30 25 20
15 10
0 m
Xã hội Kinhtế Xây dựng- Khoahoc- Chínhtrị Chồnglấn Văn hoa- Người tốt Quản lý đô Giáo dục- Y Thê thao- việc tốt
thị tế Du lịch M2021 2022
Biểu đô 3.2: Tỷ lệ bài phân chia theo lĩnh vực năm 2021 so sánh với năm 2022.
Tuy nhiên, số lượng các bài viết theo các lĩnh vực phản ánh không đồng đều.
Ta thấy, số bài tuyên truyền về ba lĩnh vực: Xã hội, Kinh tẾ, Xây dựng-Quản lý đô
thị trong cả hai năm 2021, 2022 nhiều hơn số bài tuyên truyền về các lĩnh vực còn
lại.
77
Về chất lượng, ba lĩnh vực Xã hội, Kinh tế, Xây dựng-Quản lý đô thị tuy có số lượng bài nhiều nhất, nhưng chưa có nhiều bài hay, nổi trội. Nhiều bài còn khô khan, viết theo báo cáo, thiếu hơi thở từ cuộc sống. Cách thể hiện còn theo khuôn mẫu, phổ biến nhất là nêu thực trạng-hạn chế, nguyên nhân- giải pháp. Đây là hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.
Trong khi đó, hai lĩnh vực có nhiều bài hay nhất là Chính trị và Văn hoá du lich-thé thao, mặc dù số lượng bài chỉ đứng thứ thứ tư va thứ năm, thậm chí thứ bảy trong số tám lĩnh vực thông tin chủ yếu của Trang Hà Nội.
Một biên tập viên có nhiều năm gan bó với công tác biên tập “Trang Ha Nội”
của Báo Nhân Dân nhận xét như sau:
So với các trang vùng miễn, nhiều khi “Trang Hà Nội” có nội dung hơi khô cứng, thiên về chính tri. Cần thêm một số bài về văn hoá, ẩm thực, du lịch... để nội dung mêm mại hơn.
[Phỏng vấn sâu số 2.1, nữ biên tập viên Ban Thư ký-Biên tập Báo Nhân Dân].
Trong số các loạt bài chuyên đề, số lượng loạt bài về lĩnh vực Chính trị và Văn hoá-Du lich-Thé thao luôn chiếm ưu thế. Năm 2021, trong tổng số 7 loạt bài chuyên đề thì có 5 loạt bài về lĩnh vực Chính trị, 2 loạt bài về Văn hoá-Du lịch-Thể thao.
Năm 2022, trong tổng số 11 loạt bài chuyên đề thì có 3 loạt bài về lĩnh vực Chính trị, 2 loạt bài về lĩnh vực Văn hoá-Du lịch-Thẻ thao, còn lại là thuộc lĩnh vực Kinh tế, Xây dựng-Quản lý đô thị, Khoa học-Giáo dục-Y tế...Các loạt bài về Chính trị, Văn hoá-Du lich-Thé thao với chất lượng tốt, đoạt nhiều giải báo chí của thành phó
Hà Nội.
Điều này được các bạn đọc ghi nhận:
Lĩnh vực được quan tâm và đưa đậm nét đó là về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Hà Nội. Lĩnh vực mà tôi thấy tâm đắc là những bài viết sâu về văn hóa Hà Nội, nhịp sống Hà Nội trong dòng chảy nghìn
năm văn hiến.
[Phỏng vấn sâu số 3, nữ, Trưởng Phòng Báo chí-xuất bản, Ban Tuyên
giáo Thành uỷ Hà Nội].
78
- Thứ hai, thiễu thông tin phản biện, đấu tranh chống tiêu cực. Trong số các bài viết trên “Trang Hà Nội” Báo Nhân Dân năm 2021 và năm 2022, học viên nhận thấy rất ít bài có hàm lượng thông tin mang tính phản biện, đấu tranh chống tiêu cực. Ngay cả những thông tin mặt trái về các vấn đề khác nhau cũng ít khi xuất hiện. Đa số là các thông tin phản ánh thực trạng, vấn đề đặt ra, nêu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp.
