1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử

138 8 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Tác giả Đào Hùng Cường
Người hướng dẫn TS. Phan Văn Kiên
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị báo chí truyền thông
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 36,07 MB

Nội dung

Báo chí là một lực lượng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xãhội trong tiễn trình xây dựng một xã hội thực sự dân chủ; bài báo “Máy vấn đề về báo chí phản biện xã h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

ĐÀO HÙNG CƯỜNG

VE CHINH SACH CONG TREN BAO DIEN TU

LUẬN VAN THAC SĨ

QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO HÙNG CƯỜNG

GIÁM SAT VA PHAN BIEN XÃ HOI

Chuyên ngành: Quản trị báo chí truyền thông

Mã sô: Thí điêm

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Giám sat và phản biện xã hội về chính sách công

trên báo điện tử” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học

của TS Phan Văn Kiên

Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực,đáng tin cậy và chưa được công bố ở bat kỳ công trình nào khác; các thông tin tríchdẫn trong luận văn được trích dẫn rõ nguồn gốc, đầy đủ theo quy định

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung, kết quả trong quá trình

thực hiện nghiên cứu luận văn này.

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Giám sát và phản biện xã hội về chính sáchcông trên báo điện tử”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện củacác tập thể và cá nhân Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS PhanVăn Kiên, người đã định hướng và đồng hành cùng tác giả trong cả quá trình nghiên

cứu.

Xin cảm ơn Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo đã tận tìnhgiảng dạy, chia sẻ, cung cấp kiến thức và tạo điều kiện để tác giả hoàn thiện luận

văn này.

Xin cảm ơn các nhà báo tại báo điện tử Vnexpress.net và Daidoanket.vn đã giúp

đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.

Tác giả chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp đã độngviên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực

hiện và hoàn thành luận văn.

Luận văn chắc chắn có có những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự

góp ý của các nhà khoa học, quý thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp dé công trình

nghiên cứu này được hoàn chỉnh hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT 2© 2+S+£2EE+2EE£EEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrkrrrree 4DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN -2- 52552 ccEecxerkrrrrrkerxees 5DANH MỤC CÁC BANG TRONG LUẬN VĂN ©5- 552 ccEcExerkerrrrrerrees 7DANH MỤC CÁC BIEU ĐỎ TRONG LUẬN VĂN 2-55 5ccccccccccscrxees 8

"927905 -: 9

1 Lý do chọn đề tài - ¿5s s22 E2EEEEEE21121127157121121121111111111111 11.1111 crey9

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -¿- 2¿+¿2+2x++zx+zzxezxesrsz 10

2.1 Những nghiên cứu mang tính lý luận cơ bản về giám sát và phản biện xã hội 102.2 Những nghiên cứu về giám sát và phản biện xã hội của báo chí 12

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU ¿55 + 1E S3 E**EESvEEEeEreEeeerrrkrreeerkree 14

3.1 Mục đích . - 2111111121111 111kg ng ng 14

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ¿22 s5x2x2E+EEEEEEE 2212212121112 cEkcrke 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU -. - 2-2 2+ +E+SE£EE+EE+EE2EEEEEEerEerkerkrrkrrkee 15

4.1 Đối tượng nghiên CỨu 2-2-2 2+ E+SE+EE£EEE2EEEEEEEEEEEE2EEEE1E71712211 111L 15

4.2 Pham vi nghién 0n 15

5 Co sở ly thuyết va phương pháp nghiên cứu ceccececeescesessessessesseseesessessessessesseaee 15

5.1 Cơ sở lý thuyẾT 2-52 Ss E2 E2 1EE1E7112112112711112112111111121111 111111111 cre 15

5.2 Phương pháp nghién CỨU <1 9x 911911911 1 1 vn nh ng rưy 16 5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài lIỆU - 5 5 23+ 3E ESeEEseeereeeereeeeree 16

5.2.2 Phuong phap phan tich 1 16

5.2.3 Phương pháp thống kê o ccecscssscsssesssessesssecsscssecssessecssecssscsesssecssecsssesecasecsseess 165.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học bang anket 2-5 ©z+cs+cx+zxzsz 175.2.5 Phương pháp phỏng vấn sâu 2-2 2S +E+EE£EE+EE£EEEEEZEEEEEEEerkerkrrkrree 18

5.2.6 Phurong phap So Sanh nh 18 5.2.7 Phuong pháp nghiên cứu trường hợp ee eeceesceeeeseeeneeeeeeeeeeeeeseeeeeeseeeaeens 18

6.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiÊn CỨU - « s<++<++ec+sexsss 19

6.1 Ý nghĩa lý luận -¿- 5-52 2S EE2E1511871111121121111111211211 1111.11.1111 xe 196.2 Ý nghĩa thực tiễn - ¿52-52 < SE E2 12E1E71211211211111112112111121 1.111 xe 19

7 Cấu trúc của luận văn + + + +++E£+EE+EE£EEE2EE2E1271717112117171.711 21111 T1cxe 19Chuong 1 NHUNG VAN DE LY LUAN VE GIAM SAT VA PHAN BIEN XA HOI

VE CHÍNH SÁCH CONG TREN BAO ĐIỆN TU ecsscsssessessssssessessesssessessessessseeseeseess 20

1

Trang 6

1.1 Các khái niệm liên quan đên van đê nghiên cứu -++<ss+<x+sssexss 20

ID Khai mid 214m 8 3 20

1.1.2 Khái niệm giám sát xã HỘI - - - - - 2 2E 1v vn ng tr 21

1.1.3 Khai nigm phan 0 1n 22 1.1.4 Khái niệm phản biện xã hộỘI eeeceeeeceeseeeeeseeaeeaeeseeaeeeeeeeeeeeseeeeaes 23

"1 33

1.3.1 Chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo điện tử - 33

1.3.2 Cơ chế báo điện tử thực hiện chức năng giám sát va phản biện xã hội 33

1.3.3 Nguyên tắc dé báo điện tử thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội

dẦẢẢẦẦỶỞÝÉÔ 35

1.4 Nội dung phương thức giám sát và phản biện xã hội của báo điện tử 36

1.4.1 Nội dung giám sát và phản biện xã hội - 55-5 + *++scxsseesssess 36

1.4.2 Phương thức giám sát và phản biện xã hội ¿5c 55+ + ++sssexses 36

1.5 Yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của báo chí 37

1.6 Tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát và phản biện xã hội cua báo điện tử 38

Tiểu kết Chương | - 2-2 2 £+E9SE9EE9EE9EEEEE2EE2E2121717111211211211211 211111110 40Chương 2 THỰC TRANG GIÁM SAT VA PHAN BIEN XÃ HỘI VE CHÍNHSÁCH CONG TREN BAO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS.NET VA DAIDOANKET.VN 41

2.1 Ở khía cạnh nội dung o.ceecceceeccecsessessesesscesessessessessesscssesessessessessessesscasesessesseeseeees 41

2.1.1 Nội dung giám sát và phản biện xã hội về các dự thảo, đề án, CSC 43

2.1.2 Đưa ra cơ sở khoa học, những kinh nghiệm thực tiễn, hợp lý hay bắt cập đối

với các dé án, quyết sách, CSC -:- + ©k+E1 E1 152127171511211211111211 2111111 xe, 412.1.3 Tham gia phát hiện các sai phạm, chống tiêu cực quan liêu, tham nhũng

CSC (3 55

2.2 Ở khía cạnh hình thức v ccccccccccscscssesessesescecsesecsesvsecsesvsecacsvsueucsesvseceeseseaeateneeeaeeves 56

2.2.1 Tổ chức các chuyên trang, chuyên mục - 2-2 2 2+s+zx+z++zx+zxzxeez 57

2

Trang 7

2.2.2 Thé hiện ở các thể loại báo chí - - + Sx+x+E£EvEk+EeEeEk+EeEeExekerererxexee 58

2.3 Phương thức giám sát và phản biện xã hỘI - - - 5 3c * + sssessserese 59

2.3.1 Cung cấp thông tin phong phú, phân tích, đánh giá da chiêu 612.3.2 Số hóa đữ liệu, đa phương tiện, đa nên 15017 622.3.3 Tô chức thảo luận trực tiếp trên báo điện tử - 2-2 2+s+zs+zx+zxzceee 672.4 Hiệu quả giám sát và phản biện xã hội về chính sách công . 74

2.4.1 Mức độ tiếp nhận ¿- 2: +¿+2++2E++EE2EEE2EE221122121127112711211 21121 742.4.2 Mức độ thảo luận, phản hồi của công chúng -2- 2 252 s2 +2 5+2 77

2.4.3 Danh gia tte CONG 2ì 0n 80

II 008‹ 100i nngáiảiủDộẢỶÝ44 , 82Chương 3 NHUNG VAN DE RUT RA VÀ MOT SO GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAITRO GIAM SAT VA PHAN BIEN XÃ HOI VE CHÍNH SÁCH CONG TREN BAO

9080021255 .4 ,ÔỎ 83

3.1 Đánh giá vai trò giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện

tử Vnexpress.net và DaIdOanike€f.VII s1 HH HH ngư 83

ch vi CONG oo 83

k1 853.2 Những van đề rút ra từ kết quả nghiên cứu -2- + +++c++cx++rxe+rxzrseee 86

3.2.1 Về nội dung giám sát và phản biện xã hội về chính sách công của báo chí.863.2.2 Về phương thức thực hiện giám sát và phản biện xã hội về chính sách công

Isi0800/90 1 116 PHU LUC 2': - G11 91 919g TH HH HH HT Thọ TT HH Hưng 122

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Từ viết tắt Giải thích

Ứng dụng nói chung trên hệ điều hành Android và iOS

Báo điện tử

BHXH Bảo hiểm xã hội

Bộ TT&TT Bộ Thông tin và Truyền thông

CQNN Co quan Nha nước

CSC Chính sách công

Daidoanket.vn Báo điện tử Đại Đoàn Kết

ĐBQH Đại biểu Quốc hội

DHKHXH&NV Trường Đại học Khoa học Xã hội va Nhân van

GS&PBXH Giám sát va phan biện xã hội

MXH Mạng xã hội

Tiến sĩUBND Ủy ban Nhân dân

UBTƯ MTTQ Việt Nam | Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Vnexpress.net Báo điện tử Vnexpress

N

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Hình 1.1: Mô hình hóa khái niệm về lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Nguồn:

https://faculty.]su.edu/fakenews/about/agenda-setting.php) - -«-<<+<«+ 29

Hình 1.2: Mô hình khái niệm lý thuyết dòng chảy hai bước và mô hình dòng chảy ba

Hình 2.1: Bình luận của độc giả dưới bài báo “Người có nhiều nhà, đất sẽ bị áp thuế

cao” trên BDT VneXDT€SS.TI€Í - Gv re 45

Hình 2.2: Kết quản thăm dò ý kiến công chúng của Vnexpress.net trên bài báo “Đề

xuất hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần” ngày 6/3/2023 của tác giả Hồng

