Dưới góc độ pháp lý, theo từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thì “Li hôn là chấm dứt quan hệ vợ chong do Tòa án nhân dâncông nhận hoặc quyết định theo yêu cẩu của vợ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2Tôi xmn cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ công trìnhnào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đượctrích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận van này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Hoàng Ngọc Lưu Ly
Trang 3Bảng I Số vụ án hôn nhân gia đình đã thụ lý và số các loại án đã thụ lý trongcác năm 2015, 2016, 2017 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì 36Bảng 2 Công tác thụ lý và giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tòa
án nhân dân huyện Ba Vi qua các năm 2015, 2016, 2017 37
Trang 4(00210015 - ,ÔỎ |CHUONG 1 KHÁI QUAT MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNHCUA PHÁP LUẬT VE LY HÔN ¿-525¿222t22EvtttErtrsrrrrrsrrrrrrree 6
1.1 Một số khái niệm chung về ly hôn - 2 2 + 22+ ££E£EE+EeExzEred 6
LLL KhGi idm Ly on ốeốe 61.1.2 Khái niệm quyÊn Ìy hÔH - - 2 Sk+E*kÉEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEkerkrrerkee 81.1.3 Khai niém Cain CU Ly NON cc ae 8 1.1.4 Khai niệm hậu quả pháp lý của Ìÿ NON s55 ++seeeesss 91.2 Quyền yêu cầu ly hôn -¿- 2k SE+E‡Ek2EEEE 2121211211111 11 11111 tk 101.2.1 Quyên yêu cau ly hôn của vợ, CHONG -. -©s+cs+esc+eereerreeei 101.2.2 Quyên yêu cau ly hôn của người thứ ba - -©s5++cec+Eerkerzeeei 101.2.3 Hạn chế quyên yêu cẩu ly hôn của người CHONG - +: 121.3 Ap dụng căn cứ ly hôn trong các trường hợp ly hôn theo luật định 161.3.1 Căn cứ ly hôn áp dụng cho trường hop thuận tình ly hôn 161.3.2 Căn cứ ly hôn áp dung cho trường hợp ly hôn theo yêu cau của một bên
vợ hoặc chỗng ¬ 191.3.3 Căn cứ ly hôn áp dụng cho trường hợp ly hôn theo yêu cau của người
711802800 Ô 22
1.4.1 Hậu quả về nhân thÂN - 2-5 SE S£+E‡EE+E‡EEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrkeeo 231.4.2 Hậu quả VỀ tài SẲH 2-52 SE EEEEEEEEEEEE11511111121121211111 1111 xe 241.4.2.1 Quan hệ tài sản giữa vợ và CRON - - sc+ssc+ereterkerreees 241.4.2.2 Quan hệ tài sản của vợ chong đối với người thứ ba - 261.4.3 Quyên, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn - 281.4.4 Quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chong khi ly hôn -s:-: 31Kết luận Chương 1 oiecececcecccccscesssesscssessesscssessssessessessesucssssssssssssssesseseaesaeeaes 34
Trang 5DAN HUYỆN BA VI VÀ MỘT SO KIEN NGHỊ - :-cscc2 352.1 Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Ba Vì 35
2.1.1 Diéu kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Ba VÌ - - 352.1.2 Nhận xét chung về tình hình thụ lý, giải quyết các vụ việc ly hôn 362.1.3 Một số khó khăn, vuong "7E 382.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ly hôn, nâng cao chất lượng giảiquyết vụ việc ly hôn tại TÒa án ¿- 2 Sk+ESE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkererkd 562.2.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ly hôn -s-s- s+cecsa 562.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giải quyết vụ việc ly hôn 6ÌKết luận Chương 2 -¿- 5-65 E1 1E E11 1E1111211121111111111E 111111111 te 65
40009001 66DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 61.Tính cấp thiết của đề tài
Hôn nhân là việc hệ trọng của đời người, là cầu nối giữa hai con ngườikhông cùng chung huyết thống hòa làm một và là sợi dây ràng buộc giữa
người đàn ông và người phụ nữ, gắn kết họ trở thành một gia đình Mục đíchcủa hôn nhân là tình yêu giữa nam và nữ muốn chung sống với nhau suốt đời,cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững trên cơ sở giúp đỡ nhaucùng tiến bộ Khi cuộc sống hôn nhân không còn giữ được ý nghĩa như banđầu và mục đích hôn nhân không đạt được thì vợ, chồng có quyền được chấm
dứt quan hệ vợ chồng Nếu như kết hôn là sự xác lập quan hệ vợ chồng của
người nam và người nữ theo quy định của pháp luật thì ly hôn là sự cham dứt
mỗi quan hệ đó Ly hôn là một hiện tượng xã hội mang tính khách quan, xảy
ra ở mọi thời đại, mọi quốc gia và được điều chỉnh bởi pháp luật nhằm bảo
đảm quyên và lợi ích cho các bên cũng như các đối tượng có liên quan trong
quan hệ hôn nhân; đồng thời, phòng ngừa các tác động tiêu cực do ly hôn
mang lại cho xã hội Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tình trạng ly hôndiễn ra pho biến, ngày càng tăng về số lượng lẫn tính chất phức tạp về nộidung, đòi hỏi phải có những biện pháp cần thiết để hạn chế ly hôn; đồng thờihoàn thiện, phát huy vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ
xã hội nảy sinh từ việc giải quyết các vụ việc ly hôn Hiện nay, do nhiều
nguyên nhân, việc ly hôn và giải quyết ly hôn trên thực tế còn có những bat
cập, khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng căn cứ ly hôn, phân chia tài sảnchung của vợ chồng hay xác định mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn Cho
nên, nghiên cứu về ly hôn theo pháp luật Việt Nam luôn là vấn đề có tính cấp
thiết về mặt lý luận và thực tiễn Các nghiên cứu về ly hôn ở Việt Nam rấtphong phú nhưng chưa có công trình nào đề cập một cách toàn điện nhữngvan dé lý luận về ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam với thực tiễngiải quyết ly hôn tại Ba Vì - một đơn vị hành chính cấp huyện của thành phố
Hà Nội, nơi đã và đang khăng định tiềm năng và thế mạnh đối với sự phát
Trang 7triển của thành phố, nhưng cũng là một vùng đất cô giàu truyền thống, nhiều
di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội Tình trạng ly hôn ở địa bàn này cũng có chiềuhướng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp Bởi vậy, việc nghiên cứu đềtài “Ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn giải quyết tại
Tòa án nhân dân huyện Ba Vi, thành phố Hà Nội” có ý nghĩa quan trọngtrong việc đưa ra những phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiệnpháp luật về ly hôn phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu dé tài
Ly hôn là một nội dung quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia
đình ở Việt Nam nên đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học Với các góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình khoa học
được thể hiện dưới nhiều hình thức phong phú, từ giáo trình, sách chuyên
khảo, luận văn, luận án cho đến các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên
ngành luật học Tiêu biểu phải kê đến các công trình nghiên cứu sau:
Nhóm giáo trình, sách chuyên khảo: có một số công trình tiêu biểu như
“Một số vấn dé ly luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”(Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, 2002, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội);
“Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” (Nguyễn Ngọc
Điện, 2002, NXB Trẻ, TP.Hồ Chí Minh); “Bình luận khoa học Luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam” (Đình Thị Mai Phương — chủ biên, 2004, NXB Chínhtri quốc gia, Hà Nội); Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam(Trường đại học Luật Hà Nội) Những công trình này đưa ra các van đề lý
luận cũng như bình luận, đánh giá những quy định về ly hôn theo Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 trong khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đãsửa đổi, bổ sung nhiều quy định về ly hôn
Nhóm luận văn, luận án: “Hau quả pháp lý của ly hôn theo luật hônnhân và gia đình Việt Nam năm 2000” (Nguyễn Viết Thái, Luận văn Thạc sĩLuật học, 2013); “Ly hôn — Mot số vấn dé lý luận và thực tiên” (Cao Mai Hoa,Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2014); “Căn cứ ly hôn — một số vấn đề ly luận và
Trang 8thực tiễn tại tinh Lạng Sơn” (Nông Thị Nhung, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
2014); “Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” ( NguyễnThị Tuyết Mai, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2015); “Ap dung pháp luật trong
giải quyết ly hôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên” (Nguyễn Thị Nga, Luận vănThạc sĩ Luật học, 2016).
