1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kì sự ảnh hưởng của làn sóng hallyu trong việc khuếch trương sức mạnh mềm của hàn quốc tới việt nam từ những năm 2000 đến nay

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO---*---TIỂU LUẬN CUỐI KÌMÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUAN HỆ QUỐC TẾĐỀ TÀI: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LÀN SÓNG HALLYU TRONG VIỆC

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-* -TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUAN HỆ QUỐC TẾĐỀ TÀI: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LÀN SÓNG HALLYU TRONG VIỆCKHUẾCH TRƯƠNG SỨC MẠNH MỀM CỦA HÀN QUỐC TỚI VIỆT NAM

TỪ NHỮNG NĂM 2000 ĐẾN NAY

Giảng viên: TS Lê Ngọc Hân Người thực hiện: Hà Thị Thúy Mã sinh viên: QHQT49A51437 Lớp học phần: PPNCQHQT- QHQT49.2

Hà Nội, tháng 01 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Câu hỏi nghiên cứu 3

2 Lý do chọn đề tài 3

3 Tình hình nghiên cứu và tài liệu liên quan 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

5 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7

1 Cơ sở lý luận 7

1.1.Khái niệm “Sức mạnh mềm” và Quan niệm của Hàn Quốc về “sức mạnh mềm” 7

1.2.Khái niệm “Làn sóng Hallyu” 9

1.3.Mối quan hệ giữa “Làn sóng Hallyu” và “Sức mạnh mềm” 9

2 Cơ sở thực tiến 10

2.1.Sự phát triển của Làn sóng Hallyu tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay (3 giai đoạn).102.2.Quá trình triển khai các chính sách làn sóng Hallyu trong việc khuếch trương sức mềm Hàn Quốc tới Việt Nam từ năm 2000 đến nay 10

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA LÀN SÓNG HALLYU TRONG VIỆC KHUẾCH TRƯƠNG “SỨC MẠNH MỀM” HÀN QUỐC TỚI VIỆT NAM 11

1 Đánh giá tình hình quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trước và sau sự bùng nổ của làn sóng Hallyu 11

2 Ảnh hưởng của làn sóng Hallyu trong việc khuếch trương “sức mạnh mềm” của Hàn Quốc tới Việt Nam 12

2.1.Ảnh hưởng về kinh tế 12

2.2.Ảnh hưởng về văn hóa, xã hội 14

CHƯƠNG 3: NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỚI HÀN QUỐC TRƯỚC SỰ KHUẾCH TRƯƠNG “SỨC MẠNH MỀM” CỦA LÀN SÓNG HALLYU TỚI VIỆT NAM 18

1 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự ảnh hưởng Làn sóng Hallyu trong việc khuếch trương “Sức mạnh mềm” của Hàn Quốc 18

Trang 3

2 Kiến nghị một số chính sách phát triển Việt Nam trong tương lai 20

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU1 Câu hỏi nghiên cứu

“Làn sóng Hallyu đã ảnh hưởng như thế nào trong việc khuếch trương “sức mạnh mềm” của Hàn Quốc tới Việt Nam từ những năm 2000 đến nay?”

2 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, quyền lực mềm đang ngày càng khẳng định được vị trí và tầm quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia, không những thế, quyền lực mềm còn là công cụ để giúp nhiều quốc gia nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế Hàn Quốc là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của sức mạnh mềm Trải qua vài thập kỷ vài thập niên đã thu thập được nhiều lợi ích to lớn, tạo nên sự thành công to lớn cho ngày nay Hàn Quốc là một trong những quốc gia đứng đầu về mức độ thành công của việc xây dựng và phát huy tốt quyền lực mềm Hàn Quốc hướng tới 3 lĩnh vực chính là chính sách quốc gia, hệ giá trị quốc gia và văn hóa quốc gia Trong đó văn hóa quốc gia là lĩnh vực được ưu tiên hơn cả, tập trung cho các chiến lược văn hóa Một trong số những thành công phải kể đến là làn sóng Hallyu Thuật ngữ “Làn sóng Hallyu” đã được sử dụng để mô tả sự phổ biến ngày càng tăng của văn hóa đại chúng, Hallyu bùng nổ trên các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới tạo ra một hiệu ứng gợn sóng Và không khó để nhận ra rằng, Hallyu đã thành công góp phần nâng cao sức mạnh mềm của Hàn Quốc trên nhiều phương diện Từ những năm 2000, làn sóng Hallyu bùng nổ ở Đông Á đã tác động đến mối quan hệ giữa Hàn Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam cũng có nhiều sự thay đổi và nhận được sự quan tâm từ 2 Quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam, trải qua ba thập kỷ (1992- 2023) hình thành và phát triển, hai nước từ quan hệ ngoại giao song phương đã phát triển trở thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đã để lại nhiều thành tựu góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam Góp phần vào xu thế chung đó, Hallyu- công cụ của sức mạnh mềm trong chiến lược ngoại giao văn hóa của Hàn Quốc được xem là yếu tố quan trọng và đồng thời cũng là sự thành công trong việc quảng bá hình ảnh con người cũng như đất nước Hàn Quốc ra với thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Từ thực tiễn và thực trạng mối quan hệ giữa 2 quốc gia chúng tôi xin phép được chọn đề tài: “Sự ảnh hưởng của làn sóng Hallyu trong việc khuếch trương “sức mạnh mềm” của Hàn Quốc tới Việt Nam từ những năm 2000 đến nay”.

3 Tình hình nghiên cứu và tài liệu liên quan

Làn sóng Hallyu và sức mạnh mềm hiện nay không phải là một đề tài mới mẻ, tuy nhiên đây vẫn là một đề tài rộng lớn, hấp dẫn và rất được quan tâm, chú ý của nhiều học giả và công trình nghiên cứu trên thế giới Ở Việt Nam, đề tài này cũng có nhiều công trình nghiên cứu, khai thác như: "Làn sóng Hallyu và sự khuếch trương sức mạnh mềm của Hàn Quốc tại Việt Nam" của TS Nguyễn Thị Thanh Hiền (2016); "Làn sóng Hallyu và sự hình thành nhận thức của giới trẻ Việt

Trang 5

Nam về Hàn Quốc" của TS Nguyễn Thị Thu Hương (2017); "Làn sóng Hallyu và xu hướng du lịch Hàn Quốc của người Việt Nam" của TS Nguyễn Thị Lan Hương (2018) đây là những số ít công trình nghiên cứu về làn sóng Hallyu và sức mạnh mềm của Hàn Quốc được đầu tư kỹ càng, bài bản, mặc dù vậy nội dung vẫn chưa đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể sự ảnh hưởng của làn sóng Hallyu trong việc khuếch trương “sức mạnh mềm” của Hàn Quốc đặc biệt là đối với Việt Nam trong giai đoạn từ những năm 2000 đến nay Hơn nữa mục tiêu và cách tiếp cận của đề tài có phần khác biệt so với các tác giả khác, nên việc nghiên cứu không bị trùng lặp và rất cần thiết để tìm hiểu về làn sóng Hallyu trong việc khuếch trương “sức mạnh mềm” Hàn Quốc và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất chính sách cho Việt Nam Song, để đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra một cách hiệu quả nhất, nội dung của bài nghiên cứu cũng sẽ vẫn được kế thừa các cách tiếp cận và công trình nghiên cứu trước đó.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là sự ảnh hưởng của làn sóng Hallyu trong việc khuếch trương “sức mạnh mềm” Hàn Quốc thông qua việc tìm hiểu sự hình thành và con đường quảng bá làn sóng này, cũng như ảnh hưởng của nó tại Việt Nam trên từng khía cạnh cụ thể: Chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và xã hội Đề tài này sẽ khám phá cách thức và mức độ mà làn sóng Hallyu đã góp phần vào việc khuếch trương sức mạnh mềm của Hàn Quốc, thông qua việc lan tỏa văn hóa và tăng cường ảnh hưởng tại Việt Nam.

Làn sóng Hallyu hay còn gọi là trào lưu Hàn Quốc, mang ý nghĩa là sự thịnh hành những giá trị văn hóa của Hàn Quốc ở nước ngoài Phạm vi ảnh hưởng của Hallyu rất rộng lớn, từ Đông sang Tây, từ châu Á đến châu u, châu Phi, châu Mỹ, song, đậm nét nhất là châu Á, trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam luôn ở trong “tốp đầu” Trải qua hơn hai thập kỷ hình thành và phát triển, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ quan hệ ngoại giao song phương đã trở thành quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Chính vì vậy đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ những năm 2000 đến nay, giai đoạn mà làn sóng Hallyu bắt đầu du nhập và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam Và đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong không gian ở Việt Nam.

5 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính của nghiên cứu này là để hiểu rõ hơn làn sóng Hallyu và sự phát triển của làn sóng này ở Việt Nam từ những năm 2000 đến nay Phân tích sự ảnh hưởng của làn sóng Hallyu trong việc khuếch trương “sức mạnh mềm” của Hàn Quốc tới Việt Nam trên các phương diện Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất chính sách cho Việt Nam Đây là một chủ đề quan trọng, không chỉ với Việt Nam mà còn với cả khu vực và thế giới, khi mà sức mạnh mềm ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong quan hệ quốc tế.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Một là, nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về Làn sóng Hallyu, sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế, cũng như quan điểm Hàn Quốc về sức mạnh mềm Và nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển và quá trình triển khai các chính sách của Làn sóng Hallyu Hai là, nghiên cứu ảnh hưởng của “Làn sóng Hallyu” trong việc khuếch trương “sức

Trang 6

mạnh mềm” tại Việt Nam Ba là, đánh giá những ảnh hưởng của việc sử dụng làn sóng Hallyu tại Việt Nam như một công cụ sức mạnh mềm trong chiến lược ngoại giao văn hoá của Hàn Quốc Đồng thời, đưa ra những bài học kinh nghiệm và phương hướng phát triển sức mạnh mềm trong tương lai của Việt Nam.

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm “Sức mạnh mềm” và Quan niệm của Hàn Quốc về “sức mạnh mềm” Sức mạnh mềm là một khái niệm được đề cập lần đầu tiên bởi giáo sư Joseph Nye, Đại học Harvard, trong bài viết "Soft Power: The Means to Success in World Politics" (1990) Sức mạnh mềm được định nghĩa là "khả năng đạt được những gì mình muốn thông qua sức lôi cuốn thay vì cưỡng bức hoặc mua chuộc ai đó" Đến những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, ông tiếp1

tục đưa ra thêm một định nghĩa khác và cho rằng: “sức mạnh mềm là kết quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hóa và ý thức hệ chứ không phải thông qua sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu chuẩn hành vi hay chế độ do mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình Quyền lực mềm dựa vào sức thuyết phục của thông tin ở mức rất cao” Tuy vậy, đến thập niên đầu thế kỷ XXI, Joseph Nye đã thay đổi quan điểm của mình và cho rằng: “Sức mạnh mềm là một loại năng lực, có thể giúp đạt được mục đích thông qua sức hấp dẫn chứ không phải ép bức hoặc dụ dỗ Sức hấp dẫn này đến từ quan điểm giá trị về văn hoá, chính trị và chính sách ngoại giao của một nước” Trong quan điểm này, ông cho rằng sức mạnh mềm không chỉ là sự thuyết phục, mà nó còn là khả năng lôi kéo và hấp dẫn, khiến người khác phải tự nguyện đi theo chứ không phải bị ép buộc hoặc cưỡng chế Theo ông sức mạnh mềm của quốc gia thường xuất phát từ ba nguồn đó là: văn hóa, các giá trị chính trị, và các chính sách đối ngoại của quốc gia đó Như vậy có thể thấy, sức mạnh mềm cũng là một loại sức mạnh tổng hợp, được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau Sức mạnh mềm không phải là một thực thể tĩnh mà là một quá trình động, trong đó các nhân tố tạo nên sức mạnh mềm bổ sung, hỗ trợ và tương tác, chuyển hóa lẫn nhau Theo thời gian, các nhân tố của sức mạnh mềm có thể thay đổi, tiếp biến, do vậy, sức mạnh mềm tổng thể của quốc gia cũng có những biến đổi Lịch sử cho thấy, sự sinh tồn, phát triển bền vững của một quốc gia đều không tách rời sự “thăng hoa” của sức mạnh mềm Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu thế hòa bình, hợp tác vẫn là nét chủ đạo thì sức mạnh mềm càng đóng vai trò quan trọng Khi mà sức mạnh cứng cần được sử dụng một cách khôn ngoan và hiệu quả, tránh lạm dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các vấn đề quốc tế, thì sức mạnh mềm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giữ vững ổn định quốc gia, tăng cường hội nhập quốc tế, cũng như phát huy tầm ảnh hưởng của quốc gia đó trên thế giới.

Hàn Quốc là một quốc gia nhỏ bé nằm trong khu vực Đông Bắc Á, nơi có các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Nga Chính vì vậy chính phủ Hàn Quốc hiểu rõ cần có phương hướng và chiến lược phù hợp để duy trì hòa bình và phát triển đất nước Đó là tập trung xây dựng sức mạnh mềm bên cạnh sức mạnh cứng, theo đó sức mạnh mềm được gắn với các nhân tố cơ bản là văn hóa, thành tựu kinh tế, chính sách ngoại giao phù hợp Chính phủ Hàn Quốc luôn đặt văn hóa 1 Joseph s Nye (1990), Bound to lead: the changing nature of American power, New York, Basic Books,Inc.Publisher, p 6

Trang 8

quốc gia ở vị trí then chốt nên rất chú trọng đến chiến lược phát triển văn hóa với những nguyên tắc và mục tiêu rất rõ ràng Tất cả đều hướng tới mục tiêu là tìm cách đưa hình ảnh Hàn Quốc, văn hóa Hàn Quốc ngày càng trở nên thu hút hơn đối với thế giới Hàng loạt các chính sách, kế hoạch được thực hiện và đã tạo ra những chuyển biến lớn có lợi cho hình ảnh quốc gia Và công nghiệp giải trí được coi là một trong những nhân tố then chốt tạo nên sức mạnh mềm của Hàn Quốc với mục tiêu rõ ràng là hiện thực hóa việc Hàn Quốc trở thành cường quốc về công nghiệp giải trí, trong đó ưu tiên các lĩnh vực mũi nhọn là game, điện ảnh, hoạt hình, truyện tranh, phát thanh và truyền hình Với quan điểm như thế, chính phủ Hàn Quốc ngày càng tích cực ủng hộ phát triển, mở rộng ngành công nghiệp văn hóa quốc gia của mình trên trường quốc tế, coi đó như một chiến lược tìm kiếm, khẳng định vị trí, thúc đẩy hình ảnh Hàn Quốc trong khu vực và trên thế giới bằng sức mạnh mềm thông qua giải trí, mà tiêu biểu chính là Hallyu.

1.2 Khái niệm “Làn sóng Hallyu”

Làn sóng Hallyu hay còn gọi là làn sóng Hàn Quốc,được dùng để miêu tả sự thịnh hành những giá trị văn hóa của Hàn Quốc ở nước ngoài Song, thuật ngữ này không phải do người Hàn Quốc2

đặt ra mà do người Trung Quốc nêu ra từ những năm đầu thế kỷ 21 bởi sự hâm mộ cuồng nhiệt của đông đảo người dân Trung Quốc đối với phim truyền hình, thời trang, mỹ phẩm Hàn Quốc Hai chữ Hán líu: Hàn lưu du nhập sang Hàn Quốc, lại phù hợp với từ gốc Hán mà người Hàn sử dụng nên người Hàn dễ dàng tiếp nhận rồi biến nó thành một khái niệm mới mà ngày nay mọi người thường sử dụng Làn sóng Hallyu bao gồm nhiều lĩnh vực văn hóa khác nhau, như phim ảnh, âm nhạc, thời trang, mỹ phẩm, ẩm thực, Các sản phẩm văn hóa Hàn Quốc, như phim truyền hình, âm nhạc, thời trang, mỹ phẩm, đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân “Làn sóng Hallyu” là bàn đạp mạnh mẽ đã giúp xứ sở Kim Chi vươn lên mạnh mẽ Từ đó trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu văn hóa đại chúng lớn nhất thế giới.

1.3 Mối quan hệ giữa “Làn sóng Hallyu” và “Sức mạnh mềm”

Làn sóng Hallyu và sức mạnh mềm có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau Làn sóng Hallyu, hay còn được gọi là "Conquering Wave" hoặc "Korean Wave," đã đóng góp rất nhiều vào phát triển và tăng cường sức mạnh mềm của Hàn Quốc trên toàn cầu Sức mạnh mềm bao gồm các yếu tố như văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ, giá trị và cuộc sống hàng ngày Làn sóng Hallyu đã giới thiệu và phổ biến những thành tựu của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc cho toàn thế giới, bao gồm âm nhạc Kpop, phim Hàn Quốc, mỹ phẩm, thời trang và ẩm thực Điều này đã giúp Hàn Quốc trở thành một thương hiệu văn hóa quốc tế mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm và ảnh hưởng đáng kể từ các quốc gia khác Sức mạnh mềm của Hàn Quốc đã lan rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau, như du lịch, giáo dục và kinh tế làn sóng Hallyu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức mạnh mềm của Hàn Quốc trên toàn thế giới và củng cố mối quan hệ 2 Phương Anh “Giải mã sức hút của làn sóng Hallyu” Truy cập Online ngày 02.01.2024 tại đường lịnk: Giải mã sức hút của làn sóng Hallyu (vietnamplus.vn).

Trang 9

giữa Hàn Quốc và các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam Ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài ngành công nghiệp giải trí, thấm nhuần nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội và góp phần nâng cao văn hóa, tăng trưởng kinh tế, du lịch và quan hệ ngoại giao.

2 Cơ sở thực tiến

2.1 Sự phát triển của Làn sóng Hallyu tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay (3 giai đoạn) 2.2 Quá trình triển khai các chính sách làn sóng Hallyu trong việc khuếch trương sức

mềm Hàn Quốc tới Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Trang 10

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA LÀN SÓNG HALLYU TRONG VIỆC KHUẾCHTRƯƠNG “SỨC MẠNH MỀM” HÀN QUỐC TỚI VIỆT NAM

1 Đánh giá tình hình quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trước và sau sự bùng nổ của làn sóng Hallyu

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã chứng kiến những thay đổi đáng kể trước và sau khi làn sóng Hallyu bùng nổ Trước khi bùng nổ làn sóng Hallyu, quan hệ giữa hai nước đã tồn tại trong một thời gian dài Tuy nhiên, ngày 22/12/1992 được coi là mốc son cho mối quan hệ khi chính thức ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao Trong giai đoạn này, quan hệ hai nước chủ yếu tập trung vào hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đạt hơn 70 tỷ USD 3

Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước vẫn chưa thực sự sâu sắc, chưa có sự giao lưu văn hóa sâu rộng Phần lớn người dân Việt Nam chưa có nhiều hiểu biết về văn hóa Hàn Quốc, dẫn đến sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, Điều này đã gây khó khăn cho việc giao lưu, hợp tác giữa hai nước Từ những năm 2000, làn sóng Hallyu bắt đầu bùng nổ ở Việt Nam Và đã thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Hai nước đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, …Chưa đầy 10 năm sau ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, năm 2001, quan hệ giữa hai nước đã được nâng tầm thành quan hệ Đối tác toàn diện; đến năm 2009 trở thành quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Đặc biệt, với niềm tin vào tương lai tốt đẹp của quan hệ song phương, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc đầu tháng 12 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Yoon Suk Yeol đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra chương hợp tác mới, cao hơn, sâu rộng hơn giữa hai nước Qua đó ta có thể thấy rằng sự bùng nổ của làn4

sóng Hallyu ở Việt Nam từ những năm 2000 đến nay đã thúc đẩy phát triển và góp phần tươi đẹp mối quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay Và ta cũng thấy được rằng làn sóng Hallyu có tầm ảnh hưởng lớn trong việc khuếch trương sức mạnh mềm Hàn Quốc đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

2 Ảnh hưởng của làn sóng Hallyu trong việc khuếch trương “sức mạnh mềm” của Hàn Quốc tới Việt Nam

2.1 Ảnh hưởng về kinh tế

“Hallyu” là thuật ngữ dùng để thể hiện sự phát triển phi thường của văn hóa Hàn Quốc từ đầu thế kỷ 21 cho đến nay “Làn sóng Hallyu” là bàn đạp mạnh mẽ đã giúp xứ sở Kim Chi vươn lên mạnh mẽ Từ đó trở thành 1 trong những quốc gia xuất khẩu văn hóa đại chúng lớn nhất thế giới 3 Investvietnam “Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam” Truy cập Online ngày 02.01.2024 tại đường link: Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam (investvietnam.gov.vn).

4 Songoaivu (2022) “30 năm quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc: Một hành trình lịch sử” Truy cập Online ngày 02.01.2023 tại đường link: 30 năm quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc: Một hành trình lịch sử (binhdinh.gov.vn).

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN