1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN CHẾ độ kết hôn TRONG LUẬT hôn NHÂN và GIA ĐÌNH VIỆT NAM lý LUẬN và THỰC TIỄN

33 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 309,83 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.1 Khái niệm điều kiện kết hôn Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: “ CHẾ ĐỘ KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM -LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIỄN”

Nhóm học phần : 010400500404 Giảng viên hướng dẫn: Ths Ngô Thùy Dung Sinh viên thực hiện: Võ Anh Quốc

Mã số sinh viên : 20H1050103

TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Tình hình nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4.Nội dung nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học thực tiễn của bài tiểu luận 4

6.Kết cấu của tiểu luận 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 5

1.1 Khái niệm điều kiện kết hôn 5

1.2 Những quy định chung về điều kiện kết hôn 5

1/ Độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên 16

2/ Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định 16

3/ Không bị mất năng lực hành vi dân sự 16

4/ Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn 16

5/ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng tính 17

CHƯƠNG 2: KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ XỬ LÝ VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM 19

2.1 Khái niệm kết hôn trái pháp luật 19

2.2 Các trường hợp kết hôn trái pháp luật 19

Con sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao 21

Ảnh hưởng đến chất lượng dân số 22

Tăng áp lực và chi phí xã hội 22

2.3 Xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo luật hôn nhân và gia đình 22

KẾT LUẬN 28

Trang 3

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Quyền kết hôn là quyền tự nhiên của con người được pháp luật ghi nhận và bảo

vệ Với ý nghĩa đó pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của mỗi quốc gia đều chú trọngbảo đảm quyền tự do kết hôn của cá nhân Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo đảm thựcthi pháp luật về quyền con người ngày càng được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm,nhất là các quyền mang giá trị hết sức nhân văn như quyền kết hôn Đảm bảo quyền tự dokết hôn của mỗi cá nhân không chỉ là bảo đảm lợi ích cho người kết hôn mà còn đảm bảo

để thúc đẩy sự phát triển của xã hội Bởi lẽ, kết hôn là nền tảng quan trọng để tạo dựnggia đình mà gia đình luôn được xác định là “tế bào” của xã hội Gia đình tốt thì xã hộimới tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam khóa IX tiếp tục khẳng định gia đình giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp xâydựng văn hóa và phát triển mọi mặt của đất nước Điều này cũng được ghi nhận trongHiến pháp và cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật khác, đặc biệt là trong LuậtHN&GĐ Chế định kết hôn điều chỉnh việc xác lập quan hệ vợ chồng – quan hệ nền tảngcủa gia đình Vì vậy, chế định kết hôn không chỉ đảm bảo quyền tự do kết hôn của cánhân mà còn có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúctạo tiền để tốt để xây dựng một xã hội văn minh, phồn thịnh Chế định kết hôn trong LuậtHN&GĐ Việt Nam năm 2000 được quy định trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định

về kết hôn trong các văn bản pháp luật HN&GĐ trước đó, đồng thời tiếp tục phát triểncho phù hợp với việc điều chỉnh quan hệ HN&GĐ trong thời kỳ hội nhập Tuy nhiên,thực tiễn thực hiện pháp luật cũng đã bộc lộ khá nhiều bất cập, tác động không nhỏ đếnhiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề kết hôn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích củangười kết hôn, của gia đình và xã hội Việc nam nữ chung sống như vợ chồng khôngđăng ký kết hôn ngày càng có những diễn biến phức tạp, tình trạng tảo hôn và “hôn nhâncận huyết” ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên đã gióng lên nhữnghồi chuông báo động cần phải ngăn chặn kịp thời Chỉ riêng tỉnh Lào cai, năm 2012 Tổngcục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình thực hiện khảo sát tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận

Trang 4

huyết thống ở 44 xã thuộc 9 huyện của tỉnh Lào Cai đã phát hiện 224 cặp kết hôn cận 3huyết thống [93] Điều này khiến dư luận hết sức lo ngại về việc suy giảm giống nòi, ảnhhưởng đến chất lượng dân số và sự phát triển bền vững của đất nước Đặc biệt gần đâynhiều đám cưới của những người đồng tính được tổ chức công khai bất chấp sự phản đốicủa gia đình đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận xã hội với nhiều ý kiến trái chiều vềviệc thừa nhận hay không thừa nhận hôn nhân đồng giới Mặt trái của kinh tế thị trường

