Việc nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết thực tiễn, trên cơ sở làm rõmột số khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, luận văn khảo sát thực trạng báo điện tử th
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHAM ĐÌNH HIỆP
VAN DE DAU TRANH VỚI VIỆC LỢI DUNG TON GIÁO
DE CHONG PHA DANG, NHÀ NƯỚC VA KHOI ĐẠI DOAN KET
DAN TOC TREN BAO DIEN TU HIEN NAY
Hà Nội - năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
PHAM ĐÌNH HIỆP
VÁN ĐÈ ĐÁU TRANH VỚI VIỆC LỢI DỤNG TÔN GIÁO
DE CHONG PHA DANG, NHÀ NƯỚC VA KHOI DAI DOAN KET
DAN TOC TREN BAO DIEN TU HIEN NAY
Chuyén nganh: Bao chi hoc
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu, tôi đã hoàn thành nội dungluận văn Thạc sĩ ngành Báo Chí học với đề tài: “Vấn đề đấu tranh với việc
lợi dung tôn giáo dé chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân
tộc trên bao điện tứ hiện nay” Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Phạm Đình Hiệp
Trang 4Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị - người trực tiếp hướng dẫn và dànhnhiều thời gian, ý kiến nhận xét quý báu giúp luận văn của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn các giảng viên của Viện Đảo tạo Báo chí và
Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc
gia Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, Ban Biên tập các Báo Quân
đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Vietnamplus và nơi tôi đang công tác Báo
Hànộimới - đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu cácthông tin phục vụ quá trình viết luận văn một cách hoàn chỉnh nhất
Tôi xin tran trọng cảm ơn !
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Phạm Đình Hiệp
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TU VIET TAT
DANH MUC BANG, BIEU DO
08001115 7
1 Lý do chọn đề tài -2- 6-5222 211221121071 21211211211 21111 11 xe 7
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2 2 2+ z+czcs2 8
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên €ứỨu - - 5 +++x*++s++eeeeeerseereees 12
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 2-2 2 s+zx+£E£+Ez+Ezzzerxee 13
5 Phương pháp nghiên CỨu - - - G5 3+ E33 EEEseesreerrrersrreeee 13
6 Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn 2-2-5255 xvcvzcxzxerxees 14
7 C1 6 0 0 8n sam-i44 15
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAN DE DAU TRANH VỚI VIỆC LỢI DUNG TON GIAO DE CHÓNG PHA DANG, NHÀ NƯỚC VA KHOI DAI DOAN KET DAN TOC TREN BAO CHI 16 1.1 Một số khái niệm CO DAM A eecesseeseessessessesssessessessessesseeseesens l6 1.1.1 Khai niệm vé tôn giáo, lợi dụng TON giúO - - se 16 1.1.2 Khối đại đoàn kếT - 5-55 St TT E1 E121 ke 21 1.1.3 Bản chất việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tỘC + + ©cSE St EETEEEEEE E1 E112112112111111 1E te 22
LDA BOO GiQ1 rnng.ucỤỢỤD.Ả 23 1.2 Quan diém của Dang, Nha nước về tôn giáo va khôi đại đoàn kêt dân
1.3 Vai trò của báo điện tử về đấu tranh lợi dụng tôn giáo chống phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc 2-5-5: 26 1.4 Những yêu cầu đối với báo điện tử đấu tranh với việc lợi dụng tôn
Trang 6giáo để chống phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc 271.4.1 Các yéu t tác động đến đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo dé chốngphá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên báo điện tử 27
1.4.2 Yêu cầu đối với việc đấu tranh lợi dụng tôn giáo dé chỗng phá Đảng,
Nhà nước và khỗi đại đoàn kết toàn dân tộc trên báo điện tử 31Tiểu kết chương I ¿2 2 %+SE£SE£EE£EE£EEEEEEEEE2E122171 7171.21.21.21 xe, 37
Chương 2 THỰC TRANG VAN DE ĐẦU TRANH VỚI LỢI DUNG TON GIÁO DE CHÓNG PHA DANG, NHÀ NƯỚC VA KHOI ĐẠI DOAN KET DAN TOC TREN BAO ĐIỆN TỬ - e2 38 2.1 Tong quan, giới thiệu các báo khảo sát liên quan đến đề tai 38 2.1.1 Giới thiệu về Báo điện tử Quân đội Nhân dâm - 38
2.1.2 Giới thiệu về Báo điện tử Công an Nhân dân - - 39
2.1.3 Giới thiệu về Báo điện tử VietnapÏs - 2-5255 ssscsscsscez 40
2.2 Nội dung, hình thức, phương tiện trong phản bác thông tin về việc lợidụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
trên 3 báo điện tử khảo Sat - . cty rệt 4I 2.2.1 Nội MUNG HH HH HH HH HH HT Hư 41 2.2.2 AI fÏLỨCC Gv TH TH HH HT HH gà 55 2.2.3 Phương thức thực ÏHỆH Ghi rey 57 2.3 Đánh giá chung - G1 HT TH Hit 74 2.3.1 Những thành công, nguyên nhân thành công - 74
2.3.2 Những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế -. se cscs¿ 77
Tiểu kết chương 2 ccecceccccccccccsesscseessessessessessessecsecsecsssssessessessessessesseeseeeees 82 Chương 3 MOT SO GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUA THONG TIN DAU TRANH LOI DUNG TON GIAO CHONG PHA DANG, NHÀ
Trang 73.1.1 Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Dang va Nhà nước ta về
dân chủ cơ sở, đặc biệt là tự do tôn giáo ở một số địa phương còn lúng túng
);8/1/2/0////.ể9/1,.0 00000n0n0n88.Ẻ 84
3.1.2 Han ché trong bao dam chat lượng và độ tin cậy của thông tin tôn
giáo trên các phương tiện truyền thông 2 2cscccceccecrrcrrrred 85
3.1.3 Các hình thức truyền chuyển tải thông tin về tôn giáo đến đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiệu quả - 5-5555 StStcEEcSEcEEEEererkerkerrees 86 3.1.4 Một bộ phận can bộ làm công tác truyền thông tôn giáo do còn hạn chế về 2/72/2/8,1) 800008080806 87
3.1.5 Các cơ quan quan lý gặp khó khăn trong kiểm soát nội dung thông
tin, nhất là những thông tin đỘC NAL - SG SH 88
3.1.6 Cac cơ quan báo chi chưa chủ động trong nhận diện, phat hiện va Dhan bác các luận điỆU SAG tri ccc cece sce ng kưy 90
3.2 Một số kiến nghị về giải pháp 2 2-55 SSccxccEcrEzrrrrrreee 93
3.2.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà HưỚc 5c 5ccccccccerersree 93 3.2.2 Đối với các cơ quan báo €hí - s-5scscctectectEEEEEEErererkerrees 94
3.2.3 Hình thức truyền thông chuyển tải thông tin tôn giáo đến đồng bào
dân tộc thiỂu SỐ 2-52 SS SE E2 E1 EE1E11211211211211211.11.11 11111 xe 94
3.2.4 Cán bộ làm công tác truyền thông tôn giáo, chuyên môn, đời sống tôn
giáo, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà HƯỚC ÍŒ àằS << sSS5 96
3.2.5 Các cơ quan quản lý trong kiểm soát nội dung thông tin, nhất là
những thông tit AOC ÏHQÌ hư 98 3.2.6 Các cơ quan báo chí trong chủ động trong nhận diện, phát hiện va phản bác các luận Gi€U sdi ẨFi - cà nh re 101
3.3 Đề xuất khuyến nghị - 2 2s ExeEEeEEeEE E2 21111 erkerkrrei 104 3.3.1 Đối với Đảng và Nhà NUGC 5c S5scctcctcerecrrerrrerrrrreeo 104
3.3.2 Đối với cơ quan báo hí c5 ct c1 errei 105
Trang 83.3.3 Đối với từng cơ quan báo chí trong diện khảo sát Tiểu kết chương 3 - <<.
