Tiểu luận cuối kỳ hình phạt trong luật hình sự việt nam – lý luận và thực tiễn

18 1 0
Tiểu luận cuối kỳ hình phạt trong luật hình sự  việt nam – lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đến Bộ luật hình sự năm 2015 được bổ sung thêm chủ thể là pháp nhân thương mại “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa

Trang 1

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬBỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Trang 2

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024

Nhóm: 4

Tên đề tài: Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn.

STTHỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊNTỈ LỆ %HOÀN THÀNH

1 Nguyễn Thành Đạt 23161118 100% 2 Trần Khả Hiệp 23161124 100% 3 Nguyễn Văn Cường 23161110 100% 4 Nguyễn Duy Linh 23161146 100% 5 Nguyễn Quang Phương 23161168 100% 6 Lê Nguyễn Thành Luân 23161149 100%

Trang 3

1.5.1.Các hình phạt chính đối với người phạm tội bao gồm

1.5.2.Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội bao gồm

1.5.3.Hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại phải chịu

Trang 5

A LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Một quốc gia muốn bền vững, ngoài sự phát triển của kinh tế cần có sự ổn định về chính trị về xã hội, để đạt được như vậy, nhà nước đó phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện Sau gần 40 năm đổi mới đất nước, hệ thống pháp luật của nhà nước ta từng bước được xây dựng và hoàn thiện.

Hiện nay, hệ thống pháp luật của Nhà nước bao gồm nhiều ngành luật khác nhau Trong lịch sử loài người luật hình sự được xem là một trong vài ngành luật ra đời sớm nhất và có một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước.

Luật hình sự được hiểu là luật về hình phạt là một trong những công cụ để bảo vệ nhà nước Nhà nước dùng nhiều biện pháp vừa có tính thuyết phục, vừa có tính cưỡng chế để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm

Nhận thức được tầm quan trọng của việc “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” cũng như muốn tìm hiểu về lý luận và thực tiễn của Luật về hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam để góp phần nâng cao ý thức pháp luật của học sinh sinh viên nhóm chúng em đã chọn đề tài “Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”

2 Đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu “Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam”

về mặt pháp lý, từ đó rút ra những tiến bộ và yếu điểm của hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam những năm gần đây

Phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp, đưa ra những nhận xét đánh giá trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

Phạm vi nghiên cứu việc áp dụng hệ thống hình phạt trong luật hình sự ở Việt Nam

Trang 6

3 Mục đích

Nắm rõ khái niệm cơ bản, mục đich, đặc điểm, sự cần thiết của hình phạt cơ sở lí luận của “Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam” Nắm được tình hình thay đổi bổ sung của hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam Khái quát thuận lợi và tồn tại của Hình phạt để tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hệ thống hình phạt trong luật hình sự góp phần công tác ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội

Việc tìm hiểu nghiên cứu giúp chúng em làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân về Bộ luật hình sự Việt Nam và có thêm một số kinh nghiệm để sau này tiếp tục thực hiện những nghiên cứu đồ án tốt nghiệp tốt hơn.

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm hình phạt

Pháp luật là công cụ để bảo vệ nhà nước và xã hội Trong luật hình sự Việt Nam hình phạt là một trong những qui định quan trọng, nghiêm khắc của Nhà nước Hình phạt mang tính răn đe nhằm giáo dục, ngăn ngừa tội phạm, thiết lập kỉ cương pháp luật trong xã hội nhưng cũng thể hiện tính nhân văn, bảo đảm quyền con người trong hệ thống hình phạt ở nước ta.

Khái niệm hình phạt lần đầu tiên được qui định “biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội Khung hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và sẽ do Toà án quyết định mức hình phạt cụ thể” Trích Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa (

đổi, bổ sung năm 2009).

Đến Bộ luật hình sự năm 2015 được bổ sung thêm chủ thể là pháp nhân thương mại “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích

4

Trang 7

của người, pháp nhân thương mại đó” (Trích Điều 30, Bộ luật Hình sự năm 2015)

Như vậy trong pháp luật Hình sự Việt Nam, khái niệm hình phạt được quy định năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và tiếp tục bổ sung ở Bộ luật Hình sự năm 2015.

1.2 Mục đích của hình phạt

Để giữ vững tình hình an ninh chính trị trật tự xã hội và ngăn ngừa tội phạm Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam ngoài mục đích trừng trị tội phạm còn chú ý đến cải tạo và giáo dục đối với người có hành vi phạm tội giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật.

“Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống lội phạm” (Trích Điều 31 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

1.3 Đặc điểm của hình phạt

Hình phạt được luật hình sự quy định và do toà án áp dụng

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện

pháp cưỡng chế của nhà nước.

Tòa án nhân dân là cơ quan có quyền quyết định hình phạt, là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp gồm Toà án nhân dân tối cao và các toà án khác do luật định Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Trích Điều102 Hiến pháp 2013) Đây là những cơ quan có quyền “ nhân danh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ” tuyên một người là có tội và áp dụng hình phạt đối với họ (Trích khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân)

1.4 Sự cần thiết của hình phạt

Trang 8

Thời kì sơ khai khi nhà nước mới thành lập- nhà nước Văn Lang- nhà nước đầu tiên chưa có luật pháp chưa có quân đội, việc xét xử chỉ mang chất tùy vùng, từng công xã lúc đó hình phạt chỉ mang tính răn đe ngăn ngừa tội phạm Đến khi pháp luật ra đời như Luật Hình thư của nhà Lý, Quốc triều hình luật của nhà Trần, Luật Hồng Đức của nhà Lê và Hoàng Việt luật lệ của nhà Nguyễn như trong Quốc triều hình luật có qui định về tội trộm cắp đánh 80 trượng; thích chữ lên mặt; đền cho chủ theo mất 1 đền 9; chặt chân tay nếu tái phạm tội; lần 3 bị giết thì tính chất trừng trị của hình phạt được quy định trong Bộ luật này rất dã man, hà khắc, mang tính nhục hình, gây đau đớn và hạ thấp phẩm giá danh dự của con người.

Luật hình sự Việt Nam thể hiện sự nhân đạo nêu bật tính nhân văn sâu sắc Trừng trị không phải là biện pháp của nhà nước đối với người phạm tội tước đi quyền sống của con người hay xúc phạm nhân phẩm của họ mà răn đe người phạm tội, ngăn ngừa phạm tội giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội nhưng tội phạm càng nguy hiểm thì hình phạt càng nghiêm khắc hơn.

Khi một hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm trái với pháp luật thì người phạm tội phải chịu hình phạt của pháp luật Nhà nước phải dùng biện pháp đặc biệt là áp dụng hình phạt một biện pháp cưỡng chế nghiêm khác nhất Do vậy, cần phải xác định mức hình phạt áp dụng cho người hoặc pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội đó được qui định trong luật hình sự.

1.5 Phân loại hình phạt

Hệ thống hình phạt được hình thành từ hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong đó có hình phạt đối với người phạm tội và hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự

1.5.1 Các hình phạt chính đối với người phạm tội bao gồm:

Trang 9

- Tù có thời hạn; - Tù chung thân; - Tử hình;

Các hình phạt chính này có thể được phân thành các hình phạt không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất) và các hình phạt tước tự do (tù có thời hạn, tù chung thân) và hình phạt đặc biệt (tử hình)

1.5.2 Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội bao gồm:

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; - Cấm cư trú;

- Quản chế;

- Tước một số quyền công dân; - Tịch thu tài sản

- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; - Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

1.5.3 Hình phạt chính đối vói pháp nhân thưong mại phải chịu trách

Trang 10

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỂN2.1 Thực trạng

Bản chất nhà nước của ta là nhà nước của dân do dân và vì dân cho nên pháp

luật hình sự Việt Nam thể hiện tư tưởng nhân đạo của Đảng và Nhà nước là hướng tới một nhà nước pháp quyền, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và đảm bảo Các qui định của hình phạt trong luật hình sự ngày càng đổi mới và hoàn thiện hơn thể hiện sự tiến bộ.

Các hình phạt chính trong hệ thống hình phạt được giảm như hình phạt tù, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm, mở rộng áp dụng hình tiền Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số tội phạm Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Không áp dụng hình phạt tử hình đổi với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc là người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử) Câu chuyện nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ bất ngờ mang thai trong thời gian chờ thi hành án tử hình tại trại tạm giam công an tỉnh Quảng Ninh nên Chánh án TAND Quảng Ninh phải báo cáo TAND Tối cao ra quyết định giảm án xuống tù chung thân cho Huệ.

Bộ luật hình sự hiện hành đã bổ sung một số chế định tha tù trước thời hạn, các biện pháp tha, miễn hình sự, giảm hình sự, xóa án tích…đối với một số phạm nhân cải tạo tốt ở các cơ sở giam giữ được sớm trở về với gia đình và xã hội.Dù hạn chế một số quyền công dân tuy nhiên pháp luật vẫn có những chế độ riêng cho phạm nhân cải tạo tốt.“Buồng hạnh phúc” của phạm nhân là một trong những chế độ đó thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật cũng như ghi nhận quá trình cải tạo tích cực của phạm nhân (khoản 1: Điểm b,c khoản1Điều 3 TT14/2020/TTBCA).

8

Trang 11

Sự sắp xếp các hình phạt chính trong hệ thống hình phạt từ nhẹ đến nặng ,từ ít nghiêm khắc đến nghiêm khắc nhất thể hiện được tư tưởng nhân văn pháp luật hình sự của Nhà nước ta là đi từ cải tạo, giáo dục tới trừng trị nghiêm khắc đối với người phạm tội

Trong hệ thống hình phạt chính chưa có qui định hình phạt “lao động bắt buộc” thay cho hình phạt “cảnh cáo”

Tính trừng trị vẫn còn nhiều hơn giáo dục trong Luật Hình sự Việt Nam được Tòa án ưu tiên lựa chọn trong quyết định hình phạt tù mặc dù điều luật cho phép áp dụng hình phạt khác (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.) Ngoài hình phạt tù, trong hệ thống hình phạt chính các hình phạt khác còn chiếm tỉ lệ thấp trong từng điều luật về các tội cụ thể ví dụ hình phạt tiền chỉ áp dụng như một hình phạt bổ sung.

Trong Luật Hình sự Việt Nam hình phạt tù chung thân cần được quy định cụ thể rõ ràng về quy định hình phạt tù chung thân có giảm án và tù chung thân không giảm án.

Do tính chất nhân đạo, trong xu thế chung thế giới hiện nay là giảm và tiến tới bỏ hình phạt tử hình Nhưng trong hệ thống hình phạt Việt Nam hình phạt tử hình vẫn còn duy trì , điều này chưa hoàn toàn phù hợp Vì vậy cần thiết loại bỏ hình phạt này ra khỏi hệ thống hình phạt Việt Nam

Cần qui định hình phạt bổ sung trong một số tội mang tính bắt buộc Việc áp dụng một số hình phạt bổ sung vẫn còn mang tính tùy nghi chưa mang tính bắt buộc (ví dụ đối với hình phạt cấm cư trú: khi chấp hành xong hình phạt tù, Nhà nước rất khó bố trí nơi ở mới cho người bị kết án, người gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, ổn định đời sống…)

Xác định xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm thì cũng đòi hỏi phải quy định trong luật loại và mức hình phạt áp dụng cho người hoặc pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội đó.

2.2 Đánh giá về thực trạng

Trang 12

Việc áp dụng các loại hình phạt trong luật hình sự Việt Nam đối chiếu với lý luận và thực tiễn chúng ta có một số nhận định như sau:

- Trong bộ luật Hình sự năm 2015, các quy định pháp luật về hình phạt ngày càng được sửa đổi hoàn thiện hơn, đã có rất nhiều điều luật thể hiện rõ tính nhân đạo và hướng thiện đối với cá nhân và pháp nhân phạm tội Trong hệ thống hình phạt thể hiện tư tưởng nhân văn pháp luật hình sự của nhà nước rất rõ : các hình phạt chính được sắp xếp từ hình phạt nhẹ đến hình phạt nặng, từ hình phạt ít nghiêm khắc đến hình phạt nghiêm khắc nhất Để giáo dục, cải tạo người phạm tội nhà nước ta không phải là trừng trị nghiêm khắc mà theo hướng cải tạo, giáo dục tới trừng trị nghiêm khắc đối với người phạm tội để họ trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội

- Bên cạnh đó còn tồn tại một số điểm cần được khắc phục trong hệ thống hình phạt :Ví như nguyên tắc hình phạt đã tuyên phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Tội phạm càng nguy hiểm thì hình phạt áp dụng đối với họ càng nghiêm khắc nhưng theo luật hình sự Việt Nam trừng trị không được coi là mục đích chủ yếu của hình phạt Mục đích chủ yếu của hình phạt chính là giáo dục họ tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới Điều này đã làm giảm đi một số vụ án có tính chất nghiêm trọng trong xã hội Việc luận tội còn một số vụ án chưa hợp lý gây bất mãn trong nhân dân.

- Trong hệ thống hình phạt Việt Nam hình phạt tử hình cũng dần dần bị loại bỏ theo cho phù hợp với xu thế chung của thế giới nhưng không loại bỏ hoàn toàn phải theo lộ trình nhất định.

2.3 Nguyên nhân và giải pháp2.3.1 Nguyên nhân

Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam vẫn còn tồn tại một số yếu điểm do những nguyên nhân khách quan: Luật hình sự Việt Nam không coi trừng trị là mục đích chủ yếu của người phạm tội mà hướng tới việc giáo dục họ tuân theo pháp luật, phòng chống tội phạm lâu dài.

10

Trang 13

Về mặt xã hội trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và đa dạng trên một số lĩnh vực có xu hướng gia tăng những vụ án ngày càng phức tạp khó khăn hơn.

Hạn chế của các cơ quan thi hành pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm chưa phát huy hết vai trò của người thực thi pháp luật , dẫn đến cái nhìn tiêu cực của người dân đối với công tác ngừa và phòng chống tội phạm.

2.3.2 Giải pháp

Cần tăng cường công tác giáo dục pháp luật nhất là kiến thức pháp luật “Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” cho học sinh sinh viên trong công tác tuyên truyền để có một lối sống lành mạnh, không mắc sai lầm trong cuộc sống Giáo dục mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp pháp luật.

Cần tăng cường những hình phạt ít nghiêm khắc hơn trong những hình phạt có tình tiết giảm nhẹ để tạo sự cân bằng trong hệ thống hình phạt Những hình phạt đã tuyên

Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm.

- Nghiên cứu, sửa đổi các quy định của Bộ luật hình sự về hình phạt để cho phù hợp với tình hình thực tế, khắc phục những thiếu sót trong hệ thống pháp luật để đáp ứng công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

- Nâng cao đạo đức, trách nhiệm của bộ phận thực thi pháp luận như cơ quan

điều tra, viện kiểm sát và tòa án Ngoài trình độ chuyên môn cần phải có đạo đức nghề nghiệp.

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:35

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan