Ngoài ra, với những sự thay đổi quan trọng của các vanđề này thì dé tài của tác giả lựa chọn chỉ ra những bất cập của việc thực hiện các qui định pháp luật trong thực tiễn giải quyết các
Trang 1BÙI THỊ THÁM
GIẢI QUYÉT TRANH CHAP HỢP DONG TÍN DUNG
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2023
Trang 2BÙI THỊ THÁM
GIẢI QUYÉT TRANH CHAP HỢP DONG TÍN DUNG
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và tô tụng dân sự
Mã số: 8380101.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Kiên
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung Luận văn là kết quả nghiên cứu của
cá nhân tôi Qua quá trình học tập, nghiên cứu, tìm hiểu và dưới sự chỉ bảo
của thầy hướng dan, tôi đã trang bị cho mình nhiều kiến thức khoa học dé
hoàn thành Luận văn Những nội dung trong đề tài nghiên cứu của tôi sử dụng
số liệu, trích dẫn văn bản và những chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các vụ việctại Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình là hoàn toàn chính xác, trung thực và có tính khoa học.
Những ý kiến đề xuất, kiến nghị trong Luận văn là kết quả của quátrình nghiên cứu khoa học mà bản thân tôi đã tổng hợp được, những giải pháp
này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, có tính khoa học cao và chưa từng được
công bồ trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Do vậy, tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực cũng như độ chính
xác trong Luận văn của tôi.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả
Bùi Thị Thắm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Quá trình tham gia học tập, nghiên cứu hoàn thành Luận văn của mình
tại Trường Đại học luật, Đại học quốc gia Hà Nội bản thân tôi đã lĩnh hộiđược nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ các thầy cô của trường, đặcbiệt là TS Trần Kiên, người đã dành nhiều thời gian, công sức và tri thức để
truyền đạt, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
dé tài của mình.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đếnthầy, sự nhiệt tình, trách nhiêm cao và vốn tri thức phong phú của thầy đãgiúp tôi có được những thông tin bồ ích, khoa học để hoàn thành đề tài Luận
văn này.
Góp phan giúp tôi hoàn thành Luận văn con có sự giúp đỡ tận tình của
Lãnh đạo, cán bộ Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình để tôi thu thập được cácnguồn tư liệu thực tế, kinh nghiệm giải quyết án để có những ý kiến đề xuất
cho đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy côTrường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền thụ cho tôi nhiềukiến thức, kinh nghiệm cũng như giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn
thành Luận văn.
Trong quá trình nhiên cứu, thực hiện dé tài, mặc dù bản thân đã dànhnhiều thời gian dé tổng hợp, phân tích, thu thập dữ liệu, kiến thức Song dokinh nghiệm thực tế chưa nhiều và sự hiểu biết bản thân còn có nhiều hạn chế
nên những thiếu sót trong Luận văn của tôi vẫn không thé tránh khỏi Vi vậy,
tôi rất mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo va góp ý của quý thay, cô dé
Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
1
Trang 5MỤC LỤC
LOT CAM ĐOAN -52- 55c 22 21211 212112711211071211 111.1111.111 re i LOT CAM ON o.oo ccccsssssssssesssessesssesssessecssessecssessssssecsusssecsusesecssessessuessessseeseeeses ii
DANH MỤC TU VIET TẮTT 2 2S E£SE£EE#EE£EEEEEEEEEEEEEEEErEerkerkerkrei V
h9 ạẶ Ỷ ÔÒỎ |
CHUONG 1: KHÁT QUÁT VE HỢP DONG TÍN DUNG VÀ GIẢI
QUYÉT TRANH CHAP HỢP DONG TÍN DỤNG TAI TOA ÁN 8
1.1 Khái niệm va đặc điểm hợp đồng tin dụng - 2 2+secx+cx=se¿ 8 1.2 Khái quát về tranh chap hợp đồng tin dụng -2- 2-5 s2 10 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tranh chấp hop đồng tin dung - 10
1.2.2 Khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dung 12
1.2.3 Các nguyên nhân phát sinh các tranh chap hợp đồng tín dụng 13
1.3 Các phương thức giải quyết tranh chap hợp đồng tín dụng 14
1.4 Các yếu tô tác động đến quá trình giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tin dung tal Ko 0 18
Kết luận chương L 2-5-2 ©E+SE+EE£EEEESEEEEEEEE215215217111211 212211111, 23 CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THUC TIEN GIẢI QUYET TRANH CHAP HỢP DONG TÍN DUNG TẠI TOA AN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUAT VIET NAM -225c©cz+cxczrssrxerrsees 25 2.1 Thực trạng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp tín dụng bằng con AUONg 108.10000007757 Ả 25
2.1.1 Thực trạng pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp Hợp đồng
2.1.2 Thực trạng pháp luật nội dung và các van đề có liên quan đến giải quyết tranh chấp Hộp đồng tín dụng - 2-22 + 5++++x++Exttx++rxerxrerxrrrerred 3l
2.2 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa
án nhân dân tỉnh Hòa Bình <6 << + xxx E91 3 1 9 1v ng ng nưy 40
11
Trang 62.2.1 Khái quát Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình - «<=+<<=+++ 40
2.2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tin dụng tại Tòa án 41Kết luận chương 2 o.eeecescssesscsscssessessessesccsessessessssssessessesecsecsesssssesesessesseesessees 76
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NANG CAO HIEU QUÁ GIẢI QUYET TRANH CHAP
HỢP DONG TÍN DỤNG TAI TOA ÁN NHÂN DÂN 71 3.1 Quan điểm và phương hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - ¿2© £+S£+E£+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1E1 1E cEErkee 77
3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chap hợp đồng tin
Trang 7DANH MỤC TU VIET TAT
Tir viet tat Tiếng Việt
BLDS Bộ luật dân sự
HĐTD Hợp đồng tín dụng
QLNN Quản lý nhà nước
NHNN Ngân hang nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TCTD Tổ chức tín dụng
TAND Tòa án nhân dân
Trang 8MỞ DAU
1 Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn đổi mới trong mọi lĩnh vực như
về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác Các giao dịch trong xã hộidiễn ra hàng ngày rất đa dạng, pháp luật khó có thể điều chỉnh được toàn bộ
các quan hệ trong cuộc sống Thông thường các bên lựa chọn hình thức giao dịch thông qua hợp đồng — hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, là
cơ sở dé pháp luật bảo vệ quyền lợi của các bên khi có tranh chấp Trong thựctiễn ta nhận thấy hợp đồng tín dụng ngân hàng có nhiều vấn đề phức tạp vàchứa đựng nhiều yếu tố rủi ro Tại các tô chức tín dụng, đặc biệt là ở các ngânhàng hop dong tin dụng ngân hàng được sử dụng nhiều trong các giao dich
với các đôi tác của mình Bởi hợp đồng tín dụng ngân hàng chứa nhiều yếu tố phức tạp và nhạy cảm nên nó rất dễ dẫn đến tranh chấp của các bên trong hợp
đồng Khi lợi ích giữa các bên không đạt được, không thé cùng nhau thoả
thuận thì thông thường bên bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp sẽ làm thủ tục khởi kiện ra toà án dé được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, nếu trước đó hai bên chưa thỏa thuận việc giải quyết tranhchấp hợp đồng tín dụng thông qua trọng tài thương mại
Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàngđóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước,
quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội
và đặc biệt là góp phần đưa đất nước phát triển đi lên như mục tiêu của Đảng
và Nhà nước ta dé ra Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay các giao dịch dân sự, đặc biệt là các giao dịch thông qua hợp dong tin dụng ngân
hàng diễn ra ngày càng nhiều trên phạm vi rộng, gây khó khăn cho việc giảiquyết các tranh chấp này đảm bảo cho quá trình thực hiện hoạt động của các
Trang 9TCTD ở nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển Trước tình hình đócần phải hoàn thiện hơn hệ thông pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranhchấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nhăm tạo điều kiện, đây nhanh quá trìnhgiải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này cũng nhằm đảm bảo tính nghiêm
minh của pháp luật và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa Ở nước ta hiện nay
thì hoạt động ký kết các hợp đồng tín dụng là một hoạt động được pháp luật
Việt Nam quy định trong các văn bản khác như Bộ luật Dân sự, Luật các tổ
chức Tín dụng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, Nhà nướccòn quy định nhiều điều khoản liên quan đến hợp dong tin dụng đối với cácchủ thé trong các mối quan hệ xã hội ở nước ta hiện nay Bởi lẽ, hoạt động
cho vay khách hang của các TCTD nói chung ở nước ta hiện nay là hoạt động
được Nhà nước công nhận nhằm tạo nên tính hợp pháp trong quá trình thực
hiện các giao dịch dân sự nói chung và được ghi nhận rõ ràng trong Luật các TCTD, BLDS, BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành Tuy vậy trong
những năm trở lại đây thì các tranh chấp về hop đồng tín dụng trở nên phổ
biến và trở thành một trong những yếu tố quan trọng quá trình giải quyết tranh chấp của TAND.
