1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí và truyền thông: Tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên báo Nhân Dân (khảo sát năm 2021 và năm 2022)

136 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

KIÊU THANH HUONG

TO CHỨC SAN XUAT THONG TIN “TRANG HA NOI”

TREN BAO NHAN DAN

LUẬN VAN THẠC SĨ QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

KIÊU THANH HƯƠNG

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quan trị báo chí truyền thông

Mã sô: Thí điêm

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng

Nguyễn Tri Thức Dinh Văn Hường

Hà Nội — Năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi nhận được sự quan tâm,

giúp đỡ của các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đạihọc Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Đặc biệt, tôi nhận

được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, sâu sắc của Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức trong suốt

quá trình từ xây dựng đề cương đến thực hiện và hoàn thiện luận văn.

Tôi nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện từ Ban Lãnh đạo Báo Nhân Dân, cácbạn bè, đồng nghiệp Ban Quản lý Phóng viên thường trú, Ban Thư ký-Biên tập BáoNhân Dân, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà

Nội trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi nhận được sự hỗ trợ rất thiết thực từ gia đình trong suốt thời gian thực

hiện luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới mọi người vì sự quan tâm và giúp đỡ đó.

Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chăn không tránh khỏi những thiếu

sót, tác giả mong nhận được những góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy, cô giáo,

đồng nghiệp, bạn bè để nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm on!

Tác giả luận văn

Kiều Thanh Hương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới dự

hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức Các số liệu thống kê, kết quả

nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu khoa học nào trước đây Luận văn có sử dụng, phát triển, kế

thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu, bài

báo liên quan đên nội dung đê tài.

Tác giả luận văn

Kiều Thanh Hương

Trang 5

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 6 + E22 E11 1191139119 1191 E 9v 9v key 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿2 + ++E£+E£+E++EE+EEerEezEzEerrxerxerreee 14

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU - 55+ **+*£+*e+ereeereeereeree 15

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - 2-2 5+ £+E++EE£EEeEEerEEzEerxerxerree 16

7 7.Kết cầu của luận văn - +: 2+2 tt tt Etrrrireriee 16

Chuong 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VE TO CHUC SAN XUAT THONGTIN TRANG DIA PHƯƠNG TREN BAO IN ccssscssssesssessssesssesssecssessseesseessees 17

1.1 Một số khái niệm liên quande scceccecceccessesseessessessessessessessessesssessessessessessessesseesess 17

1.1.1 Tổ chức sản xuất thông tin ceeceeccecceccecsesseessessessessesssessessessessesssessessesseesesesseeseess 17

II Bid PAWONG? a8ana 19

DDB BGO GN 7u 20

1.1.4 Tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in - 21

1.2 Một số lý thuyết sử dung cho nghiên cứu - 2 ¿2 s+s++££+EzzEezxerxerszrs 241.2.1 Lý thuyết về quản trị tòa soạn báo Chí - + + ©k++k+E++E+Ee+Eerkerkerssreee 24

1.2.2 Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting) -: 25

1.2.3 Lý thuyết đóng khung (ƒ†diImiHi8) - - 52 5£+St+E‡E‡EeEEEEEEEEEEerkerkerkerkrree 261.3 Yêu cầu của việc tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in: 271.3.1 Yêu câu VE nội đÌMHg- 5-©5c 5< 5< CS E2 SE EEEE122112 1211111211 re 27U01, ng nan n 30

1.4 Đặc điểm của việc tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in: 301.4.1 Đặc điểm VỀ nội AUN? cesceccessessesssessessesseessessessessessusssessessessesssesseesessessssseeseeseees 30l2 ve Nin thats an na 321.5.Tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức thông tin trang địa phương trên báo in 34

Trang 6

1.5.1.Tiêu chí đánh giá về nội đÌMHg, ¿55c ©5£+Se‡E‡EeEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrerkerrrres 34

1.5.2 Tiêu chí đánh giá về hình tÏHỨC + 5s Se+S£+E‡£E‡EEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkrrkrree 35TIỂU KET CHƯNG l - 2 2£ + ©E2E£+EE£EE£EEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEkerkrrkerreee 36

Chương 2 THUC TRANG TO CHỨC SAN XUẤT THONG TIN “TRANG

HA NOI” TREN BAO NHÂN DÂN ©22-52- 2E 2 2E 212 37

2.1 Giới thiệu về Báo Nhân Dân, “Trang Hà Nội” -2-ccSSssiseeeeeree 372.1.1 Giới thiệu về Báo Nhân Dânn 5+ 522SE2+EE+EESEESEEEEEEEEEErkrrrkerkrrrkee 37

2.1.2 Giới thiệu về “Trang Hà Nội” trên Bảo Nhân Dân -<<<<<<+ 39

2.2 Quy trình tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dan 412.2.1 Tổ chức nhân SUP ceesececcsscsescssesesvecesssecessscsuesesssvecesssvsessstsueseatstsusstaveueaeatanseeataees 4I

2.2.2 Quy trình tổ chức sản xuất thông tỈn: - 2-2 e+s+tkeEeE+E+Eerkerkererses 42

2.3 Thực trạng tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dan 482.3.1 Thực trang tổ chức nội 11-0 0n0ẼPẼnẼA5®a 487.1.1 Thực trạng tô chức hình thức c©-=+ceckeckersterrerkerkereererree 60TIỂU KET CHƯNG 2 2 2© E+E£SE£+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkerkeee 68

CHƯƠNG 3 NHỮNG VAN DE DAT RA VÀ MOT SO GIẢI PHÁP NÂNGCAO CHAT LUONG TO CHUC SAN XUAT THONG TIN “TRANG HA

NỘI” TREN BAO NHÂN DAN 0 ouoococeccescesssssessssssessessessessscssessessessesssesessessesseesees 703.1 Đánh giá về quy trình tổ chức san xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo

Ji ¡88 0 70

3.1.1 Đánh giá về công tác tổ chức NAN $ự - ©2255 5tece+c+EzEeztertereerssreee 703.1.2 Đánh giá về quy trình tổ chức sản xuất thông tÌ: -. ©-s©-scse©5ec: 72

3.2.Đánh giá chất lượng tổ chức sản xuất thông tin ““Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân 73

3.2.1 Đánh giá chất lượng nội Ung - 5-55 5cSeSt+EEE‡EeEEEEEEErkerkerkerkerkee 733.2.2.Đánh giá chất lượng hình thức - - 2 2 2+ £+E££E£EE£EEEEE2EErEerkerkerxerkee 80

3.2.Một số giải pháp nâng cao chất lượng tô chức sản xuất thông tin “Trang Hà

Nội” trên Báo Nhân Dân - - - 5 3322211112231 22311122311 ng vn ng ng re 84

3.2.1 Các quan điểm về đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất thông tin

“Trang Hà Nội” trên Báo Nhân DGN HH gi, 84

Trang 7

3.2.3.Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà

Nội ” Báo Nhân LDâïH G0555 ket 85

TIỂU KET CHƯNG 3 - 2-2 2£ ++E£SE£2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkrrreee 90KET LUẬN 2-52 SS SE2E2E211271271711211211211 2121211110111 112cc rree 92

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 525s22£££E£+£x+Eerxesrsez 95DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BÓ CÓLIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN VĂN -5- 55c ke etreret 102

PHU LLỤCC 2-2222 22<‡EESEEE2E1E21127112112711271211111211.211111 11.2111 103

Trang 8

Chữ viết tắt

PGSPVTTTP

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIEU DO, ANH

Bang 2.1: So sánh số lượng sản phẩm đặt hàng và số lượng sản phẩm 48

thực hiện năm 2021 và năm 2022 .- - - << - - 2 <1 1111111133388 8EEEEEv vn nnenereg 48

Biéu đồ 2.2: Tỷ lệ bài phản ánh các van đề thời sự và bài phản ánh các van đề trong

dòng thời sự chủ lưu năm 2021 (bên trái) ¿+5 + + + **sExvexeerseressreerrs 51

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ bài phản ánh các van đề thời sự và bai phản ánh các van đề trong

dòng thời sự chủ lưu năm 2022 (bên phải) - : ¿2 323 ‡++v+sexsexsexserss 51

Ảnh 2.4 : Trang Hà Nội ngày 7/9/2021 weceecsccsscesessessessessesseseesessessessessssseseeseeseeseesees 52Ảnh 2.5 : Trang Hà Nội ngày 6/9/2022 . -¿ 2¿-+¿©++2+++Ext2E+eEE++rxrrrxerkrerxee 53Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ bài theo lĩnh vực phan ánh năm 2021 . 2-5252 55252 54Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ bài theo lĩnh vực phan ánh năm 2022 2-2: 2z 525: 55

Ảnh 3.1: Diện mạo trang Hà Nội ngày 27/12/202/2 2- + 2 2+£+E+£x+zs+rszez 66

Biểu đồ 3.2: Ty lệ bài phân chia theo lĩnh vực năm 2021 so sánh với năm 2022 .77Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ bài của hai năm 2021-2022 phân chia theo thé loại 82

Trang 10

MO DAU

1 Lý do chon dé tai

Đề tài Tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dan (khảo

sát năm 2021 và năm 2022) được thực hiện vì những lý do chính sau đây:

Thứ nhất, năm 2008, sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị

quyết số 15 của Quốc hội (khoá XII), Thủ đô Hà Nội có diện tích 3.328 km”, là đô

thị có diện tích lớn nhất nước ta, số dân đứng thứ hai nước ta (hơn 8 triệu người,

theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019) Thủ đô Hà Nội là đô

thị đặc biệt, là “Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn vềvăn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển

của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước” (Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ

Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầmnhìn đến năm 2045) Chính vì vậy, các hoạt động của đời sống chính trị-kinh tế-xãhội của thành phố Hà Nội và trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn có tác động lớnđến đời sống chính trị-kinh tế-xã hội của cả nước và được dư luận rất quan tâm.

Thứ hai, những năm qua, công tác tuyên truyền về Thủ đô Hà Nội luôn đượcBáo Nhân Dân chú trọng thực hiện trên các ấn phẩm Tuy nhiên, trên báo Nhân Dân

hàng ngày (báo in), do diện tích có han và phải bảo đảm thông tin đối nội, đối

ngoại, thông tin cua các bộ, nganh trung ương, của các địa phương khác trong ca

nước , cho nên dù thông tin về Thủ đô được ưu tiên hơn 62 tỉnh, thành phố khác,

nhưng diện tích, thời lượng thông tin tuyên truyền về Hà Nội chưa đáng kể.