000 52 Hình 2.3: Giao diện BDT Daidoanket.VII - G55 2 332222113 2211 E2 cv ervec 57 Hình 2.4: Giao diện BDT VneXpT€SS.TT - - G G 111v SH TH ng rg 58

Hình 2.5: Đồ hoa được báo Daidoanket.vn tích hợp trong bai ‘Déng Nai triển khaihiệu quả Dé án 06” ngày 19/12/2022 . -2:©2++2+22EE2EEE21122122212217112712211 21 cre.63

Hình 2.6: Thăm dò ý kiến (tương tác) độc giả về việc đóng BHXH để được hưởnglương hưu được tích hợp trong bài “Lợi - hại khi giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội

dé hưởng lương hưu” trên Vnexpress.net ngày 6/3/2023 ¿©2+©sz+cx2cxzei 64

Hình 2.7: Video được tích hợp trong bài “Lợi - hại khi giảm số năm đóng bảo hiểm xã

hội dé hưởng lương hưu” trên Vnexpress.net ngày 6/3/2023 -:- s55: 64

Hình 2.8: Trình diễn trực quan dt liệu (biểu đồ động) được tích hợp trong bài “Lương

hưu chệch “đường ray’” trên báo Vnexpress.net ngày 30/3/2023 - -«- 65

Hình 2.9: Trình diễn trực quan đữ liệu (biểu đồ động) được tích hợp trong bài “Lương

hưu chệch “đường ray’” trên báo Vnexpress.net ngày 30/3/2023 -‹+-++ 66

Hình 2.10: Âm thanh (podcasts) được sử dung chính trong bai “Sống với lương hưudưới chuẩn nghẻo”” trên báo Vnexpress.net ngày 28/6/2022 -: -:-:-: 66

Hình 2.11: Kênh Youtube và Facebook của Vnexpress.net thu hút lượt đăng ký rất lớn.

Ảnh chụp màn hình ngày 24/4/2023 -¿- 2 2+S£+E+E£EE£EE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkee 67

Trang 10

Hình 2.12: Các phản hồi trực tiếp bài báo và những trả lời của công chúng về các phảnhồi đưới bài báo: “Tối thiểu 15 m2” của tác giả Nguyễn Văn Dinh, Chuyên gia pháp lý

đăng ngày 28/3/2023 trên VneXpT€SS.T€f - 5 2G 3 HH ng ng, 68

Hình 2.13: Phản hồi cấp 1 và phản hồi cấp 2 trong bài: “Tối thiểu 15 m2” 71

Hình 2.14: Phản hồi của công chúng trong bài: “Tiêu sạch bảo hiểm” 72

Hình 2.15: Bình luận của công chúng về bài báo: “Tối thiểu 15 m2” của tác giảNguyễn Văn Dinh ngày 28/3/2022 được tòa soạn không cho hiển thị trên kênh

Facebook của Vn€X€SS.H€( G5 1E 1E HH HH 73

Hình 2.16: Phản hồi cấp 2, cấp 3 được xuất hiện trên kênh Facebook này 01/2/2023của bài báo: “Thang Co thèm me” tác giả Nguyễn Hằng . 2- 2-5555: 74

Trang 11

DANH MỤC CAC BANG TRONG LUẬN VĂN

Bang 1: Bảng mã và thông tin nhân khâu học của các đối tượng phỏng van sâu 18

Bảng 2.2: Khảo sát tuyến bài “Căn cước công dân gắn chíp” và “Bỏ số hộ khâu giấy”

từ 01/01/2022 đến 31/3/2(24 -¿ 2 k+Sk+EE+EE+EEEEEEEE2E12717171121122171711211 21210.44Bảng 2.3: Khảo sát tuyến bài ở loạt bài về “Dự án buýt nhanh BRT Hà Nội” trên

một lân” trên VneXDT€SS.TI€( - G1 1190119 1H HH HH He 54

Bang 2.7: Bảng thống kê các chuyên gia tham gia GS&PBXH về van dé “rút BHXHmột lần” trên Daidoanikef.VI -¿- 5:6 St E+E‡EEEEEE‡EEEEEEEEEEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEkrkrrrrrree 55

Bảng 2.8: Tỷ lệ thể loại báo chí được Vnexpress.net và Daidoanket.vn thực hiện ở

`dụng ở “Dự án buýt nhanh BRT Hà Nội” và vấn đề “rút BHXH một lần” thời gian từ01/01/2022 đến 31/3/2023 ccescccsessesssessessesssessessessessuessessessessussssssessessusssessessessssseeseeseess 59

Bang 2.9: Kết quả khảo sát phương thức GS&PBXH về CSC trên BĐT Vnexpress.net

Bảng 2.14: Kết quả phân loại phản hồi (bình luận) của độc giả trên mục Chính trị &

chính sách báo Vnexpress.net trong thời gian từ 01/01/2022 đến 31/3/2023 77

Trang 12

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÒ TRONG LUẬN VĂN

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh tuyến bài "Dự án buýt nhanh BRT Hà Nội trên

Vnexpress.net va Daldoarik€(.VIN G1119 HH re 48

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ ty lệ phản hồi của công chúng trên Vnexpress.net qua bài báo

“Khoảng 800.000 người rút BHXH một lần mỗi năm” . 2-2 2 s2 sz£++£z+s+2 53

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ so sánh ty lệ tìm kiếm trên toàn cầu của hai báo Vnexpress.net(màu xanh) và Daidoanket.vn (màu đỏ) từ 01/01/2022 đến 31/3/2023 75

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ so sánh tỷ lệ tìm kiếm trên toàn cầu phân bồ theo khu vực của haibáo Vnexpress.net (màu xanh) và Daidoanket.vn (màu đỏ) từ 01/01/2022 đến

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giám sát và phản biện xã hội của báo chí là một trong những vai trò quan trọng

đối với đời sông xã hội Tại Đại hội Dang lần thứ VIII, Dang Cộng sản Việt Nam đãchính thức ghi nhận và khang định báo chi và truyền thông đại chúng là một trong bốn

hệ thống giám sát xã hội Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí khôngchỉ thé hiện vai trò cung cấp thông tin chân thực, khách quan theo cả hai chiều, từ chủthé quản lý đến khách thé quản lý và ngược lại mà còn thể hiện chính kiến, quan điểmđối với các vẫn đề của thực tiễn đời sống xã hội Thông qua báo chí, người dân có thểphát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các van đề trong đời sống xã hội, qua đó,thé hiện sự GS&PBXH của mình

Tại Việt Nam, vấn đề GS&PBXH nói chung và vấn đề báo chí giám sát và phảnbiện xã hội nói riêng bắt đầu được tập trung nghiên cứu từ những năm 2000 [5, tr 51]

Từ đó đến nay, có nhiều cuốn sách, bài báo và công trình khoa học đã tập trung nghiêncứu về báo chí GS&PBXH ở nhiều góc tiếp cận khác nhau

Điều 3, Luật báo chí 2016 có quy định bốn loại hình báo chí: Báo in, Báo nói,Báo hình và BĐT [54] Với các đặc trưng va lợi thế vốn có của loại hình báo chí hiệnđại, BĐT đã và đang thê hiện sự nổi trội trong thực hiện GS&PBXH, đặc biệt là cácCSC của Đảng và Nhà nước đã đề ra Bởi thế BĐT trở thành kênh truyền thông quantrong được công chúng sử dụng hàng ngày, nó tạo ra “diễn đàn” dé các tang lớp xã hộiđánh giá, bình luận, đối thoại, giám sát và phản biện xã hội

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ SỐ, mạng xã hội đã tạo ra nhiều kênhtruyền thông mới, thay đổi cách thức tiếp cận thông tin của công chúng Với thế mạnhnhư tính tương tác, kết nối, đa phương tiện, đa hướng nhìn, phân phối thông tin nhanh

và toàn cầu, khả năng tương tác trực tiếp Do đó, việc nghiên cứu GS&PBXH trênBDT sẽ cho thay vai trò của báo chí truyền thống trong bối cảnh truyền thông mới

Trong thời đại thông tin bùng nỗ như hiện nay, sự lan truyền nhanh chóng củacác thông tin gia mạo, sai sự thật trên mạng xã hội doi hỏi báo chí phải đây mạnh giámsát, phản biện dé định hướng dư luận xã hội Ngoài ra, áp lực cạnh tranh về thông tingiữa các kênh truyền thống và truyền thông mới đòi hỏi báo chí phải chủ động, sáng

9

Trang 14

tạo trong GS&PBXH dé thu hút độc giả Đây là van dé then chốt cần nghiên cứu.

Bên cạnh đó, xu hướng quan tâm đến các vấn đề xã hội, chính sách công ngàycàng tăng trong cộng đồng Báo chí cần lắng nghe và đáp ứng nhu cầu này thông quaGS&PBXH hiệu quả Nghiên cứu về chủ đề này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạtđộng của báo chí Từ đó, khăng định vai trò GS&PBXH của BĐT ngày càng đượcnăng lên, góp phần hoạch định chính sách, thực thi công vụ của Đảng và Nhà nước

Theo đó, rất cần một “mặt trận” thé hiện các thông tin chính thống, độc lập dé

đánh giá, giám sát, phan biện hiệu quả của CSC tới công chúng nhanh nhất dé ngườidân biết, dân hiểu, cùng đồng lòng với Đảng, Nhà nước xây dựng đất nước Đó là quátrình giám sát và phản biện mọi nơi, mọi lúc Bởi thế, giám sát và phản biện của BĐTđóng vai trò cấp thiết trong việc đánh giá và đấu tranh với các vấn đề liên quan đến các

CSC.

Việc tiếp cận đa chiều hon về hiệu qua GS&PBXH về CSC của BĐT là van đềcần có những cách tiếp cận, nghiên cứu mới Từ thực trạng và xu thế phát triển củabáo chí, các tiếp cận mới có thé bổ sung những góc nhìn mới, dé góp phần thúc đây sựnghiệp xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh

Từ những phân tích về tính cấp thiết đó, học viên chọn đề tài “Giám sát vàphản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử” (khảo sat dữ liệu trên báo điện

tử Vnexpress và Đại Đoàn Kết từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/03/2023) làm luận văntốt nghiệp bậc thạc sĩ chuyên ngành quản trị báo chí truyền thông

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có nhiềucông trình nghiên cứu và các bài viết đã bàn về vai trò của báo chí trong xã hội, vai trò

GS&PBXH của báo chí.

Luận văn đi sâu vào tiếp cận hướng nghiên cứu về GS&PBXH có liên quantrực tiếp đến đề tài tác giả nghiên cứu Đó là các nghiên cứu mang tính lý luận cơ bản

về GS&PBXH và các nghiên cứu về GS&PBXH của báo chí truyền thông

2.1 Những nghiên cứu mang tính lý luận cơ bản về giám sát và phản biện

xã hội

10

Trang 15

Đây là hướng nghiên cứu được nhiều học giả quan tâm, các nghiên cứu này đềuhướng vào giải quyết các van đề cơ bản của GS&PBXH Kê đến các công trình nghiêncứu và các bài viết về vấn đề này như: Bài báo “Về vai trò giám sát xã hội và phản

biện xã hội cua báo chí Việt Nam” của tác giả Đặng Thu Hương đăng trên Tạp chi

Cộng sản số 846 năm 2013 [64], bài báo đã chỉ ra báo chí là nhân tó, là phương tiện có

sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội.