Trong những năm vừa qua tình hình giải quyết các TCDS có liên quanđến hoạt động tín dụng diễn ra ngày càng nhiều Bên cạnh các kết quả đã đạtđược trong công tác giải quyết các tranh chấp tín dụng trên địa bàn thì quátrình thực hiện pháp luật về hoạt động giải quyết tranh chấp còn nhiều khó
khăn, vướng mắc Thực tiễn cho thấy, công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trên thực tế còn tồn tại nhiều bất cập Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng đang ở trong
tình trạng vừa chồng chéo vừa thiếu hụt Vì vậy, nghiên cứu về dé tài “Giới
quyết tranh chấp hợp dong tín dụng tai Tòa án nhân dân theo pháp luật
Việt Nam” là một việc làm cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những
Trang 10hạn chế của pháp luật về thủ tục giải quyết giải quyết tranh chap hợp dong tíndụng và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi, từ đó hoànthiện hệ thống pháp luật về vấn đề này.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐTD tại tòa án là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, có thé kế đến một số đề tài nồi bật như:
- T.S Nguyễn Bích Thảo (2018), Giải quyết tranh chấp HĐTD theo pháp
luật Việt Nam, Tư pháp.
- Hội thảo "Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tín dụng ngânhàng tại Tòa án nhân dân", TAND tối cao - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam,
Hội An, Quảng Nam ngày 04/10/2019.
- Th.S Đỗ Thị Hồng Hạnh (2021), Giải quyết tranh chấp HDTD ngânhàng: Thực tiễn xét xử tại TAND thành phố Hà Nội
- PGS.TS Lê Thị Thu Thủy (2020), Nợ xấu và các biện pháp bảo vệ
quyên lợi của ngân hàng thương mại cho vay, Dai học quốc gia Hà Nội.
- Trần Thị Thùy Trang (2014), “Pháp luật về giải quyết giải quyết tranhchấp phát sinh từ HDTD bằng con đường Tòa án tại Việt Nam”, Luận văn
thạc sỹ Luật học.
- Trương Thi Hai (2018), “Hòa giải tranh chap HĐTD qua thực tiễn giảiquyết tại TAND thành phó Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ Luật học
- Phạm Thị Như Bình (2017) “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ HDTD
tại Tòa án cấp sơ thấm theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Luật học.
Các công trình trên phần nào có đóng góp quan trọng vào việc hoàn
thiện pháp luật liên quan đến nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng tíndụng Song, có một điều dé nhận thay rằng các dé tài về giải quyết tranh chapHĐTD tại tòa án luôn có tính thời sự, bởi lẽ các qui định pháp luật về vấn đề
Trang 11này vẫn còn nhiều bat cập, chưa phù hop với thực tiễn Hoặc việc giải quyếttranh chấp hợp đồng tín dụng gắn liền với một TCTD cụ thể thì chưa đượctrực tiếp nghiên cứu Ngoài ra, với những sự thay đổi quan trọng của các van
đề này thì dé tài của tác giả lựa chọn chỉ ra những bất cập của việc thực hiện
các qui định pháp luật trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng tín dụng tại TAND tỉnh Hòa Bình Trên cơ sở đó, đề xuất nhữnggiải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ
hợp đồng tín dụng và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín
dụng của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn
đề lý luận chung về giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự và pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng; chỉ ra được những bắt cập, hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dung; đánh giá được thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng nói chung và giải quyết tại Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình nói riêng.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Đề đạt được những mục tiêu nêu trên, luận văn đi sâu giải quyết các vấn
dé cụ thé sau:
+ Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm về tranh chấp dân sự, tranh chấp hợp
đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp tín dụng tại Tòa án.
+ Phân tích các quy định giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa
án theo pháp luật Việt Nam.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng cácquy định của pháp luật nhằm giải quyết tranh chá hợp đồng tín dụng tại
Tòa án.
Trang 124 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận pháp luật chuyên sâu về xử lý giảiquyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng các quy định của
pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Do khuôn khổ có hạn, nên luận văn không xây dựng mô hình chi tiết
hoàn toàn về lý luận, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh
chấp hợp đồng tin dụng tại Việt Nam, mà chỉ dé cập tới những van dé cơ bảncủa pháp luật về giải quyết tranh chap hợp đồng tín dụng và thực tiễn thi hành
tại tỉnh Hòa Bình.
4.2 Pham vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu, kết quả thu thập từ năm 2019 đến
nay.
- Phạm vi không gian: Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi của TAND tỉnh Hòa Bình
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các quy
định hiện hành về van dé giải quyết tranh chap hợp đồng tin dụng và chỉ ranhững giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chap hợpđồng tín dụng trong thực tiễn; Luận văn được giới hạn phân tích nội dung vềgiải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng thông qua phương thức giải quyết tại
Tòa án nhân dân.
5 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu thực hiện Luận văn, tác giả đã sử dụng đadạng các phương pháp, bao gồm phương pháp nghiên cứu chung của khoa
học xã hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học, như:
Phương pháp phân tích quy phạm: Tác giả sử dụng phương pháp này dé
Trang 13đánh giá các quy định về tranh chấp và giải quyết tranh chấp HDTD, từ đó chỉ
ra được tính tích cực, bất cập và đề xuất hướng sửa đôi hoàn thiện pháp luật
Phương pháp phân tích vụ việc: Tác giả sử dụng phương pháp này déđánh giá thực trạng giải quyết các tranh chấp về HDTD tại TAND tỉnh Hòa
Bình.
Phương pháp tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này khi thực hiện tong hợp số liệu các vụ án về giải quyết HDTD tại TAND tỉnh Hòa Bình.
Ngoài ra, trong luận văn, tác giả còn kết hợp sử dụng một số phương
pháp khác như: so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn,
6 Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Thứ nhất: Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của quyđịnh của pháp luật Việt Nam Luận văn đưa ra các kết quả để nhận xét tínhtương thích, tính hợp lý trong các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt
động giải quyết tranh chá hợp đồng tín dụng tại Tòa án.
- Thứ hai: Nhận xét thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với
việc giải quyết tranh chap hop dong tín dụng theo quy định hiện hành.
- Thứ ba: Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết tranhchấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án từ thực tiễn của TAND một số tỉnh, thànhphố Luận văn đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật Việt Nam về vấn đề này
Trên cơ sở đó, luận văn có thé dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan tiến hành tố tụng trong các vụ việc có liên quan Ngoài ra, luận văn còn
có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu tại Đại học Luật, Đại học quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam.
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở dau, kết luận, tài liệu tham khảo thì luận văn có 03
chương gồm:
Trang 14- Chương 1: Khái quát về hợp đồng tin dụng và giải quyết tranh chấphợp đồng tín dụng tại Tòa án
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợpđồng tín dụng tại tòa án theo quy định pháp luật Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân
Trang 15CHUONG 1: KHÁT QUÁT VE HOP DONG TÍN DỤNG VÀ GIẢI
QUYET TRANH CHAP HỢP DONG TÍN DUNG TAI TOA AN
1.1 Khái niệm và đặc điểm hợp đồng tin dung
Quy định của nước ta thì hoạt động của các tô chức tín dụng nói chung
và các ngân hàng thương mại nói riêng về cơ bản cần thiết có những thay đôi nhằm đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới Hiện nay, trong hoạt động của
các ngân hang thì hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản Tuy nhiên,
chưa có một khái niệm pháp lý nào mang tính chất đồng bộ quy định về vấn
dé này mà dưới góc độ nghiên cứu của các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra một kháiniệm riêng về vấn đề này
Trên thực tế, có thể thấy rằng tín dụng nói chung đã phát triển từ lâu trênthế giới, nhưng là một khái niệm khá mới ở thị trường Việt Nam Và trongthời đại hội nhập như hiện nay, việc vay nợ từ các ngân hàng, tô chức tài
chính quốc tế đã trở thành một nhu cầu bức thiết đối với tất cả các quốc gia đang phát triển trên thế giới và Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại
lệ Việc vay vốn này sẽ giúp các nước đang phát triển tăng trưởng kinh tế, đời
sống của người dân cũng nhờ thế mà được nâng cao và cải thiện hơn Tronghoạt động cho vay của các TCTD đối với khách hàng thường được giao kết
thông qua các HDTD.
Vậy khái niệm HĐTD được hiểu như thế nào?
Trước hết chúng ta đi tìm hiểu khái niệm Hợp đồng là gì? Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên trong việc xác lập, thay đôi hoặc cham dứt quyền, nghĩa vụ dân sự [34, Điều 385] Ngoài ra, Hợp đồng cũng có thê được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên có tư cách pháp nhân hoặc giữa
những người có đầy đủ năng lực hành vi nhằm xác lập, thay đổi, phát triểnhay chấm dứt quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên Như vậy, chúng ta
Trang 16thấy rằng hợp đồng đó là sự thỏa thuận, tuy nhiên không phải mọi sự thỏathuận đều là hợp đồng, mà sự thỏa thuận ở đây phải là sự ưng thuận của cácbên dé đảm bảo được sự công băng, đúng pháp luật và phù hop với đạo đức.
Do đó, một sự thỏa thuận mà không xuất phát và không thể hiện được ý chí
đích thực của các bên thì sẽ không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp
lý của các bên Ngoài khái niệm về hợp đồng thì cần tìm hiểu thêm khái niệm
về cấp tín dụng được quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010.
Từ đây, chúng ta có thé thay HĐTD có bản chất là hợp đồng vay tai sản - là
sự thỏa thuận của các bên, theo đó một bên giao tài sản của mình cho người khác (được gọi là bên cho vay) và một bên nhận tài sản của người khác (được
gọi là bên vay) khi đến hạn thì phải trả lại tài sản đã nhận đúng về số lượng,chất lượng và có thể phải trả lãi nếu như các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật
có quy định [34, Điều 463].
Mặt khác, cho vay trong Luật các TCTD gồm có bên cho vay và bên vay, trong đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho bên vay một khoản tiền
và họ thỏa thuận với nhau về nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Từ những tìm hiểu và phân tích trên đây, tác giả xin đưa ra cách hiểu
về HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên, trong đó có một bên là tổchức tín dụng (gọi là bên cho vay) và một bên là các tổ chức, cá nhân có đủ điều
kiện do luật định (gọi là bên vay); theo đó bên cho vay thỏa thuận ứng trước một
khoản tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện bên
vay hoản trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm cho bên cho vay.
Với cách hiểu như trên, thì ngoài các đặc trưng vốn có của Hợp đồng nói
chung thì HĐTD còn có một số đặc điểm riêng biệt như sau:
- Thứ nhất, về chủ thể: Trong HĐTD luôn luôn tồn tại một bên chủ thể
đó là các TCTD với tư cách là bên cho vay và một bên là các cá nhân, tô chức
có day đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật dé được xếp vào bên vay.
Trang 17- Thứ hai, về tính rủi ro: Như đã nêu trong HĐTD bên cho vay sé ứngtrước một khoản tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định nêntrong HĐTD tiềm an nguy cơ rủi ro rất lớn đối với bên cho vay Thời hạn cho
vay tỷ lệ thuận với nguy cơ rủi ro, tức là thời gian cho vay cảng dai thì rủi ro
càng cao Chính vì vậy mà các tranh chấp phát sinh từ HDTD thường chiếm
tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với các loại hợp đồng khác
- Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐTD: Trong HĐTD,
nghĩa vụ của bên cho vay được thực hiện trước, khi họ thực hiện xong nghĩa
vụ của mình rồi thì mới có quyền yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ của họ.Tức là bên cho vay phải chuyển giao tiền trước, khi nào bên cho vay hoànthành việc chuyên giao tiền vay theo đúng HĐTD cho bên vay thì khi đó họmới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (nhưhoàn trả tiền vay, trả lãi, )
1.2 Khái quát về tranh chấp hợp đồng tín dụng
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tranh chấp hợp dong tin dụng
Trong quá trình giao kết hợp đồng, thực thi HDTD thì có thé xảy ra việctranh chấp Vậy thế nào là tranh chấp HĐTD? Tác giả cho rằng muốn hiểu rõkhái niệm trên thì cần làm rõ tranh chấp hợp đồng là gì? Tranh chấp hợp đồngđược hiểu là những sự mâu thuẫn, bat đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan
hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền
và nghĩa vụ theo hợp đồng Dấu hiệu của một tranh chấp hợp đồng là: Đầu
tiên, phải có một quan hệ hợp đồng tồn tại giữa các bên tranh chấp; thứ hai,
có sự vi phạm (hoặc gia thiết là sự vi phạm) nghĩa vụ của một bên làm ảnhhưởng tới lợi ích của bên kia.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra khái niệm về tranh chấp HDTD như sau:
Tranh chấp HĐTD là những tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực giao kết,thực hiện HĐTD Đó là những mâu thuần, bat dong ÿ kiến giữa các bên tham
10
Trang 18gia quan hệ hợp dong liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện)các quyên và nghĩa vụ theo HĐTD nói chung.
Tranh chấp Hợp đồng tín dụng được tiến hành theo quy định của phápluật tín dụng mà cụ thể là Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành
có những đặc điểm như sau:
Một là, tranh chấp HĐTD được phát sinh trực tiếp từ quan hệ HĐTD bởi
vậy luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp và phát sinh thông qua HĐTD giữa các bên Đây là một trong những đặc điểm mang tính chất cơ
bản và cu thé nhất của tranh chấp HĐTD ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Hai là, tranh chấp HDTD được thực hiện và gan lién voi yếu tố tai sản,lợi ích và gắn với yếu tố của quan hệ cho vay của các TCTD và các kháchhàng ở nước ta Đồng thời, đây là yếu tố gắn liền với lợi ích của các bên tranh
chấp về HĐTD ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, nguyên tắc giải quyết các tranh chấp HĐTD cũng giống như với các tranh chấp hợp đồng dân sự thông thường là phải đảm bảo tính bình đăng, trên nguyên tắc tự thỏa thuận, đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan và trong khuôn khổ pháp luật của các bên tham gia tranh chap.