Nhóm các bài viết trên các tạp chí: “Mot số vấn đề về chia tài sảnchung của vợ chong khi ly hôn"(ĐỗVăn Nhat, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
Số 3/2012); “Một số ý kiến về hạn chế quyên yêu cau ly hôn của người chongtheo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Hoàng Thị Hải Yến, Tap chí Dânchủ và Pháp luật,Số 9/2016);“Ouyén con người trong ly hôn theo pháp luậthôn nhân và gia đình Việt Nam (Ngô Thanh Hương, Tap chí Kiểm sát, Số11/2016)
Các bài viết đều nghiên cứu một số nội dung liên quan đến vấn đề ly
hôn nhưng chưa phản ánh toàn diện mà chỉ đề cập đến một số khía cạnh nhấtđịnh nên việc nghiên cứu đề tài của luận văn là cần thiết Nghiên cứu các quy
định về chế định ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp
dụng tại một Tòa án cụ thể, luận văn đã tong hợp, phan tích những kết quả đạt
được và những hạn chế còn tồn tại dé có những đề xuất, kiến nghị hoàn thiệnchế định ly hôn
3 Đối twong và phạm vi nghiên cứu dé tài
3.1 Doi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về ly hôn và thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết ly hôn tạiTòa án nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vẫn đề ly hôn theo pháp luật Việt Nam
hiện hành, đề tài không bao gồm giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài vàkhông đi sâu nghiên cứu trình tự, thủ tục tố tụng về ly hôn Đề tài đánh giá,phân tích thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Ba Vì thông
Trang 9qua các bản án, quyết định trong 03 năm, từ năm 2015 đến năm 2017 và 06
tháng đầu năm 2018
4 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
4.1 Mục dich nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về ly hôn và thực tiễn giải quyết lyhôn tại Tòa án Qua đó phát hiện những vấn đề còn bắt cập trong các quy địnhcủa pháp luật cũng như những vướng mắc trong thực tiễn giải quyết nhằmkiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ly hôn, nâng cao chất lượnggiải quyết ly hôn của Toà án
4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, làm rõ những van dé lý luận về ly hôn
- Nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về ly hôn
- Nghiên cứu thực tiễn giải quyết ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiệnhành của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về
ly hôn và nâng cao chất lượng giải quyết ly hôn của Tòa án
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài luậnvan được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac - Lénin
về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh
về gia đình và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Đồng thời, việcnghiên cứu đề tài cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên
ngành như lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm sáng tỏ vẫn
dé nghiên cứu
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt khoa học, luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá một số van
dé về chế định ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và quadẫn chứng thực tiễn áp dụng giải quyết vụ việc ly hôn đã chỉ ra được nhữnghạn chế còn ton tại, đồng thời đề xuất những giải pháp khắc phục Luận văn
Trang 10dung hoặc sẽ có giá trị tham khảo nhất định trong quá trình xem xét, hoàn
thiện pháp luật về ly hôn
Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ góp phần phổ biến pháp luật và là tài liệutham khảo cho những ai muốn tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Namhiện hành về ly hôn, chủ thể nào có quyền yêu cầu ly hôn, căn cứ ly hôn trongcác trường hợp ly hôn và các hậu quả pháp lý khi hai vợ chồng ly hôn
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương:
Chương 1: Ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
Chương 2: Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Ba Vì vàmột số giải pháp hoàn thiện pháp luật về ly hôn, nâng cao chất lượng giải
quyết vụ việc ly hôn tại Tòa án
Trang 11CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHÁP
LUAT VE LY HON
1.1 Một số khái niệm chung về ly hôn
1.1.1 Khai niệm ly hôn
Khi cuộc hôn nhân không còn giữ được ý nghĩa như ban đầu, việc lyhôn là cần thiết để giải phóng cho vợ, chồng khỏi những mâu thuẫn sâu sắc
mà họ không thé tự giải quyết được Theo Lê-nin: “7c ra tur do ly hôn tuyệtkhông có nghĩa là làm “tan rã” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nócủng có những moi liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duynhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh” bởi bản chất ly hôn
“chỉ là việc xác nhận một sự kiện: Cuộc sống hôn nhân này là cuộc sống hônnhân đã chết, sự tôn tại của nó chỉ là bê ngoài và lừa doi Đương nhiên,không phải sự tùy tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện củanhững cá nhán, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc hônnhân đã chết hoặc chưa chết, bởi vì, như mọi người đã biết, việc xác nhận sựkiện chết tùy thuộc vào thực chất của vấn dé, chứ không phải vào nguyệnvọng của những bên hữu quan’.' Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng việcgiải quyết ly hôn là tất yếu khi quan hệ hôn nhân tôn tại chỉ là hình thức, tìnhcảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ Tuy nhiên, ly hôn không thê tiễn hành mộtcách tùy tiện mà phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước bởi ly hôn
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích của các con cũng như lợi ích xã hội Việc đưa ra khái niệm đầy
đủ về ly hôn có ý nghĩa quan trọng và trong các công trình nghiên cứu đã cónhiêu khái niệm về ly hôn được dua ra.
hC Mác(1978), “Bản dự luật về li hôn”, C Mác - Ph Angghen toàn tập, Tap 1, Nxb Sự thật,
Hà Nội, tr 220
Trang 12Về mặt ngôn ngữ, giáo sư Nguyễn Lân định nghĩa: “Li hôn là vợ chong
bỏ nhau”” Đây là một cách hiểu thông thường, đơn giản nhưng không mang
tính pháp lý bởi việc vợ chồng bỏ nhau không đương nhiên được công nhận là
đã ly hôn.
Dưới góc độ pháp lý, theo từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý
- Bộ Tư pháp thì “Li hôn là chấm dứt quan hệ vợ chong do Tòa án nhân dâncông nhận hoặc quyết định theo yêu cẩu của vợ hoặc chỗng hoặc cả hai vợchồng.” Day là định nghĩa thé hiện được bản chất pháp lý của ly hôn, xácđịnh ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ chồng, cơ quan có thâm quyền giảiquyết là Tòa án và chủ thể có quyền yêu cầu là vợ, chồng hoặc cả hai vợchồng Đứng trên quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa Mác — Lênin, pháp luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam có những quy định cụ thể về ly hôn Khoản 8Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “Ly hôn là cham đứt
quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cẩu của vợhoặc chong hoặc cả hai vợ chồng” Khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân va giađình năm 2014 quy định “Ly hồn là việc chấm đứt quan hệ vợ chông theo bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” Có thé nhận thay hai cáchđịnh nghĩa này về bản chất pháp lý là giống nhau, tuy nhiên, Luật hôn nhân vàgia đình năm 2014 đã mở rộng chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn,theo đó, không chỉ vợ, chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn
Các khái niệm về ly hôn mang tính pháp lý tạo cơ sở lý luận cho việc
xác định bản chất của ly hôn, xác định nội dung, phạm vi điều chỉnh của các
quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình về vấn đề ly hôn cũng như các vấn đề
phát sinh khác từ ly hôn Theo tác giả, có thể đưa ra khái niệm ly hôn nhưsau: “Ly hôn là sự kiện pháp lý làm cham dứt quan hệ vợ chồng theo bản án,quyết định có hiệu lực của Tòa án trên cơ sở căn cứ ly hôn theo luật định ”
? Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb.Toéng hợp TP.Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh, tr.1057
3 Viện nghiên cứu khoa học pháp lý — Bộ Tư pháp (2006), Tir điền Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội,
tr.460
Trang 13Quyền ly hôn là quyền con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhậntại Điều 36: “ Nam, nữ có quyên kết hôn, ly hôn” Khi mục đích hôn nhân mà
cả hai vợ chồng hoặc một bên vợ, chồng hướng đến không đạt được, khôngthể tiếp tục duy trì cuộc sống chung thì vợ, chồng có quyền ly hôn Trongpháp luật dân sự, Điều 39 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân cóquyên kết hôn, ly hôn ” và quyền ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với mỗi
cá nhân, không thể chuyên giao cho người khác theo quy định tại Điều 25 Bộluật dân sự năm 2015 Như vậy, chỉ những người là vợ chồng hợp pháp của
nhau mới có quyền ly hôn
Quyên ly hôn khác với quyền yêu cầu ly hôn, quyền ly hôn là quyền tự nhiên
có ngay từ khi vợ chồng kết hôn, là quyền dân sự tuyệt đối không bị hạn ché,bat kê chủ thé nào cũng có quyên ly hôn cho di có hay không có đủ năng lựchành vi dân sự.
Có thé hiểu “guyên ly hôn là quyên được cham dứt quan hệ hôn nhân trướcpháp luật của vợ, chong”
1.1.3 Khái niệm căn cứ ly hôn
Trong xã hội có giai cấp, ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giaicấp Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị bằng pháp luật quyđịnh chế độ hôn nhân phải phù hợp với ý chí Nhà nước, trong đó quy định
những điều kiện xác lập quan hệ hôn nhân và những điều kiện, căn cứ chấm
dứt quan hệ hôn nhân Pháp luật cua Nhà nước tư sản coi hôn nhân như một
hợp đồng dân sự nên việc chấm dứt hôn nhân cũng như chấm dứt hợp đồng
và dựa vào lỗi của các bên Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa giải
quyết ly hôn dựa vào thực chất của quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đánh giá một
cách khách quan Như vậy, căn cứ ly hôn do Nhà nước quy định, phụ thuộc vào
ý chí của Nhà nước cầm quyên và phản ánh bản chất của giai cấp thống trị
Quan hệ hôn nhân không những liên quan đến lợi ích riêng tư của vợ,chông, gia đình mà còn ảnh hưởng đên lợi ích chung của nhà nước, xã hội; do
Trang 14vậy, ý chí của vợ, chồng không phải là điều kiện quyết định dé cham dứt quan
hệ hôn nhân Pháp luật ghi nhận vợ chồng có quyền tự do ly hôn nhưng khôngphải tự do một cách tùy tiện mà phải đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước Tòa
án là cơ quan duy nhất có thâm quyền ra phán quyết bang ban án hoặc quyếtđịnh chấm dứt quan hệ vợ chồng: Tòa án giải quyết ly hôn phải dựa trên cơ sởnhững dấu hiệu trong căn cứ luật định Biểu hiện ra bên ngoài của quan hệ vợchồng tan vỡ rất đa dạng, cần căn cứ vào nhiều biéu hiện khác nhau để xemxét, đánh giá khách quan tình trạng hôn nhân.
Có thể đưa ra khái niệm căn cứ ly hôn như sau: Căn cứ ly hôn là những tìnhtiết, điều kiện do pháp luật quy định mà khi có những tình tiết, điều kiện đó thì
Tòa án mới ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án ly hôn
1.1.4 Khai niệm hậu qua pháp lý của ly hôn
Việc Tòa án xét xử cho ly hôn theo yêu cầu của một bên hoặc công
nhận thuận tình ly hôn sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định cho vợ
chồng, con cái Do đó, trong quá trình giải quyết, Tòa án phải đánh giá mộtcách khách quan, công băng để đưa ra phán quyết và các bên liên quan phải
có trách nhiệm tôn trọng phán quyết đó Về mặt pháp lý, khi Tòa án quyếtđịnh cho vợ chồng ly hôn sẽ dẫn tới các hậu quả sau:
+ Quan hệ vợ chồng về nhân thân được chấm dứt.
+ Tài sản chung của vợ chồng chấm dứt Tài sản chung được chia cho mỗi
bên vợ, chồng và trở thành tài sản riêng của mỗi người
+ Nếu vợ chồng đã có con chung thì phải giải quyết việc giao con cho ai nuôidưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vidân sự và cấp dưỡng nuôi con
+Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn được đặt ra nếu một bên
vợ hoặc chồng khó khăn, túng thiếu yêu cầu cấp dưỡng
Có thê hiểu: “Hậu quả pháp lý của ly hôn là những nội dung sự việc mà Tòa
án phải giải quyết khi xét xử cho vợ chong ly hôn, bao gom: Chấm dứt quan
hệ vợ chong trước pháp luật; chia tài sản chung cua vợ chông, xác định
Trang 15người trực tiép nuôi con và mức cap dưỡng; giải quyết việc cáp dưỡng giữa
vợ chong khi có yêu cau.”
1.2 Quyền yêu cầu ly hôn
1.2.1 Quyên yêu cầu ly hôn của vợ, chong
Pháp luật công nhận cho nam, nữ quyền quyết định việc kết hôn thìcũng quy định cho vợ, chồng quyền yêu cau ly hôn dé chấm dứt quan hệ hônnhân Trên cơ sở kế thừa các luật hôn nhân và gia đình trước, Luật hôn nhân
và gia đình năm 2014 tiếp tục quy định vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn tạiKhoản I Điều 51: “Vo, chong hoặc cả hai người có quyển yêu cau Tòa ángiải quyết ly hôn” Khi vợ chồng nhận thức rõ ràng về tình trạng hôn nhân đã
tram trọng và không thé tiếp tục cuộc sống chung thì họ có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết ly hôn Trường hợp vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ
giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; trường hợp một bên vợ hoặcchồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một
bên Sự tự nguyện không chỉ thể hiện trong việc kết hôn mà còn thể hiện cảtrong việc tồn tại hôn nhân; ké cả khi cuộc song hôn nhân không hạnh phúcnhưng cả hai vợ chồng không muốn ly hôn thì không ai có quyền buộc họphải ly hôn.
1.2.2 Quyên yêu cầu ly hôn của người thứ ba
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Khoản 2 Điều 51 đã quyền yêu
cầu ly hôn của người thứ ba, cụ thé là cha, mẹ, người thân thích khác của mộtbên vợ, chồng: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giảiquyết ly hôn khi một bên vo, chong do bị bệnh tâm than hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của minh, dong thời là nannhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêmtrọng đến tính mạng, sức khỏe, tỉnh thân của họ” Đây là một trong những
điểm tiến bộ của Luật hôn nhân va gia đình năm 2014 nhằm bảo vệ quyên, lợi
ích hợp pháp của bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác màkhông thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình Theo Khoản 19 Điều 3
Trang 16Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Người than thích là người có quan
hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họtrong phạm vi ba doi” Như vay, có rất nhiều chủ thé có quyền yêu cầu ly hôn
trong trường hợp này Khi quy định về quyền yêu câu ly hôn, Khoản 2 Điều
51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã tách cha, mẹ ra khỏi những ngườithân thích khác nên có thé hiểu quyền yêu cầu ly hôn được ưu tiên trao chocha, mẹ của bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác màkhông thé nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhâncủa bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân vàgia đình lại không quy định rõ cha, mẹ ở đây được hiểu là cha đẻ, mẹ đẻ hay
cả cha nuôi, mẹ nuôi; cha vợ, mẹ vợ; cha chồng, mẹ chồng
Không phải tất cả các trường hợp vợ, chồng bị tâm thần hoặc mắc bệnh
khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì cha, mẹ, người thân thích
đều có quyền yêu cau ly hôn Cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ,chồng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn khi có đủ ba yếu tố: Một làmột bên vợ hoặc chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà khôngthé nhận thức, làm chủ được hành vi của minh; hai là bên vợ hoặc chồng đó
là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ của họ gây ra; ba là tínhmạng, sức khoẻ, tính thần của nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng Nếuthiếu một trong ba yếu tố đó thì cha, mẹ, người thân thích khác của vợ, chồngkhông có quyền yêu cầu ly hôn Để được Tòa án chấp nhận yêu cầu thì cha,
mẹ, người thân thích phải đưa ra được các chứng cứ sau: Kết luận giám
định pháp y tâm thần chứng minh cho người vợ hoặc chồng bị bệnh tâmthần hoặc mắc bệnh khác mà không thé nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình; Nhân chứng hoặc các văn bản xác nhận có hành vi bao lực gia đình
chứng minh cho việc bên vợ hoặc chồng đó là nạn nhân của bạo lực gia đình
do chồng hoặc vợ của họ gây ra; Kết luận về giám định pháp y thương tích déchứng minh rằng những thương tích của nạn nhân là kết quả của hành vi bạo
Trang 17lực do chồng hoặc vợ họ gây ra và vì những thương tích đó mà tính mạng,
sức khoẻ, tinh thần của nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng Như vậy, cha,
mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng bị mắc bệnh tâm thần hoặcbệnh khác không nhận thức và lam chủ được hành vi có thể sẽ gặp nhiều khó
khăn khi cung cấp chứng cứ bởi để có được các bản kết luận trên thì họ sẽphải mat nhiều thời gian, công sức, tiền bạc
1.2.3 Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chong
Quyền yêu cầu ly hôn là bình dang đối với cả vợ và chồng Trong suốtthời kỳ hôn nhân, nếu có căn cứ ly hôn, vợ, chồng đều có quyền ly hôn nhưnhau, không ai được cưỡng ép, lừa dối, cản trở vợ, chồng hoặc cả hai vợ
chồng thực hiện quyền ly hôn Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc giúp đỡ các
bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ được quy định tại Khoản
4 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nên quyền yêu cầu ly hôn củangười chồng bị hạn chế trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôicon dưới 12 tháng tuổi bởi trong thời kỳ mang thai, sinh con và nuôi con dưới
12 tháng tuổi, người me thường có sự thay đổi nhất định về tâm sinh ly theochiều hướng tiêu cực cũng như sự ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe cho nênrất cần sự quan tâm, chia sẻ của người chồng và việc hạn chế quyền yêu cầu
ly hôn sẽ chấm dứt khi người vợ đã qua các thời kỳ này
Tuy nhiên, một van đề đặt ra hiện nay và còn có nhiều quan điểm đó làtrường hợp vợ chồng cùng thuận tình ly hôn thì người chồng có quyền yêucầu ly hôn hay không? Quan điểm thứ nhất cho rằng trường hợp người vợđang có thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà hai vợchồng lại có đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, thỏa thuận được việc chia tài sản
và vẫn đề nuôi con chung (nếu đã có) thì Tòa án không thụ lý việc thuận tình
ly hôn bởi nếu thụ lý đơn thuận tình ly hôn để giải quyết việc ly hôn thuận
tình, vô hình chung đã đồng nhất với việc thừa nhận người chồng có quyềnyêu cầu ly hôn khi người vợ đang có thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con
Trang 18dưới 12 tháng tuổi” Quan điểm thứ hai cho rằng mục đích của việc hạn chế
quyền yêu cầu ly hôn của người chồng trong trường hợp người vợ đang có
thai, dang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tudi là nhằm bảo vệ bà
mẹ và trẻ em; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người
mẹ Khi người vợ thuận tình ly hôn tức là họ mong muốn chấm dứt quan hệhôn nhân và không muốn duy trì cuôc sống chung nên việc hạn chế quyền yêucầu ly hôn của người chồng trong trường hợp này là không cần thiết Đây làquan điểm được đa số Tham phán đồng ý và áp dụng trên thực tế Tác giađồng ý với quan điểm thứ hai bởi suy cho cùng, việc hạn chế quyền yêu cầu
ly hôn của người chồng là nhằm bảo vệ cho người vợ; hơn ai hết, người vợ là
người hiểu rõ nhất tình trạng của cuộc hôn nhân, khi quyết định ly hôn thì họ
đã nhận định việc ly hôn có ảnh hưởng tốt cho họ hơn là tiếp tục duy trì quan
hệ hôn nhân Trong thời gian người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con
dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy mâu thuẫn vợ chồng đã sâu sắc, mục dich
hôn nhân không đạt được, việc tiếp tục duy trì hôn nhân sẽ gây bat lợi choquyền lợi người vợ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người vợ, thai nhi hoặc trẻ
sơ sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết theo thủtục chung.
