1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn pháp luật quản lý kinh tế đề tài pháp luật về phân chia thừa kế tại việt nam lý luận và thực tiễn

38 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Phân Chia Thừa Kế Tại Việt Nam - Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Phan Huỳnh Như
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Tú
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tiền Giang
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 4,64 MB

Nội dung

Khi từ chối nhận di sản được chấp nhận thì người đâng lẽ đượchưởng di sản sẽ không được hưởng vă do đó, những người thừa kế của người từ chốicũng không có quyền đối với khối tăi sản đê b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ KINH TẾ

ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA THỪA KẾ TẠI VIỆT

NAM- LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

Học viên : Phan Huỳnh Như

MSHV : 5221906K009

GVHD : T.S Nguyễn Tú

Tiền Giang- 2023

Trang 2

LỜI NHẬN XÉT

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

Mục lục

Phần 1: Giới thiệu chung 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

3 Mục đích của đề tài 2

4 Bố cục của đề tài 2

Phần 2 Nội dung 3

Chương 1 Cơ sở lý luận về phân chia thừa kế theo pháp luật dân sự 3

1.1 Quy định chung 3

1.1.1.Chủ thể của quan hệ pháp luật thừa kế 3

1.1.2 Di sản thừa kế 4

1.1.3 Các trường hợp không được quyền hưởng và từ chối nhận di sản 6

1.1.4 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế và thời hiệu thừa kế 7

1.2 Thừa kế theo di chúc 8

1.2.1.Khái niệm di chúc và quyền của người lập di chúc 8

1.2.2.Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 9

1.2.3.Hình thức và nội dung của di chúc 9

1.2.4.Di chúc hợp pháp 13

1.2.5.Hiệu lực của di chúc 13

1.2.6.Di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng 14

1.2.7.Gửi giữ di chúc 15

1.2.8.Công bố di chúc và giải thích nội dung di chúc 15

1.2.9.Trường hợp làm di chúc bị thất lạc, hư hại 16

1.3 Thừa kế theo pháp luật 16

1.3.1.Khái niệm và người thừa kế theo pháp luật 16

1.3.2 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 17

1.3.3 Thừa kế thế vị và những trường hợp 18

1.3.4.Quan hệ không cùng huyết thống: 19

1.3.5 Việc thừa kế trong trường hợp đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hoặc kết hôn với người khác 20

1.4 Thanh toán và phân chia di sản 20

Trang 4

1.4.1.Họp mặt những người thừa kế, người phân chia di sản, thứ tự ưu tiên thanh toán 20

1.4.2.Phân chia di sản theo di chúc và theo pháp luật 21

1.4.3.Hạn chế phân chia di sản: 21

1.4.4.Phân chia di sản trong trường hợp đặc biệt 22

2.1 Thực trạng áp dụng 23

2.2 Đánh giá về thực trạng 24

2.2.1 Đánh giá về tổng quan 24

2.2.2 Những thuận lợi 24

2.2.3 Những tồn tại 24

2.3 Nguyên nhân và giải pháp 25

2.3.1 Nguyên nhân 25

2.3.2 Giải pháp 26

Phần 3 Kết luận 27

Trang 6

Phần 1: Giới thiệu chung

1 Lý do chọn đề tài.

Trong bất kỳ chế độ xã hội phân chia giai cấp nào thì vấn đề thừa kế cũng có vaitrò quan trọng, chủ yếu trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích của công dân Chính vì vậythừa kế đã trở thành một phần không thể thiếu đối với cá nhân cộng đồng và xã hội.Theo bộ luật dân sự nói chung và phân chia thừa kế nói riêng, việc điều chỉnh quan

hệ tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong sựhội nhập với nền kinh tế thế giới Mỗi nhà nước dù có các xu thế chính trị, tầng lớp khácnhau nhưng đều xem thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận rõràng trong hiến pháp