Bốn là, các cơ quan có thâm quyền nhằm đảm bảo cho việc là thống nhấtquan lý hoạt động giải quyết tranh chấp về HĐTD thông qua một số quy định
cụ thé va rõ ràng trong lĩnh vực nay
Năm là, tranh chấp HĐTD thường phức tạp vì giá trị lớn, khả năng sinh
lời cao do tài sản phát sinh trong quan hệ pháp lý về HĐTD nói chung.
Sáu là, thủ tục pháp lý phức tạp do tính chất của HĐTD ở nước ta nói chung.
Bảy là, giải quyết tranh chấp HĐTD phải tuân theo một số trình tự, thủ
tục nhất định và được quy định một cách chặt chẽ thông qua các quy định của
BLDS 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật các TCTD 2010, sửa đổi bổ
sung và các văn bản hướng dẫn thi hành.
11
Trang 191.2.2 Khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp dong tín dụng
Xây dựng và phát triển đất nước đã và đang có sự tác động mạnh mẽ đến
sự phát triển kinh tế đất nước Đi đôi với quá trình đó thì việc hoàn thiện cơchế giải quyết tranh chấp nói chung, tranh chấp tranh chấp HĐTD là điều vô
cùng quan trọng Đặc biệt chính là hoàn thiện các quy định pháp lý có liên
quan trong quá trình tiến hành hoạt động giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
nói trên.
Hiện nay, chưa có một khái niệm pháp lý về giải quyết tranh chấp tranhchấp HĐTD Về co bản khái niệm nay có thé hiểu rằng giải quyết tranh chấpHDTD là việc làm của các cơ quan, người có thâm quyền dựa vào pháp luậthiện hành đưa ra phương thức để hòa giải những bất đồng, mâu thuẫn, xungđột trong việc không thực hiện hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ của các chủthé trong HĐTD nhằm bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của các chủ thể kinh
doanh, bảo vệ trật tự kỉ cương của xã hội.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp về HĐTD có thể là tranh chấp dân
sự, hoặc là tranh chấp thương mại (vì mục đích kinh doanh — lợi nhuận) Có
rất nhiều quan điểm khi định nghĩa về khái niệm này Tuy vậy, các quan điểmđều đồng nhất cho rằng, dưới góc độ pháp lý, xem Bộ luật tố tung dân sựchính là luật hình thức nhằm điều chỉnh van dé nay trong thực tiễn nhằm hoànthiện khung hành lang pháp lý về lĩnh vực này Bộ luật tố tụng dân sự 2015 làtập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa
các chủ thé trong quá trình các chủ thể trong quan hệ pháp luật giải quyết
tranh chấp Ở nước ta hiện nay, trong việc hoạch định và tô chức xây dựng
các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều rất quan tâm đến vấn
đề giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và HDTD nói riêng Trong phạm vi
và đối tượng điều chỉnh cụ thể trong từng văn bản pháp luật, các quan hệ vềgiải quyết HĐTD với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài hòa va
12
Trang 20ngày càng mang tính khả thi cao Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các
văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định
về nghĩa vụ về tố tụng giải quyết các tranh chấp cho các đối tượng có liênquan nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các chủ thé trong quan hệ pháp luật
về tranh chấp nói chung Thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp trong
HDTD đã đảm bảo việc thực thi pháp luật ở nước ta.
1.2.3 Các nguyên nhân phát sinh các tranh chấp hợp dong tin dụng
Hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng mà ngân hàng, tổ chức tài chínhhoặc các nhà cung cấp tín dụng cung cấp khoản vay tiền cho khách hàng Tuynhiên, trong một số trường hop, các tranh chấp có thé phát sinh giữa các bênliên quan đến hợp đồng tín dụng này Dưới đây là những nguyên nhân chínhdẫn đến các tranh chấp hợp đồng tín dụng
Không đáp ứng được yêu cầu của hợp đồng: Một số khách hàng vay tiền
có thê không đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng, như không trả tiền
đúng hạn, không thé trả tiền lãi hoặc không đảm bao tài sản cầm cé cho khoản
vay Việc này có thể dẫn đến việc ngân hàng hoặc nhà cung cấp tín dụng có thé đòi hỏi các khoản thanh toán và tiền lãi hoặc có thé giải thé hợp đồng.
Sai sót trong việc lập hợp đồng: Một số tranh chấp có thê phát sinh do saisót trong việc lập hợp đồng Ví dụ, hợp đồng có thé không đầy đủ hoặc khôngchính xác, không cập nhật đầy đủ thông tin của khách hàng hoặc không đápứng được yêu cau pháp lý Điều này có thé dẫn đến việc các bên liên quan đếnhợp đồng không đồng ý với nội dung của hợp đồng và dẫn đến các tranh chấp
Thiếu sự hiểu biết về hợp đồng tín dụng: Các khách hàng vay tiền có thể không hiểu rõ về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng tín dụng Việc thiếu sự hiểu biết này có thé dẫn đến các tranh chấp về tài chính hoặc pháp lý.
Sự thay đổi về tình trạng tài chính: Các khách hàng có thể gặp khó khăntài chính hoặc trải qua sự thay đổi về tình trạng tài chính Điều này có thể dẫn
13
Trang 21đến việc không thé trả tiền đúng hạn hoặc không đáp ứng được các yêu cầukhác của hợp đông tin dụng.
Xuất phát từ nguyên nhân từ phía cơ chế chính sách của Nhà nước Xuấtphát từ những quy định của pháp luật đã phần nào làm cho các tranh chấp hợp
đồng tín dụng trở nên phức tạp hơn Nhiều quy định của pháp luật còn chưa được hiểu thống nhất, dẫn đến mỗi bên hiểu theo những cách khác nhau, nhăm
có lợi nhất cho phía mình.Từ đó gây ra những mâu thuẫn, tranh chấp Cũng có
trường hợp quy định pháp luật thay đổi theo từng thời kỳ, dẫn đến sự không hài
lòng của các bên và đó cũng là nguyên nhân rất dé xảy ra tranh chap
1.3 Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Tranh chấp HĐTD không còn là một van dé không còn mới mẻ tronghoạt động quản lý nhà nước về kinh tế đất nước trong giai đoạn mới Tronggiai đoạn hiện nay, các tranh chấp về HĐTD còn phát triển theo xu hướng
ngày càng gia tăng về số lượng và cách thức Do đó, các vấn đề nhằm giải quyết các tranh chấp trong hoạt động tín dụng là yêu cầu cần thiết nhằm giải quyết các tranh chấp là điều vô cùng cần thiết ở nước ta trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Quá trình giải quyết tranh chấp HDTD cũng là một loại tranh chấp nóichung, hay nói đúng là một loại tranh chấp trong hoạt động kinh doanh Quátrình giải quyết trinh chap về HDTD có nhiều phương thức, cụ thé: Giải quyếttranh chấp băng thương lượng, hòa giải, trọng tài và giải quyết tranh chấp
bang con đường Tòa án Cụ thé:
* Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng hình thức thương lượng: Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD nói riêng và tranh chấp
dân sự nói chung Thương lượng ở đây chúng ta có thể hiểu đó là sự bàn bạcnhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa hai bên [25] Do
đó, khi có tranh chấp phát sinh, các bên sẽ gặp nhau để bàn bạc, thỏa thuận
14
Trang 22mà không cần sự có mặt của bên thứ ba, cũng như không phải chịu ràng buộccủa bat kỳ nguyên tắc hay quy định nao về thủ tục dé cùng nhau tìm ta tiếngnói chung giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn phát sinh.