Thứ nhất, trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn khingười vợ dang có thai.
Việc xác định trạng thái có thai của người vợ dựa trên cơ sở sinh học
thông qua quá trình thụ thai và phát triển của trứng dé thành thai nhi Hiệnnay, do sự phát triển vượt bậc của y học nên con người đã can thiệp vào qua
trình thụ tinh Sự thụ tinh có thé diễn ra trong cơ thể người phụ nữ hoặc cóthê diễn ra trong phòng thí nghiệm (gọi là thụ tinh trong ống nghiệm) Tuynhiên, quá trình phát triển của trứng dé thành thai nhi nhất định phải diễn ra
trong cơ thé người phụ nữ Do vậy, đối với các trường hợp thông thường,
* Hoàng Thị Hải Yến, “Một số ý kiến về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng theo Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014, tcdcpl.moj.gov.vn, ngày truy cập 10/07/2018
Trang 19người vợ có kha năng mang thai thì dù sự thụ tinh diễn ra trong cơ thé của họ
hay trong ống nghiệm rồi được cấy vào tử cung của họ (thành công) thì họđều được xác định là đang có thai Khi đó, việc xác định chồng của họ không
có quyền yêu cau ly hôn là hoàn toàn có cơ sở Đối với trường hợp ngườiphụ nữ mang thai là kết quả của quá trình tự nhiên thì việc xác định ngườiphụ nữ đang mang thai có thé dựa trên các yếu tố sinh học như cơ thé ngườiphụ nữ có những biến đổi nhất định, trọng lượng cơ thé tang nhanh, trongluong co thé tang nhanh, phan bung phat trién do chtra dung bao thai haydựa vào kết qua y khoa như kết quả xét nghiệm, kết quả siêu âm chân đoánhình ảnh.
Đối với những trường hợp mà người vợ không thể mang thai vì một lý
do nào đó nên nhờ người khác mang thai hộ thì việc hạn chế quyền yêu cau lyhôn của người chồng vẫn chưa được quy định rõ Nếu người chồng của bên
nhờ mang thai hộ yêu cầu ly hôn khi đứa trẻ chưa được sinh ra thì Tòa án có
được chấp nhận yêu cau ly hôn của họ không, bởi vì người vợ của bên nhờmang thai hộ trong trường hợp này không mang thai và họ chỉ có quyền vànghĩa vụ đối với đứa trẻ từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra Theo quan điểmtác giả, trường hợp người chồng của bên nhờ mang thai hộ yêu cầu ly hôn khiđứa trẻ chưa được sinh ra thì van đề hạn chế quyền yêu cau ly hôn của ngườichồng không nên đặt ra để bảo đảm bình đăng về mặt pháp lý giữa hai vợchồng, vì lúc này người vợ trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ không ở
trong trạng thái mang thai Quan hệ hôn nhân của cặp vợ chồng nhờ mang
thai hộ sẽ cham dứt trước khi đứa trẻ chào đời Nếu đứa trẻ được sinh ra vàcòn sống thì sẽ giải quyết van dé ai là người trực tiếp nuôi con cũng như mứccấp dưỡng đối với bên không trực tiếp nuôi con Đối với chồng của người
mang thai hộ thì họ đương nhiên bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn bởi về mặt
” Ngô Thị Hường (2015), “Quyền yêu cau li hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tap
chí Luật học, sô 12, tr.42
Trang 20sinh học người vợ đang mang thai và họ có quyên, nghĩa vụ như cha trong
việc chăm sóc sức khỏe sinh sản mặc dù đứa trẻ không phải là con của họ.
Thứ hai, trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn khi
sự kiện sinh đẻ của người vợ chưa đủ 12 tháng Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 quy định bố sung trường hợp người chéng bị hạn chế quyền yêucầu ly hôn khi người vợ sinh con Tuy nhiên, trong trường hợp này, quyềnyêu cầu ly hôn của người chồng cần được hiểu là bị hạn chế không chỉ vàothời điểm người vợ sinh con mà kéo dài cho đến khi sự kiện sinh đẻ được 12tháng bởi quá trình sinh con chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian Việc hạnchế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng chỉ trong khoảng thời gian diễn ra
sự kiện sinh đẻ thì không có ý nghĩa bởi việc sinh con ảnh hưởng rất lớn đến
sức khỏe và tinh thần của người vợ sau đó Có những trường hợp người vợsinh con nhưng không được nuôi con như đứa trẻ qua đời vì một lý do nào đó
khi chưa đủ 12 tháng tuổi hoặc trường hợp mang thai hộ Người vợ về tâm
sinh lý và thể chất khi ấy đều trong hoàn cảnh hết sức nhạy cảm, việc xin lyhôn của người chồng vào thời điểm này có thể gây suy giảm sức khỏe về cảthể xác lẫn tinh thần, có khả năng ảnh hưởng tính mạng của người vợ
Tứ ba, trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn khingười vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tudi Không chỉ riêng đối với người mẹ
mà những đứa trẻ trong một năm đầu đời cũng rất cần có sự yêu thương,chăm sóc của cả cha và mẹ Pháp luật hôn nhân và gia đình hạn chế quyềnyêu cầu ly hôn của người chồng khi người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng
tudi mà không phân biệt người con dưới 12 tháng tuổi là con chung, con riêng
hay con nuôi của một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng Con chung là con
do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc trước ngày đăng ký kết hôn
mà được thừa nhận là con chung của vợ chồng Con sinh ra trong trường hợpmang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai
hộ ké từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra Như vậy, trong trường hợp người vợcủa cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ đang nuôi con dưới 12 tháng tuôi thì
Trang 21người chồng bị hạn chế quyên yêu cau ly hôn Trường hợp người con dưới 12
tháng tuổi là con riêng của vợ hoặc con riêng của chồng dang do người vợ
chăm sóc, nuôi dưỡng thì người chồng cũng bị hạn chế quyên yêu cầu ly hôn.Trường hợp người con dưới 12 tháng tuổi là con nuôi của vợ chồng thì ngườichồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn Việc áp dụng Khoản 3 Điều 51Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cho tất cả các trường hợp sinh đẻ tựnhiên, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng như nhận nuôi con nuôi sơsinh là phù hợp, tránh cách hiểu có sự đối xử phân biệt trong trường hợp sinh
đẻ tự nhiên với mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và nhận nuôi con nuôi.1.3 Áp dụng căn cứ ly hôn trong các trường hợp ly hôn theo luật định
Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định căn cứ ly hôn trên cơ sở bản chất
của ly hôn và dé phù hợp với yêu cầu của thực tiễn áp dụng, Luật hôn nhângia đình năm 2014 quy định những căn cứ ly hôn riêng áp dụng cho từng
trường hợp ly hôn khác nhau.
1.3.1 Căn cứ ly hôn ap dung cho trường hợp thuận tình ly hôn
Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “7rong trườnghợp vợ chong cùng yêu câu ly hôn, nếu xét thay hai bên thật sự tự nguyện lyhôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chămsóc, giáo duc con trên cơ sở bảo đảm quyên lợi chính đáng của vợ và con thìToa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏathuận nhưng không bảo đảm quyên lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa ángiải quyết việc ly hôn”
Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu được
cham dứt hôn nhân bang đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng Trong thời hanchuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiễn hành hòa giải dé vợ chồng đoàn tụ,
khi xét thay cần thiết, Thâm phán có thé tham khảo ý kiến của cơ quan quản
lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh giađình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con cóliên quan đên vụ án; trường hợp đơn và các tài liệu, chứng cứ cung câp đã có
Trang 22đủ cơ sở dé xác định thì không phải thu thập thêm Khi giải quyết đơn yêu cầu
thuận tình ly hôn thì việc hòa giải để vợ chồng đoàn tụ với nhau là thủ tục bắtbuộc phải tiến hành Sau khi tiến hành hòa giải, căn cứ vào kết quả hòa giải dé
Thâm phán ra quyết định phù hợp Nếu vợ chồng đoàn tụ với nhau thì Thamphán ra quyết định đình chỉ giải quyết việc yêu cầu Trường hợp hòa giải đoàn
tụ không thành và các đương sự thỏa thuận được việc chia tài sản, việc trôngnom, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình lyhôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện:
Điều kiện thứ nhất: Cả hai vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn Bảo
đảm “thật sự tự nguyện ly hôn” là cả hai vợ chồng đều được tự đo bày tỏ ýchí của mình mong muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng qua việc cùng yêu cầu
ly hôn và không bên nào bị cưỡng ép hoặc lừa dối Mong muốn cham dứtquan hệ hôn nhân của vợ chồng phải xuất phát từ thực trạng không còn tìnhcảm, không muốn tiếp tục chung sống chứ không phải nhằm trốn tránh nghĩa
vụ tài sản hoặc các mục đích khác không nhằm mục đích cham dứt hôn nhân
Sự tự nguyện ly hôn là điều kiện cần thiết để Tòa án công nhận thuận tình lyhôn; Tòa án không thé cưỡng ép vo chồng duy trì quan hệ hôn nhân khi màthực tế cuộc hôn nhân của họ đã tan vỡ
Điều kiện thứ hai: Vo chồng đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việctrông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợichính đáng của vợ và con Bởi hậu quả pháp lý của ly hôn là làm chấm dứtchế độ tài san vợ chồng, làm thay đổi cách thức thực hiện quyền và nghĩa vucủa vợ chồng đối với con, do đó, vợ chồng thuận tình ly hôn mà họ tự thỏathuận được với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chămsóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì
Tòa án mới công nhận thuận tình ly hôn cho họ Đối với trường hợp sự thỏa
thuận của vợ chồng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ về phân chiatài sản thì vợ chồng sẽ không được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn Phápluật quy định như vậy nhằm đảm bảo quyền lợi cho người vợ (thường là bên
Trang 23yếu thé trong việc tao ra thu nhập, tài san gia đình) nhưng tuy nhiên có nhiềutrường hợp trên thực tế, người vợ mong muốn cham dứt cuộc hôn nhân càng
sớm càng tốt mà không cần quyên lợi về tài sản Khi đó, nếu Tòa án khônggiải quyết ly hôn với lý do sự thỏa thuận giữa vợ chồng về tài sản không đảmbảo quyền lợi chính đáng cho người vợ thì sẽ đi ngược với mong muốn củachính họ Theo Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân va gia đình năm 2014, việctrông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chỉ đặt ra trong các trường
hợp: con chưa thành niên, con đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự
hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà cha
mẹ là người có quyền, nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
Thỏa thuận của vợ chồng về việc phân chia quyên, nghĩa vụ đối với con phải
dựa trên điều kiện và khả năng thực hiện quyên, nghĩa vụ của bên vợ hoặc
chồng nhận thực hiện quyền, nghĩa vụ đó
Khác với căn cứ ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000, khi xem xét cho thuận tình ly hôn, Tòa án không phải xem xét đến
dấu hiệu thực trạng cuộc hôn nhân đó đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đờisống chung không thê kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được màtheo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án chỉ xem xét
đến sự tự nguyện và thỏa thuận về tài sản, con cái của hai vợ chồng Quy định
này nhằm tôn trọng ý chí tự định đoạt của vợ chồng trong việc chấm dứt quan
hệ hôn nhân Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều vợ chồng đã thuận tình ly hônnhằm mục đích tau tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản
Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa
thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục con thì Thâm phán đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuậntình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án dé giải
quyết Trong trường hợp này, quan hệ vợ chồng về bản chất đã tan vỡ, cácbên chỉ có tranh chấp trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn.Chuyén từ việc sang vụ dé giải quyết toàn bộ quan hệ ly hôn bao gồm quan hệ
Trang 24nhân thân vợ chồng, quan hệ đi kèm là chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục con đã tạo thuận lợi cho công dân không phải thực hiện lại
Theo đó, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bạo lực gia đình
hoặc hành vi vi phạm nghiêm trọng quyên, nghĩa vụ của vợ, chồng với tình
trang trầm trong, đời sống chung không thé kéo dài, mục đích của hôn nhân
mình có khả năng gây tốn hại về thé chat, tinh thần, kinh tế đối với thành viênkhác trong gia đình hay tại thời điểm thực hiện hành vi, họ phải là những
người có năng lực hành vi dân sự Nếu có hành vi gây tôn hại nhưng khôngphải cố ý do vợ, chồng là người mat năng lực hành vi dân sự thực hiện thìkhông phải là hành vi bạo lực gia đình.
- Hành vi bạo lực gia đình là các hành vi được quy định tại Khoản 1Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, bao gồm: Hành hạ,
Trang 25ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cô ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
Lăng mạ hoặc hành vi có ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua
đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trong;
Ngăn cản việc thực hiện quyên, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà
và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng: giữa anh, chị, em với nhau;
Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặccản trở hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ; Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc cóhành vi khác có ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong giađình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; Cưỡng ép thành viên giađình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu
nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở
- Hành vi bạo lực gia đình phải do một bên vợ hoặc chồng gây ra; tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến vợ, chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào
tình trạng trầm trong và vợ chồng không thé tiếp tục duy trì cuộc sống chung
Dé đánh giá mức độ trầm trọng của tình trạng hôn nhân, cần phải xem xét mâuthuẫn của vợ, chồng trong cả một quá trình chứ không phải chỉ một vài thờiđiểm, dé thấy cuộc hôn nhân đã thực sự tan vỡ, không thể cứu vãn được
*Hành vi vi phạm nghiêm trọng quyên, nghĩa vụ của vợ, chồng lànguyên nhân dẫn đến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng khi:
- Những hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng quy địnhquyền và nghĩa vu của vợ chồng tại Chương III từ Điều 17 đến Điều 50 của
Luật hôn nhân va gia đình năm 2014 là những hành vi vi phạm quyên, nghĩa
vụ vợ chồng Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định về
căn cứ cụ thé cho mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm quyên, nghĩa vụcủa vợ, chồng Có những hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng là bìnhthường đối với người này nhưng lại là rất nghiêm trọng, không thê tha thứ đốivới người khác nên việc đánh giá tính nghiêm trọng của hành vi vi phạm
Trang 26nghiém trong quyén, nghia vu cua vo, chồng sẽ tùy thuộc vào thái độ của vợ,
chồng và đánh giá chủ quan của Tham phán khi giải quyết yêu cau ly hôn
- Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của
VỢ, chồng phải là vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng và khi thực hiện hành vi đó,
vợ chồng phải ý thức được hành vi của mình Đối với trường hợp vợ, chồng
bị mất năng lực hành vi dân sự thì họ không thể thực hiện các quyên, nghĩa vụ
của vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nên trường hợpnày và không bị coi là vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng
- Hành vi vi phạm nghiêm trọng quyên, nghĩa vụ của vợ, chồng phải domột bên vợ hoặc chồng gây ra; tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến vợ,
chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng tram trọng va vợ chồngkhông thể tiếp tục duy trì cuộc sống chung
Hành vi bạo lực gia đình có thé dẫn đến vi phạm nghiêm trọng quyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng và hai hành vi này đều xuất hiện yếu tô lỗi của chủ thểthực hiện Vo, chồng có lỗi khi thực hiện các hành vi này dẫn đến hôn nhân
trầm trọng sẽ phải gánh chịu một số hậu quả bắt lợi khi giải quyết ly hôn mà
cụ thể là hậu quả bất lợi trong việc chia tài sản và trực tiếp nuôi con sau lyhôn Quy định này có ý nghĩa giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên
vợ chồng trong việc vun đắp, xây dựng đời sống chung, giữ gìn hạnh phúc giađình Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều cap vo chồng không còn tình cảm,
không muốn duy trì cuộc sống chung, hôn nhân chi là hình thức và vợ chồng
không thuận tinh ly hôn nhưng giữa họ cũng không có hành vi bao lực gia
đình và hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng Đối
với các trường hợp này, không có căn cứ ly hôn phù hợp áp dụng để giảiquyết yêu cầu ly hôn và họ vẫn phải tiếp tục duy trì cuộc sống chung: như vậy
có thể dẫn tới tình trạng bắt buộc họ phải thực hiện những hành vi bạo lực giađình và hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dé đượcTòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn
Căn cứ thứ hai: Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mắt tích
Trang 27Khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêucâu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”
Quyết định tuyên bố mat tích của Tòa án không đương nhiên làm chamdứt quan hệ hôn nhân mà được coi là căn cứ dé giải quyết ly hôn khi có yêu
cầu Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, việc chồng hoặc vợ bị mat tích ảnh
hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình bởi khimột người bị tuyên bố mất tích thì cũng đồng nghĩa với việc thực tế người đó
đã không còn chung sống với vợ, chồng của mình; không cùng gánh vác, xây
dựng, chăm lo đời sông chung trong liên tục hai năm trở lên Do vậy, dé đảm
bảo quyên và lợi ích hợp pháp của họ, cần giải quyết cho ly hôn khi họ có yêucầu được ly hôn với người vợ, chồng đã bi Toa án tuyên bố mắt tích Đây làcăn cứ ly hôn không xét đến yếu tố lỗi của vợ, chồng mà được quy định dựatrên việc thừa nhận sự tan vỡ của quan hệ vợ chồng khi vợ hoặc chồng vắng
mặt trong thời gian dài, không chăm lo cho đời sống chung
1.3.3 Căn cứ ly hôn áp dung cho trường hop ly hôn theo yêu cầu củangười thứ ba
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm
2014 thì căn cứ ly hôn áp dụng cho trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cha,
mẹ, người thân thích khác của người bị tâm thần hoặc bệnh khác không thê
nhận thức, làm chủ hành vi là chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình đối với
VỢ, chồng là người bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ hành vi của mình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe, tinh thần của người kia Căn cứ này bao gồm hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất: Vo, chồng có hành vi bao lực gia đình đối với vợ,chồng là người bị tâm thần hoặc mac bệnh khác mà không thé nhận thức, làmchủ hành vi Tình trạng không thể nhận thức, làm chủ hành vi là tình trạngthực tế của vợ, chồng được xác định thông qua kết luận của cơ quan chuyênmôn và không đông nhât với tình trạng mât năng lực hành vi dân sự của cá
Trang 28nhân Một người không thé nhận thức và làm chủ hành vi chỉ được xác định làmat năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người đómat năng lực hành vi dân sự Bên cạnh đó, trường hợp một người đã bi Tòa
án tuyên bố người đó mat năng lực hành vi dân sự nhưng đã khỏi bệnh màchưa được Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thìngười đó được xác định là mất năng lực hành vi dân sự về mặt pháp lý nhưngthực tế lại có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi Như vậy, chỉ khi vo,chồng thực sự không thé tự mình thé hiện ý chí được nữa thì mới xem xét ýchí của cha, mẹ hoặc người thân thích khác dé đảm bảo quyên lợi cho người
không thê tự mình thê hiện ý chí đó
Điều kiện thứ hai: Hành vi bạo lực gia đình của vợ, chồng tác động trực
tiếp và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của
người kia Giữa hành vi bạo lực gia đình và hậu quả ảnh hưởng đến tính
mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia phải có mối quan hệ nhân quả Việc
thực hiện hành vi bạo lực gia đình dẫn đến hậu quả tất yêu là gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe, tính thần của bên vợ, chồng là nạnnhân của bạo lực gia đình Việc xác định mức độ ảnh hưởng của hành vi baolực gia đình tới tính mang, sức khỏe, tinh thần cần có sự tham gia của cơ quan
y tế có chuyên môn
1.4 Hậu quả pháp lý của ly hôn
1.4.1 Hậu quả về nhân thân
Sau khi Tòa án giải quyết ly hôn bằng một bản án hoặc một quyết định
thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt,
đồng thời, quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng phát sinh do sự kiệnkết hôn (nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc; nghĩa vụ chung thủy; quyền đại diệncho nhau ) cũng đương nhiên chấm dứt Tuy nhiên, trong thời gian khángcáo ly hôn và giải quyết kháng cáo ly hôn thì quan hệ vợ chồng vẫn tôn tại
Bên cạnh đó, nếu vợ, chồng đã ly hôn lại tái hợp thì pháp luật cũng yêucầu phải tiến hành các thủ tục đăng ký kết hôn mới được công nhận là vợ
Trang 29chồng, Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nam, nữ có
đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật chung sống với nhau như vợchong mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyển, nghĩa vugiữa vợ, chong.”
1.4.2 Hậu quả về tài sản
1.4.2.1 Quan hệ tài sản giữa vợ và chẳng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm
2014 thi “Vo chong có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật địnhhoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận” khi quan hệ hôn nhân của vợ chồng còn
tồn tại Khi vợ, chồng ly hôn thì quan hệ tài sản giữa họ cũng được giải quyết
theo chế độ tài sản mà họ đã lựa chọn
*Truong hop vợ chong lựa chon chế độ tài sản theo thỏa thuận:
Khoản 1 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chong theo thỏa thuận thì việc giảiquyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó.” Điểm b Khoản 1Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thihành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình quy định: “7zường hợp
có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không
bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì ap dụng các nội dung cua văn bản thỏathuận để chia tài sản của vợ chong khi ly hôn” Nhu vậy, khi vợ chồng đã cóvăn bản thỏa thuận về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì khi vợ chồng
ly hôn, sẽ áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận đó dé chia tài sản của
vợ chồng Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợchồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa ántuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luậtđịnh để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định của Điểm a Khoản
1 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TANDTC-VKSNDTC-BTP
*Truong hop vợ chong lựa chọn chế độ tài sản theo luật định:
Trang 30Khoản 1 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Trong trường hop chế độ tài sản của vợ chong theo luật định thì việc giảiquyết tài sản do các bên thỏa thuận” Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạttài sản của vợ chồng và cho phép vợ chồng tự thỏa thuận về việc chia tài sản.Việc vợ chồng tự thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản có ý nghĩa rấtlớn, không chỉ xuất phát từ sự tự nguyện, đáp ứng được nguyện vọng của cácbên mà còn giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng, hạn chế tình trạng tranhchấp kéo dài, tiết kiệm thời gian khi không bị kháng cáo
Khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định mà không tự thỏathuận được việc chia tài sản khi ly hôn hoặc lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa
thuận nhưng thỏa thuận không day đủ, rõ ràng thi tài sản chung của vợ chồng
được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: hoàn cảnh của gia đình và của vợ,chồng: công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triểnkhối tài sản chung: lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như laođộng có thu nhập; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinhdoanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng Luật hôn nhân
và gia đình năm 2014 lần đầu tiên đã căn cứ vào lỗi của mỗi bên trong viphạm quyên, nghĩa vụ của vợ chồng dé xác định tỷ lệ tài sản được chia khi lyhôn Quy định này có thé hiéu là bên nào có lỗi trong vi phạm quyên, nghĩa
vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn thì khi chia tài sảnchung bên có lỗi có thé được hưởng phan tài sản ít hơn so với công sức đóng
góp của họ Tuy nhiên, khi chia tài sản chung của vợ chồng, phải bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên, hoặc con đã thànhniên bị tàn tật hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng laođộng và không có tài sản để tự nuôi minh dé đảm bảo cho họ được ổn địnhcuộc sống Ví dụ như khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của
vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét
và quyêt định cho người vợ hoặc chông trực tiép nuôi con chưa thành niên,
Trang 31con bị hạn chế hoặc mat năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán
giá trị tương ứng với phan tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếungười vợ hoặc chồng có yêu cầu
Tài sản chung của vợ chồng được chia băng hiện vật hoặc theo giá trỊ.Người được nhận tài sản có gia tri lớn hơn so với phần giá tri tài sản mà họđược chia thì phải trả cho bên kia phần giá trị chênh lệch Khi chia tài sản cầnchú ý bảo vệ giá tri sử dụng cua tài sản nên trong trường hợp một tài san nào
đó mà nếu chia bằng hiện vật sẽ làm mất giá trị sử dụng của tài sản thì chiatheo giá trị Khi đó một bên nhận tài sản còn bên kia nhận tiền tương Ứng vớiphần giá tri tài sản họ được chia va giá tri tài sản được xác định theo giá thị
trường tại thời điểm giải quyết sơ thâm vụ việc
Theo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy
định tại Khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản của
riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó Tuy nhiên, tài sản đó
phải hiện còn, nếu đã chi dùng cho gia đình thì không được đền bù và người
có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản của riêng họ thông qua sựthừa nhận của vợ, chồng hoặc bằng các giấy tờ xác nhận ; nếu không chứngminh được thì xác định là tài sản chung của vợ chồng Trường hợp tài sảnriêng của vợ hoặc chồng nhưng đã được vợ chồng thỏa thuận nhập vào tài sảnchung thì khi vợ chồng ly hôn, tài sản đó vẫn được xác định là tài sản chungcủa vợ chồng mà không có quyên đòi lại Trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn
giữa tài sản riêng với tài sản chung mà khi ly hôn, người có tài sản riêng yêu
cầu chia tài sản thì được thanh toán phan giá trị tài sản của mình đóng gópvào khối tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác
1.4.2.2 Quan hệ tài sản của vợ chong đối với người thứ ba
Khi ly hôn, có thé vợ chồng đang thực hiện giao dịch dân sự với người
thứ ba, do đó cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong các giaodịch đó Đối với các giao dịch mang lại lợi ích cho vợ chồng như hợp đồngcho thuê tài sản mà vợ, chông là bên cho thuê thì việc xác định quyên và
Trang 32nghĩa vụ trong trường hợp này rất cần thiết bởi số tiền có được từ việc cho
thuê là rất lớn, người thuê có thể trả trước theo năm hoặc định kỳ hàng tháng,hàng quý, hàng năm.
