1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay

169 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Hoài Hương
Người hướng dẫn PGS.TS. Đinh Văn Hường
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 40,5 MB

Nội dung

nghị cho các tòa soạn báo trong việc nâng cao công tác quản trị, đạt hiệu quả truyềnthông về TVTS ĐH.về phía các trường đại học, từ khi các trường đại học công lập bước vảo tựchủ tài chí

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYEN THỊ HOÀI HUONG

LUẬN VAN THAC SĨ QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ HOÀI HƯƠNG

Luận văn Thạc si chuyên ngành Quan trị Báo chí Truyền thông

Mã so: Thi diém

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS Dinh Văn Hường PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

Hà Nội — 2023

Trang 3

LOI CAM ONTrong qua trình thực hiện dé tài “Quản tri thong điệp về tư vấn tuyển sinhđại học trên bảo điện tử hiện nay”, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tậpthể và cá nhân Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên đã truyền đạt kiến thức,

kinh nghiệm, hướng dẫn cách học tập, nghiên cứu trong quá trình tôi học tập tại

Viện Dao tao Báo chí và Truyền thông (Trường Dai học KHXH&NV - ĐHQGHN)

Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên khích

lệ của PGS.TS Dinh Văn Hường.

Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban biên tập các báo:Vnexpress, Dân trí, Tuổi trẻ và các nhà báo, phóng viên Xin cảm ơn gia đình, bạn

bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quátrình thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Trân trọng!

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoài Hương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự

hướng dẫn của PGS.TS Đinh Văn Hường Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn

là trung thực và chưa được công bố ở bat kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Hoài Hương

Trang 5

MỤC LỤC

062000 8

1 Lý do chọn đề tài ¿2 25x Sx+SE2EE2EE2EEEEEEEEEEE71211211211211 11211121 cxe 8 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2-2-5 5 ©5z+sz+zzzc<+£ 11 3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU ¿- 5 22+ 3+1 ***EE+vEE+eeeeeseeeereeeres 18 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿2 2 ++£++£++£x+rxerEezEzrerreee 18 5.Co sở ly luận và Phương pháp nghiên UU 5555 s*++*++ses+sexs+ 19 6.Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2-2 2+ss+EE+rEerEerrrrerrerred 21 l0 0 ` 21

Chương 1: MỘT SỐ VAN DE CHUNG VE QUAN TRI THONG DIEP TREN BAO ĐIỆN TU VÀ TU VAN TUYẾN SINH DAI HỌC 23

1.1.Một số khái ni@m.i ccecccccssecsesecsssecsesessesessesessesersesesssstssatssansesstsessteaseees 23 LL.D BQO GiGi nan ốốốố.ố 23

1.1.2.Ttv vấn tuy€n SiNN cesceccessessessessesssessessessessssssssessessecsessesssesssssssessessecseessee 25 h1? n.mne 26

LL TNONG4 .nee 28

1.1.5.Quản trị thông điệp VỀ f vấn tuyển sinh đại học trên bao điện tử 29

1.1.6 DQi NOC CONG ä j8 nốốốỐố 31

1.1.7.Đại học ngoài công lập (dân lập, tư fÏHỊC) e5 5 «555 <svcsssexes 32 1.1.8 Cơ chế tự chủ đại học -cccccccccckrthEErhh ưu 34 1.2 Vai trò của tư vấn tuyển sinh đại học + -< + + + ss+scskesevesseeee 36 1.3 Vai trò của báo chí đối với công tác tư van tuyên sinh đại học 38

1.4.Chủ thé, đối tượng, nội dung, phương thức quan trị thông điệp về tư van tuyển sinh đại học trên báo điện tử - << =5 S222 ss*+++seeezreeeeeze 40 l1n°9 5.) 1 nynngggớ 40

1.4.2 Đối tượng QUGN HỨỊ 55c Sc‡St‡EEEEEEEEEEE 1121112111111 ke 43 1.4.3 NOL AUN 4, nannốốốỐốỐ 44 1.4.4.Phương tHỨC QUAN ẨIỆ, << 1101k vn ng rry 48

Trang 6

Tiểu kết chương Ì -¿- ¿5£ ©5£2EE+EE£EE£EEEEEEEEE2E1221211221717171 21.21 1.Lxe, 52 Chương 2: THUC TRANG QUAN TRI THONG ĐIỆP VE TƯ VAN

TUYẾN SINH DAI HOC TREN BAO ĐIỆN TU HIEN NAY 54

2.1 Khai quát các tờ báo lựa chọn khảo sát ¿+55 + c+s+sssseeeseers 54 2.1.1.Báo DẪN fTÍ Gv ng ng ng ng ky 54

2.1.3.BAO TUCK tre ccccseccssscssecssesssessssssssessssssssssssssssssessusssussssessuessuesssecssessueessees 56 2.2.Thực trang quan trị thông điệp về tư van tuyên sinh đại hoc trên báo điện

tử được khảo Sat - - S2 11119231 119931111 ng ngư 58

2.2.1 Chủ thể quản trị và đối tượng quản tTỊ 5+5 csccscczeertsrserssree 58

2.2.2 Nội dUHĐ QUAN UT 0119111911 1E TH Thu nghệ 59

2.3.Đánh giá thành công, han chế và nguyên nhân thực trạng quan tri thông

điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử được khảo sát 103

2.3.1 Thành công và nguyên nhân của thành CÔN - 555 «<<5s<+<+ 103

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế -+ +©cs+cs+cs+ceereereered 107 Tiểu kết chương 2 - -2+ £+5£+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEE12112112111171111 1.11 Lee 112 CHUONG 3: VAN DE DAT RA VÀ KIÊN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO

CHAT LƯỢNG QUAN TRI THONG DIEP VE TƯ VAN TUYEN SINH

thực hiện tu vấn tuyển Sinh đại HỌC cc St eesreevee 115 3.1.4.Nội dung và hình thức chuyển tải thông điệp tư vấn tuyển sinh đại học

trên bảo điện tứ CON NGNEO HÀN 5 cv VEvvkhkhnnrn 116

Trang 7

3.2.Đề xuất giải pháp chung 2-2 + S+SE‡EE‡EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrex 116 3.2.1 Đối với chủ thé QUGN UE 55-5 SeSE‡SteEEEEEEEEEEEEEEEEE 2 Eterkerrrec 116 3.2.2 Đối với đối MONG qMHẲH KỆ -52- 252 SESE‡EE‡EEESEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrree 117

3.2.3 Nội dung và phương thứC QUAN ÍFÌ c5 S<SSS+k*skEsseseeexeeerses 118

3.3 Kiến nghị cu thé cho 3 tờ báo điện tử được khảo sát . - 119

3.3.1 Với báo điện tử DGN FÍ, «<< < cv vn 11 key, 119

3.3.2 Với báo Tuổi trẻ ONUINE - ©5225 ©5£‡cxSE‡ExeSEEeExeSEterkesrxrrrerrxee 120

3.3.3 Với bảo ỨT1€XDTSS 1v HH ng 122

Tiểu kết chương 3 :- 2 2 2 +ESEEEEEEEEEEEEEE1E1121121571711111 2111111 cye 123 KẾT LUẬN - 5 S13 S121 EEEE11151E11115111111111111115111E1111111 11151 EErE 124

TÀI LIEU THAM KHẢO - ¿2-56 +E+St+E‡EE+EEEE+EEEEEEEEESEEEESEErkerrkererkrrs 126

PHU LUC oesceescsscsssesssessesssessesssessesssessecssessesssessesssessnsssecssessecssessesssessessseesesssess 130

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

ĐH Đại học

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông

GD&DT Giáo dục va Dao tạo

PGS.TS Phó giáo sư, tiễn sĩ

KHTN Khoa hoc Tự nhiên

KHXH&NV Khoa học Xã hội va Nhân văn

& Và

VD Vị dụ

Trang 9

Hình 2.7: Giao diện mục tra cứu với thông tin tuyển sinh của Trường

DHKHTN - DHQGHN trên VnexpT€SS - 555 + + ksseerseereree 66

Hình 2.8: Các chuyên mục con trong mục Giáo duc của bao Dân trí 75

Hình 2.9: Các mục nhỏ trong mục Tuyên sinh của báo điện tử Dan trí 76

Hình 2.10: Giao diện và các mục con của mục Giáo dục, báo Tuôi trẻ Online.

Hình 2.11: Giao diện và các mục con của mục Giáo dục, báo điện tử

m5 79

Hình 2.12: Giao diện mục Giáo dục của báo điện tử Vnexpress 79

Hình 2.13 Mô hình quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học của

Trường DHKHTN - ĐHQGHN - nh nie, 85

Hình 2.14: Số lượng thông điệp về tư vấn tuyến sinh đại học của Trường ĐHKHTN - DHQGHN trong hai mùa tuyên sinh 2021-2022 và 2022-2023 88 Hình 2.15: Số lượng thông điệp về tư vẫn tuyên sinh đại học của Trường ĐH Phenikaa trong hai mùa tuyên sinh 2021-2022 và 2022-2023 s9

Hình 2.16: Giao diện một bài tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử

53 102

Hình 2.17: Giao diện phần bình luận trả lời các câu hỏi liên quan đến chọn

ngành theo học đại học của độc giả trên báo điện tử Vnexpress 102

Trang 10

trên báo điện tử hiỆn nay - - - G111 TH TH ng ng kg 82 Biêu đô 2.6: Y kiên của người được khảo sat về cách dé tin tức tu van tuyên

sinh hấp dẫn, đa dạng, thiết thực hơn - - ¿6 s+s+E+t+E+EeEE+E+EeEEtzxerererxzed 83

Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát sinh viên năm thứ nhất, Trường ĐHKHTN về kênh mà các bạn biết đến Trường DHKHTN trước khi vào học 91 Biểu đồ 2.8: Khảo sát về việc thỏa mãn nhu cầu thông tin về Trường