Thứ ba, thực tiễn hoạt động báo chí những năm gần đây cho thấy sự phát triển

mạnh mẽ của báo mạng điện tử và truyền hình, khiến báo in gap nhiều khó khăn,

trong đó có sản phẩm báo in Nhân Dân Dé từng bước hướng tới tự chủ, báo phảiđổi mới hình thức, nội dung các ấn phẩm, xuất bản thêm các trang địa phương déđáp ứng yêu cau thông tin chung và thông tin chuyên biệt của từng nhóm độc giả,vùng miền, duy trì được bạn đọc và nguồn thu.

Tháng 2/2011, Báo Nhân Dân và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ký kếtChương trình phối hợp công tác, thực hiện xuất bản “Trang Hà Nội” trên báo NhânDân hàng ngày (báo in), với số lượng hai số/tuần vào thứ ba và thứ sáu hàng tuần.

Trang 11

“Trang Hà Nội” là một phụ trương của Báo Nhân Dân hàng ngày với các thông tin

chuyên biệt về các hoạt động của thành phố Hà Nội Từ Chương trình được ký kếtgiữa hai cơ quan, hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và Báo NhânDân ký hợp đồng “Tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội củathành phố Hà Nội trên Báo Nhân Dân”, với số lượng cụ thé về tin, bai, ảnh, sốlượng trang báo phát hành tại Hà Nội và tại TP Hồ Chí Minh Đây là sản phâm kinhtế báo chí của Báo Nhân Dân thực hiện thành công, mang lại hiệu quả về nhiều mặt.

Thứ tw, sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Báo

Nhân Dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, công tác xuất bản “Trang Hà

Nội” trên Báo Nhân Dân đã đi vào nền nếp, đạt hiệu quả tuyên truyền tốt, được bạn

đọc ghi nhận Tuy nhiên, thực tiễn luôn đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi công táctuyên truyền phải đổi mới để đạt chất lượng cao hơn, đáp ứng những yêu cầu của

nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Ngày 5/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nộiđến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Nghị quyết nêu rõ, cần tạo sự thông nhấtcao trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về vị trí, vai trò quan trọng đặc

biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp,khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nướcvà nguồn lực quốc tế, xây dựng va phát triển Thủ đô xứng đáng là trung tâm đầunão chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế,

văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng

Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an

toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toa dé thúc day vùng đồng bằng sôngHồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát trién.

Trong quá trình thực hiện những mục tiêu nêu trên, hệ thống báo chí, trong đócó Báo Nhân Dân có vai trò quan trọng trong việc truyền thông các chính sách củaĐảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và của thành phố Hà Nội, nhằm mục tiêu"Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm" Do đó, công tác t6 chức sản

Trang 12

xuất thông tin về Hà Nội trên các ấn pham Báo Nhân Dân nói chung, “Trang Hà

Nội” trên Báo Nhân Dân hàng ngày nói riêng, càng phải được nâng cao chất lượng,chủ động đi trước nhằm thống nhất về nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân,tạo sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện thành công Nghị quyết số 15-N Q/TW

cua Bộ Chính tri.

Thứ năm, sau khi “Trang Ha Nội” trên Báo Nhân Dân ra đời, thang 4/ 2011,

Báo Nhân Dân và Uy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ký kết Chương trình

phối hợp công tác, thực hiện xuất bản Trang Thành phó Hồ Chí Minh trên báo Nhân

Dân hàng ngày (báo in) Và mới đây, ngày 21/3/2023, Báo Nhân Dân tiếp tục xuấtbản sáu phụ trương về sáu vùng kinh tế của nước ta.

Tuy nhiên, đến nay có rat ít công trình nghiên cứu một cách hệ thống về việc tổchức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in Một số tác giả các công trìnhnghiên cứu đề cập đến vấn đề tổ chức trang địa phương trên báo in, nhưng còn ởdạng riêng lẻ, tính khái quát chưa cao Việc nghiên cứu một cách có hệ thong về tổchức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo chí nói chung, trên báo in nóiriêng, vì thế rất có ý nghĩa.

Với những lý do trên, cộng với thực tiễn bản thân có hơn 12 năm làm công tác

quản lý tại Ban Quản lý Phóng viên thường trú-đơn vị được Ban Biên tập Báo Nhân

Dân giao nhiệm vụ là đầu mối tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội”, cho nên

tác giả quyết định chon đề tài “Té chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo

Nhân Dân” (khảo sát năm 2021 và năm 2022) để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩchuyên ngành Quản trị Báo chí và Truyền thông.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận đề tài, tác giả đã sưu tầm, nghiên cứu cáctài liệu, công trình khoa học, sách tham khảo, bài viết, bai báo trong nước và trên

thé giới có liên quan đến những khía cạnh của đề tài, nhất là những van đề liên quanđến công tác tô chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in Những tài liệu

nay là cơ sở dé tác giả nghiên cứu, kế thừa, phát triển trong quá trình triển khai thực

hiện dé tài luận văn của mình.

Trang 13

Nhóm sách, công trình nghiên cứu, bài viết về lý luận và thực tiễn hoạt

động báo chi

- Lưu Văn An, Nguyễn Đức Lợi; Thông tin báo chí với công tác lãnh đạo,

quản lý (2017); Nxb Thông tan, Hà Nội [1] Nội dung cuốn sách gồm 3 chương làm

rõ những van dé về quan lý báo chí truyền thông: (1) Thông tin báo chí với công táclãnh đạo, quản lý - một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới (2) Thực trạng

thông tin báo chí với công tác lãnh đạo, quan lý ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới

và hội nhập quốc tế và những van dé đặt ra (3) Quan điểm, giải pháp và kiến nghịnhằm phát huy vai trò của thông tin báo chí đối với công tác lãnh đạo, quản lý ở

Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Đỗ Quý Doãn; Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam (2014);Nxb Thông tin và Truyền thông [14] Cuốn sách tập hợp một số bài viết, bài phát

biểu trong quá trình công tác của tác giả, tập trung làm rõ thực trạng, những van dé

đặt ra trong công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển báo chí; đồng thời đưa ra nhữnggiải pháp cơ bản tạo điều kiện dé thông tin báo chí Việt Nam phát trién nhưng van

bảo đảm quản lý tốt.

- Nguyễn Văn Dững; Báo chí truyền thông hiện đại — Từ hàn lâm đến đời

thường (2011); Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội [18] Cuốn sách trình bày khái niệm

báo chí nhìn từ quan điểm hệ thống Tác giả phác thảo hệ thống phạm trù, khái

niệm của báo chí học hiện đại, dùng nó dé có thé giải thích những hiện tượng báochí trong các xã hội có thể chế chính trị khác nhau.

- Nguyễn Văn Dững; Cơ sở lý luận báo chí (2012); Nxb Lao động [20], cung

cấp nhiều nội dung về lý luận báo chí, nhất là đối với báo chí hiện đại.

- Nguyễn Văn Dững (chủ biên); Tác phẩm báo chí (2006); Nxb Lý luận chínhtrị, Hà Nội [21] Cuốn sách chỉ ra những tri thức lý luận và thực tiễn về tác phambáo chí, về phân loại tác phẩm báo chí và các thé loại báo chí Các tác giả chú trọngnhững yếu tố quan trọng nhất của từng thể loại như sự ra đời va phát triển, khái

niệm và đặc điểm cơ bản của thể loại, kỹ năng thực hiện.

- Nguyễn Văn Dững (chủ biên)- Đỗ Thị Thu Hằng; Truyền thông - lý thuyết vàkỹ năng cơ bản (2012); Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [22] Cuốn sách cung cấp

Trang 14

những kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông vận động xã hội và truyền thông đại chúng nói riêng: cũng như đề cập đến một số

-nội dung, khái niệm, kỹ năng, tình huống, cơ chế, chức năng của một số hoạt

động truyền thông; chu trình, việc lập kế hoạch truyền thông, giám sát, đánh giá,

phương pháp sử dụng trong giám sát, đánh giá và các hoạt động dé duy trì hoạt

động truyền thông.

-Vũ Văn Hà; bài viết “Hài hoà chức năng kinh tế với các chức năng khác của

báo chí trong nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đăng trang 71,

cuốn Báo chí truyền thông-Những vấn đề trọng yếu (tập 2), Nxb Đại học quốc gia

Hà Nội, năm 2020 Tác giả bài viết khẳng định, thực hiện chức năng kinh tế phảigắn với thực hiện tốt các chức năng khác (chức năng chính trị tư tưởng, chức năng

quản lý, giám sát xã hội, chức năng văn hoá thâm mỹ ) là yêu cầu trong hoạt độngbáo chí và cần được kết hợp hài hoà Tính hài hoà trong kết hợp thé hiện ở sự phát

huy tốt chức năng kinh tế báo chính là điều kiện cho phát huy các chức năng khác.

Thực hiện tốt các chức năng khác chính là cơ sở cho phát huy chức năng kinh tế.Không vì chú ý phát triển kinh tế báo mà ảnh hưởng đến thực hiện các chức năngchính trị tư tưởng, quản lý giám sát và định hướng xã hội, xây dựng văn hoá thâm

mỹ lành mạnh của báo chí.

- Vũ Quang Hào; Ngôn ngữ báo chí (2012); Nxb Thông tấn, Hà Nội [32] Tác

giả phân tích và chỉ ra những vấn đề về lý luận và thực tiễn cơ bản và cần thiết củangôn ngữ báo chí Trong đó, tác giả đề cập sâu tới các dạng ngôn ngữ báo chí, ngôn

ngữ chuẩn mực trên báo in Tác giả tập trung luận bàn về van đề ngôn ngữ văn tự, chưa

dé cập đến van đề ngôn ngữ phi văn tự, đặc biệt là ngôn ngữ hình ảnh trên báo in.

- Dinh Văn Hường, Bùi Chí Trung; Một số van dé vẻ kinh tế báo in (2015);Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [43] Cuốn sách tập trung xác lập một cách cơ bản,hệ thống các học thuyết về kinh tế truyền thông đang phổ biến trên thế giới hiệnnay Các tác giả tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt độngkinh tế chủ yếu của báo in Việt Nam những năm qua, bước đầu hệ thống hóa cáchoạt động đó từ góc nhìn kinh tế báo chí Cuốn sách cũng tìm hiểu những kinhnghiệm của kinh tế báo chí truyền thông thế giới nhăm tham khảo, vận dụng phù

10

Trang 15

hợp vào điều kiện cụ thé của báo chí truyền thông Việt Nam, đồng thời đề xuất các

giải pháp, kiến nghị dé báo in nước ta hoạt động kinh tế năng động, hiệu quả trongbối cảnh mới.