Từ những ngày đầu xây dựng XHCN, vấn đề thừa kế đã được quy định và thựchiện tại các điều: Điều 19 Hiến pháp 1959 “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ quyềnthừa kế tài sản tư hữu của công dân” Điều 27 Hiến pháp 1980 “ Pháp luật bảo hộquyền thừa kế tài sản của công dân.”, Điều 58 Hiến pháp 1992 “ Nhà nước bảo hộquyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.” Thấy rằng, dù trải qua nhiềuhiến pháp nhưng tất cả đều hướng đến việc bảo vệ hợp pháp quyền thừa kế tài sản củacông dân Sự xuất hiện của phân chia thừa kế trong BLDS 2015 đã đánh dấu bước pháttriển của pháp luật Việt Nam nói chung và luật thừa kế nói riêng Tuy nhiên, trongBLDS 2015 vẫn còn nhiều quy định chưa được làm rõ ví dụ như nếu muốn kết luận đểmột người không được hưởng di sản thừa kế do vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng người đểlại di sản là rất khó Do Bộ luật dân sự 2015 chưa có nhiều văn bản hướng dẫn và nếutìm trong BLDS quy định tương tự thì quy định này thì cũng không có giải thích, làm rõcủa cơ quan lập pháp về thế nào là vi phạm “nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người đểlại di sản” Dù vậy, BLDS 2015 được xem là kết quả cao của quá trình kế thừa nhữngquy định của thừa kế Không ngừng phát triển để phù hợp với thực tiễn để bảo vệ quyềnlợi và lợi ích cao nhất của người thừa kế

Thực tế, từ xưa đến nay, trong quan hệ gia đình Việt Nam, mọi người sống vớinhau dựa trên tình cảm yêu thương, giúp đỡ, nhường nhịn nhau Khi cha hoặc mẹ cònsống hoặc trước lúc lâm chung, thường sử dụng tài sản để giúp đỡ những người nghèokhó hơn mình với quan niệm để lại phúc cho con cháu sau này Do vậy, nhiều gia đìnhkhông chú trọng đến việc phân chia rạch ròi tài sản giữa cha mẹ và các con, hoặc để lại

di chúc trước khi chết để làm cơ sở phân chia di sản thừa kế sau này, nhất là ở vùng

Trang 7

160

Trang 8

nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, chính việc không viết di chúc lại là nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấptài sản của các thành viên trong gia đình và cũng vì anh em không thống nhất được việcphân chia di sản Do đó những vấn đề về phân chia tài sản thường được thực hiện theopháp luật về thừa kế

Từ những lý do trên, nhóm em quyết định lựa chọn đề tài phân tích cơ sở Lý luận

và thực tiễn của Phân chia thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam để mọi người nắm rõđược nội dung cũng như quy tắc về việc thừa kế - một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả

về lý luận và thực tiễn

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Đối tượng của phân chia thừa kế theo pháp luật là tài sản, quyền về tài sản màngười đã chết để lại, xử lý di chúc hợp pháp hoặc không hợp pháp, cuối cùng là quyềncủa những người nhận tài sản thừa kế

Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở nhà nước ta về lĩnh vực thừa kế và đặc biệt tậptrung nghiên cứu phân chia thừa kế trong BLDS 2015, bằng phương pháp phân tích vàtổng hợp nhằm làm nổi bật những nội dung, quy định về thừa kế, tính tất yếu và áp dụngvào thực tiễn của đời sống xã hội

3 Mục đích của đề tài.

Đề tài mục đích làm rõ các quy định về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế,thời điểm mở thừa kế, di chúc, hiệu lực di chúc, di sản, người thừa kế di sản, Phân chia

về thừa kế còn cho thấy những quy định không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người

đã chết có tài sản để lại nhằm thể hiện quyền và lợi ích của những mối quan hệ hônnhân, gia đình: Bảo vệ trẻ chưa đủ vị thành niên hoặc vị thành niên nhưng không có khảnăng lao động Ngoài ra, phân chia thừa kế còn giúp cho người dân lao động yên tâmtrong vấn đề sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất, không những đem lại lợi ích cho bảnthân, gia đình mà còn cho xã hội

4 Bố cục của đề tài.

Bài tiểu luận gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân chia thừa kế theo pháp luật dân sự

Chương 2: Thực tiễn, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện phân chia thừa kế theopháp luật

Preparing Vocabulary FOR UNIT 6

Led hiển thị 100% (2)

10

Trang 9

Phần 2 Nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận về phân chia thừa kế theo pháp luật dân sự

1.1 Quy định chung

Theo BLDS 2015, điều 609 có khái niệm về quyền thừa kế như sau: Cá nhân cóquyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa

kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc

1.1.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật thừa kế

Chủ thể là một cá nhân hoặc tổ chức tồn tại hữu hình và tham gia vào một quan hệpháp luật, quan hệ xã hội để phối hợp thực hiện một giao dịch, một quan hệ nào đó Chủthể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụpháp lý theo quy định của pháp luật dân sự