đã tác động tới lối sống của một bộ phận không nhỏ nam nữ thanh niên tạo ra những thayđổi đáng kể trong quan niệm về tình yêu và hôn nhân Vì vậy, tình trạng nam nữ chungsống như vợ chồng có chiều hướng gia tăng Việc nam nữ chung sống như vợ chồng thểhiện ở nhiều dạng thức khác nhau đã tạo ra những hiệu ứng không tốt ảnh hưởng tới đờisống HN&GĐ Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định cụ thể về việc giải quyết hậuquả của tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng dẫn đến nhiều trường hợp tranhchấp giữa các bên trở lên phức tạp Việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nướcngoài, phổ biến là với nam giới Hàn quốc, Đài Loan, còn mang nặng mục đích kinh tế,hoặc mang tính trào lưu, nhiều trường hợp thông qua môi giới trái phép…Hoạt động kinhdoanh môi giới kết hôn bất hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục diễn radưới nhiều hình thức không lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, xúcphạm danh dự nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận [104] Ra đờitrong trong bối cảnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 có giải quyết một cách thỏa đángnhững vấn đề tồn tại phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật điều chỉnh việc xác lậpquan hệ vợ chồng hay không? cần có giải pháp nào để ổn định quan hệ HN&GĐ, gópphần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội? Đây là những vấn đề cần được nghiêncứu một cách công phu và toàn diện làm cơ sở nâng cao hiệu quả điều chỉnh của phápluật về kết hôn Xuất phát từ những lý do trên em lựa chọn đề tài: “chế định kết hôn trongLuật HN&GĐ- vấn đề lý luận và thực tiễn” nhằm nghiên cứu một cách sâu sắc và toàndiện chế định kết hôn và đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều hỉnh củapháp luật về kết hôn trong giai đoạn hiện nay

2.Tình hình nghiên cứu

Trang 5

Từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 được ban hành, có một số công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến nững nội dung thuộc phạm vi của chế định kết hôn1 Nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài, em nhận thấy vấn đề kết hôn là một trong những nội dung quan trọng được các nhà khoa học quan tâm xem xét ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và áp dụng pháp luật Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, truyền đạt những quy định của pháp luật hoặc đề cập đến một vài khía cạnh nhất định của chế định kết hôn, chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu về chế định kết hôn.

3 Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành được sử dụng để thực hiện đề tài như phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và so sánh, phương pháp điều tra xã hội học …Đặc biệt, các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh luật sẽ được sử dụng triệt để nhằm làm sáng

tỏ những vấn đề lý luận cũng như các quy định của pháp luật hiện hành về kết hôn và thực tiễn thực hiện

4.Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định kết hôn một cách toàn diện và

hệ thống Kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận có những đóng góp mới sau: - Xây dựng các khái niệm khoa học về kết hôn; - Phân tích, đánh giá có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về kết hôn; - Phân tích và chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật về kết hôn; - Đánh giá ảnh hưởng của chế định kết hôn tới việc xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam; - Chỉ rõ yêu cầu và những quan điểm hoàn thiện pháp luật về kết hôn; - Nêu ra một

số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kết hôn Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật vềkết hôn được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống của người Việt Nam, tạo thành hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn

Trang 6

đề kết hôn hiện đại nhưng có những nét riêng thể hiện bản sắc, văn hóa của người Việt Nam đáp ứng được việc điều chỉnh pháp luật về kết hôn trong giai đoạn hiện nay

5 Ý nghĩa khoa học thực tiễn của bài tiểu luận

Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu toàn diện về chế định kết hôn trong pháp luật Việt Nam Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận khoa học pháp lý về chế định kết hôn nói riêng, pháp luật HN&GĐ nói chung và làm phong phú thêm kho tàng tri thức khoa học pháp lý Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập khoa học luật tại các cơ

sở đào tạo, nghiên cứu luật …Đề tài cũng có 6 thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan thi hành và áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề có liên quan

6.Kết cấu của tiểu luận

Chương 1 : Những quy định về điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Chương 2 :Kết hôn trái pháp luật và xử lý việc kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1.1 Khái niệm điều kiện kết hôn

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kếthôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.[16]

Hôn Nhân theo khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014: “Hôn nhân là quan hệgiữa vợ và chồng sau khi kết hôn.” [1]

Kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp lý được pháp luật quy định và điềuchỉnh bởi Luật Hôn nhân và Gia đình Kết hôn trái pháp luật cũng chịu sự tác động củacác yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, … Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân vàGia đình năm 2014: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơquan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôntheo quy định tại Điều 8 của Luật này.” [1]

Điều kiện kết hôn là đòi hỏi về mặt pháp lí đối với nam, nữ và chỉ khi thoả mãnnhững đòi hỏi đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn Cổ luật và tục lệ ở Việt Nam đã buộcnam, nữ phải tuân theo một số quy định khi kết hôn

1.2 Những quy định chung về điều kiện kết hôn

Việc quy định điều kiện kết hôn cần phải được kết hợp với tri thức của nhiều ngànhkhoa học như y học, tâm lí học, xã hội học, luật học , đồng thời, phải căn cứ vào phongtục, tập quán, truyền thống của mỗi dân tộc Chính vì vậy, ở từng quốc gia, từng thờiđiểm khác nhau, căn cứ vào những yếu tố trên mà có những quy định khác nhau về điềukiện kết hôn

Ở Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình những năm trước quy định nam, nữ khi kếthôn phải có những điều kiện sau:

1) Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên;

2) Việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được épbuộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hay cản trở;

Trang 8

3) Các bên nam, nữ không thuộc một trong các trường hợp cấp kết hôn.

Khi yêu cầu đăng kí kết hôn, nam nữ chưa đáp ứng những điều kiện trên thì cơ quanđăng kí kết hôn có quyền từ chối đăng kí kết hôn cho họ Trong trường hợp nam, nữ đãđược đăng kí kết hôn nhưng một trong các bên hoặc cả hai bên vi phạm một trong cácđiều kiện kết hôn thì việc kết hôn đó là trái pháp luật và Toà án có quyền huỷ bỏ việc kếthôn trái pháp luật đó khi có yêu cầu

1.2.1 Điều kiện về độ tuổi

“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn”

- Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu nam, nữ được phép kết hôn mà không quy địnhtuổi tối đa

- Quy định này trước hết xuất phát từ cơ sở khoa học Các nghiên cứu trong lĩnh vực yhọc đã chỉ rõ phải đạt đến độ tuổi này nam, nữ mới phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý

Do vậy, họ có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ Đồng thời, họcũng đủ trưởng thành để thực hiện các nghĩa vụ của người làm chồng, làm vợ, làm cha,làm mẹ; cùng nhau chia sẻ gánh vác các công việc gia đình Vì thế, quy định về tuổi kếthôn này góp phần tạo dựng lên những cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững

- Quy định này còn dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán và truyềnthống, văn hóa của dân tộc Điều này giải thích rõ vì sao tuổi kết hôn trong pháp luật củacác quốc gia trên thế giới có sự khác nhau

- Quy định về độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với nữ theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014thể hiện sự thống nhất và đồng bộ với các quy định trong hệ thống pháp luật Theo quyđịnh của Bộ luật nhân sự năm 2020, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải làngười đủ 18 tuổi Vì vậy, quy định về độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2014 số 52/2014/QH13 còn thể hiện sự thống nhất và đông bộ với các quy địnhtrong hệ thống pháp luật

Tại Việt Nam, theo "Điều kiện kết hôn" của Luật Hôn nhân và gia đình năm

2000 thì nam phải đủ từ 20 tuổi và nữ đủ từ 18 tuổi trở lên

Trong quá trình xây dựng Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ Tư pháp và một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định ngoại lệ đối với người dân tộc thiểu số, cho phép

hạ độ tuổi kết hôn của nam dân tộc thiểu số xuống 18 tuổi và nữ dân tộc thiểu số xuống

16 tuổi, bởi ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi, có nhiều em gái chỉ 15, 16 tuổi đã làm đám cưới, sinh con đẻ cái theo phong tục địa phương, ngoài ra tham khảo quy định của các quốc gia trên thế giới cho thấy một số quốc gia đã quy định tuổi kết hôn của nữ dưới

18 tuổi Ngoài ra, có 1 đề xuất khác là hạ tuổi kết hôn của nam giới từ 20 tuổi xuống 18

Trang 9

tuổi để ngang bằng với nữ, lập luận này dựa trên Công ước Cedaw về bình đẳng giới mà Việt Nam đã tham gia.