Số lượng cụ thê những bài mang tính phản biện, điều tra, những thông tin tiêu cực như sau, năm 2021, có 6 bài, trong tổng số 529 bài, chiếm tỷ lệ 1,1%. Năm 2022 có 18 bài trong tông số 713 bài, chiếm tỷ lệ 2,5%. Và đây đều là các bài đơn lẻ, chưa có các loạt bài chuyên đề mang tính phản biện, điều tra những thông tin mặt trái, tiêu cực về những vấn đề của thành phố Hà Nội. Đây là một hạn chế nữa của “Trang Hà Nội” Báo Nhân Dân, cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
“Trang Hà Nội” Bao Nhân Dân đã thông tin, phan ánh kịp thoi và
khá đấy đủ các nội dung chính thong của thành pho. Nội dung tuyên truyền phong phú, từ văn hóa, giáo dục đến y tế, dân sinh. Tuy nhiên, mới chỉ thiên về các bài khen, chưa có nhiêu bài viết về các hạn chế, những việc thành phố can khắc phục...
[Phỏng van sâu số 1.3, nữ phóng viên thường trú Hà Nội, Ban Quan
lý PVTT Bao Nhân Dân].
Nguyên nhân của hạn chế
-Thứ nhất, từ năm 2017 đến nay, hàng năm Thành uy Hà Nội đều tổ chức hai giải báo chí gồm Giải báo chí về xây dựng Dang và hệ thong chính trị thành pho Hà Nội và Giải báo chí về phát triển văn hoá và xây dựng người Hà Nội thanh lịch,
văn minh. Hai giải báo chí được tổ chức nhằm phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị, phát triển văn hoá Thủ đô; tạo động lực thúc đây, nâng cao chất
lượng tuyên truyền của các cơ quan báo chí về công tác xây dựng Dang và hệ thống chính tri, cũng như về công tác phát triển văn hoá của thành phố Hà Nội. PVTT Hà Nội tập trung nhiều công sức đầu tư cho các tác phâm báo chí về lĩnh vực này đề dự thi.
79
-Thứ hai, bộ phận PVTT Hà Nội hiện có 5 phóng viên, nhưng năng lực của các
phúng viờn khụng đồng đều. Hai phúng viờn được giao theo dừi lĩnh vực Chớnh trị và lĩnh vực Văn hoá-Du lich-Thé thao là những phóng viên có năng lực và kỹ năng làm báo tốt, nắm chắc vấn đề trong lĩnh vực được giao, cộng thêm với lòng yêu
nghề, sự nhiệt tình, xông xáo, cho nên thường có nhiều tác phẩm báo chí tốt, thực
hiện được nhiều loạt bài chuyên đề về hai lĩnh vực nêu trên có chất lượng cao, giành giải thưởng trong các Giải báo chí của thành phố Hà Nội. Các phóng viên còn
lại tuy chăm chỉ, có ý thức phan dau, nhung su thé hiện chưa sắc sao, chưa có nhiều
tỏc phẩm bỏo chớ chất lượng cao về lĩnh vực mỡnh theo dừi.
-Thứ ba, với quân sô ít ỏi, chỉ 1 cán bộ quản lý và 5 phóng viên, nhưng mỗi
năm chúng tôi được giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng tuyên truyền với 580 bài
viết, 570 tin và 1.000 ảnh, xuất bản 100 số báo “Trang Hà Nội”, chưa ké vẫn bảo đảm tin, bài trên các ân phâm khác như Nhân Dân hàng ngày, Nhân Dân điện tử, vì vậy áp lực công việc của bộ phận PVTT Hà Nội rất lớn. Trong khi đó, thông tin mang tính phản biện, điều tra, những thông tin mặt trái, tiêu cực thường đòi hỏi phóng viên đầu tư nhiều thời gian, công sức thực hiện, so với việc lay tu liéu, di thực tế dé viết bài phản ánh thi vat vả hơn rất nhiều. Chính vì vậy, PVTT Hà Nội chưa dành thời gian, công sức để đầu tư cho các bài điều tra, mang tính phản biện, số lượng các tác phẩm báo chí mang tính phản biện, điều tra trên “Trang Hà Nội”
Báo Nhân Dân còn ít. Đây là một hạn chế mà chúng tôi cần khắc phục.