- Phan Văn Kiền; Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam qua một sốsự kiện nổi bật (2012); Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội [48] Cuốn sáchgồm 2 phần, phần 1: Bàn về một số vấn đề chung về phản biện xã hội của báo chítruyền thông Việt Nam hiện đại và phan 2: Phản biện xã hội của tác phẩm báo chí

Việt Nam qua một số sự kiện nồi bật.

- Duong Xuân Sơn, Dinh Văn Hường, Trần Quang; Cơ sở lý luận báo chítruyền thông (2004); Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội [53] Cuốn sách dé cập đếnnhững vấn đề chung của báo chí như vị trí, vai trò của báo chí trong xã hội, sự ra

đời và phát triển của báo chí, những điều kiện và yếu tố dé hình thành và phát triển

báo chí, các loại hình truyền thông đại chúng.

- Dương Xuân Sơn; Các loại hình báo chí truyền thông (2014); Nxb Thông tinvà Truyền thông, Hà Nội [54] Cuốn sách cung cấp cho người đọc những hiểu biết

cơ bản, có hệ thong về khái niệm, đặc trưng, đặc điểm của truyền thông và truyền

thông đại chúng hiện đại Ngoài ra nội dung cuốn sách cũng trình bày lịch sử ra đờivà phát triển, những ưu điểm và hạn chế, nguyên tắc và phương pháp sáng tao, xuhướng phát triển riêng của từng loại hình nhằm phát huy tốt vai trò, sức mạnh củacác loại hình báo chí truyền thông trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

-Bùi Chí Trung, Kinh té báo chí (2017); Nxb Chính trị quốc gia sự thật [75].Cuốn sách tập trung vào những vấn đề chính của kinh tế báo chí như: các mô hìnhkinh doanh, kinh tế báo chí trên nền tảng kỹ thuật số, hội tụ và đa phương tiện; kỹnăng phân tích thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh, những vấn đề cơ bảntrong kinh doanh báo chí Cùng với những lý thuyết cơ bản, cuốn sách đồng thờihướng đến cả những vấn đề thực tiễn trong hoạt động kinh tế báo chí hiện nay ở

Trang 16

(năm 2012) Trên cơ sở tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu thực tiễn về hoạt động sảnxuất các sản phẩm báo chí của một số tờ báo, luận văn đúc rút thành những vấn đềlý luận liên quan đến quy trình tổ chức sản xuất loại hình sản pham mang tính đặcthù này, cũng như chỉ ra những ưu, nhược điểm, thực trạng đang tồn tại ảnh hưởngđến hiệu quả sản xuất, chất lượng các an pham tại các toà soạn bao Qua đó, thấy rosự tat yêu phải đổi mới mô hình tô chức, cải tién quy trình tô chức sản xuất nhật báodé đáp ứng yêu cầu của báo chí cách mạng trong thời kỳ hiện nay.

- Nguyễn Thị Thu Huyền, Luận văn Thạc sĩ Báo chí 76 chức nội dung các

trang thông tin chuyên dé trên báo Lao Động (năm 2015) Luận văn nghiên cứu về

cách thức t6 chức nội dung 3 trang thông tin chuyên đề trên Báo Lao động, gồm:Thông tin Hà Nội; Tiền tệ - Đầu tư; Nhân lực — Việc làm Trong đó, tác giả tìm hiểu

và chỉ rõ vai trò của phóng viên báo in nói chung và của phóng viên Báo Lao Động

nói riêng trong hoạt động tác nghiệp tại các trang chuyên dé; khảo sát thực tiễn hoạt

động của phóng viên bao Lao Động (và có mở rộng sang vài tờ báo khác), từ đó,

tổng kết những phương thức hoạt động tác nghiệp tại các chuyên trang được phóng

viên báo in đã và đang áp dụng hiện nay Trên cơ sở khảo sát, chỉ ra những thành

công, hạn chế, từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa

hiệu quả hoạt động dé trang chuyên dé của báo in nói chung và của báo Lao Động

nói riêng.

- Hoàng Thị Nhung, Luận văn Thạc sĩ Báo chí Tổ chức chuyên dé trên báo incuối tuần (năm 2022) Qua việc khảo sát thực trạng về nội dung, hình thức của cácchuyên đề trên một số ấn phẩm thực hiện chuyên đề trên báo in cuối tuần ở ViệtNam hiện nay, luận văn bô sung lý luận về cách thức triển khai và tổ chức thực hiệnchuyên đề báo chí trong hệ thống lý luận của thể loại chuyên đề nói chung.

- Trương Thị Kiên; Lao động nhà báo và Quản trị toà soạn báo chí (2016);

Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội [47] Cuốn sách gồm 2 phan Phan 1: Lao động nhàbáo, cung cap cho người đọc những kiến thức cơ bản về toà soạn báo chí, cơ cau tổ

chức, các chức danh nhà báo chủ chốt, loại hình lao động nhà báo, quy trình thực

hiện các sản phẩm báo chí, lao động phóng viên Phần 2: Quản trị toà soạn báo chí,giúp độc giả có cái nhìn toàn diện đối với hoạt động quản lý báo chí ở cấp độ vi mô(của lãnh đạo toà soạn báo chí) và cấp độ vĩ mô (quản lý Nhà nước về báo chi).

12

Trang 17

- Lê Thị Nhã; Lao động nhà báo-Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (2010); Nxb

Chính trị-Hành chính, Hà Nội [51] Cuốn sách cung cấp những tri thức lý luận cơbản về nghề báo, về vai trò, nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân trong quy trình tổ

chức sản xuất tác phâm báo chí.

- Hà Huy Phượng; Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in (2006); NxbLý luận chính trị, Hà Nội [56] Cuốn sách nghiên cứu những vấn đề lý luận, kỹnăng về tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in, trong đó luận bàn nhiều vềkỹ năng xử lý văn bản, hình anh tĩnh và các yếu tố cau thành sản phẩm báo in, trong

đó có nội dung bàn về tổ chức chuyên trang.

- Nguyễn Tri Thức, Tổ chức chuyên dé báo chí (2017), Nxb Thông tan, Hà Nội[71] Cuốn sách cung cấp một cái nhìn đa dạng về cách thức t6 chức, thực hiện

chuyên đề Qua đó phân tích xu hướng phát triển thông tin chuyên đề trên báo in

Việt Nam hiện nay.

- Nguyễn Tri Thức, Luận án Tiến sĩ “Xu hướng phát triển thông tin chuyên détrên báo in Việt Nam hiện nay” (khảo sát chuyên san Hồ sơ sự kiện, Tạp chí Xây

dựng Đảng, Báo Lao động cuối tuần, báo An ninh thế giới cuối tháng) (2016)cung cấp một cái nhìn đa dạng về cách thức tô chức, thực hiện chuyên đề Qua đó

phân tích xu hướng phát triển thông tin chuyên đề trên báo in Việt Nam hiện nay.

Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học trên, tác giả nhận thấy,

cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập trực tiếp, toàn diện

và hệ thống đến việc tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo NhânDân Vì vậy, tác giả nhận định đề tài “Tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội”trên Báo Nhân Dân” (khảo sát năm 2021 và năm 2022) là một đề tài không trùnglặp với các đề tài đã công bố và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn Đề tài luậnvăn nói trên là thực sự cần thiết, hữu ích, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, trước hết

là với Báo Nhân Dân.

Trong phạm vi rộng hơn, những kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn này cóthé là những thông tin đáng quan tâm, tham khảo dành cho các cơ quan báo chí có ý

định mở chuyên trang thông tin địa phương trên tờ báo của mình.

13

Trang 18

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.Mục đích

Trên cơ sở lý luận, lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, luận văn phân tích thựctrạng tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân trong hai năm2021, 2022; từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng

tổ chức thông tin, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng các ấn phẩm Báo

Nhân Dân.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: một số kháiniệm; quy trình tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in; yêu cau,đặc điểm của việc tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in; Tiêu chíđánh giá chất lượng tô chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in.

- Nêu rõ quy trình tô chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân

Dân; phân tích thực trạng hoạt động tổ chức sản xuất thông tin Trang Hà Nội trênBáo Nhân Dân, trong đó phân tích thực trạng tô chức sản xuất thông tin về mặt nộidung và về mặt hình thức.

- Đánh giá quy trình tổ chức sản xuất và chất lượng tổ chức sản xuất thông tin

“Trang Ha Nội” trên Báo Nhân Dân, chi ra những ưu điểm và hạn chế trong hoạtđộng tổ chức sản xuất thông tin trên trang này Từ đó đề xuất các giải pháp nângcao chất lượng tô chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân thờigian tới, đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng việc tổ chức sản xuất thông tin

“Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân hàng ngày.4.2 Pham vi nghiên cứu:

Ấn phẩm “Trang Ha Nội” của Báo Nhân Dân

Thời gian: năm 2021 và năm 2022.

14

Trang 19

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận

Tac giả nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lé nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển báo chí truyền thông Đặc

biệt, luận văn sử dụng các lý thuyết báo chí truyền thông, cơ sở lý luận báo chí; lýluận về khoa học quản lý; phương pháp luận nghiên cứu khoa học Mặt khác, luậnvăn tìm hiểu cơ sở pháp lý, như Luật Báo chí năm 2016 và các văn bản quy phạmpháp luật khác liên quan đến quản lý tổ chức sản xuất sản phẩm trang địa phương

trên báo In.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên sử dụng kết hợp một sỐ phương

pháp nghiên cứu sau đề thực hiện đề tài:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được tiến hành thông quaviệc sưu tầm, tuyển chọn, nghiên cứu các tài liệu, như: sách, báo, quan điểm, đườnglối của Đảng, Nhà nước về báo chí, văn bản pháp luật liên quan đến đề tài, giúp họcviên hiểu, hệ thống hóa luận điểm, so sánh, minh họa cùng các kết quả khảo sát của

mình, từ đó đưa ra quan điểm của cá nhân dé khang định khung lý thuyết của van dé

nghiên cứu.

- Phương pháp khảo sát: Phương pháp này được tiến hành thông qua việc khảo

sát, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh các thông số thu được, nhằm có đượckết quả khảo sát thực tiễn, cả định tính và định lượng nhằm sử dụng để chứng minh

giả thuyết đã đặt ra Việc khảo sát được học viên tiến hành chặt chẽ, kỹ lưỡng, bảo

đảm sự khoa khọc, tính chính xác, đáng tin cậy.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn 4 phóng viên trực tiếp tham gia tô

chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân; 2 biên tập viên trựctiếp tham gia công tác biên tập “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân; phỏng van 1

cán bộ quản lý Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, phỏng vấn 2 bạn đọc tại Hà Nội.