Báo chí là một lực lượng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xãhội trong tiễn trình xây dựng một xã hội thực sự dân chủ; bài báo “Máy vấn đề về báo

chí phản biện xã hội” của tác giả Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Dững đăng trên Tạp

chí Lý luận chính trị số 12 năm 2015 [58], công trình góp phần nhận diện bản chất van

đề báo chí phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số khuyến nghị

khoa học nhằm tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả báo chí phản biện xã hội; bàiviết “GS&PBXH hiện nay” của tác giả Đặng Hùng Võ [63] đã dé cập đến tầm quan

trọng đặc biệt công tác giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, cũng như

vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc thúc đây tham gia giám sát của các tổ chức xãhội và người dân Đồng thời cũng chỉ ra việc lay ý kiến của tô chức, công dân chính làcách để thực hiện tiếp nhận các ý kiến phản biện xã hội về chính sách công: bài báo

“Vai trò giám sát xã hội của các tổ chức xã hội đối với các vấn dé về quyển conngười” của tác giả Nguyễn Như Phát đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11năm 2018 [27], bài báo giới thiệu về vai trò, thực trạng pháp luật và thực thi pháp luậtliên quan đến giám sát của các tô chức xã hội đối với các van đề về quyền con người;bài báo “Moi quan hệ giữa Nhà nước và tổ chức xã hội trong việc thực hiện giám sát

xã hội ở Việt Nam” của tác giả Phạm Sỹ Nguyên đăng trên Tạp chí Công thương số

20, thang 8 năm 2020 [57], bài báo bàn về mối quan hệ giữa Nhà nước và tô chức xã

hội trong việc thực hiện giám sát xã hội ở Việt Nam; bài báo “Tinh phản biện xã hội

của báo chí hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Dững đăng trên Tạp chí Cộng sản năm

2021 [45], bài báo đã nêu bật phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí, đồngthời chỉ ra tính chất cơ bản của phản biện xã hội Bài viết cũng đưa ra các vấn đề báochí tham gia phản biện xã hội đối với CSC, các van đề kinh tế - xã hội và đời sống

hiện nay

Hướng nghiên cứu lý luận cơ bản về GS&PBXH còn được thê hiện ở các côngtrình nghiên cứu, các bài viết phân tích cơ sở khoa học, vai trò, nội dung, chủ thể,nguyên tắc, phương thức của GS&PBXH Các công trình nghiên cứu, các bài viết

11

Trang 16

tiêu biểu như: bài báo “Nhà báo với vấn dé GS&PBXH” của tác giả Nguyễn Văn

Dững đăng trên Tạp chí lý luận chính tri năm 2017 [8], bài báo làm rõ nhận thức, thái

độ của nhà báo và công chúng đối với vấn đề giám sát, phản biện xã hội; bài báo

“Giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất dai” cua tác giảHoàng Thị Vĩnh Quỳnh đăng trên Tạp chí Pháp luật và thực tiễn điện tử, Số 43 năm

2020 [28], bài báo tập trung làm rõ quy định giám sát, phản biện xã hội đối với quản lý

và sử dụng đất đai, những kết quả và trở ngại của quy định này trên thực tế, từ đó đưa

ra một số biện pháp nhăm nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả của hoạt động giámsát, phản biện xã hội trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam hiện nay;bài báo “GS&PBXH - những vấn dé từ thực tế: đối diện những vấn dé nóng;GS&PBXH - những van dé từ thực tế” của tác giả Song Linh (báo Nhân Dân số rangày 13/01/2021) [53], bài viết nhấn mạnh vai trò Giám sát và phản biện xã hội củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; bài báo “Thực trạng vàmột số giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giám sát, phảnbiện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” của tác giả Phạm Thu Hương đăng trênTạp chí Công thương năm 2021 [51], bài báo nêu rõ thực trạng và đề xuất một số giảipháp tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam

Có thể thấy, những bài viết trên, các tác giả đi sâu vào các nội hàm củaGS&PBXH, các tiếp cận chủ yếu là dưới góc độ chính tri học, xã hội học

2.2 Những nghiên cứu về giám sát và phản biện xã hội của báo chí

Van đề GS&PBXH của báo chí tuy không mới nhưng là van đề được nhiều họcgiả rất quan tâm nghiên cứu Khi đề cập đến giám sát xã hội thường đi kèm với phảnbiện xã hội trong các công trình nghiên cứu và các bài viết liên quan

Bài báo “Nhận diện chức năng giảm sát xã hội và phản biện xã hội của báo chí Việt Nam” của tác giả Nhạc Phan Linh đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội,

số 9 năm 2017 [55], bài báo tập trung giới thiệu quan điểm của hai nhóm đối tượngliên quan là nhà báo và công chúng về các chức năng giám sát xã hội và phản biện xãhội của báo chí Mục tiêu hướng đến là nhằm phát huy và nâng cao hơn nữa chấtlượng của giám sát xã hội và phản biện xã hội của báo chí - truyền thông, vốn không

12

Trang 17

chỉ là một thiết chế xã hội, mà còn là một “lực lượng quyền lực” trong hệ thống kinh tế

- chính trị quốc gia Tuy nhiên, bài báo chưa xem xét một cách tổng thé vai trò

GS&PBXH của báo chí.

Những năm gần đây, có nhiều luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ đã chọnGS&PBXH làm đề tài nghiên cứu Tiêu biểu như: Chức năng phản biện xã hội củabáo chí ở Việt Nam (Luận án tiễn sĩ chính trị học của Nguyễn Văn Minh, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền, năm 2014) [24]; Vai tro của bao in trong thực hiện chức

năng giám sat va phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay (Luận an Tiến sĩ báo chí họccủa Nguyễn Quang Vinh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2017) [39]; Phảnbiện xã hội trên BPT (Luận án tiễn sĩ báo chi của Trần Xuân Than, DHKHXH&NV,

năm 2017) [31]; Vai tro phản biện xã hội và hướng du luận xã hội của BĐT (Luận an

tiễn sĩ báo chí của Phan Văn Kién, ĐHKHXH&NV, năm 2020) [22]

Nổi bật nhất về nghiên cứu lĩnh vực GS&PBXH của báo chí là nghiên cứu của

nhóm tác giả Nguyễn Văn Dững năm 2017: “Báo chí giám sát, phản biện xã hội ở Việt

Nam”, công trình đã nghiên cứu sâu về bản chất của GS&PBXH của báo chí ViệtNam, công trình gan đã gắn vai trò giám sát xã hội và phản biện xã hội luôn song hànhcùng nhau Các tác giả Nguyễn Văn Dững, Phan Xuân Sơn, Đỗ Thu Hằng, Hồ BấtKhuất, Nguyễn Thị Trường Giang, Nguyễn Ngọc Oanh, Đinh Thị Thu Hằng đã khangđịnh rang “wu thé của Báo mạng điện tử là trực tuyến (online), truyền thông daphương tiện (multimedia communications) và forum - diễn đàn trực tuyến có thểnhanh chóng hình thành, kết nói và tổ chức Dư luận xã hội thành sức mạnh thực tétrong giám sát, phan biện xã hội Nhờ những thé mạnh đặc trưng này, vai trò, vi thécủa công chúng trong giám sát, phản biện xã hội được phát huy tối đa; cũng nhờnhững thế mạnh đặc trưng này, Báo mạng điện tử có khả năng kết nổi với MXH,truyền thông xã hội dé có thể phát huy tối đa nguồn lực và sức mạnh xã hội” [5, tr

318].

Bài báo “Báo chí phải lam được chức năng phản biện và giám sát” đăng trên

báo Đầu tư điện tử ngày 21/6/2022, Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin vàTruyền thông nhận định “Còn muốn giám sát, không có cách nào khác, nhà báo phảisát dân, sát với thực tế cuộc sống hàng ngày Chỉ khi nào báo chí nói thay được tiếng

13

Trang 18

nói của dân, khát vọng của dân, mong muốn của dân, báo chí thực sự là của dân, thì

mới làm tron vai tro giám sat” [47].

Hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy vai trò GS&PBXH của báo chí trong bốicảnh hiện nay” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức ngày 16/6/2022, tại HàNội Từ nhiều góc nhìn khác nhau, các diễn giả, nhà khoa học và các nhà báo đã đưa

ra bức tranh toàn diện về vấn đề phát huy vai trò GS&PBXH của báo chí; cung cấpluận cứ khoa học nhằm kiến nghị với Đảng và Nhà nước dé ban hành chủ trương,chính sách đúng dan, kịp thời [49]

Như vậy đã có nhiều tác giả với các công trình nghiên cứu tiếp cận đề tài, luậnvăn dưới các góc độ khác nhau, tuy nhiên, nghiên cứu trên hai trường hợp cụ thé của

báo điện tử Vnexpress.net và Daidoanket.vn với những trường hợp nghiên cứu trong

vài năm gần đây thì chưa có công trình nào đề cập trực tiếp, do vậy đề tài luận văn của

tác giả thực hiện nghiên cứu có tính mới mẻ, không trùng lặp với các nghiên cứu trước

đó và kết quả luận văn sẽ rút ra những van đề tiếp nối, bổ sung cho các công trình ditrước trên hai trường hợp cụ thể khảo sát

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận, thực tiễn về các vấn đề liên quan, luận văn

khảo sát, đánh giá vai trò giám sát và phản biện xã hội trên BDT Vnexpress.net và

Daidoanket.vn Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của của BĐT hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ thực hiện bốn nhiệm vụ nghiên

cứu sau đây:

Thứ nhất, hệ thông hóa và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung

nghiên cứu trong luận văn như: Giám sát xã hội, phản biện xã hội, CSC, BĐT và vai trò GS&PBXH của BĐT.

Thứ hai, luận văn khảo sát, làm rõ vai trò GS&PBXH về CSC trên BĐT

Thứ ba, luận văn đánh giá, phân tích những hiệu quả và hạn chế củaGS&PBXH về CSC trên BĐT Vnexpress.net và Daidoanket.vn

14

Trang 19

Thứ tu, từ các phân tích, nhận định, đánh giá, luận văn đề xuất các giải phápnâng cao vai trò GS&PBXH về CSC trên BĐT.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “GS&PBXH về CSC trên BĐT"

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu:

Luận văn tập trung khảo sát hai BDT Vnexpress.net và Daidoanket.vn Đây là

hai BĐT tiêu biểu, có uy tín tại Việt Nam về GS&PBXH hiện nay

BDT Vnexpress.net là báo đầu tiên ở Việt Nam chỉ có loại hình BĐT mà không

có loại hình báo in, được ra mắt ngày 26/2/2001 Vnexpress.net mang đặc trưng rõ nétnhất của BĐT là đưa tin nhanh, bám sát được thời sự, mồ xẻ được nhiều góc cạnh của

cuộc sông.