KẾT LUẬN -csccsccse2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết đầy đủ Từ viết tắt
Công an Nhân dân CAND
Nghị quyết Trung ương NQ/TW
Nhà xuất bản NXB
Quân đội Nhân dân QDND
Vietnamplus Vietnam+
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Trang 10DANH MỤC BANG, BIEU DO
Bang 1: Bản chất về việc loi dung tôn giáo dé chống pha Dang, Nhà nước vàkhối đại đoàn kết dân tỘC 2 - tk k+k£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkererkrri 49Bảng 2: Tan suất xuất hiện trên các Báo điện tử QDND, CAND vaVietnamplus từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2022 cho các thống kê sau: 57Bang 3: Chat lượng nội dung thông tin của các bài viết về van dé dau tranh
với việc lợi dụng tôn giáo dé chống phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết
l9 98¡ï19)831:) đa 79
Biểu đồ số 1: Chất lượng hình thức đưa tin của các bài báo về việc đấu tranh
lợi dụng tôn giáo chống phá Dang, Nhà nước hiện nay - 55Biểu đồ số 2: Những biểu hiện của việc lợi dụng tôn giáo dé chống pha Đảng,Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay 2-2 5 s5: 57
Biểu đồ 3: Biểu hiện của việc lợi dụng tôn giáo dé chống phá Dang, Nha nước
và Khối đại đoàn kết dân tỘc : ccc:c2c2vtttEktrrrrtrrrrrtrirrrrrrrrrrrrrree 76 Biểu đồ 4: Đưa tin của báo điện tử về việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc 2-2-2 s+cszrszzse+ 71
Trang 11MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tàiLịch sử phát triển dân tộc đã thê hiện rõ ràng sự ảnh hưởng của tôn giáo
trong việc hình thành các giá trị nhân bản phù hợp với đạo lý và văn hóa
truyền thống của người Việt Nam Mặc dù có sự đa dạng về đức tin và hệ thống giáo lý, nhưng tôn giáo luôn đóng vai trò quan trọng, đồng hành cùng dân tộc theo phương châm sống “tét đời, dep đạo”.
Các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trongviệc kết nối Đảng, Nhà nước và cộng đồng tín đồ cũng như quá trình xây
dựng và phát triển đất nước Đặc biệt, những tín đồ của các tôn giáo là một phần của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam Việc này thê hiện sự thống nhất và tương tác tích cực giữa các tôn giáo khác nhau trong một xã hội đa tôn giáo Các tổ chức tôn giáo không chỉ hoạt động nội bộ mà còn tham gia vào các hoạt động quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh của Việt Nam là một
đất nước văn hiến, văn minh, hòa bình và nhân ái
Về chính sách của Đảng và Nhà nước, Việt Nam luôn duy trì chính
sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Một điểm đáng chú ý là tính đa dạng của tôn giáo tại Việt Nam với 43 tổ chức
tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động Gần
26,5 triệu tín đồ chiếm khoảng 27% dân số và có hơn 54.000 chức sắc,
135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự.
Những con số này thể hiện sự phát triển và đa dạng của tôn giáo tạiViệt Nam, tôn vinh tầm quan trọng của chúng trong xã hội và quốc gia Việcduy trì sự hài hòa giữa quyền tự do tín ngưỡng và quyên tự do thực hành tôngiáo đã đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam trong thé kỷ 21
Những năm qua, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đã thé hiện
rõ vai trò quan trọng trong tuyên truyền chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực phan bác, dau tranh với các quan
Trang 12điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, trong đó có việc lợi dụng tôngiáo để chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của toàn dân.Các báo điện tử Quân đội Nhân dân (QDND), Công an Nhân dân (CAND) vàVietnamplus (Vietnam+) đã đăng nhiều bài viết nhằm giúp độc giả nhận diện
thực trạng hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng tự do tôn giáo chống Đảng, Nhà nước hiện nay Trên các báo này còn mở chuyên mục “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”, “Chống diễn biến hòa bình”, “Xây dung Dang” với
những loạt bài chính luận nhằm kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi
dụng tôn giáo dé chống Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
Việc nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết thực tiễn, trên cơ sở làm rõmột số khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu,
luận văn khảo sát thực trạng báo điện tử thông tin phản bác các hành vi lợi
dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
hiện nay qua khảo sát các Báo điện tử CAND, QDND và Vietnamplus trong
hai năm 2021-2022 Từ đó, tác giả chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyênnhân của hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin
phản bác các hành vi lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên báo điện tử trong thời gian tới Đó là lý do tác giả chọn “Vấn đề đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên báo điện tử hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài “Vấn dé dau tranh với việc lợi dụngtôn giáo dé chong phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên báođiện tử hiện nay”, tác giả luận văn có tham khảo một số tài liệu có liên quan
đến đề tài nghiên cứu như:
2.1 Nội dung nghiên cứu liên quan đến chính sách tôn giáo
Trong cuôn sách chuyên khảo “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Trang 13Nam”, Nxb Tôn giáo (2020), PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân, giảng viên cao
cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn nhắn mạnh, công tác
tôn giáo những năm qua đã đạt được những kết quả rất quan trọng, làm thay đổi đời sống tôn giáo ở Việt Nam theo hướng tích cực và tiến bộ, góp phần quan trọng vào sự ổn định va phát triển đất nước Cuốn sách gồm 3 phan, trong đó phần ba - Đời sống tôn giáo ở Việt Nam - tác giả đã thông tin về sự chuyền biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ déi mới, trong đó có việc
các tôn giáo tham gia các hoạt động an sinh xã hội Phần này tác giả cũngphản ánh thái độ của các tôn giáo đối với chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước Việt Nam.
Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác tôn giáo trong tình hình mới đặt nền tảng cho các Chỉ thị, Nghị quyết cũng như những đánh giá, nhìn nhận về tôn giáo trong Báo cáo Chính trị của Dang qua các kỳ Đại hội, lần đầu tiên khang định quan điểm của
Đảng về công tác tôn giáo: Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tácvận động quần chúng: Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ
thống chính trị do Đảng lãnh đạo.
Trong sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb
Tôn giáo (2023), do Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì biên soạn gồm ba
chương, dày 132 trang, giới thiệu về 16 tôn giáo ở Việt Nam, chính sách tôn
giáo của Việt Nam cùng những thành tựu, ưu tiên của Việt Nam trong đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Sách trang khang định các tôn giáo đềubình đăng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử vì lý do tínngưỡng, tôn giáo: “Không một cá nhân, tổ chức tôn giáo nào hoạt động theođúng pháp luật mà bị ngăn cam” Với gần 4.500 cuốn thuộc 17 đầu sách liên
quan tôn giáo được đưa vào thư viện của 54 trại giam, Việt Nam cũng khang định “Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với người chấp hành án phạt tù” Việc xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tín
Trang 14ngưỡng, tôn giáo luôn được tạo điều kiện.
2.2 Nội dung nghiên cứu về vai trò của báo chí trong bảo vệ nên
tảng tư tưởng của Đảng
Thời gian qua trong một số cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu
khoa học liên quan đến vai trò của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng
đã được đề cập nhiều Trong đó, đáng chú ý là cuốn Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn của Hà Minh Đức (1994); Cơ sở lý luận báo chí truyền
thông của TS Đinh Văn Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang (2004);Truyền thông đại chúng của Tạ Ngoc Tan; Báo chí truyền thông và kinh tếvăn hóa, xã hội của Lê Thanh Bình (2008); Truyền thông đại chúng và pháttriển xã hội của Hoang Dinh Cúc (2007); Cơ sở lý luận báo chí của Nguyễn
Văn Dững (2012); Trong chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội,
các tác phẩm đã làm rõ vai trò của báo chí trong thực hiện các vấn đề đó, đồng thời chỉ ra các điều kiện dé báo chí thực hiện tốt hơn các chức năng này.
Trong cuôn Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp pháp sangtao, Nxb Chính trị Quốc gia (2014) tác giả Nguyễn Trí Nhiệm - Nguyễn Thị
Trường Giang cũng đã nêu chỉ tiết kiến thức và kỹ năng hết sức cơ bản của
báo điện tử như: Lịch sử ra đời và phát triển của báo điện tử; đặc trưng cơ bản
của báo điện tử; quy trình sản xuất báo điện tử; công chúng báo điện tử; viết cho báo điện tử; tô chức diễn đàn trên báo điện tử; hình ảnh trên báo điện tử;
âm thanh trên báo điện tử; video trên báo điện tử
Trong cuốn tài liệu “Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm
2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022” do Bộ Thông tin và Truyền thông, BanTuyên giáo Trung ương, Hội Nha báo Việt Nam tổ chức tháng 12-2021 đã cónhiều tham luận liên quan đến việc xây dựng nén báo chí chuyên nghiệp,nhân văn, hiện đại để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn Trong
đó, PGS, TS Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập
Tạp chí Cộng sản nhắn mạnh răng, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp
10
Trang 15lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, trong môi trường truyền thông số, báo chí cách
mạng Việt Nam cần chủ động sáng tạo, học hỏi, ứng dụng những thành tựu
của thế giới dé bắt kịp, hòa bước cùng thời đại, với những sản pham báo chí
chuyên nghiệp, hiện đại.