15

Trang 20

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn cho thấy cái nhìn tổng thé về thực trạng hoạt động tổ chức sản xuất

thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dan.

Từ việc phác họa về diện mạo, thực trạng hoạt động tô chức sản xuất thông tintrên “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân, luận văn cho thấy cách thức tô chức sảnxuất thông tin trang địa phương trên báo Đảng.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học đối với việc xác định nội

dung, phương thức tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân.Luận văn bổ sung nguồn tư liệu cho các tài liệu còn thiếu trước đây, là nguồntham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy trong các nhà trường về tổ chức sản xuấtthông tin trang địa phương trên báo in, đồng thời gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn là tài liệu tham khảo của Báo Nhân Dân và các cơ quan báo chí trung

ương có ký kết các hợp đồng tuyên truyền với các tỉnh, thành phố Kết quả khảo sát

của luận văn là tư liệu giúp các nhà lãnh đạo, quản lý cơ quan báo chí và những

người làm báo có thêm góc nhìn và bồ sung về chuyên môn trong quá trình công táccủa mình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các trang địa phương.

Trên cơ sở những nghiên cứu của đề tài, tác giả hy vọng đây sẽ là cuộc khảo

nghiệm dang tin cậy dé bản thân cũng như những đồng nghiệp ở Báo Nhân Dân cónhững đánh giá trung thực về chất lượng tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội”trên Báo Nhân Dân; từ đó xem xét, rút kinh nghiệm trong hoạt động tổ chức sảnxuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân.

7 7.Két cầu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính củaluận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1 Một số van đề lý luận về tổ chức sản xuất thông tin trang địa

phương trên báo in

Chương 2 Thực trạng tô chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên

Báo Nhân Dân

Chương 3 Những van dé đặt ra và một sô giải pháp nâng cao chat lượng

tô chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân16

Trang 21

Chương 1

MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE TO CHỨC

SAN XUAT THONG TIN TRANG DIA PHUONG TREN BAO IN

1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.L Tổ chức sản xuất thông tin

- Tổ chức:

Theo Đại Từ điển tiếng Việt (2011); Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí

Minh, tổ chức là “I động từ: 1 Sắp xếp, bố trí thành các bộ phận dé cùng thực hiệnmột nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung: tô chức lại các phòng trong cơ

quan; tô chức lại đội ngũ cán bộ 2 Sắp xếp, bố trí dé làm cho có trật tự, nền nếp: tổ

chức đời sống gia đình; tô chức lại nền nếp sinh hoạt 3.Tién hành một công việctheo cách thức, trình tự nào: tổ chức hội nghị; tổ chức hôn lễ; 4 Kết nạp vào tổ

chức, đoàn thé: được tổ chức vào Đoàn thanh niên; 5 Tổ chức hôn lễ, nói tắt: Anhchị ấy cuối tháng sẽ tô chức II danh từ 1 Tập hợp người được tô chức theo cơ cầu

nhất định dé hoạt động vì lợi ích chung: tô chức thanh niên; tô chức công đoàn; 2.Tổ chức chính trị xã hội với cơ cấu và kỷ luật chặt chẽ: có ý thức tổ chức; theo sựphân công của tổ chức, được tổ chức tín nhiệm” [78, tr.1604].

Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau thì việc giải thích khái niệm hay định nghĩa về

tổ chức lại có những quan điểm riêng Trong lĩnh vực báo chí-truyền thông, kháiniệm tô chức có thể hiểu ở hai góc độ:

Một là, tổ chức chỉ một nhóm người, hoạt động trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp.Hai là, tổ chức chỉ hoạt động của nhà truyền thông và nhà quản lý báo chí-

truyền thông nhằm mục đích tạo ra một sản phẩm báo chí hoàn chỉnh; là một dạng

hoạt động nghề nghiệp của nhà báo với các công việc cụ thể từ lên ý tưởng, lập kế

hoạch, tổ chức sản xuắt, thiết kế và trình bày báo, tạp chí, in ấn, phát hành

Trong phạm vi nghiên cứu dé tài, tác giả vận dụng khái niệm tô chức theo góc

độ thứ hai, tức là tổ chức chỉ hoạt động của nhà truyền thông và nhà quản lý báo

chí, truyền thông nhăm mục đích tạo ra một sản phẩm báo chí hoàn chỉnh; là một

17

Trang 22

dạng hoạt động nghề nghiệp của nhà báo với các công việc cụ thé từ lên ý tưởng,lập kế hoạch, tô chức sản xuất, thiết kế và trình bày báo, tạp chí, in ấn, phát hành

- Sản xuất:

Theo Đại Từ điển tiếng Việt, sản xuất là “I động từ Tạo ra của cải vật chất:sản xuất lương thực II Danh từ Hoạt động sản xuất, nền sản xuất: sản xuất nông

nghiệp, phát triển sản xuất” [78, tr.1357].

Theo quan niệm phổ biến trên thé giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tao ra

sản phẩm hoặc dịch vụ Cũng có thể hiểu, sản xuất là hoạt động tạo ra vật phẩm choxã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động.

Thuật ngữ sản xuất trước đây chỉ bao hàm việc tạo ra sản phẩm hữu hình Sau

này nó được mở rộng bao hàm cả việc tạo ra các dịch vụ Ngay nay, nói đến sản

xuất có nghĩa là không kể việc nó tạo ra sản phâm hữu hình hay dịch vụ.Hệ thống sản xuất có các đặc tính sau:

Một là, hệ thống sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm hay dịch vụ chonhu cầu xã hội.

Hai là, các hình thức sản xuất khác nhau có thể có đầu vào khác nhau, đầu rakhác nhau, các dạng chuyên hoá khác nhau, song đặc tinh chung của nó là chuyển

hoá các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra có tính hữu dụng, có ích cho đời

sống của con người

- Thông tin:

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, thông tin là “I Động từ: Truyền tin, đưa tin báo

cho nhau biết: thông tin bằng điện thoại; có gì thông tin cho nhau biết vơi II Danh

từ: 1 Tin tức được truyền đi cho biết: theo thông tin mới nhận được 2 Tin tức về

các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh: Bài viết có nhiều thông tin mới; khắcphục tình trạng thiếu thông tin” [78, tr.1526].

Tác giả Tạ Ngoc Tan định nghĩa ngắn gọn, khái quát rang “Thông tin là mộtloại hình hoạt động để chuyên đi các nội dung thông báo”, và “Thông tin được dùngdé chỉ chất lượng nội dung của thông báo nói chung” [66, tr.22].

Xã hội càng phát triển, những khái niệm về thông tin ngày một phong phú, cậpnhật hơn Trong mỗi lĩnh vực, thuật ngữ thông tin có thé được hiéu theo cách khác

18

Trang 23

nhau Cách chung nhất là, thông tin là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới

khách quan và các hoạt động của con người trong đời sống xã hội Thông qua việccảm nhận thông tin, con người làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạtđộng có ích cho cộng dong.

Có thé khang định rang, thông tin là nền tang của báo chí, là đặc trưng củatruyền thông đại chúng so với các ngành nghé khác Trong lý luận báo chí, có ítnhất hai khái niệm thông tin, một là tư tưởng, văn phong do nhà báo tái tạo, sáng

tạo từ hiện thực cuộc sống và hai là, sự loan báo cho công chúng biết Ở cách hiểu

thứ nhất, đó chính là đặc trưng cơ bản của báo chí, bởi đó chính là tính chất khởiđầu, khởi điểm của nguồn tin Trong khi đó, theo cách hiểu thứ hai, đó đơn thuần

chỉ là về phương diện sử dụng các phương tiện kỹ thuật để chuyền tải kết quả lao

động sáng tạo của nhà báo ra công chúng xã hội Và đó cũng chính là một trong

những chức năng của báo chí.

- Như vậy, có thé hiểu khái niệm Tổ chức sản xuất thông tin như sau: đó làviệc sắp xếp, bố trí nhân sự dé cùng thực hiện công việc cụ thé từ lên ý tưởng, lậpkế hoạch, tô chức sản xuất thông tin phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới kháchquan và các hoạt động của con người trong đời sông xã hội, thiết kế và trình bày các

thông tin đó trên báo, tạp chí, in ấn, phát hanh nham tác động đến những hành vi

của công chúng trong xã hội, định hướng dư luận xã hội, thực hiện chức năng giám

sát, quản lý dé góp phần hoàn thiện, phát triển xã hội.

1.1.2 Trang địa phương:

Trang địa phương ở các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, báo phát thanh,

truyền hình) là chuyên mục tập trung phản ánh các sự kiện và vấn đề thời sự củamột địa phương, về một địa phương nhất định, nhấn mạnh yếu tố địa phương trongtương quan so sánh, hoặc trong sự liên kết, kết nối với các địa phương khác trong

vùng hoặc trong cả nước Những vấn đề của địa phương trên các báo trung ương, dosự hạn chế về diện tích, hoặc do bị đánh giá không phải là vấn đề tiêu biểu, cho nên

thường không được phản ánh sâu Đây chính là “dư địa” để trang địa phương khai

thác Các nhà báo tìm ra góc độ địa phương ở mọi vấn đề, xây dựng Đảng, kinh tế,

xã hội, văn hoá, pháp luật, thé thao dé phan ánh, phan tích, dự báo Các bai báo

19

Trang 24

trên trang địa phương thường tập trung đi sâu vào các vấn đề xã hội, sát sườn với

đời sống hàng ngày của người dân như giao thông, giáo dục, sức khỏe, giải trí, việclàm, quy hoạch, quản lý đô thị, đất đai

Tác giả Nguyễn Tri Thức trong luận án tiễn sĩ “Xu hướng phát triển thông tin

chuyên dé trên báo in Việt Nam hiện nay” (Học viện Báo chí và tuyên truyền, 2016)

cho rằng, trang địa phương là một dạng thông tin chuyên đề Đó là các trang thôngtin chuyên phản ánh về một địa bàn nào đó.

Các trang địa phương thường phản ánh những van đề nóng hồi, thời sự, phân

tích sâu về sự việc xảy ra trên địa bàn Qua đó, bạn đọc không cần mat quá nhiềuthời gian dé tìm kiếm thông tin ở các trang báo khác mà chỉ cần theo dõi ở một

trang báo mà thôi.