BDT Daidoanket.vn là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổquốc Việt Nam, cơ quan được Đảng, Nhà nước giao là đơn vị chính thức có chức năng

thực hiện GS&PBXH.

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/03/2023

5 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý thuyết

Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận và quan điểm tiến bộ, hiệnđại về vai trò, nhiệm vụ của báo chí Cách mạng trong việc thực hiện GS&PBXH Cácquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam, các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nước về báo

chí.

Luận văn sử dụng các lý thuyết về báo chí truyền thông cụ thé như sau:

- Lý thuyết không gian công (Public Sphere) cua Jiirgen Habermas: Tác giả ứng

dụng trong luận văn đề phân tích quá trình thiết lập thông điệp truyền thông cụ thể làthông điệp GS&PBXH về các CSC của cơ quan báo chí để thực hiện vai trò

GS&PBXH.

15

Trang 20

- Lý thuyết dòng chảy hai bước (Two-step Flow): Dé phân tích, diễn biến, quá

trình thông tin của các nhà báo ảnh hưởng đến công chúng cá nhân khác; các vấn đề

được nhà báo dẫn dắt, tạo lập thảo luận (đối thoại) của công chúng trên BĐT Từ đó,thé hiện được vai trò của BĐT trong GS&PBXH

- Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting): Được luận văn sửdụng để phân tích quá trình thiết lập thông điệp GS&PBXH trên BĐT của tòa soạn thông

qua các tác phâm báo chí đê thực hiện vai trò khơi nguôn và hướng dư luận xã hội.

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Dé hệ thống hóa, phân tích, những van đề lý luận và thực tiễn về GS&PBXH, vềCSC, về BDT, từ đó có cơ sở dé làm rõ khung lý thuyết GS&PBXH về CSC trên BĐT

5.2.2 Phương pháp phan tích

- Phương pháp phân tích nội dung: Đề phân tích nội dung các tác phẩm báo chítrên hai BDT được khảo sát nhằm tiếp cận nội dung, các phương thức trình bày nội

dung và các phương thức GS&PBXH của hai BĐT Vnexpress.net và Daidoanket.vn.

- Phương pháp phân tích văn bản: Nhằm phân tích nội dung phản hồi (khônggian thảo luận) từ công chúng sau khi tiếp nhận thông tin dé thảo luận và bổ sung thêmthông tin cho các kết quả định lượng được thống kê phân tích trong luận văn

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhằm rút ra những kết luận khoa học cầnthiết, đánh giá vai trò GS&PBXH về CSC của hai báo được khảo sát Từ đó, đưa ranhững giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, mặt hạn chế của vai trò GS&PBXH

trong hoạt động thực tiễn của BĐT.

5.2.3 Phương pháp thống kê

Các vấn đề được tác giả thống kê trên hai BĐT Vnexpress.net và Daidoanket.vnliên quan đến GS&PBXH về CSC Cụ thể:

- Khảo sát 1392 tin, bài trên Vnexpress.net và 2628 tin, bài trên Daidoanket.vn

liên quan đến các van đề của CSC thuộc các lĩnh vực cụ thé được GS&PBXH trên haibáo từ 01/01/2022 đến 31/03/2023

Các dữ liệu khảo sát này được phân thành hai khảo sát: về mặt nội dung, hình

thức trình bay và phương thức GS&PBXH.

16

Trang 21

Về mặt nội dung, hình thức trình bày tác giả chia thành ba nội dung như sau:

NI: Nội dung 1, GS&PBXH về các dự thảo, đề án, CSC

N2: Nội dung 2, đưa ra cơ sở khoa học, những kinh nghiệm thực tiễn, hợp lý

hay bắt cập đối với các đề án, quyết sách, CSC

N3: Nội dung 3, tham gia phát hiện các sai phạm, chống tiêu cực quan liêu,

tham nhũng CSC.

Về mặt phương thức GS&PBXH, luận văn phân loại theo ba tiêu chí như sau:

P1: Phương thức 1, cung cấp thông tin phong phú, phân tích, đánh giá đa chiềuP2: Phương thức 2, số hóa dữ liệu, đa phương tiện, đa nền tảng

P3: Phương thức 3, tổ chức thảo luận trực tiếp trên giao diện BĐT

- Luận văn khảo sát bình luận của độc giả dưới mỗi bài báo về các CSC thuộc

hai báo Cụ thé 7258 ý kiến phản hồi mục Chính trị & chính sách (CT-CS: mục con

của chuyên mục Góc nhìn) trên Vnexpress.net và các ý kiến phản hồi của công chúngmục Góc nhìn Đoàn Kết (GNDDK) trên Daidoanket.vn để phân tích đặc điểm côngchúng, vai trò của “thủ lĩnh ý kiến” và đánh giá hiệu quả của CSC

- Thực hiện khảo sát các bình luận, lượt (like, share) các bài viết về CSC trênnên tảng MXH của hai báo (Facebook), từ đó phân tích vai trò “đa nền tảng” của BĐT

trong hiệu quả giám sát và phản biện CSC.

- Luận văn sử dụng công cụ Google trend (https://trends.google.com.vn), công

cụ SEMrush (https://www.semrush.com), công cụ lắng nghe MXH Smcc(https://smcc.vn) dé thực hiện thu thập dữ liệu, do lường, phân tích va khảo sát

5.2.4 Phương pháp điều tra xã hội học bằng anket

Phương pháp này đảm bảo tính khuyết danh cao và thông tin khách quan Thôngtin được thu thập thông qua bảng hỏi và thực hiện trưng cầu ý kiến rộng rãi của côngchúng Tác giả đã phát 120 phiếu hỏi điện tử (online) cho công chúng có quan tâm đếnhai BĐT Vnexpress.net và Daidoanket.vn trên địa bàn thành phố Hà Nội vào tháng4/2023 dé khảo sát về hiệu quả của việc giám sát và phản biện xã hội về CSC trên BĐT

Sử dụng thông tin thu thập được dé mô tả, so sánh, giải thích về kiến thức, thái độ, hành

vi và các đặc trưng nhân khẩu-xã hội của công chúng trong các vấn đề liên quan trongnghiên cứu Từ đó có những góc nhìn mới về GS&PBXH về CSC của BĐT

17

Trang 22

5.2.5 Phương pháp phóng van sâu

Tác giả sử dụng để phỏng vấn các lãnh đạo, nhà nghiên cứu, nhà báo về xây

dựng chính sách của báo Vnexpress.net và Daidoanket.vn đê có sở cứ khoa học và dữ

liệu phục vụ nghiên cứu, tác giả đã trực tiêp phỏng vân sâu với 05 người, ghi âm khi

phỏng vấn và băng phiếu trả lời

Thông tin nhân khẩu học về các mã được diễn giải như sau:

TT | Mã Chức vụ Học vị/ Chức danh Trình độ

1 VỊ | Vụ trưởng/ Viện trưởng Tiên sĩ Điện tử Viễn thông Tiến sĩ

2 | V2_ | Phó tông biên tập Nhà báo Thạc sĩ

3 V3 | Trưởng ban điện tử Nhà báo Thạc sĩ

4 V4 | Biên tập viên Nhà báo Đại học

5 VS_ | Phong viên Nhà báo Đại học

Bang 1: Bang ma và thông tin nhân khẩu học của các đối tượng phỏng ván sâu

- Thứ hai: So sánh các đặc điểm phản hồi của độc giả theo từng Quý (03 tháng)

để thay rõ được mức độ thảo luận trực tiếp trên không gian BĐT Đồng thời so sánhcác sự kiện cụ thể trên hai báo về CSC liên quan đến nội dung và phương thức

GS&PBXH của BĐT.

- Thứ ba: So sánh kết quả khảo sát công chúng thông qua bảng hỏi để thấyđược các đánh giá của công chúng về vai trò GS&PBXH về CSC của BĐT

5.2.7 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Nhằm phân tích nội dung và phương thức GS&PBXH về CSC trên hai BĐTđược khảo sát Các trường hợp cụ thé được dẫn chứng từ hai BĐT Vnexpress.net và

Daidoanket.vn được phân tích và làm rõ vai trò GS&PBXH của BDT.

18

Trang 23

6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần hệ thống hóa đầy đủ về vấn đề GS&PBXH về CSC trênBĐT Từ đó mang lại giá trị tham khảo về lý luận cho các nghiên cứu về sau

Luận văn bổ sung thêm góc nhìn mới trong việc tiếp cận về vai trò GS&PBXH

trên báo chí nói chung và BĐT nói riêng, đặc biệt là khu vực không gian công, vai trò

GS&PBXH về CSC trên BĐT

Luận văn nhìn nhận một cách cụ thé từ lý thuyết đến thực tiễn các đặc điểm củakhông gian BĐT trong vai trò GS&PBXH về CSC

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận van là cơ sở giúp những người làm báo, những tòa soạn BDT, những cơ

quan chủ quản có được những luận cứ khoa học dé phát triển vai trò GS&PBXH vềCSC trên báo của mình, từ đó đây mạnh vai trò của GS&PBXH của báo chí

Bằng việc chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế của hai báoVnexpress.net và Daidoanket.vn trong quá trình GS&PBXH về CSC, luận văn sẽ có ýnghĩa thực tế giúp các nhà quản lý báo chí, hoạch định chính sách, những nhà làm luật

tham khảo đê đê ra các quyét định cua mình.

7, Cau trúc của luận văn

Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục phần nội dung

chính của luận văn được chia thành 3 (ba) chương:

Chương 1 Những van dé lý luận về giám sát và phản biện xã hội về chính sách

công trên báo điện tử.

Chương 2 Thực trạng giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo

điện tử Vnexpress.net và Daidoanket.vn.

Chương 3 Những vân đê rút ra và một sô giải pháp nâng cao vai trò giám sát

và phản biện xã hội vê chính sách công của báo điện tử.

19

Trang 24

Chương 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE GIAM SAT VÀ PHAN BIEN XÃ

HOI VE CHINH SACH CONG TREN BAO DIEN TU1.1 Cac khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Khái niệm giám sát

Theo Từ điển tiếng Việt, giám sát là “theo đối, kiểm tra xem có thực hiện đúngnhững điều quy định không” [33, tr 506]

Cuốn sách “Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X của Đảng”, giải thích: “Gidm sát là theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánhgiá của cá nhân, tổ chức, cộng đồng người đối với cá nhân, tổ chức, cộng đồng ngườikhác trong các lĩnh vực hoạt dộng kinh tế - xã hội, trong việc thực hiện Hiến pháp,pháp luật, đường lối, quan điền cùa Đảng, chính sách của Nhà nước, các quyên lợi,nghĩa vụ của công dân, của các tổ chức chính trị - xã hội và kiến nghị phát huy, ưuđiểm, thành tựu, xứ ly đối với cá nhân, tổ chức có những hành vi sai trai” [9, tr 184]

Tác giả Nguyễn Tho Ánh đưa ra định nghĩa: “Gidm sát là quá trình theo dõi,quan sát, phân tích, nhận định về hành vi của đối tượng bị giám sát xem có vi phạmnhững chuẩn mực của chủ thể quyển lực hay không dé có những tác động điều chỉnh

đối tượng thực hiện đúng các yêu câu chuẩn mực mà chủ thể quyền lực đề ra” [1, tr.