Tuy nhiên, đề xuất hạ độ tuổi kết hôn từ 18 tuổi xuống 16 tuổi đối với nữ dân tộc thiểu số

đã bị Quốc Hội Việt Nam bác bỏ vì những lý do sau:

 Về mặt sinh học: Trước tuổi 18, cơ thể người phụ nữ chưa phát triển hoàn thiện, nếu kết hôn và mang thai thì nguy cơ đẻ khó, tai biến sản khoa sẽ gia tăng, đứa con còn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng Hậu quả xa hơn là làm suy giảm chất lượng giống nòi Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đức Vy, Giám đốc Bệnh Viện phụ sản Trung ương khẳng định: ở tuổi 16, 17, khung xương chậu của thiếu nữ chưa phát triển hoàn thiện, ít nhất phải đến 22 tuổi cơ thể phụ nữ mới phát triển đầy đủ cho việc sinh con, còn những trường hợp 16, 17 tuổi mà sinh con hầu hết phải mổ lấy thai Tổ chúc y tế thế giới cũng khuyến cáo độ tuổi thích hợp để có thai lần đầu là 20 đến 22 tuổi Luật sư Hoàng Văn Hướng(Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng: quy định độ tuổi kết hôn là 18 đối với nữ là kết quả của việc nghiên cứu, điều tra tổng thể về sinh lý học, luật cần căn cứ vào tâm lý và tuổi sinh sản của con người chứ không thể quy định theo

cảm tính, ông nói: “Làm thế nào mà một đứa trẻ 16 tuổi có thể sinh ra một đứa

con khỏe mạnh trong khi cơ thể mình còn bé tí, nói gì đến nuôi dạy con cái”

 Về mặt tâm lý học: Tuổi 16 - 17 vẫn nằm trong giai đoạn dậy thì, chưa phát triển hoàn thiện Việc học tập, tiếp nhận kiến thức và kinh nghiệm trong cuộc sống của lứa tuổi này chưa đầy đủ, chưa xử lý được các vấn đề trong cuộc sống Ngày nay điều kiện sống được nâng cao, trẻ em thành phố có sự phát triển về thể hình khá nhanh so với các thế hệ trước, nhưng đó chỉ là vấn đề hình thể, còn trong lĩnh vực tâm lý, trí tuệ thì các em vẫn cón đang ở tuổi vị thành niên “ăn chưa no, lo chưa tới”, chưa đủ chín chắn, hiểu biết để đảm đương vai trò làm vợ chồng, làm cha mẹ Ở Việt Nam, học sinh phải từ 18 tuổi trở lên mới có thể hoàn tất 12 năm học phổ thông để có thể sống tự lập Nếu cho phép kết hôn sớm hơn 18 tuổi thì sẽ rất ảnh hưởng đến việc học tập của người vợ, và hôn nhân rất dễ có nguy cơ đổ vỡ

 Về mặt xã hội: việc hạ độ tuổi kết hôn từ 18 tuổi xuống 16 tuổi đối với nữ sẽ xung đột với pháp luật về quyền trẻ em, không bảo đảm sự phát triển giống nòi, các điều kiện về khả năng xây dựng, chăm lo cuộc sống gia đình, đồng thời không phù hợp với quan điểm vận động nhân dân tuân thủ pháp luật và xóa bỏ các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình Xã hội càng phát triển thìthanh niên càng cần có nhiều thời gian học hành để chuẩn bị lao động tự lập, việc hạ tuổi kết hôn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi và nguồn lao động trong tương lai

 Về mặt lập pháp:

o Việc hạ tuổi kết hôn xuống dưới 18 tuổi sẽ gây ra sự không thống nhất với các quy định của Bộ luật Dân sự , Bộ luật Tổ tụng dân sự Theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 18 tuổi là người

Trang 10

chưa thành niên Người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc pháp luật có quy định khác Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân

sự thì người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn không những tạo ra sự thiếu thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật mà còn hạn chế một số quyền của người vợ khi xác lập giao dịch, hạn chế quyền yêu cầu ly hôn (phải có người đại diện)

o Việc đề xuất quy định "áp dụng ngoại lệ đối với người dân tộc thiểu số" để hạ tuổi kết hôn của riêng nhóm này cũng là không phù hợp Bởi Hiến pháp Việt Nam quy định quyền bình đẳng giữa các dân tộc, luật pháp Việt Nam áp dụng chung cho công dân thuộc mọi dântộc Nếu áp dụng tuổi kết hôn ngoại lệ với một số dân tộc thiểu số thì đó là vi phạm hiến pháp