- Thứ tư, cơ chế phối hợp cung cấp thông tin của các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội và các cơ quan báo chí nói chung, trong đó có Báo Nhân Dân chưa thông suốt, chưa cởi mở với báo chí. Không ít cơ quan, đơn vị ngại tiếp xúc với báo chí, nhất là khi có những thông tin tiêu cực, hoặc có vụ việc xảy ra.
3.2.2.Đánh giá chất lượng hình thức Uu diém
-Thứ nhất, kê từ thời điểm được chính thức xuất ban (tháng 2/2011) đến nay,
“Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân được đánh giá là một ấn phẩm trình bày đẹp, hấp dẫn, nhờ đó chuyền tải nội dung thông tin đến bạn đọc khá tốt.
80
-Thứ hai, “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân sử dụng một số thể loại báo chí khác nhau như phản ánh, bình luận ngắn, phiếm luận, phỏng vấn, tản văn... với các chuyên mục khác nhau để tạo sự phong phú trong thông tin và không gây nhàm chán. Các chuyên mục được duy trì đều đặn, nội dung phong phú, thiết thực.
“Trang Ha Nội” có nhiều chuyên mục, da dang về nội dung, có tính hấp dan. Cá nhân tôi thì thích và hay đọc chuyên mục Dé Thủ đô ta ngày càng dang
hoàng hơn, to đẹp hơn và Hà Nội một góc nhìn.
[Phỏng vấn sâu số 2.2, nam biên tập viên Ban Thư ký-Biên tập Báo
Nhân Dân].
-Thứ ba, văn phong các tác phâm báo chí trên “Trang Hà Nội” Báo Nhân Dân trong sáng, giản di, dễ hiểu. Tit bài và lời dẫn (sapo) của bài ngắn gọn, nêu đúng bản chất vấn đề nội dung trong bài, phù hợp với thể loại báo chí mà các bài thể hiện. Tít các bài phản ánh nêu trực diện vấn đề, tít các bài tản văn thì mềm mại, ngắn gọn và mang tính gợi mở hơn.
Các bài viết về cơ bản được biên tập kỹ lưỡng, nội dung, chủ đề chọn lọc và bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhiều bài hay, nội dung sâu sắc, dễ hiểu.
[Phỏng vấn sâu số 3, nữ, Trưởng Phòng Báo chí-xuất bản, Ban Tuyên
giáo Thanh uy Hà Nội].
Hạn chế
-Thứ nhất, sử dụng hạn chế các thé loại báo chí. Trên “Trang Hà Nội” Báo
Nhân Dân sử dụng một số thê loại báo chí khác nhau như phản ánh, bình luận ngắn,
phiếm luận, phỏng van, tản văn..., nhưng chủ yếu các bài thuộc thé loại phản ánh,
các bài thuộc các thê loại khác chiếm số lượng thấp.
Qua khảo sát các “Trang Hà Nội” xuất bản trong hai năm 2021 và 2022, ta có tỷ lệ sau: Có 899/1.242 bài thuộc thể loại phản ánh, chiếm 72%; 210/1.242 bài thuộc thể loại bình luận, chiếm 17%; 36/1.242 bài thuộc thể loại tản văn, chiếm 6%;
64/1.242 bài thuộc thé loại phiếm luận chiếm 5%, chỉ có 2/1.242 bài thuộc thé loại phỏng vấn chiếm 0,2%.
81
TỶ LỆ BÀI THEO THỂ LOẠI
@ Phản ánh
@ Bình luận
#8 Tản văn
# Phiếm luận
E Phỏng vấn
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ bài của hai năm 2021-2022 phân chia theo thể loại.
Ngay cả các bài thuộc thể loại bình luận (là yêu cầu thé hiện các bài viết của chuyên mục Để Thủ đô ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn) thì chất “bình luận” trong đó chưa nhiều. Nhìn chung các bài viết nêu trúng vấn đề, tuy nhiên, hầu hết các bài vẫn trình bày theo trình tự: nêu thực trạng, phân tích thuận lợi, khó khăn và nêu giải pháp, giống như những bài phản ánh, ít nêu được chính kiến của tác giả.
Một số bài còn thiếu sức khái quát.
...Can nghiên cứu và thường xuyên có sự đổi mới về văn phong, cách tiếp cận van dé dé nội dung tuyên truyền sinh động hơn, không theo lối mòn,
công thức.