1.1.1.1 Người để lại di sản thừa kế

Người để lại di sản: là người mà sau khi chết có tài sản để lại cho người khác theotrình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể

là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều kiện nào như thành phần xã hội, mức độ nănglực hành vi,…

Đối với pháp nhân, tổ chức được thành lập với những mục đích và nhiệm vụ khácnhau Tài sản của pháp nhân, tổ chức để duy trì các hoạt động của chính mình và không

cá nhân nào có quyền tự định đoạt tài sản của pháp nhân, tổ chức Khi pháp nhân, tổchức đình chỉ hoạt động của mình (giải thể, phá sản,…), tài sản được giải quyết theo quyđịnh của pháp luật Pháp nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ thừa kế với tư cách làngười được hưởng di sản theo di chúc

- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trongphạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được

Trang 10

người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi disản do người chết để lại.

- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tàisản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận,trừ trường hợp có thỏa thuận khác

- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thìcũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân

1.1.2 Di sản thừa kế

1.1.2.1 Khái niệm di sản thừa kế

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho những chủ thể được quyềnthừa kế Tài sản của người chết được gọi là di sản

Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản riêng của ngườichết trong tài sản chung với người khác

- Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết: Là tài sản được công nhận là sởhữu riêng của người đó (thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu tiêu dùng, tưliệu sản xuất, ) việc xác định sở hữu riêng của vợ chồng căn cứ vào các quy định phápluật về hôn nhân gia đình (tài sản riêng muốn sở hữu chung phải lập thành văn bản)

- Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác : Trong trườnghợp nhiều người được thừa kế, được tặng cho một tài sản hay nhiều người cùng nhaugóp vốn để cùng sản xuất kinh doanh được xác định là sở hữu chung đối với tài sản.Khi một người trong các chủ sở hữu đó đối với tài sản chung này chết, thì phần tàisản của người đó trong tài sản chung này được coi là di sản thừa kế

+ Đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng được xác định căn cứ vào các quyđịnh của pháp luật hôn nhân và gia đình Về nguyên tắc khi một bên vợ hoặc chồng chếttrước thì một nửa tài sản sẽ được xác định là di sản để chia theo pháp luật về thừa kế.(Trừ trường hợp xác định được công sức đóng góp của vợ hoặc chồng vào việc tạo lập,duy trì, phát triển tài sản chung của vợ chồng) Đối với tài sản chung giữa cha mẹ và cáccon tùy thuộc vào sự đóng góp cụ thể của các thành viên để xác định

+ Đối với sở hữu chung theo phần được xác định trên cơ sở tỉ lệ phần trăm đónggóp hay theo thỏa thuận của các bên, hay các giấy tờ khác như: đóng góp để làm ăn vớinhau, góp vốn vào công ty,

+ Trong trường hợp nam - nữ chung sống bất hợp pháp hoặc không công nhận là

Trang 11

vợ chồng mà một bên chết trước thì xác định tài sản của người chết trong khối tài sảnchung chưa có quy định của pháp luật Trong thực tiễn giải quyết, áp dụng Điều 17 Luậthôn nhân gia đình là phân chia tài sản chung căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên.Nếu không xác định được chính xác thì mỗi bên hưởng 50%.

+ Đối với nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại như là: Trả nợ, bồi thường thiệthại, các nghĩa vụ khác thì những người thừa kế có nghĩa vụ thanh toán trong phạm vi disản Nếu di sản đã chia thì những người thừa kế phải thanh toán tương ứng với tỉ lệ mìnhđược nhận trong phạm vi di sản

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tài sản bao gồm là bất động sản

và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thànhtrong tương lai

1.1.2.2 Người quản lý di sản thừa kế

Theo điều 616 của BLDS 2015 quy định:

1 Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những ngườithừa kế thỏa thuận cử ra

2 Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa

kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sảntiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý disản

3 Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lýtheo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quản lý

1.1.2.3 Quy định chung của pháp luật về người quản lý di sản thừa kế 1.1.2.3.1 Quyền của người quản lý di sản thừa kế

1 Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của BLDS

2015 có quyền sau đây:

a Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến

di sản thừa kế

b Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế

c Được thanh toán chi phí bảo quản di sản

2 Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616của Bộ luật này có quyền sau đây:

Trang 12

a Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại disản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế

b Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế

c Được thanh toán chi phí bảo quản di sản

Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thìngười quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý

1.1.2.3.2 Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế

1 Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này

có nghĩa vụ sau đây:

a Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khácđang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

b Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặcđịnh đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằngvăn bản

c.Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế

d.Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại

e Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế

2 Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616của Bộ luật này có nghĩa vụ:

a.Bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc địnhđoạt tài sản bằng hình thức khác

b.Thông báo về di sản cho những người thừa kế

c.Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại

d.Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theoyêu cầu của người thừa kế

1.1.3 Các trường hợp không được quyền hưởng và từ chối nhận di sản 1.1.3.1 Trường hợp không được quyền hưởng di sản

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vingược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự,nhân phẩm của người đó

Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm

Trang 13

hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việclập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằmhưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý: Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằmhưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản Điều đó cónghĩa là nếu thực hiện những hành vi trên mà không trái với ý chí của người chết thìngười này không bị tước quyền thừa kế

Trường hợp xảy ra những sự kiện này mà người để lại di sản đã biết hành vi củanhững người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì người này vẫn đượchưởng di sản của người chết để lại Theo đó, có thể nhận thấy, đối với trường hợp xảy racác sự kiện dẫn đến một người không được quyền hưởng di sản theo pháp luật

1.1.3.2 Trường hợp từ chối nhận di sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 620 BLDS 2015, người thừa kế có quyền từ chốinhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ củamình đối với người khác Khi từ chối nhận di sản được chấp nhận thì người đáng lẽ đượchưởng di sản sẽ không được hưởng và do đó, những người thừa kế của người từ chốicũng không có quyền đối với khối tài sản đã bị từ chối

Điều kiện để từ chối nhận di sản có hiệu lực:

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý disản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia tài sản để biết.Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.Việc từ chối nhận di sản không thuộc trường hợp nhằm trốn tránh việc thực hiệnnghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác

Ngoài hai trường hợp trên khi căn cứ vào Điều 622 của BLDS 2015, trường hợp tàisản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không đượcquyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ

về tài sản mà không có người thì nhận thừa kế thuộc về Nhà nước

1.1.4 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế và thời hiệu thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Trong trường hợp Tòa ántuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản

2 Điều 71 của Bộ luật này

Trang 14

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người chết để lại di sản; nếukhông xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặcphần lớn di sản.

Dựa vào Điều 623 BLDS 2015 pháp luật quy định về thời hiệu thừa kế như sau:1.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 nămđối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế Hết thời hạn này thì di sản thuộc về ngườithừa kế đang quản lý di sản đó Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sảnthì di sản được giải quyết như sau:

a Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều

236 của Bộ luật này

b Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm akhoản này

Như vậy, BLDS 2015 đã phân biệt thời hiệu thừa kế đối với bất động sản và độngsản, trong đó thời hiệu thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, tăng lên đáng kể so vớiquy định BLDS 2005 và thời hiệu thừa kế đối với động sản vẫn giữ nguyên là 10 năm.Đồng thời, BLDS 2015 đã có quy định mới về xử lý di sản sau khi hết thời hiệuthừa kế, theo đó trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản,

kể từ thời điểm mở thừa kế mà di sản chưa được chia thì di sản sẽ thuộc về những ngườisau đây theo thứ tự ưu tiên: Người thừa kế đang quản lý di sản đó, người đang chiếmhữu, Nhà nước

2 Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác

bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

3 Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết đểlại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

1.2.1.2.Quyền của người lập di chúc

Trang 15

Theo điều 626 BLDS 2015 người lập di chúc có các quyền sau đây: 1.Chỉ địnhngười thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2 Phân định phần di sản cho từng người thừa kế (Trong thực tế có trường hợpngười lập di chúc chỉ chỉ định người thừa kế mà không phân định di sản cho họ thì đượchiểu mỗi người được hưởng ngang nhau)

3 Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng 4.Giao nghĩa vụcho người thừa kế

5.Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.6.Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc được pháp luậtquy định như sau:

-Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất

cứ lúc nào

-Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung

có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâuthuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật

-Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước

bị hủy bỏ

1.2.2 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Theo điều 644 BLDS 2015 được pháp luật quy định như sau

1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất củamột người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp

họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản íthơn hai phần ba suất đó:

-Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

-Con thành niên mà không có khả năng lao động

2 Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sảntheo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theoquy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này

Như vậy, mặc dù người lập di chúc không cho những người này hưởng di sản,nhưng pháp luật quy định ưu tiên cho họ phải được hưởng một phần nhất định từ di sảncủa người đã chết Bởi vì từ xưa đến nay, truyền thống đạo đức tốt đẹp vẫn được lưutruyền qua bao thế hệ Việc kính trên nhường dưới, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, “lá

Trang 16

lành đùm lá rách” đã trở thành những việc làm cao đẹp Do đó mối quan hệ giữa nhữngngười này ngoài nghĩa vụ pháp lý mà họ còn có nghĩa vụ đạo đức đối với nhau.