Sống trong thời đại bùng nổ thông tin, người đọc đôi khi đứng trước nhiều sự

lựa chọn, thậm chí bị gây nhiễu, trong khi thời gian bị hạn chế Việc xây dựng các

trang địa phương trên báo giúp cho bạn đọc theo dõi thông tin một cách tập trung,

có chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm vào địa phương mà họ quan tâm.

1.1.3 Báo in

Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, “báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyền tải nội

dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội Trong

trường hợp này, thuật ngữ báo in dùng dé chỉ hai bộ phận: báo và tạp chí” [65, tr.78].

Tác giả Nguyễn Văn Dững quan niệm, “báo in là những ấn phẩm xuất bản định

kỳ, bằng ký hiệu chữ viết, hình ảnh và các ngôn ngữ phi văn tự, thông tin về các sựkiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ công chúng —

nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định” [20, tr.102].

Theo hai nhà nghiên cứu Werner Faulstich va Margarete Rehm, một ấn phẩmđược gọi là báo in nếu nó đáp ứng được 4 tiêu chí: (1) Đại chúng: các nội dung củanó phù hợp với công chúng; (2) Định kỳ: được xuất bản theo một quy luật thời gian

xác định; (3) Thời sự: thông tin được cập nhật sát với lịch phát hành và (4) Toàn

diện: nó đề cập các chủ đề khác nhau.

Với lịch sử hình thành, phát triển lâu đời, báo in có những sự đôi thay liên tụccả về nội dung và hình thức chuyên tải thông tin, dé đáp ứng một cách tốt nhất nhu

20

Trang 25

cầu ngày càng cao của bạn đọc, cả về thị hiếu tiếp nhận thông tin cũng như nội

dung thông tin cần có Chắc chan, báo in sẽ còn có những thay đổi phù hợp với cácđiều kiện khách quan VỀ su phát triển kinh tế-xã hội, thành tựu của cuộc cách mangkhoa học-kỹ thuật, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công chúng ở từng thời điểm khác

Có thé hiểu rằng, báo in là loại hình báo chí truyền thống, xuất hiện đầu tiêntrên thế giới, bao gồm báo và tạp chí Đó là những ấn phẩm được xuất bản định kỳ,

bằng các loại chữ viết khác nhau, cùng những hình ảnh, thông tin đồ họa, phát hành

rộng rãi, nhằm phục vụ những bộ phận đối tượng công chúng nhất định nào đó

trong xã hội.

1.1.4 Tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in

Tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in là phương thức tổchức nội dung dé tạo ra sản phâm có tính chat thông tin tập trung phan ánh về địa

bàn nao đó, đáp ứng yêu cầu hiểu biết về địa ban nào đó của công chúng Thông tin

trang địa phương trên báo in được tổ chức dưới nhiều hình thức, quy mô khác nhau,được đăng tải trên các ấn phẩm nhật báo, báo cách nhật, tuần báo, bán nguyệt san,

các tạp chí định kỳ

Hoạt động tô chức sản xuất thông tin trang địa phương báo in bao gồm các yếu

tố sau:

- Tổ chức nhân sự

- Tổ chức sản xuất nội dung thông tin

Cũng như mọi quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm khác, việc tạo ra trang địa

phương trên báo in đòi hỏi phải có yếu tô đầu vào, đầu ra, các trang, thiết bị, khoahọc công nghệ và nhân sự được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm.

* Tổ chức nhân sự

Việc tổ chức nhân sự hết sức quan trọng trong tổ chức sản xuất trang địa

phương trên báo In nói riêng và trong hoạt động của các cơ quan báo chí nói

chung Trong một tòa soạn báo in thường có các chức danh như: tông biên tập, phó

tổng biên tập, thư ký tòa soạn, phóng viên, biên tập viên, họa sĩ thiết kế, trình bày

21

Trang 26

báo Ngoài ra còn có bộ phận hành chính, tri sự, kỹ thuật, phát hành quảng cáo

Mỗi bộ phận chuyên môn là một mắt xích trong quy trình xuất bản báo Khônggiống các ngành nghề khác, nghề báo đòi hỏi cao tính sáng tạo và vai trò của cái tôicá nhân Việc quản lý tô chức nhân sự trong một cơ quan báo chí nói chung và báoin nói riêng vừa phải bảo đảm tính thống nhất về tư tưởng, hành động, nhưng cũng

phải bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của từng cá nhân người làm báo.

Có thé nói, nhân sự chính dé tô chức trang địa phương trên báo in là Trưởnghoặc Phó trưởng các Phòng, Ban chuyên môn được Ban Biên tập giao tô chức sản

xuất trang và các phóng viên thuộc các Ban chuyên môn đó.

Mỗi đồng chí trưởng hoặc phó trưởng phòng, ban chuyên môn có thé đượcxem như Tổng biên tập “nhỏ” của trang thông tin địa phương được Ban Biên tậpgiao nhiệm vụ làm công tác xuất bản Tại các đơn vị này, trưởng hoặc phó trưởngphòng, ban có quyền hạn cao nhất trong quản lý, điều động, phân công công việccho các phóng viên thuộc quyên Hàng tuần hoặc định kỳ, Trưởng, phó phòng, ban

tiếp nhận chỉ đạo của Tổng Biên tập (hoặc của các Phó Tổng Biên tập, Uỷ viên Ban

Biên tập), sau đó phân công công việc đến từng người trong đơn vị Ngoài quản lývề mặt hành chính, kỷ luật lao động của phóng viên, trưởng, phó trưởng phòng, banchuyên môn còn quản lý chặt chẽ về hoạt động nghiệp vụ của các phóng viên, từviệc gợi ý đề tài, phê duyệt đề tài, lên kế hoạch thực hiện đề tài đến việc duyệt tin,

bài, ảnh cho phóng viên.

Ngoài cán bộ quản lý là trưởng, phó trưởng các phòng, ban chuyên môn được

giao trách nhiệm làm đầu mối xuất bản các trang báo nói chung, chuyên trang địaphương nói riêng, thì các phóng viên-những người trực tiếp tạo nên những sản

phẩm báo chí Trang báo hap dẫn độc giả hay không phụ thuộc rất nhiều vào nănglực của phóng viên Công việc hàng ngày của phóng viên là đi cơ sở dé lấy thôngtin, tim dé tài; quan sát, ghi lại những ý kiến hoặc thông tin chính yếu; đăng ký dé

tài cho từng số báo được phân công và theo hướng dẫn của trưởng, phó trường

phòng, ban; viết bài, tin và biên tập tin, bài của mình trước khi nộp cho trưởng, phó

trưởng phòng, ban.

22

Trang 27

Bên cạnh đó, các báo hiện nay còn có thêm đội ngũ cộng tác viên, đề thu hútđược trí tuệ toàn xã hội vào việc nâng cao chất lượng tờ báo, trang báo Những cộng

tác viên này có thể là các chuyên gia trong các lĩnh vực hoặc là phóng viên của cáccơ quan báo chí khác, có hiểu biết sâu sắc về một vài lĩnh vực mà phóng viên của

bản báo còn hạn chế.

* Tổ chức sản xuất nội dung thông tin trang địa phương

Việc tổ chức sản xuất nội dung thông tin trang địa phương tuân thủ theo quy

trình sau:

- Trưởng phòng, ban lập kế hoạch sản xuất trang theo từng giai đoạn (theonăm, theo tháng, hoặc theo từng số) Việc lập kế hoạch phải bảo đảm đáp ứng được

các yêu cầu theo kế hoạch xuất bản, kế hoạch tuyên truyền chung của tờ báo và của

cơ quan Nhà nước đặt hàng.

-Trên cơ sở kế hoạch chung, Trưởng phòng, ban phân công đề tài cho phóng

viên, đồng thời cho các phóng viên chủ động đăng ký đề tài.

-Phóng viên đi cơ sở dé khai thác thông tin, sau đó xử lý tư liệu, sáng tạo tácphẩm, hoàn thành tác phẩm, gửi trưởng phòng, ban.

- Lãnh đạo phòng, ban đọc duyệt, biên tập bài, tin (lần 1), ký nộp kíp trực làm

trang địa phương của Ban Thư ký-Biên tập.

- Kíp trực làm trang địa phương của Ban Thư ký biên tập bài, tin lần 2, sửamorat, sửa bông, thiết kế, trình bày.

-Lãnh đạo Ban Thư ký-Biên tập duyệt bài, tin (lần 3).

-Đồng chí Phó Tổng Biên tập hoặc Uỷ viên Ban Biên tập trực xuất bản duyệtlần cuối (lần 4).

-Chuyén file PDF sang nhà in dé in trang.

-Phat hanh.

-Tiếp nhận phản hồi của ban đọc

-Xây dựng kế hoạch cho số báo tiếp theo.

23

Trang 28

Nhìn chung, quy trình tổ chức các trang địa phương trên báo in phải tuân thủ

theo một quy trình chặt chẽ và qua nhiều khâu kiểm duyệt, vì vậy ít xảy ra sai sót.

1.2 Một số lý thuyết sử dụng cho nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết về quản trị tòa soạn báo chí

Theo tiến sĩ Trương Thị Kiên trong cuốn Lao động nhà báo và Quản trị tòa

soạn báo chí, 2016, Nxb Lý luận chính trị: “Quản trị tòa soạn báo chí là hoạt động

hoạch định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá công việc của tòa soạn căn cứ trên những

HỘI quy, quy chế nhất định mà tòa soạn đặt ra, nhằm đảm bảo mọi hoạt động ổn

định, có hiệu quả, với mục đích cao nhất là đem lại sản phẩm báo chí (tờ báo,chương trình phát thanh, truyền hình) có chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ thông tintuyên truyền của cơ quan báo chí, yêu cau của công chúng và dem lại lợi nhuận,

thúc day phát triển cua tòa soạn báo chí đó” [tr 155].

Trong hoạt động quản tri tòa soạn báo chí có (1) Chủ thể và khách thể quan tri

va (2) Chu trinh quan tri.

cũng chịu trách nhiệm cao nhất về tô chức, điều hành, quản lý mọi hoạt động của cơ

quan báo chí cũng như về chất lượng, hiệu quả tờ báo.