[Phỏng vấn sâu số 3, nữ, Trưởng Phòng Báo chí-xuất bản, Ban Tuyên
giáo Thành uỷ Hà Nội].
- Thứ hai, việc trình bày tin, bai “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân còn theo
phong cách cũ. Hầu hết các bài, ngoài phần text thì chỉ có một ảnh đi kèm. Đa số các bài đều không có các tít phụ, hộp dữ liệu, ảnh. Rất ít bài được trình bày theo mô hình “nhiều cửa số” (multi windows), cho nên các trang báo được trình bày cơ bản giống nhau, gây cảm giác quen thuộc, nhàm chán. Thông thường mỗi trang (trang A và trang B) có hai bài lớn và hai chuyên mục, mỗi trang báo có tổng số từ 3.100 đến 3.200 từ/trang. Như vậy tông số bài mỗi số là khoảng 7 bài và một chùm tin, kèm
82
theo 5 hoặc 6 ảnh. Nếu đăng loạt bài chuyên dé (có dung lượng khoảng 1.500 từ/bài) trên trang nao thì trang đó chỉ bố trí được 3 bài. Trang còn lại bố trí 4 bài.
Nhiều bạn đọc nhận xét, “Trang Hà Nội” có số lượng bài dày đặc, nhiều bài dài, ảnh nhỏ, chưa gây ấn tượng; cách thé hiện đôi lúc còn đơn điệu, tẻ nhạt, chưa để lại dấu ấn cá nhân. Một số bài trong các trang có số lượng chữ tương đương nhau, rất khó để bạn đọc phân biệt đâu là bài đinh. Vì vậy giải pháp mà chúng tôi lựa chọn là đặt những bài đề cập những vấn đề lớn, quan trọng nhất lên phía trên
trang A. Trang A là trang ưu tiên đưa các bài theo xu hướng tích cực, các bài nêu
các vấn đề hạn chế, tồn tại thì được đặt ở trang B.
Cách trình bày của trang Hà Nội chưa có sự bứt phá. Can trình bày thoáng hơn, nội dung bài viết nên ngắn gọn, tăng cường thêm ảnh để trình bày
đẹp hơn, phong phú hơn.
[Phỏng van sâu số 1.3, nữ, phóng viên thường trú Hà Nội, Báo Nhân Dân].
Nguyên nhân của hạn chế
-Thứ nhất, do yêu cầu về sô lượng bai được đặt hàng trong Hợp đồng tuyên truyền hàng năm giữa Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội với Báo Nhân Dân rất lớn, cho nên “Trang Hà Nội” ưu tiên đăng bai, các tin sẽ được bồ trí đăng Nhân Dân Điện tử. Cũng chính vì luôn phải chạy chỉ tiêu về số lượng bài trên “Trang Hà Nội”, cho nên hau như không còn diện tích trang báo dé trình bày các bài theo mô hình
“nhiều cửa số” (multi windows).
Hình thức thể hiện “Trang Ha Nội” dep, dễ đọc hơn so với 8 trang báo chính. Tuy nhiên, do yêu cau về số lượng bài tuyên truyền theo hợp đông, cho nên số lượng các bài còn nhiễu, ít tin. Nhiéu bài còn dài dẫn đến ảnh nhỏ, mat
cân đối.
[Phỏng vấn sâu số 1.4, nam, phóng viên thường trú Hà Nội, Báo Nhân Dân].
-Thứ hai, quy trình sản xuất “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân khá tách biệt giữa các bộ phận. PVTT Hà Nội viết bài chưa có ý thức tìm các dữ liệu và thê hiện băng các cửa số, biéu đồ minh hoa cho bài viết. Bài viết xong qua các khâu biên tập từ lãnh đạo Ban Quản lý PVTT đến biên tập viên Ban Thư ký-Biên tập, lãnh đạo
Ban Thư ký-Biên tập, sau đó mới được hoạ sĩ trình bày trên trang báo, cho nên
83
phóng viên bị hạn chế về sự chủ động, sáng tạo trình bày bài viết của mình, không giống như khi viết bài, làm tin trên hệ thống CMS.