20].

Trong “Quy chế GS&PBXH của Mặt tran Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thé

chính trị - xã hội” được Bộ Chính tri ban hành ngày 12/12/2013 nêu rõ: ““Gidm sat”

là việc theo dõi, phát hiện, xem xét; đánh giá kiến nghị nhằm tác động đổi với cơquan, tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước

về việc thực hiện các chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước ” [44].

Qua các quan niệm khác nhau về giám sát nêu trên, giám sát được hiêu ở một

sô khía cạnh như sau:

- Giám sát là hoạt động của chủ thê biểu hiện qua theo dõi, quan sát, xem xét,nhận định về việc làm của khách thê chịu sự giám sát; Là quá trình liên tục, có thể bao

gôm cả giám sát từ bên trong và giám sát từ bên ngoài.

20

Trang 25

- Giám sát mang tính độc lập, tức là chủ thể giám sát độc lập với khách thể chịu

sự giám sát; nêu thiêu giám sát độc lập, việc giám sát chỉ mang tính hình thức.

- Giám sát đem lại những giải pháp dé các hoạt động của khách thé đi đúng

hướng, đúng mục đích đã đặt ra.

Theo những phân tích ở trên tác giả nhận định rằng: Gidm sát là quá trình theo

dõi, thu thập, phân tích, quan sát liên tục về hành vi và các hoạt động của đổi tượng bị

giám sát, từ đó có những đánh giá cụ thể và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời đểcác hoạt động đi đúng quỹ đạo, đúng quy chế chung

1.1.2 Khái niệm giảm sát xã hội

Tác giả Nguyễn Văn Dững khang định: “Gidm sát xã hội (social supervison) cóthể được hiểu là quá trình theo dõi, kiểm tra một hoạt động hay một quá trình xã hội

nao đó có ý nghĩa xã hội, được xã hội quan tâm và có sự tham gia cua lực lượng xã

As

hội rộng rãi, cua các thiết chế xã hội và vì mục dich, lợi ích xã hội” [5, tr 97-98]

Còn tác giả Phạm Huy Kỳ cho rằng: “gidm sát xã hội của báo chí là việc theodõi, kiểm tra quá trình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhànước, kịp thời phát hiện những nơi, những việc làm đúng, làm hay để biểu dương,khích lệ và tổng kết thực tiễn; đông thời cũng sớm phát hiện những “khiếm khuyết”của các chính sách - thể chế, qua đó nâng cao chất lượng quản trị của bộ máy nhà

nước” [52].

Từ những quan niệm về giám sát xã hội trên đây, giám sát xã hội được hiêu như

sau:

- Giám sát xã hội là các hoạt động giám sát của các chủ thé ngoài nhà nước gồm

có các đảng chính tri, các tô chức chính trị - xã hội, báo chí, công dân Có sự tham giarộng rãi của toàn xã hội mà nòng cốt là một số tố chức của nhân dân, do nhân dân lập

nên và uỷ nhiệm.

- Giám sát xã hội là quá trình giám sát quá trình thực thi quyền lực, dé chốnglạm dụng quyền lực Dé phân tích, đánh giá, phê phan, chỉ trích, dau tranh, biểu dương

về các vấn đề lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng

- Giám sát xã hội bao gồm theo dõi, kiểm tra dé phát hiện những biểu hiện tiêu

21

Trang 26

cực, sai phạm pháp luật dé kịp thời ngăn chặn, đồng thời phát hiện những yếu tố tíchcực dé khuyến khích Do vậy, mục đích của giám sát xã hội thường là giám sát quá

trình hình thành và thực thi CSC.

1.1.3 Khái niệm phản biện

Học giả Nguyễn Tran Bạt cho rằng, “phản biện là một thé hiện của các phảnhành động xuất hiện một cách tự nhiên trong một xã hội mà ở đó mỗi con người déu tự

do bày tỏ các nguyện vọng của mình Phản biện góp phan điều chỉnh các khuynhhướng kinh tế, văn hoá, chính trị, làm cho các khuynh hướng đó trở nên khoa học hon,

dung dan hơn và gan với đời sông con người hon” [43].

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, phản biện theo chiết tự, có nghĩa là “biện luậnngược” Theo đó, có thể hiểu phản biện là dùng chứng cứ, lập luận để bác bỏ chứng

cứ, lập luận đã được đưa ra trước đó Tác giả giải thích: “phản biện là đưa ra lập luận

để làm rõ đúng - sai của một van dé dang quan tâm, đang tranh luận” [5, tr 102]

Còn theo Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Công

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định “phản biện là hoạt động dua ra nhận xét,

đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung dé án với mục tiêu

và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra” [60]

Qua những khái niệm được nêu trên, có thể thấy rằng, phản biện được các tác

giả định nghĩa có sự thống nhất ở các điểm: Thứ nhất, phản biện là hoạt động của một

chủ thể (cá nhân hay tồ chức) nhằm thẩm định, đánh giá chất lượng hay giá trị khoa

học của một sản phẩm khoa học của cá nhân hay tô chức khác Thứ hai, hoạt động

phản biện diễn đạt mối quan hệ hai chiều: một bên là chủ thé phản biện và bên kia là

đối tượng phản biện 7# ba, nội dung phản biện là sản phẩm khoa học (gồm côngtrình, phát minh, đề án, công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, đề tài khoa học ).Thứ tư, trách nhiệm của chủ thé phản biện là phải đưa ra những lý lẽ, cơ sở khoa học

đê luận chứng cho việc đánh giá, nhận xét, xác định giá trị của sản phâm khoa học.

Nhu vậy, phản biện được hiệu co bản như sau:

- Phản biện dé làm rõ vân đê “đúng”, “sai” dựa trên chứng cứ khoa học; Phan biện là nhận xét, đánh giá, phê bình, phê phán dựa trên những lập luận, luận cứ khoa

22

Trang 27

học đê làm rõ một vân đê trong cuộc sông; Phản biện không có tính bác bỏ hay xóa bỏ

hoàn toàn vân đê đang phản biện.

- Phản biện xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, xuất hiện khi đối

tượng phản biện thực hiện cả một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên cơ

sở khoa học về đối tượng được phản biện, từ đó có nhưng đánh giá, nhận xét kháchquan và khoa học và chính xác nhất Còn phản biện xuất hiện ở mục đích chủ quan của

người phản biện sẽ không còn đúng với ý nghĩa của thuật ngữ phản biện này.

1.1.4 Khái niệm phản biện xã hội

Khái niệm “phản biện xã hội” được nhiêu nhà nghiên cứu xây dựng trên cơ sở nội hàm của khái niệm “phản biện”, nên có nhiêu quan niệm khác nhau.

Tác giả Nguyên Tho Anh cho răng: “Phản biện xã hội là hoạt động cua một chu thê xã hội dùng các luận chứng khoa học đê nhận xét, đánh giá, nêu quan diém dé

Cơ quan có thẩm quyên xem xét khi ban hành các quyét sách chính tri” [1, tr 28]

Trong nghiên cứu “May van dé về báo chí phản biện xã hội” của tác giả Phan

Xuân Sơn và Nguyễn Văn Dững, nghiên cứu chỉ ra định nghĩa “phản biện xã hội là

thái độ và hành vi bày tỏ ý kiến, đánh giá, nhận xét, phê phán, tranh luận, thảo luận,thấm định của xã hội, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghềnghiệp, các cộng đông, các cá nhân, thông qua báo chí - truyền thông đối với quátrình ban hành và thực thi các quyết sách chính trị của đảng cam quyên và của các cơquan nhà nước nhằm thực thi dân chủ, phát huy trí tuệ của xã hội, làm cho các quyếtsách chính trị phản ánh đúng quy luật khách quan, đáp ứng lợi ích của các đối tượngchịu sự tác động của quyết sách chính tri” [58] Như vậy phản biện xã hội các CSC

chính là các cuộc thảo luận (đối thoại) của các tầng lớp ngoài nhà nước (các tô chức xã

hội - chính tri, báo chí, nhân dân ) về chính sách cụ thé; hơn nữa là những cuộc đối

thoại lớn của nhà nước với các tâng lớp xã hội vê ban hành và thực thi chính sách.

Luận văn tiêp cận khái niệm “phản biện xã hội” theo quan điêm nghiên cứu của

tác giả Phan Xuân Sơn và Nguyên Văn Dững đã nêu ở trên Cụ thê ở các khía cạnh

Sau:

- Phản biện xã hội là cuộc đôi thoại giữa các nhóm xã hội (nhóm lợi ích) vê một

23

Trang 28

vân đê lớn trong cuộc sông, đê cân băng các lợi ích, xung đột của nhau, tìm ra “điêm”

đông thuận Trong phản biện xã hội luôn tôn tại song song quan điêm giông nhau và quan điêm trái chiêu nhau.

- Phản biện xã hội là dùng đánh giá, nhận xét, phê phán, bày tỏ ý kiến, tranhluận, thảo luận, thâm định trên tinh thần phản biện các van đề lớn (chủ trương, chínhsách đề án, dự án xã hội ) có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm xã hội (dân chúng, tổ

chức, doanh nghiép ).

- Bản chât của phản biện xã hội là đưa ra các luận điêm phê phán vê những

điểm yếu của cơ cấu, chế độ và thực trạng xã hội cũ, đã lỗi thời, hoặc đánh giá phê

phán về các dự án, ý tưởng chính trị, chính sách, quyêt sách và các chủ trương lớn của

Nhà nước Do vậy, phản biện xã hội gắn liền với phản biện CSC

1.1.5 Khái niệm chính sách

Khái niệm “chính sách” được Từ điển tiếng Việt định nghĩa là “sách lược và kếhoạch cụ thé nhằm dat được một mục đích nhất định, được dé ra dựa vào đường lối,chính trị và tình hình thực té” [32, tr 181]

Tác giả Vũ Cao Dam định nghĩa: “Chính sách la một tập hop biện pháp được

thể chế hoá, mà một chủ thể quyên lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự

ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, địnhhướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chién luocphát triển của một hệ thong xã hội.” [10, tr 29]

Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP giải thích rằng “Chính sách là định hướng,giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn dé của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêunhất định” [61]

Như vậy, qua nhiêu khái niệm được các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên, luận văn

tiếp cận khái niệm “chính sách” như sau:

Một là, chính sách là do một chủ thế quyền lực hoặc chủ thé quản lý đưa ra

Hai là, chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tìnhhình thực tế

24

Trang 29

Ba là, chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhấtđịnh; nhăm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nao đó; chính sách được ban hành đều có

sự tính toán và chủ đích rõ rang.

1.1.6 Khai niệm chính sách công

Trong cuốn sách “Chính sách công - Những vấn đề cơ bản” tác giả NguyễnHữu Hải định nghĩa rang: “CSC là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thé hiệnbằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướngmục tiêu và cách thức giải quyết những van dé công trong xã hội" [14 tr 51]

Tác giả Cao Quốc Hoàng nhận định rang: “CSC là công cụ của Chính phủ, doChính phủ xây dựng và thực thi cùng với pháp luật dé quan lý và điều hành mọi hoạtđộng xã hội hướng tới sự công bang, dân chủ, 6n định và phát triển; mục tiêu và giảipháp được xây dựng trên cơ sở kinh tế- xã hội nhất định và hiện thực hóa cương nh,đường lỗi chính trị của Đảng lãnh đạo” [15, tr 25]

Tác giả Lê Văn Gam cho rằng “CSC được hiểu là tập hợp các quyết định chínhtrị có liên quan (chứa đựng mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách) do các chủ thểnăm hoặc chỉ phối quyên lực công (chủ yếu là Nhà nước) ban hành nhằm giải quyếtcác van dé chung, qua đó thúc day xã hội phát triển hài hòa, bên vững ” [13]

Với các khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra, các khái niệm này đều đềcập đến các khía cạnh đặc thù thể hiện bản chất của CSC Luận văn tiếp cận khái niệmcủa nhà nghiên cứu Cao Quốc Hoàng dé thực hiện nghiên cứu Cụ thể, các khía cạnhchính của CSC là các quy định chuẩn tắc, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhànước có thầm quyền ban hành trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộimang tính bắt buộc mọi người dân phải tuân theo trong quá trình điều hành, quản lý xã

hội trên cơ sở cương lĩnh, nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng lãnh đạo.

Tác giả Cao Quốc Hoàng đã chỉ ra 5 cách phân loại CSC, cụ thể: (1) Phân loạichính sách theo lĩnh vực của đời sống xã hội: như chính sách kinh tế, văn hóa, y tế,giáo dục, quốc phòng, an ninh, đất đai, bảo vệ môi trường ; (2) Phân loại chính sáchtheo cấp độ quản lý: có trung ương và địa phương: (3) Phân loại theo diện ảnh hưởng:

có vi mô, vi mô; (4) Phân loại chính sách theo thời gian: có ngắn hạn, trung hạn, đài

25

Trang 30

hạn, tùy theo khoảng thời gian dự định duy trì chính sách đó trong đời sống xã hội; (5)Phân loại theo chủ thể ban hành chính sách: có những chính sách do Chính phủ ban

hành thì được gọi chung là chính sách công Những quy định của các chủ doanh

nghiệp tư nhân, lãnh dao các tổ chức phi chính phủ ban hành dé quản lý hoạt động

trong phạm vi của họ thì gọi chung là chính sách tư [15, tr 38 - 39].

Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sử dụng cách (1) Phân loại chính sách theolĩnh vực của đời sống xã hội đề thực hiện phân loại và nghiên cứu về các chính sách

công trên hai báo điện tử luận văn khảo sát.

1.1.7 Khái niệm báo điện tử

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thuật ngữ “BĐT” được dé cậpvới nhiều quan niệm và tên gọi khác nhau Loại hình “BDT” trong tiếng Anh được gọi

la: “Online Newspape”, “Electronic newspapers”, “Electronic journalism”,

“E-Journalism”, “Online newspaper” Có thể nhận thấy, tên gọi của loại hình báo chi nàytrong tiếng Anh đều thể hiện đặc đặc điểm riêng của loại hình báo chí này là “trực

tuyên”.

Tại Việt Nam, khái niệm về loại hình báo chí này được nhiêu nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm khác nhau: báo mạng điện tử, BDT, báo chí điện tử, báo trực tuyên, báo online.

Có nhiều tác giả sử dụng thuật ngữ “Báo mạng điện tử”, tức là BĐT ton tại,phát triển và quảng bá trên mạng internet Đơn cử, tác giả Nguyễn Trí Nhiệm vàNguyễn Thị Trường Giang định nghĩa rằng: “Báo mạng điện tử là loại hình báo chíđược xây dựng dưới hình thức một trang web, phát hành trên mang Internet, có wu thétrong truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương

tác cao” [25, tr 12].

Tác gia Dương Xuân Sơn, Khoa Báo chí, Trường DHKHXH&NV lựa chọn

thuật ngữ “BĐT” trong công trình nghiên cứu “Các loại hình báo chí truyền thông”.Tác giả đưa ra khái nệm: “BPT là hình thức báo chí mới được hình thành từ sự kếthợp những uu thé của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tổ công nghệ cao nhưmột nhân tổ quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dua trên nên tảng

26

Trang 31

mạng Internet toàn cầu” [29, tr 234].

Luật Báo chi 2016 sử dụng thuật ngữ “BĐT” va chỉ ra: “BDT là loại hình

báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trưởngmạng, gồm BĐT và tạp chí điện tử” [54, Điều 3, Khoản 6]

Trong luận văn nay, tác giả tiếp cận khái niệm dưới thuật ngữ là “BDT” dé thựchiện dé tài nghiên cứu Cụ thé là: “BPT là loại hình báo chí sử dụng mang internet décung cấp thông tin liên tục, sống động bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, videos

thông qua một website tới công chúng.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đều khang định những đặc trưng của BDT làmnỗi bật vai trò của loại hình báo chí này so với những loại hình báo chí truyền thống

Cơ bản, các đề cập đến đặc trưng (ưu thế) của BĐT ở 4 góc độ: (1) Khả năng đa

phương tiện; (2) Tính tức thời và phi định ky; (3) Tĩnh tương tác; (4) Kha năng lưu trữ

và tim kiếm thông tin [25, tr 49-89]

Trong vai trò GS&PBXH của BĐT, các tác giả Nguyễn Văn Dững, Phan Xuân

Sơn, Đỗ Thu Hằng, Hồ Bất Khuất, Nguyễn Thị Trường Giang, Nguyễn Ngọc Oanh,Dinh Thị Thu Hang khang định răng: “wu thé của Báo mạng điện tử là trực tuyến(online), truyền thông da phương tiện (multimedia communications) và forum - diễnđàn trực tuyến có thể nhanh chóng hình thành, kết nối và tổ chức dư luận xã hội thànhsuc mạnh thực tế trong GS&PBXH'' [5, tr 318]

Trong khuôn khổ luận văn này, ba đặc trưng: (1) Khả năng đa phương tiện; (2)Tính tức thời và phi định kỳ; (3) Tính tương tác, được tác giả tiếp cận dé nêu bật vai

trò GS&PBXH của BDT.

1.2 Một số lý thuyết truyền thông làm cơ sở dé báo điện tir thực hiện giám sát

và phản biện xã hội

1.2.1 Lý thuyết không gian công (Public Sphere)

Theo Jiirgen Habermas, không gian công là không gian tranh luận chính tri, bao

gồm không gian chính thức và không gian phi chính thức Không gian chính thức lànơi quyết định chính trị diễn ra, như quốc hội và các cơ quan hành chính, trong khikhông gian phi chính thức là nơi hình thành ý kiến công luận, bao gồm hội đoàn, diễn

27

Trang 32

đàn và phương tiện truyền thông đại chúng Không gian công là điều kiện cần cho dânchủ, các cá nhân và nhóm trong không gian công có thê thể hiện quan điểm, nhu cầu

và lợi ích của mình và đóng góp vào hình thành dư luận xã hội.

Jiirgen Habermas còn cho rằng, không gian công cộng là nơi ma moi cá nhân cóthé tham gia và trao đổi ý kiến mà không bị áp lực từ bên ngoài Đây là nơi diễn ratranh luận lý tính, phê phán, nêu ý kiến và ý muốn của công chúng Sự thảo luận trongkhông gian công cộng giúp đạt được sự đồng thuận giữa những người tham gia Cũngtheo Jiirgen Habermas, thảo luận trên không gian công có thể diễn ra trực tiếp hoặcthông qua việc giao tiếp bang thư từ và các phương tiện truyền thông như báo chí, diénđàn Trong đó, phương tiện truyền thông đại chúng là định chế quan trọng nhất của

không gian công.

Qua phân tích “lý thuyết không gian công” và sự phát triển của công nghệthông tin và truyền thông, đặc biệt là BĐT, không gian công ngày càng kết nối mạnh

mẽ với không gian kỹ thuật số trên Internet Không gian công trên BĐT ở Việt Nam cónhững đặc điểm riêng bé sung vào lý thuyết không gian công của Jiirgen Habermas, cụ

thé như:

Thứ nhát là “không gian ảo” Không gian ảo trên BĐT cung cấp nhiều tiện íchcho công chúng, bao gồm khả năng chia sẻ thông tin trên MXH, tham gia tranh luận vàbình luận, tương tác và trải nghiệm thực tế Tuy nhiên, tính ân danh cũng có thể dẫnđến việc phô biến thông tin sai lệch, phỉ báng và quấy rối người khác

Thứ hai, các vẫn đề thảo luận trên không gian công BĐT được giới hạn từ nộidung của tin bài đó, do vậy dù công chúng có thảo luận ở nhiều phương diện, góc độ,văn hóa khác nhau nhưng nội dung phải tập trung ở van đề mà bài báo đưa ra

Thứ ba, không gian công trên BĐT hiện nay được thé hiện đa chiều hơn vì vậy

đây là một không gian đặc trưng riêng của BDT, dòng chảy thông tin theo quy luật của

“đòng chảy đa bước” như được trình bày bên dưới.

Thứ tu, không gian công trên BDT hiện nay được công chúng thảo luận đa chiêu, theo quan điêm cá nhân, có thê lan sang chu đê khác.

Thứ năm, các thảo luận trực tiêp của công chúng trên báo đêu được tòa soạn

28

Trang 33

kiểm duyệt và tập trung vào nội dung bài báo, vì vậy không gian thảo luận đều đượchướng đến vấn đề nêu trong bài báo.

1.2.2 Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự

Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda Setting Theory) củaMaxwell Mccombs và Donald Shaw (Mỹ) mô tả khả năng tác động của truyền thôngđến công chúng Nếu một thông tin được nhắc đi nhắc lại thường xuyên, liên tục vànoi bật, công chúng sẽ coi nó quan trọng hơn Truyền thông đại chúng có vai trò xácđịnh chương trình nghị sự cho công chúng, thông qua cách đưa tin và tạo sự nổi bậtcho các thông tin Điều này ảnh hưởng đến quan điểm và định hướng của công chúng

về các sự kiện quan trọng và tầm quan trọng của chúng, tạo ra sự dẫn đường và định

hướng trong tương lai.