-Quản trị cấp trung gồm các trưởng-phó phòng (ban) Nếu quản trị viên cấp

cao có nhiệm vụ đưa ra chiến lược, chiến thuật, thì quản trị viên cấp trung có nhiệmvụ thừa hành chiến lược, chiến thuật, đồng thời, tổ chức các hoạt động dé thực thi

các chiến lược, chiến thuật của quản tri viên cấp cao nhằm hoàn thành các mục tiêuchung của cơ quan Trong một số trường hợp, quản trị viên cấp trung là người tham

mưu, tư van dé quản trị viên cấp cao xây dựng, ban hành chiến lược, chiến thuật.

-Quản trị cấp cơ sở: Một số cơ quan báo chí lớn, đưỡi cấp phòng, có thể có cáctiêu phòng (ban), người phụ trách tương đương với tô trường, tô phó Các trưởng

24

Trang 29

nhóm, trưởng kíp cũng có thể được xem là quản trị cấp cơ sở Nhiệm vụ của họ là

đưa ra các quyết định tác nghiệp trực tiếp nhằm đôn đốc, hướng dẫn, điều khiển cácthành viên trong thực hiện các công việc cụ thê hàng ngày.

Khách thể quản tri tòa soạn:

Khách thé quan trị tòa soạn là toàn bộ các yếu tố làm nên cơ quan báo chí, bao

gồm: Hoạt động của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên ; Trụ sở tòa soạnVỚI Các nguồn vật lực hiện có; Tên gọi, tôn chỉ, mục đích của tờ báo; N guon nhan

lực hiện có của tòa soạn (đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhân vién ); Quy chế

hoạt động tòa soạn; sản phẩm báo chí với các yếu tố nội dung, hình thức thông tin;Đối tượng phục vụ; phạm vi phát hành chủ yếu; kỹ thuật in ấn, truyền dan, phát

song, phát hành, công suất, thời gian, tần số, phạm vi tỏa sóng; Ngôn ngữ thé hiện

của cơ quan báo chí; các hoạt động quảng bá; Các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo,Hoạt động đối ngoại

Về chu trình quản tri, quản tri tòa soạn được tiễn hành theo 4 công đoạn: 1.Xây

dựng kế hoạch; 2.Tổ chức triển khai kế hoạch; 3.Chỉ đạo thực hiện kế hoạch;4.Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch Quản trị cơ quan báo chí là một quy trình khépkín, công đoạn nọ là tiền đề của công đoạn kia Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của

tòa soạn trong từng giai đoạn, hay căn cứ vào yêu cầu thực tiễn chất lượng của tờ

báo, người quản tri xác lập những kế hoạch cụ thé với những nội dung, phương thức

tiễn hành cụ thé Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của tòa soạn trong từng giai đoạn

hay căn cứ vào yêu cầu thực tiễn chất lượng của tờ báo, người quản trị xác lậpnhững kế hoạch cụ thể với những nội dung, phương thức tiễn hành cụ thể.

1.2.2 Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting)

Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự mô tả sự ảnh hưởng mạnh mẽ củatruyền thông trong việc xác lập tầm quan trọng của thông tin được gửi tới côngchúng Theo lý thuyết này, mức độ quan tâm của công chúng đến các vấn đề trong

xã hội chủ yếu bắt nguồn từ tần suất và cường độ mà báo chí đưa tin.

Thuyết này được xác lập chính thức bởi các nghiên cứu của Maxwell

McCombs E và Donald Shaw (1972) Các tác giả giải thích về sự thiết lập chương

trình như sau: Khi lựa chọn và hiển thị tin tức, biên tập viên, nhân viên phòng tin

25

Trang 30

tức, và các đài truyền hình đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các quan

điểm chính trị Người đọc không chỉ tìm hiểu thông tin về một vấn đề được đưa ra,mà còn quan tâm tới tầm quan trọng của vấn đề đó thông qua cách thức, thời lượngvà vị trí đăng tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng Nói cách khác truyền

thông có thê thiết lập “chương trình nghi sự” cho một chiến dịch truyền thông.

Ngày nay, chúng ta cũng không thé phủ nhận rằng các tin tức được lựa chọn déđăng tải trên trang nhất tờ báo in luôn được độc giả ngầm hiểu đó là những thông

tin có giá trị và quan trọng nhất.

Thuyết thiết lập chương trình nghị sự khăng định rằng truyền thông đại chúngcó sức mạnh làm tăng mức độ quan trọng mà khán giả đánh giá về các van dé, sựkiện Chúng làm tăng sự nổi bật của các van dé hay tạo ra sự tiếp nhận dễ dàng từphía công chúng Thông thường những vấn đề được các phương tiện truyền thôngưu tiên và dành nhiều thời lượng sẽ có khả năng trở thành tin tức được công chúng

quan tâm hơn vì cho rằng đó là những thông tin quan trọng và đáng chú ý.

Lý thuyết nay được các nhà quản lý báo chí áp dụng trong tô chức sản xuấtthông tin, khi quyết định cần triển khai đề tài nào, theo hướng nào, tần suất ra sao,khi đã có bài báo thì sắp xếp ở vị trí nào trên trang báo (trên, dưới, diện tích to,nhỏ ) dé thé hiện mức độ quan trọng của thông tin và thu hút độc giả.

1.2.3 Lý thuyết đóng khung (framing)

Lý thuyết đóng khung bao gồm một tập hợp các khái niệm được rút ra từ xãhội học và khoa học truyền thông, nhằm mục đích giải thích tại sao mọi người tậptrung sự chú ý của họ vào một số khía cạnh nhất định của thực tế mà không phải lànhững khía cạnh khác Ngoài ra, tại sao đa số công chúng lại nhìn thấy thực tế theomột cách nhất định.

Lý thuyết này do nhà xã hội học người Mỹ gốc Canada Erving Goffiman đưara lần đầu tiên vào năm 1974, sau đó nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết

này cho lĩnh vực truyền thông đại chúng Giáo sư Gamson William (Đại học

Boston, Mỹ) cho rằng quá trình đóng khung của báo chí là quá trình “quyết định

xem cái gì được chọn,, cái gi bi loại bỏ và cái gi được nhân mạnh”.

26

Trang 31

Có thé nói, lý thuyết đóng khung gắn liền với thuyết thiết lập chương trình

nghị sự Cả hai đều tập trung vào cách truyền thông thu hút.

Theo Giáo sư Robert Entman (Đại học George Washington, Mỹ) trong bài viết

mang tên “Framing: Toward Clarification of a Fractured Paradigm (đóng khung:

hướng tới một mô hình bị đứt gãy), cho rang: “Quá trình đóng khung chủ yếu liên

quan tới việc lựa chọn và làm nôi bật Đóng khung có nghĩa là lựa chọn một số khíacạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn ban truyền

thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách lý giải, một cách

đánh giá đạo đức, hoặc và một cách xử lý nào đó”.

Lý thuyết đóng khung được các nhà báo và những người làm truyền thông sử

dụng để truyền tải những thông tin họ muốn công chúng hiểu và ủng hộ Chúng ta

vẫn thường biết răng báo chí phản ánh thực tại khách quan Tuy nhiên thực chất,

thực tại này đã được “đóng khung” thông qua góc nhìn của nhà báo Nhà báo đã

“quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh”

trong bài viết của mình chứ không chỉ đơn thuần là “phản ánh lại sự kiện”.

1.3 Yêu cầu của việc tô chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in:1.3.1 Yêu cau về nội dung:

+ Thông tin bảo đảm tính chân thật, khách quan:

Nhà báo Pham Tài Nguyên, nguyên Trưởng Ban Nghiệp vu, Hội Nhà báo Việt

Nam trong bài viết “Bảo dam tinh chân thật cua báo chí - Đạo đức nghề nghiệp,

trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo” đăng ngày 2/2/2021

trên Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông khăng định: “Nguyên tắc cơ bản của

báo chí là phải bảo dam tinh chân thật, khách quan Bởi báo chí là phương tiện dé phản

ánh sự thật, phản ánh cuộc sống và thông qua sự thật thúc đây xã hội phát triển”.

Chân thật của báo chí là sự thật được nêu rõ bản chất, có tên người, dia chỉ, chi

tiết, rõ ràng, cụ thé, dé người đọc, người nghe, người xem có thé tìm đến tận nơi dé

chiêm nghiệm, học hỏi, đúc kết, rút kinh nghiệm Người làm báo không được xâydựng hình tượng, hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng, suy diễn dù chỉ là chỉ tiết, tình tiếtnhỏ nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dan người làm báo: “Quan chúngmong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, cho nên người

27

Trang 32

làm báo phải luôn viết rõ sự thật: việc đó ai làm, ở đâu? Ngày, tháng, năm nào Nếu chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ thì chớ nói, chớ viết” [Bác Hồ -

Nhà báo cách mạng vĩ đại, Nxb Sự thật, Hà Nội 1985 (tr.92)].

Tính chân thật của báo chí trước tiên phải tuân thủ lợi ích của giai cấp, của đất

nước, của dân tộc Người làm báo phải luôn ý thức được rằng có những sự kiện, sựviệc có thể nói ra, viết ra, nhưng cũng có sự kiện, sự việc, sự thật chưa thể viết,

chưa thê nói ngay được do phải giữ bí mật về chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại

giao hoặc vì lợi ích của đất nước, dân tộc, giai cấp Chân thật còn phải tuân thủ

mức độ và chừng mực Nói và viết trên báo chí phải trung thực, không phải vì yêu,ghét của cá nhân Trung thực là có thế nào nói thế ấy, không vì yêu ghét, vì lợi íchcá nhân mà bẻ cong ngòi bút Còn chừng mực là khen chê phải đúng đắn, có mức

độ Sự thật còn liên quan đến nhanh nhạy và kịp thời Chức năng của báo chí là thông

tin thời sự nên phải nhanh, nhưng phải chính xác, lột tả được bản chất của sự thật.

Ngoài tính chân thật, phẩm chat dé tạo nên sự hap dẫn và khả năng thuyết phụccủa báo chí là tính khách quan Biểu hiện của tính khách quan trong sáng tạo tácphẩm báo chí thường thé hiện ở sự cân đối của các tin tức, nhất là đối với những sựkiện đang gây tranh cãi Muốn bảo đảm tính khách quan, nhà báo phải phản ánhđúng sự thật và đầy đủ mọi mặt, mọi khía cạnh của vấn đề Sự thiên vị trong lúc đưatin là sự đối lập rõ nhất của tính khách quan Tuy nhiên, tính khách quan còn bị chỉphối bởi nhiều yếu tố khác nhau như chính trị, tư tưởng, lợi ích quốc gia-dân tộc và

thực tiễn xã hội.

+ Thông tin tích cực về đời sống xã hội là dòng chủ lưu

Tháng 6/2019, đồng chí Võ Văn Thưởng, khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí

thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trong bài viết “Truyénthông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam” đã nhắn mạnh: “Báo chícách mạng cần khẳng định hơn nữa vai trò, vị thế của mình trong thời đại kỹ thuậtsố Dòng thông tin tích cực của báo chí vẫn phải là dòng thông tin chủ lưu với thông

tin chất lượng, chính xác, kip thời, khách quan, là bộ lọc đáng tin cậy về mọi vấn đề

xã hội, dư luận quan tâm”.

28

Trang 33

Các tin, bài trên trang địa phương cần tập trung phát hiện, biểu dương nhữngnhân tố mới, người tốt, việc tốt trên địa bàn, lay cai dep dep cai xấu, lây tích cực

đây lùi tiêu cực, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, xãhội Đây mạnh đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, người lương thiện; lên án cái xấu,cái ác, cái tiêu cực; chống lại những suy nghĩ và hành động sai trái, nhất là tình trạngsuy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; phản bác thông tin xuyên tạc, xấuđộc, sai sự thật; tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến là mộtphương pháp hiệu quả dé phát huy chức năng của báo chí như lãnh tụ Lê-nin đã nói:

“Tờ báo không phải chỉ là người tuyên truyền tập thể và người cô động tập thể màlại con là người tổ chức tập thé nữa” Việc các bài báo quan tâm phát hiện, tuyêntruyền nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến nhằm lan tỏa những giá trị tốt đẹp, taoniềm tin, sự đồng thuận trong xã hội, góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng khát vọngvề một đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh.

+ Thông tin nêu được vấn dé du luận đang quan tâm, có hiệu quả xã hội tốt

Báo chí là phương tiện dé tạo dư luận xã hội và định hướng dư luận xã hội.

Bằng khả năng thông tin kịp thời, sinh động và phong phú các sự kiện, hiện tượngtới đông đảo công chúng, báo chí tác động trực tiếp đến sự hình thành và địnhhướng dư luận xã hội một cách nhanh chóng, rộng rãi và hiệu quả nhất Vì vậy,trang địa phương phải phát hiện những vấn đề nóng, nhạy cảm, mới xuất hiện, cácnút thắt, điểm nghẽn đang được dư luận quan tâm trên địa bàn, giải đáp những vấnđề khó, phức tạp Phản ánh sinh động, khách quan, đa chiều, toàn diện, khoa học,sâu sắc và có giải pháp cho từng vấn đề Tăng cường thông tin phân tích, phát huyvai trò báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp Không né tránh những vấn đề tiêu cực,góp phần đây mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng đưa tin theo hướngxây dựng, tìm ra cách khắc phục, giải quyết theo hướng nhân văn, nhân đạo, theođường lối của Dang và quy định của pháp luật dé đem lại cảm xúc, niềm tin, cáinhìn và kết quả tích cực hơn cho cộng đồng.

+ Thông tin tập trung phản ánh về địa phương, đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền

cua địa phương và yêu cau hiệu biết về địa phương đó của công chúng

29

Trang 34

Trang địa phương ở các loại hình báo chí (báo In, báo điện tử, báo phát thanh,

truyền hình) là chuyên mục tập trung phản ánh các sự kiện và vấn đề thời sự củamột địa phương, về một địa phương nhất định, nhấn mạnh yếu tố địa phương trong

tương quan so sánh, hoặc trong sự liên kết, kết nối với các địa phương khác trong

vùng hoặc trong cả nước Các nhà báo tìm ra góc độ địa phương ở mọi vấn đề nhưxây dựng Đảng, kinh tế, xã hội, văn hoá, pháp luật, thé thao dé phản ánh, phântích, dự báo, nhằm mở rộng nhận thức, định hướng toàn diện cho quần chúng Từ sựhình thành một định hướng xã hội mới tạo ra những tiền đề quan trọng để có thểđộng viên kịp thời những năng lực sáng tạo to lớn của nhân dân vào việc giải quyết

những nhiệm vụ cách mạng của địa phương Bên cạnh đó, các bài trên các trang địa

phương cần tập trung đi sâu vào các vấn đề xã hội, sát sườn với cuộc sống của

người dân.

1.3.2.Yêu cầu về hình thúc:

Trang địa phương trên báo in được trình bay đẹp, hấp dẫn, thoả mãn nhu cầuthâm mỹ, tác động sâu sắc đến tình cảm và suy nghĩ của bạn đọc Hình thức củatrang địa phương trên báo in đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Khuôn khổ của tờ báo có tính ồn định tương đối Trang báo được phát hành

đều đặn vào những ngày cô định trong tuần.

+ Yếu tố hình thức bên ngoài như trình bày trang báo, kết cấu với vị trí các bài,

tin, ảnh, các chuyên mục có sự én định nhất định, tạo bản sắc và tính hấp dẫn của

trang báo.

+ Sử dụng nhiều thể loại báo chí khác nhau như bài phản ánh, bình luận ngắn,phiếm luận, phỏng van, tản văn, điều tra, phóng sự, bút ký với các chuyên mụckhác nhau để tạo sự phong phú trong thông tin và không gây nhàm chán Các

chuyên mục được duy trì đều đặn, nội dung phong phú, thiết thực.

+Văn phong trong sáng, giản dị, dễ hiểu.

1.4 Đặc điểm của việc tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in:1.4.1.Đặc điểm về nội dung:

+ Thông tin bám sát thời sự

Thông tin trang địa phương trên báo in đáp ứng tính thời sự Các thông tin trên

trang địa phương phản ánh, phân tích kịp thời tình hình thực tế đời sống chính trị,

30

Trang 35

kinh tế-xã hội của địa phương, hoặc phản ánh những vấn đề của cả nước nhưng cónhững cách làm riêng khi triển khai tại địa phương Hoạt động này nhằm cung capbức tranh hiện thực sinh động, phong phú của xã hội Các số liệu, sự kiện, conngười, khó khăn, thuận lợi được phản ánh khách quan, cụ thé và kip thời là cơ sở

dé giúp các cấp uỷ, chính quyền nam bắt nhanh, sát thực tiễn, kịp thời điều chỉnh,

bồ sung hoặc huỷ bỏ chính sách không phù hợp Hoạt động này đòi hỏi các nhà báophải năng động, nhạy bén với tình hình thời sự địa phương và đất nước, bám sát

thực tiễn cuộc sống, luôn có mặt ở những nơi bức xúc của đời sống xã hội, gần gũi

với nhân dân dé nắm được tình hình, phát hiện những van đề mới mẻ, có ich dé

phân tích và phản ánh kịp thời trên trang địa phương.

Thông tin muốn đạt được hiệu quả cao phải là thông tin đúng lúc, đáp ứngđược nhu cầu của công chúng và sự quan tâm của họ trong thời điểm đó Có nhanhchóng, kịp thời thì mới tạo hứng thú cho người đọc, làm cho họ chú ý đến thông tinnhiều hơn, gây xúc cảm và khơi dậy niềm mong muốn tìm đến nguồn gốc của nó.

+ Thông tin phong phú, đa chiều trên nhiều lĩnh vực

Thông tin trên trang địa phương phản ánh các hoạt động trên các lĩnh vực của

đời song chính tri, xã hội, trong đó nồi bật là công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

của cấp uy, chính quyền từ cấp tỉnh, thành phố đến cơ sở trên các lĩnh vực thiết yếu

như xây dựng đảng và hệ thong chinh tri, phat triển kinh tế, xã hội, giáo dục, văn

hoá, thé thao, quản ly đô thị, giao thông, xây dựng Thông tin đa chiều, có nghĩa

là không chỉ cung cấp thông tin về các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhànước đến người dân, mà còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân; quá

trình đưa chủ trương, nghị quyết vào cuộc sống có gặp thuận lợi, khó khăn gì

không, chủ trương có hợp lòng dân, có đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra không, cócần sửa đồi, bổ sung hoàn thiện chính sách hay không.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, công chúng ngày nay có nhiều hình thứctiếp cận thông tin Tuy vậy, họ cũng không còn dễ dàng bị thu hút bởi những thông

tin chưa được kiểm chứng, gây tranh cãi, ý kiến trái chiều Công chúng thường tìm

đến các tờ báo, kênh truyền thông chính thống dé tham khảo, tiếp cận thông tin đa

chiêu Dé làm được điêu này các nhà báo phải nhạy cảm, hiêu biệt và chủ động

31

Trang 36

tuyên truyền, phân tích, giải thích, bình luận đường lối, chính sách cho quần chúng

biết, mặt khác phải dựa vào nhân dân, các chuyên gia dé họ chỉ ra hướng giải quyếtnhững vấn đề thiết thực của xã hội.

+ Thông tin có tính điển hình, tính định hướng, chú trọng những điểm nhấn

của địa phương

Thực tiễn đời sống chính trị, kinh tế-xã hội ở mỗi địa phương vô cùng sôi

động Trong biển thông tin đó, nhà báo sẽ lựa chọn những van đề, những đối tượngcó tính điển hình tại địa phương, của địa phương để tuyên truyền Mục tiêu của việc

tuyên truyền về gương điển hình là nhằm tạo hiệu ứng xã hội sâu rộng, khả năng lôicuốn, cô vũ thành phong trào quần chúng rộng lớn, dé cái tốt ngày càng sinh sôi nảy nở

và phát triển nhiều thêm, cái xấu ngày càng bị day lùi, thu hẹp và đi đến bị dao thải.

Các thông tin trên trang địa phương bao dam thé hiện rõ nét vai trò dẫn dắt,chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả trong tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan

trọng của địa phương nói riêng trong bối cảnh của đất nước nói chung, góp phan tạo

sự đồng thuận xã hội Thông tin, tuyên truyền đậm nét, có chiều sâu những chỉ đạo,điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương; các nghị quyết của Bộ Chính trị vềphát triển địa phương; các kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ, Quốc

hội về địa phương đó Thông tin hiệu quả về những vấn đề lớn của địa phương, có

nội dung thông tin thé hiện rõ vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận và tạo sự đồng

thuận xã hội.

Mỗi địa phương có những bản sắc riêng về văn hoá, cũng như các cách làmkhác nhau khi triển khai một chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Vậynên khi thông tin, tuyên truyền trên trang địa phương, nhà báo nên khai thác nhữngyếu tố riêng có của địa phương dé tạo bản sắc cho trang địa phương Chính điều nàytạo nên sự hấp dan, thu hút bạn đọc và dé phân biệt giữa trang địa phương nay với

trang địa phương khác.