-Thứ ba, việc xuất bản “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân hai kỳ/tuần vào thứ ba và thứ sỏu hàng tuần làm cho bạn đọc khú theo dừi cỏc loạt bài chuyờn dộ nhiều kỳ. Nếu loạt bài có 5 kỳ thì mat 5 số báo mới đăng được hết loạt bài (kéo dai trong hai tuần rưỡi), có thể dẫn đến khả năng bạn đọc xem các bài kỳ cuối thì đã quên mắt nội dung các bài kỳ đầu.
Đặc thù báo giấy và xuất bản cách ngày, cho nên tuyến bài không nên dai quá 3 kỳ, thuận lợi cho độc giả đón đọc và tiếp nhận thông tin.
[Phỏng vấn sâu số 2.2, nam biên tập viên Ban Thư ký-Biên tập Báo
Nhân Dân].
3.2.Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất thông tin “Trang
Hà Nội” trên Báo Nhân Dân
3.2.1. Các quan điểm về đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất thông
tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân
Quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân thời gian tới cần quán triệt những quan điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nâng cao chat lượng tô chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” theo nguyên tắc cao nhất là bảo đảm định hướng chính trị và giữ vững bản sắc của Báo
Nhân Dân. “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân phải bảo đảm duy trì, giữ vững định
hướng chính trị của tờ báo Đảng, không tách rời quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành của Đảng, Nhà nước và bắt kịp mọi vận động, sự kiện chính trị -xã hội của
Thu đô.
Thứ hai, nâng cao chất lượng tô chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân phải đồng bộ, toàn diện, gắn với đổi mới cách nghĩ, cách làm, nâng cao năng lực cơ sở vật chất-kỹ thuật và phát huy nhân tố con người, sự đoàn kết dé đạt được mục tiêu đề ra. Nâng cao chất lượng cả nội dung và hình thức trình bày
thông tin; phát huy tính chủ động, sáng tạo và dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hài hòa và minh bạch giữa trách nhiệm tập thê với trách nhiệm cá nhân. Coi
84
phản biện và đánh giá kết quả là khâu cần thiết trong quy trình và quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng các an phẩm báo Nhân Dân.
Thứ ba, nâng cao chất lượng tô chức sản xuất thông tin “Trang Hà Nội” trên Báo Nhân Dân phù hợp xu hướng phát triển và tiêu chí chất lượng chung của báo chí hiện đại, theo định hướng phát triển báo chí quốc gia đã được Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rừ: Tiếp tục phỏt triển hệ thống thụng tin đại chỳng; chỳ trọng nõng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản; tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt nhu cầu của thời kỳ mới...
3.2.3.Một số giải pháp nâng cao chất lượng tô chức sản xuất thông tin “Trang
Hà Nội” Báo Nhân Dân
3.2.3.1. Giải pháp về tổ chức nhân sự
Thứ nhất, PVTT Hà Nội cần không ngừng học hỏi, nâng cao bản lĩnh chính trị,
vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. Phóng viên cần năm vững đường lối, quan điểm
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kết hợp với tình hình thực tế ở địa phương, từ đó chọn đề tài, nội dung va lý giải các van đề theo đúng đường lối quan điểm của Dang. Phóng viên có nắm vững đường lối quan điểm của Dang và chính sách pháp luật của Nhà nước thi mới đủ khả năng xông vào những van đề nóng bỏng, đang nổi cộm ở địa phương, cơ sở. Việc phê phán cũng không theo cách phủ nhận
“sạch trơn”, mà phải “gan đục, khơi trong”, có tinh thần xây dựng, có trách nhiệm.
Thứ hai, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Thời gian gần đây, trong đội ngũ những người làm báo đã xuất hiện một số những biểu hiện tiêu cực, một số nhà báo vi phạm pháp luật. Hơn lúc nào hết, việc siết lại đội ngũ, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đối với những người làm báo nói chung, nhất là PVTT nói riêng lại càng trở nên cấp thiết. Đạo đức nghề nghiệp đối với nhà báo thé hiện ở sự khách quan, trung thực, lựa chọn thông tin, cân nhắc đến hiệu quả xã hội, thể hiện ý thức
trách nhiệm và ý thức công dân của người làm báo.
85