Trong cuốn “Báo chí với nhiệm vụ bảo vệ nên tang tu tưởng cua
Dang” (2021, Nxb Giáo dục Việt Nam) do Bi thu Trung ương Dang, Trưởng
Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chủ biên đã có nhiều tham
luận của các chuyên gia, nhà báo uy tín khang định vai trò của báo chí trongviệc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng như đấu tranh với các luận điệu
sai trái của các thế lực thù địch Trong đó, Đại tá, PGS.TS Nguyễn Văn
Quang khang định: “Thông tin hiện tượng, quy nạp bản chất, có định tư tưởng
người đọc theo lập trường phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, chống đối chế độ Đây là thủ đoạn chủ yếu mà chúng thường dùng, lợi dụng báo chí để tuyên truyền những luận điệu sai trái, thù địch Da phần các bài viết của
chúng đăng tải trên các trang truyền thông, mạng xã hội hiên nay đều dùng
thủ đoạn này”.
Các công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp nhiều thông tin có giá
trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc về đấu tranh với hành vi lợi dụng tôngiáo dé chéng pha Dang, Nhà nước ta hiện nay, trong đó có đề cập đến việcphát huy vai trò của báo chí cách mạng và các phương tiện thông tin đại
chúng trong “cuộc chiến” không tiếng súng này để bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng khi các thé lực thù địch luôn lợi dụng tôn giáo dé chống phá Tuynhiên, đến nay chưa có công trình nào trực tiếp đi sâu nghiên cứu một cách cơbản, có hệ thống về việc báo điện tử với vấn đề đấu tranh lợi dụng tôn giáo đểchống phá Đảng, Nhà nước cũng như khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay
Trên cơ sở kế thừa những thành quả khoa học của các nhà nghiên cứu, tác giả có một nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên báo
II
Trang 16điện tử hiện nay Từ đó, tác giả hy vọng thông qua đề tài này có thể góp phầnnâng cao hiệu quả thông tin đấu tranh với các hành vi lợi dụng tôn giáo déchống phá Đảng, Nhà nước hiện nay; qua đó góp phần bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng trong tình hình mới.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết
cho vấn đề nghiên cứu, luận văn khảo sát thực trạng báo điện tử thông tinphan bác các hành vi lợi dụng tôn giáo dé chống phá Dang, Nhà nước và khối
đại đoàn kết dân tộc hiện nay qua khảo sát các Báo điện tử CAND, QDND và
Vietnamplus trong hai năm 2021-2022 Đây là 3 tờ báo điện tử có số lượng
tin, bài nhiều nhất về nội dung liên quan đến đấu tranh với hành vi lợi dụng tôn giáo dé chống phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay.
Từ đó, tác giả chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân của hạn ché, dé
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin phản bác các hành vilợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
trên báo điện tử hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dé thực hiện mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn giải quyết một
số nhiệm vụ cụ thé sau:
Thứ nhất, hệ thong hóa các khái niệm công cụ, xây dựng khung lýthuyết cho vấn đề nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn việcbáo điện tử thông tin, phản bác về những hành vi lợi dụng tôn giáo để chốngphá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc;
Thứ hai, khảo sát thực trạng báo điện tử thông tin phản bác những hành
vi lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dântộc qua khảo sát 3 Báo điện tử CAND, QDND và Vietnamplus trong hai năm
2021 - 2022;
12
Trang 17Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tinphan bác các hành vi lợi dụng tôn giáo dé chống phá Dang, Nhà nước và khối
đại đoàn kết dân tộc trên báo điện tử trong thời gian tới.
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu4.1 Đối trợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo dé chống phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên
báo điện tử hiện nay.
4.2 Pham vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung khảo sát những tác phẩm đăng tải trên chuyên mục
“Bảo vệ nên tang tư tưởng của Đảng” trên Báo điện tử QDND; “Chống diễn biến hòa bình” trên Báo điện tử CAND và các bài viết trên chuyên mục “Xây
dựng Đảng” và “Xã hoi” của Báo điện tử Vietnamplus trong hai năm
2021-2022 Tác giả luận văn lựa chọn các chuyên mục trên 3 báo này vì tại các
chuyên mục này có nhéu bài đăng nhất so với các chuyên mục, trang báo điện
tử đã lựa chọn (xem danh sách các tin, bài trong phụ lục của luận văn).
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả luận văn kế thừa những tư liệu đã có dé từ đó nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp phân tích nội dung: Dùng dé phân tích các tác phẩm
báo chí đăng tải trên chuyên mục “Báo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” trênBáo điện tử QDND; “Chống diễn biến hòa bình” trên Báo điện tử Công anNhân dân và các bài viết trên chuyên mục “Xây dựng Đảng” và “Xã hội” củaBáo điện tử Vietnamplus Từ đó tìm ra những thành công, hạn chế và đưa ranhững kiến nghị dé các báo điện tử thực hiện tốt hơn việc thông tin đấu tranhphòng, chống hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà
nước và khối đại đoàn kết dân tộc Tác giả làm việc trực tiếp với thư ký tòa soạn của phụ trách báo điện tử của 3 tờ báo trong diện khảo sát dé có danh
13
Trang 18sách và lượng người truy cập các tin, bài trong các chuyên mục có nội dung
liên quan đến đề tài nghiên cứu để có số lượng chính xác nhất
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Dùng dé phỏng vấn sâu gồm một cán
bộ lãnh dao của các Báo điện tử CAND, QDND va Vietnamplus cũng như một cán bộ trong và ngoài lực lượng công an, quân đội, những cộng tác viên
tiêu biểu, bạn đọc thường xuyên của báo, chuyên gia trong lĩnh vực tôn giáo nhằm thu thập ý kiến đánh giá của các cá nhân về thực trạng thông tin đấu
tranh với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đạiđoàn kết dân tộc trên báo điện tử hiện nay
- Phương pháp điều tra xã hội học: Dùng để nghiên cứu định lượng,
với số phiếu phát ra là 400 phiếu dưới hình thức online và thu về 370 phiếu
Đối tượng trả lời phiếu điều tra là từ 18 tuổi trở lên, người Việt Nam ở trong
và ngoai nước gồm các thành phần: Lao động tự do, làm việc trong các cơ
quan nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, người
Việt Nam ở nước ngoài; là đồng bào các tôn giáo lớn như Công giáo, Hồigiáo, Tin Lành, Đạo Phật hoặc không theo tôn giáo nào Mục đích là điều
tra, khảo sát công chúng về “Vấn dé đầu tranh với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết trên báo điện tử hiện nay”.
Cụ thé ở đây là 3 tờ Báo điện tử CAND, QDND và Vietnamplus.
6 Cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận
về vai trò của báo điện tử trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thùđịch nói chung và phản bác các hành vi lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng,Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay nói riêng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
giúp các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí và những người làm báo
14
Trang 19năm được van dé lý luận và thực tiễn báo điện tử phản bác các hành vi lợidụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
hiên nay, từ đó góp phan nâng cao hiệu quả thông tin đấu tranh với các hành
vi lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân
tộc thời gian tới.