*Gidi quyết tranh chấp bang hoà giải: Hoà giải là hình thức giải quyết
tranh chấp, có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận
hay chỉ định giữ vai trò là trung gian dé hỗ trợ cho các bên tìm giải pháp thíchhợp giúp chấm dứt những mâu thuẫn, xung đột đang tồn tại giữa các bên Hòagiải trong giải quyết tranh chấp HDTD là một trong các hình thức giải quyếttranh chap Chủ thé trung tâm của hoa giải là bên trung gian giúp cho các bêntranh chấp thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp Để hoà giảithành công cần có 2 yếu tố: Thiện chí hợp tác và ý thức tự giác của các bêntranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kĩ năng của người hoà giải
* Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng hình thức trọng tài: Giải quyết
tranh chấp trong HDTD bằng trong tài là hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh hông qua hoạt động của trọng tải viên hoặc hội đồng trọng tải, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện Trọng tài thương mại là
một loại hình tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo pháp luật và quy chếtrọng tài Nó có quyền phán quyết như toà án, quyết định của trọng tài đượccưỡng chế thi hành Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp
giữa hai yếu tố thoả thuận và tài phan Thoả thuận làm tiền đề cho phán quyết
và không thé có phán quyết thoát ly những yếu tố đã được thoả thuận Phan quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị và
có hiệu lực thi hành đối với các bên Nếu một trong các bên không thi hành thì bên kia có quyền yêu cầu toà án công nhận và cho thi hành phán quyết củatrọng tai.
15
Trang 23* Giải quyết tranh chấp HDTD bằng con đường Tòa an:
Thông thường thì hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HDTDthông qua Tòa án được tiến hành mà việc áp dụng cơ chế thương lượng vàhòa giải không còn có hiệu quả và các bên bên tranh chấp cũng không tự thỏathuận đưa vụ tranh chấp Ta giải quyết tại Trọng tài thương mại Việc tự giải
quyết tranh chấp của các bên thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau và vì vậy sự cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thầm quyền mà phổ biến ở đây là Tòa án Mặt khác, khi giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài, quyết định trọng tài không có tính cưỡng chế caonhư quyết định của Tòa án, việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc
nào cũng trôi chảy, thuận lợi như thi hành bản án của Tòa mà phụ thuộc chủ
yếu vào thiện chí và hợp tác giải quyết của các bên Do đó, việc giải quyếttranh chap HDTD ngân hàng thông qua Tòa án là hình thức cuối cùng mà các
bên lựa chọn đề giải quyết khi tranh chấp không còn lựa chọn nào khác.
Việc đưa tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng ra xét xử tại Tòa án có
nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định như:
+ Có tính pháp lý đáng tin cậy, dễ dàng thực hiện công tác thu thập
chứng cứ phục vụ điều tra xác minh và có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ các cơ
quan, tô chức khác.
16
Trang 24+ Khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, việc giải quyết có thể qua nhiềucấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định củaTòa án được chính xác, công băng, khách quan và đúng với pháp luật.
+ Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án thấp hơn rất nhiều so
với việc nhờ đến các tô chức Trọng tài thương mại hay Trọng tài quốc tế.
+ Tham quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án được mở rộng đến tat cảcác ngành kinh tế Chính vì thế, khi xảy ra tranh chấp, người ta thường nghĩđến tòa án như là nơi bao quát giải quyết mọi van dé
+ Quy định chặt chế về trình tự thủ tục và hệ thống xét xử
- Về nhược điêm:
+ Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp băng Tòa án, các bên
phải nắm rõ được bản chất, vì việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân
thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng vìvậy thời gian giải quyết khá dài, điều này đôi khi có thê gây trở ngại cho các
bên tranh chấp vì tính chất của hoạt động tín dụng đòi hỏi mọi thủ tục phải rất
linh hoạt và nhanh gọn.
+ Tòa án xét xử công khai Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động xét xử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý đã được pháp luật quy định, xã
hội thừa nhận Mặt khác, hoạt động xét xử công khai cua Toa án còn có tac
dụng ran đe, cảnh cáo những hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên, trong một
số trường hợp, để giữ bí mật Nhà nước hoặc bí mật nghề nghiệp theo yêu cầu
chính đáng của đương su, Tòa án có thé xử kín nhưng phải tuyên án côngkhai Các doanh nghiệp làm ăn trên thương trường đều không muốn mat uytín khi doanh nghiệp của mình phải ra Tòa dé giải quyết tranh chấp, nó có théảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
họ, cho nên khuyết điểm nay có thể coi là lớn nhất.
+ Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của Tòa
án là
17
Trang 25chính xác, công bằng Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng sẽ khiến cho vụ việc
có thể bị kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đương sự, nhất lànhững tranh chấp hợp đồng tín dung có giá trị lớn đòi hỏi phải giải quyếtnhanh chóng, đứt điểm Việc dây dưa, kéo dài vụ việc sẽ gây căng thăng tâm
ly, làm mat thời gian, tiền bạc của các bên tham gia tố tụng tại Tòa
+ Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế, đôilúc nó không thê hiện được hết nguyện vọng của các bên tranh chấp
Như vậy, có thể hiểu pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàngtại Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước
thực hiện Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước dé đưa ra phán quyết buộc
bên có nghĩa vụ phải thi hành, ké cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước
dựa trên cơ sở Pháp luật đã quy định về lĩnh vực tranh chấp hợp dong tin
dụng như: BLDS, Luật các TCTD, Luật thương mại, Luật ngân hàng Nhà
nước Việt Nam Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và
cũng không muốn đưa vụ việc tranh chấp của họ dé
giải quyết bằng trọng tài thương mại.
1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình giải quyết vụ án tranh chấp hợp
đồng tín dụng tại Tòa án
* Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết vụ án tranh
chấp hợp đông tín dụng tại Tòa án
Hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế
-xã hội của mỗi một quốc gia, ngoài ra vì tính chất của hoạt động này nên
những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này luôn có sự chỉ đạo sát sao, sự quan
tâm cụ thé của Dang va cơ quan Nhà nước có thâm quyên Việc đưa ra đường
lối chính sách về pháp luật giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại
Tòa án là điêu cân thiệt.
