lan truyền của Hàn lưu trong giai đoạn Hạn chế văn hóa Hàn Quốc: Tập trung vàocác hoạt động fandom của bộ phim “Biên niên sử Arthdal” tại Trung Quốc” của tácgiả Kim Jeong Eun 2021,v.v.3
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI HUY MINH HOÀNG
LUẬN VĂN THAC SĨ CHAU A HỌC
Hà Noi— 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI HUY MINH HOÀNG
Luan văn Thạc si chuyên ngành: Châu Á học
Mã sô: 8310608.01
Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Thiếu Ngân
Hà Nội - 2023
Trang 3MỤC LỤC
09.) ý029 00005 3
LOI CAM 00 4
1 Lý do chọn đề tài - ¿5s s2 2EEEEEEEE211211211712112112111111 211211111111 5
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - G2 E2 11831133 E811 9v 1 1v ngư 6
2.1 Mục đích nghiên CỨU - 1 3 v19 91H HH HT nh nà nưệt 6 2.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - -. - 2c 3111991112111 9101 1 910191 ng key 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - - 2-2 + ++£++£+E£+£E£EE++E£EEtrxerxezrerrxerxee 7
3.1 Đối tượng nghiên CứỨu ¿2 t+SE+SE+EE2E2EEEEEEEEEEEEEE2121121171 7111112110 7
3.2 Phạm vi nghién CỨU 5< E2 3321183538831 8 891118911911 11 1 ng ng ve 7
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 2-2-2 22 ++£x+£E+zEzrserxeee 7
4.1 Phương pháp nghiên CỨU - <1 E31 8391183118911 9111 111911 1 ng 7
4.2 Nguồn tư liỆU ¿22 259 2EE2EEEEEE2EE2112217121121127121121121111 211.1 8
5 Bố cục của luận VAN v.eeeccecescssesececsesececsesesecsesesecsescecessveucacsvsucecscsusucarsvsucacsveneasavanene 8
CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CUU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
1.1 Tổng quan nghiên Cứu 2-2-2 £+S£E£+E£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrrer 9
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Hàn Quốc -2¿ + 5++xz+z++tx++zxz+zxeẻ 91.1.2 Tình hình nghiên cứu ở một số nước trên thế giới -. : -: 16
1.1.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam - x+sxtssereeeeserrerserske 17 1.2 Co ái ocraaia33ä3343 20
1.2.1 Tổng quan về hình ảnh quốc gia 2- 2 2 22 2+££+E+£E+£E+£xzzxzzeeẻ 201.2.2 Khái quát về sức mạnh mềm văn hóa 2-2 2 2+s2+s+£+2£++£++zz 221.2.3 Khái niệm về truyền bá văn hóa + 5c ©s++£+£+£xtEEzrrrxerxerreee 241.2.4 Khái quát về “Lan sóng văn hóa Hàn Quốc — Hallyu'” - 25Tiểu kết chương l -¿- 2-52 5£ SEÉEEEEE9EEEE12112112121711111111111 15111111111 cye 36
CHƯƠNG 2: VAI TRO CUA HALLYU TRONG QUÁ TRÌNH TRUYEN BA
HINH ANH QUOC GIA HAN QUỐC - Ác tt SH HH Hư, 37
2.1 Hình ảnh quốc gia Hàn Quốc tại các nước Châu A thông qua Hallyu 37
2.2 Đặc điểm của hình ảnh quốc gia Hàn Quốc tại Việt NÑam - 48
Trang 42.3 Thành công của Hallyu với việc truyền bá hình ảnh đất nước Hàn Quốc 59Tiểu kết chương 2 - 25s SE2EE2 1 E521215715112112112111151111111111111 111111111 62
TỪ HALLYU DOI VỚI VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG HÌNHANH QUOC GIA - - 2-5252 SE EEEE1911511211211111111111111111111 11111111111 g1e 64
3.1 Nguyên nhân dẫn đến thành công của Hallyu - 2-2222 +2 64
3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - c5 S13 siseresererrre 72
Tiểu kết chương 3 - 2-5251 2 E21 1 E1921511211211211 1111111111111 1 T111 11c 82
KẾT LUẬN 2-©22©52 2E EE2E21122127171121121111112112111111211 111111111 erre 84
TÀI LIEU THAM KHẢO ¿5E E9SE2EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE12117121 11211 xe 87PHU LUC: KHAO SAT MOI QUAN TÂM VE PHIM HAN QUỐC 94
Trang 5LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học nhan đề “Thành
công của Hallyu trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia Hàn Quốc — Một vài kinh
nghiệm cho Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi trong thời gian qua
dưới sự hướng dẫn của TS Đặng Thiếu Ngân Moi số liệu sử dụng dé phân tích trongluận văn ngoài phần do tôi thống kê, tất cả các số liệu khác đều có chú thích nguồn
rõ ràng Nội dung phân tích mang tính khách quan, trung thực, ý kiến chuyên giacũng được chú thích nguồn gốc rõ ràng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có
sự không trung thực khi sử dụng thông tin trong công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 16 tháng 2 năm 2023
Tác giả luận văn
Bùi Huy Minh Hoàng
Trang 6LỜI CẢM ƠNLời dau tiên, xin trân trọng cảm ơn TS Đặng Thiếu Ngân đã dày công hướng
dân em thực hiện luận văn thạc sĩ nay Trong suốt quá trình từ lựa chọn đề tài, thu
thập dữ liệu, lập dé cương, xử lý dữ liệu đến việc viết toàn văn, TS Đặng Thiếu Ngânluôn tận tình hướng dẫn, động viên và khích lệ em, đó là nhân to quan trọng tiênquyết giúp em hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô thuộc Khoa Đông phương học, trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng
dạy, chỉ bảo em trong thời gian học tập và nghiên cứu, giúp em có được những kiến
thức nên tảng và lý luận chuyên sâu dé ứng dụng trong công việc cũng như hoàn
thành luận văn thạc sĩ.
Em xin cảm ơn những người bạn học nhiệt huyết, chăm chỉ và luôn nhiệt tình
hỗ trợ em trong quá trình theo học cao học thạc sĩ tại khoa Đông phương học
Mặc dù kiến thức và khả năng lý luận của bản thân em còn nhiều thiếu sót vàhạn chế, nhưng được sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô nên luận văn
của em cuối cùng đã được hoàn thành
Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn Quy Thay Cô và các bạn hoc!
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hàn Quốc những năm 60, 70 của thế kỷ trước vẫn còn là một đất nước chịu
nhiều ảnh hưởng chiến tranh và gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế.Thời điểm đó, trong con mắt các nước trên thế giới, Hàn Quốc là một quốc gia nghèonàn, lạc hậu Mặc dù xuất phát điểm thấp như vậy, nhưng bằng sự nỗ lực không tưởng,Hàn Quốc đã vươn mình mạnh mẽ dé hiện tai đã và đang trở thành quốc gia có nềnkinh tế đứng thứ tư châu A và đứng thứ mười trên thé giới! Từ điểm tựa kinh tế, văn
hóa Hàn Quốc bắt đầu được truyền bá và lan rộng từ châu Á tới toàn cầu Từ đó khái
niệm “Lan sóng văn hóa Hàn Quốc — Hallyu” ra đời, có sức ảnh hưởng vô cùng tolớn đến sự nghiệp phát triển văn hóa các nước, nhất là các nước châu A, trong đó cóViệt Nam Cùng với “bệ phóng” Hallyu, quá trình xây dựng hình ảnh quốc gia đượcNhà nước và nhân dân Hàn Quốc hết sức trú trọng va coi đó như một chiến lược pháttriển đất nước, từ kinh tế ảnh hưởng đến văn hóa xã hội và ngược lại, văn hóa lại tác
động trở lại với kinh tế Kết quả của công cuộc phát triển đất nước này thê hiện rõ nét
qua mức độ phổ cập, phổ biến của Hàn Quốc trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xãhội, văn hóa.v.v, trên không gian ngày càng rộng và ảnh hưởng của Hàn Quốc ngàycàng lớn.
Cải cách hội nhập là cơ hội vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp hợp tác giao lưu
giữa các nước trên thế giới và Hàn Quốc đã tận dụng cơ hội này để một mặt tiếp thutinh hoa thành quả kinh tế, văn hóa xã hội của các nước, nhất là các nước tiên tiễntrên thế giới, một mặt quảng bá rộng rãi thành quả kinh tế, văn hóa ra thế giới Nhữngnăm gan đây, làn sóng “sinh Hàn” đã cuốn hút giới trẻ, trong đó có giới trẻ Việt Nam.Những ngôi sao ca nhạc, minh tinh điện ảnh Hàn Quốc trở thành thần tượng của rat
nhiều bạn trẻ Việt Nam và phim ảnh Hàn Quốc thu hút đông đảo khán giả Việt Nam,
những mốt trang phục mới, kiểu tóc mới đã nhanh chóng thông qua các con đường
truyền thông, nhất là phim ảnh và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ - một
lực lượng có sức tiêu dùng ngày càng lớn trên thị trường Theo đó, ngày càng nhiều
! Theo dữ liệu thống kê GDP từ The World Bank - https://data.worldbank.org/, truy cập ngày 06/02/2023
Trang 8mẫu mã, thương hiệu sản phẩm Hàn Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và sảnphẩm văn hóa Hàn Quốc đã phát huy hiệu quả giá trị kinh tế của nó Như vậy, với
những thành tựu mà Hàn Quốc đã đạt được đó, Hallyu dong vai trò gì, va quá trình
đó diễn ra như thế nào? Đó là câu hỏi có giá trị khoa học rất cao được giới nghiêncứu Hàn Quốc nói riêng cũng như giới nghiên cứu châu Á nói chung đặc biệt quan
tâm Một trong những mục đích nghiên cứu là rút ra bài học kinh nghiệm sáng giá
cho các nước trên thé giới
Với những lí do trên, tác giả đã lựa chọn Thành công của Hallyu trong việc
xây dựng hình ảnh quốc gia Hàn Quốc — Một vài kinh nghiệm cho Việt Nam làm đềtài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành châu Á học của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục dich nghiên cứu
Trong thời điểm rất nhiều nước đang trú trọng vào việc tuyên truyền, quảng
bá hình ảnh quốc gia, coi đó như một “mũi nhọn” trong chính sách đối ngoại và cũng
là một công cụ để tạo nên “sức mạnh mềm” cho đất nước hiện nay, việc Hàn Quốc
thành công trong công cuộc kiến thiết đất nước dưới tác động của bối cảnh toàn cầuhóa này như “kim chỉ nam” cho các nước khác noi theo Việt Nam là một đất nướckhông chỉ có những điểm tương đồng về văn hoá như Hàn Quốc, mà còn an chứanhững nội tại tiềm năng dé phát huy “sức mạnh mềm” Vì vậy mục đích của tác giảkhi thực hiện đề tài luận văn này phân tích những khía cạnh khác nhau, nhất là tầmảnh hưởng của Hallyu trong quá trình tuyén bá hình ảnh quốc gia, thông qua đó cóthé gợi ý những đường hướng dé Việt Nam tìm kiếm con đường riêng của mình, nhằmcủng cố và nâng cao vị thé của đất nước ta trên trường quốc tế
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dé hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, tác giả tập trung làm rõ một số van đề
cụ thê sau đây:
(1) Hallyu đóng góp những gi trong quá trình định hình và thay đôi của hình
ảnh quôc gia Han Quoc, và quá trình đó diễn ra như thê nào.
Trang 9(2) Lam sáng tỏ phương cách, tầm nhìn, định hướng của Hàn Quốc trong chiếnlược phát triển, quảng bá hình anh đất nước con người Hàn Quốc thông qua Hallyu,
đặc biệt trên phương diện phim truyền hình
(3) Chỉ ra nguyên nhân của sự thành công này và rút ra kinh nghiệm quý báu
cho chiến lược quảng bá hình ảnh ra thế giới của Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hình ảnh quốc gia Hàn Quốc tại các
quốc gia trên thế giới, tập trung vào các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam; vai trò
của Hallyu đối với công cuộc truyền bá hình anh đất nước, con người Hàn Quốc trêntrường quốc tế; nguyên nhân dẫn đến thành công là gì Từ đó rút ra bài học kinhnghiệm cho Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khô một luận văn thạc sĩ, nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào
đặc điểm, sức ảnh hưởng, nguyên nhân dẫn đến thành công của Hallyu tại một số
quốc gia Chau A nói chung và Việt Nam nói riêng Những đóng góp của Hallyu trongcông cuộc truyền bá hình ảnh quốc gia Hàn Quốc thông qua một số lĩnh vực tiêu biêunhư phim truyền hình, K — POP,v.v
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả vận dụng những phương pháp và
thủ pháp nghiên cứu như sau:
(1) Phương pháp khái quát hoá, miêu tả để đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hìnhnghiên cứu Hallyu cũng như dựng lên bối cảnh vị thê của Hallyu trên thế giới, qua
đó làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu;
(2) Phương pháp mô ta phân tích và tong hop, dùng dé thống kê, từ định lượng đến
định tính, phân tích các kết quả thu thập, làm sáng tỏ sự đúng đắn về đường hướng
phát triên dat nước của Han Quoc;
Trang 10Ngoài ra, luận văn cũng vận dụng các thủ pháp khác như khảo sát điều tra dé
có thêm những góc nhìn khách quan cho đề tài
4.2 Nguon tư liệu
Đề tài lựa chọn các tư liệu nghiên cứu về Hàn Quốc, Hallyu đã được công bố,liên quan đến các vấn đề về các con đường quảng bá hình ảnh đất nước, hiệu quả kinh
tế văn hóa thông qua phim truyền hình,v.v, coi đó làm ngữ liệu chính dé thực hiện
luận văn.
Đề có thêm những sự đánh giá khách quan về mức độ ảnh hưởng của Hallyuđối với khán giả, nhất là giới trẻ Việt Nam, tác giả tiến hành một cuộc khảo sát bằngbảng hỏi với 300 học sinh, sinh viên một SỐ CƠ SỞ giáo dục trên địa bàn Hà Nội Nộidung bang hỏi và phỏng vấn sâu ghi trong phụ lục I Thời gian khảo sát từ ngày 8tháng 1 năm 2023 đến 22 tháng 1 năm 2023 Phương thức khảo sát thông qua hìnhthức, điền bảng hỏi trực tuyến
5 Bố cục của luận văn
Nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Vai trò của Hallyu trong quá trình truyền bá hình ảnh quốc gia Hàn Quốc.Chương 3: Nguyên nhân thành công và bài học kinh nghiệm từ Hallyu đối với công
cuộc xây dựng hình ảnh quốc gia Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là nơi khai sinh ra làn sóng Hallyu, vì vậy giới học thuật củaquốc gia này rất tích cực nghiên cứu nhăm tìm cách lý giải cho nguyên nhân của sựpho biến nhanh chóng văn hóa đại chúng Hàn Quốc ra nước ngoài Van đề này khôngchỉ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về văn hóa mà còn kéo theo các nhànghiên cứu đa lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật, v.v Trong khoảngthời gian những năm 20 của thế kỷ XXI, Haliyw trở thành đề tài nghiên cứu trọng tâm,thường xuyên của giới chuyên môn thông qua việc liên tục xuất bản những đầu sách,bài viết nghiên cứu về Hallyu Xét về lượng các công trình nghiên cứu hữu quannhững năm gan đây, theo trang mang http: //dI.nanet.go.kr/, tại Thư viện điện tử Quốchội Hàn Quốc đã thu thập được 2417 công trình nghiên cứu có liên quan đến Hallyu
bao gồm luận văn, bài báo và tư liệu khoa học được công bố trong 5 năm từ 2017 đến
2021 Cụ thê số lượng công trình từng năm được thể hiện trong bảng kê sau:
Nguồn: >8} 4l 5} + 3}3?- http: //dl.nanet.go.kr/, truy cập ngày 25/12/2022
Bảng 1.1: Bảng thống kê thành quả nghiên cứu Hallyu ở Hàn Quốc
Đơn vị: công trình
Trang 12BIEU DO SO LƯỢNG CÁC NGHIÊN CỨU VE HALLYU
TẠI HAN QUOC
—©—Bài báoKH =#—Luận vănKH _—=&—Sách, ấn phẩm
Nguồn: >-Š} 4A} A] #- http: //dl.nanet.go.kr/, truy cập ngày 25/12/2022
Biểu đô 1.1: Sự biến động về số lượng các nghiên cứu về Hallyu tại Hàn Quốc
Đơn vị: công trình
Từ biểu đồ phía trên, có thê thấy, thành quả nghiên cứu của các học giả HanQuốc về van đề Hallyu trước hết phong phú về loại hình, số lượng có thể coi là đồ sộ
Về tương quan giữa các năm, có thê thấy, số lượng các bài nghiên cứu có sự biến
động qua từng năm, nhưng xu hướng nghiên cứu về chủ đề này tại thời điểm hiện tạiđang có dấu hiệu giảm sút Nếu nhìn một cách khái quát về tổng số lượng các côngtrình nghiên cứu trong vòng 5 năm gan đây, có thé thay, năm 2017 đạt cao nhất vớitổng số 588 công trình, nhưng ngay năm kế tiếp, vào năm 2018 đã đột ngột giảm
xuống còn 470 công trình, tức xấp xỉ 20,1% Mặc dù sang năm 2019 đã tăng lên 485
công trình nhưng các năm sau đó lần lượt giảm xuống còn 453 công trình vào năm
2020 và 421 công trình vào năm 2021 Nếu xem xét cụ thể vào các loại hình nghiên
cứu, thấy rằng, sỐ lượng bài báo khoa học luôn đạt con số cao nhất, đỉnh điểm là năm
2017 với 430 công trình, nhưng đã giảm mạnh vào những năm sau đó, cụ thé đến năm
2021 chỉ còn 301 công trình Tương tự đó là sỐ lượng các luận văn thạc sĩ và luận ántiễn sĩ, cũng ghi nhận chiều hướng giảm từ 83 công trình vào năm 2017 xuống còn
10
Trang 1343 công trình vào năm 2021 Về số lượng sách được xuất bản trong thời gian này mặc
dù đã ghi nhận chiều hướng tăng từ năm 2017 đến năm 2020, cụ thể là từ 75 ấn phẩmlên 105 ấn phâm Tuy nhiên, không nằm ngoài xu hướng chung, đến năm 2021, sốlượng sách đã giảm xuống còn 77 ấn phẩm, tức 26,7%
Có thé thấy, sở dĩ thành quả nghiên cứu về Hallyu có sự biến động như thế là
vì hai lý do sau Thứ nhất, khi mới nổi lên như một hiện tượng văn hóa mới lạ và hap
dẫn, Hallyu thu hút đông đảo giới nghiên cứu quan tâm, và cùng với sự ảnh hưởng
của trào lưu văn hóa đó, giới nghiên cứu cũng dày công hơn cho “trăm hoa đua nở,
nhà nhà đua tiếng”, số công trình nghiên cứu bùng phát và có xu thế tăng Sau đó một
số năm, sức “nóng” cua Hallyu giảm dần, các sự kiện văn hóa, xã hội khác có sứchấp dẫn hơn Thứ hai, những năm đầu, thành quả nghiên cứu đã đạt mức phong phú
về lượng, sâu sắc về chất, nghiên cứu sau đó cần kế thừa và phát triển, độ khó tănglên, nghiên cứu đòi hỏi chuyên sâu hơn Vì thế, thành quả nghiên cứu về Hallyu trên
đất nước Hàn Quốc dưới các dạng bài báo khoa học và luận văn, luận án hoặc sáchbáo, ấn phâm là đi theo xu hướng giảm dần theo thời gian
Cụ thể hơn, khi đi sâu vào thống kê, tìm hiểu về nội dung của các công trìnhnghiên cứu về Hallyu trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021, có thé thấy đượckhuynh hướng của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc ở thời điểm gần đây thường tập
trung vào các vấn đề chủ đạo sau:
(1) Những đặc điểm của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc mới
Trong những năm dau thế kỷ XXI, thời điểm làn sóng Hàn Quốc đang bat đầuđược định hình trong khu vực, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã đưa ra một số gócnhìn khái quát về hiện tượng này Có thể ké đến như bai viết “Hallyu và văn hóa đại
chúng châu Á” của tác giả Jo Han Hye (2003), “Sự lựa chọn văn hóa của Đông Á,
làn sóng Hàn, ngôi sao năm cánh” của tác giả Baek Won Dam (2004), “Dòng chảy
văn hóa châu A và Hallyw” của tác giả Jeon Kyu Chan va Yoon Tae Jin (2005), “Cau
chuyện về làn sóng văn hóa Hàn Quốc” của tác giả Kang Cheon Geun (2005), v.vHướng nghiên cứu chủ đạo của những bài viết này đó là đặt văn hóa Hàn Quốc trongbối cảnh văn hóa đại chúng của châu A, dé thay được những điểm tương đồng cũng
11
Trang 14như di biệt, qua đó định hướng người đọc tới một góc nhìn khái quát sự hình thành của Hallyu.
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, song song với sự thay đổi khôngngừng của thời đại, Hallyu cũng đã có những bước chuyền mình để hòa nhập với xuthé chung của thé giới Những bước chuyên mình đó cũng đã trở thành đề tài đượcnhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra những bài viết chất lượng như “Hàn lưu4.0, Tân Hàn lưu là hiện tượng văn hóa đại chúng như thế nào?” của tác gia ChoiHyun Chul (2021), “Hàn lưu thôi làn gió mới đến thé giới” của tác giả Kwon Hyeok
Uk (2020), “Nhìn thay con đường mới của Hàn lưu” của tác giả Kim Jeong Hwan
(2021),v.v Những bài viết này đã chỉ ra sự đa dạng về lĩnh vực cũng như cách thứctruyền bá của hiện tượng Tân Hàn lưu trong thời đại mới Đây là phương thức hiệuqua dé Hàn lưu tự làm mới và duy trì mức độ ảnh hưởng, phổ biến trên toàn thế giới.Làn sóng văn hóa Hàn Quốc qua nhiều năm vẫn chưa cho thấy dấu hiệu suy yếu mà
luôn giữ được sự ồn định “song sau xô sóng trước” Điều này cũng được một số tácgiả đề cập tới trong bài viết như: “Tân Hàn lưu, tiếp nối cơn sốt Hàn lưu trên toàn
cầu: Kế hoạch thực hiện chính sách quảng bá Tân Hàn lưu: Bộ văn hóa, thể thao và
du lịch” của tác giả Lee Jun Ho (2020), “Hàn lưu tại Nhật Bản: Làn sóng văn hóa
Hàn Quốc bùng né trở lại?” của tác giả Kim Joo Young (2020),v.v Với tiềm năng
vẫn còn có thé khai thác như thế, các chuyên gia thé hiện suy nghĩ về hướng đi cho
tương lai, làm thế nào đề duy trì, quản lý phù hợp, cũng như xác định được hướng điđúng dan kế tiếp cho Tân Hàn lưu Đây cũng là nhiệm vụ tối quan trọng đối với chínhphủ Hàn Quốc trong giai đoạn tới
(2) Tiềm năng quảng bá, truyền thông của Hallyu trong boi cảnh thời đại 4.0
Trong bối cảnh thời đại của công nghệ thông tin đang ngày càng phat triển,chuyển đổi số trở thành xu thế chung trên toàn thế giới, với vị thế của một cường
quốc công nghiệp, Hàn Quốc đã tận dụng được lợi thế về tiềm lực kinh tế cũng như
kỹ thuật của mình dé phát huy tối đa sức lan tỏa của Hallyu Đặc biệt, vào năm 2020,
ca thé giới phải chịu những anh hưởng nặng né bởi dịch bệnh COVID-19, giai đoạnnày càng cho thấy được tầm quan trọng không gian mạng, quá trình số hóa cũng được
12
Trang 15đầy nhanh tốc độ phát triển Chính vì vậy, trong khoảng thời gian này, một số học giả
đã trình bày những nghiên cứu về việc tận dụng tốc độ phát triên nhanh chóng của
chuyền đổi số dé gia tăng mức độ phổ biến của Hallyu, biến những bat lợi, hạn chế
của thời cuộc trở thành ưu thé, động lực của bản thân Một số bài viết tiêu biểu có thé
kể đến như: “Sự thay đổi trong phương thức truyền thông của Hàn lưu trong thời đại
kỷ nguyên kỹ thuật số: Vai trò ngày càng tăng của Netflix” của tác giả Jin Dal Yong(2021), “Chủ đề K — Food của Hàn lưu gia tăng mức độ phô biến trong giai đoạn dich
bệnh Corona 19” của tác gia Lee Ji Yeon (2020), “Netflix và Hàn lưu trong giai đoạn
dịch bệnh COVID — 19” của tác giả Kim Min Jeong (2020), “Phân tích yếu tố thành
công của ‘K — POP — Làn sóng văn hóa Hàn Quốc mdi’ và nghiên cứu về tam quantrọng của phương tiện truyền thông thông minh dé duy trì Hàn lưu” của tác giả ParkHyun Kyu (2020),v.v Các bài viết này đề cao vai trò kết nối của các phương tiệnthông tin trên không gian mạng, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang phải cách ly dotình hình dịch bệnh, từ đó dẫn dắt khán giả đến với các nội dung liên quan đến Hàn
Quốc Phía Hàn Quốc cũng đã hoàn thành tốt việc sáng tạo những nội dung phù hợp
và thu hút được sự chú ý của người xem, qua đó mang lại mối quan tâm từ phía người
xem tới Xứ sở Kim Chi.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng có sự quan tâm đặc biệt về tầm ảnh
hưởng của Hàn lưu đến thị trường Trung Quốc Nhắc tới Trung Quốc, đây là một thị
trường vô cùng rộng lớn và tiềm năng nhưng với bề dày lịch sử cũng như sự tự tônvăn hóa dân tộc thì việc xâm nhập văn hóa nước khác vào quốc gia này là rất khó
khăn Đặc biệt trong quan hệ ngoại giao Hàn — Trung giai đoạn năm 2016, Trung
Quốc đã ban bố Lệnh cam đối với văn hóa Hàn Quốc do những bat đồng về mặt chính
trị Ké từ đó, sức ảnh hưởng của Hàn lưu tại quốc gia này mặc dù vẫn tồn tại nhưng
ngày càng giảm Tuy nhiên, đến giai đoạn năm 2020, Trung Quốc cũng đã dỡ bỏ mộtphan lệnh cắm này Một vài nguyên nhân góp phan dan tới quyết định này của TrungQuốc cũng được các tác giả đưa ra phân tích trong các bài viết như: “Ảnh hưởng củaviệc truyền bá Hàn lưu trên Internet tại Trung Quốc và sự phát triển của nó” của tácgiả Park Jong Yeon (2021), “Vai trò và tầm quan trọng của Fan và Fandom trong sự
13
Trang 16lan truyền của Hàn lưu trong giai đoạn Hạn chế văn hóa Hàn Quốc: Tập trung vàocác hoạt động fandom của bộ phim “Biên niên sử Arthdal” tại Trung Quốc” của tácgiả Kim Jeong Eun (2021),v.v.
