang 4

Do đó, vấn đề cải cách, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung và hệ thống chính quyền địa phương nói riêng, trong

đó đặc biệt HĐND là yêu cầu khách quan và tất yếu

Tại khoản 2, điều 113, Hiến pháp 2013, quy định:

“HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương

và việc thực hiện nghị quyết của HĐND”

Tại sao phải có hoạt động giám sát của HĐND? Do tính chất Hiến định của HĐND và vị trí, vai trò hết sức quan trọng của HĐND là: đại diện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân; do đó thực hiện tốt chức năng giám sát là một trong những hoạt động quan trọng của HĐND

Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện hiện nay và của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang:

Ưu điểm: Hoạt động của HĐND cấp huyện từng bước

đổi mới nội dung và phương thức hoạt động tốt hơn, đảm bảo cho hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND; các yêu cầu chính đáng của cử tri được UBND cùng cấp giải quyết kịp thời, loại bỏ những tiêu cực, tham nhũng trong tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước Từ đó củng cố niềm tin, thu hút sự quan tâm, theo dõi và tham gia tích cực của cử tri vào các hoạt động giám sát của HĐND

Hạn chế: Việc xây dựng chương trình, cách thức tổ

chức giám sát chưa thật sự khoa học; giám sát theo kế hoạch, phương thức, nội dung chưa được đổi mới, khả năng phát hiện vụ việc trong quá trình giám sát của HĐND cấp huyện còn yếu, bên cạnh đó việc đôn đốc các cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện các kết luận, các kiến nghị sau giám sát của HĐND thiếu tính cương quyết, một số đại biểu làm nhiệm vụ giám sát còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ,

Trang 5

chưa có chế tài rõ ràng dẫn đến sau giám sát đâu lại vào đấy, chậm khắc phục Vai trò của một số đại biểu HĐND trong giám sát còn mờ nhạt, chưa thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương

Vậy, hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện hiện nay nói chung và của thành phố Rạch Giá nói riêng còn nhiều hạn chế Để phát huy hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá trong thời gian tới là một yêu cầu tất yếu Chính vì lý do này, tôi quyết định chọn và thực hiện đề

tài “Hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá,

tỉnh Kiên Giang thời gian tới” để nghiên cứu và viết luận

văn tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Những năm gần đây, đã có nhiểu công trình nghiên cứu

về hoạt động giám sát và hiệu quả giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp; cụ thể của các tác giả sau: Cao Thị Bích Lan, Trần Thị Trà Giang, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Quốc Tuấn, Tô Thanh Tùng, Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Bá Vui

Nhìn chung, các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND các cấp Tuy nhiên mỗi công trình nghiên cứu nội dung, lĩnh vực khác nhau, địa phương khác nhau và chưa có đề tài nào nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hoạt động thực tiễn của HĐND thành phố

Rạch Giá trong những năm qua, các quy định cơ sở pháp lý hiện hành, luận văn đề xuất những giải pháp để HĐND thành phố hoạt động giám sát ngày càng tốt hơn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 6

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐND và

giám sát HĐND cấp huyện Phân tích đặc điểm, nội dung, vai trò, đối tượng và các hình thức giám sát của HĐND thành phố thuộc tỉnh Khảo sát thực trạng hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá trong nhiệm kỳ qua Đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động giám sát thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá

khóa X, nhiệm kỳ 2011- 2016

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Các quy định trong Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Luật Hoạt động giám sát của Quốc Hội và HĐND 2015 và một số văn bản pháp luật có liên quan

- Hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND,

2 ban của HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố Rạch Giá

- Thời gian nghiên cứu đánh giá từ năm 2011 đến năm

2016

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Cơ sở lý luận

Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò, vị trí, chức năng giám sát của HĐND

5.2 Cơ sở thực tiễn

Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND thành phố

Rạch Giá từ năm 2011- 2016

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác -

Lênin cùng các phương pháp chuyên ngành như: tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, khảo sát tổng kết thực tiễn

Trang 7

6 Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

6.1 Những đóng góp về khoa học

- Khái quát những nội dung cơ bản về khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung giám sát của HĐND thành phố

- Góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học về giám sát HĐND thành phố Rạch Giá

- Làm rõ thực trạng hoạt động giám sát và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá nhiệm kỳ 2011- 2016

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng lên hiệu quả hoạt động giám sát HĐND thành phố Rạch Giá trong thời gian tới

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong

giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học về chương trình nâng cao hoạt động của HĐND thành phố; dùng để ứng dụng vào hoạt động của HĐND thành phố; dùng cho HĐND quận, huyện, thị xã tham khảo trong hoạt động giám sát

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, được bố cục thành 03 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về HĐND và hoạt động giám sát của HĐND

Chương II: Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2011- 2016 Chương III: Giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của HĐND thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang thời gian tới

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN

DÂN 1.1 Khái quát chung về Hội đồng nhân dân

1.1.1 Khái niệm Hội đồng nhân dân

Theo Điều 113, Hiến pháp 2013 quy định “HĐND là

cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa

phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”

HĐND được tổ chức ở ba cấp: Cấp tỉnh, cấp huyện và

cấp xã

HĐND gồm các đại biểu HĐND do cử tri địa phương

bầu ra;

Điều 53, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, xác định cơ cấu tổ chức của HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương Cụ thể: Các đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra; thường trực HĐND, gồm: Chủ tịch, hai phó chủ tịch và các

ủy viên là trưởng ban của HĐND Thành lập Ban Pháp chế

và Ban Kinh tế - Xã hội Ban của HĐND gồm có trưởng ban,

một phó trưởng ban và các ủy viên

1.1.2 Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân

Trong chính quyền địa phương, HĐND được xác định

là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa

phương và cơ quan nhà nước cấp trên

Một là, Tính quyền lực nhà nước của HĐND, biểu hiện

ở các nội dung sau: trực tiếp thiết lập nên bộ máy nhà nước ở địa phương; thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn

Trang 9

do cấp trên phân giao Quyết định của HĐND có tính bắt buộc chung đối với các cơ quan, tổ chức và công dân ở địa

phương

Hai là, HĐND là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện

vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương

và cơ quan nhà nước cấp trên Thể hiện các ở các nội dung

sau:

HĐND là cơ quan duy nhất do cử tri địa phương bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu

kín

HĐND là người đại diện cho trí tuệ, tinh thần và sức mạnh của Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân địa phương, các đại biểu HĐND không còn được Nhân dân tín nhiệm sẽ bị HĐND bãi miễn tư cách đại biểu

1.1.3 Chức năng của Hội đồng nhân dân

Thứ nhất, Chức năng quyết định: Chức năng cơ bản

nhất của HĐND là căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của

cơ quan nhà nước cấp trên để ra các quyết định về những vấn

đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND

Thứ hai, Chức năng giám sát: HĐND giám sát việc

tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết HĐND cùng cấp; giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các ban của HĐND cấp mình; giám sát quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết của HĐND cấp dưới

Chức năng giám sát của HĐND bao giờ cũng gắn liền với chức năng quyết định

Vì vậy, việc nghiên cứu về chức năng giám sát của HĐND cấp huyện là nội dung chính trong luận văn này, qua

đó góp phần nâng lên chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND cấp huyện

Trang 10

1.2 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện

1.2.1 Khái niệm giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện là gì?

Có thể nói giám sát là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội, nhà nước và trong nghiên cứu khoa học; có nhiều cách hiểu khác nhau về giám sát

Theo Từ điển Tiếng Việt, cách hiểu chung nhất, giám sát là “theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ”

Tại điểm 1, điều 2, Luật Hoạt động giám sát của Quốc Hội và HĐND 2015 Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình,

xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý

Giám sát của HĐND cấp huyện có thể hiểu: là việc HĐND, thường trực HĐND, các ban của HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, các văn bản của

cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cấp huyện, từ đó đưa các kết luận và phương án xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, vi phạm qua đó góp phần bảo đảm pháp chế , kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước ở địa phương, phát huy tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với tỉnh và cả nước

1.2.2 Đặc điểm, vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện

- Đặc điểm:

Ngày đăng: 14/02/2024, 02:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w