1.2.3 Hình thức và nội dung của di chúc

1.2.3.1 Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; Nếu không thể lập được di chúc bằng vănbản thì có thể di chúc miệng Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằngchữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình

Di chúc miệng

Di chúc miệng được lập ra trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đedọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng (ví dụ người nàyđang điều trị một căn bệnh, đột nhiên rơi vào tình trạng nguy kịch mà không ai ngờ tớithì trong lúc hấp hối những lời nói của họ đề cập đến việc sẽ phân chia tài sản cho aiđược xem là một di chúc bằng miệng đã được thiết lập)

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuốicùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làmchứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chícuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứngthực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng

Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minhmẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ

Di chúc bằng văn bản bao gồm các hình thức sau: Di chúc bằng văn bản không cóngười làm chứng:

-Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc

-Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy địnhtại Điều 631 của Bộ luật này

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng được pháp luật quy định như sau:-Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mìnhđánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất làhai người làm chứng Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trướcmặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ củangười lập di chúc và ký vào bản di chúc

Trang 17

-Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tạiĐiều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.

Di chúc bằng văn bản có công chứng

Di chúc bằng văn bản có chứng thực

-Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực di chúc

-Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thựcđược áp dụng trong một số trường hợp sau được pháp luật quy định rõ tại điều 638BLDS 2015:

1 Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại độitrở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực

2 Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉhuy phương tiện đó

3 Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡngkhác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó

4 Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùngrừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị

5 Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quanlãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó

6 Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù,người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh cóxác nhận của người phụ trách cơ sở đó

Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở:

-Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập dichúc

-Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chứchành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này như sau:

1 Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặcngười có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã Công chứng viên hoặcngười có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung

mà người lập di chúc đã tuyên bố Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúcsau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí củamình Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp

Trang 18

xã ký vào bản di chúc.

2 Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản dichúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người nàyphải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của

Ủy ban nhân dân cấp xã Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của

Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và ngườilàm chứng

Trường hợp người không được công chứng, chứng thực di chúc được quy định nhưsau:

Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không đượccông chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:+Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc

+Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theopháp luật

+Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc

1.2.3.2 Nội dung của di chúc

Việc trình bày một bản di chúc rõ ràng, chỉn chu là một việc hết sức cần thiết và hệtrọng Nội dung của di chúc là một bản dùng để phân chia tài sản và chuyển nhượng disản từ người đã chết sang cho những người còn sống Do đó nội dung của bản di chúccần phải dễ đọc, dễ hiểu để không làm cho mọi người bị hiểu lầm không đáng có và gây

ra tranh chấp, mâu thuẫn làm rạn nứt tình cảm gia đình Nhận thấy được tầm quan trọngcủa việc trình bày một bản di chúc cho phù hợp, pháp luật đã đưa ra một số nguyên tắc

về việc trình bày nội dung được quy định tại điều 631 BLDS 2015 như sau:

1 Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

Trang 19

chúc.(Để tránh trường hợp tự ý thay đổi nội dung di chúc bằng việc đánh tráo các trangkhông có chữ ký hoặc điểm chỉ trái với ý chí của người lập di chúc)

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc ngườilàm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa

Người làm chứng cho việc lập di chúc được pháp luật quy định là ai cũng đều cóthể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

-Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc

-Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc

-Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi

1.2.4 Di chúc hợp pháp

Để di chúc có thể thực hiện được vai trò của mình một cách đúng đắn, chân thật,thể hiện trực tiếp ý muốn, tâm tư, suy nghĩ,mục đích của đối tượng là người đã lập ra dichúc thì di chúc đó phải hợp pháp, tức đáp ứng được đầy đủ các quy định pháp luật theođiều 630 BLDS 2015:

1 Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a.Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đedọa, cưỡng ép;

b Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xãhội; hình thức di chúc không trái quy định của luật

2 Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải đượclập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc

3 Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phảiđược người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực

4 Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợppháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này

5 Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chícuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúcmiệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểmchỉ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuốicùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xácnhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng

Ngày đăng: 27/02/2024, 11:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w