ĐHKHTTN trên Inf€rnet - - c6 s1 E19 v1 ng ng nếp 91

Biểu đồ 2.9: Khao sát đánh giá của sinh viên năm nhất Trường DHKHTN về các báo chính thống đưa tin tuyên sinh đại học của Trường .- 92 Biểu đồ 2.10: Khảo sát sinh viên năm thứ nhất về việc các em đọc hay thấy

thông tin tuyển sinh của Trường xuất hiện ở báo nào? -¿ 93

Biểu đồ 2.11: Khảo sát về việc sinh viên Trường ĐH Phenikaa biết đến

00138400728 (0i)i0:: 21 d4 95

Biểu đồ 2.12: Khảo sát về việc có thỏa mãn nhu cầu khi tìm hiểu thông tin về

Truong DH 831i Ỏ 95

Biểu đồ 2.13: Khảo sát ý kiến đánh giá về thông tin tuyển sinh của Trường

ĐH Phenikaa được truyền thông ra bên ngoài 2-2 2 s2 sec: 96

Biểu đồ 2.14: Khảo sát về việc thấy thông tin tuyên sinh của Trường qua các

kênh Mao - - - < << S0 ve 96

Trang 11

Biểu đồ 2.15: Khảo sát ý kiến đánh giá về các báo chính thống đưa thông tin

tuyển sinh đại học của Trường DH Phenikaa 2 5 52 s25: 97

Biểu đồ 2.16: Khảo sát ý kiến đánh giá về các báo chính thống đưa thông tin

tuyển sinh đại học nói chung ¿2 2 s+s+x+£E££E££E££E£EE£EEeEkerkerkerreee 97

Trang 12

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Các em học sinh THPT, đặc biệt là học sinh lớp 12 rất cần các thông tin về

ngành nghề, cơ hội việc làm trong tương lai của các ngành nghề, chương trình đàotạo ở các trường đại học dé có thé lựa chọn ngành và trường phù hợp Thông tin các

em cần bao gồm: thông tin chung về các trường đại học, thông tin về các ngành daotạo, các phương thức tuyên sinh của từng trường, tổ hợp xét tuyên, chỉ tiêu xéttuyến, triển vọng nghề nghiệp và cơ hội nghề nghiệp của các ngành

Trước khi quyết định chọn ngành, chọn trường dé đăng ký xét tuyển đại học,mỗi em sẽ có cách tìm kiếm thông tin, tìm nguồn tham khảo khác nhau như: tìmkiếm chung trên mạng Internet, hỏi thầy cô, tham khảo ý kiến bạn bè, hỏi bố mẹ,người thân, anh chị em trong nhà hoặc những người quen biết nói chung, tìm đếncác buổi tư vấn tuyển sinh được tô chức với nhiều quy mô đa dạng Rất đáng tiếc

là thông tin đến với các em thường ít ỏi - đặc biệt là với các ngành mới mở; các emthường rơi vao tinh trạng thiếu thông tin, cảm thay hoang mang khi thông tin từ cácnguồn không thống nhất, đôi khi nhiễu loạn

Đặc biệt, trên Internet, ở các trang tin không chính thống, các thông tin về

phương thức tuyên sinh, tổ hợp xét tuyển và các thông tin chung liên quan đếntuyển sinh còn không chính xác, nhiều thông tin bị “cũ” Điều này rất nguy hiểmbởi các em học sinh không biết phân biệt đâu là trang tin chính thống, đâu là thôngtin từ nguồn không có kiểm chứng, vì vậy, không ít em đã bị lỡ cơ hội tuyên sinhbởi các sai sót khi đăng ký xét tuyên, mất thời gian trong “mớ bòng bong thông tin”

giữa tin sai và tin đúng.

Vi dụ: Năm 2022, tai Trường DHKHTN - DHQGHN, các ngành tiên tiến,chat lượng cao theo dé án hoc phí tương ứng với chất lượng dao tạo có điều kiệnphụ trong xét tuyên là:

- Đối với thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2022: kết quả môn Tiếng Anh đạttối thiểu 6,0 điểm (theo thang điểm 10)

- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ 2021 trở về trước: kết quả học tậptừng ky (6 học kỳ) môn Tiếng Anh bậc THPT đạt tối thiểu 7,0 điểm hoặc sử dung

Trang 13

một trong các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương được công nhận quy đổitheo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.

Điều kiện phụ trên được công bố rõ ràng trong Đề án tuyển sinh (được đăng

trên website, fanpage của nhà trường), các thông tin này cũng được nhấn mạnh trênnhiều bài viết, video phỏng vấn, talk show, chương trình livestream và được đăngtải trên nhiều kênh: website, fanpage trường và trên một số báo chí chính thống, thếnhưng, nhiều học sinh vẫn không biết và trượt nguyện vọng một cách đáng tiếc chỉ

vì vướng điều kiện phụ Sở dĩ như vậy vì nhiều em chỉ tìm hiểu thông tin một cáchqua quýt, xem thông tin ở các trang mang mang tinh chất tong hợp thông tin (nhưngcác thông tin được tông hợp lai là tin cũ, không phải tin cập nhật), hoặc các trangmạng đăng thông tin không đầy đủ; bố mẹ, thầy cô cũng không biết thông tin chínhxác, day đủ dé tư van cho các em

Thực tế hiện nay, do nhu cầu và thị hiểu bạn đọc, trang “Giáo dục” trên các

báo điện tử bên cạnh việc đưa thông tin chung về giáo dục còn cung cấp cho các emhọc sinh và những người quan tâm các thông tin cụ thé về tuyển sinh như: chủtrương của Bộ GD&DT, cách đăng ký xét tuyển, các mốc thời gian xét tuyên, cácngành hot; một số tờ báo còn dan link đăng nguyên Đề án tuyên sinh của các trườngđại học trên cả nước (Ví dụ: Báo điện tử Vnexpress) Không thé phu nhan: Bao chichính thống có vai trò cung cấp thông tin tuyên sinh nói riêng, thông tin giáo ducnói chung cho các em học sinh và phụ huynh, đóng vai trò định hướng tốt cho các

em học sinh Các bài báo, trong đó có các bài phỏng vấn chuyên gia về các ngành

nghề, các bài đưa thông tin về việc đào tạo ở các trường đại học đã giúp học sinh rất

nhiều về mặt thông tin để các em lựa chọn trường, lựa chọn ngành phù hợp Tuynhiên, cần có đánh giá về các thông tin này: số lượng, chất lượng, nội dung đã đápứng nhu cầu của các em học sinh chưa cũng như hình thức đưa tin có phù hợp?

Mỗi tòa soạn báo là một cơ quan độc lập, có cách quản trị khác nhau, có nội

quy, quy chế, quy trình sản xuất tin bài phù hợp với đặc điểm của báo Trong việcquản trị thông điệp về TVTS ĐH, mỗi báo điện tử sẽ có quy trình và cách thức quảntrị riêng để đạt hiệu quả đề ra Việc tìm hiểu, khảo sát, đánh giá công tác quản trịthông điệp về TVTS DH trên báo điện tử là cần thiết để có thé đưa ra các khuyến

Trang 14

nghị cho các tòa soạn báo trong việc nâng cao công tác quản trị, đạt hiệu quả truyềnthông về TVTS ĐH.

về phía các trường đại học, từ khi các trường đại học công lập bước vảo tựchủ tài chính một phần hoặc toàn phần, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều cáctrường đại học dân lập, khâu tuyển sinh ở các trường Đại học có sự cạnh tranh Đềcung cấp thông tin, quảng bá thông tin tới thí sinh, các trường - bằng nhiều hìnhthức - đã tìm cách tiếp cận thí sinh: qua các chương trình TVTS trực tiếp (nổi bật làchương trình do báo Tuôi trẻ phối hợp với Bộ GD&DT tổ chức); các trường đại học

tự tìm về các trường THPT để quảng bá; qua hình thức trao học bổng cho học sinhTHPT; tư vấn online qua các chương trình livestream, talk show; qua website,fanpage của từng trường; qua sự xuất hiện trên báo chí (các bài trả lời phỏng vấn,các thông tin cung cấp cho báo chí), Trong việc quảng bá thông tin, quản trị thôngđiệp là rat quan trọng dé tránh thông tin bị lan man, giúp người tiếp nhận hiểu đúng

về thông tin Với riêng việc quảng bá tuyên sinh, quản trị thông điệp tốt sẽ góp phangiúp các trường đại học xây dựng hình ảnh tốt, tạo nét riêng, gây an tượng, cácthông tin TVTS đến được “đích” một cách chính xác, hiệu quả

Chọn thực hiện khảo sát thông tin TVTS DH trên 03 báo điện tử Dân trí,

Tuổi trẻ Online và Vnexpress trong hai mùa tuyển sinh 2021-2022 và 2022-2023với các thông tin cụ thé ở hai trường đại học: Trường ĐHKHTN - DHQGHN vàTrường DH Phenikaa, người nghiên cứu hi vọng sẽ đưa ra được cái nhìn toan cảnh

và đánh giá khách quan về quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báođiện tử hiện nay Từ đó có thé đưa ra khuyến nghị về quan tri thông điệp về TVTS

nghiệm sau quá trình học tập sau đại học tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông,

Trường ĐH KHXH&NV - DHQGHN Tôi hi vọng nghiên cứu của minh sẽ góp phan

10

Trang 15

tạo sự thay đối tích cực về cách thức truyền thông về tuyển sinh đại học trên báo điện

tử, đặc biệt là việc quản trị thông điệp TVTS ĐH trên báo điện tử hiện nay.

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiTrong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu để nghiên cứu thực hiện đề tài,người nghiên cứu thấy có một số công trình nghiên cứu liên quan có thê tham khảocho việc thực hiện đề tai này như:

2.1.Những tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận báo chí, báo điện tử, thông

điệp và quản trị thông điệp.

- Tạ Ngọc Tan (chu bién), Trinh Dinh Thang, Dinh Thé Huynh, Lé Manh

Binh (1999), Giáo trình Cơ sở lý luận báo chi, NXB Văn hóa Thông tin.

Cuốn sách có 7 chương, trình bày những quan niệm chung về báo chí, tínhgiai cấp của báo chí, tự do báo chí, các chức năng của báo chí, luật pháp, nguyên tắc

hoạt động và lao động sáng tạo trong báo chí.

- E.P.Prôkhôrốp, người dịch: Dao Tan Anh, Đỗ Thị Kim Hoa (2004), Cơ sở

lý luận báo chí (Tap I, 11), NXB Thông tan

Cuốn sách trình bày những vấn đề chung khái quát nhất về lý luận nghiệp vụ

báo chí và những đặc thù của hoạt động báo chí với tư cách là một lĩnh vực hoạt động sáng tạo.

Tập 1: Tác giả đi sâu giới thiệu quá trình xuất hiện và phát triển của báo chí,

bản chất của thông tin dai chúng, vi tri, vai trò của báo chi trong xã hội va mối quan

hệ với xã hội, các quan điểm, nguyên tắc hoạt động báo chí nói chung và đối với

nhà báo nói riêng, tự do báo chí và trách nhiệm của nhà báo, phương diện pháp lý của tự do báo chí.

Tập 2: Tác giả đi sâu giới thiệu báo chí trong hệ thống các thiết chế xã hội,

báo chí trong không gian thông tin, báo chí với tư cách là một lĩnh vực hoạt động

sang tạo, hiệu lực và tính hiệu quả của báo chí.

- Nguyễn Thị Trường Giang (2010), Báo mạng điện tử - những van dé cơ

bản, NXB Chính trị - Hành chính.

Cuốn sách trình bày quá trình hình thành và phát triển internet và báo mạng

điện tử: đặc trưng cơ bản, mô hình tòa soạn, quy trình sản xuất thông tin, viết và

11

Trang 16

trình bày nội dung báo mạng điện tử, bên cạnh đó còn giới thiệu một số tờ báo

mạng tiêu biểu ở Việt Nam

- Nguyễn Thị Trường Giang — Nguyễn Trí Nhiệm (đồng chủ biên) (2014),Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia.Cuốn sách đã cung cấp những kiến thức liên quan đến đặc trưng và phương phápsáng tạo các thể loại báo chí trong chuyên ngành báo mạng điện tử một cách hệthống và bài bản Người đọc có thê tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của báomạng điện tử, đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử, quy trình sản xuất báo mạngđiện tử, công chúng báo mạng điện tử, tô chức diễn đàn báo mạng điện tử trongcuốn sách này

- Nguyễn Thành Lợi (2019), Tac nghiệp báo chi trong môi trường truyénthông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông Cuốn sách có các nội dung về

truyền thông xã hội trong kỷ nguyên số, truyền thông Internet và các học thuyết

truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, kỹ năng viết báo đa phương tiện,

làm báo trong kỷ nguyên 4.0.

- Nguyén Van Dững (2012), Cơ sở ly luận báo chi, NXB Lao động.

Cuốn sách dé cập đến những quan điểm khác nhau về báo chí, bám sát cácquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về báo chí Người đọc cũng được tiếp cậnnhững kiến thức cơ bản về hệ thống lý luận báo chí, đối tượng, công chúng và cơchế tác động của báo chí, về các chức năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báochí, chủ thể của hoạt động báo chí, vấn đề tự do báo chi,

- Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hang (2018), 7ruyền thông - Lý thuyết và

kỹ năng cơ bản, NXB Thông tin và Truyền thông

Cuốn sách cung cấp những lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nóichung, truyền thông - vận động xã hội và truyền thông đại chúng nói riêng, giúptạo lập kiến thức nền tảng và nâng cao kỹ năng về giao tiếp - truyền thông - vậnđộng xã hội trong hoạt động truyền thông và báo chí; tăng cường khả năng hội nhập

và bình đăng trong khu vực và quốc tế, khả năng hòa nhập với các nhóm côngchúng - xã hội.

12

Trang 17

- Nguyễn Thế Kỷ (2012), Công tác chỉ đạo quản lý nhà nước báo chí trong

25 năm tiễn hành sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Cuốn sách phân tích, luận giải và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nâng caochất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với báo chí và báođiện tử trong thời gian tới ở nước ta.

- Đỗ Quý Doãn (2014), Quản lý và phát triển thông tin bdo chí ở Việt Nam,NXB Thông tin Truyền thông, Hà Nội

Cuốn sách làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, chỉđạo và phát triển báo chí, đồng thời đưa ra những giải pháp cơ bản tạo điều kiện đểthông tin báo chí Việt Nam phát triển nhưng vẫn đảm bảo quản lý tốt

- Bùi Ngọc Hải (2020), Quan tri hoạt động truyền thông thương hiệu cua bao

mạng điện tử ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ Quan hệ Công chúng, Học viện Báo chí

và tuyên truyền

Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận về quản trị hoạt động truyền thông

thương hiệu của báo mạng điện tử, thực trạng quản tri hoạt động truyền thông

thương hiệu của báo mạng điện tử qua khảo sát ở các báo: Tuổi trẻ online, Thanh

niên online và Vnexpress Từ các khảo sát thực tiễn trên 3 báo điện tử trên (thời

gian khảo sát: 2019-2020), tác giả đã nêu quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quảquản trị hoạt động truyền thông thương hiệu của báo điện tử ở Việt Nam

- Nguyễn Tiến Dũng (2021), Quản lý thông điệp về thích ứng với biến đổikhí hậu trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ Báo chí học,Học viện Báo chí và tuyên truyền

Luận văn trình bay một số lý luận chung về quản lý thông điệp về thích ứng

với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử, thực trạng quản lý thông điệp về thíchỨng với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (khảo sát batờ: Tài nguyên và Môi trường, Dân trí, Vietnamplus; thời gian khảo sát: năm 2020),

từ đó tác giả nêu ra một số vấn đề và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượngquản lý thông điệp về thích ứng với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử ở ViệtNam hiện nay.

- Lý Đức Thùy (2022), Quản trị thông điệp về đạo đức vận động viên thể

13

Trang 18

thao trên bảo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ Báo chí học, chuyên

ngành Quan lý Báo chí — truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản trị thông điệp về đạo đức vận động

viên thể thao trên báo mạng điện tử, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý thôngđiệp về đạo đức vận động viên thể thao trên các tờ báo điện tử Văn hóa, báo điện tửZing, Báo điện tử Tổ quốc, tác giả đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằmtăng cường quản trị thông điệp về đạo đức vận động viên thé thao trên báo mạng

điện tử Việt Nam thời gian tới.

- Khuất Thị Diệu Linh (2015), Thông điệp về an toàn thực phẩm trên báo

điện tw Việt Nam, luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Luận văn làm rõ những van đề lý luận liên quan đến thông điệp và phân tíchthực trạng tuyên truyền về an toàn thực pham trên báo điện tử tại Việt Nam Từ đótác giả đưa ra những giải pháp tăng cường chất lượng, hiệu quả của thông điệp về

an toàn thực phẩm trên báo điện tử

- Nguyễn Trung Hiếu (2020), 7hông điệp về cuộc vận động “người Việt Nam

ưu tiên dùng hàng Việt Nam "trên báo chí khu vực dong bằng Sông Cửu Long, Luận

văn Thạc sĩ Báo chí học, Trường Đại học KHXH&NV, DHQGHN.

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tuyên truyềncủa báo chí đối với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về thông điệp cuộc vận động Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trên Nhật báo Cần Thơ, Báo Vĩnh Long, Báo CàMau, PT-TH Cần Thơ, Vinh Long và Ca Mau Từ đó đề xuất các giải pháp dé nângcao thông điệp về cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trênNhật báo Cần Thơ, Báo Vĩnh Long, Báo Cà Mau, PT-TH Cần Thơ, Vĩnh Long và

Cà Mau và báo chí truyền thông đồng bằng Sông Cửu Long

- Đinh Thị Nga (2018), Quản lý thông điệp về An ninh quốc gia trên kênh

ANTV, luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Tác giả đã đi vào những vấn đề lý luận chung về quản lý thông điệp, khảo sátthực trạng hoạt động quản lý thông điệp về An ninh quốc gia trên kênh ANTV, từ

đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý

14

Trang 19

thông điệp về An ninh quốc gia trên kênh ANTV.

- Trần Thị Hậu (2017), Thông điệp bảo vệ quyên lợi người lao động trên báo

Lao động, luận văn thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Luận văn làm rõ những van dé lý luận va thực tiễn về thông điệp bảo vệquyền lợi người lao động trên báo chí nói chung, Báo Lao động nói riêng Tác giả

đã khảo sát thực trạng nội dung và hình thức thông điệp về việc bảo vệ quyền lợingười lao động trên Báo Lao động từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016, từ đó đưa ra

đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thôngđiệp bảo vệ quyên lợi người lao động trên Báo Lao động trong thời gian tới

2.2.Các nghiên cứu liên quan đến thông tin tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh,hướng nghiệp.

-Tran Thị Tuyết Nhung (2019), Van dé đổi mới phương thức tuyển sinh trên

bao điện tử Việt Nam hiện nay, luận văn thạc sĩ Báo chí học, Trường Đại học

KHXH&NV, DHQGHN.

Tác giả đã khái quát một số lý luận chung về thông tin đổi mới phương thứctuyển sinh trên báo điện tử, khảo sát thực trạng thông tin về van đề đổi mới phương

thức tuyển sinh trên báo điện tử Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra đánh giá một sỐ

thành công và hạn chế của báo điện tử trong thông tin về vấn đề đổi mới phươngthức tuyên sinh, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượngthông tin về đổi mới phương thức tuyên sinh trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

-Nguyễn Thị Việt Hưng (2013), Van dé thông tin giáo dục hướng nghiệptrên bao in hiện nay (Khảo sát bao Thanh niên, Tỉ ién Phong từ 6/2012-6/2013), luận

van thạc si Báo chi hoc, Trường DHKHXH&NV, DHQGHN.

Luận văn cung cấp một số van dé ly luận về giáo duc hướng nghiệp; phântích hệ thống lý luận về vai trò, chức năng của báo chí trong đời sống xã hội, qua đókhang định tầm quan trọng và những đóng góp của báo chí nói chung và báo in nóiriêng trong công tác tuyên truyền về vấn đề giáo dục hướng nghiệp hiện nay Từnhững khảo sát về vấn đề thông tin giáo dục hướng nghiệp trên báo in Thanh niên,Tiền Phong từ 6/2012-6/2013, tác giả có những đánh giá thực trạng và hiệu quả củahoạt động thông tin tuyên truyền về van đề giáo dục hướng nghiệp trên báo in hiện

15

Trang 20

nay, qua đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi về vấn đề này.

- Can Thị Hải Yến (2011), Báo chí với van dé hướng nghiệp cho học sinh,

sinh viên hiện nay (khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt

Nam từ 2006-2009), luận văn thạc sĩ Báo chi học, Trường DH KHXH&NV,

DHQGHN.