Đối với các giao dịch mang lại sự bất lợi cho vợ chồng như hợp đồngvay tài sản mà vợ, chồng là bên vay thì cũng cần xác định rõ quyền và nghĩa
vụ của vợ, chồng nhằm đảm bảo quyên lợi đối với bên cho vay Trong thời kỳhôn nhân, vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có thé vay nợ người khác nhằmđảm bảo các nhu cầu thiết yêu cho gia đình thì được xác định là nợ chung vàkhi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được đảm bảo dé thanh toán khoản nợ
đó bởi việc vợ chồng ly tán sau ly hôn thường gây khó khăn cho việc thanhtoán các nghĩa vụ chung, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba Đốivới nghĩa vụ dân sự riêng mà vợ hoặc chồng đã vay mượn tiền, tài sản củangười khác dé cho dùng cho nhu cầu, mục đích riêng của mình thì họ có nghĩa
vụ thanh toán bằng tài sản riêng của mình Nếu tài sản riêng không đủ để
thanh toán thì phải thanh toán băng phan tài sản của người đó trong khối tài
sản chung vợ chồng Pháp luật hôn nhân và gia đình tôn trọng sự thỏa thuận
và quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng nhưng cũng hạn chế cáctrường hợp vợ chồng lợi dụng thỏa thuận chia tài sản chung nham mục đíchtrốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7Thông tư liên tịch 01/2016/TANDTC-VKSNDTC-BTP thì khi chia tai sanchung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyên,nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào thamgia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trườnghop vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà ho có yêucầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng.Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba khôngyêu cầu giải quyết thì Toa án hướng dẫn họ dé giải quyết bang vụ án khác
Trang 331.4.3 Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ doi với con sau khi ly hôn
Về mặt pháp lý, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
vừa là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của cha mẹ, không phụ thuộc vào hônnhân của cha mẹ tồn tại hay chấm dứt Do vậy, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn cócác quyên và nghĩa vụ đối với con chưa thành niên, con đã thành niên không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, pháp luật hôn nhân
và gia đình không phân biệt con là con đẻ hay con nuôi Tôn trọng quyén vakhích lệ cha mẹ thực hiện trách nhiệm đối với con, pháp luật quy định chocha, mẹ có quyên thỏa thuận người trực tiếp nuôi con dựa trên co sở quyền lợicủa con Nếu cha, mẹ không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định việcgiao con cho ai nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, có sự tham khảonguyện vọng của con trên 7 tuổi; con dưới ba sáu tháng tuổi được giao cho
mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện dé trực tiếp
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Con từ đủ 7 tuổi trở lên
nhưng mat năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm
chủ hành vi thì không thể nói lên ý chí của mình nên việc xét nguyện vọngcủa con không đặt ra Pháp luật không quy định rõ đối với trường hợp con từ
đủ 36 tháng tuôi đến dưới 7 tuổi; tuy nhiên, có thể hiểu, việc giao con trong
độ tuôi này cho ai trực tiếp nuôi đưỡng phải căn cứ quyền lợi về mọi mặt củacon Bởi những đứa con trong vụ án ly hôn sau này sẽ là người thiếu tình cảmcủa một bên cha hoặc mẹ cho nên nhăm bù dap va tạo điều kiện tốt nhất chonhững đứa trẻ đó thì cần xem xét đến mọi mặt cũng như mong muốn củachúng dé giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng Trong trường hợp thuận tình
ly hôn, mặc dù cha mẹ đã thỏa thuận được về người trực tiếp ly hôn nhưngTòa án vẫn phải thực hiện thủ tục lây ý kiến của con bởi mọi vụ việc ly hônliên quan đến vấn đề nuôi con từ đủ 7 tuôi trở lên thì thủ tục lấy ý kiến dé xétnguyện vọng của con là bắt buộc; nếu không thực hiện sẽ được xem là viphạm tố tụng Giải đáp số 01/2017/GD-TANDTC ngày 07/4/2017 giải đápvan đề nghiệp vụ tại Khoản 26, Mục IV có hướng dẫn: “dé dam bảo quyền lợi
Trang 34của người con từ đủ 7 tuổi trở lên; phương pháp lay ý kiến phải bảo dam thânthiện với trẻ Tuy nhiên, Tòa án phải căn cứ vào quyên lợi về mọi mặt củangười con để quyết định giao cho một bên nuôi dưỡng” Tuy nhiên, đỗi vớicác trường hợp không xác định được nơi cư trú của con thì Tòa án giải quyếttheo thủ tục chung và căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con dé xem xét,quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con bởi theo quy định tại Điều 214,Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì việc không lay được lời khaicủa các con không phải là căn cứ dé đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự”
Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôidưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sựhoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; cónghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập; tạođiều kiện cho con được song trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận;làm gương tốt cho con về mọi mat; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ
quan, tô chức trong việc giáo dục con; hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọngquyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội
của con và có thé đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ dé thực hiệnviệc giáo dục con khi gặp khó khăn không thẻ tự giải quyết được Không ai cóthé tước đoạt hay cản trở cha, mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con
Tuy nhiên, đối với con chưa thành niên, cha, mẹ có thé bị hạn chế quyền đối
với con nếu cha, mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá
tán tài sản của con; có lỗi sống đồi trụy; xúi giuc, ép buộc con làm những việctrái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
© Khoản 8, Mục II, Giải đáp số 01/2018/GD-TANDTC ngày 05/1/2018 của Tòa án nhân dân tối cao
giải đáp một sô vân đê nghiệp vụ
Trang 35Đối với người trực tiếp nuôi con: Là người cùng chung sống với connên các quyền và nghĩa vụ của họ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụccon gần như không thay đổi so với trước khi ly hôn, vi dụ như quyền đại diệncho con, bôi thường thiệt hại do con gây ra, quyền quản lý tài sản riêng củacon Người trực tiếp nuôi con có các quyền và nghĩa vụ đối với người khôngtrực tiếp nuôi con và gia đình họ như: Yêu cầu người không trực tiếp nuôi conphải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định; yêucầu người không trực tiếp nuôi và các thành viên trong gia đình tôn trọngquyền được nuôi con của mình; yêu cầu thành viên trong gia đình không đượccản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom, chăm sóc, giáo dục con.Theo đó, để đảm bảo lợi ích cho con, người trực tiếp nuôi con có quyền yêucầu người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong việcchăm sóc, nuôi dưỡng, giáo duc con bởi cha mẹ đều bình đăng về quyền vànghĩa vụ đối với con Đồng thời, để đảm bảo cho quyền thăm nom, chăm sóc,giáo dục con của người không trực tiếp nuôi con thì người trực tiếp nuôi con
có nghĩa vụ tôn trọng và không được cản trở người không trực tiếp nuôi conthực hiện quyền và nghĩa vụ của họ đối với con
Đối với người không trực tiếp nuồi con: Thăm nom con là một quyền
cơ bản đối với người không trực tiếp nuôi con, là cơ hội để họ gần gũi con và
thực hiện các quyên, nghĩa vụ khác đối với con mà không ai được can trở
Tuy nhiên, nếu người không trực tiếp nuôi con lạm dụng quyền thăm nom dé
gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc con thì có thé họ sẽ bị hạnchế quyền thăm nom So với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Luậthôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc thăm non con của người khôngtrực tiếp nuôi con không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người đó Sự
kiện ly hôn đã làm cho bên không trực tiếp nuôi con không được chung sống
với đứa con của mình; việc thăm nom thường xuyên sẽ giúp duy trì tình cảmgiữa họ với con Mặc dù vậy, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải tôntrọng quyên của con được chung sông với người trực tiép nuôi con Trong
Trang 36điều kiện cha mẹ ly hôn va con phải sống chung với một trong hai người; dovậy, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi
con thay cho việc nuôi dưỡng theo những thê thức bình thường được áp dụng
lúc cha mẹ còn duy trì quan hệ hôn nhân, quyền này không phụ thuộc vào khả
năng kinh tế mà là trách nhiệm của người không trực tiếp nuôi con Việc cấpdưỡng nuôi con được thực hiện liên tục cho đến khi xuất hiện sự kiện pháp lýlàm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng như người được cấp dưỡng đã thành niên
và có khả năng lao động hoặc có tài sản tự nuôi mình; người được cấp dưỡngđược nhận làm con nuôi; cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đã trựctiếp nuôi con Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con tự nguyện khôngyêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng mà họ có đầy đủ khả năng,
điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng
1.4.4 Quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Trong nhiều trường hợp vợ, chồng đều có cuộc sống vật chất bình
thường khi ly hôn; nhưng sau đó một thời gian, một bên vợ hoặc chồng do
nguyên nhân gi đó, có thé là khách quan hoặc chủ quan mà rơi vào hoàn cảnhkhó khăn; cấp dưỡng được coi như một biện pháp hỗ trợ cho người ly hôntránh được những xáo trộn trong cuộc sống vật chất Vấn đề cấp dưỡng giữa
vo chồng chỉ được đặt ra sau khi ly hôn và quan hệ vợ chồng được chấm dứtbằng ly hôn phải là hợp pháp Có trường hợp sau khi ly hôn, việc kết hôntrước đó lại bị huỷ bằng một bản án hoặc quyết định của Toà án theo yêu cầucua vo, chồng đã ly hôn hoặc của một người thứ ba; khi đó nghĩa vụ cấp
dưỡng phải bị huỷ bỏ.
Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “khi ly hôn nếu bên
khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia
có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.” Như vay, giải quyết việccấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn được đặt ra khi thỏa mãn hai điều kiện:
Thứ nhất, một bên vo, chồng khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấpdưỡng mà có lý do chính đáng Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các
Trang 37văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thé trong việc xác
định lý do chính đáng dẫn tới tình trạng khó khăn, túng thiếu Để quyết định
người có yêu cầu cấp dưỡng có thể được cấp dưỡng hay không thì trước hết
phải xem xét đến khả năng lao động của người có yêu cầu cấp dưỡng Nếu
người có yêu cầu cấp dưỡng là người già yêu hoặc người bị 6m đau, tàn tậtnên hạn chế hoặc mat khả năng lao động dẫn đến tình trạng khó khăn trongcuộc sống thì họ có thê được cấp dưỡng Đối với trường hợp người có yêu cầucấp dưỡng có khả năng lao động nhưng thu nhập thực tế không đủ đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của cuộc sống: ví dụ như khi phải trực tiếp chăm sóc, nuôi
dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mat năng lực hành
vi dân sự, không có khả năng lao động cũng làm hạn chế thời gian lao động
có được thu nhập của họ hoặc trường hợp một bên vợ, chồng ở nhà nội trợ,
chăm sóc con cái sẽ gặp khó khăn khi tìm việc làm tạo ra thu nhập sau ly hôn
thì cũng được coi là có lý do chính đáng cho yêu cầu cấp dưỡng Tuy nhiên,
chỉ khi nào căn cứ vào mức thu nhập thực tế, khả năng về tài sản và nhu cầu
thiết yêu của người có yêu cầu cấp dưỡng mà Tòa án nhận định răng họ sẽgặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về đời sống vật chất thì Tòa án mới chấp nhậngiải quyết yêu cầu cấp dưỡng của họ Nếu người có yêu cầu cấp dưỡng tuymức thu nhập và tài sản không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thânnhưng họ có khả năng lao động mà không chịu lao động thì không thể đượccấp dưỡng
Thứ hai, bên được yêu cầu cấp dưỡng có khả năng cấp dưỡng Pháp
luật hôn nhân và gia đình chưa có quy định rõ ràng về việc xác định như thế
nào là có khả năng cấp dưỡng Có thé hiểu người có khả năng cấp dưỡng là
người có thu nhập thường xuyên, trước hết thu nhập phải đảm bảo nhu cầu
thiết yếu cho cuộc sống của họ và những người mà họ có nghĩa vụ chăm sóc,nuôi dưỡng, cấp dưỡng Nghia vụ cấp dưỡng chỉ đặt ra nếu sau khi trừ hết cácchi phí cần thiết và các nghĩa vụ phải thực hiện mà người đó vẫn còn dư thunhập hoặc tài sản; đồng thời, việc sử dụng tài sản để cấp dưỡng không ảnh
Trang 38hưởng đến cuộc sống lâu dài của bản thân người đó Việc cấp dưỡng giữa vợ
và chồng sau ly hôn cần có sự tự nguyện của bên được yêu cầu cấp dưỡng bởikhi họ không muốn cấp dưỡng, có thể họ sẽ không cung cấp thông tin chínhxác về thu nhập và tài sản của mình; đồng thời, ly hôn là cham dứt quan hệhôn nhân, các bên thường không muốn liên quan và có trách nhiệm với nhau,nhất là khi họ đã kết hôn với người khác
Trang 39Kết luận Chương 1
Ly hôn là hiện tượng xã hội diễn ra phổ biến, tiềm ân những tác động
tiêu cực đối với xã hội nên việc kiểm soát tình trạng ly hôn và điều chỉnh mộtcách có trật tự các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chấm dứt hôn nhân
là trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội Thời gian qua, Nhà nước ta đãban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh ly hôn, đặc biệt làLuật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã làm hình thành một chế định pháp lýchuyên biệt - chế định ly hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam,
là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền ly hôn và giải quyết ly hôn Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những sửa đổi, bổ sung thêm cho chếđịnh ly hôn so với Luật hôn nhân và gia đình của các năm trước nhằm phùhợp hơn với thực tiễn cuộc sống Trong đó có bổ sung chủ thé có quyền yêucầu ly hôn là cha, mẹ, người thân thích khác của người tâm thần; căn cứ ly
hôn áp dụng cho từng trường hợp ly hôn; căn cứ chia tài sản theo chế độ tàisản thỏa thuận trước khi kết hôn, độ tuổi cần xem xét nguyện vọng của conkhi xác định người trực tiếp nuôi con sau ly hôn Tuy nhiên, sau hơn ba năm
ké từ ngày có hiệu lực, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn còn nhữngquy định về ly hôn gây vướng mắc trong quá trình áp dụng và cần phải hoànthiện để nâng cao chất lượng giải quyết cho Tòa án Trên cơ sở phương phápluận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh vàquan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bằng phương pháp phân tíchtổng hợp và so sánh, Chương 1 của luận văn đi sâu phân tích, làm rõ khái niệm
ly hôn, quyền ly hôn, căn cứ ly hôn, hậu quả pháp ly của ly hôn và nội dung
điều chỉnh pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành về ly hôn
Trang 40CHƯƠNG 2
THỰC TIEN GIẢI QUYET LY HON TAI TOA ÁN NHÂN DAN
HUYEN BA Vi VA MOT SO KIEN NGHI
2.1 Thực tiễn giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Ba Vi
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Ba Vi
Ba Vì là huyện nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô, có điện tích tự nhiên
424 km?; dân số hơn 265 nghìn người, toàn huyện có 31 xã, thi tran, trong đó
có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hong Trên địa ban huyện có ba dân tộc
chủ yếu sinh sống là Kinh, Mường, Dao, lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hóa cộngđồng giàu bản sắc Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận
lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong
đó có thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước TừTrung tâm huyện ly theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồngbăng Bắc bộ hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc Đồng thời cũng từ
trung tâm huyện ly theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao
lên Tây Bắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc.Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như
411A,B,C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông
Đà thông thương giữa các vùng, miễn, các tỉnh, huyện bạn Với những lợithế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợitrong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học
- kỹ thuật dé phat triển kinh tế với co cau da dạng: nông nghiệp, dịch vụ, dulịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Ba Vì được coi là huyện ngoại thànhlớn nhất Hà Nội và có nhiều tiềm năng về du lịch - dịch vụ đang được khaithác Vùng núi Ba Vì chiếm gần 50% diện tích toàn huyện, với trung tâm là
ngọn núi Ba Vì cao 1.296 mét Hệ động thực vật phong phú và quý hiếm đang
được bảo tồn tại các trung tâm sinh thái động thực vật quốc gia Nhiều địađiểm du lịch được du khách trong và ngoài nước biết đến như Ao Vua,Khoang Xanh, Suôi Hai, Suôi Tiên, Thác Da và nguôn suôi khoáng nóng