A MODEL OF Personal Experience and Interpersonal

Gatekeepers &

Major Events

Real World Indicators of Issue Importance

Hình 1.1: Mô hình hóa khái niệm về lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Nguon:

https-//faculty.lsu.edu/fakenews/about/agenda-setting.php)

Cac thanh phan được mô ta cụ thể như sau:

1 Gatekeeper (người gác cửa/người kiểm soát): Chủ thé tham gia vào quá trìnhđưa ra quyết định về sản phẩm truyền thông bao gồm phóng viên, biên tập viên vànhững người quyết định thông tin nào xứng đáng được truyền đi Trên thực tế, trong

29

Trang 34

kỷ nguyên Internet, các công cụ tìm kiêm cũng có thê đóng vai trò của người gác cửa,

vì chúng quyết định thông tin nào phù hợp với truy vẫn của người đọc

2 Trình tự thông tin trong quá trình thiết lập chương trình nghị sự: Trong quátrình truyền thông, thông điệp ban đầu do người kiểm soát thông tin (gatekeeper) đưa

ra, được gọi là chương trình nghị sự truyền thông (Media Agenda) Khi thông điệp nàyđược truyền tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nó sẽ trở thành chươngtrình nghị sự công cộng (Public Agenda) Dưới tác động của thông điệp truyền thông,cuộc thảo luận của công chúng sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chính sách của nhàcầm quyền, va quá trình này được gọi là thiết lập chương trình nghị sự chính sách

(Policy Agenda).

MXH và internet đã thay đôi cách công chúng tương tác với thông tin Với sựxuất hiện của truyền thông mới công chúng trở thành tác giả, người truyền tin và ngườikiểm duyệt thông tin Điều này làm thay đổi vai trò của người gác cửa và đảo ngược

mô hình truyền thông trực tuyến

Công cụ công nghệ trên internet đóng vai trò gatekeeper cho công chúng trên

môi trường truyền thông mới Các trang tìm kiếm và MXH như Google, Facebook

có vai trò quan trọng trong việc thiết lập chương trình nghị sự của một vấn đề Điềunày giảm tính hiệu quả của mô hình truyền thông truyền thống và có thể ảnh hưởngđến thông điệp truyền thông

Trong môi trường trường truyền thông hiện đại, đa phương tiện như hiện nay,

lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự rất có ý nghĩa khi báo chí, truyền thông nói

chung, BĐT nói riêng thực hiện chức năng GS&PBXH.

1.2.3 Lý thuyết dòng chảy hai bước

Lý thuyết dòng chảy hai bước (Two-step flow) được giới thiệu vào năm 1944 trong

nghiên cứu "The People's Choice" của Paul Lazarsfeld, Bernard Berelson va Hazel Gaudet

ở Mỹ Nghiên cứu này tập trung vào quá trình ra quyết định của con người va tác động củatruyền thông đại chúng Lý thuyết này sau đó được Katz và Lazarsfeld phát triển vào năm

1955.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra lý thuyết truyền thông hai bước gồm:

30

Trang 35

Bước một là thông điệp được truyền đến thủ lĩnh ý kiến, đó là người thạo tin, có kiến

thức chuyên môn và có uy tín, quyên lực ảnh hưởng đên ý kiên của người khác,

Bước hai là thông điệp được truyền từ thủ lĩnh ý kiến đến những người khác đề từ

đó hình thành nên dư luận xã hội (Katz, 1957) Lý thuyết cho thay, thủ lĩnh ý kiến là ngườithạo tin và có vị thế xã hội trong một cộng đồng nhất định mà các thành viên khác vừakhông thạo tin và thường nghe theo ý kiến của thủ lĩnh

Lý thuyết cho rằng thủ lĩnh có ảnh hưởng mạnh hơn các phương tiện truyềnthông vì thông điệp của họ được truyền tải thông qua giao tiếp cá nhân đáng tin cậy vàlinh hoạt Đề tạo ra và định hướng dư luận xã hội, truyền thông chính thức và giao tiếpcủa thủ lĩnh nên bổ sung cho nhau mà không đối đầu hoặc mâu thuẫn

Lý thuyết cũng nhìn nhận vai trò quan trọng của lãnh đạo truyền thông khôngchỉ trong các phương tiện truyền thông chính thống, mà còn trong các cộng đồng xãhội đa dang Dé tạo dựng và hướng dan dư luận xã hội, cần quan tâm đến sự tham giacủa các “thủ lĩnh” dư luận xã hội từ cấp thôn, tổ dân phố cho đến các tổ chức chính

phủ và phi chính phủ.

Với sự phát triển của công nghệ, internet và MXH, mô hình dòng chảy hai bước

có thê đã thay đồi Trên giao diện BĐT, người đọc có thê tham gia trực tiếp vào thảoluận và không chỉ nhận thông tin trực tiếp từ báo “Thủ lĩnh ý kiến” trên MXH đọc,phân tích và chia sẻ ý kiến cá nhân về nội dung báo Ý kiến của “thủ lĩnh” này sẽ lantruyền đến các công chúng tham gia thảo luận trên không gian BĐT và có ảnh hưởng

lớn đên quan điêm và hành vi của họ.

31

Trang 36

Two-step flow proposed by Three-Step Flow proposed

Lazarsfeld, Berelson, and by Jensen (2009)

Gaudet (1944)

Mass media Mass media

gL Mh, gd ng

networks networks networks

Individual contact with an opinion leader

cập ở Hình 1.2.

Có thê thấy trên BĐT, các nhà báo chính là các “thủ lĩnh ý kiến” Từ những bàibáo, đã tạo môi trường thảo luận cho công chúng, qua quá trình thảo luận trực tiếp trêngiao diện báo sẽ xuất hiện “thủ lĩnh ý kiến” về vấn đề độc giả đang bản luận Những ýkiến của họ sẽ thu hút những nhóm độc giả tham gia thảo luận cùng Đây chính quá trình

“dong chảy đa bước” của thông điệp truyền thông trên BĐT được tác giả phân tích ở trên

32

Trang 37

1.3 Chức năng, cơ chế và nguyên tắc giám sát và phản biện xã hội của báo

điện tử

1.3.1 Chức nang giám sat và phan biện xã hội của bao điện tw

Tác giả Nguyễn Văn Dững khăng định, báo chí có bốn chức năng cơ bản là: chứcnăng thông tin - giao tiếp; chức năng tư tưởng: chức năng khai sáng, giải trí; chức năngquản lý, GS&PBXH; chức năng kinh tế - dịch vụ Trong đó chức năng quản lý,

GS&PBXH là một chức năng quan trọng [6, tr 197-204].

Báo chí đóng vai trò GS&PBXH băng cách tạo dư luận xã hội và định hướng quanđiểm của cộng đồng theo xu hướng chung Qua việc tham gia vào GS&PBXH, báo chíđảm bảo hoạt động được thực hiện đúng mục đích và hiệu quả Điều này bao gồm sựtham gia rộng rãi của xã hội và các tầng lớp nhân dân cùng đóng góp ý kiến về các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong các lĩnh vực của cuộc sông xã hội.

Báo chí khang định những khía cạnh tích cực, chi ra những hạn chế và khiếm

khuyết (nếu có) dé đưa ra các giải pháp điều chỉnh, bổ sung và ngăn chặn sai phạm có théxảy ra hoặc đã xảy ra trong thực tế Do vậy, chức năng GS&PBXH của báo chí nói chung

và BDT nói riêng chủ yếu ở khu vực CSC

1.3.2 Cơ chế báo điện tử thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hộiBáo chí nói chung và BĐT nói riêng thực hiện chức năng GS&PBXH trước hết ởviệc cung cấp thông tin chân thực, khách quan theo cả hai chiều, từ chủ thê quản lý đếnkhách thể quản lý và ngược lại Hoạt động quản lý có hiệu quả hay không, phụ thuộcnhiều vào tinh chất, số lượng và chất lượng thông tin hai chiều liên tục này

Theo Từ điển tiếng Việt, “Cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực hiện”[34], cơ chế được hiểu là quá trình và cách thức diễn ra hay thực hiện cua một sự việc,

hiện tượng Tìm hiểu cơ chế tác động nghĩa là tìm hiểu các yếu tố, các công đoạn và trình

tự diễn ra cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau trong quá trình tác động hành vi xãhội của công chúng xã hội, của người dân trong quá trình báo chí tham gia GS&PBXH dégiải quyết những vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Nhìn chung hiệu quá tácđộng của báo chí được biểu hiện trên các lĩnh vực tư tưởng, thái độ, hành vi xã hội

GS&PBXH là hai khái niệm chức năng gắn bó mật thiết vì chỉ giám sát một cáchnghiêm túc mới có đủ thông tin, luận cứ khoa học làm tiền đề cho phản biện Nếu phảnbiện khoa học là một trong những cách thức chủ yeu dé các nha nghiên cứu tiệm can tớicác chân lý khoa học, thì trong đời sống xã hội, phản biện xã hội là một công cụ không thê

33

Trang 38

thiếu dé tổ chức ra một xã hội dân chủ Cơ chế GS&PBXH của báo chí nói chung và BĐT

nói riêng căn bản là:

1 Đối với giám sát xã hội: Từ quá trình hoạch định và thực thi chính sách, phápluật cùng các vấn đề của đời sống xã hội sẽ nảy sinh các vấn đề làm cho tổ chức xã hội,công dân và báo chí quan tâm giám sát Khi nội dung giám sát được truyền tải trên BĐT

sẽ hình thành dư luận xã hội, tạo áp lực để các cơ quan công quyền, tổ chức, cá nhân có sự

điều chỉnh cho phù hợp

Mô hình hóa cơ chế giám sát xã hội của báo chí được nhóm tác giả Nguyễn Văn

Dững [5, tr 262] phác thảo như sau:

- Quá trình

thực thi

quyển lực của & 7

trong bộ-máy chức, công Các Thiết chế

công quyền dân, báo chí); xã hội

Hình 1.3: Cơ chế giám sát xã hội của báo chí

2 Đối với phản biện xã hội: Các đối tượng phản biện xã hội (chủ trương, chínhsách, quyết sách gọi chung là CSC) tác động vào đời sống xã hội và chủ thé xã hội(tô chức xã hội, công dân và báo chí) Nảy sinh các tranh luận, thảo luận, phản biện

được hình thành Kết quả phản biện, tranh luận được đăng tải trên BĐT sẽ tác động

vào công chúng và hình thành dư luận xã hội Các luồng ý kiến trong dư luận xã hội sẽtác động vào khách thé phản biện là các cơ quan công quyền, tô chức dé cùng tìm ratiếng nói chung (sự đồng thuận xã hội)

Mô hình hóa cơ chế phản biện xã hội của báo chí được nhóm tác giả Nguyễn

Van Dững [5, tr 263] phác thảo như sau:

34

Trang 39

Hình 1.4: Cơ chế phản biện xã hội của báo chí.

1.3.3 Nguyên tắc để báo điện tử thực hiện chức năng giám sát và phản

qua hoạt động giảm sát và phản biện xã hội.

Với tinh than “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá dung sự thật, nói rõ sự thật”,Đảng ta đã yêu cầu báo chí phản ánh mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội một cáchchân thật, khách quan, đúng bản chất Như vậy, nhìn thăng vào sự thật, đánh giá đúng

sự thật là việc cụ thé hóa chức năng GS&PBXH của báo chí

2 Tinh công khai là một xu thé tất yếu, là biéu hiện quan trong của nền dânchủ trong đó có quyền được thông tin và tự do ngôn luận được khang định rất rõ tạiĐiều 11 Luật Báo chí năm 2016 Ý kiến trên báo chí có thé được nhiều người thảoluận, bàn cãi từ nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, tính công khai cần được chú yohai điểm: mot là, nói rõ sự thật sau khi đã đánh giá đúng bản chat; hai là, nói rõ sự thật

để góp phần xây dựng và định hướng dư luận xã hội lành mạnh

3 Tinh đại chúng của bao chi được thể hiện ở việc, thông tin báo chí tác độngtới xã hội rộng rãi, bao gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau Nhu cầu thông

tin của công chúng được ưu tiên bảo đảm và là thước đo trình độ, năng lực của hoạt

động thông tin báo chí Ngoài ra, công chúng không chỉ muốn tiếp nhận thông tin từ

35

Trang 40

báo chí một cách thụ động, mà còn tương tác, phản hồi thông tin mạnh mẽ, từ đó, môi

trường của sự GS&PBXH trong báo chí va dư luận xã hội sẽ trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn.

1.4 Nội dung, phương thức giám sát và phản biện xã hội của báo điện tử

1.4.1 Nội dung giám sát và phản biện xã hội

Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Dững, nội dung GS&PBXH

trên BĐT được chia thành ba nhóm nội dung chính: (7) Nội dung về các dự thảo đề án,chính sách; (2) về cải cách hành chính, về giá điện nước, xăng dấu, cước phí lưuthông, về các vấn đề khác; (3) nội dung về các sự kiện, hiện tượng, vấn dé xã hội tiêubiểu, gây bức xúc dự luận; nội dung dau tranh, phản ánh, phê bình, chống lãng phí,

tham nhũng [5, tr 328-325].

Luận văn này, tác giả tiếp cận nội dung GS&PBXH về CSC trên BDT theo các

khía cạnh sau:

Một là, BĐT GS&PBXH về các dự thảo, đề án, CSC Đó là các dự thảo, chủ

trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích chính đáng của công dân.

Hai la, BĐT GS&PBXH bang việc đưa ra cơ sở khoa học, những kinh nghiệmthực tiễn, hợp lý hay bat cập đối với các dé án, quyết sách, CSC Thông qua quá trìnhtruyền tải thông tin BDT còn thu thập ý kiến phản hồi từ các tầng lớp công chúng Quátrình thu thập đó hình thành hai “luồng” thông tin: mor /à từ thông điệp truyền thôngcủa BĐT (bản chất là từ tác giả bài báo: nhà báo, nhà khoa hoc ); hai là từ ý kiếnthảo luận trực tiếp của công chúng trên BĐT

Ba là, BĐT tham gia phát hiện các sai phạm, chống tiêu cực quan liêu, thamnhũng CSC GS&PBXH được thực hiện ở tất cả giai đoạn của quá trình hình thànhđường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, từ ý nguyện của nhân dân, và nhu cầu

của xã hội Với ưu thế trực tuyến, BĐT đã tạo ra một môi trường thảo luận mở rộng

trên internet cho công chúng Điều này mở rộng và thúc đẩy các hoạt độngGS&PBXH Đây là yếu tố quan trọng trong vai trò GS&PBXH của BĐT

1.4.2 Phương thức giám sát và phản biện xã hội

Với những thé mạnh sẵn có so với loại hình báo chí truyền thống, BĐT có

36

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình hóa khái niệm về lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Nguon: - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 1.1 Mô hình hóa khái niệm về lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Nguon: (Trang 33)
Hình 1.2: Mô hình khái niệm lý thuyết dòng chảy hai bước và mô hình dong chảy ba bước. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 1.2 Mô hình khái niệm lý thuyết dòng chảy hai bước và mô hình dong chảy ba bước (Trang 36)
Hình 1.3: Cơ chế giám sát xã hội của báo chí. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 1.3 Cơ chế giám sát xã hội của báo chí (Trang 38)
Hình 1.4: Cơ chế phản biện xã hội của báo chí. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 1.4 Cơ chế phản biện xã hội của báo chí (Trang 39)
Hình 2.1: Bình luận của độc giả dưới bài báo “Người có nhiều nhà, đất sé bị áp thuế cao ” trên - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.1 Bình luận của độc giả dưới bài báo “Người có nhiều nhà, đất sé bị áp thuế cao ” trên (Trang 49)
Bảng 2.4: Khảo sát tuyến bài ở loạt bài về “rút BHXH một lan” trên Vnexpress.net và - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Bảng 2.4 Khảo sát tuyến bài ở loạt bài về “rút BHXH một lan” trên Vnexpress.net và (Trang 55)
Hình 2.2: Kết quản thăm dò ý kiến công chúng cua Vnexpress.net trên bài báo “Dé xuất hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lan” ngày 6/3/2023 của tác giả Hong Chiêu. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.2 Kết quản thăm dò ý kiến công chúng cua Vnexpress.net trên bài báo “Dé xuất hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lan” ngày 6/3/2023 của tác giả Hong Chiêu (Trang 56)
Bang 2.6: Bảng thong kê các chuyên gia tham gia GS&amp;PBXH về van dé “rút BHXH một lan” - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
ang 2.6: Bảng thong kê các chuyên gia tham gia GS&amp;PBXH về van dé “rút BHXH một lan” (Trang 58)
Hình 2.3: Giao diện BĐT Daidoanket.vn - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.3 Giao diện BĐT Daidoanket.vn (Trang 61)
Hình 2.4: Giao diện BĐT Vnexpress.net - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.4 Giao diện BĐT Vnexpress.net (Trang 62)
Bảng 2.6: Tỷ lệ thể loại báo chi duoc Vnexpress.net và Daidoanket.vn thực hiện ở dụng ở “Dự án buýt nhanh BRT Hà Nội” và vấn dé “rút BHXH một lan” thời gian từ 01/01/2022 đến - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Bảng 2.6 Tỷ lệ thể loại báo chi duoc Vnexpress.net và Daidoanket.vn thực hiện ở dụng ở “Dự án buýt nhanh BRT Hà Nội” và vấn dé “rút BHXH một lan” thời gian từ 01/01/2022 đến (Trang 63)
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát phương thức GS&amp;PBXH về CSC trên BĐT Vnexpress.net và - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Bảng 2.9 Kết quả khảo sát phương thức GS&amp;PBXH về CSC trên BĐT Vnexpress.net và (Trang 64)
Hình 2.5: Đồ họa được báo Daidoanket.vn tích hop trong bài ‘Dong Nai triển khai hiệu quả Dé an 06” ngày 19/12/2022. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.5 Đồ họa được báo Daidoanket.vn tích hop trong bài ‘Dong Nai triển khai hiệu quả Dé an 06” ngày 19/12/2022 (Trang 67)
Hình 2.7: Video được tích hợp trong bài “Lợi - hại khi giảm SỐ năm dong bảo hiểm xã hội để - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.7 Video được tích hợp trong bài “Lợi - hại khi giảm SỐ năm dong bảo hiểm xã hội để (Trang 68)
Hình 2.6: Thăm dò ý kiến (tương tác) độc giả về việc đóng BHXH để được hưởng lương hưu - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.6 Thăm dò ý kiến (tương tác) độc giả về việc đóng BHXH để được hưởng lương hưu (Trang 68)
Hình 2.8: Trình diễn trực quan dit liệu (biểu đô động) được tích hợp trong bài “Lương hưu - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.8 Trình diễn trực quan dit liệu (biểu đô động) được tích hợp trong bài “Lương hưu (Trang 69)
Hình 2.9: Trình diễn trực quan dữ liệu (biểu đô động) được tích hợp trong bài “Luong hưu - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.9 Trình diễn trực quan dữ liệu (biểu đô động) được tích hợp trong bài “Luong hưu (Trang 70)
Hình 2.10: Âm thanh (podcasts) được sử dụng chính trong bài “Sống với lương hưu dưới chuẩn nghèo `” trên báo Vnexpress.net ngày 28/6/2022. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.10 Âm thanh (podcasts) được sử dụng chính trong bài “Sống với lương hưu dưới chuẩn nghèo `” trên báo Vnexpress.net ngày 28/6/2022 (Trang 70)
Hình 2.11: Kênh Youtube và Facebook của Vnexpress.net thu hút lượt đăng ký rất lon. Anh - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.11 Kênh Youtube và Facebook của Vnexpress.net thu hút lượt đăng ký rất lon. Anh (Trang 71)
Hình 2.12: Các phan hoi truc tiếp bài báo và những trả lời của công chúng về các phản hoi dưới bài báo: “Tối thiểu 15 m2” của tác giả Nguyễn Van Dinh, Chuyên gia pháp lý đăng ngày - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.12 Các phan hoi truc tiếp bài báo và những trả lời của công chúng về các phản hoi dưới bài báo: “Tối thiểu 15 m2” của tác giả Nguyễn Van Dinh, Chuyên gia pháp lý đăng ngày (Trang 72)
Hình 2.13: Phản hôi cấp 1 và phản hoi cấp 2 trong bài: “Toi thiểu 15 m2”. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.13 Phản hôi cấp 1 và phản hoi cấp 2 trong bài: “Toi thiểu 15 m2” (Trang 75)
Hình 2.14: Phản hoi của công chúng trong bài: “Tiêu sạch bảo hiểm ”. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.14 Phản hoi của công chúng trong bài: “Tiêu sạch bảo hiểm ” (Trang 76)
Hình 2.15: Bình luận của công chúng về bài báo: “Tối thiểu 15 m2” của tác giả Nguyễn Văn Dinh ngày 28/3/2022 được tòa soạn không cho hiển thị trên kênh Facebook của Vnexpress.net. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.15 Bình luận của công chúng về bài báo: “Tối thiểu 15 m2” của tác giả Nguyễn Văn Dinh ngày 28/3/2022 được tòa soạn không cho hiển thị trên kênh Facebook của Vnexpress.net (Trang 77)
Hình 2.16: Phản hôi cấp 2, cấp 3 được xuất hiện trên kênh Facebook này 01/2/2023 của bài báo: “Thăng Co thèm me” tác giả Nguyễn Hang - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Giám sát và phản biện xã hội về chính sách công trên báo điện tử
Hình 2.16 Phản hôi cấp 2, cấp 3 được xuất hiện trên kênh Facebook này 01/2/2023 của bài báo: “Thăng Co thèm me” tác giả Nguyễn Hang (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w