Tác giả đã trình bày một số quan niệm/quan điểm về hướng nghiệp, vai trò củabáo chí trong thông tin hướng nghiệp, khảo sát thực trạng thông tin vấn đề hướng

nghiệp trên ba tờ báo Giáo dục và thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam từ

2006-2009, từ đó có những đánh giá, phân tích nguyên nhân thành công và hạn chếcủa việc thông tin van đề hướng nghiệp trên ba tờ báo, đưa ra một số giải pháp vàkiến nghị về nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thông tin hướng nghiệp

- Phạm Vũ Ánh Hồng (2021), Truyén thông về tuyển sinh đại học trên báo

mạng điện tử Việt Nam hiện nay, luận văn chuyên ngành Báo chí học, Học viện Báo

chí và Tuyên truyền

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về truyền thông trên báo mạng điện

tử và khảo sát thực trạng truyền thông về tuyén sinh đại học trên báo mạng điện tử

Việt Nam hiện nay Từ những khảo sát, nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân

của những thành công, hạn chế và đề xuất giải pháp dé tăng cường hoạt động truyềnthông tuyển sinh đại học trên báo mạng điện tử

- Hà Thị Thùy Linh (2017), Chiến lược quản trị thông tin tuyển sinh online

của các trường Đại học tại Ha Noi, luận văn chuyên ngành Quản trị truyền thông,

Học viện Báo chi và Tuyên truyền

Tác giả luận văn đã tong hop và hệ thống hóa những quan điểm cơ ban vànhững góc độ tiếp cận đối với quản trị thông tin; khảo sát thực trạng và đánh giáhoạt động quản trị thông tin trên website va fanpage qua hoạt động tuyên sinhonline của 2 trường đại học là Đại học Bách Khoa Hà Nội và Trường Đại học KinhDoanh và Công Nghệ Hà Nội Từ những khảo sát và đánh giá, tác giả đã đề xuất

những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị thông tin và nhận diện những

xu hướng quản trị thông tin của Đại học Bách Khoa Hà Nội và Trường Đại học

Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

16

Trang 21

- Sử Thu Trang (2016), 76 chức hoạt động truyền thông hướng nghiệp cho

học sinh trung học phổ thông của các cơ quan báo chỉ ở Việt Nam hiện nay, luận

văn chuyên ngành Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động truyền thônghướng nghiệp cho học sinh trung học phô thông hiện nay, tác giả đã đề xuất một số giảipháp khắc phục ứng dụng PR dé nâng cao hiệu quả truyền thông hướng nghiệp cho họcsinh trung học phổ thông tại các cơ quan báo chí Việt Nam trong thời gian tới

- Phạm Thị Thu Hường (2019), Tổ chức truyền thông hướng nghiệp cho họcsinh trung học phổ thông trên báo mạng điện tử (khảo sát các báo:giaoducthoidai.vn, tuoitre.vn, vnexpress.nef, năm 2018), luận văn chuyên ngànhQuản lý Báo chí - Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tổ chức truyền thông hướng

nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên báo mạng điện tử; Khảo sát, phân

tích, đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân của hạn chế trong tổ chức truyềnthông hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên ba báo mạng điện tửđược khảo sát gồm giaoducthoidai.vn, tuoitre.vn, vnexpress.net, từ đó đề xuất một

số giải pháp nâng cao chất lượng tô chức truyền thông hướng nghiệp cho học sinhtrung học phổ thông trên báo mạng điện tử trong thời gian tới

- Nguyễn Hoàng Thảo (2018), 7ruyên thông tuyển sinh của hệ thống giáodục FPT, luận văn chuyên ngành Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền.

Tác giả luận văn đã trình bày, hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về truyền thôngtuyển sinh, trên cơ sở đó khảo sát, phân tích, đánh giá thành công, hạn chế hoạtđộng truyền thông tuyển sinh của hệ thống giáo dục FPT; chỉ ra nguyên nhân củanhững thành công, hạn chế và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động truyền thông tuyên sinh

Từ những tìm hiểu ban đầu, có thể nói, vấn đề Quản trị thông điệp vé f vantuyén sinh dai học trên bao điện tử hiện nay chưa được nghiên cứu một cach toàndiện và đầy đủ trong khi đây là vấn đề rất thiết thực Các nghiên cứu đã có mới chỉ

dé cập đến các vấn đề truyền thông tuyên sinh nói chung, tô chức truyền thông

17

Trang 22

hướng nghiệp, thông tin giáo dục - hướng nghiệp, chưa có đề tài nào về vấn đề

Quản trị thông điệp về tư vẫn tuyển sinh đại học trên báo điện tử Vì vậy, cần có

một nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này để làm rõ, đánh giá và có thể đưa ra

khuyến nghị về công tác quản trị thông điệp về tư vấn tuyên sinh đại học trên báođiện tử hiện nay.

3.Muc đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Trên cơ sở khung lý thuyết và lý luận phục vụ cho luận văn, học viên tiễnhành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị thông điệp về TVTS DH trêncác báo điện tử được chọn, từ đó nêu các vấn đề và đề xuất các kiến nghị, giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng quản trị thông điệp về TVTS ĐH trên các báo điện tử

trong hiện tại và trong thời gian tới.

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, người nghiên cứu xác định một số nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu (làm

rõ các khái niệm quản trị, thông điệp, quản trị thông điệp, TVTS, báo điện tử; chủ

thể quản trị, đối tượng quan tri, nội dung, phương thức quản tri về TVTS ĐH trên

báo điện tử, ).

- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản trị thông điệp về TVTS ĐH trên 3 cơquan báo điện tử Dân trí, Tuôi trẻ Online, Vnexpress qua nghiên cứu hai trườnghợp: Trường DHKHTN - DHQGHN và Trường DH Phenikaa trong hai mùa tuyển

sinh 2021-2022 và 2022-2023.

- Làm rõ vấn đề đặt ra là “Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại họctrên báo điện tử hiện nay” và kiến nghị, đề xuất nâng cao chất lượng quản trị thôngđiệp về TVTS DH hiện tại và thời gian tới

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển

sinh đại học trên báo điện tử hiện nay”

4.2.Phạm vi nghiên cứu

18

Trang 23

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quản trị thông điệp về TVTS DH trên 3

cơ quan báo điện tử Dân trí, Tuổi trẻ Online, Vnexpress qua nghiên cứu hai trường

hợp: Trường DHKHTN - DHQGHN và Trường DH Phenikaa trong hai mùa tuyển

sinh 2021-2022 và 2022-2023.

Người nghiên cứu cho rằng: Khoảng thời gian hai mùa tuyên sinh là vừa đủ

để thong kê, phân loại các tin tức tu van tuyén sinh cua một trường đại học vanhững tin tức tuyến sinh nói chung, đồng thời có những sự so sánh, từ đó có những

đánh giá khách quan, hợp lý.

Méc thời gian 2021-2022 va 2022-2023 chính là năm học các trường tuyênsinh Công tác truyền thông tuyển sinh hiện nay được các trường dai học tiến hànhquanh năm, nhưng sẽ có “mùa cao điểm” Dé tuyên sinh cho năm học 2021-2022,công tác tuyển sinh được lên kế hoạch từ cuối năm 2020, tập trung thực hiện từ đầu

năm 2021 cho tới khi kết thúc tuyển sinh và sinh viên bước vào năm học mới.

Tương tự, dé tuyén sinh cho năm học 2022-2023, kế hoạch được lập từ cuối năm

2021, thời điểm tập trung tuyển sinh sẽ là từ đầu năm 2022 cho tới khi hoàn thànhviệc tuyển sinh và sinh viên bước vào năm học mới

Đối tượng khảo sát là học sinh THPT, giáo viên THPT, phụ huynh có con

đang hoc THPT, sinh viên đang học tại Trường DHKHTN - DHQGHN và sinh viênTrường DH Phenikaa; nhà báo phụ trách mục Giáo duc ở bao Dân trí, Tuổi trẻOnline, Vnexpress.

5.Co sở lý luận va Phương pháp nghiên cứu 5.1.Co sở ly luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước và pháp luật về giáo dục đại học, tuyển sinh và quảng bá thông tin

tuyển sinh đại học; lý thuyết về báo chí truyền thông, bao mạng điện tử, quan tri báo chí - truyền thông, quản trị báo mạng điện tử.

3.2.Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng những

phương pháp nghiên cứu chính sau đây:

- Khảo sát, thống kê, phân loại các thông điệp, tin tức TVTS DH cua hai

19

Trang 24

trường đại học: DHKHTN - DHQGHN va DH Phenikaa trên 3 bao Tuổi trẻ Online,

Dân trí, Vnexpress trong giai đoạn hai mùa tuyên sinh 2021-2022 và 2022-2023

- Phương pháp điều tra xã hội học: Tạo phiếu khảo sát trực tuyến trên Google

biểu mẫu và gửi link để khảo sát thông tin từ sinh viên Trường DHKHTN ĐHQGHN và sinh viên Trường DH Phenikaa về việc tiếp nhận thông tin tuyên sinh

-trước khi trở thành sinh viên của Trường; Khao sát nhu cầu, mong muốn, mức độ

hài lòng về tin tức TVTS trên báo chí hiện nay đối với học sinh THPT, sinh viên,

phụ huynh học sinh, giáo viên.

- Thu thập tài liệu nhằm mục đích có được những nên tảng lý thuyết quantrọng về những vấn đề liên quan đến đề tài như: báo điện tử, TVTS, đại học công

lập, đại học dân lập, tự chủ đại học, truyền thông, thông điệp, quản trị thông điệp,

hoạt động tác nghiệp của nhà báo, tin tức, tâm lý lứa tuổi học sinh THPT (16-18tudi)

-Phân tích nội dung các thông điệp, tin tức TVTS DH của hai trường dai hoc:ĐHKHTN - DHQGHN va ĐH Phenikaa trên 3 báo Tuổi trẻ Online, Dân trí,Vnexpress trong giai đoạn hai mùa tuyển sinh 2021-2022 và 2022-2023

-Phương pháp so sánh các thông điệp TVTS DH ở trên 3 báo điện tử Tuổi trẻOnline, Dân trí, Vnexpress và thông điệp TVTS của hai trường đại học trong giaiđoạn hai mùa tuyển sinh 2021-2022 và 2022-2023

-Phương pháp nghiên cứu trường hợp quản trị thông điệp về TVTS ĐH củahai trường DH: DHKHTN - DHQGHN và DH Phenikaa trên 3 báo Tuổi trẻ Online,Dan trí, Vnexpress trong giai đoạn hai mùa tuyên sinh 2021-2022 và 2022-2023

- Phỏng vấn sâu nhà báo trực tiếp thực hiện các tin tức liên quan đến truyềnthông TVTS; Phỏng vấn sâu người làm truyền thông ở hai trường đại học nói trên

về công việc truyền thông

- Phương pháp phân tích tổng hợp nhăm rút ra những nhận xét, đánh giá cótính khái quát về hiện trạng quan trị thông điệp về TVTS DH trên báo điện tử ở haitrường đại học nói riêng và bức tranh toàn cảnh về việc quản trị thông điệp vềTVTS nói chung: cái hay, cái hạn chế, cái cần đổi mới, rút kinh nghiệm Cácphương pháp cụ thé nói trên liên quan, tác động, hỗ trợ nhau trong suốt quá trình

20

Trang 25

thực hiện luận văn này.

