1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kì đề tài tội phạm giết người theo luật hình sự việt nam lý luận và thực tiễn

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Phạm Giết Người Theo Luật Hình Sự Việt Nam Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Hoàng Giang, Nguyễn Bá Trà Giang, Đinh Trang Mỹ Hạnh, Phan Thị Hương Giang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Thu
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.Hcm
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

Sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất hay sự thiếu kiềm chế chính là một số trong rất nhiều nguyên nhân hình thành nên tội phạm hay đặc biệt nguy hiểm hơn là giết người.Tội phạm giết người

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Vevrcvdfd v cdv

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

֎֎֎֎֎

ĐỀ TÀI: TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI THEO LUẬT

HÌNH SỰ VIỆT NAM

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

MÃ MÔN HỌC: GELA220405_18CLC THỰC HIỆN: NHÓM 03 LỚP: THỨ 7 TIẾT 10-12 GVHD: TS NGUYỄN MINH THU

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023

Nhóm: 03 (Lớp thứ 7 – Tiết 10-12)

Tên đề tài: Tội phạm giết người theo Luật hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN SINH VIÊN MÃ SỐ HOÀN THÀNH TỈ LỆ %

Ghi chú:

 Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia

 Trưởng nhóm: Nguyễn Xuân Hồng SĐT: 0344 381 744

Nhận xét của giáo viên

………

………

………

Ngày tháng 12 năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC

A.PHẦN MỞ ĐẦU 3

1.Lí do chọn đề tài 3

2.Mục tiêu nghiên cứu 3

3.Phương pháp nghiên cứu 3

4.Bố cục đề tài 3

B.NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI 4

1.1 Khái niệm chung về tội giết người 4

1.2 Phân loại hành vi giết người 4

1.2.1 Căn cứ phân loại hành vi giết người 4

1.2.2 Các loại hành vi giết người 4

1.2.2.1 Căn cứ vào khách thể của hành vi giết người 4

1.2.2.2 Căn cứ vào đối tượng tác động của hành vi giết người 4

1.2.2.3 Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi giết người 4

1.2.2.4 Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi giết người 5

1.2.2.5 Căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi giết người 5

1.3 Hành vi giết người trong các trường hợp phạm tội đặc biệt 6

1.3.1 Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội 6

1.3.2 Vấn đề đồng phạm 6

1.3.3 Hành vi giết người trong các dạng đa tội phạm 6

1.4 Trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm có hành vi giết người 7

1.5 Phân biệt hành vi giết người với những hành vi phạm tội khác có liên quan đến tính mạng con người 7

CHƯƠNG 2: TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7

2.1 Tội giết người được quy định tại điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, chỉnh sửa bổ sung năm 2017 7

2.2 Các yếu tố cấu thành của tội phạm giết người 7

2.2.1 Về mặt khách quan của tội phạm: 8

2.2.2 Về mặt chủ quan của tội phạm: 8

2.2.3 Mặt khách thể của tội phạm: 9

Trang 4

2.2.4 Về mặt chủ thể của tội phạm: 9 2.3 Tình huống phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm giết người 10 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI 11 3.1 Tình hình tội phạm giết người trên địa bàn cả nước 11 3.2 Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng và biến động của tội phạm giết người 11 3.3 Một số vụ án trong thời gian gần đây 11 3.4 Giải pháp phòng chống tội phạm giết người 12 C.KẾT LUẬN 13

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài

Sau hơn 34 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng 6, dù phải trải qua nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã có những bước phát triển trên tất cả các lĩnh vực; đời sống nhân dân được cải thiện Song, sự thiếu ổn định của nền kinh tế thị trường đã dần hình thành nên những mối đe dọa, những nguy hiểm rình rập làm ảnh hưởng đến đời sống và tinh thần của người dân Sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất hay sự thiếu kiềm chế chính là một số trong rất nhiều nguyên nhân hình thành nên tội phạm hay đặc biệt nguy hiểm hơn là giết người

Tội phạm giết người, với những suy nghĩ, động cơ vô cùng tàn nhẫn, man rợ cùng với

tư tưởng và niềm tin lệch lạc đã gây nên những mất mát, đau thương cho những gia đình nạn nhân, gây mất trật tự an toàn xã hội, hình thành tâm lí hoang mang, lo sợ trong người dân

Trước tình hình diễn biến tội phạm vô cùng phức tạp này thì việc nghiên cứu về tội phạm hay cụ thể hơn là giết người và điều vô cùng cần thiết nhằm tìm ra được những giả thuyết, nguyên nhân, điều kiện để thực hiện hành vi pham tội, từ đó đưa ra những biện pháp xử lí và phòng chống nhằm đẩy lùi tội phạm nói chung và nạn giết người nói riêng Với mục tiêu góp phần đấu tranh và phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay cũng như các biện pháp xử lí dựa vào pháp luật cũng chính là nguyên nhân cho đề tài “Tội phạm giết người theo luật hình sự Việt Nam Lý luận và thực tiễn” của chúng

em ngày hôm nay

2.Mục tiêu nghiên cứu

Nắm rõ cái khái niệm cơ bản liên quan đến giết người, tình hình tội phạm giết người,

từ đó tìm ra nguyên nhân, khái quát những yếu tố cấu thành nên tội giết người để đưa

ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội

3.Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá

Đưa ra những ví dụ thực tiễn, phân tích tình huống giúp hiểu rõ và đề cập đến các phương pháp ứng dụng

4.Bố cục đề tài

Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 3 chương chính:

Chương 1: Những vấn đề chung về tội giết người trong luật hình sự Việt Nam Chương 2: Tội phạm giết người trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành.

Chương 3: Thực trạng tội giết người ở Việt Nam và những giải pháp trong công tác

đấu tranh phòng chống tội giết người

Trang 6

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI

1.1 Khái niệm chung về tội giết người

Trước hết, chúng ta có thể đến với định nghĩa về hành vi giết người: Giết người là hành vi trái pháp luật cố ý làm chết người, chấm dứt sự sống của họ Hậu quả của hành

vi trái luật này là hậu quả chết người

Đối với tội giết người, để phân biệt với hành vi giết người nói chung chúng ta có thể đưa ra những định nghĩa như sau: Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện Tội danh này được quy định trong Điều 123 Bộ luật hình sự 2015

1.2 Phân loại hành vi giết người.

1.2.1 Căn cứ phân loại hành vi giết người.

- Tính nguy hiểm của xã hội.

- Tính có lỗi

- Tính được quy định trong luật hình sự

- Tính phải chịu phạt

1.2.2 Các loại hành vi giết người.

1.2.2.1 Căn cứ vào khách thể của hành vi giết người.

Khách thể của tội giết người là quyền đươc tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người

1.2.2.2 Căn cứ vào đối tượng tác động của hành vi giết người.

Đối tượng tác động của tội giết người là thân thể thân thể con người đang sống Hành

vi của người phạm tội giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người

1.2.2.3 Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi giết người.

Chủ thể của tội giết người phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Chỉ những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới hiểu rõ hành vi của mình đúng hay sai, mới điều khiển được, tự chủ được hành vi của mình Người đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật làm mất khả năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình Pháp luật Việt Nam dựa vào 2 tiêu chuẩn để

Trang 7

xác định năng lực trách nhiệm hình sự: tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn tâm lý Theo tiêu chuẩn y học chủ thể tội phạm phải là người không đang trong thời kỳ mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác làm mất khả năng nhận thức và tự chủ hành vi của mình Theo tiêu chuẩn tâm lý: chủ thể tội phạm phải là người nhận thức và tự chủ được hành vi của mình, là người hiểu được bản chất hành vi, điều khiển được hành vi

1.2.2.4 Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi giết người.

Tội phạm có chung dấu hiệu là có tính nguy hiểm cho xã hội, nhưng tính nguy hiểm này không giống nhau mà giữa chúng có sự khác nhau giữa các tội phạm cũng như giữa các trường hợp phạm tội cụ thể Do đó mà các nhà làm luật cần phải phân hóa và

cá thể hóa hình phạt nói riêng cũng như trách nhiệm hình sự nói chung thành một trong những nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam Chính vì vậy, tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt từ đến 03 năm

-Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn

mà mức cao nhất của khung hình phạt dó Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đền 07 năm tù

-Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội

ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù

-Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

1.2.2.5 Căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi giết người.

Khi một người phạm tội thực hiện tội phạm đều nhằm tới những mục đích nhất định nhưng chỉ có thể phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp Bỡi lẽ, trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt những mục đích nhất định Đối với trường hợp phạm tội khác, người phạm tội cũng có mục đích nhưng mục đích của

Trang 8

người phạm tội chỉ vì hành vi khách quan của họ Mục đích phạm tội phải được xem xét với hậu quả thiệt hại do người phạm tội gây ra Hậu quả thiệt hại là hiện tượng khách quan có quan hệ với mục đích phạm tội Mục đích phạm tội được đặt ra trước khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội Do đó, mọi trường hợp phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp đều phải có mục đích phạm tội kèm theo Trên thực tế, hậu quả thiệt hại có thể xảy ra hay không xảy ra hay xảy ra ở mức độ nào là tủy thuộc vào khả năng chủ quan của người phạm tội và những điều kiện bên ngoài khác Hậu quả thiệt hại xảy ra

có thể thể hiện đầy đủ mục đích của người thực hiện tội phạm Tuy nhiên, cũng có thể chỉ thể hiện một phần mục đích đó

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý Để hiểu rõ hơn, trước hết cần phân biệt giữa động cơ phạm tội và động

cơ của cách xử sự Hành vi của con người trong trạng thái tâm lí bình thường đều được thực hiện do sự thúc đẩy của một hoặc một số động cơ nhất định Ngay cả trong trường hợp phạm tội với lỗi vô ý, hành vi của người phạm tội cũng đều do động cơ nhất định thúc đẩy Tuy nhiên, ở các tội phạm vô ý chỉ có thể có động cơ của xử sự mà không có động cơ phạm tội vì người phạm tội với lỗi vô ý hoàn toàn không mong muốn thực hiện tội phạm, họ không nhận biết được hành vi của mình là hành vi phạm tội hoặc tin hành vi của mình không trở thành hành vi phạm tội

1.3 Hành vi giết người trong các trường hợp phạm tội đặc biệt.

1.3.1 Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản”

Hành vi giết người trong tội phạm giết người được coi là ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với điều kiện việc chấm dứt hành vi giết người phải xảy ra khi tội phạm đang

ở giai đoạn chuẩn bị hoặc giai đoạn phạm tội chưa đạt và phải dừng lại trước khi có hậu quả chết người

1.3.2 Vấn đề đồng phạm.

Nhận định chung: Đồng phạm của hành vi giết người trong các tội giết người là trường hợp có hai người trở lên (đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm) cùng thực hiện hành

vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác

1.3.3 Hành vi giết người trong các dạng đa tội phạm.

Trang 9

1.4 Trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm có hành vi giết người.

Người thực hiện tội phạm giết người sẽ chịu hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình

– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

– Khung hình phạt tù từ 01 đến 05 năm cho người chuẩn bị phạm tội giết người

1.5 Phân biệt hành vi giết người với những hành vi phạm tội khác có liên quan đến tính mạng con người.

Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, người phạm tội chỉ cố ý làm cho nạn nhân bị thương hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, không mong muốn cho nạn nhân bị chết, cũng không bỏ mặc cho nạn nhân chết; nạn nhân bị chết là ngoài ý muốn của người phạm tội

Đối với tội giết người, thì người phạm tội cố ý tước đoạt tính mạng của nạn nhân Nếu không phải là do cố ý trực tiếp (cố ý có dự mưu, cố ý xác định) thì cũng là cố ý gián tiếp (cố ý đột xuất, hoặc cố ý không xác định), tức là không cần quan tâm đến hậu quả, muốn ra sao thì ra, bỏ mặc cho nạn nhân chết cũng được, không chết cũng mặc Hành vi tấn công của người phạm tội đối với tội giết người bao giờ cũng quyết liệt hơn, cường độ tấn công mạnh hơn, nhằm vào những nơi xung yếu của cơ thể như: vùng đầu (sọ não, gáy), ngực, ổ bụng… Còn đối với tội cố ý gây thương tích người phạm tội tấn công nạn nhân không quyết liệt, mà nếu có quyết liệt thì cũng chỉ tấn công vào những nơi khó gây ra cái chết cho nạn nhân như: chân, tay, mông, nếu có tấn công vào nơi xung yếu của cơ thể của nạn nhân thì cũng chỉ tấn công vào nơi đã định như mắt, mũi, tai, miệng

CHƯƠNG 2: TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1 Tội giết người được quy định tại điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, chỉnh sửa bổ sung năm 2017

1 Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

Trang 10

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn

2 Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ

07 năm đến 15 năm

3 Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

4 Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

2.2 Các yếu tố cấu thành của tội phạm giết người

2.2.1 Về mặt khách quan của tội phạm:

a) Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác

- Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống

- Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

- Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:

+ Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác

Trang 11

+ Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp

b) Hậu quả

Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống Tuy nhiên, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không

2.2.2 Về mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:

 Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội

 Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiển đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

2.2.3 Mặt khách thể của tội phạm:

- Khách thể là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại

- Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm và được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại

- Luật hình sự coi đối tượng bị tội phạm xâm hại là quan hệ xã hội Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một hoặc một vài quan hệ xã hội nhất định được Luật hình sự bảo vệ

- Việc xác định khách thể của tội phạm mang ý nghĩa rất quan trọng trong pháp luật về hình sự bởi đó:

+ Là căn cứ để định tội và là căn cứ quan trọng để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác

+ Là căn cứ quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho cộng đồng, xã hội của tội phạm

+ Thông qua khách thể của tội phạm có thể thấy được bản chất giai cấp của Bộ luật hình

sự Việt Nam

2.2.4 Về mặt chủ thể của tội phạm:

- Chủ thể tội phạm theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam phải là con người cụ thể

chứ không chấp nhận chủ thể của tội phạm là tổ chức Tổ chức không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Chỉ có cá nhân cụ thể trong tổ chức phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự, đây là sự khác biệt của Luật Hình sự Việt Nam so với Luật Hình sự ở một số nước trên thế giới

2.3 Tình huống phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm giết người

Tình huống: Lúc 20 giờ ngày 10/11/2019, A cùng một số người bạn đang uống bia tại

nhà hàng X thì B đi vào A thấy B nhưng không chào hỏi gì và cũng không mời uống bia

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w