18
Trang 26Trong tiến trình thực hiện Trước thực trạng trên, nhằm phát huy vai trò
và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, ngày 22/11/2014, Ban
Bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về “tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số
40-CT/TW) đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quản lý chặt chẽ về vấn
đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và giải quyết vụ án tranh
chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua việc thực hiện sự chỉ đạo của Đảng thì hiệu quả quản lý nhà
nước về tín dụng từng bước được tăng cường; chính sách pháp luật về tíndụng ngày càng được hoàn thiện, nhất là trong vẫn đề giải quyết vụ án tranhchấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án trong giai đoạn hiện nay Đồng thời, quanđiểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta là cần kiện toàn về công tác quản lý
hành chính Nhà nước trong lĩnh vực tín dụng, nâng cao vai trò của các cơquan Nhà nước trong quản lý, giải quyết các vấn đề về tín dụng nói chung đáp ứng với tình hình mới của đất nước Các cơ quan nhà nước phải nâng cao hiệu
lực, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tín dụng Cơ chế hoạtđộng giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án cần đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
Đảm bảo sự quản lý thống nhất không chồng chéo, cũng có kiện toàn hệthống thanh tra tín dụng, nâng cao năng lực đội ngủ cán bộ tín dụng, các cán
bộ, công chức trong hoạt động giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tíndụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì việc hoàn thiện cơ chế giải quyết các vấn đề về tranh chấp tín dụng nói chung và giải quyết vụ án tranh
chấp hợp đồng tín dung tại Tòa án nói riêng ở nước ta là yếu tố quan trọng
trong việc hình thành nên các quy định của pháp luật và thực hiện có hiệu quả
những quy định này trong thực tế
19
Trang 27*Anh hưởng của các quy định pháp luật đối với giải quyết vụ án tranhchấp hợp đông tín dụng tại Tòa án.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về nội dung như Bộ luật dân sự
2015, Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung và các quy định củapháp luật hình thức như Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cùng các văn bản hướng
dẫn thi hành dé các cơ quan có thâm quyên giải quyết tranh chấp lựa chọn các
quy định phù hợp dé làm căn cứ áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án Các
quy định của pháp luật là căn cứ là cơ sở pháp lý dé giúp các cơ quan có thâm
quyền thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Khi pháp luật được banhành, quy định một cách chặt chẽ và thống nhất thì sẽ điều chỉnh được cácquan hệ tranh chấp phát sinh, các quy định của pháp luật phù hợp với thựctiễn sẽ góp phan giải quyết nhanh chóng và hiệu qua các tranh chấp, thúc daykinh tế xã hội phát triển, đảm bảo 6n định tình hình chính trị địa phương cũng
như phát huy được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, đảm bảo mọi công dân sống va làm việc theo hiến pháp và pháp luật Do đó, dé đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ tranh chấp trong lĩnh
vực tín dụng, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật phù hợp với thực
tiễn tình hình phát triển của đất nước, trên cơ sở kế thừa và phát huy nhữngquy định của pháp luật mang tính nên tảng
Vì vậy, pháp luật về giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tạiTòa án được ban hành gắn với từng giai đoạn phát triển của kinh tế, chính trị,
xã hội và ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các
tranh chấp xảy ra
* Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội trong giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Tín dụng là một trong những lĩnh vực quan trọng và có nhiều ảnh hưởngđến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia Sự phát triển
20
Trang 28kinh tế xã hội ảnh hưởng đến các quy định của pháp luật, khi xã hội phát triểnnhu cầu điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh Do đó, cần phải có pháp luật
để điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, các quy định của pháp luật phải phù hợpvới thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, việc ban hành các quy địnhcủa pháp luật trong lĩnh vực tín dụng cần phải dựa trên sự phát triển của nềnkinh tế, xã hội dé kịp thời điều chỉnh các tranh chấp xảy ra
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng cónhiều tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và quy định củapháp luật, sự phát triển và kế thừa những thành tựu về khoa học công nghệ và
áp dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn đã nâng cao hiệu quả phát triểnkinh tế và tri thức con người trong điều kiện mới, trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế của nước ta như hiện nay, đòi hỏi phải có một nền pháp chế
phù hợp dé thúc đây kinh tế trong nước phát triển, phù hợp với pháp luật quốc
tế để mở rộng giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội Muốn thúc đây sự phát triển của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tín dụng cần phải
có những quy định pháp luật phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tếnhằm kịp thời điều chỉnh các tranh chấp phát sinh, nâng cao hiệu quả quản lýcủa Nhà nước và thúc đầy kinh tế xã hội phát triển
Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội đều có sự điều chỉnh của pháp luật,khi kinh tế xã hội phát triển thì pháp luật cũng phải được ban hành, sửa đôi để
phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế dé thúc đây kinh tế phát triển và đảm bảo pháp luật được thực thi trong đời sống xã hội Vì vậy, sự phát triển kinh tế -
xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách pháp luật của Nhà nước Pháp luật và
sự phát triển kinh - tế xã hội có mối quan hệ mật thiết thúc đây qua lại lẫn nhau,
pháp luật phù hợp sẽ thúc đây kinh tế xã hội phát triển và thông qua pháp luật đềNhà nước thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống
21
Trang 29Ngoài ra, chính sách cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng được
Đảng, Nhà nước ta quan tâm và ngày càng có tác động tiêu cực đến hoạt độnggiao dịch chuyển nhượng và giải quyết tranh chấp tín dụng Trình độ năng lực
của của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính, cơ quan tư
pháp cũng ngày càng được nâng cao nhăm giải quyết có hiệu quả và kịp thời các tranh chấp tín dụng xảy ra trong thực tiễn đời sống xã hội.
Trong thời gian tới, để đưa kinh tế xã hội ngày càng phát triển và hội
nhập quốc tế, công tác cải cách nền hành chính - tư pháp và nâng cao kinh
nghiệm năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cũng như trình độ và nhận
thức pháp luật của người dân cần tiếp tục day mạnh Thực hiện chương trìnhtổng thể về cải cách hành chính nhà nước theo hướng xây dựng nền hànhchính dân chủ, hiện đại, phục vụ nhân dân, hoàn thiện thể chế hành chính dân
chủ - pháp quyền Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng như các thủ tục tố tụng dé tạo
cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động của các cơ quan này đạt hiệu quả Tăng cường hơn nữa công tác dao tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngủ cán bộ, tuyên truyền, giáo dục pháp luật sâu rộng trong quầnchúng nhân dân.
22
Trang 30Kết luận chương 1
Trong phạm vi nội dung của Chương 1, tác giả đã phân tích những van
dé lý luận của pháp luật về giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại
Tòa án thông qua việc sử dụng những phương pháp chủ đạo như phân tích,
phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh luật học Qua nội dung nghiên cứu tại Chương |, tác gia rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án là
một chế định pháp lý quan trọng, là cơ sở cần thiết trong việc thiết lập vàhoàn chỉnh một hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp ở nước ta hiệnnay Việc xác định đặc điểm, tính tất yếu, những yếu tố đảm bao trong việcgiải quyết tranh chấp HDTD trong lĩnh vực này sẽ hỗ trợ một phần lớn trong
việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thong pháp luật về tố tụng tại Việt Nam Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đảm bảo hài hoà giữa
phát triển kinh tế và bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể ở Việt Nam
Đồng thời, còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thê khi tham gia
vào quan hệ xã hội trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp HĐTD Góp phầnquan trọng trong hoạt động giải quyết tranh chấp HDTD ở nước ta trong quátrình hội nhập và phát triển Cùng với thời gian thì những quy định giải quyếttranh chấp HĐTD đã được thay đôi nhằm phù hợp hơn với sự phát triển kinh
tế - xã hội ở nước ta.
Thứ hai, pháp luật về giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động phòng ngừa và xử lý rủi ro nhằm giải quyết vụ án tranh chấp hopđồng tín dụng tại Tòa án
23
Trang 31Các nội dung được phân tích, luận giải các van đề trong chương 1 củaluận văn sẽ là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phápluật và thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng
tín dụng tại Tòa án Việt Nam tại Chương 2.
24
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIẾN GIẢI
QUYÉT TRANH CHAP HỢP DONG TÍN DỤNG TAI TOA ÁN THEO
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1 Thực trạng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp tín dụng
bằng con đường Tòa án
2.1.1 Thực trạng pháp luật t6 tụng dan sự về giải quyết tranh chấp Hợp
TAND cấp huyện có thẩm quyên giải quyết các tranh chấp về HDTD
trong trường hợp khi các vụ việc xảy ra không có yếu tố nước ngoài: tức lànhững tranh chấp xảy ra mà không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoàihoặc không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của nước ta ở nướcngoài [33, Điều 35]
TAND cấp tỉnh có thâm quyên giải quyết các tranh chấp về HĐTD trongtrường hợp khi các vụ việc xảy ra có yếu tổ nước ngoài hoặc các vụ việcthuộc thấm quyên giải quyết của TAND cấp huyện mà TAND cấp tinh tựmình lấy lên nếu thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cấp huyện [33, Điều 37]
Ngoài ra, để xác định chính xác thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HDTD thì Tòa án phải xác định được yêu cầu của đương sự thuộc nhóm quan hệ nao, quan hệ tranh chấp kinh
doanh thương mại hay quan hệ tranh chấp về hợp đồng dân sự, dé từ đó có sựphân định thâm quyền giữa Tòa án với nhau cho phủ hợp với quy định của
pháp luật.
25
Trang 33Mặt khác, các chủ thé trong tranh chấp HĐTD là cá nhân, tổ chức thì có
tư cách pháp nhân Đối với cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực chủ thể, baogồm: năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự Đối với chủ thé là
tổ chức HĐTD thì phải đăng ký kinh doanh và có tư cách pháp nhân Tuynhiên, các tranh chấp HĐTD có thể là tranh chấp dân sự là những tranh chấp
xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ
về tài sản được pháp luật bảo vệ (mục đích dân sự) Đồng thời, tranh chấp
HDTD cũng có thể là tranh chấp thương mại (vì mục đích lợi nhuận)
Trong giai đoạn từ năm 2019 — 2022, TAND tỉnh Hòa Bình chủ yếu giảiquyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại với vai trò là giải quyết theothủ tục phúc thẩm Cụ thé: số lượng các vụ phúc thâm chiếm 91.7 % tổng sốcác vụ việc về kinh doanh thương mại mà TAND tỉnh Hòa Bình giải quyết
[44].
2.1.1.2 Trinh tự, thủ tục giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Hoạt động giải quyết tranh chấp HDTD được tiễn hành thông qua một số
phương thức như sau:
* Một là, chuẩn bị tài liệu khởi kiện tranh chap HĐTD Khi lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp là Tòa án, bên yêu cầu cần chuẩn bị cho
việc khởi kiện với các công việc sau:
Soạn đơn khởi kiện: Đơn khởi kiện phải có các nội dung theo quy định
tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Trên thực tế, các Tòa án đều
đưa ra mẫu đơn khởi kiện và yêu cầu người khởi kiện phải thực hiện theo
mẫu Trường hợp không thực hiện theo mẫu sẽ được TAND cấp huyện hoặc
tương đương hướng dẫn cụ thể và rõ ràng.
Xác định tòa án nhân dân có thâm quyền giải quyết tranh chấp HĐTD:
Như đã nêu, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp HĐTD thuộc về TANDcấp huyện hoặc TAND cấp tỉnh theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
26
Trang 34năm 2015 Do đó, cần phải xác định thâm quyên giải quyết tranh chấp HĐTDthuộc vê Tòa án cấp nao dé gửi đơn khởi kiện cho chính xác.
Chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ vàhợp pháp đối với các tranh chấp bất động sản: Nguyên tắc giải quyết tranh
chấp dân sự là nghĩa vụ chứng minh luôn thuộc về người có yêu cầu Khi khởi kiện, người có yêu cầu phải chứng minh về sự tồn tại của quan hệ pháp luật HĐTD, các mẫu thuẫn về quyền lợi giữa các bên không thể tự giải quyết.
Trong quá trình giải quyết vụ án, người có yêu cầu phải luôn đưa ra được cácchứng cứ, tài liệu chứng minh quyên lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm bởi
hành vi vi phạm cua một hoặc các bên còn lại.
Trong giải quyết tranh chấp dân sự, nếu bên nào không cung cấp đượcchứng cứ bảo vệ quyền lợi cho mình thì bên đó phải chịu hậu quả pháp lý
Tòa án chỉ tham gia vào quá trình thu thập, cung cấp chứng cứ khi các bên
không thể tự thu thập được và có đơn yêu cầu.
Thu thập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các tranh chấp HĐTD: Chứng cứ phải đảm bảo: khách quan, liên quan và hợp pháp Chứng cứ phải được thu thập từ những nguồn sau: tài liệu đọc được, nghe
được, nhìn được, dữ liệu điện tử; vật chứng; lời khai của đương sự; lời khai
của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thâm định tạichỗ; kết quả định giá tài sản, thâm định giá tài sản; văn bản ghi nhận sự kiện,
hành vi pháp lý do người có chức năng lập; văn bản công chứng, chứng thực;
các nguồn khác mà pháp luật quy định.
* Hai là, nộp don khởi kiện Cá nhân, tô chức gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền theo một trong các phương thức sau: nộp trực tiếp, gửi qua bưu điện, gửi trực tuyến qua Công
thông tin điện tử của TAND (nếu có) [33, Điều 190]
* Ba là, quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án
27
Trang 35Sau khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thâm quyền thìtrong thời han 8 ngày làm việc ké từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa ánphải ra một trong các quyết định sau: Yêu cầu đương sự sửa đổi, bố sung đơnkhởi kiện; chuyên đơn khởi kiện cho TAND có thâm quyên, trả lại đơn khởikiện; hoặc tiễn hành thủ tục thụ lý vụ án [33, Điều 191].
Trường hợp TAND tiến hành thụ lý vụ án thì tòa án ra thông báo chongười khởi kiện, đồng thời thông báo nộp tạm ứng án phí Người khởi kiệnnộp tạm ứng án phí theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm
2015.
Kể từ ngày người khởi kiện nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án,Tòa án vào số thụ lý Thông báo về việc thụ lý vụ án đến Tòa án nhân dâncùng cấp, bị đơn, nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan [33,Điều 195]
Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án kinh doanh thương mại kéo dài
từ 2 đến 3 tháng [33, Điều 203].
- Giai đoạn hoà giải và chuẩn bị xét xử:
Ở giai đoạn nảy, hồ sơ sẽ được Tham phan thụ ly nghiên cứu dé tiễn
hành xét xử vụ án và Thâm phán thụ lý có thể yêu cầu các bên thực hiện cáccông việc sau: yêu cầu các bên xuất trình thêm các giấy tờ, tài liệu cần thiếtliên quan đến vụ việc; triệu tập lên Tòa án dé lay lời khai hoặc để đối chat;triệu tập các đương sự đến tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với
nhau về việc giải quyết vụ án Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về
thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải
Việc hòa giải được tiễn hành theo các nguyên tắc: tôn trọng sự tự nguyện thoả
thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực,
bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;
28
Trang 36Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật
hoặc trái đạo đức xã hội.
+ Thành phần phiên hòa giải gồm: Thâm phán chủ trì phiên hòa giải, thư
ký tòa án ghi biên bản hòa giải, các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp
của các đương sự, người phiên dịch (nếu đương sự không biết tiếng Việt) Trong một vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không anh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì
Thâm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đềnghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thâmphán phải hoãn phiên hòa giải Thâm phán phải thông báo việc hoãn phiênhòa giải và việc mở lại phiên họp cho các đương sự (Điều 209, BLTTDS năm
2015).
+ Trình tự tiến hành hòa giải: Khi tiến hành hòa giải, Thâm phán phổ
biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành dé họ tự nguyện thỏa thuận với nhau
về việc giải quyết vụ án Việc hòa giải được thư ký Tòa án ghi vào biên bản
và biên bản hòa giải phải có các nội dung chính quy định tại Điều 211,BLTTDS năm 2015 Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ
của các đương sự có mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của thư ký Tòa án ghi
biên ban và của Tham phán chủ trì phiên hòa giải Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án
lập biên bản hòa giải thành Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án lập
biên bản hòa giải không thành và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Biên bản
này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải (Điều 211, BLTTDS
năm 2015).
29
Trang 37Hết thời hạn 07 ngày, ké từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không
có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thâm phán chủ triphiên hòa giải hoặc một Thâm phán được Chánh án Tòa án phân công raquyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Tuy nhiên, qua thực tếcho thấy hầu hết các quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự doThâm phán chủ trì phiên hòa giải ra quyết định Quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và
không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Quyết định côngnhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tụcgiám đốc thâm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhằm lẫn, lừadối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cắm của luật, trái đạo đức xã hội
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, ké từ ngày ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự
và Viện kiểm sát cùng cấp Tham phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án Nếu như các bên hòa giải không thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử công khai hoặc xét xử kín dé đảm bao bí mật cho các bên
khi các bên yêu cầu và được Tòa án chấp thuận (Điều 212, BLTTDS năm
2015).
Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hang
được quy định như sau: Đối với tranh chấp HĐTD ngân hang là loại tranh
chấp về kinh doanh, thương mại thì thời hạn là 02 tháng, ké từ ngày thụ lý vụ
án Ngoài ra, đối với các loại tranh chấp HĐTD mà có tính chất phức tạp hoặc
do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời
hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng Trong thời hạn chuẩn bị xét
xử, tuỳ từng trường hợp, ngoài quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự, Tòa án ra một trong các quyết định sau đây: Quyết định tạm đình
30
Trang 38chỉ giải quyết vụ án; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; Quyết định đưa vụ
án ra xét xu.
Phiên Tòa sơ thẩm phải được mở trong thời gian 30 ngày ké từ ngày có
Quyết định đưa vụ án ra xét xử Phiên tòa sơ thầm có thé bị tạm hoãn, thời
gian hoãn tối đa không quá 30 ngày [33, Điều 220]
Như vậy, trên đây là quy trình giải quyết tranh một vụ án tranh chấp HĐTD theo thủ tục sơ thấm tại TAND Với việc quy định rõ ràng và hiệu quả trong quá trình đảm bảo quyền và lợi ich cho các bên có liên quan trong vụ việc, giải quyết
các vụ án tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật nói chung
2.1.2 Thực trạng pháp luật nội dung và các vẫn đề có liên quan đến giảiquyết tranh chấp Hộp đồng tín dụng
Thứ nhất, vấn dé lãi suất và phạt vi phạm trong hợp đồng tín dung: Lãi
suất tín dụng là khoản tiền thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền vay mà người đi vay phải trả cho người cho vay trong thời gian mộttháng, một năm.
- Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Dựa trên nhu cầu cung
và cầu vốn trên thị trường và thực tế hoạt động kinh doanh của mình mà tôchức tín dụng công bố lãi suất sao cho hợp lý
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tô chức tín dụng
an định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tin dụng nhưng không
vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
-Lãi suất phải được quy định rõ trong hợp đồng tín dụng ngân hàng Phương thức trả nợ là cách thức mà khách hang vay sẽ trả nợ gốc và lãi cho tổ
chức tin dụng tùy theo từng điều kiện mà hai bên có thé thỏa thuận trả nợ gốc
và lãi cùng kỳ hạn hoặc khác kỳ hạn, có thê trả một lần hoặc nhiều lần
31
Trang 39Lãi suất, lãi suất nợ quá hạn và phạt vi phạm đều được quy định trong
các bộ luật dân sự: (1) BLDS năm 1995 (Trách nhiệm dân sự do chậm thực
hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 313); phạt vi phạm (Điều 377); mức phạt vi phạm(Điều 378); quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại (Điều 379);
nghĩa vụ trả nợ của bên vay (Điều 471); lãi suất Điều 473) (ii) BLDS năm
2005 (Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 305);
thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm (Điều 422); nghĩa vụ trả nợ của bên vay (Điều 474); lãi suất (Điều 476));(iii) BLDS năm 2015 (Trách
nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357); thỏa thuận phạt viphạm (Điều 418); nghĩa vụ trả nợ của bên vay (Điều 466); lãi suất (Điều 468)
Và các luật khác có liên quan như: Luật Các TCTD (Lãi suất, phí tronghoạt động kinh doanh của TCTD (Điều 91); Luật Thương mại (Phạt vi phạm
(Điều 300); mức phạt vi phạm (Điều 301)
Trong thời gian gần đây, hệ thống Tòa án chưa đồng nhất trong việc thực
hiện các quy định pháp luật về lãi suất và phạt vi phạm trong các hợp đồng.
Vì vậy, đã xảy ra tình trạng không đồng nhất trong xét xử các tranh chấp
HĐTD Trong những trường hợp này, các bên tham gia tranh chấp đã thỏathuận về lãi suất (bao gồm cả lãi suất trong hạn và lãi suất nợ quá hạn) cũng
như các khoản phạt vi phạm, tuy nhiên Tòa án lại xử khác nhau Có những
Tòa án chấp nhận tính cả lãi suất nợ quá hạn và phạt vi phạm, trong khi cónhững Tòa án chỉ chấp nhận tính lãi suất nợ quá hạn mà không chấp nhận
phat vi phạm Các Tòa án này cho rang tính lãi suất nợ quá hạn cùng với việc
áp dụng phạt vi phạm là việc tính lãi và phạt trùng lặp, gây gánh nặng cho
nguoi vay.
Thứ hai, vấn dé về tài sản bảo đảm Trong những năm gần đây, hệ thong
pháp luật tại Việt Nam đã quy định một cách đầy đủ về biện pháp bảo đảm
trong hoạt động tín dụng và ngân hàng Theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ
32
Trang 40đảm bảo được thực hiện thông qua tài sản mà bên bảo đảm sở hữu Thông thường, giá tri của tai sản bảo đảm sẽ cao hơn giá tri của nghĩa vụ được bao
đảm Bên cấp vay và bên bảo đảm có thể đồng ý về giá trị tài sản bảo đảm băng hoặc thấp hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm Tuy nhiên, đối với các
khoản vay từ t6 chức tín dụng, pháp luật yêu cầu giá trị của tài sản bảo đảmphải lớn hơn số tiền vay (tối thiểu là 80% giá tri của tài sản bảo đảm) Quyđịnh này nhằm giảm thiểu rủi ro và nguy cơ nợ xấu cho các tô chức tín dụng.Tuy nhiên, khi thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự,kinh doanh thương mại trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, Viện kiểm sát
nhận thấy vẫn còn một số vướng mắc, bất cập sau:
Quy định thiếu thong nhất đối với biện pháp cầm có và thé chap, gây khó khăn trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm: Từ sự kế thừa quan điểm của Bộ
luật dân sự năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015 đưa ra khái niệm về biện
pháp bảo đảm cam có và thé chấp Theo đó, cầm cé tài sản là việc bên cam cô giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cé dé bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ Thế chấp tài sản là bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu
của mình dé đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận
thế chấp Từ đó cho thấy, cầm có và thế chấp không hề có sự phân biệt về loạitài sản Vì thế, trong hoạt động vay việc cam cố bat động sản là hoàn toàn có
thê thực hiện Tuy nhiên, các luật chuyên ngành lại không quy định điều này Theo quy định lại Luật Nhà ở, quy định về các quyền sở hữu nhà ở thì không
nhắc tới quyền cam có nhà ở mà chỉ thấy nhắc đến quyền thế chấp nhà ở Hay
tại Điều 167 Luật Dat đai, quy định quyền của người sử dụng đất cũng không
hề nhắc tới cầm cố quyền sử dụng đất Như vậy, quy định trong các văn banLuật chuyên ngành lại hạn chế quyền cầm có bat động sản của người sở hữu
các quyền này.
Thiếu quy định của pháp luật và chưa thống nhất đối với một số loại tài
sản bao đảm đặc biệt Bộ luật dân sự năm 2015 và nghị định số 163/2006 đều
33