6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1.Ý nghĩa lý luận

Quản trị thông điệp về TVTS ĐH là công tác quan trọng ảnh hưởng đến cácthế hệ các bạn trẻ trước ngưỡng cửa vào đời Đây cũng là nhiệm vụ, mục tiêu của cáccấp, các ngành có liên quan như Bộ GD&DT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,các trường đại học, các trường THPT, các tô chức, cá nhân, gia đình, và xã hội

Luận văn góp phần làm rõ, phong phú thêm về lý luận quản trị thông điệp vềTVTS ĐH sao cho hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng, trúng nội dung mà đốitượng cần với hình thức phù hợp

Luận văn cũng đóng góp cho công tác nghiên cứu lý luận quản trị thông điệp

trên báo điện tử Một lần nữa khẳng định vị trí và vai trò của báo điện tử đối với

giới trẻ trong đời sống xã hội

Ngoài ra, ở một mức độ nào đó, luận văn này là một tài liệu tham khảo hữuích cho những người có quan tâm tới vấn đề quản trị thông điệp về TVTS ĐH trên

báo điện tử hiện nay.

6.2 Ý nghĩa thực tiễnTrên cơ sở khảo sát thông tin TVTS trên 3 báo điện tử điển hình là Dân trí,Tuổi trẻ Online, Vnexpress, luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan

về công tác quan trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học hiện nay, đồng thời đưa

ra những khuyến nghị về đổi mới công tác quản trị thông điệp về TVTS, cách thức

đến nội dung sao cho thông tin đến với đối tượng mục tiêu thuận lợi nhất; giúp đối

tượng mục tiêu tìm được những thông tin hữu ích về tuyển sinh, từ đó có những lựachọn đúng đắn trong chọn trường, chọn nghề

7.Kết cấu luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dungchính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn dé chung về quản tri thông điệp trên báo điện tử và tưvấn tuyển sinh đại học

Chương 2: Thực trạng quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên

21

Trang 26

báo điện tử hiện nay.

Chương 3: Vấn đề đặt ra và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trịthông điệp về tư vấn tuyén sinh đại học

Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương nói trên.

22

Trang 27

Chương 1: MOT SO VAN DE CHUNG VE QUAN TRI THONG ĐIỆP TREN

BAO DIEN TU VA TU VAN TUYEN SINH DAI HOC1.1.Một số khái niệm

1.1.1.Báo điện tửTheo Từ điển tiếng Việt, báo điện tử là “các loại hình báo và tạp chí nóichung, trong đó các thông tin được truyền tải qua mang internet” [50, tr.81]

Theo Luật Báo chí đã được Quốc hội ban hành năm 2016: “Báo điện tử là

loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi

trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”

Như vậy, báo điện tử là một loại hình bao chí được xuất bản trực tuyến quainternet Hình thức của báo là một trang web và phát hành dựa trên nền tảnginternet Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, còn người đọc báo dựa trên

máy tính, thiết bị cá nhân như máy tính bảng, điện thoại di động trung cao cấp, có

kết nối internet

Báo điện tử ra đời muộn hơn báo in, phát thanh, truyền hình Từ khi có

internet, báo điện tử mới xuất hiện, và sự tồn tại của báo điện tử là nhờ internet Cóthê nói, phát minh ra internet là tiền đề cho sự xuất hiện của báo điện tử Khi mới rađời, báo điện tử chưa được đón nhận do điều kiện internet chưa phủ sóng rộng,đường truyền internet còn chậm, máy tinh còn là thứ xa xi, và điện thoại di độngcòn là thứ chưa xuất hiện Công nghệ phát triển, hệ thống internet được phủ sóng

khắp toàn cau, đường mạng được kết nối mạnh qua hệ thong cap quang trén bién,

cùng với đó là đời sống phát triển, máy tinh trở nên phổ biến, và từ đó bao điện tửxuất hiện nhiều hơn, dần dần được đông đảo công chúng đón nhận hơn

Ban đầu, các báo điện tử sản xuất tin còn đè đặt, giao điện khó tiếp cận vớibạn đọc, thậm chí thời điểm vnexpress mới xuất hiện (năm 2001), nhiều ngườikhông hiểu báo điện tử là cái gì, phóng viên báo điện tử thì làm cái gì, đọc báo điện

tử thì đọc ở đâu?

Theo tác giả Khương Nha trong bài viết “20 năm phát triển công nghệ củaVnExpress” đăng trên báo điện tử Vnexpress năm 2021: “Lịch sử báo chí cho thấynhững môc phát triên quan trọng đêu găn với các phát minh công nghệ, tạo ra các

23

Trang 28

phương tiện phát hành mới Johann Gutenberg (1400 - 1468), người đầu tiên inbăng khuôn đúc, đã tạo tiền dé cho báo in ra đời vào đầu thé kỷ 17 Phát kiến vềsóng radio dẫn đến sự ra đời của đài phát thanh vào những năm 1920 Ứng dụngtruyền hình tạo ra "báo hình" đầu tiên từ thập niên 1940 Những người sáng lập raVnexpress đã nhận thấy internet sẽ là một phương tiện thông tin đại chúng hoàntoàn mới trong hệ thống báo chí Việt Nam”.

Giờ đây, khác với một trang website nói chung hay trang thông tin điện tử, báo điện tử cập nhật thường xuyên tin tức, đặc biệt là đăng "tin tức thời" hay "tin

giật gân" (Breaking news) Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thé giới tiếpcận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian Sự phát triểncủa báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc báo của độc giả và ít nhiều có ảnhhưởng đến việc phát triển báo in truyền thống Thậm chí, không ít ý kiến cho rang:Chính báo điện tử đã “bóp chết” báo in truyền thống, bởi khi báo điện tử phát triểnmạnh, người dân đã dan dan từ bỏ thói quen đọc báo in, và thực tế, nhiều tờ báo đãgiảm số lượng in rất nhiều, nguy cơ đóng cửa và nhiều báo đã đóng cửa

Theo tác giả Thành Huy Long trong bài “Hiện tượng "báo in biến mất" vàvân đề phát triển tạp chí trong kỷ nguyên 4.0” (tạp chí Người làm báo điện tử, ngày18/02/2019): Trên thế giới, nỗi quan ngại về sự “hết thời” của báo in đã được đặt racách đây khá lâu, khi các tờ báo nổi tiếng như New York Times, Washington Post,Los Angeles Times, New York World Journal Tribune cũng bị khủng hoảng sốlượng phát hành Gần đây, một số tờ báo “đình đám” như: Financial Times,Frankfurter Rundschau (Đức); Newsweek (Mỹ); The Independent (Anh) lâm vào

tình trạng phải đóng cửa khiến không ít độc giả trung thành hụt hang, còn người

làm báo in thì ngao ngán khi nhìn vào tương lai không may sáng sua của báo chí intoàn cầu

Hiện nay, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và đường mạng internet,mọi người có thể đọc tin tức ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào Vì thế, nhịp độlàm báo ở báo điện tử cũng rat khan trương dé có thé day tin lên nhiều nhất, nhanhnhất nhằm cạnh tranh với các báo điện tử khác Các loại hình báo chí khác như: báo

in, báo phát thanh, truyền hình cũng thường có kênh điện tử dé đây bài/chương trình

24

Trang 29

lên trang báo điện tử nhằm đưa nội dung đến được với nhiều đối tượng độc giả nhất.

Mặc dù mạng xã hội, các trang tin cũng đây tin tức rất nhanh, tuy nhiên, tin

trên mạng xã hội hay các trang tin thường khó kiểm chứng, nhiều tin bịa đặt Báo

điện tử vẫn là nơi phần lớn “độc giả thông minh” tìm đến do tin tức trên báo điện tử

có kiểm soát của Ban biên tập, chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản nên độ chính

xác cao hơn, lý giải mọi việc rõ ràng hơn.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các phóng viên, nhà báo, biên tập viênbáo điện tử cũng thường xuyên phải nỗ lực nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để phụng

sự bạn đọc Trên nhiều báo điện tử hiện nay còn tích hợp cả phát thanh (tức lời thu

âm bài báo) để nếu độc giả không thích đọc bằng mắt thì có thé nghe; có video bốsung thông tin cho bài báo, hoặc video chính là tin, và nội dung text chỉ là tít bài vàphần giới thiệu ban đầu (sapo) Một phóng viên báo điện tử hiện đại có thể vừaphỏng vấn, viết bài, vừa chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh, quay video, chỉnh sửa và thiết kếvideo, thậm chí là thiết kế đồ hoạ minh hoạ cho bài viết Tất nhiên, phần đông toà

soạn sẽ có người chuyên trách: người chuyên chụp ảnh, người phụ trách quay phim,

người chuyên viết bài Nhưng nhìn chung hiện nay, phóng viên báo điện tử rất năngđộng và có thé làm nhiều việc khi cần thiết

1.1.2.Tw vấn tuyển sinhTheo Từ điển tiếng Việt, tư van là “Phát biểu ý kiến về những vấn đề đượchỏi đến, nhưng không có quyền quyết định” [51, tr.1370] Tuyển sinh là “Tuyên họcsinh, sinh viên vào trường học” [Š1, tr.1366].

TVTS là những công việc bao gồm cung cấp thông tin và tư vấn liên quanđến van đề tuyến sinh Việc cung cấp thông tin có thé dién ra dưới nhiều hình thức:băng lời nói, bang ngôn ngữ viết, hình ảnh, video,

Có hai hình thức tư van: Tư van trực tiếp và tư van gián tiếp-Tư vấn trực tiếp: Là tư vẫn có sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai bên: người tưvan và người cần tư van Bên cạnh cung cấp thông tin chung, người tư vấn sẽ đưa ranhững thông tin chỉ tiết hơn tùy vào nhu cầu của người tiếp nhận thông tin

-Tư vấn gián tiếp: Là tư vấn thông qua các kênh trung gian như: mạng xãhội, chương trình truyên hình, các bài báo, video, tờ rơi, các ân phâm thiệt kê, Với

25

Trang 30

các chương trình tư vấn online như livestream, người cần tư vấn vẫn có thể tương

tác trực tiếp với người tư vấn, nhưng sự tương tác nói chung vẫn hạn chế bởi sự giới

hạn của thời gian và không gian.