1.4.2 Đặc điểm về hình thức:

+ Thông tin thuộc thể loại thông tan báo chí

Các trang địa phương là những phụ trương xuất bản kèm theo tờ báo chính với

tần suất phát hành nhất định, có thé là ra hàng ngày, hoặc hai số/tuần, ba s6/tuan.

32

Trang 37

Do đó, với yêu cầu bám sát tình hình thời sự ở địa phương luôn ngồn ngộn thông

tin, nhà báo phải tác nghiệp nhanh dé cung cấp thông tin cho độc giả, cho nên phanlớn các tác phẩm trên các trang địa phương đều thuộc thể loại thông tan báo chí,gồm: tin, bài phan ánh, ghi nhanh, tường thuật, phỏng van Những hình thức théhiện này giúp bạn đọc dễ tiếp cận thông tin do chúng tương đối dễ hiểu, ngược lạinhà báo thi dé dàng chuyền tải thông tin, thông điệp của bài viết tới độc giả Bêncạnh đó, các cơ quan báo chí cần khuyến khích các nhà báo dụng công, đầu tư sáng

tác các bài phóng sự, điều tra, bút ký để có tác phẩm báo chí “nặng ký” phản ánh

sâu sắc các van dé của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đưới những thé loại báo chí

khác nhau.

+ Xây đựng, duy trì các chuyên mục

Dé bảo đảm công tác xuất bản, ngoài những tin, bài phản ánh hoạt động, sựkiện thời sự, các trang địa phương xây dựng các chuyên mục với những yêu cầuriêng về nội dung (về một lĩnh vực nào đó như văn hoá, du lịch, công nghệ, bấtđộng sản, tài chính, quản lý đô thị ) và hình thức thể hiện (có thé là bình luậnngắn, tản văn, phiếm luận, ký, phóng sự ) Những chuyên mục này thường phảnánh nội dung năm trong dòng thời sự chủ lưu, mang thông điệp hướng về vấn đềthời sự mà xã hội đang quan tâm trong thời điểm đó.

Việc xây dựng và duy trì các chuyên mục riêng của trang địa phương vừa giúp

khai thác thông tin từ nhiều chiều, nhiều hướng, giúp việc chuyên tải nội dung mềm

mại hon, dé tiép cận bạn đọc hơn Mặt khác, những chuyên mục nay giúp việc xuấtbản đỡ áp lực hơn, do bai viết các chuyên mục thường được chuẩn bị sớm hơn

những bài thời sự Ngoài ra, các bài viết trong các chuyên mục thường ngắn gọn

hơn các bài định, cho nên giúp trình bày trang báo đẹp hơn, linh hoạt hơn, tạo bản

sắc riêng của trang địa phương này so với trang địa phương khác.+ Hình thức thể hiện:

*Ngôn ngữ thông tin văn tự:

Ngôn ngữ trong các tin, bài trang địa phương trên báo in bảo đảm chuẩn mực,

trong sáng, dễ hiểu và tuân thủ theo phong cách riêng của tờ báo chính Tuỳ thuộc

vào từng thể loại báo chí mà bài viết có những cách biểu đạt ngôn ngữ phù hợp.

33

Trang 38

Các tin, bài nên có tít ngắn gọn, tường minh, đi thăng vào nội dung thông tin

được nhắc đến trong tin, bài Các tin, bài viết ngắn gọn, súc tích.

Các khái niệm khoa học chuyên ngành cần được diễn giải, giải nghĩa một cách

đơn giản, dễ hiểu để người đọc có thé hiểu, nắm bắt được nội dung.

*Ngôn ngữ thông tin phi văn tự:

Thông tin phi văn tự trên trang địa phương báo in chủ yếu là màu sắc, anh,biểu đồ, minh hoạ Các bài có ảnh báo chí đi kèm tạo ấn tượng thị giác, tác động đa

chiều đến công chúng.

1.5.Tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức thông tin trang địa phương trên báo in

1.5.1.Tiêu chí đánh giá về nội dung

Phi hợp với tôn chỉ, mục dich của cơ quan báo chi

Trang địa phương là phụ trương của trang báo chính, nội dung thông tin trên

trang địa phương phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đó Mỗi

cơ quan báo chí có tôn chỉ, mục đích riêng, nhưng đã là cơ quan báo chí trong nền

báo chí cách mạng Việt Nam thì cơ quan báo chí nào cũng cần tuyên truyền vềnhững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệmvụ bảo vệ quốc phòng, an ninh, bảo vệ nền tang tư tưởng của Đảng, dau tranh phản

bác các quan điểm sai trái, thù địch; tuyên truyền về phát triển kinh tế - xã hội; về

hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; các thông tin thiết yếu về bảo vệ môi trường,an toàn thực phẩm, phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh cho cộng đồng

Các thông tin của báo phải phù hợp đối tượng độc giả mục tiêu; có tính địnhhướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội; không vi phạm quyền tác giả và quyền liênquan; không vi phạm quy định pháp luật về báo chí; phân tích, đánh giá chuyên sâuphù hợp với yêu cầu, định hướng tuyên truyền.

Bám sát yêu câu, định hướng tuyên truyền của cơ quan đặt hàng

Như đã trình bày ở trên, hầu hết các trang địa phương trên các báo nói chung

đều là hình thức kinh tế báo chí, được các cơ quan Nhà nước đặt hàng tuyên truyền

(thường được Ban Tuyên giáo Thành uy/Tinh ủy hoặc Sở Thông tin và Truyềnthông các tỉnh/thành phố ký hợp đồng với các báo) Nội dung tuyên truyền về

nhiệm vụ chính tri, kinh tê-xã hội của các địa phương.

34

Trang 39

Nội dung tuyên truyền cụ thể được Ban Tuyên giáo hoặc Sở Thông tin và

truyền thông các tỉnh, thành phố xây dựng, dựa trên Kế hoạch tuyên truyền cácnhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thành phố đó với các nội dungchủ yếu như: Hoạt động chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương;phát triển kinh tế, thúc đây tăng trưởng; hoạt động phát triển văn hóa, giáo dục,thông tin và truyền thông, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, an sinh xã hội; quản lý,phát triển kết cấu hạ tầng, bảo vệ tài nguyên, xây dựng nông thôn mới; cải cách

hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí và một số nội dung tuyên truyền vềcác nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đột xuất, cấp bách trong từng năm của địa phương.1.5.2 Tiêu chí đánh giá về hình thức

Quy cách sản phẩm

+Trang địa phương là phụ trương của tờ báo chính, cho nên có kích thước như

trang báo chính, có thé được in màu, được kẹp vào giữa tờ báo chính.

+ Trang địa phương được phát hành cùng trang báo chính định kỳ vào một sốngày trong tuần, hoặc trong tháng.

Hình thức thể hiện

+Trang địa phương được các hoạ sĩ trình bày đẹp, bắt mắt, được in màu, các

bài viết, nhiều khi diện mạo của trang địa phương đẹp hơn các trang báo chính do

các bài được trình bày trọn vẹn trên các trang, trong khi các bài trên các trang ngoài

của tờ báo chính thường bị cắt làm đôi, tít và sapo thì đặt ở trang 1 hoặc trang cuối,

phần còn lại của bài viết thì được đưa vào các trang trong.

+Các bài viết trên trang địa phương ngoài phần văn tự thì sử dụng thêm ngônngữ phi văn tự như ảnh, đồ họa, màu sắc, giúp việc thể hiện nội dung rõ ràng và hấp

dẫn bạn đọc hơn.

+ Một số bài nên được trình bày theo mô hình “nhiều cửa số” (multi windows),

mỗi cửa sô đóng một vai trò biểu đạt thông tin nhất định, giúp bạn đọc có nhiềucách đọc, cách xem, cách tiếp nhận thông tin khác nhau.

35

Trang 40

TIỂU KET CHƯƠNG 1

Trong chương 1, học viên đã trình bày khái quát những van dé cơ bản nhất vềlý luận và thực tiễn tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in hiệnnay Các kết quả đạt được trong chương | cụ thể như sau:

Thứ nhất, học viên xây dựng được khung lý thuyết, đưa ra các khái niệm liên

quan đến phạm vi, lĩnh vực thuộc phạm vi nghiên cứu của luận van.

Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu của mình dựa trên khung lý thuyết được vạchra, học viên nêu được quy trình tô chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo

in, chỉ ra các yêu cầu va đặc điểm của việc tổ chức sản xuất thông tin trang địa

phương trên báo in.

Việc tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in phải đáp ứng

được năm yêu cầu, trong đó có bốn yêu cầu về nội dung, một yêu cầu về hình thức.

Đó là: (1) Thông tin bảo đảm tính chân thật, khách quan; (2) Thông tin tích cực vềđời sống xã hội là dòng chủ lưu; (3) Thông tin nêu được vấn đề dư luận đang quantâm, có hiệu quả xã hội tốt; (4) Thông tin tập trung phản ánh về địa phương, đápứng nhiệm vụ tuyên truyền của địa phương và yêu cau hiểu biết về địa phương đó

của công chúng: (5) Trang địa phương trên báo in được trình bày đẹp, hấp dẫn.

Việc tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trên báo in có 6 đặc điểm,

trong đó có ba đặc điểm về nội dung và ba đặc điểm về hình thức Đó là (1) Thôngtin bám sát thời sự; (2) Thông tin phong phú, đa chiều trên nhiều lĩnh vực; (3).Thông tin gương điền hình, có tinh định hướng, chú trong những điểm nhắn đặc sắc

của địa phương; (4) Thông tin thuộc thé loại báo chí thông tan; (5) Xây dựng, duy

trì các chuyên mục riêng trên trang địa phương; (6) Ngôn ngữ chuẩn mực, trongsáng, dé hiểu; trình bay đẹp, hap dan.

Thứ ba, học viên nêu được các tiêu chí đánh giá chất lượng tô chức thông tintrang địa phương, gồm hai tiêu chí về nội dung, hai tiêu chí về hình thức.

Trên cơ sở khung lý thuyết về tổ chức sản xuất thông tin trang địa phương trênbáo in được nghiên cứu, học viên có cơ sở lý luận, có nền tảng lý thuyết vững chắc,

sát hop dé làm cơ sở tiến hành phân tích thực trạng việc tổ chức sản xuất thông tin

“Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân về mặt nội dung, hình thức ở Chương 2 của

luận văn.

36

Ngày đăng: 29/06/2024, 13:59

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN