1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ thừa kế theo di chúc theo pháp luật dân sự việt nam lý luận và thực tiễn

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thừa Kế Theo Di Chúc Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam. Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Bùi Tấn Phát, Nguyễn Tấn Phát, Đặng Duy Khoa, Nguyễn Trần Công Pháp, Võ Thanh Huy
Người hướng dẫn Th.S Võ Thị Mỹ Hương
Trường học Đại học
Chuyên ngành Pháp luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Hiện nay việc phân chia tài sản cũng là một vấn đề đáng khó khăn trong việc trao quyền và được hưởng quyền lợi đối với tài sản.Để giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp cũng như

Trang 1

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

***

Thừa kế theo di chúc theo pháp luật dân sự Việt

Nam Lý luận và thực tiễn

MÃ MÔN HỌC: GELA220405 THỰC HIỆN: NHÓM 11 LỚP: THỨ 5 TIẾT 5-6

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024

Nhóm: 11 ( Lớp thứ 5 – Tiết 5-6)

Tên đề tài: Thừa kế theo di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam Lý luận và thực tiễn

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ %

HOÀN THÀNH

1 Bùi Tấn Phát 23143319 100%

2 Nguyễn Tấn Phát 23143280 100%

3 Đặng Duy Khoa 23143320 100%

4 Nguyễn Trần Công Pháp 23143318 100%

5 Võ Thanh Huy 23143270 100% Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia

- Trưởng nhóm: SĐT: 035 377 8524

Nhận xét của giáo viên

………

………

………

Ngày 01 tháng 12 năm 2019

Trang 3

MỤC LỤC

Contents

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Bố cục đề tài 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC 4

1.1 Khái niệm di chúc là gì 4

1.2 Đặc điểm 5

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC 6

2.1 Người lập di chúc 6

2.2 Nội dung của di chúc 7

2.3.Hình thức của di chúc 8

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 10

3.1 Thực tiễn giải quyết “ thừa kế di chúc “ 10

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 11

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thực hiện theo chỉ thị về việc đổi mới của đảng ta từ năm 1986 đến nay Công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều thành công to lớn và quan trọng trong các lĩnh vực trọng điểm có liên quan đến đời sống xã hội loại người Hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh củng với đó là sự hội nhâp với cộng đồng quốc

tế để cùng sánh vai với các cường quốc khác ,bên cạnh đó cùng với sự phát triển kinh tế xã hội cũng không ngừng phát triển.Song vẫn còn tồn tại các mặt tối của vấn đề về xã hội như vấn đề thừa kế tài sản cũng như quyền được hưởng tài sản Hiện nay việc phân chia tài sản cũng là một vấn đề đáng khó khăn trong việc trao quyền và được hưởng quyền lợi đối với tài sản

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp cũng như quyền thừa kế đối với với các mối quan hệ nhân thân thì việc tìm hiểu các vấn đề đó sẽ được tìm

ra dựa trên những nguyên tắc, điểu luật cũng như cách giải quyết cũng như cơ

sở lý luận va thực tiễn,góp phần lam thay đổi nhận thức cũng như giúp dễ dàng trong việc thừa kế cũng như việc trao quyền đối với tài sản.Để góp phần giúp mọi người tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các lợi ích cũng như nghĩa vụ trong việc phân chia tài sản và các mối quan hệ, vì thế nhóm chúng em đã thống nhất và đưa ra đề tài: “Thừa kế theo di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam Lý luận và thực tiễn”

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nắm rõ khái niệm cơ bản, hiểu rõ hơn về quy trình thừa kế thông qua di chúc, tìm hiểu về tầm quan trọng của di chúc trong quản lí tài sản, cũng như cách di chúc ảnh hưởng đến quy hoạch tài chính cá nhân và sự chuyển giao tài sản theo sau khi người kế thừa qua đời , Tìm hiểu về tầm quan trọng của di chúc trong quản lý tài sản, cũng như cách

di chúc ảnh hưởng đến quy hoạch tài chính cá nhân và sự chuyển giao tài sản sau khi người thừa kế qua đời Từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện tối ưu hóa theo quy trình kế thừa Thông qua các mục tiêu này, nghiên cứu có thể đóng góp vào việc nâng cao hiểu biết và tối ưu hóa quy trình thừa kế theo di chúc, từ đó giúp giảm thiểu xung đột và tang cường tính công bằng trong chuyển giao tài sản theo ý muốn của người sỡ hữu

3 Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá

Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn

4 Bố cục đề tài

Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 3 chương chính:

Chương 1 Lý luận chung về thừa kế theo di chúc:

Chương 2 Quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc:

Chương 3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc và kiến nghị hoàn:

thiện pháp luật

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC

1.1Khái niệm di chúc là gì

Di chúc được hình thành khi một người có ý định sẽ để lại tài sản của mình cho người khác nếu họ chết đi, đó là sự thể hiện ý chí của người lập đối với khối tài sản mà mình xác lập được

Theo Điều 646 Bộ luật dân sự 2005 quy định di chúc:

“ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”

Và quy định về khái niệm di chúc này được kế thừa tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 Di chúc chính là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác Ý chí này là ý chí đơn phương của mỗi cá nhân, theo

đó, người lập di chúc quyết định chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người đã được họ xác định trong di chúc

Di chúc chính là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt tài sản của họ cho người khác hưởng sau khi người lập di chúc chết

Di chúc được lập ra với mục đích là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác Một người khi còn sống nếu đã xác lập được khối tài sản của riêng mình thì họ cũng mong muốn rằng khi mình chết đi số tài sản đó được định đoạt cho

ai Tài án này phải tồn tại và những nội dung về tài sản của người để lại di chúc được ghi nhận trong di chúc thì việc chuyển dịch sau này mới có thể diễn ra trên thực tế

Một người có thể có nhiều bản di chúc định đoạt một loại tài sản mà những bản

di chúc này đều thể hiện ý chí tự nguyện của họ, phù hợp với những quy định của pháp luật nhưng không phải tất cả các di chúc trên đều phát sinh hiệu lực mà

di chúc có hiệu lực pháp luật là di chúc thể hiện ý chí sau cùng của người lập di chúc

Trang 7

Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hình thức di chúc Theo đó có

04 loại di chúc bằng văn bản: Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng và di chúc bằng văn bản có chứng thực; Và bên cạnh đó có di chúc miệng

1.2 Đặc điểm

Qua khái niệm di chúc trên ta có thể hiểu đặc điểm của di chúc là :

Thứ nhất, di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân

Qua việc lập di chúc, cá nhân đó có ý định xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế Theo đó, họ quyết định chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người đã được họ xác định trong di chúc là không cần biết người đó

có nhận di sản hay không Do vậy, di chúc chỉ là sự quyết định đơn phương của người lập ra di chúc đó

Thứ hai, di chúc nhằm chuyển dịch di sản của người chết cho người khác đã được xác định trong di chúc

Thông thường một người chỉ lập di chúc trong trường hợp họ có một khối tài sản trước khi chết và muốn bằng ý chí của mình để định đoạt cho ai Thông qua thừa kế, quyền sở hữu của một người đối với thành quả lao động của họ được dịch chuyển từ đời này qua đời khác Đặc biệt, ghi nhận và tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc chính là việc pháp luật tôn trọng

và bảo đảm quyền tự định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của họ, đảm bảo cho người lập di chúc có quyền sử dụng tài sản ngay cả khi đã chết rồi

Thứ ba, di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi người xác lập ra di chúc đã chết

Trang 8

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI

CHÚC

2.1 Người lập di chúc

Điều 647 Bộ luật Dân sự đã quy định rõ ràng về người lập di chúc: Thứ nhất: Người lập di chúc phải là người đã thành niên, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bất kỳ bệnh nào khác mà không thể nhận biết được và không làm chủ được hành vi của mình Theo như điều 18 của bộ luật Dân sự quy định người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên Người dù chưa đủ 18 tuổi mà đã đủ 15 tuổi trở lên có quyền lập di chúc tuy nhiên với điều kiện có

sự chấp thuận của bố mẹ hoặcngười giám hộ trong khi lập di chúc, nhưng phải lưu ý cả bố mẹ cùng người giám hộ không có thẩm quyền tác động tới nội dung của tờ di chúc và không thể xác minh là có cho phép lập bản

di chúc kia hay là không Đây là điều đã hợp lý và đúng với nội dung của Bộ luật lao động quy định lứa tuổi tối thiểu có thể đi lao động là 15 tuổi trở đi, họ có thể lao động nếu có tài sản chính đáng và họ có thể lập di chúc nhằm quyết định việc làm về tài sản hợp pháp đó của mình Tuy nhiên vì 15 tuổi mới là người thành niên vì vậy nhằm đảm bảo quyền và nghĩa

vụ của những người thành niên pháp luật nước ta quy định việc lập di chúc cần có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ Người bị hạn chế về thể chất (khiếm thị,mất tay-không thể viết được ) hay người không biết chữ nhưng

có tài sản cũng có thể lập di chúc nhưng di chúc đó phải do người làm chứng viết thành văn bản và có công chứng Người dân tộc, khi để lại di chúc có thể viết theo ngôn ngữ của dân tộc mình

Thứ hai: Người để lại di chúc có quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, quyền sử dụng hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất – đất của hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, nhưng không định đoạt đối với phần đất thuộc quyền sở hữu của vợ chồng), một phần trong khối tài sản chung với đồng sở hữu khác

Trang 9

Thứ ba, điểm a khoản 1 điều 652 Bộ luật Dân sự quy định: "Người lập di chúc minh mẫn sáng suốt trong thời gian lập di chúc; không bị mua chuộc, đe doạ hoặc cưỡng ép" Người để lại di chúc trong thời gian lập di chúc phải còn minh mẫn sáng suốt vì lập di chúc là hành vi chủ sở hữu định đoạt tài sản thuộc quyền

sở hữu của mình nên họ phải ý thức được hành vi của mình và có toàn quyền định đoạt Bên cạnh đó người để lại di chúc hoàn toàn tự nguyện không

bị ép buộc về mặt tinh thần hay thể xác, không bị ép buộc lập di chúc theo ý chí nguyện vọng của chủ thể khác Đây là điều kiện bắt buộc, có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xác định giá trị pháp lý của văn bản di chúc, để đảm bảo tính chính xác theo ý chí nguyện vọng của người để lại di chúc Những bản di chúc được lập ra thuộc các trường hợp kể trên đều bị xem là vô hiệu và không có giá trị pháp lí

2.2 Nội dung của di chúc

Di chúc được thể hiện dưới dạng văn bản dù là được viết bằng tay hay đánh máy soạn thảo thì cũng cần đáp ứng đầy đủ nội dung của bản di chúc theo quy định pháp luật Căn cứ tại Điều 631 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc bằng văn bản cần thể hiện các nội dung như sau:

Ngày, tháng, năm lập di chúc bằng văn bản;

Thông tin của người lập di chúc: Họ và tên, địa chỉ cư trú;

Thông tin của chủ thể có quyền hưởng di sản: Họ và tên của chủ thể được hưởng

di sản của người lập di chúc

Di sản để lại và nơi có di sản.Ví dụ như:sổ tiết kiệm, bất động sản,…

Ngoài các nội dung trên, di chúc bằng văn bản có thể bao gồm những nội dung khác mà người lập di chúc muốn thể hiện

Lưu ý: Nội dung của di chúc bằng văn bản không được viết tắt hoặc viết bằng

Trang 10

Nếu di chúc có tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng

di chúc phải ký bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa nhằm làm căn cứ để xác minh nội dung di chúc không bị chủ thể khác giả mạo, thay thế

2.3.Hình thức của di chúc

Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự 2015, thì di chúc có thể được thể hiện thông qua hai hình thức chính:

+Di chúc bằng văn bản;

+Di chúc miệng

*Các loại di chúc bằng văn bản:

-Di chúc bằng văn bản là di chúc được viết tay hoặc được đánh máy soạn thảo thành văn bản cụ thể Nội dung của di chúc bằng văn bản phải phù hợp với quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự 2015.Di chúc văn bản được chia thành 04 loại như sau:

+Thứ nhất, di chúc được trình bày dưới dạng văn bản và không có người làm chứng Có thể hiểu loại di chúc này được lập bởi chủ thể có quyền lập di chúc và trong quá trình soạn thảo di chúc sẽ không có sự tham gia của người làm chứng; +Thứ hai, di chúc được trình bày dưới dạng văn bản có người làm chứng Di chúc này là di chúc được lập bởi chủ thể có quyền lập di chúc và trong quá trình soạn thảo di chúc sẽ có sự tham gia của người làm chứng Người làm chứng di chúc phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật

+Thứ ba, di chúc được trình bày dưới dạng văn bản có thực hiện thủ tục công chứng Theo quy định pháp luật có một số di chúc cần thực hiện công chứng hoặc chủ thể lập di chúc có nhu cầu thực hiện công chứng để đảm bảo giá trị pháp lý của di chúc;

+Thứ tư, di chúc bằng văn bản có chứng thực Tương tự với trường hợp di chúc bằng văn bản có công chứng thì việc thực hiện chứng thực di chúc cũng nhằm mục đích bảo đảm giá trị pháp lý của di chúc một cách hiệu quả nhất

Trang 11

*Di chúc miệng.

-Theo quy định tại khoản 4, Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc miệng là

di chúc hợp pháp khi được lập trước ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí, nguyện vọng cuối cùng thì người làm chứng phải tiến hành ghi chép lại, cùng ký tên và điểm chỉ tại thời điểm đó

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lập di chúc miệng để lại di ngôn thì di chúc được ghi chép lại bởi người làm chứng phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng

-Ngoài ra, di chúc miệng cũng cần đáp ứng các điều kiện chung của di chúc hợp pháp tại khoản 1, Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:

Người lập di chúc miệng trong quá trình lập di chúc phải có trạng thái, tinh thần minh mẫn, sáng suốt; không bị chủ thể khác lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép;

Nội dung của di chúc miệng là ý chí của người lập di chúc nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội

Trang 12

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ

THEO DI CHÚC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

3.1 Thực tiễn giải quyết “ thừa kế di chúc “

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản đều được pháp luật thực hiện theo Điều 32, Hiến pháp năm

2013 quy định: “Mọi

người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở,

tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất,phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong c

ác tổ chức kinh tế khác Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế đượcpháp luật bảo hộ” sẽ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản

Thứ nhât,trong bất kì tình huống nào mọi cá nhân đều có quyền bình đảng thừa

kế quyền tài sản theo pháp luật qui “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại

tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” (Điều 610, Bộ Luật Dân Sự năm 2015) Theo đó các cá nhân không

phân biệt giới tính trình độ cũng như độ tuổi hay kể cả quốc tịch đều được

hưởng các quyền lợi như nhau trong việc phân chia tài sản cũng như việc thừa

kế tài sản

Về việc hưởng tài sản thừa kế thì mọi các nhân đều được bình đẳng việc phân chia tài sản sẽ được thực thi thông qua các hàng thừa kế đối với người lập di

chúc hay theo pháp luật Đầu tiên, việc thừa kế theo pháp luật sẽ bắt đầu từ

những người có quan hệ huyết thống,hôn nhân hay có công ơn nuôi dưỡng đối với người để lại tài sản

Ngoài ra còn có trường hợp được kế thừa từ các con(cháu) được kế thừa từ ông

bà trong trường hợp bố hoặc mẹ qua đời Những người con(cháu) sẽ được thừa

kế tài sản từ ông,bà(cha,mẹ) sẽ dựa trên mối quan hệ nhân than dựa trên Điều

653 BLDS quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w