Hiện nay, công tác TVTS có sự chủ động khá lớn từ phía người cần thôngtin Tức là các em học sinh có thé chủ động tiếp cận với các trường đại học dé hỏi

về thông tin Phụ huynh cũng có thê trực tiếp đến các trường mà mình muốn tìmhiểu dé hỏi thông tin Điều này là thuận lợi cho các trường đại học khi muốn truyềnthông về tuyển sinh Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông, mang xã hội pháttriển cũng khiến việc TVTS được thuận lợi Các trường có thé tự tổ chức tư vanonline, sản xuất video TVTS, chatbox tư vấn, chat inbox fanpage, chat zalo với họcsinh và phụ huynh, trả lời câu hỏi tuyển sinh qua các bình luận ở trang mạng xã hộicủa trường Việc có thé cùng lúc sử dụng tư van trực tiếp và gián tiếp khiến côngtác TVTS thuận lợi rất nhiều Do là chưa ké việc xuất hiện tư van trên báo chí, quacác bài phỏng van, talk show, livestream trên page của các đơn vị báo chí,

Tóm lại, công tác TVTS hiện nay rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiềuhình thức Có thê nói các em học sinh bây giờ không “đói” thông tin, chỉ là việc tiếpcận nguồn tin có chính xác không, có đủ thông tin mình cần không, có tiếp cận

được thông tin sớm không

1.1.3 Quản trịQuản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực Theo Robert

Albanese: “Quản tri là một quá trình kỹ thuật và xã hội nham sử dụng các nguon,

tac động tới hoạt động của con người va tao điều kiện thay đôi đề đạt được mục tiêucủa tô chức” [12, tr.158] Theo James Stoner và Stephen Robbins: “Quản tri là tiếntrình hoạch định, t6 chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thànhviên trong tô chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tô chức nhăm đạt đượcmục tiêu đã dé ra” [12, tr.159]

Nói chung, thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau vàchưa được thống nhất Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Quản trị là “quản lý và điềuhành công việc thường ngày (thường về sản xuất, kinh doanh hoặc về sinh hoạt).VD: Ban quản trị hợp tác xã, Hội đồng quản trị của công ty, Phong quản tri” [51,

26

Trang 31

tr.1027] Còn Quản lý là “trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định (quản

lý hồ sơ, quản lý vật tư); tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu

nhất định (quản lý lao động, người quản lý)” [51, tr 1027].

Như vậy, theo từ điền tiếng Việt, quản trị mang tính chất quản lý và điều hành

ở một tô chức, còn quản lý là khái niệm chỉ tính chất công việc của một người cụ thể(người làm công tác quản lý) hoặc mang tính chất xã hội (quản lý nhà nước, quản lý

vĩ mô) Tác giả Phạm Ngọc Thanh trong cuốn sách “Đổi mới văn hóa lãnh đạo và

quản lý ở Việt Nam hiện nay” định nghĩa: Quản lý là hoạt động thực tiễn đặc biệt của

con người, trong đó các chủ thé quan lý tác động lên đối tượng quản lý bằng nhữngcông cu và phương pháp khác nhau, nhằm dat được những mục tiêu của tô chức một

cách hiệu quả nhất, trong điều kiện biến động của môi trường [44, tr 17].

Trong tiếng Anh, quản trị là “Management”, vừa có nghĩa là quản lý, vừa có

nghĩa là quản trị (nhưng hiện nay “Management” được dùng chủ yếu với nghĩa quản

tri) Trong quan tri có nhiéu linh vuc nhu: quan tri kinh doanh, quan tri marketing,

quan tri nhan su, quan tri san xuất, quản tri tai chính Người làm quản tri ở lĩnh vực

nào tức là sẽ điều hành và quản lý công việc trong lĩnh vực đó ở một đơn vị, doanhnghiệp cụ thé Người có nhiều năm làm công tác quản trị ở lĩnh vực nào thì sẽ cónhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó

Dù có nhiều cách diễn đạt và cách hiểu khác nhau, nhưng nhìn chung, có thể

hiểu, quan tri là công tác xây dựng kế hoạch, hoạch định, tác động từ chủ thế quản

trị lên đối tượng quan tri nhằm dat mục tiêu của tô chức dé ra

Đề quản trị, phải có 4 yếu tố:

Thứ nhất là chủ thé quản trị Chủ thé quản trị có thé là một hoặc nhiều ngườiđóng vai trò hoạch định, quản lý, đóng vai trò tác động lên đối tượng quản trị

Thứ hai là đôi tượng quản trị Đối tượng quản trị là một tô chức, một tập thécon người, hoặc các yếu tố vật chất, tài nguyên như: máy móc, thiết bị, thông tin,

Đối tượng quản trị tiếp nhận sự tác động từ chủ thể quản trị Quá trình tác động có

thé một hoặc nhiều lần

Thứ ba là mục tiêu quan tri Đề quản trị, phải có mục tiêu đặt ra Mục tiêunày là căn cứ đê chủ thê tạo ra các tác động lên đôi tượng quản trị.

27

Trang 32

Thứ tư là nguồn lực Nguồn lực (đất đai, tiền, máy móc, thiết bị, công nghệ,con người, ) là yếu tố dé chủ thé quản trị khai thác và vận dụng trong quá trình

quan tri.

1.1.4 Théng điệp

Thông điệp (Message) là một yếu tố quan trọng của quá trình truyền thông.Người làm truyền thông bao giờ cũng phải xây dựng thông điệp rõ ràng dé việctruyền thông hiệu quả tới đối tượng đích

Theo các tác giả Dương Xuân Sơn, Dinh Văn Hường, Trần Quang: “Thôngđiệp là tin tức, nội dung được thể hiện bằng tín hiệu, ký hiệu, mã SỐ, bằng mực trêngiấy, sóng trên không trung hoặc băng bất cứ tín hiệu nào mà người ta có thể hiểuđược và được trình bày ra một cách có ý nghĩa Điều quan trọng là thông điệp phảiđược diễn tả bằng thứ ngôn ngữ mà người cung cấp và người tiếp nhận hiểu được

Có thé là ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ kỹ thuật khoahoc, hay ngôn ngữ văn học nghệ thuật” [48, tr.20].

Như vậy có thể hiểu, thông điệp là một hệ thống các ký hiệu hàm chứa nộidung thông tin cụ thể Hệ thống ký hiệu này quy ước giữa đầu phát và đầu nhận(thông qua hoạt động mã hoá) Các ký hiệu ấy có thé là lời nói, tiếng động, âmnhạc, chữ viết, cử chỉ, hành động, đường nét, màu sắc Thông điệp luôn đi liền vớitruyền thông, là một bộ phận nội dung của truyền thông

Truyền thông (Communication) có nghĩa là sự truyền đạt, thông tin, thôngbáo, giao tiếp, trao đối, liên lạc, giao thông Thuật ngữ truyền thông có nguén gốc

từ tiếng Latin “Commune”, có nghĩa là chung hay cộng đồng Nội hàm của nó lànội dung, cách thức, con đường, phương tiện dé đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa

cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, xã hội Nhờ truyền thông giao tiếp mà

con người tự nhiên trở thành con người xã hội.

Quá trình xây dựng thông điệp bao gồm hai giai đoạn, trong đó, giai đoạn

một, nguồn phát phải xác định cái muốn truyền đạt dé tạo ra đáp ứng thích hợp nơi

người nhận (ý tưởng thông điệp chủ định) Trong giai đoạn hai, cần xác định hìnhthức tốt nhất dé truyền đạt thông điệp chủ định (mã hóa thông điệp)

28

Trang 33

1.1.5.Quản trị thông điệp về tw van tuyển sinh đại học trên báo điện tử

Từ các khái niệm “quản trị” và “thông điệp” ở trên, có thể hiểu: quản trithông điệp là công tác hoạch định, tô chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt độngcủa các thành viên trong tô chức dé dat được mục tiêu thông điệp truyền thông Haynói cách khác: Quản trị thông điệp là một quá trình kỹ thuật và xã hội gồm nhiềukhâu dé đưa thông điệp truyền thông đến với đối tượng cần truyền thông, và thôngđiệp đó cần được đưa ra đúng với mục tiêu của tô chức

Quản trị thông điệp về TVTS ĐH trên báo điện tử chính là sự tác động có kếhoạch, có tô chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên các đối tượng thông quanội dung và phương thức quản lý nhằm chuyền tải thông điệp về TVTS DH thông

qua loại hình báo điện tử tới công chúng một cách hiệu quả nhất.

Đặc điểm của việc quản trị thông điệp về TVTS DH trên báo điện tử là: bằngcác biện pháp, cách thức khác nhau tác động lên nội dung, hình thức thông điệp vềTVTS ĐH để những thông điệp về TVTS ĐH đến được với công chúng nhanhchóng, rõ rang; công chúng khi tiếp nhận thông điệp có thé hiểu được mong muốn,

ý đồ của người chuyền tai thông điệp, từ đó biến thành nhận thức, hành động

Việc quản trị thông điệp về TVTS ĐH trên báo điện tử sẽ giúp nội dungthông điệp về TVTS ĐH sau mỗi tác phẩm báo điện tử rõ ràng, tường minh theođúng ý đồ của tác giả, của tòa soạn, theo đúng quan điểm của Bộ GD&DT, đúngthực tế khách quan của các trường đại học và của xã hội; hạn chế các thông tin sai,thông tin gây “nhiễu”, thông tin dé gây hiểu lầm liên quan đến TVTS DH Bên cạnh

đó, việc quản trị thông điệp về TVTS DH trên báo điện tử còn hỗ trợ việc tham gia

góp ý hoàn thiện chính sách về GD&DT, nâng cao nhận thức của công chúng đối

VỚI VIỆC tuyên sinh DH, giáo dục dao tạo bậc DH, lựa chọn ngành nghé, dam bao

công chúng được tiếp cận thông tin khách quan, có mục đích và có chọn lọc

Quản trị thông điệp về TVTS DH trên báo điện tử còn nhằm định hướng hìnhthức của thông điệp, góp phần làm tăng khả năng công chúng tiếp cận thông điệp về

TVTS ĐH, từ đó các thông điệp sẽ có cơ hội tác động hiệu quả vào nhận thức, thái

độ, hành vi của công chúng.