 Nếu lấy lý do "ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi có nhiều em gái tảo hôn" làm lý do để hạ tuổi kết hôn trong Luật thì cũng không hợp lý Ông Nguyễn Minh Thuyết , nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên,

Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phản bác: "Nhà nước và xã hội phải tôn

trọng những phong tục thích hợp, nhưng không thể chiều theo những phong tục lạc hậu Nên nhớ rằng ở nước ta trước đây không chỉ có đồng bào dân tộc thiểu số mà cả người Kinh cũng lấy chồng lấy vợ sớm Luật Hôn nhân gia đìnhnăm 1959 đã chấm dứt về căn bản nạn tảo hôn, thực hiện hôn nhân tiến bộ Bây giờ sửa Luật theo hướng chấp nhận tảo hôn đối với đồng bào dân tộc thiểu

số thì không phải làm lợi cho đồng bào mà chính là làm ảnh hưởng đến sự pháttriển giống nòi của đồng bào Chính quyền và đoàn thể phải làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích pháp luật cho đồng bào, giúp đồng bào thấy kết hôn sớm có nhiều cái hại Chúng ta có nhiều cơ quan, đoàn thể, sao không vận động được người ta?" Bà Nguyễn Thị Hoài Thu , Chủ nhiệm Ủy ban các vấn

đề xã hội của Quốc hội khẳng định: "Tôi không tán thành việc hạ tuổi kết hôn Khi chưa tăng được độ tuổi kết hôn thì không nên giảm Hạ tuổi kết hôn để người ta đừng phạm luật nhưng có chắc người ta sẽ không phạm luật nữa? Ngay cả người Kinh khi 16, 17 tuổi cưới vợ, họ cứ về sống với nhau, khi nào

đủ tuổi thì mới đi đăng ký Xã hội như vậy là không có kỷ cương Hạ tuổi kết hôn gây ra rất nhiều hệ lụy, điều này là đi ngược trào lưu của thế giới Nếu giả

sử người ta vẫn tảo hôn thì lại tiếp tục hạ xuống 14-15 tuổi hay sao? Trên thực

tế, số người tảo hôn không nhiều hơn số xây dựng gia đình đúng luật Tôi tin việc tuyên truyền pháp luật của Nhà nước chưa tới từng gia đình, từng thanh niên Lỗi của Nhà nước thì phải nhận, phải khắc phục chứ sao lại đi sửa luật?"

Đề xuất hạ độ tuổi kết hôn của nam từ 20 tuổi xuống 18 tuổi để ngang bằng với nữ cũng

bị Quốc hội Việt Nam bác bỏ vì những lý do sau:

Trang 11

 Về mặt xã hội: Việc quy định tuổi kết hôn nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi đã áp dụng

từ năm 1959 và không thấy người dân có khiếu nại gì Xu hướng xã hội hiện đại cho thấy, độ tuổi kết hôn trung bình của cả nam và nữ đang ngày càng tăngcao, nên xã hội cũng không đòi hỏi phải hạ tuổi kết hôn của nam

 Về mặt sinh học: Trung bình con gái bắt đầu dậy thì lúc 10-12 tuổi, con trai bắtđầu dậy thì lúc 11-13 tuổi Con gái thường dậy thì xong lúc 15-17 tuổi, trong khi con trai dậy thì xong lúc 17-19 tuổi Như vậy, con trai dậy thì muộn hơn, trưởng thành chậm hơn 2 năm so với con gái Do đó quy định tuổi kết hôn của nam chậm hơn 2 tuổi là phù hợp với đặcthù sinh lý của 2 giới, không thể xem

đó là "phân biệt đối xử về giới" (tương tự như việc quy định vợ được nghỉ thai sản lâu hơn chồng cũng không bị coi là phân biệt đối xử)

 Tại Việt Nam, có một đặc thù là nam giới từ 18 tuổi trở lên đều phải đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự, sau 2 năm thì xuất ngũ, khi đó nam giới vừa đủ 20 tới hệ lụy là có nhiều thanh niên tìm cách trốn nghĩa vụ quân sự bằng cách đăng ký kết hôn (trong thời bình, việc tuyển quân thường ưu tiên lấy nam giới độc thân) Đồng thời, sẽ có những cặp vợ chồng vừa kết hôn, người vợ đang mang thai thì lại phải chia lìa do người chồng (vừa đủ 18 tuổi) phải đi nghĩa vụquân sự Như vây, nếu Luật Hôn nhân và gia đình hạ độ tuổi kết hôn của nam giới xuống 18 tuổi thì sẽ gây cản trở việc thi hành Luật nghĩa vụ quân sự, và gián tiếp khiến Luật nghĩa vụ quân sự trở nên vô nhân đạo đối với các gia đình

mà người chồng chưa đủ 20 tuổi

Từ những phân tích trên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã tiếp tục quy định "tuổi

kết hôn của nam là đủ 20 tuổi, nữ là đủ 18 tuổi"

1.2.2 Điều kiện về sự tự nguyện

Quy định: “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” (Điểm b khoản 1 Điều 8).

- Tự nguyện trong kết hôn trước hết phải thể hiện bằng ý chí chủ quan của ngườikết hôn Hai bên nam, nữ yêu thương nhau và tự mình quyết định xác lập quan hệ hônnhân nhằm mục đích xây dựng gia đình Ý chí này của mỗi bên nam, nữ không bị tácđộng bởi một bên hoặc của người thứ ba

- Tự nguyện kết hôn còn thể hiện bằng dấu hiệu khách quan Người kết hôn phảibày tỏ mong muốn được kết hôn với nhau trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền thôngqua hành vi đăng ký kết hôn Vì thế, khi đăng ký kết hôn yêu cầu phải cố mặt của hai bênnam, nữ

Quyền kết hôn là quyền gắn liền với nhân thân của mỗi cá nhân Do vậy việc kết hônphải do người kết hôn tự nguyện quyết định Tự nguyện kết hôn là đảm bảo để quan hệ

Trang 12

hôn nhân được xác lập phù hợp với lợi ích của người kết hôn, là cơ sở để xây dựng giađình hòa thuận, hạnh phúc và bền vững Vì thế, Luật Hôn nhân và gia đình không quyđịnh việc đại diện trong kết hôn đồng thời cấm hành vi cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc kếthôn làm cho việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện

Tự nguyện được hiểu là xuất phát từ ý muốn của bản thân, không bị thúc ép, bắt buộc

Hôn nhân tự nguyện cũng là một yếu tố không thể không nhắc đến khi bàn về Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

Nói đến hôn nhân tự nguyện là nói đến việc đôi nam nữ tự bản thân mình quyết định việchôn nhân mà không chịu bất kì sự ép buộc hay cản trở nào Đồng thời cũng được phápluật bảo vệ thông qua việc nghiêm cấm mọi hành vi ép buộc hay cản trở hôn nhân vợchồng Tại điểm b khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định;

2 Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, chadượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai

hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

Trang 13

các hủ tục phong kiến trong hôn nhân,của chế độ hôn nhân xếp đặt, đặc biệt trên các vùngdân tộc ít người Trong thực tiễn xét xử thì cưỡng ép kết hôn được hiểu là hành vi do mộtngười thứ ba thực hiện chứ không phải của một trong hai bên kết hôn.

Ví dụ: bố mẹ bắt con gái kết hôn để trả nợ cho bố mẹ đã nợ trước đó hay do bố mẹ 2 bên

đã có giao ước trước về việc kết hôn của con cái

1.2.3 Điều kiện không bị mất năng lực hành vi dân sự

Người trên 18 tuổi thuộc nhóm người mất năng lực hành vi dân sự khi thoả mãn các điềukiện sau:

1 Cá nhân này mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức, làmchủ được hành vi;

2 Người có quyền, nghĩa vụ liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu tuyên

bố cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự Người có quyền, nghĩa vụ liên quan nhưchồng hoặc vợ, con hoặc chủ nợ, con nợ của người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác

mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người gây thiệt hại hoặc người bịthiệt hại do hành vi của người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác này;

3 Có kết luận giám định pháp y tâm thần về khả năng nhận thức, làm chủ hành vi Chỉ có

cơ quan y tế có thẩm quyền mới được phép kết luận giám định pháp y tâm thần;

4 Toà án ra quyết định tuyên bố cá nhân là người mất năng lực hành vi dân sự

Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thông quangười đại diện theo pháp luật Người đại diện theo pháp luật của người mất năng lựchành vi dân sự là người giám hộ của người này Người giám hộ được xác định theo Điều

