1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên

27 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Giám Sát Và Phản Biện Xã Hội Của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Và Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội Tỉnh Phú Yên
Tác giả Trần Thị Vân Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Trương Quốc Chính
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 585,37 KB

Nội dung

Để nâng cao chất lƣợng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị tỉnh Phú Yên đáp ứng đƣợc yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, tôi chọn đề tài: “H

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG QUỐC CHÍNH

Phản biện 1: TS NGÔ VĂN TRÂN

Phản biện 2: PGS.TS LÊ VĂN ĐÍNH

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện hành

chính Quốc gia

Địa điểm: , Học viện Hành chính quốc gia, Phân viện Tây Nguyên

Số: 51 – Phạm Văn Đồng - Tân Hòa, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Thời gian: vào hồi 10 giờ , ngày 27 tháng 01 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Wed Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 3

hiện nay, tôi chọn đề tài: “Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên” làm đề tài luận

văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công nhằm nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên trong thời gian qua, đồng thời tìm ra các giải pháp để

tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác này trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quán triệt quan điểm của Đảng về hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, cho đến nay Nhà nước

đã ban hành một số văn bản làm cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động này Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, chuyên sâu và

có hệ thống về hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trang 4

2

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát và phản biện

xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát và phản biện xã hội tại tỉnh Phú Yên thời gian qua, làm r nh ng ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế

- Đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động giám sát và phản biện

xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên

t hía cạnh vận dụng cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý vào phân tích ết quả thực hiện

- Về thời gian: Đề tài đánh giá hoạt động giám sát và phản biện xã hội của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên giai đoạn

2013 – 2017, định hướng 2025

- Về không gian: Đề tài đánh giá hoạt động giám sát và phản biện xã hội của

Mặt trận Tổ quốc và 05 tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận:

Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, về giám sát và phản biện xã hội đối với với việc ban hành và thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Trang 5

3

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác Lênin, Phương pháp

logic - lịch sử, Phương pháp phân tích và tổng hợp, Phương pháp thống ê, Phương

pháp hảo sát và tổng ết thực tiễn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần hệ thống lại một số nội dung lý luận và thực tiễn làm cơ

sở cho việc nâng cao nhận thức về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giai đoạn hiện nay

- Có thể làm tài liệu tham hảo cho một số cơ quan h u quan triển hai thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên

- Luận văn có thể làm tài liệu tham hảo trong giảng dạy, học tập cho giảng viên, học viên Học viện HCQG và nh ng cơ sở đào tạo có chuyên ngành gần với nội dung của luận văn

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, ết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham hảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát và

phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên

Trang 6

4

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC

CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1.1 Tổ chức chính trị - xã hội

1.1.1 Tính chất, vị trí, vai trò

1.1.1.1 Tính chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -

xã hội trong hệ thống chính trị nước ta

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức quần chúng của Đảng, là công cụ để tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng trong các tầng lớp nhân dân

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị còn

là người đại diện cho ý chí, tiếng nói của quần chúng nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp và quyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở nước ta là nh ng thiết chế tổ chức v a mang tính chính trị, v a mang tính xã hội và tính nhân dân

Mối quan hệ gi a Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, chủ động phối hợp

1.1.1.2 Vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị nước ta

- Mặt trận ngày nay là sự ế tục truyền thống, inh nghiệm quý báu của Mặt

trận dân tộc thống nhất trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như truyền thống của nền chính trị dựa vào sức mạnh của nhân dân

- Xét về lý luận và thực tiễn, nếu trong hệ thống chính trị hông có Mặt trận

và các tổ chức chính trị - xã hội thì hông còn là tổng thể các lực lượng chính trị được vận hành trong cơ cấu ổn định và cũng có nghĩa là hông còn tổng thể các

Trang 7

1.1.2 Quyền và trách nhiệm

1.1.2.1 Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Được quy định trong Điều 3, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015

1.1.2.2 Quyền và trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội

Các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập nhằm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động Tham gia quản lý Nhà nước, quản

lý inh tế- xã hội Tham gia thanh tra, iểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức doanh nghiệp Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Trang 8

6

Nhà nước Tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên, người lao động tuân thủ các quy định, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

1.1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1.1.3.1 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc

Được quy định tại Điều 4, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015

1.1.3.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội

Được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên hác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam trong khuôn hổ Hiến pháp và pháp luật

1.2 Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các

tổ chức chính trị - xã hội

1.2.1 Khái niệm giám sát và phản biện xã hội

1.2.1.1 Khái niệm giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -

xã hội

Giám sát là theo d i, iểm tra, phát hiện, đánh giá của cá nhân, tổ chức, cộng đồng người đối với cá nhân, tổ chức, cộng đồng người hác trong các lĩnh vực hoạt động inh tế - xã hội, trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, của các tổ chức chính trị - xã hội và iến nghị phát huy ưu điểm, thành tựu, xử lý đối với

cá nhân, tổ chức có nh ng hành vi sai trái

1.2.1.2 Khái niệm phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -

Trang 9

Phản biện xã hội nhằm phát hiện nh ng nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; iến nghị nh ng nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội

1.2.2.2 Nguyên tắc của giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

và các tổ chức chính trị - xã hội

Được quy định tại Điều 3, Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội

1.2.3 Nội dung, đối tượng, phạm vi giám sát và phản biện xã hội

1.2.3.1 Đối tượng, nội dung của giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận

Trang 10

8

triển inh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (tr nh ng vấn đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình

- Nội dung phản biện xã hội: Dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định,

kế hoạch…do cơ quan tổ chức có thẩm quyền trước hi ban hành

1.2.3.2 Phạm vi của giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

- Về phạm vi của giám sát: giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (tr nh ng vấn đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình Giám sát cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức,viên chức nhà nước ở nơi công tác và nơi cư trú

- Phạm vi của phản biện: các dự thảo chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân; đến tổ chức và cán bộ; đến quyền

và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận

1.2.4 Vai trò của giám sát và phản biện xã hội

- Chính đảng trong sạch, v ng mạnh đủ sức lãnh đạo nhà nước và xã hội

- Lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương, nghị quyết, quan điểm là một trong

nh ng nội dung cấu thành phương thức lãnh đạo của Đảng

- Giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như một phương thức góp phần đảm bảo quyền lực Nhà nước do dân ủy quyền được sử dụng đúng mục đích

- Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của quá trình dân chủ đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải tăng cường thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội, bởi đây chính là hâu đột phá để thực hiện các chức năng hác của mình

- Văn hóa dân chủ - văn hóa chính trị thể hiện ở việc nhận thức và thực hành dân chủ của nhân dân

1.2.5 Mối quan hệ giữa giám sát và phản biện xã hội

Trang 11

là cơ sở xuất phát của hoạt động giám sát

Trong thực tế, nhiều trường hợp phản biện là một công đoạn của quá trình giám sát (ví dụ như việc tham gia ý iến vào dự thảo các văn bản pháp luật) Ngược lại giám sát lại là hâu hởi đầu cho quy trình phản biện (theo d i, phát hiện, thu thập chứng cứ làm cơ sở cho luận chứng trong phản biện) Chính vì quan hệ tương tác như vậy nên giám sát hông tách rời với phản biện và ngược lại Hoạt động giám sát và phản biện xã hội luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau Có thể nói, giám sát

là tiền đề của phản biện, là điều iện cần thiết để đẩy mạnh chất lượng và hiệu quả của hoạt động phản biện xã hội lên tầng cao hơn Trong giám sát có đánh giá, thẩm định, tức là phản biện Ngược lại, phản biện là hoạt động liên quan đến giám sát, hỗ trợ giám sát Giám sát và phản biện xã hội là việc Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã làm nhiều năm nay

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ

HỘI TỈNH PHÚ YÊN

2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động giám sát

và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -

xã hội tỉnh Phú Yên

2.1.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên

2.1.2 Những yếu tố tác động đến hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Trang 12

10

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt Trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Phú Yên

2.2.1 Công tác triển khai thưc hiện

Ngày 15/5/2014, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 92a HD/MTTQ-BTT và Kế hoạch số 191/KH-MTTQ-BTT, ngày 19/5/2014 về triển khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Kế hoạch số 76/KH-MTTQ-BTT ngày 24/11/2015 về giám sát và phản biện xã hội của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

Các tổ chức chính trị -xã hội tỉnh căn cứ vào nhiệm vụ của mình đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện và tuyên truyền đến các đoàn viên, hội viên trong hệ thống của mình

2.2.2 Kết quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội

2.2.2.1 Hoạt động giám sát

- Giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp

Tổ chức thành công các hội nghị hiệp thương đáp ứng được yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch; nh ng người được lựa chọn lập danh sách đảm bảo các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội và Luật tổ chức chính quyền địa phương Kết quả lập danh sách chính thức 08 người ứng cử đại biểu Quốc hội ở địa phương, 84 người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, 499 người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, 5.010 người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

Tổ chức các hội nghị cử tri nơi cư trú để nhận xét, tín nhiệm đối với người ứng cử Về kết quả bầu cử: có 684.566/685.613 cử tri tỉnh Phú Yên đi bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đạt tỷ lệ 99,85% Đại biểu Quốc hội trúng cử 06 người Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trúng cử 50 người Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện trúng cử 296, thiếu 02 đại biểu

Trang 13

11

Các tổ chức chính trị - xã hội cử người tham gia đoàn giám sát của Hội đồng

nhân dân tỉnh theo Kế hoạch số 14/KH-HĐND ngày 01/4/2016 về giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

- Giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Việc tổ chức các đoàn giám sát có sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các chuyên gia trong các lĩnh vực và việc cử đại diện tham gia các đoàn giám sát do Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân tiến hành đã giúp Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát hiện và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý nh ng vi phạm pháp luật trong hoạt

động của bộ máy hành chính nhà nước

- Giám sát việc tiếp xúc cử tri, giám sát đại biểu dân cử

Trong nh ng năm qua, Mặt trận Tổ quốc Tỉnh phối hợp với đoàn đại biểu Quốc hội Tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc hội khóa XIII, tại 194 điểm trên địa bàn Tỉnh, có 23.546 người dự, với 1.188 ý kiến phát biểu; tổ chức tiếp xúc sau kỳ họp thứ 1, trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV tại 29 điểm,

có 3.887 người dự, với 149 lượt ý kiến phát biểu Ngoài ra, phối hợp với Hội đồng nhân dân Tỉnh tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa VI tại 1.027 điểm, có 67.696 người dự, với 6.102 ý kiến phát biểu và tổ chức tiếp xúc cử tri trước, sau kỳ họp thứ 2 và trước kỳ họp thứ 3, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII tại 287 điểm, có 18.317 lượt người tham dự, với 1.918 lượt ý kiến phát biểu

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh ban hành đề án số 1145/ĐA-MTTQ-BTT ngày 01/11/2016 về đổi mới phương pháp tổ chức tiếp xúc

cử tri của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho việc tổ chức tiếp xúc cử tri và tiết kiệm thời gian đi lại của nhân dân để gặp gỡ, tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Ngày đăng: 31/01/2024, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w