Dé đánh giá hiệu qua quản trị thông điệp về TVTS DH trên báo điện tử, có

29

Trang 34

thể căn cứ vào một số tiêu chí như:

Một là, thông điệp về TVTS DH trên báo điện tử cần chính xác, rõ ràng, cómục tiêu xác định Đây là tiêu chí quan trọng đầu tiên, bởi thông điệp đưa ra khôngchính xác, rõ ràng sẽ dẫn đến hiểu lầm khiến hiệu quả truyền thông không mongmuốn Dé có thông điệp chính xác, rõ ràng thì mục tiêu và mục dich của thông điệpcần được xác định ngay từ đầu

Hai là, thông điệp về TVTS ĐH trên báo điện tử phải đáp ứng nhu cầu, lợiích của công chúng Sở di như vậy vì công chúng là đối tượng mà tòa soạn hướngtới Thông điệp nếu không đem lại lợi ích cho công chúng, không đáp ứng được nhucầu của công chúng thì tòa soạn sẽ dan mat độc giả Giữ chân công chúng, đáp ứngnhu cầu và lợi ích của công chúng thì tòa soạn mới có thé tồn tại

Đề thông điệp vừa đáp ứng được mục đích đặt ra, vừa làm thỏa mãn đốitượng tiếp nhận, người làm truyền thông sẽ phải cân nhắc lựa chọn: Nói cái gì (nộidung thông điệp), nói như thế nào (hình thức thông điệp), nói bằng cách nào (cấutrúc thông điệp), nói cho ai (đối tượng tiếp nhận)

Ba là, thông điệp về TVTS ĐH trên báo điện tử phải phù hợp với kênhtruyền thông và đối tượng công chúng Điều này giúp đạt hiệu quả tối ưu trongtruyền thông Tác giả của thông điệp phải dựa vào những thế mạnh của báo điện tử

và khắc phục những hạn chế của báo điện tử dé sáng tạo những thông điệp phù hợp

Cu thé, vì là báo điện tử nên thông điệp phải được đưa ra nhanh chóng, tức thời, đitrước các loại hình báo chí khác Tận dụng loại hình báo điện tử, thông điệp có thểđược đưa ra liên tục theo những khung giờ nhất định Đối tượng công chúng của

thông điệp TVTS ĐH là các em học sinh THPT, phụ huynh và các thầy cô giáo,

những người quan tâm tới tuyển sinh đại học, trong đó đối tượng cốt yếu là học sinhTHPT Vì vậy, thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu, thé hiện băng hình thức bắt mắt,hấp dẫn và dễ ghi nhớ

Thêm vào đó, những thông điệp được đăng tải trên báo điện tử nào cũng phải phù

hợp với đối tượng công chúng nói chung của báo điện tử đó Điều đó cũng có nghĩa

là thông điệp phải phù hợp với tôn chỉ mục đích của tờ báo, như vậy mới tạo được

hiệu quả trong quá trình truyền thông

30

Trang 35

Bon là, thông điệp về TVTS DH trên báo điện tử cần phd hop với chủtrương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Đây là tiêu chí đặcbiệt quan trọng bởi bất kỳ cơ quan báo chí nào cũng đều phải hoạt động trongkhuôn khổ pháp luật của Đảng và Nhà nước Báo chí cách mạng Việt Nam là nền

báo chí do Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý, do đó, báo chí cách mạng Việt Nam

nói chung, báo điện tử nói riêng phải tuyệt đối tuân thủ tính Đảng và pháp luật củaNhà nước.

1.1.6.Dai học công lậpTrường công lập là trường học do nhà nước đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất

để duy trì hoạt động Do đó, đại học công lập là đại học do nhà nước xây dựng vàđầu tư kinh phí để duy trì hoạt động và phát triển

Mục 2, điều 7, chương 1, Luật Giáo dục Dai hoc năm 2012 ghi rõ: “Cơ sởgiáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ

sở vật chất”

Các trường DH công lập thường có từ lâu đời, có truyền thống đào tạo, có uytín Trường DH công lập có cơ sở vật chất và trang thiết bi do ngân sách nhà nướcđảm bảo Do được ưu đãi về cơ sở vật chất nên diện tích của các trường ĐH công

lập thường rộng hon và vi trí đẹp hon so với các trường DH ngoài công lập.

Mức học phí của DH công lập được trợ giá từ nhà nước nên thấp hơn so vớihọc phí trường ngoài công lập (hiện nay, mức học phí của đại học công lập đang áp dụng theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ) Sinh viên trường DH công

lập có hoàn cảnh khó khăn được hưởng chính sách miễn giảm học phí (căn cứ theo

mức học phí chương trình chuẩn) Ngoài ra sinh viên học giỏi có học bổng khuyến

khích học tập theo quy định của nhà nước.

Chương trình đào tạo của ĐH công lập do các trường xây dựng nhưng phải

được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý là Bộ GD&DT Nếu muốn mở ngành mới,thay đổi chương trình đào tạo, các trường sẽ phải trình đề án và chờ được cơ quanquản lý cấp trên phê duyệt

Việc thi tuyển, xét tuyển vào các trường ĐH công lập sẽ theo quy định của

Bộ GD&ĐÐT Điểm chuẩn vào các trường DH công lập thường cao hơn các trường

31

Trang 36

ngoài công lập.

Các trường DH công lập hoạt động theo sự chỉ đạo của Bộ GD&DT - là đơn

vị lãnh đạo cao nhất Ngoài ra, do đặc thù hệ thống quản lý, một SỐ trường ĐH còn

có cơ quan chủ quản riêng và sẽ chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản như: TrườngĐHKHTN, Trường DH Công nghệ, Trường DH Kinh tế, Trường DH Luật, Trường

ĐH Y Dược, Trường DH Việt Nhật, Trường ĐHKHXH&NV, Trường DH Ngoại

ngữ thuộc DHQGHN sẽ chịu sự quản lý của DHQGHN; Các trường DH thuộc ĐHQG TPHCM sẽ chịu sự quản lý của ĐHQG TPHCM; Trường DH Công nghiệp

Hà Nội trực thuộc Bộ Công thương sẽ do Bộ Công thương quản lý.

Tại các trường ĐH công lập, các hoạt động đảo tạo và nghiên cứu, chế độlương, thưởng cua cán bộ, giảng viên, khen thưởng thi đua, kỷ luật đều phụ thuộc

và thực hiện theo quy định do nhà nước và Bộ GD&DT ban hành Cụ thể, các cán

bộ, giảng viên công tác tại trường DH công lập được hưởng lương, và các chính

sách khác theo quy định của nhà nước với mức lương cơ bản là 1.490.000 đồngnhân với hệ số thâm niên công tác, ngoài ra có phụ cấp theo quy định Từ ngày01/07/2023, theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 đã đượcQuốc hội thông qua, mức lương cơ bản này sẽ tăng lên 1.800.000 đồng

Hiện nay, theo quy định của Luật giáo dục, các don vi dao tạo DH công lập

đang tiễn tới tự chủ một phần hoặc hoàn toàn Để có thể tự chủ hoàn toàn, cáctrường đang xây dựng lộ trình tự chu từng bước, đảm bao đúng quy định của nha nước và pháp luật.

1.1.7.Đại học ngoài công lập (dân lập, tư thục).

Khoản b, mục 2, điều 7, chương 1, Luật Giáo dục Dai học năm 2012 ghi: Cơ

Sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tô chức xã hội, tô chức xã hội - nghềnghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tô chức xã hội, tổ chức xã hội -

nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân dau tư, xây dựng cơ sở vật chất.

Theo khoản b, mục 2, điều 7, Cơ sở giáo dục ĐH (Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Giáo dục ĐH năm 2018): “Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhàđầu tư trong nước hoặc nước ngoai đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động” Ngoài ra,

“cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại

32

Trang 37

học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trongquyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyền đổi loại hình cơ sở giáo dục

đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân

lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếptục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học” Luật Giáo dục ĐH cũng quy định:

“Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đăng trước pháp luật”

Theo từ điển tiếng Việt, “tư” là thuộc về cá nhân, riêng của một người [51,

tr.1368] Tư nhân là một cá nhân nào đó (chứ không phải nhà nước hay hợp tác

xã) VD: Cơ sở sản xuất tư nhân, xí nghiệp do tư nhân quản lý, hiệu may tư nhân(51, tr 1369].

Như vậy, có thé hiểu: Trường ĐH ngoài công lập, hay trường ĐH dân lập, tưthục là trường DH được thành lập va điều hành bởi cá nhân, tô chức trong hoặcngoài nước, được cơ quan có thâm quyền cho phép thành lập và tự đầu tư Trường

ĐH ngoài công lập có cơ chế hoạt động riêng và chủ yếu kinh phí duy trì hoạt động

và phát triển được đóng góp dựa trên học phí của sinh viên và các nhà đầu tư

Mặc dù được phép hoạt động độc lập, tuy nhiên trường ĐH ngoài công lập

van là một cơ sở giáo dục, do đó cũng phải tuân thủ các van đề như chương trìnhhọc, quy định tuyển sinh chung của Bộ GD&DT Ngoài ra, trường đại học ngoài

công lập cũng phải tuân thủ quy định riêng của tập đoàn chu quản VD: Trường DH

Phenikka (tên cũ là ĐH Thành Tây) chịu sự quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoànPhượng Hoàng Xanh A&A (Tập đoàn Phenikaa); Trường ĐH Hoa Sen là thành

viên của Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng sẽ chịu sự quản lý của Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng.

Tuy không được nhà nước ưu đãi về cơ sở vật chất, nhưng nhiều trường đại học

ngoài công lập cũng có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với nhiều trang thiết bịmới Điểm trúng tuyển vào DH ngoài công lập thường thấp hơn so với DH công lập

Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường các em trượt đại học công lập mới vào trường ngoàải công lập Sở dĩ như vậy vì mức học phí của DH ngoài công lập thường cao hon

so với hoc phí của DH công lập Và trường ĐH công lập cũng thường có uy tín, danh

tiếng hơn so với DH ngoài công lập (nhiều trường DH ngoài công lập mới được thành

33

Trang 38

lập chỉ vài năm, và khi nói đến tên, nhiều người không biết đó là trường gi?).

Hiện nay, phương thức tuyển sinh của các trường ĐH ngoài công lập khá đadạng Ngoài xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường còn xét học bạ,phỏng vấn, xét tuyển theo điểm đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa, theo điểmđánh giá năng lực của DHQGHN hoặc ĐHQG TPHCM Do là đơn vi tự chủ, tựchịu trách nhiệm, các công bố về Đề án tuyến sinh, công tác tuyển sinh nói chungđược thực hiện nhanh, đơn giản, tạo điều kiện cho thí sinh

Tại trường DH ngoài công lập, chương trình giảng dạy có thé được soạnriêng, không nhất thiết phải theo chương trình của Bộ GD&DT Chương trình họccũng đa dạng, cập nhật, chú trọng nhiều vào thực tiễn Nhiều trường còn liên kết vớicác trường quốc tế nhằm giúp sinh viên phát triển toàn điện và hội nhập quốc tế

1.1.8 Cơ chế tự chủ đại họcTheo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục đại học năm 2012 thì tựchủ đại học là việc mà một trường đại học thực hiện hoạt động tự chủ trong các lĩnhvực tô chức và nhân sự, tai chính va tài san, đào tạo, khoa học và công nghệ, hoptác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học

Các trường đại học công lập có quyên tự chủ phát triển các chương trìnhhọc tập và nghiên cứu, thuê nhân viên học thuật và hành chính, quản lý nguồn nhânlực, lựa chọn và bé nhiệm các nhà lãnh đạo đơn vị học thuật, đề cử lãnh đạo cấp caonhất và tạo ra và sử dụng thu nhập bé sung Tuy nhiên, một số điều này vẫn cần sựchấp thuận của Hội đồng trường dai học và Bộ GD&DT

Do cơ chế tự chủ đại học, nhà nước hiện chỉ cấp kinh phí một phần chứkhông cấp toàn bộ nên hiện nay các trường đại học công lập không còn ngồi chờ thísinh đến dự tuyển vào trường mà đã phải phát triển mảng TVTS, truyền thông nhằmthu hút các thí sinh quan tâm đến trường Khi số lượng thí sinh tuyển đủ tốt thìtrường mới có đủ kinh phí dé duy trì hoạt động dao tao và nghiên cứu cũng như bộmáy vận hành nhà trường.

Tại Hội nghị chuyên đề năm 2023 của Ban chấp hành Đảng bộ TrườngĐHKHTN — DHQGHN vừa diễn ra tháng 5/2023, trong tham luận có chủ đề “Nângcao hiệu quả quản lý tải chính và kế hoạch tự chủ từng bước”, ThS Lê Thi Vân,

34

Trang 39

Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, Trường ĐHKHTN cho biết: “Việc tự chủ của

trường ĐH bao gồm tự chủ tô chức, tự chủ học thuật và tự chủ tài chính Tự chủ ĐH

có hành lang pháp lý là các văn bản luật và nghị định như: Luật số 34/2018/QH14(Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật giáo dục đại học), Nghị định SỐ81/2021/NĐ-CP (Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dụcquốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ tronglĩnh vực giáo dục, đào tạo), Nghị định số 60/2021/NĐ-CP (Nghị định quy định cơ chế

tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập) Ngoài ra là các thông tư về quy chếđào tạo DH, thạc sĩ, tiến sĩ, mở ngành, danh mục ngành; thông tư về chuan chươngtrình đào tạo, chuẩn cơ sở giáo dục ĐH; Khung trình độ quốc gia Việt Nam”

Như vậy, là một cơ sở giáo dục ĐH công lập, Trường DHKHTN DHQGHN đang ở nhóm các đơn vi có mức tự đảm bảo kinh phi chi thường xuyên

-từ 10% đến dưới 100%, được nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sựnghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí (hay còn gọi là đơn vi tự bảo dam mộtphan chi thường xuyên) Là đơn vị đang trên đường hướng tới tự chủ và tự chịutrách nhiệm, nhưng là don vi dao tao đại học công lập, các hoạt động đào tao và

nghiên cứu, chế độ lương, thưởng của cán bộ, giảng viên, khen thưởng thi đua, kỷluật của Trường DHKHTN - DHQGHN đều phụ thuộc và thực hiện theo quy định

do nhà nước và Bộ GD&DT ban hành.

Các trường đại học công lập khác cũng như vậy, tức đang tiến tới tự chủ theo

Luật Giáo dục đại học, nhưng các hoạt động van phải theo quy định của nhà nước

và Bộ GD&DT.

Ở một đơn vị ĐH công lập khác, mới đây, ngày 2/12/2022, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 1512/QĐ-TTg chuyển Trường DH Bách khoa Hà

Nội thành DH Bách khoa Ha Nội Theo đó, DH Bách khoa Hà Nội là đơn vi sự

nghiệp công lập tự chủ trực thuộc Bộ GD&DT, có tư cách pháp nhân, con dau và taikhoản riêng DH Bách khoa Hà Nội thực hiện tô chức lai cơ cấu tổ chức và hoạtđộng trên cơ sở Trường DH Bách khoa Hà Nội Sau quyết định trên, DH BáchKhoa Hà Nội đã thành lập Hội đồng trường, bầu Chủ tịch Hội đồng trường, bầugiám đốc Cụ thé, Hội đồng Dai hoc DH Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 có

35

Trang 40

23 thành viên, trong đó GS Lê Anh Tuấn là Chủ tịch Hội đồng Giám đốc ĐH Báchkhoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025 là PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng.

Như vậy, dù thay đổi mô hình hoạt động nhưng ĐH Bách Khoa Hà Nội vẫn

là đơn vi công lập, hoạt động theo các quy định của nhà nước, của Bộ GD&DT.

Luật Giáo dục ĐH cho phép các trường ĐH công lập được sử dụng tài sản

công vào việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết, huy động các nguồn lực xãhội dé phát triển Tuy nhiên, thực tế các trường không thé tự quyết chi tiêu, đầu tưmua sắm hoặc liên kết với doanh nghiệp do ràng buộc và chi phối bởi luật pháp nhưLuật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Dat dai

Tại Hội thảo Giáo duc Việt Nam 2020: Tự chu trong giáo dục đại hoc - từchính sách đến thực tiễn (ngày 27/11/2020) do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanhniên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp tổ chức với Bộ GD&DT cùngmột số trường DH tổ chức, Phó Thủ tướng Vũ Đức Dam đã nói: "Tự chủ ĐH không

có nghĩa là buông lỏng quản lý, mà Nhà nước vẫn quản lý bằng pháp luật"

1.2.Vai trò của tư van tuyển sinh đại họcTVTS có vai trò quan trọng trong định hướng, ảnh hưởng đến việc ra quyết

định của người học và những người liên quan (phụ huynh học sinh) Bên cạnh việc

cung cấp thông tin, người làm công việc TVTS còn có thê điều hướng người nhậnthông tin tư vấn ra các quyết định

Hiện nay, ở hầu hết các trường đại học đều có bộ phận làm công tác TVTS

Đó có thé là Trung tâm/phòng/ban TVTS, hoặc bố trí chuyên viên TVTS nằm trongcác phòng ban phù hợp Cũng có nhiều đơn vị chưa có chuyên viên TVTS chuyêntrách mà người làm công tác TVTS sẽ là người cầm “đường dây nóng” Phòng đàotạo, hoặc người phụ trách kênh truyền thông của trường Trước các sự kiện tuyênsinh - truyền thông nói chung (talk show, tham gia các Ngày hội tuyên sinh,

STEM, ), người làm công tác tuyển sinh lại là can bộ, giảng viên được điều động

nhận nhiệm vụ Tức là, hầu như bắt cứ ai trong một trường đại học cũng có thé làmcông tác TVTS - với điều kiện chỉ cần nắm rõ các quy chế tuyên sinh, đặc thù các

ngành đảo tao của trường.

Với các em học sinh, trong quá trình chọn trường đại học và chọn ngành theo

36

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Giao điện báo Điện tử Dán trí - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.1 Giao điện báo Điện tử Dán trí (Trang 58)
Hình 2.2: Giao điện bdo điện tử Vnexpress - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.2 Giao điện bdo điện tử Vnexpress (Trang 59)
Hình 2.3: Giao diện báo Tuổi trẻ Online. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.3 Giao diện báo Tuổi trẻ Online (Trang 60)
Hình 2.4: Quy trình sản xuất thông điệp của báo Dân trí. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.4 Quy trình sản xuất thông điệp của báo Dân trí (Trang 64)
Hình 2.7: Giao diện mục tra cứu với thông tin tuyển sinh của Trường ĐHKHTN - - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.7 Giao diện mục tra cứu với thông tin tuyển sinh của Trường ĐHKHTN - (Trang 70)
Hình 2.9: Các mục nhỏ trong mục Tì uyễn sinh cua báo điện tử Dân tri. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.9 Các mục nhỏ trong mục Tì uyễn sinh cua báo điện tử Dân tri (Trang 80)
Hình 2.10: Giao điện và các mục con của mục Giáo duc, bao Tudi trẻ Online. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.10 Giao điện và các mục con của mục Giáo duc, bao Tudi trẻ Online (Trang 81)
Hình 2.12: Giao điện mục Giáo duc cua bdo điện tử Vnexpress. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.12 Giao điện mục Giáo duc cua bdo điện tử Vnexpress (Trang 83)
Hình 2.14: Số lượng thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại hoc của Trường PHKHTN - PHOGHN trong hai mùa tuyển sinh 2021-2022 và 2022-2023. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.14 Số lượng thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại hoc của Trường PHKHTN - PHOGHN trong hai mùa tuyển sinh 2021-2022 và 2022-2023 (Trang 92)
Hình 2.15: Số lượng thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học của Trường ĐH Phenikaa trong hai mùa tuyển sinh 2021-2022 và 2022-2023. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.15 Số lượng thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học của Trường ĐH Phenikaa trong hai mùa tuyển sinh 2021-2022 và 2022-2023 (Trang 93)
Hình 2.16: Giao diện một bài tư van tuyển sinh đại học trên bao điện tử Vnexpress. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.16 Giao diện một bài tư van tuyển sinh đại học trên bao điện tử Vnexpress (Trang 106)
Hình 2.17: Giao diện phan bình luận trả lời các câu hỏi liên quan đến chọn ngành - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị thông điệp về tư vấn tuyển sinh đại học trên báo điện tử hiện nay
Hình 2.17 Giao diện phan bình luận trả lời các câu hỏi liên quan đến chọn ngành (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w