7 Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu; 3 chương, phần kết luận; danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
15
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAN DE ĐẦU TRANH VỚI VIỆC LỢI DUNG
TON GIÁO DE CHONG PHA DANG, NHÀ NƯỚC VA KHOI ĐẠI
DOAN KET DAN TOC TREN BAO CHÍ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về tôn giáo, lợi dụng tôn giáo
+ Khái niệm về tôn giáoĐến nay, khái niệm tôn giáo vẫn còn nhiều ý kiến, là vấn đề mà các nhàkhoa học, nhà nghiên cứu từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau quan tâm tìm
hiểu Từ góc độ triết học, các nhà duy vật trước C.Mác và Ph.Ăngghen dưới
nhiều góc độ khác nhau có cái nhìn về tôn giáo không có thiện cảm, ở mức độ
nào đó tôn giáo còn bị nhìn nhận hết sức tiêu cực Trong đó, Mac-Lénin nhìn nhận tôn giáo là sản phẩm của con người, con người hiện hữu, con người tồn
tại trong xã hội Cụ thể, C.Mác đã khăng định, sự nghèo nàn của tôn giáo vừa
là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sunghèo nàn hiện thực ấy và C.Mác tiếp tục nhân mạnh: “Tôn giáo là tiếng thở
đài của chúng sinh bị áp bức, là trái tìm cua thé giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh than của những trật tự không có tỉnh than Tôn giáo là thuốc phiện cua nhân dan” [9, tr.570] Quan diém nay cting dugc ghi nhan
trong tac pham Chống Duy- rinh: “Nhung tat cả mọi tôn giáo chang qua chỉ
là sự phản ánh hư ảo vào trong dau óc của con người - của những lực lượng
ở bên ngoài chỉ phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong
đó những lực lượng ở tran thé đã mang hình thức những lực lượng siêu tranthé” [10, tr.437] Hay “Tôn giáo là thể giới quan lộn ngược” [9, tr.569]
Từ góc độ xã hội học, các nghiên cứu coi tôn giáo là một loại thiết chế
cơ bản trong cách con người tổ chức cuộc sống cộng đồng của mình Thiết chế
điều chỉnh hành vi, thực hiện những hình thức răn đe, trừng phạt thành viên,liên kết cộng đồng, giúp cá nhân và nhóm vượt qua những căng thang, lo âu và
16
Trang 21bất an Là cách con người từ xưa tới nay giải thích về ý nghĩa cuộc sông Bên
cạnh yếu tố tích cực, tôn giáo cũng là một trong nhiều nguyên nhân tạo nên
những xung đột xã hội Do đó, Durkheim (1858-1917), theo trường phái chức
năng luận đã chỉ ra: “Tôn giáo là một hệ thong nhất của các niém tin và thực
hành liên quan đến cái thiêng, nghĩa là những thứ được tách biệt và cam ki, là những niém tin và thực hành cũng nhu tín dé được kết nối vào một cộng đồng đạo đức đơn nhất goi là Giáo hộ?” [Emile Durkheim (1995), The Elementary
Forms of Religiuos life, Translated and with an Introduction by Karen E.Fields, New York: The free Press, pp.547] Trong định nghĩa nay, ông đã chi ra được
hạt nhân của tôn giáo là niềm tin và thực hành hướng tới cái thiêng; sự phân
tách thiêng - pham là tâm điểm của tôn giáo; một cộng đồng của những người
có cùng niềm tin được kết nói bởi Giáo hội và đạo đức
Tiếp cận tâm lý học tôn giáo, khái niệm tôn giáo lại được hiểu gắn với niềm tin nảy sinh ra những tình cảm tôn giáo: “Tôn giáo luôn là một nguồn
kinh nghiệm cảm xúc sâu sắc Tôn giáo là sự quan sát cần thận và tỉ mỉ về
những tác động và ảnh hưởng không phải do hành động tuỳ ý của cá nhân tạo
ra (numinosum); ngược lại, nó chiếm giữ và điều khiển chủ thể con người,
con người luôn là nạn nhân của nó hơn là người tạo ra nó; tôn giáo chỉ thái
độ đặc biệt đối với một ý thức đã bị thay đổi bởi kinh nghiệm của numinosum Tôn giáo bao gồm các yếu tố kỳ diệu, huyền bí và toàn diện trong do; no
không chỉ tập trung vào các gid tri con người ma còn vượt xa những giá tri
ấy” [Michael Argyle (2000), The relation between psychology and religion,
Routledge Princeton University Press, pp.507-508].
Nhu vậy, khái niệm tôn giáo dù được hiểu theo cách nào di chăng nữathì cũng luôn gan liền với với van đề dân tộc Ở các dân tộc khác nhau, cáchhiểu về tôn giáo là không giống nhau Ở Việt Nam, cách hiểu về tôn giáocũng có những điểm khác biệt, trong cuốn “Những vấn dé lý luận và thực tiễn
tôn giáo ở Việt Nam”, nhà nghiên cứu tôn giáo Đặng Nghiêm Vạn đã trích
17
Trang 22dẫn câu của Hồ Chủ Tịch “Người An nam không có linh mục, không có tôngiáo, theo cách nghĩ của Châu Âu Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một
hiện tượng xã hội Chúng tôi không có những người tu tế nào Chúng tôi không biết uy tin của thay cúng, của linh mục là gi” [39, tr.20].
Ở Việt Nam, khái niệm tôn giáo được các nhà tư tưởng, các nhà nghiên
cứu quan tâm Theo TS Nguyễn Văn Kiệm, một tôn giáo được Nhà nước thừa
nhận phải đáp ứng các yêu cầu như: (1) Một niềm tin vào một đắng siêu nhiên có
vai trò quyết định với vận mệnh của con người trong cuộc sông hiện đại cũngnhư cuộc sông bên kia; (2) một hệ thống lễ nghi đôi khi đơn giản, đôi khi phứctạp, cầu kỳ nhằm giúp tín đồ thường xuyên gắn bó với niềm tin; (3) một tô chứcnhân sự ít nhiều quy mô và hệ thống điều hành việc hành đạo của các tin đô, là
những người được đảo tạo có uy tín với tín đồ; (4) hệ thống luân lý đạo đức cho người tu hành, đây là thành tố được coi là quan trọng nhất [28, tr.6].
Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên năm 1999, tôn giáo
được hiểu “Tôn giáo dân tộc 1 Hình thái ý thức xã hội hình thành nhờ vàolòng tin và sting bái thượng dé, than linh: nghiên cưu về tôn giáo, van dé tôn
giáo 2 Các đạo nói riêng như đạo Phật, đạo Thiên Chua, dao Hài Ở nước
ta có các tôn giáo khác nhaw” [41, tr.1668].
Dưới góc độ quản lý Nhà nước về tôn giáo, trong Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo thì tôn giáo năm 2016 được hiểu “la niém tin của con người ton tại với
hệ thong quan niệm và hoạt động bao gôm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo
luật, lễ nghỉ và tổ chức ” [33]
Bàn về khái niệm tôn giáo, chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm nàyvới khái niệm tín ngưỡng Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về tôngiáo và tín ngưỡng Có ý kiến cho rằng, tín ngưỡng đôi khi cũng được hiểu là
tôn giáo, bởi cơ sở của cả tín ngưỡng và tôn giáo là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái siêu nhiên Có ý kiến coi tín ngưỡng là yếu tố cấu thành tôn giáo Trong khi đó, đại từ điển Tiếng Việt năm 1998 đưa ra khái
18
Trang 23niệm tín ngưỡng là: “Tin ngưỡng (dt) là: lòng tin và sự tôn thờ một tôn giáo ” [41, tr.1646].
Từ các khái niệm trên có thé thay, tin ngưỡng là hệ thống các niềm tin của con người vào những điều thiêng liêng, huyền bí vượt khỏi thế giới tự nhiên Nhờ có niềm tin đó mà con người tin vào để giải thích thế giới và mang lại sự bình an cho bản thân và cộng đồng Tuy nhiên, chúng ta thấy giữa tín ngưỡng và tôn giáo tuy có những điểm tương đồng nhưng cũng có sự khác
biệt và không thể là một Trong đó, điểm khác biệt quan trọng giữa tínngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơntôn giáo; tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo
Trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo thì tín ngưỡng được giải thích “la
niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghỉ gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tỉnh thân cho cá nhân và cộng đồng ” [32].
Từ sự phân tích trên có thé đưa ra khái niệm về tôn giáo như sau: Tôngiáo là niém tin của con người vào một hoặc một số đối tượng được tôn tho,
có hệ thong giáo lý, giáo luật, lé nghỉ và có cơ cấu tổ chức.
+ Khái niệm về lợi dụng tôn giáo Theo khái niệm đã nêu về tôn giáo ở trên có thê thấy tôn giáo thường
đóng một vai trò quan trọng trong đời sông xã hội va văn hóa của một quốc gia
hoặc cộng đồng Tuy nhiên, việc lợi dụng tôn giáo được thé hiện qua các trường
hợp khi tôn giáo bị lợi dụng hoặc sử dụng cho mục đích riêng, thường là những
mục đích không tốt hoặc không tôn trọng giá trị tôn giáo Cụ thê như sau:
Chính trị lợi dụng tôn giáo: Một trong những cách thường thấy để lợi
dụng tôn giáo là trong mục tiêu chính trị Các chính tri gia hoặc nhóm chính
trị có thể cố găng tận dụng tôn giáo dé thu hút sự ủng hộ của người dân hoặc
tạo ra mối chia rẽ trong xã hội Họ có thể sử dụng thông điệp tôn giáo dé thúc
đây mục tiêu chính tri của họ, thay vì tuân thủ các giá tri tôn giáo thực sự.
19
Trang 24Lợi nhuận kinh té từ tôn giáo: Một số người hoặc tô chức có thé thay
tôn giáo là một cơ hội dé kiếm lợi nhuận Chang han, họ có thể sản xuất và
bán các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến tôn giáo mà không tuân theo
nguyên tắc đạo đức thực sự của tôn giáo đó Điều này có thể gây ra sự phản
cảm từ cộng đồng tín đồ.
Xúc phạm tôn giáo: Một SỐ người có thể lợi dụng tôn giáo dé tạo ra sự xúc phạm hoặc hình ảnh tiêu cực về một tôn giáo cụ thé Điều này có thé dan
đến xung đột va gây ton hại cho mối quan hệ giữa các tôn giáo và cộng đồng
Miễn trách nhiệm tài chính hoặc xã hội: Có trường hợp người cá nhân
có thé lợi dụng tôn giáo để tránh trách nhiệm tài chính hoặc xã hội Chang
hạn, họ có thể tuyên bố mình là người tôn thờ một tôn giáo cụ thê để tránh
trừng phạt về một tội phạm hoặc dé hưởng lợi từ các quyền và ưu đãi dành cho tín đồ.
Lợi dụng tôn giáo có thé gây ra sự hoang mang, xung đột và làm mat đi
lòng tin của người dân đối với tôn giáo và giá trị tôn giáo Điều quan trọng làhiểu rằng tôn giáo nên được tôn trọng và coi trong vì nó có thé mang lại lợi
ích tỉnh thần và xã hội cho mọi người, và không nên bị lợi dụng cho mục đích
cá nhân hoặc chính tri.
+ Xử phạt đối với lợi dụng tôn giáo
Theo Điều 64 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam:
Tổ chức và cá nhân khi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặclợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật sẽ chịu sự xử lý tùy theotính chất và mức độ vi phạm Sự xử lý có thê bao gồm cả xử lý vi phạm hànhchính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu hành vi vi phạm này gây rathiệt hại, thì phải tuân theo quy định của pháp luật về bồi thường
Chính phủ, dựa vào quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Luật xử
ly vi phạm hành chính, có trách nhiệm xác định các hành vi vi phạm hành chính, đưa ra hình thức xử phạt, xác định mức độ xử phạt, và áp dụng các
20
Trang 25biện pháp khắc phục hậu quả cho từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnhvực tín ngưỡng, tôn giáo Điều này bao gồm việc quy định thấm quyền xử
phạt, xác định cụ thé mức phat, và quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Thông qua Điều 64 này, Luật tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam cung cấp một cơ chế xác định và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo, nhăm bảo đảm tuân thủ các quy định và bảo vệ quyền tự
do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân, đồng thời đảm bảo trật tự và an ninh
xã hội.
1.1.2 Khối đại đoàn kếtĐại đoàn kết toàn dân tộc - di sản vô giá, truyền thống cực kỳ quý báu
của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ
nước Đại đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự đùm bọc yêu
thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân, trởthành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam.
Lịch sử may ngan nam ton tại va phat triển của dân tộc ta đã chứng
minh truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc dù trong bat kỳ hoàn cảnh nào cũng đều kết thành sức mạnh vô địch, đưa Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích
vẻ vang Nhờ tinh thần đoàn kết, nhân dân ta đã vượt qua mọi gian lao, thửthách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững non sông bờ cõi, viết nên
những trang sử vàng hào hùng của dân tộc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đại đoàn
kết toàn dân tộc Trong các tác phẩm của mình, Bác Hồ có tới trên 400 bài nói, bài viết, câu chuyện về đoàn kết Tư tưởng đại đoàn kết của Người là một
tư tưởng cơ bản, nhât quán, xuyên suôt tiên trình của cách mạng Việt Nam.
21
Trang 26Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thê tập hợp được nhăm hình thànhsức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của dân tộc,
của giai cấp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rang, đại đoàn kết có nghĩa là đại đoàn kết
các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước,
đoàn kết mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở nước ngoài thành một khối vững chắc trên cơ sở thống
nhất về mục tiêu chung và những lợi ích căn bản
Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy liên minh
công - nông - trí làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo Nguyên tắc này
xuất phát từ nhận thức khoa học: đại đoàn kết không phải là tập hợp các lực lượng xã hội một cách ngẫu nhiên mà phải là một tập hợp bền vững của các
lực lượng có tổ chức, có định hướng, có lãnh đạo
1.1.3 Bản chất việc lợi dụng tôn giáo để chéng phá Đảng, Nhà nước
và khối đại đoàn kết dân tộc
Thời gian qua, các thế lực thù địch luôn lợi dụng tôn giáo dé thực hiện
các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước cũng như chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc Bản chất của việc này trước hết biểu hiện ở chỗ một số phần tử cực đoan trong tôn giáo cau kết với các tô chức, cá nhân thiếu thiện chí với
Đảng và Nhà nước Việt Nam tô chức các cuộc “hội luận”, “họp báo”, soạnthảo và tán phát các tài liệu có nội dung xuyên tac, bia đặt về tình hình tự dotôn giáo dé tuyên truyền chống phá Dang va Nhà nước Việt Nam, nhất là trêncác lĩnh vực dân chủ và nhân quyên
Hai là, không thừa nhận những kết quả đáng ghi nhận trong công tác
tôn giáo tại Việt Nam cũng như việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân, các thế lực thù địch này lợi dụng tự to tôn giáo đề tô chức các hoạt động
vi phạm pháp luật Trong đó, lợi dung đường lối, chính sách đổi mới, mở cửa
22
Trang 27và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, các tôn giáo đều giatăng các hoạt động mở rộng cơ sở vật chất, dẫn đến phát sinh nhiều vụ tranhchấp, khiếu kiện đất đai liên quan đến tôn giáo Đặc biệt một số đối tượng lợidụng các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai liên quan đến tôn giáo dé kích
động các hoạt động chống đối, gây tâm lý bức xúc và phản ứng của tín đồ đối với chính quyền; gây chia rẽ giữa chính quyên với tôn giáo.
Bà là, không chỉ thành lập các hội, nhóm mang danh tôn giáo, đạo lạ,
gây mất đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch còn tuyên truyền nhiều hoạtđộng văn hóa lệch chuẩn, xa rời văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc như
không thờ cúng tô tiên, gọi bố mẹ là anh, chị, em; khám, chữa bệnh bang cau cúng: tuyên truyền, hứa hẹn về tương lai tốt đẹp dé mê muội quan chúng Với
những hoạt động vi phạm pháp luật này chúng không chi gây chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc mà còn tạo cớ cho các thế lực thù địch xuyên tạc tình hình
tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “không có tự do tôn giáo”.
Bon là, thời gian qua tại một số cơ sở tôn giáo xuất hiện hiện tượng
thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Trong đó đáng chú ý là việc
lợi dụng lòng tin của người dân để trục lợi, phát triển các hoạt động tâm linhmang màu sắc mê tín di đoan, như dang sao giải hạn, bói toán, xem quẻ, cúng
oan gia trái chủ, chữa bệnh bằng tâm linh Những hành vi lệch chuẩn này là các yếu tố tiềm an nguy cơ đe dọa sự đoàn kết nội bộ các tôn giáo cũng như
khối đại đoàn kết toàn dân tộc
1.1.4 Báo điện tử
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như báo điện tửtrên thế giới, vào tháng 12/1997 - tức là chỉ một tháng sau khi mạng internetđược kết nối, tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam ra đời, đó là tạp chí Quê
Huong - http://quehuongonline.vn, trực thuộc Ủy ban Nha nước về người
Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao.
Hiện nay, loại hình báo điện tử tôn tại nhiêu cách gọi khác nhau, song
23
Trang 28trong các văn bản pháp quy của Nhà nước sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”.
Cụ thé, trong mục 6, điều 3, chương 1, Luật Báo chi sửa đôi, bố sung 2016 có
giải thích từ ngữ: “Báo điện tử là loại hình báo chi sử dung chữ viết, hìnhảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gom báo điện tử và
tạp chí điện tử” [32]
Điều kiện hoạt động của báo điện tử cần có đầy đủ các tiêu chí để cấp phép hoạt động báo chí bao gồm:
- Có tôn chỉ, mục đích phù hợp;
- Có tên miễn (phải có ít nhất một tên miền.vn), nơi đặt máy chủ và đơn
vị cung cấp dich vụ kết nối;
- Có phương án tô chức nhân sự;
- Có tên và hình thức trình bày tên;
- Có trụ sở và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
(Điều 17, Luật Báo chí 2016)
Hình thức hoạt động của báo điện tử gom: Su dung chit viét, hinh anh,
âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tap chíđiện tử Bên cạnh đó, báo điện tử có thé mở thêm chuyên trang của báo điện tử
1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và khối đại đoànkết dân tộc
Trong bối cảnh hiện nay, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác địnhnhững vấn đề quan trọng liên quan đến tăng cường khối đại đoàn kết toàn dântộc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
Một là, khăng định vị trí chiến lược của công tác tôn giáo Trong bốicảnh thời kỳ đổi mới, quan điểm của Đảng về tôn giáo đã thé hiện sự bồ sung,phát triển vươn lên trong nhận thức về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của vẫn
đề tôn giáo ở nước ta Trong đó, Nghị quyết số 25-NQ/TW của Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa IX chỉ rõ: “Qua các giai đoạn
cách mạng Dang và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là van dé
24
Trang 29chiến lược có ý nghĩa rất quan trong ”[13, tr 51].
Hai là, công tác tôn giáo phải hướng tới “làm cho các tôn giáo gắn bó
với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hộ? [12, tr 52] Đầy được xem
bước phát triển lớn trong nhận thức của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn
giáo trong tình hình mới hiện nay Trong đó, một nhiệm vụ quan trọng mà
Đảng ta đặt ra trong công tác tôn giáo là hướng các tổ chức tôn giáo thành các
tổ chức tôn giáo yêu nước, có nội dung đường hướng hành đạo phù hợp vớilợi ích của dân tộc, bảo vệ, đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc, tôn trọng bản sắcvăn hóa dân tộc và có trách nhiệm giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thựchiện quyền nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật, góp phần pháthuy vai trò các tín d6 tôn giáo trong quá trình xây dựng va bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ba là, giải quyết vẫn đề tôn giáo gắn với vấn đề dân tộc và đoàn kết
dân tộc Day là chủ trương không hoàn toan mới ma trong các giai đoạn cách
mạng trước đã đề cập đến Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều thay đôimang tính tích cực đối với công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới, song Nghị
quyết số 25-NQ/TW khóa IX của Đảng đặt ra yêu cầu vấn đề dân tộc và tôn
giáo phải được giải quyết trong tổng thé nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc.
Bon là, khang định, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tácvận động quan chúng, chính là nhân mạnh đến bản chất và vai trò quyết địnhcủa công tác vận động quan chúng trong công tác tôn giáo Day là quan điểmthê hiện tư duy lý luận sâu sắc của Đảng ta về công tác quần chúng nói chung,
công tác tôn giáo nói riêng trong thời kỳ mới.
Năm là, công tác tôn giáo vừa phải quan tâm hợp lý nhu cầu tín ngưỡng
của quần chúng, vừa phải kịp thời đấu tranh chống các hành vi lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước cũng như khối đại đoàn kết dân tộc.
Trong quan điểm này, Đảng ta nhắn mạnh đến hai nội dung quan trọng trong
25
Trang 30công tác tôn giáo là chăm lo cho đời sống tôn giáo của nhân dân và đấu tranhchống sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
Sáu là, tiến hành công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị do Đảng lãnh đạo Quan điểm trên, xác định lực lượng tiễn hành
công tác tôn giáo trong thời kỳ mới là toàn bộ hệ thống chính trị gồm: Đảng,
chính quyên, mặt trận, các đoàn thể chính trị, Toàn bộ hệ thống chính tri
tham gia làm công tác tôn giáo, nhưng mỗi ngành tuỳ theo chức năng có
những nhiệm vụ cụ thể: Đảng giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáothông qua chủ trương, đường lối mang tính định hướng đối với tôn giáo nói
chung và đối với từng tôn giáo cụ thê.
Những biện pháp này nhăm đảm bảo mục tiêu tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được thực hiện một cách hiệu quả và đồng thuận trong xã hội.
1.3 Vai trò của báo điện tử về đấu tranh lợi dụng tôn giáo chống
phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
Thời gian qua, báo chí nói chung, báo chí điện tử nói riêng ngày càng
đóng góp tích cực vào mọi mặt đời sống, xã hội, nhất là trong đấu tranh lợi
dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc Cùng
với các loại hình báo chí khác, báo điện tử là kênh truyền thông hữu hiệu
trong dau tranh lợi dụng tôn giáo chống phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn
kết dân tộc thời gian qua Mặc dù báo điện tử ở nước ta ra đời muộn so với
các loại hình báo chí khác, song với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và
công cuộc chuyển đổi số, nên báo điện tử phát triển nhanh chóng; góp phantích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước liên quan đến công tác tôn giáo và phát huy khối đại đoàn
kết toàn dân tộc.
Trong bối cảnh các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng mạng xã hội
và một số trang thông tin phản động dé chống phá Dang, Nhà nước thông qua
26
Trang 31các hoạt động tôn giáo, báo điện tử với vai trò của mình đã góp phan dautranh với những luận điệu sai trái, xuyên tac, bia đặt của các thế lực thù địch.
Tuy nhiên, trên phương diện thực hiện chức năng nhiệm vụ của báo chí nói
chung và trên mặt trận đấu tranh với hành vi lợi dụng tôn giáo dé chống phá
Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc nói riêng, báo điện tử vẫn còn
bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa thật sự tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ
và đòi hỏi của tình hình thực tiễn, nhất là những sự kiện “nóng” hoặc những
van đề “nhạy cảm” Thậm chí một số tờ báo còn dé “trống” chuyên trang,chuyên mục, hoặc nếu có cũng chỉ là cầm chừng khi cho rằng đây là vẫn đề
khó, chỉ dành cho các tờ báo Đảng, hay những báo chuyên ngành về lĩnh vực
tôn giáo.
1.4 Những yêu cầu đối với báo điện tử đấu tranh với việc lợi dụng
tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
1.4.1 Các yếu tô tác động đến đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo déchống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên báo điện tử
Từ những đặc điểm và tình hình tín ngưỡng, tôn giáo đã phân tích và
quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc ở trên, có thé thấy những yếu tố tác động đến đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo dé chống pha Dang, nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên báo điện
tử cần phải quan tâm tới một số vấn đề sau đây:
1.4.1.1 Về nội dungMột là, nhận thức về vai trò của tôn giáo và công tác thông tin, tuyêntruyền về đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước
và khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng, phát triển đất nước trên báo điện
tử Trong đó, nhìn nhận được vai trò của tôn giáo trong phát triển đất nước,
ngay từ sau khi đất nước được giải phóng, trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng
và Nhà nước ta luôn khang định tôn giáo và công tác tôn giáo có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của đất nước; thực hiện tốt chính sách tôn
27
Trang 32giáo, phát huy truyền thống và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,đoàn kết tôn giáo góp phần đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng
của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Thời gian qua, chính sách tôn giáo được Đảng và Nhà nước ta hết sức
quan tâm, trong đó tập trung vào các nội dung: Tôn trọng và bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng của nhân dân; bình đẳng giữa các tôn giáo và bình dang trước pháp luật; đoàn kết tôn giáo găn với đoàn kết dân tộc; phát huy giá trị
đạo đức, nhân văn, tích cực của các tôn giáo Văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XIII của Dang đưa ra quan điểm mới, đó là cần tập trung phát
huy các nguồn lực của tôn giáo; chống lợi dụng tôn giáo để chia rẽ đoàn kết
tôn giáo cũng như phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Công tác thông tin, tuyên truyền về đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo
để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên báo điện tử là một “kênh” quan trọng dé tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước về tôn giáo đến với cán bộ và nhân dân, nhất là với cácchức sắc, tín đồ tôn giáo; tuyên truyền về các giá trị tốt đẹp, đóng góp của tôn
giáo; sự tham gia của tôn giáo với các vấn đề của đời sống xã hội Đồng thời, công tác thông tin, truyền thông về tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc phòng, chống việc lợi dụng tôn giáo dé hoạt động trái pháp luật, kích độngchia rẽ nhân dân, dân tộc, làm mắt an ninh trật tự và an ninh quốc gia
Hai là, xác định rõ mục tiêu của công tác thông tin, tuyên truyền về dau
tranh với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đạiđoàn kết dân tộc trên báo điện tử Dé công tác thông tin, tuyên truyền về dautranh với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đạiđoàn kết dân tộc trên báo điện tử đạt hiệu quả, cần xác định rõ mục tiêu, yêu
cầu của công tác thông tin, tuyên truyền về vấn đề này.
Mục đích quan trọng của công tác tuyên truyền về tôn giáo trên báo điện tử là đây mạnh đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo dé chống phá Dang,
28
Trang 33Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc Qua đó không ngừng tăng cường đạiđoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc trong thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc Đấu tranh chống các biểu hiện lệch lạc,
các hành vi lợi dụng tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và
đời sống nhân dân; thông qua công tác tuyên tuyên, thúc day công tác thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh của Việt Nam đến cộng dong thé giới.
Số liệu thống kê cho thấy, đến 31/6/2022, cả nước có 112 báo có hoạt
động báo điện tử với 98 tạp chí có hoạt động tạp chí điện tử và 25 cơ quan
báo chí điện tử độc lập Đề tận dụng được lợi thế này, bản thân các nhà quản
lý, nhà báo, phóng viên làm công tác thông tin, truyền thông về tôn giáo phảiđược trang bị đầy đủ kiến thức, hiểu biết cơ bản về tôn giáo, tránh sai sót, tao
cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng Chủ động tìm hiểu, nắm bắt tình hình
tâm tư tình cảm, bức xúc của nhân dân về các vấn đề tôn giáo Phát hiện kịp
thời các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên không gian mạng; tăng cường tuyên truyền đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của thế lực thù địch, phản động; phát huy vai trò của báo chí về thông tin
chính thống, định hướng dư luận xã hội Các cơ quan báo chí truyền thốngcần thúc đây chuyền đổi số, tạo điều kiện dé phóng viên, biên tập viên có điềukiện nâng cao kĩ năng sử dụng các kênh truyền thông, mạng xã hội một cáchhiệu quả nhằm lan tỏa thông tin tích cực, chính thống nhằm pha loãng cácluồng thông tin sai trái, sai sự thật
Nhằm dam bảo sự 6n định, an ninh, chính tri, tôn giáo được pháp luật
tôn trọng và tự do tôn giáo được bảo vệ, Đảng và Nhà nước luôn đưa ra chính
29
Trang 34sách, phương pháp, biện pháp đấu tranh chống lại những hành vi lợi dụng tôngiáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trong xây
dựng, phát triển đất nước Trong đó, công tác thông tin, tuyên truyền đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc thông nhất nhận thức, nâng cao ý thức và
động viên quần chúng cả nước tham gia đấu tranh này.
Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền, cần chú trọng đến các yếu tố tác động đến hình thức thực hiện đấu tranh, đặc
biệt là với việc đưa thông tin lên các phương tiện truyền thông, nhất là trênbáo điện tử Báo chí truyền thông có vai trò rất quan trọng trong việc thông
tin, tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là khi phải đối mặt với những thách
thức mới trong thời đại số, khi mà thông tin tràn ngập, đa dạng và có xuhướng thể hiện các ý kiến riêng lẻ
Dé dat được sự thống nhất nhận thức về vai trò của tôn giáo và công tác thông tin, tuyên truyền về đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá
Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng, phát triển đấtnước trên báo điện tử, cần phải chú ý đến các yếu tố về hình thức thông tin về
dau tranh với việc lợi dụng tôn giáo dé chống phá Dang, Nhà nước và khối
đại đoàn kết dân tộc như: Cách trình bày; hình ảnh; bố cục; phương thức
truyền đạt thông tin
1.4.1.3 Phương thức thực hiện
Da dạng hóa và luôn đổi mới, sáng tạo các phương thức thông tin,tuyên truyền về đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, nhànước và khối đại đoàn kết dân tộc Hiểu rõ được tam quan trọng và vai tro của
tôn giáo trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, báo điện tử cần luôn nỗ lực,
cô gắng thực hiện nhiều bài viết, chuyên dé về đời sống vật chất, tỉnh thần của
đồng bào các tôn giáo Nhăm nâng cao nhận thức của đồng bào về các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, báo điện tử cần đâymạnh công tác thông tin tuyên truyền về vấn đề tôn giáo trong những năm tới,
30
Trang 35qua đó tác động tới các cộng đồng tôn giáo trong việc cơ bản nam được về
chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và
thực tế tình hình cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
ở Việt Nam.
Các phương thức thông tin và tuyên truyền về đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo dé chống phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên
báo điện tử có thé bao gồm: Một là, đăng tải các bài viết, tin tức về các hoạt
động của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo dé chống
phá và gây rối trật tự công cộng Các bài viết này cần được phân tích, đánhgiá một cách khách quan, minh bạch và chính xác để đảm bảo tính xác thực
và trung thực.
Hai là, tô chức các chương trình trực tuyến như tọa đàm, phỏng vấn trựctiếp với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đạidiện của các tôn giáo vé vai trò của tôn giáo trong xã hội, đấu tranh với việc lợidụng tôn giáo dé chống phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
Ba là, sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện như video, infographic, bài giảng dé giải thích và truyền tải thông tin về vai trò của tôn giáo trong xã hội và đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng,
Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
Bon là, cập nhật liên tục các thông tin mới nhất về các hoạt động củaĐảng, Nhà nước trong dau tranh với việc lợi dụng tôn giáo dé chống phá trên
các kênh truyền thông của báo điện tử.
Năm là, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, tô chức, tôn giáo dé thông tin, tuyên truyền và đấu tranh chung với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá
Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
1.4.2 Yêu cau đối với việc đấu tranh lợi dụng tôn giáo để chống phá
Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên báo điện tử
1.4.2.1 Những yêu cau đặt ra đối với báo điện tử
Trong môi trường Internet ngày càng phát triển nhanh chóng và đa
31
Trang 36dạng, các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng mạng xã hội và một SỐ tobáo, trang thông tin phản động xuyên tạc về đấu tranh lợi dụng tôn giáo chống
phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện âm mưu
“diễn biến hòa bình” một cách tinh vi, xảo quyệt Tuy nhiên, trên phương diện
thực hiện chức năng nhiệm vụ của báo chí nói chung và trên mặt trận chống
“diễn biến hòa bình”, đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, thù địch nói riêng, báo điện tử vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa thật sự
tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của tình hình thực tiễn
Trong những sự kiện “nóng” hoặc những vấn đề “nhạy cảm”, báo điện
tử phát triển nhanh và nhiều về số lượng, đa dạng về thể loại nhưng chất
lượng, hiệu quả còn chưa tương xứng Nhiều tờ báo, tạp chí điện tử còn chồng
chéo về tôn chỉ, mục đích, nội dung, đối tượng phục vụ; xu hướng “thương
mại hóa” trong hoạt động, dẫn đến khai thác thông tin thiếu chọn lọc, nội dung giật gân, câu khách; hiện tượng tư nhân chi phối báo điện tử đã làm
giảm chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng khoa học và chất
lượng nghiệp vụ cũng như tính chiến đấu của báo điện tử Đáng chú ý, các
báo điện tử còn chưa thực sự chủ động, nhạy bén, sắc sảo trong đấu tranh,
phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, thù địch trong khi đây luôn làmảng đề tài phức tạp
Một số sự việc bị kẻ xấu lợi dụng, lan truyền trên mạng xã hội và một
số tờ báo phản động đặt ở nước ngoài, nhưng chưa được đấu tranh, ngăn chặn
kịp thời Hình thức tiến hành chủ yếu van là chia sẻ các bài viết có sẵn, trongkhi đó chưa có nhiều tác phẩm báo chí có chiều sâu về lý luận và thực tiễn để
đấu tranh trực diện với những luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực
thù địch Vì thế, ở một số sự kiện, tính định hướng và sức lan tỏa từ các báo
điện tử chưa cao.
Bên cạnh đó, có một hiện tượng đáng lo ngại là một số nhà báo và cơ
quan báo chí có biêu hiện thờ ơ chính tri, thiêu quan tâm dén mảng dé tài nay,
32
Trang 37cho rằng đây là mảng đề tài khó và đã có nhiều tờ báo của các cơ quan Đảng
lo liệu nên dé “trống” chuyên trang, chuyên mục, hoặc nếu có cũng chỉ là cầm
chừng Có nhiều tờ báo, tạp chí điện tử của các tô chức xã hội, của các viện,
trường, học viện không coi trọng mảng đề tài này, nhất là với các tờ báo, tạp
chí điện tử phải tự chủ về tài chính.
1.4.2.2 Một số yêu câu dau tranh với việc lợi dụng tôn giáo dé chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
Yêu cầu trong công tác thông tin đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo
để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc trên báo điện tửkhông hiệu quả vì một số lý do sau đây:
Thiếu định hướng: Trước những vẫn đề nóng mang tính nhạy cảm như
tôn giáo thì đòi hỏi vai trò quan trọng trong định hướng thông tin báo chí của
các cơ quan quản lý báo chí như Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên
giáo Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng như các đơn vị chức năng
liên quan Cùng với đó là sự vào cuộc chủ động, định hướng kịp thời, quyếtliệt của người đứng đầu các cơ quan báo chí đối với các hoạt động tác nghiệpcủa phóng viên, biên tập viên Tuy nhiên, trong báo điện tử, sự tô chức và chỉđạo mang tính định hướng này còn đang thiếu hoặc chỉ đạo chưa kịp thời,
hiệu quả Điều này có thể dẫn đến sự không đồng nhất trong việc lựa chọn nội dung, chất lượng bài viết và hướng đi của các báo đối với mỗi sự kiện liên
quan đến vấn đề tôn giáo
Thiếu sự chủ động: Báo điện tử thường chạy theo sự kiện và tin tức mớinhất đề thu hút sự quan tâm của độc giả Điều này có thể làm mất đi sự chủđộng trong việc nắm bắt và phân tích sâu những vấn đề, cung cấp thông tinphản ánh đa chiều và cung cấp cách nhìn tổng quan Thay vì đưa ra những bài
viết có tính phân tích và sự hiểu biết sâu sắc trước trong và sau sự kiện trong đó có van dé liên quan đến tôn giáo, báo điện tử lại thường chỉ tập trung
-vào việc đưa tin nhanh chóng và cạnh tranh vê tôc độ.
33
Trang 38Chạy theo sự kiện: Báo điện tử thường phải cạnh tranh gay gắt với cáctrang thông tin trực tuyến khác và các mạng xã hội trong việc thu hút lượng
truy cập và tăng doanh số quảng cáo Điều này thúc đây các báo điện tử phải
chạy theo sự kiện và tạo ra nhiều bài viết ngắn về các sự kiện nóng hôi dé thu
hút sự chú ý Kết quả là, thông tin đấu tranh và phân tích sâu về các vấn đề
quan trọng thường bị bỏ qua hoặc không được đưa ra một cách toàn diện,
trong đó có thông tin đấu tranh với các hành vi lợi dụng tôn giáo để chống
phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả báo điện tử đều có những
hạn chế này Một số báo điện tử chất lượng cao và có sự chuyên nghiệp vẫn
có thé đảm bảo công tác thông tin dau tranh hiệu quả Các báo điện tử cần có
một nhóm biên tập chất lượng, có kỹ năng phân tích và đánh giá vẫn đề, đồng
thời tạo được sự cân nhắc giữa việc đưa tin nhanh va việc cung cấp thông tin chính xác, cân nhắc và phân tích sâu hơn Đặc biệt là khai thác thế mạnh đa
phương tiện của loại hình báo chí điện tử trong việc truyền tải thông tin đếnngười đọc một cách nhanh nhất, hấp dẫn và hiệu quả nhất
1.4.2.3 Một số yếu tố chỉ ra hạn chế trong tuyên truyén về van dé dau
tranh với việc lợi dụng tôn giáo dé chong phá Dang, Nhà nước
Qua khảo sát thấy rằng, nhiều tờ báo ở địa phương chưa mở chuyên trang “chống diễn biến hòa bình” nên vấn đề đấu tranh với việc lợi dụng tôn giáo dé chống phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc tiến hành
chưa thực sự sâu rộng, chưa có sự lan tỏa mạnh mẽ Ngoài ra, việc phát hiện,
ươm mầm những tài năng trong mang đấu tranh này còn hạn chế; công tác bồidưỡng cho đội ngũ những người làm báo, cộng tác viên trẻ tuổi dé có thê viết
về van dé “phòng, chống diễn biến hòa bình”, trong đó đấu tranh với việc lợi
dụng tôn giáo chéng phá Dang, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc chưa thực sự chú trọng; việc bồi dưỡng tiễn hành chưa thường xuyên, hiệu quả có
thời điêm chưa cao Một sô yêu tô hạn chê được chỉ ra sau đây:
34
Trang 39Một là, truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
về dân chủ cơ sở, đặc biệt là tự do tôn giáo ở một số địa phương còn lúng
túng và hiệu quả chưa cao Ở vùng dân tộc, nhiều cán bộ chưa biết tiếng của
đồng bào nên khó tiếp cận, sâu sát với cuộc song của người dân Điều này dẫn
tới việc phan ánh không kip thời những tâm tư, nguyện vọng cũng như đời
sống tôn giáo của các dân tộc ít người ra bên ngoài Cách xử lý của chính quyền các địa phương nhiều lúc còn chưa mềm dẻo, bị các thế lực thù địch lợi
dụng gây chia rẽ.
Hai là, còn nhiều thiếu sót trong quản lý các phương tiện truyền thông
tôn giáo Mặc dù có nhiều tiễn bộ về mặt kỹ thuật, nhưng chúng ta vẫn chưa thể chặn được những trang web, trang báo điện tử, trang thông tin cá nhân thé hiện
rõ tính chất phản động liên quan đến tôn giáo Mặc khác, chưa có quy định
hướng dẫn và truyền thông cảnh báo cho nhân dân cũng như cho bạn bè quốc
tế về những trang web này Như vậy, một bộ phận dân chúng vô tình có thể bị
lôi kéo, kích động thông qua mạng truyền thông toàn cau về van dé tôn giáo
Ba là, các hình thức truyền thông chuyển tải thông tin tôn giáo đến
đồng bào dân tộc ít người còn thiếu hiệu quả Bên cạnh đó, còn nhiều khó
khăn trong ngăn chặn sóng của các đài phản động nước ngoài lọt vào nước ta.
Đó là mối nguy hiểm đặc biệt với vùng sâu, vùng xa, vùng tập trung đồng bào
dân tộc thiểu số với kiến thức còn hạn chế nên dễ bị xúi giục, kích động thực
hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Bon là, một bộ phận cán bộ làm công tác truyền thông tôn giáo do cònhạn chế về chuyên môn, chưa hiểu sâu sắc đời sống tôn giáo cũng như chínhsách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta Vì vậy, công tác truyền thông tôn giáo
đặc biệt với đối tượng chống phá cách mạng chưa được thực hiện tốt Ngoài
ra cơ sở vật chất, điều kiện tài chính còn nhiều khó khăn mà phạm vi cần đến truyền thông các hoạt động tôn giáo lại rất rộng lớn.
Năm là, các cơ quan quản lý luôn gặp khó khăn trong việc kiêm soát
35
Trang 40nội dung thông tin, nhất là những thông tin độc hại Hầu như bắt kỳ ai cũng cókhả năng tự xuất bản thông tin, sử dụng Internet như một môi trường truyền
bá, tấn công với độ lan tỏa, gây hiệu ứng đám đông khó lường.
Từ thực tế trên cho thấy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền
thông chính sách của Đảng, Nhà nước và các hoạt động tôn giáo phải kiên
quyết khắc phục, sửa chữa những bắt cập, hạn chế nêu trên Điều đó đòi hỏi ý
thức trách nhiệm, sự nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị,
trực tiếp là cấp uỷ, chính quyền các địa phương trong thực hiện truyền thôngtôn giáo, đặc biệt là phát huy vai trò của báo điện tử trong việc thông tin đấutranh với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
36