(3) Phân tích mức độ anh hưởng của Han lưu đến hành vi, tâm lý con ngườiTrong khoảng thời gian những năm 2010 đến năm 2015, giai đoạn Hallyu bắtdau được phô biến mạnh mẽ trên toàn thế giới, mối quan tâm của các học giả tậptrung vào những vấn đề vĩ mô như nghiên cứu tầm ảnh hưởng của Hallyu đến các vẫn
đề chính trị, kinh tế, xã hội ở trong và ngoài nước Tuy nhiên, thời gian gần đây, thông
qua việc khảo sát, thống kê các bài viết từ năm 2020 đến năm 2021, có thé nhận thay
rằng hướng nghiên cứu trọng tâm đang được tập trung vào phân tích sức ảnh hưởngcủa Hallyu đến hành vi, tâm lý của con người Từ đó làm rõ các nguyên nhân dẫn tới
sự thay đổi tích cực cũng như tiêu cực của các vấn đề lớn hơn Các lĩnh vực trọng
tâm như âm nhạc, phim ảnh, ầm thực,v.v, đóng vai trò quan trọng giúp Hallyu lan tỏanhanh chóng ra toàn thế giới Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu đưa ra là do các
lĩnh vực này đều tận dụng tốt khả năng của các phương tiện truyền thông hiện đại,
giúp cho việc tiếp cận tới khán thính giả được chủ động và trực tiếp Điều này khôngchỉ thu hút mối quan tâm tới một lĩnh vực nhất định mà còn kích thích mối quan tâmsang các lĩnh vực khác của Hallyu Cụ thé những phân tích này đã được các học giả
nhắc tới trong các bài viết như “Nghiên cứu sức ảnh hưởng trong nhận thức của người
Nhật Bản về K — Musical Hallyu đến sự quan tâm về các thương hiệu quốc gia HànQuốc” của tác giả Shin Ji Yun (2021), “Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhận thức,
mức độ hai lòng, động lực xem K — POP Hàn lưu” của tác gia Park Jeong Bae, Hwang
Seo I (2020), “Ảnh hưởng của hình ảnh Hàn Quốc và các ngôi sao Hàn lưu đến ýđịnh xem phim truyền hình và phim điện ảnh Hàn Quốc của nữ giới ở Việt Nam” củatác giả Phan Thị Quế Minh, Jeon Bum Soo (2021), “Ảnh hưởng về mặt tâm lý củangười xem nội dung về Hàn lưu đến thái độ và sự tiếp nhận của K — Food” của tácgiả Kang Seon Ah, Lee Soo Bum (2020).
Về mức độ ảnh hưởng của Hallyu, ở từng khu vực, từng quốc gia đều có sựkhác biệt, vì thế các nghiên cứu thường lấy đối tượng khảo sát tại một quốc gia nhất
14
Trang 17định Hầu hết các quốc gia đều đã trở thành đối tượng nghiên cứu thông qua loạt bài
“Phân tích chuyên sâu về Hàn lưu” được đăng trên tạp chí Hallyu Now vào năm 2021
Ngoài ra, các tác giả cũng dành nhiều sự quan tâm hơn tới một số khu vực đặc biệt
Với việc nhận biết được tiềm năng to lớn từ thị trường Trung Quốc, các học giả tươngđối ưu ái việc nghiên cứu kỹ lưỡng tâm lý, hành vi của khán thính giả Trung Quốc.Các nghiên cứu nổi bật có thé ké đến như: “Khảo sát phản ứng về Hàn lưu của giớitrẻ trong độ tuổi 20 tại Trung Quốc: Tập trung vào quan điểm của họ về dat nước và
sự tiếp nhận những điều mới lạ” của nhóm tác giả Hwang In Seok, Kim Do Hyung,Kim Hwa Kyung (2020), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng nội dung truyềnthông Hàn lưu, hình ảnh đất nước Hàn Quốc và ý định thăm quan Hàn Quốc: Khảosát đối với sinh viên đại học ở Trung Quốc” của tác giả Kim In Sook (2020), luận vănthạc sĩ “Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thái độ của sinh viên đại họcTrung Quốc đối với phim truyền hình Hàn Quốc” của tác giả Ziyang Wang (2021),v.v
Các tác giả đã tập trung vào giới trẻ, đối tượng tiếp cận chủ yêu mà Hallyu hướng tới,
dé tìm hiểu cách thức Hallyu tiếp cận với họ và thái độ của họ khi tiếp nhận những
trào lưu văn hóa mới Qua đó đưa ra được những gợi ý về hướng đi cho giai đoạn tiếptheo của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Ngoài đối tượng trẻ, trong luận văn thạc sĩ về
“Ảnh hưởng của mức độ yêu thích các nội dung Hàn lưu đến mức độ hài lòng về hình
ảnh Hàn Quốc và du lịch Hàn Quốc: Tập trung vào khách du lịch Trung Quốc”, tác
giả Oh Ah Hye (2020) đã nhằm vào nhóm đối tượng đa dạng hơn về lứa tuổi, và tácgiả cũng đã đưa ra một góc nhìn mới lạ thông qua việc đặt ra một câu hỏi rằng hiệntrạng thực tế của Hàn Quốc so với hình ảnh trình chiếu trên các phương tiện thôngtin đại chúng liệu rằng đã đáp ứng được như kỳ vọng của khách du lịch hay chưa
Ngoài ra, Việt Nam với vị thế là đối tác chiến lực của Hàn Quốc, cũng trở thành khuvực được nhiều tác giả nhắc tới như nhóm tác giả Trần Thị Bảo Yến, Kim Won
Gyeom, An Young Jik (2020) với bài viết “Anh hưởng của các nội dung Hàn lưu đến
ý định mua mỹ phẩm Hàn Quốc của người tiêu dùng Việt Nam”; hay nhóm tác giảKang Young Hoon, Lee Ha Kyung, Kim Woo Bin (2020) với bài viết “Nghiên cứu
15
Trang 18về sự tiếp nhận văn hóa Hàn lưu và định hình tiêu chuẩn về vẻ đẹp của các nữ du học
sinh Việt Nam”.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở một số nước trên thế giới
Được hình thành vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX và nhanh chóng tạo ra sựlan tỏa rộng rãi vào những năm dau thế kỷ XXI, thời điểm này cũng đánh dấu hiệntượng Hallyu bắt đầu trở thành dé tài được đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm
Do thời kỳ đầu của làn sóng Hallyu chi ảnh hưởng nhiều tại khu vực Đông A, vì thé
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phương Tây về hiện tượng này chưa nhiều mà
chủ yếu các bài viết đến từ các tác giả Hàn Quốc, cũng như các tác giả của một số
quốc gia lân cận như Trung Quốc, Nhật Ban, Dai Loan Ngoài ra, Haliyu cũng nhậnđược sự quan tâm sâu sắc từ các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, TháiLan, Philippines v.v.
Trước hết, thep tìm hiểu của tác giả qua tra cứu tư liệu trên trang Zhongguo
zhiwang!, được biết nghiên cứu về Hallyu ở Trung Quốc đã hình thành từ năm 1999,
và liên tục tiếp diễn cho tới nay Tuy nhiên, thành quả mỗi năm có sự biến động Nếu
coi năm 1999 là mốc khởi điểm, thành quả các năm tiếp đó tính theo tỷ lệ phần trăm
thì năm 2002 đã đạt mức khoảng 90%; năm 2006 đạt 190% Sau năm 2006, thành
quả nghiên cứu liên tục giảm và giữ mức khoảng 70% trong suốt những năm 2009
đến 2013, và đạt mức cao đột phá vào năm 2014, lên tới 210% Sau đó, thành quả
nghiên cứu về Hallyu lại giảm dần và trở về mức thấp, khoảng 45% vào những năm
2017 — 2018 Căn cứ vào số liệu này, có thé thay, Hallyu ở Trung Quốc trong khoảng
20 năm liền đã trải qua hai đỉnh cao: đỉnh cao thứ nhất vào năm 2001 — 2002, sau khi
bộ phim Bản tinh ca mùa đông được trình chiếu; đỉnh cao thứ hai vào năm 2013 —
2014 với sự xuất hiện của bộ phim Vi sao dva anh tới Chi tính riêng năm 2018, ởTrung Quốc đã xuất hiện 12 bài viết đăng trên Tạp chí chuyên ngành, Hội thảo Khoa
học và luận văn chat lượng cao, là thành quả nghiên cứu chủ yếu về Hallyu
Ở Nhật Bản, nghiên cứu về Hallyu cũng đạt được nhiều thành quả đáng ké.Theo tra cứu cua tác giả trên trang mạng về Luận văn khoa học (http://ci.nii.acjp/),
! http: /Awww.cnki.net/
16
Trang 19cho thấy, số lượng bài viết về Hallyu năm 2005 là lớn nhất, lên tới 180 bài Thànhquả đó đánh dau sự thành công của bộ phim Bán tinh ca mùa đông được trình chiếu
và nhận được sự tán dương của đông đảo khán giả và các nhà nghiên cứu Nhật Bản,
mở đầu cho sự nở rộ của phim truyén hình Hàn Quốc trên đất nước mặt trời mọc Sau
đó, cũng như tình hình chung của thế giới, thành quả nghiên cứu của Nhật Bản vềlĩnh vực này giảm dần, năm 2009 chỉ có hơn 20 bài, năm 2011 tăng lên 80 bài, đếnnăm 2015 lại giảm xuống hơn 20 bài
Nhìn từ tong thể, thành quả nghiên cứu về Hallyu ở các nước trên thé giới, cụ
thé tại một số quốc gia Châu A tiêu biểu như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, có
khuynh hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2006, sau đó giảm dần vào nhữngnăm sau Về nội dung, những năm đầu, hầu hết các nghiên cứu chưa trực tiếp sử dụng
thuật ngữ Hallyu, sau đó, thuật ngữ này được phổ biến và trở thành một trong những
từ khóa của mỗi công trình nghiên cứu Quá trình hình thành, đặc điểm và sức ảnh
hưởng của Hallyu, nguyên nhân của sự ảnh hưởng đó là những nội dung được các
học giả đi sâu phân tích, đánh giá Y kiến của các học giả cũng có phần khác nhau,
Hallyu có khi được coi là hiện tượng tích cực, mang lại ảnh hưởng tích cực, song
cũng có ý kiến cho rang, đó là sự ảnh hưởng tiêu cực Chang hạn như Vu Tịnh (F484,
2018) với bài viết nhan đề Phân tích hiện tượng “Hàn hóa ác tính” của từ vựng tiếngHán hiện đại, đăng trên Tạp chí học viện Hong Hà Tác giả bài viết sử dụng thuậtngữ “ác tính” đủ để thể hiện thái độ của mình đối với sự ảnh hưởng tiêu cực củaHallyu đôi với ngôn từ trong giao tiếp bản ngữ của người Trung Quốc Nhìn chung,các nghiên cứu khác phan lớn đều phân tích sự ảnh hưởng của Hallyu trên hai phươngdiện: tích cực và tiêu cực Những nghiên cứu này đã gợi mở cho tác giả rất nhiều khithực hiện đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ này
1.1.3 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Như chúng ta đã biết, Hàn Quốc những năm gần đây ngày càng phát triển vượt
bậc về mọi lĩnh vực, trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ tư châu Á và đứng
thứ mười trên thế giới Thành quả đó đáng dé các nước trên thế giới, nhất là các nước
châu A trong đó có Việt Nam nghiên cứu và học tập Nghiên cứu vê ngôn ngữ - văn
17
Trang 20hóa và đất nước con người Hàn Quốc ở Việt Nam từ sau cải cách hội nhập ngày càngnhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu ngôn ngữ - văn hóa và giảng dạy tiếngHàn.
Trước hết, về thành quả nghiên cứu quan điểm và đối sách của các quốc gia
và vùng lãnh thé trong cộng đồng châu A, phải nói đến cuén Đối sách của các quốcgia và vùng lãnh thé ở Đông Bắc A và sự gia tăng quyền lực mém do Hoang MinhLợi chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2013; tiếp đó là cuốnQuan điểm và đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ Đồng Bắc Á về triển vong
hình thành mô hình cộng đồng Đông A do Dương Minh Tuan chủ biên, Nha xuất ban
Khoa học Xã hội xuất bản năm 2014 Trong hai công trình nghiên cứu này, các tácgiả đã tập trung phân tích hiện trạng và mối quan hệ giữa các quốc gia khu vực châu
A trong bồi cảnh hội nhập quốc tế, trên cơ sở đó bàn luận về đối sách của một số quốcgia Đặc biệt là các nghiên cứu này đã phân tích về vai trò và ảnh hưởng của quyềnlực mềm, đồng thời dự đoán triển vọng của mô hình cộng đồng Đông Á trong tươnglai Tác gia Bùi Nam Khánh (2019) công bố bài viết Yếu tố Trung Quốc tạiCampuchia và tác động đối với Việt Nam trên Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, Số 5,Tập 35 Trong đó, tác giả phân tích ảnh hưởng của Trung Quốc đối với sự phát triểnkinh tế, văn hóa, xã hội của Campuchia Trên cơ sở đó, tác giả liên hệ đến Việt Nam
và chỉ ra sự ảnh hưởng mang tính lan truyền, liên đới Tuy nghiên cứu này không đề
cập đến Hallyu, nhưng kết quả nghiên cứu cũng liên quan và có những gợi mở cho
tác giả thực hiện đề tài này
Về thành quả nghiên cứu trực tiếp vấn đề Hallyu và ảnh hưởng của Hallyu,gan đây đã có nhiều bài viết về Hallyu được đăng trên Tạp chí Hàn Quốc thu hút sựchú ý của độc giả, tiêu biểu là tác giả người Hàn Quốc Kim Myeong Hye (2012) vớibài Han lưu giữa ngã ba đường — Hiện trạng và những ton tại của Hàn lưu; tiếp 46
là tác giả Lý Xuân Chung (2012; 2013) công bố hai bài viết nhan đề Anh hưởng của
Hàn lưu đến các nước châu Á và nguyên nhân và Hàn lưu tại một số nước châu Á
Trong các nghiên cứu này, tác giả trên co sở khái niệm Han /zu, khang định vai trò
và sức ảnh hưởng của nó đôi với một sô nước châu A, khiên cho nhiêu nước coi mô
18
Trang 21hình phát triển của Hàn Quốc trên một hoặc một số lĩnh vực làm đường hướng, mụctiêu phát triển đất nước của mình Qua đó, tác giả đã bước đầu bàn luận về nguyên
nhân tạo ra sức ảnh hưởng đó Tiếp đó là tác giả Đặng Thiếu Ngân (2014) công bố
bài viết Làn sóng Hallyu ở Việt Nam Đặc biệt, tác giả Đặng Thiếu Ngân (2017) đãbảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Văn hóa học nhan đề Anh hưởng của văn hóa HànQuốc (Hallyu) đối với văn hóa Việt Nam đương đại Trong công trình này, trên cơ sởđiểm lại đặc trưng của văn hóa truyền thống Hàn Quốc và xu thế phát triển của nó,tác giả đi sâu phân tích tầm ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đối với văn hóa Việt
Nam hiện nay qua những cứ liệu thực tế Qua nghiên cứu, tác giả khẳng định tính ưu
việt trong chiến lược quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra thế giới trong đó có Việt Namqua những sản phẩm kinh tế, văn hóa xã hội và du lịch Tiếp đó là nghiên cứu của haitác giả Trần Thị Hường va Cao Thị Hải Bắc (2015) với nhan đề Anh hưởng của Hànlưu tại Việt Nam: Nhìn từ góc độ liên ngành Đây là một phần thành quả của nghiên
cứu dự án Nghiên cứu về hiện tượng Han lưu trong đời sống văn hóa Việt Nam do
Hội nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam (KRAV) thực hiện với sự tàitrợ của Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam hoàn thành vào cuối năm 2014.Trong nghiên cứu này, thông qua khảo sát, băng số liệu cụ thể, các tác giả đã khăngđịnh vị trí hàng đầu của Hàn Quốc trong sự lựa chọn của người Việt Nam, nhất làgiới trẻ, chang hạn như ở lĩnh vực hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, thời trang, đồ điện tử và
cả phương tiện vui chơi giải trí như game trực tuyến,v.v Trong đó, thời trang và mỹphẩm Hàn Quốc được người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn với tỉ lệ 73%, trong khi đó,thời trang và mỹ phẩm của Nhật Ban đứng vị trí thứ hai với 50%; Thái Lan với 40%
và Trung Quốc ở vị trí cuối cùng với 30% Con số ấy đủ để minh chứng cho ảnh
hưởng của Hallyu với Việt Nam trước hết ở lĩnh vực thời trang là rất to lớn Nghiêncứu về công nghiệp văn hóa thời kỳ hội nhập và rút ra bài học cho quốc tế trong đó
có Việt Nam, phải kể đến Tạ Thị Lan Khanh (2019) với nghiên cứu trường hợp HànQuốc, nhan đề Hội nhập toàn cau hóa qua công nghiệp văn hóa — Bài học từ Han
Quốc.
19
Trang 22Ngoài ra, còn có các tác giả như Phan Thị Oanh (2014) với bài biết Ý nghĩacủa Hàn lưu đối với xã hội Việt Nam cũng là một nghiên cứu tập trung phân tích khía
cạnh ảnh hưởng của làn sóng kinh tế, văn hóa Hàn Quốc đối với xã hội Việt Nam
Phan Thị Thu Hiền (2012) với Sự tiếp nhận và ảnh hưởng của làn sóng văn hóa HànQuốc trong giới trẻ Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát ý kiến học sinh, sinh viên);Nguyễn Thị Thắm (2014) với Một số tác động của Hàn lưu đối với Việt Nam — Nhìntrên góc độ văn hóa xã hội; Trương Văn Minh (2012) với Đài truyền hình Thanh pho
Hồ Chí Minh và quá trình làn sóng Hàn Quốc thâm nhập Việt Nam qua phim truyện
truyền hình,v.v Những nghiên cứu này đều trực tiếp bàn về ảnh hưởng của Hallyu
đối với Việt Nam, có giá trị tham khảo cao đối với tác giả trong quá trình thực hiện
luận văn này.
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Tổng quan về hình ảnh quốc gia
1.2.1.1 Khái niệm hình ảnh quốc gia
Về khái niệm “Hình ảnh quốc gia” cũng đã có một số tác giả trên thế giới đềcập tới định nghĩa này trong các nghiên cứu của mình Theo quan điểm của tác giảPhilip Kotler thì “Hình ảnh quốc gia là tổng hợp các niềm tin và những ấn tượng của
con người lưu giữ về một địa danh hay một quốc gia Hình ảnh này thâu tóm toàn bộ
những thông tin về đất nước” (Philip Kotler, David Gertner, Country as brand,
product and beyond: A place marketing and brand management perspective,
Routlege, 2004, t.IL, tr.49) Tác giả Banh Tân Lương cũng nhấn mạnh một quan điểmrằng “Hình ảnh quốc gia là tài sản vô hình, khó lấy tiêu chuẩn cụ thé dé đánh giá.”(Bành Tân Lương, Ngoại giao văn hoá và sức mạnh mềm Trung Quốc: Một góc nhìn
toàn cầu hoá, Sdd, tr.439) Đối với các tác giả Hàn Quốc, khái niệm về hình ảnh quốcgia được tác giả Seo Soo Yeon đưa ra tạm dịch như sau “Hình ảnh quốc gia là sự
phản chiếu của quốc gia đó dựa trên khái niệm của hình ảnh (image), được xác định
là hình tượng hình thành dựa trên những thông tin đa dạng của con người về một quốc
gia nào đó.” (Seo Soo Yeon, Nghiên cứu về phương án quảng bá quốc gia thông quaviệc phát triển hình ảnh văn hoá, 2000, tr.14) Hoặc nêu miêu tả cụ thé hơn thì tác
20
Trang 23giả Hwang Bong Yeon cho rằng “Hình ảnh quốc gia là một tập hợp các đặc điểm nỗibật của một quốc gia bao gồm lich sử, chính tri, văn hoá, ngoại giao, kinh tế, xã hội,nghệ thuật và thé thao.” (Hwang Bong Yeon, Nghiên cứu về hình ảnh quốc gia HànQuốc trên các bài báo tờ New York Times — Phân tích nội dung các bài báo trong 3
năm 1982, 1992, 1993, 1994, tr.10).
1.2.1.2 Yếu tô cấu thành hình ảnh quốc gia
Tác giả Yeom Sung Won (Nghiên cứu về chiến lược nâng cao hình ảnh quốcgia, 2002, tr.27-28) đã tổng hợp được một số nhận định về các yêu tố hình thành hình
ảnh quốc gia, trong đó có thể thấy được có sự khác nhau về quan điểm của các học
giả Cụ thể trong bài nghiên cứu đã trích dẫn lại quan điểm của một số tác giả nhưsau: Tác giả Kelman (1965) chỉ ra 6 yếu tố bao gồm yếu tố xã hội, yếu tố tâm lý, sựtương đồng văn hoá, áp lực mang tính quốc tế, mức độ tiếp cận người nước ngoài,mức độ du lịch nước ngoài Trong khi tác giả M Kunczik (1996) lại đưa ra 3 yếu tố
là tiếp xúc người với người, tiếp xúc với truyền thông đại chúng và giao tiếp cơ bản
Ngoài ra, tác gia D Peabody (1998) cũng đề xuất 4 yếu té đó là tiếp xúc trực tiếp,
tiếp xúc qua tài liệu, các chính sách đối ngoại của quốc gia và ảnh hưởng từ ngườixung quanh Viện nghiên cứu thông tin ngôn luận của Đại học Quốc gia Seoul chorang dé hình thành hình ảnh quốc gia, cần bao gồm nhiều thông tin đa dạng như conngười, doanh nghiệp, môi trường tự nhiên, chính phủ, hình thái chính tri, tiêu chuẩnkinh tế và sản phâm Nhu vậy, hình ảnh quốc gia được hình thành bởi nhiều yếu tốkhác nhau và số lượng cũng như thuộc tính sẽ thay đồi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh củatừng quốc gia Trường hợp quốc gia càng có nhiều yếu tố nhận diện, nhận thức thìkhả năng hình thành hình ảnh quốc gia càng cao và ngược lại Nhưng trong các yêu
tố cũng luôn tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực, vì vậy việc lựa chọn các yếu tố nhưthé nao dé mang lai hinh anh quốc gia tích cực cũng là một nhiệm vụ quan trọng
1.2.1.3 Quá trình hình thành hình ảnh quốc gia
Cũng trong nghiên cứu của mình, tác giả Yeom Sung Won (Nghiên cứu về
chiến lược nâng cao hình ảnh quốc gia, 2002, tr.29) đã cho rang dé hình thành hình
21
Trang 24ảnh quốc gia cần trải qua quá trình tiếp xúc theo nhiều góc độ, tính huống Các cáchtiếp xúc chủ yêu có thé ké đến bao gồm:
(1) Tiếp xúc thông qua đối thoại trực tiếp: Đây là cách tiếp xúc cá nhân với
một bộ phân người như khách du lịch, du học sinh, kiểu bào,v.v, dé có thông tin vềquốc gia đó Về cơ bản, các tiếp xúc này tốn nhiều thời gian và công sức nhưng hìnhảnh xây dựng thông qua hình thức này có đặc tính sâu sắc và lâu dài
(2) Tiếp xúc thông qua dịch vụ và sản phẩm: Trong xã hội hiện đại đang đề
cao thương mại tự do, việc trao đôi hàng hoá, dịch vụ thường sẽ kèm theo việc phảnánh hình ảnh của quốc gia đó
(3) Tiếp xúc thông qua văn bản được truyền tải qua báo chí, tivi, phương tiệnthông tin đại chúng: Thông điệp về văn hoá đại chúng được truyền tải thông qua cácbản tin, thời sự, phim ảnh, quảng cáo, ấn phâm,v.v Đặc trưng của hình thức này đó
là hình ảnh quốc gia được truyền tải có thé được phóng dai, thu nhỏ
1.2.2 Khái quát về sức mạnh mém văn hóa
1.2.2.1 Về khái niệm “sức mạnh mềm ”
Khái niệm “Sức mạnh mềm” lần đầu tiên do giáo sư người Mỹ Giô-xép Nai
(Joseph Nye), nguyên Hiệu trưởng Trường Quản tri công J.F Kennedy, thuộc Dai
học Harvard (Mỹ), nguyên trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, chính thức đưa ra vào
đầu thập niên 90 của thế kỷ trước “Sức mạnh mềm là khả năng để đạt được điều
mình muốn thông qua sự thu hút, hấp dẫn người khác mà không cần dùng đến vũ lựchay đe dọa Nó xuất phát từ sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chínhsách của một quốc gia,v.v Hàn Quốc được đánh giá là đã áp dụng thành công lýthuyết này, trong đó, Hallyu là nhân tô chủ dao của quyền lực mềm trong chiến lượcphát triển đất nước của Hàn Quốc” (Đặng Thiếu Ngân, Anh hưởng của văn hóa Hàn
Quốc (Hallyu) đối với văn hóa Việt Nam đương đại, 2017, tr.36) Trên thực tế, ngay
trong thời kỳ chiến tranh chống dé quốc Mỹ, Việt Nam ta luôn kết hợp đấu tranh
chính trị, binh vận với đấu tranh quân sự, vũ trang Trong đó, đấu tranh chính trị và
binh van đã phát huy được sức mạnh mềm, là nhân tố quan trọng để tạo nên chiến
thăng mà không tiêu tôn sinh lực Sức mạnh mêm và sức mạnh cứng luôn bô sung
22
Trang 25cho nhau, kết hợp với nhau, tạo nên sức mạnh tong hợp của một quốc gia Sức mạnhmềm được tạo dựng bởi giá tri văn hóa, giá trị chính tri và giá tri mang lại từ chính
sách ngoại giao của một quốc gia Có thể nói, sức mạnh mềm là một thực thé luôn
vận hành theo quá trình động, trong đó các nhân tố tạo nên sức mạnh mềm có théthay đổi theo thời gian, chịu sự tác động của ngoại cảnh và luôn bổ sung, hỗ trợ,chuyền hóa lẫn nhau
1.2.2.2 Vai trò của “sức mạnh mềm”
Trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay, các nước trên thế giới phát triển theo xu
thế hợp tác, hòa bình, sức mạnh mềm đã phát huy vai trò thúc đây quan hệ hợp tác
quốc tế và được coi là một trong những chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗinước, trong khi sức mạnh cứng, bao gồm sự đe dọa bằng quân sự hay sự ép buộc băngkinh tế đều không được coi là biện pháp ưu tiên nhằm giải quyết mâu thuẫn của nướcmạnh Một khi hành động quân sự, bạo lực xảy ra với một quốc gia hay khu vực nào
đó, thường gặp phải sự phản ứng quyết liệt và lên án của cộng đồng quốc tế Trong
bối cảnh và cục diện quốc tế hiện nay, sức mạnh mềm càng được coi trọng và được
các nước vận dụng nham giữ vững su ôn định về chính trị, xã hội và phát triển kinh
tế của một quốc gia, đi đôi với tăng cường hội nhập quốc tế, đồng thời phát huy tácdụng của quốc gia đó đối với thế giới
Hiện nay, sức mạnh mềm đã được coi là chiến lược phát triển của nhiều nướctrên thế giới Việc vận dụng sức mạnh mềm tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia
có những tác dụng như sau Thứ nhất, sức mạnh mềm giúp nhà nước tập hợp đượclực lượng, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng ý, đồng chí, đồng lòng, tạo nên sứcmạnh tổng hợp của cả một dân tộc, một quốc gia Thứ hai, sức mạnh mềm có vai trògóp phần xây dựng vị thế, tầm ảnh hưởng của một quốc gia trên trường quốc tế Thực
tế cho thấy, nước nào phát huy được sức mạnh mềm, nước đó sẽ có khả năng thu hút,
tạo ra hiệu ứng lan tỏa và chiếm được lòng tin, sự thừa nhận của quốc tế Thứ ba, sức
mạnh mềm một khi được khai thác sẽ góp phần đắc lực vào việc tăng cường sức cạnh
tranh của mỗi quốc gia, có thé giúp cho việc xoay lại cán cân lực lượng giữa các nước.Trong thời đại bùng nỗ thông tin như hiện nay, nhiều nước đã ra sức tận dụng các
23
Trang 26phương tiện thông tin đại chúng quốc gia, xuyên quốc gia, mạng thông tin toàn cau,
tiêu biểu là các đài truyền hình, truyền thanh, điện ảnh, âm nhạc, đặc biệt là phim
truyền hình nhiều tập, nhăm thông qua đó tác động đến suy nghĩ, quan niệm, nhận
thức, tư tưởng, v.v, của mọi người dân trên khắp thế giới Về mặt này, Hàn Quốc đạtđược nhiều thành quả to lớn đáng dé thé giới ngưỡng mộ và noi gương
1.2.3 Khái niệm về truyền bá văn hóa
Truyền bá văn hóa là hành vi tạo ra sự lan tỏa, sự ảnh hưởng, khiến cho vănhóa của dân tộc này, khu vực này được truyền đến khu vực khác, dân tộc khác, thậm
chí là từ nhóm người này sang nhóm người khác, khiến cho họ tiếp nhận ở những
chừng mực nhất định Sự truyền bá văn hóa thường thông qua các phương tiện nhưtrang phục, âm thực, vật dụng,v.v, và thường phát huy tác dụng ngay từ lần tiếp xúclần đầu tiên, tạo ra cái gọi là “mốt”, “thời thượng” nếu nó gây được cảm giác mới lạcho người được truyền bá và đễ dàng được tiếp nhận
Tiến sĩ Đặng Thiếu Ngân trong công trình luận án tiến sĩ Anh hưởng cua văn
hóa Hàn Quốc (Hallyu) đối với văn hóa Việt Nam đương đại (2017) của mình đã tong
kết lại các trường phái truyền bá văn hóa Hàn Quốc ở Bắc Mỹ, Anh Quốc Qua đó,
có thé thấy, những đặc trưng như “vay mượn”, “lan tỏa”, “khuếch tán”, “tác nhân
“kích thích””, “sáng tạo”, “đa chiều”,v.v, đều là sự thể hiện bản chất của truyền bá
văn hóa.
Khi một nền văn hóa nào đó tiếp xúc và tiếp nhận một hoặc một số nhân tốđến từ nền văn hóa khác, sẽ góp phần làm cho nền văn hóa dân tộc vốn có trở nênphong phú, đa dạng hơn, đồng thời, đặc trưng của nền văn hóa khác đã được lan tỏasang không gian rộng hơn Chang hạn như quan bò, váy đầm, thức ăn nhanh,v.v, từ
các nước phương Tây được du nhập vào Việt Nam đã khiến cho trang phục, 4m thựccủa người Việt Nam có phần thay đổi và đa dạng hơn, tạo ra giá trị văn hóa cao hơn,
đồng thời cũng kéo theo giá trị kinh tế nhất định, chăng hạn như thức ăn nhanh giúpngười tiêu dùng tiết kiệm được thời gian, đáp ứng yêu cầu nhịp sống khan trương thờihiện đại và được đông đảo quần chúng, nhất là giới trẻ ưa chuộng, đồng thời kéo theodịch vụ ăn nhanh phát triển, giải quyết việc làm và thu nhập cho một số người Tuy
24
Trang 27nhiên, truyền bá văn hóa cũng có tác dụng hai chiều, một mặt có thể dẫn đến sự dịchchuyên các truyền thống văn hóa bản địa, thậm chí còn có khả năng gây ra hiệu ứng
tiêu cực Vì vậy, quan điểm của Đảng ta trong thời đại quốc tế hóa hiện nay: hòa nhập
nhưng không hòa tan là vô cùng đúng đắn
1.2.4 Khái quát về “Làn sóng văn hóa Hàn Quốc — Hallyu”
1.2.4.1 Định nghĩa về “Làn sóng văn hóa Hàn Quốc - Hallyu”
Hallyu hay Làn sóng văn hoá Hàn Quốc, đọc theo âm Hán Việt là Han lưu(trào lưu Hàn Quốc), trước tiên là một hiện tượng ngẫu nhiên đã bùng phát ở Trung
Quốc, sau đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ trong giới trẻ mà còn tới đông đảo
người dân ở Trung Quốc, Nhat Bản Thuật ngữ Hallyu được xuất hiện lần đầu trêncác phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung Quốc, bắt nguồn từ cách gọi của một
số nhà báo ở Bắc Kinh và sau này đã được công nhận rộng rãi gần 20 năm nay và
được sử dụng dé ám chỉ sự nỗi tiếng của các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc trên thếgiới trong thế kỷ XXI Tới nay, đã có khá nhiều bài viết đưa ra định nghĩa về Hallyu
Chang hạn như: Hallyu là “sự ảnh hưởng mang tính khu vực được nảy sinh từ các
hình thức vui chơi giải trí như phim truyền hình, điện anh, âm nhac,v.v, của Hàn Quốcsau khi chúng xuất hiện ở các đất nước và khu vực khác Với nghĩa rộng, Hallyu baogồm cả trào lưu về phục trang, 4m thực,v.v, được giới truyền thông Trung Quốc dé
cập, sau đó được giới truyền thông và học thuật Hàn Quốc sử dụng rộng rãi, dé chỉ
sự truyền bá của nền văn hóa đất nước này” (Lưu Bảo Toàn, 2014) Hay “Làn sóng
Hàn Quốc là hiện tượng truyền bá có hiệu quả văn hóa đại chúng Hàn Quốc tới côngchúng các nước trên thé giới, đặc biệt là giới trẻ Các sản phẩm của Hallyu gồm: phim
ảnh, âm nhạc và một số loại hình văn hóa như thời trang, mỹ phẩm, ầm thực, du
lịch,v.v” (Đặng Thiếu Ngân, Anh hưởng của văn hóa Hàn Quốc (Hallyu) đối với văn
hóa Việt Nam đương đại, 2017).
Trong tiếng Hàn, thuật ngữ chuyên dùng dé chỉ hiện tượng Lan sóng Hàn Quốc
là ÿEH#, viết chứ la-tinh là Hallyu Đó là kết quả của phép ghép hai thành tốgốc: Han (S}/##) nghĩa là “Hàn Quốc” và ryu (:/7Ñ) nghĩa là “dòng chảy” hay “lànsóng” mà thành Nội hàm của khái niệm này chủ yếu đề cập đến sự ảnh hưởng, hay
25
Trang 28đúng hơn là sự lan tỏa của văn hóa Hàn Quốc tới các nước và khu vực trên thế giới.Thuật ngữ nay sau khi được các nước và khu vực ngoài Hàn Quốc tiếp nhận, có
trường hợp đã thu hẹp về nghĩa, chủ yếu dùng dé chỉ phim ảnh, chăng hạn như phim
truyền hình Hallyu dé cập đến phim truyền hình Hàn Quốc nói chung, nhưng ở HànQuốc, phim truyền hình Hallyu và phim truyền hình Hàn Quốc có những điểm khácnhau nhất định Nhà nghiên cứu Kim Jeong Mee cho rang, khái niệm Hallyu chỉ đượcdùng dé chỉ những bộ phim truyền hình đã trở nên nổi tiếng và được khán giả cũngnhư giới nghiên cứu nước ngoài đánh giá cao về thành công của nó, hoặc những diễnviên nổi tiếng trong phim được quốc tế công nhận về tài năng diễn xuất (Phim truyệntruyền hình Châu Á: Xuyên biên giới và phá vỡ ranh giới, 2014)
Khái niệm Hallyu nảy sinh, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu trong va
ngoài nước, trước hết là các học giả Trung Quốc rồi lan truyền ra các nước khác,
trong đó có Việt Nam.
1.2.4.2 Sự hình thành và phát triển của Hallyu
Đi sâu tìm hiểu thành quả thu được của Hallyu, có thé chia thành các giai đoạn
như sau:
(1) Giai đoạn 1: Tiên dé
Đây là giai đoạn Hallyu manh nha, hình thành vào cuối những năm 80 đến đầu
những năm 90 của thế kỷ trước Trong giai đoạn này, các tập đoàn kinh tế lớn củaHàn Quốc như Hyundai, Daewoo, Samsung, LG,v.v, bắt đầu đạt được thành công
trong việc chế tác các sản phẩm điện tử - thành quả của tiến bộ kỹ thuật, cùng với quátrình xuất khâu, chiếm lĩnh thị phần lớn và nhận được sự yêu chuộng của người tiêudùng quốc tế, các tập đoàn này đã đưa tên tuổi, quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra thé
giới Bạn bè quốc tế hiểu về Hàn Quốc thông qua những thương hiệu điện tử và sảnphẩm điện tử chất lượng cao, thiết kế mỹ quan, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng,
từ đó nảy sinh tâm lý ngưỡng mộ Hàn Quốc Trên thực tế, giai đoạn trước những năm
90, thuật ngữ Hallyu chưa xuất hiện, phim truyền hình Hàn Quốc cũng chưa xuất hiện
và phát huy tác dụng trên trường quốc tế Vì vậy, có một số học giả cho rằng, giai
26
Trang 29đoạn đầu của Hallyu được tính từ những năm dau của thập kỷ 90 Trong nghiên cứu
nay, tác giả coi day là giai đoạn 1, giai đoạn Hallyu phôi thai, từng bước hình thành.
(2) Giai đoạn 2: Khởi nguyên
Đây là giai đoạn Hallyu phát triển vào những năm 1990 — 2000 Giai đoạn này,
từ các sản phẩm điện tử, Hàn Quốc phát triển, mở rộng sang lĩnh vực văn hóa nghệthuật Phim truyền hình Hàn Quốc bắt đầu được phát sóng và phô biến tại Trung Quốc,sau đó lan rộng ra các nước châu Á Hình ảnh Hàn Quốc xuất hiện trên màn ảnh nhỏnhư một cách thức quảng bá hết sức tự nhiên về đất nước con người Hàn Quốc ra
cộng đồng quốc tế Ở Việt Nam, phim Hàn Quốc được đông đảo khán giả, nhất là
giới trẻ đón nhận nhiệt tình, tần số phát sóng trên các kênh truyền hình tăng dần, đượccoi là món ăn tinh thần mới lạ của khán giả Việt Nam Cùng với sự phát triển củakhoa học kỹ thuật, mức sống của người dân từ thành thị đến nông thôn ngày càngđược nang cao, Tivi đã xuất hiện ngày càng nhiều trong mỗi gia đình, khiến cho việctruyền bá hình ảnh Hàn Quốc qua phim truyền hình càng thuận tiện và phô biến Điều
đáng lưu ý là sau khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc chính thức thiết lập
Văn phòng chuyên trách về phát triển công nghiệp văn hóa và truyền thông vào năm
1994, nhiều tập đoàn kinh doanh lớn cùng tập đoàn tài phiệt được khuyến khích mởrộng kinh doanh sang lĩnh vực phim ảnh và truyền thông Đến năm 1997, lần đầu tiên,lượng doanh thu không 16 hơn 11 triệu USD thu được từ bộ phim Shiri, được xem là
bộ phim thương mại có doanh thu cao, trở thành một bộ phim bom tan theo tiêu chuẩn
của Hollywood, đã mở ra một bước ngoặt lớn cho ngành công nghiệp văn hóa Hàn
Quốc Trong thời gian này, dựa trên thực trạng sức hấp dẫn của một số phim truyềnhình Hàn Quốc được phát sóng ở Trung Quốc và nhận được sự ưa chuộng của đông
đảo công chúng, ngày 19 tháng 11 năm 1999, một trong những tờ nhật báo được sự
quản lý cấp Nhà nước của Trung Quốc mang tên Beijing Youth Daily đã đăng bài
khẳng định sự cuồng nhiệt của khán giả Trung Quốc đối với phim truyền hình và cakhúc nhạc POP của Hàn Quốc là một thực tế khách quan Tháng 2 năm 2000, nhóm
nhac nam H.O.T của S.M Entertainment tới thăm và biểu diễn tại Trung Quốc, được
công nhận là những nghệ sĩ K - POP biểu diễn ở nước ngoài đầu tiên, đánh dau sự
27
Trang 30ảnh hưởng to lớn của nhạc POP Hàn Quốc với quốc tế, trước hết là con Rồng châu Á
— Trung Quốc bởi một buổi biéu tại thủ đô Bắc Kinh khán giả đông đến mức “cháyvé” Trước tình hình dịch vụ nhập khẩu văn hóa Hàn Quốc phát triển vượt bậc, Tổngcục Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc đã phải đưa ra quyết định hạnchế số lượng phim truyền hình Hàn Quốc trình chiếu trên các kênh từ trung ương đến
địa phương.
(3) Giai đoạn 3: Khang dinh va vuon tam
Đây là giai đoạn phát trién mạnh mẽ, vào những năm 2000 — 2010 Phim truyền
hình Hàn Quốc bắt đầu xuất hiện và chiếm sóng tại nhiều khu vực ở Châu Á Với
những nội dung mới lạ, hấp dẫn, cũng việc khai thác tốt thế mạnh về dàn diễn viên
có ngoại hình đẹp, các bộ phim truyền hình Hàn Quốc thu hút được lượng lớn khángiả ngoài nước Việc đất nước Hàn Quốc xuất hiện trên sóng truyền hình với tần suấtdày đặc đã mang hình ảnh quốc gia này tới gần hơn với khán thính giả ngoại quốc,
điều này cũng tạo nên mối quan tâm, sự tò mò của khán giả đối về xứ sở Kim Chi
Bên cạnh đó, nhạc Hàn Quốc hay K — POP đã trở thành thương hiệu, tạo nên cơn sốt
dé cùng với phim ảnh đưa Hallyu tới phạm vi toàn cầu Tam ảnh hưởng lớn từ những
ca sĩ, nhóm nhạc, cùng với sự đón nhận một cách cuồng nhiệt của giới trẻ yêu thích,đam mê K — POP, khiến cho làn sóng Hallyu nhanh chóng lan truyền Hình ảnh đất
nước Hàn Quốc đã trở nên hình ảnh lý tưởng trong tâm thức của khán thính giả thế
giới Không ít ca sĩ nổi tiếng đã trở thành thần tượng của đông đảo bạn trẻ và cảnhững khán thính giả trung — cao tuổi Trong xu thế hướng tới thế kỷ XXI của cả thégiới, Hallyu chú trọng phát triển và tăng cường ở khu vực Đông A, đặc biệt trong lĩnh
vực phim truyền hình và âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (K - POP) Từ năm 2002, các
bộ phim truyền hình Hàn Quốc và K - POP dường như đã chiếm lĩnh màn ảnh nhỏ
và sóng truyền hình rộng khắp các nước châu A Đây là giai đoạn Hallyu hướng tớiviệc gia tăng ảnh hưởng của K - POP và phim ảnh ra ngoài thị trường châu Á, hướng
tới thị trường phương Tây Tuy nhiên, những nỗ lực ấy không phải ngay từ đầu đã
thành công Tại Mỹ, Hallyu mới chỉ giới hạn trong các khu vực có số lượng lớn Hànkiều sinh sống như New York và Los Angeles Sau đó, Hallyu tiếp tục tiến từng bước
28
Trang 31tới các nước khác và được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nước Hồi giáo, đặc biệt làThô Nhĩ Kỳ, Iran, v.v, va từ vùng trung chuyền này, Hallyu tiếp tục lan tỏa sang châu
Âu và thu hút được số lượng lớn các fan hâm mộ ở Đông Âu Ở phương Tây, dưới
sự đóng góp tích cực của truyền thông và internet, Hallyu là cụm từ phô biến rộng rãi
trên các trang mạng xã hội đã chứng minh vi trí của Hallyu va sự quan tâm của người
dân đến Hallyu ở khu vực này
(4) Giai đoạn 4: Phát triển toàn diện
Đây là giai đoạn tạo đòn bay cho Hallyu tác động đến các chính sách quốc gia,vào những năm 2010 đến nay Có thé nói, giai đoạn này, Lan sóng Hallyu đã phát
triển rộng khắp trên phạm vi toàn cầu Sau khi đã khang định được vi thé và sức anh
hưởng tại khu vực châu A, Hallyu tiếp tục cho thấy tiềm năng to lớn để có thê tiếp
cận tới các thị trường khó tính hơn như châu Âu, châu Mỹ,v.v Khoảng thời gian
những năm 2010 cũng ghi nhận sự đóng góp to lớn của phim truyền hình và K — POP
trong quá trình toàn cầu hóa của Hallyu Với tốc độ phát triển của các phương tiệnthông tin đại chúng, đặc biệt là Internet, các bộ phim Hàn Quốc được tạo điều kiện
thuận lợi dé dé dàng tiếp cận với khán giả hơn Nắm bat được lợi thé này, Hàn Quốc
đã đầu tư một cách nghiêm túc về chất lượng cũng như số lượng của các bộ phim,qua đó tận dụng tốt thế mạnh của Internet dé day nhanh tốc độ phô biến của Hàn Quốc
tới toàn cầu Khoảng thời gian này cũng ghi nhận những dấu ấn đậm nét của K -POPtrong thị trường âm nhạc quốc tế Đây cũng là chất xúc tác mạnh đem lại sự thành
công trong quá trình phát trién của Hallyu Một số sự kiện tiêu biểu có thé kế đến như
ca sĩ Rain (Bi) tô chức tour diễn “Rain’s Coming World Tour” vào năm 2010 tại châu
Âu gồm các buôi biểu diễn tại London, Paris, cũng như nhiều quốc gia châu Mỹ như
Mỹ, Canada,v.v, sự kiện nay cũng đánh dấu lần đầu tiên một nghệ sĩ Hàn Quốc tổ
chức tour diễn chính thức tại châu Âu, châu Mỹ Tiếp đó là sự kiện Video âm nhạc
“Gangnam Style” của rapper Psy được phát sóng và nhanh chóng lan truyền vào năm
2012 — 2013, đó cũng là Video YouTube đầu tiên đón nhận tới hon 1 tỷ lượt ngườithưởng thức, đánh dấu sự đột phá về mức độ phô biến và tốc độ phát triển có thể nói
là chóng mặt của K - POP trên phạm vi toàn cầu Năm 2018, nhóm nhạc BTS nhận
29
Trang 32giải “Top Social Artist” tại lễ trao giải Billboard Music Awards — giải thưởng âm
nhạc uy tín nhất nước Mỹ và cũng là lần đầu tiên một nhóm nhạc đến từ Hàn Quốcvinh dự được nhận giải thưởng này, ghi dấu một bước tiến dài trong hành trình toàncầu hóa của K — POP Trong khoảng năm 2019, các nhóm nhạc K — POP khác nhưBlackpink, EXO, Twice đã biéu dién tai cdc concert, festival 4m nhac tai chau Au,châu Mỹ, ho đã mang tới những bai hát trẻ trung với vũ dao độc đáo, ấn tượng, thuhút sự quan tâm và đạt được nhiều thành công
Từ những thành tựu đạt được, Hallyu trở thành đòn bây thôi thúc đất nước HànQuốc thực hiện hàng loạt những chính sách về giáo dục, giao lưu văn hóa, giúp chohình ảnh quốc gia xâm nhập sâu hơn vào các nước khác Bên cạnh việc tiếp nhận các
thành tựu văn hóa, kéo theo thành tựu khoa học kĩ thuật của Hàn Quốc, trào lưu học
tập tiếng Han nhăm thông qua ngôn ngữ, tăng cường giao lưu, tìm hiểu về đất nước,con người Hàn Quốc được rộng mở Các cơ sở đào tạo tiếng Hàn ngày càng nhiều,đáp ứng nhu cầu học tập làm việc, giao lưu với người Hàn Quốc và đến Hàn Quốc
học tập, làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xuất khẩu lao động sang HànQuốc phát triển ở nhiều nước, nhất là Chau A, trong đó có Việt Nam Sự nghiệp toàn
cầu hóa Hallyu bắt đầu từ đây
Giai đoạn này của Hallyu không thé không dé cập đến Hallyu 3.0, liên quan đến
“thế hệ thứ ba” của Hailyu được khởi đầu từ giữa thập niên 2010 của thế kỷ 21 Nhữngnội dung có liên quan tới Hallyu đã lan rộng ở nhiều nước hon so với các thời kỳ
trước, đồng thời có sức ảnh hưởng lớn hơn đối với các phương diện văn hóa - xã hội
Đặc trưng của Haliyu 3.0 được hình thành từ sức ảnh hưởng trên diện rộng của các
nhóm nhạc K - POP như BTS, Blackpink, EXO,v.v, và những nội dung mới được thể
hiện trên YouTube như video Mukbang (#]%}), video về Makeup và làm đẹp, cácvideo trích đoạn từ các chương trình truyền hình thực tế như Running Man, Infinite
Challenge, Knowing Brothers Mặt khác, quan hệ hợp tác với các nghệ sĩ âm nhạc và
nhà sản xuất các phương tiện truyền thông quốc tế với các hãng phim nước ngoàicũng phát triển ngày càng mạnh mẽ, tạo điều kiện cho thị trường tiêu thụ phương tiện
truyền thông của Hàn Quôc được mở rộng trên phạm vi toàn câu Tiêu biêu là hệ
30
Trang 33thong chiếu phim trực tuyến Netflix Trên thực tế, Netflix đã có nhiều phương thức
dé đầu tư vào phim truyền hình Hàn Quốc Netflix đã mua bản quyền phát sóng phimtruyền hình Hàn Quốc trên nền tảng của mình Thông qua việc mua bản quyền,Netflix có quyền phát sóng và phân phối các bộ phim truyền hình Hàn Quốc trên toàncầu, cho phép khán giả ở nhiều quốc gia truy cập và xem các bộ phim này Bên cạnh
đó, Netflix cũng chủ động hợp tác với các nhà sản xuất và đạo diễn Hàn Quốc đề sảnxuất nội dung gốc dành riêng cho mạng phát sóng nay Bằng cách này, Netflix có thétạo ra các bộ phim truyền hình độc quyền và thu hút khán giả bằng những câu chuyện
và diễn viên đặc trưng của Hàn Quốc Từ đó, nhờ vào những nhân vật có ảnh hưởng
đến sắc đẹp trên mạng xã hội kết hợp với mức độ phé biến ngày càng cao hơn củaphim truyền hình Hàn Quốc đã kéo theo K —Beauty — lĩnh vực chăm sóc da và trangđiểm Hàn Quốc lập tức chiếm một thị phần đáng ké trong thị trường mỹ phẩm toàncầu Những nội dung về Makeup làm đẹp theo phong cách Hàn Quốc dần tạo được
xu hướng với những Youtuber Hàn Quốc như Pony Makeup, Edward Avila đã trở
thành những ngôi sao trên Youtube trong lĩnh vực làm đẹp.
1.2.4.3 Các loại hình và chiến lược truyền bá của Hallyu
Trước hết, về loại hình, Hallyu xuất phát từ Hàn Quốc, là kết quả của chính sáchquảng bá hình ảnh đất nước ra quốc tế, nằm trong chính sách phát triển toàn diện của
đất nước Hàn Quốc Xuất phát từ mối quan hệ liên đới của các phương diện văn hóa,
kinh tế xã hội, có thể nhận biết được Hallyu qua một số loại hình như: Phim HànQuốc, bao gồm truyền hình và phim màn ảnh rộng trình chiếu ở các rạp; Âm nhạc
thịnh hành Hàn Quốc; Ngôi sao điện ảnh và ca sĩ thần tượng Hàn Quốc; Phục trang
Hàn Quốc; Du lịch Hàn Quốc; Âm thực Hàn Quốc,v.v N goài ra còn có các hãnghàng hóa Hàn Quốc như xe hơi, tivi, điện thoại cam tay, máy giặt, nồi cơm điện, lò
vi sóng và một số mặt hàng điện tử khác
Có thé nói, trong các loại hình Hallyu nêu trên, xuất phát điểm và quan trọng
nhất van là phim truyền hình Phim truyền hình Hàn Quốc có thé xem tại nhà vào bat
cứ thời điểm nào Mỗi bộ phim đều là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Hàn Quốc ởnhững phương diện và góc độ mà tác giả kịch bản phản ánh Tat ca các hoạt động xã
31
Trang 34hội của đất nước này đều được thê hiện trên phim, khiến khán giả có thể cảm nhậnbằng mắt thật, tai nghe Các hoạt động của nhân vật thường ngày như ăn uống, đi lại,trang phục, vui chơi giải trí, đặc biệt là mỗi nhân vật được các diễn viên phần lớn làtrẻ đẹp xuất hiện trên màn hình với các vật dụng phục vụ đời sống hiện đại như điệnthoại di động, xe hơi, các thiết bị điện tử trong gia đình và cơ quan cho tới các kiểudáng thời trang hiện đại bao gồm quan áo, giày dép, túi xách, đồng hồ, các loại mỹphẩm cho đến cách trang điểm, ăn vận, kiêu tóc,v.v, tat cả đều tác động đến khán giả.Phong cách mới lạ, hiện đại đã tạo nên sức cuốn hút với đông đảo quần chúng trong
nước và các nước trên thế giới, trong đó tác động mạnh mẽ hơn cả vẫn là các nướcchâu Á, trong đó có Việt Nam Từ đó, làn sóng Hallyu đã được tạo nên và phát triển
với nhiêu loại hình.
Về chiến lược truyền bá, Hallyu cần được dựa vào các nhân tố chủ yếu như Nhànước, các doanh nghiệp, các nhóm xã hội,v.v, và được thúc đây bởi phim truyền hình
và âm nhạc Qua đó, các thương hiệu nồi tiếng, các mặt hàng mang dấu ấn văn hóa
đã khiến cho Hallyu tạo nên mối liên quan mật thiết và là hiệu ứng của nền công
nghiệp văn hóa Có thé chia chiến lược truyền bá của Hallyu từ Hàn Quốc ra thế giới
thành một số phương diện sau Thứ nhất, thông qua quan hệ hợp tác giữa chính phủ,các ngành các giới giữa Hàn Quốc với nước ngoài Thứ hai, được sự dẫn đường củacác loại hình văn hóa dé thâm nhập vào đời sống của đông đảo quan chúng như phimảnh, âm nhạc Thứ ba, thông qua tài năng diễn xuất, hoá trang và các phương cách
tuyên truyền, các ngôi sao điện ảnh, ngôi sao ca nhạc Thứ tư, tuyên truyền, quảng bá
Hallyu thông qua việc tận dụng triệt để hiệu quả của các phương tiện truyền thông đa
phương tiện Trong đó, mạng xã hội là phương thức quảng bá văn hóa được sử dụng rộng rãi, hiệu quả cao và mang tính tức thời nhât.
Trong quá trình truyền bá và phát triển Hallyu, chính phủ Hàn Quốc chủ độngđưa ra các chính sách nhằm thúc đây sự hợp tác toàn diện giữa văn hóa, giải trí, kinh
tế - xã hội ở trong và ngoài nước Lay trong tam 1a linh vuc về văn hóa, giải trí, nghệthuật, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra những biện pháp hỗ trợ, khuyến khích đầu tư,
sáng tạo nhăm mục đích tạo môi trường, điêu kiện thuận lợi cho việc phát triên cũng
32
Trang 35như truyền thông, quảng bá để nâng cao nhận thức về văn hóa Hàn Quốc và tăngcường sự quan tâm từ công chúng quốc tế Dưới đây là một số chính sách, biện pháp
quan trọng đã được chính phủ Hàn Quốc ban hành đề thúc đây Hallyu
STT| NAM NOI DUNG
BAN
HANH
1 1998 _ | Thanh lập Hội đồng phát trién Hallyu (Hallyu Promotion Council)
nhăm thúc đây phat triên và xuât khâu văn hóa và giải trí Han Quoc
2 2005 Ban hành Chương trình hợp tác quốc tế về phim, âm nhạc và truyền
hình (International Cooperation Program on Films, Music, and
Broadcasting) nham tăng cường hợp tác với các quốc gia khác
trong lĩnh vực văn hóa và giải trí
3 2009 Ra mắt chương trình "Hiệp hội Hallyu" (Hallyu Association) để
tạo ra một mạng lưới chính thức của các tín đồ Hallyu trên toàn thếgiới và tăng cường sự phát triển của Hallyu
4 |2010 | Ra mắt chương trình "Xuất khâu nội dung K-POP" (Export K-POP
Content) nhằm khuyến khích xuất khẩu và quảng bá âm nhạc HànQuốc trên thị trường quốc tế
5 2012 Thành lập Trung tâm Quốc gia về Hallyu (National Hallyu
Research Institute) để nghiên cứu và phân tích sự phát triển củaHallyu cũng như đề xuất chính sách liên quan
6 2013 Cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã khi nhậm chức đã
thành lập Cục công nghiệp Pop Culture với quỹ đầu tư lên tới 1 tỷUSD nhằm tập trung cho việc nghiên cứu, phát triển định hướng
cho pop culture
33
Trang 362014 Thành lập Trung tâm Phát triển Nội dung Kreatif (Creative
Content Agency) nhằm thúc đây sự phát triển và xuất khẩu các nội
dung sáng tạo Hàn Quốc như phim ảnh, truyền hình, trò chơi điện
tử và nghệ thuật SỐ
2015 Tạo ra Chương trình Hỗ trợ Đầu tư K-Entertainment
(K-Entertainment Investment Support Program) nham hé tro tai chinh
và thuế cho các dự án trong lĩnh vực giải trí như phim, âm nhac,
truyền hình và trò chơi điện tử
2016 Ban hành "Chiến lược phát triển Toàn diện của Hallyu"
(Comprehensive Hallyu Development Strategy) nhằm tăng cườngsức mạnh và ảnh hưởng của Hallyu trên toàn cầu thông qua việcđây mạnh xuất khẩu nội dung, du lịch văn hóa và hợp tác quốc tế
10 2018 Thành lập Trung tâm Hợp tác Kinh tế và Văn hóa Hallyu (Hallyu
Economic and Cultural Cooperation Center) dé tăng cường hợp tác
với các quôc gia khác trong lĩnh vực kinh tê và văn hóa
11 2019 Tao ra Chuong trinh Tai tro Quốc tế về Hallyu (International
Hallyu Support Program) dé cung cấp hỗ trợ tài chính cho các hoạt
động Hallyu tại các quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới.Chương trình này nhằm thúc đây quan hệ văn hóa và hợp tác giữaHàn Quốc và các quốc gia khác thông qua Hallyu
12 2020 Đề ra Chiến lược Xây dựng Trung tâm Văn hóa Sáng tạo Hallyu
(Hallyu Creative Culture Center) nhằm tạo ra một cơ sở vật chất
và không gian sáng tạo cho các hoạt động văn hóa và giải trí
Hallyu Trung tâm này sẽ đóng vai trò là một điểm đến quan trọng
34
Trang 37cho du khách quốc tế và người hâm mộ Hallyu dé trải nghiệm và
tìm hiêu vê văn hóa Han Quoc
Bảng 1.2: Các chính sách thúc đây Hallyu của Hàn QuốcMặt khác, nếu xem xét riêng với thị trường Việt Nam, chính phủ Hàn Quốccũng đặt mối quan tâm đặc biệt bởi tiềm năng truyền bá văn hóa đại chúng tới khuvực này là rất lớn Từ những năm 1990, khi văn hóa Hàn Quốc bắt đầu có những sựphô biến nhất định, hai nước Việt Nam — Hàn Quốc đã sớm có những bước xúc tiếnđầu tiên trong việc trao đổi giao lưu văn hóa Điều này thể hiện qua việc ký kết Hiệp
định văn hóa vào tháng 8 năm 1994 tại Hà Nội Hai nước đã thống nhất chia sẻ kinh
nghiệm quản lý, các phương pháp, phương tiện kỹ thuật, xúc tiễn hợp tác giáo dục —khoa học; giao lưu giữa các viện nghiên cứu văn hóa — nghệ thuật! Đến giai đoạnphát triển của Hallyu, ngoài những chính sách chung cho thị trường quốc tế trong đó
có bao gồm Việt Nam, họ cũng có những hoạt động hỗ trợ riêng cho Việt Nam như
ký kết Hiệp định Hợp tác và Hỗ trợ Da phương về Phim anh với Việt Nam vào năm
2009 Hiệp định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và hợp tác giữa các công
ty sản xuất phim của hai nước, bao gồm cả việc cùng hợp tác sản xuất phim và truyền
bá phim ảnh Hàn Quốc tại Việt Nam Năm 2011, Hiệp định Hợp tac Văn hóa — Nghệthuật giữa Chính phủ hai nước được ký kết dé hướng tới các hoạt động trao đổi nghệ
thuật, văn hóa, thể thao, giải trí Mặt khác, hiệp định này cũng nhắn mạnh vai trò của
truyền thông và các phương tiện truyền thông trong việc giao lưu văn hóa giữa haiquốc gia Năm 2023, hai nước đánh dấu sự kiện quan trọng đó là chuyến thăm chínhthức của tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm Yoon Suk Yeol đến Việt Nam Trongkhoảng thời gian 3 ngày từ 22 đến 24/6/2023, phái đoàn của tổng thống Hàn Quốc đãthực hiện nhiều hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt phải kể đến việc đại biểu cấp cao
hai bên chứng kiến các cơ quan hữu quan của Việt Nam va Hàn Quốc trao đồi ký kết
17 văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực Trong đó, việc thúc đây mở rộng giao lưu văn
! Trich dẫn bài viết “15 năm quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam — Hàn Quốc”,
https://www.tapchicongsan.org.vn/ , truy cập ngày 3/7/2023
35
Trang 38hóa, giáo dục, du lịch; đây mạnh hỗ trợ giáo dục đào tạo tiếng Hàn Quốc, cung cấp học bồng,v.v, cũng là những vấn đề được lãnh đạo hai nước lưu tâm!.
Các chính sách và biện pháp của chính phủ Hàn Quốc liên tục được cập nhật
và điều chỉnh đề đáp ứng sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của ngành công nghiệpgiải trí và văn hóa Hàn Quốc Mục tiêu là đây mạnh Hallyu như một nguồn lực quantrọng trong việc xây dựng hình ảnh và văn hóa quốc gia
Tiểu kết chương 1
Hallyu là làn sóng văn hóa Hàn Quốc, được hình thành từ những năm 80, 90 củathế kỷ trước và là kết quả chính sách phát triển đất nước của chính phủ Hàn Quốccùng với sự nỗ lực của các ngành, các giới Hàn Quốc, nhất là các cơ quan văn hóatrong mối liên hệ với chính phủ và cơ quan nước ngoài qua việc phát triển quan hệ
hop tác, giao lưu quốc tế Hallyu là chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước Hàn Quốc
ra thé giới, thông qua việc sáng tạo và xuất khẩu sản phẩm văn hóa Từ bối cảnh quốc
tế hóa cùng với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở Hàn Quốc và các quốc gia trênthế giới, kéo theo nhu cầu giải trí ngày càng gia tăng và nâng cao trên phạm vi toàncầu Theo đó, các dịch vụ du lịch, các thương hiệu hàng tiêu dùng, ầm thực, trang
phục,v.v, của Hàn Quốc được phát triển và tìm được chỗ đứng trên trường quốc tế
Hallyu đã và đang tạo những cơn sốt về sức lan tỏa của sức mạnh mềm trên trườngquốc tế Từ đó, sản phâm văn hóa thông qua con đường xuất khâu tạo ra giá trị kinh
tế, có tác dụng nâng tầm vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế
Hallyu nay sinh từ Hàn Quốc, nhanh chóng lan tỏa ra thế giới trước hết là Trung
Quốc và các nước châu Á rồi tiếp tục lan tỏa ra các nước và khu vực khác trên thếgiới Hallyu với giá trị quý giá của nó đã trở thành đề tài nghiên cứu lý thú, vừa cógiá trị lý luận, vừa có giá trị thực tiễn không chỉ với giới nghiên cứu Hàn Quốc mà
còn thu hút giới nghiên cứu quốc tế, trong đó có Việt Nam Nghiên cứu về Hallyu
cho đến nay đã đạt được thành qua đáng ké, song vẫn còn không gian dé thế hệ nối
tiép di sâu tìm hiệu và rút ra bài học cho mình.
! Trích dẫn bài viết “Việt Nam — Hàn Quốc trao đồi 17 văn kiện hợp tác”, https://laodong.vn/, truy cập ngày
3/7/2023
36
Trang 39CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA HALLYUTRONG QUA TRINH TRUYEN BA HÌNH ANH QUOC GIA HAN QUOC2.1 Hình ảnh quốc gia Han Quốc tại các nước Châu Á thông qua Hallyu
Cho đến nay, Haliyu đã trải qua quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển,thời điểm hiện tại có thé thấy rang, Hallyu đang trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh
mẽ Dé đạt được thành tựu như hiện nay, Haliyu đã phải trải qua quá trình du nhậpvào các nước châu Á và được sự đón nhận nồng nhiệt Với sự mới lạ, hiện đại, sứchap dẫn đặc biệt của sản phẩm văn hóa cùng với những thuận lợi của không gian du
nhập tại khu vực châu A, đã tạo bước đệm vững chắc cho sự phát triển của Hallyu về
sau Do Việt Nam là một nước thuộc vùng đông nam châu Á, mặt khác, ảnh hưởng của Hallyu với các nước khu vực châu Á mạnh mẽ hơn, rộng khắp hơn, nên trong
khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung vào nghiên cứu tam ảnh hưởng của Hallyuqua đó phân tích góc nhìn của người dân tại các nước châu Á đối với hình ảnh đất
nước Hàn Quốc
2.1.1 Khu vực Đông Bắc Á
2.1.1.1 Hình ảnh quốc gia Hàn Quốc tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc, vào tháng 8 năm 1992, chính phủ Hàn Quốc và Trung Quốcchính thức ký kết hiệp định hợp tác văn hóa và truyền thông, hiệp định này tạo ra một
cơ sở hợp pháp và quy định cho việc phát sóng, phân phối và quảng bá các nội dung
truyền hình Hàn Quốc tại Trung Quốc Ké từ đó trở đi, làn sóng văn hóa Hàn Quốcbắt đầu dấy lên ở Trung Quốc, chủ yếu là lĩnh vực phim truyền hình Năm 1997, bộphim Tinh yêu là gì là bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên được phát sóng trêntruyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV Sau khi được trình chiếu, dư luận Trung
Quốc sôi nối bàn luận về những nét đặc sắc của bộ phim cũng như nghệ thuật làm
phim của điện ảnh Hàn Quốc Bộ phim thu hút được nhiều sự yêu mến của người dânvới tỷ lệ người xem cao thứ hai trong lịch sử truyền hình Trung Quốc Tiếp đến năm
1999, một bộ phim truyền hình khác của Hàn Quốc là Uớc mơ vươn tới một ngôi
sao do Ahn Jae Wook thủ vai chính và ca khúc “Forever” trong phim do chính anh
trình diễn đều được đông đảo khán thính giả yêu mến Anh đã mở ra trào lưu mới,
37
Trang 40trào lưu diễn viên kiêm ca sĩ tiêu biéu của Hàn Quốc Kể từ đó, các phim Hàn Quốcnhanh chóng giành được thời lượng phát sóng đáng kê trên các đài truyền hình Trung
Quốc Các bộ phim nổi tiếng như Ban tinh ca mùa đông, Nac thang lên thiên đường,
Trái tim mùa thu, Ngôi nhà hạnh phúc, Tình yêu là gì, Những ngày tươi đẹp, Giày
thủy tinh,v.v đã chỉnh phục hàng triệu trái tim người Trung Quốc và tạo thành lànsóng lan truyền sang khu vực cộng đồng người Hoa ở Hong Kong, Ma Cao, Đài Loan,
Singapore, Vv.V.
Có thé thay, lý do mà người Trung Quốc yêu mến văn hóa Hàn Quốc nói chung
và phim truyền hình Hàn Quốc nói riêng là bởi vì bối cảnh phim đẹp và tươi sáng,chất liệu mới lạ, năng lực diễn xuất của diễn viên nỗi bật, tự nhiên, âm nhạc mangtính truyền cảm, v.v Từ đó, hình tượng một đất nước Hàn Quốc thơ mộng, lãng mạndẫn được hình thành trong suy nghĩ của khán giả Trung Quốc
Sau khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc dần được định hình tại thị trường TrungQuốc, chính phủ hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc đã có những động thái tích cựctrong việc thúc đây trao đổi nghệ thuật và văn hóa thông qua việc tổ chức các hoạt
động và sự kiện như triển lãm, hội thao, buồi biểu diễn, festival văn hóa, và trong đó
phim truyền hình Hàn Quốc được giới thiệu và truyền bá Chính phủ Hàn Quốc cũng
đã thiết lập các quy định và hợp tác với các đối tác truyền thông tại Trung Quốc détăng cường việc truyền bá phim truyền hình Hàn Quốc Các biện pháp này bao gồmviệc thiết lập quy định về lượng phim truyền hình Hàn Quốc được phát sóng trên các
kênh truyền hình Trung Quốc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp và
phân phối các nội dung truyền hình Hàn Quốc Thêm vào đó, chính phủ hai nước
cũng khuyến khích hợp tác trong lĩnh vực sản xuất phim truyền hình, cụ thê đó là việcdau tư chung vào các dự án phim, các diễn viên nồi tiếng của hai nước cùng xuất hiện
chung trong một tác pham,v.v, diéu nay tao điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất phim truyền hình Hàn Quốc tại Trung Quốc Một số diễn viên Hàn Quốc đã đạt được
những thành công nhất định tại Trung Quốc, có thể kế đến như nữ diễn viên ParkChae Rim, trong khoảng thời gian từ năm 2000 — 2010, cô liên tục xuất hiện trongcác tác phẩm phim truyền hình cổ trang Trung Quốc như Dương Môn hồ tướng,
38