53 Bộ luật dân sự năm 2020

Năng lực hành vi dân sự : Năng lực hành vi dân sự của chủ thể bao gồm khả năngbằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ dân sự cụthể; khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình, bao gồm cả hành vihợp pháp và hành vi bất hợp pháp

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác

lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự' - Điều 19 BLDS năm 2015 Nếu năng lực pháp

luật dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khảnăng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của

họ Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân

sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự

Trang 14

Những năng lực hành vi dân sự cần thiết để đủ điều kiện kết hôn : Điều 8 Luật hôn

nhân và gia đình năm 2014 các điều kiện kết hôn được quy định như sau:

“1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại cácđiểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này

2 Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

1.2.4 Điều kiện không thuộc hành vi cấm kết hôn

“1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại cácđiểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này

2 Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Cấm kết hôn là : Cấm kết hôn là các trường hợp không được phép kết hôn theo quyđịnh của pháp luật Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện quy định các trường hợpcấm kết hôn bao gồm: Người đang có vợ hoặc có chồng; Người mất năng lực hành vi dân

sự, Giữa những cùng dòng máu trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữacha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bốchồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêngcủa chồng; giữa những người cùng giới tính

Những trường hợp cấm kết hôn

Pháp luật Việt Nam quy định rõ các trường hợp cấm kết hôn trong Luật Hôn

Nhân Và Gia Đình năm 2014

Trang 15

• Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

• Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng

với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như

vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

• Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu

về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu,

mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; [1]

Trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 trước đó, pháp luật có quy định việc kết hôn giữa những người cùng giới với nhay bị cấm Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã được sửa đổi về việc kết hôn đồng giới rằng "Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" ở khoản 2 Điều

8 [1]

Kết hôn giả tạo10

Kết hôn giả tạo là việc hai bên nam, nữ đồng ý kết hôn theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái với quy định của pháp luật để có thể tiến hành kết hôn

vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu tự nguyện Đó có thể là một cuộc hôn nhân được dàn xếp cho lợi ích cá nhân ví dụ như kinh tế, địa vị xã hội, vấn đề cư trú, nhập cảnh… hoặc một số nhóm mục đích khác chẳng hạn như hôn nhân chính trị… Trên nguyên tắc, kết hôn giả tạo vẫn sẽ đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng Tuy nhiên, mục đích của kết hôn là xây dựng gia đình không được đảm bảo Quy định kết hôn giả tạo là một trong các hành vi bị cấm thể hiện rõ thái độ của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền tự do kết hôn của cá nhân; góp phần xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, phát triển; duy trì tính chất thật của một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tránh việc hôn nhân bị biến thành một phương tiện gián tiếp để hưởng lợi

Trang 16

của một số cá nhân Việc kết hôn giả có thể gây ảnh hưởng và làm mất đi tính chất tốt đẹp của hôn nhân, ngoài ra có thể gây tiêu cực đến các vấn đề kinh tế - xã hội

Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

Tảo hôn là hôn nhân mà trong đó có nam hoặc nữ kết hôn trước tuổi kết hôn

theo quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014) tức, nam lấy vợ trước khi đủ 20 tuổi, nữ lấy chồng trước khi đủ 18 tuổi Việc quy định độ tuổi kết hôn nhằm đảm bảo họ có khả năng thực hiện được trách nhiệm xây dựng gia đình và phát triển xã hội hay không Cấm tảo hôn theo luật định là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với những nghiên cứu y học về sự phát triển của con người Việt Nam và các quy định pháp khác liên quan về trách nhiệm dân sự của công dân

• Cưỡng ép hôn nhân là việc đe dọa, uy hiếp, hành hạ, ngược đãi về tinh

thần, yêu sách của cải hoặc thể chất, hoặc hành vi khác buộc người kia phải kết hôn trái ý muốn.11

• Lừa dối kết hôn là việc một bên có hành vi cố ý làm cho bên kia hiểu sai

lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của quan hệ đó, thông qua lời nói hoặc sử dụng các phương thức khác kết hợp hành vi gây hiểu sai lệch cho đối phương

• Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp, hành hạ, ngược đã về tinh thần

hoặc thể chất nhằm ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật

• Cấm các hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn đều

nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, thể hiện ý chí tự nguyện của nam, nữ khi đăng ký kết hôn

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như

vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

Ngày đăng: 08/12/2022, 09:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w