Thừa kế theo di chúc là gì xác định hiệu lực của di chúc

11 0 0
Thừa kế theo di chúc là gì  xác định hiệu lực của di chúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Theo Bộ luật Dân sự 2015 không nêu rõ khái niệm thừa kế theo di chúc là gì mà chỉ quy định khái niệm di chúc tại Điều 624 như sau: Thừa kế theo di chúc là thừa kế theo ý chí nguyện vọn

Trang 1

Tình huống:

Ông Mạnh (60 tuổi), bà Hằng (58 tuổi) là vợ chồng hợp pháp, có 3 người con là Tuấn (35 tuổi) và Tú (32 tuổi, không có khả năng lao động), Hà (25 tuổi) Tuấn đã kết hôn và có vợ là Hạnh, 01 con gái là Vân (10 tuổi) Ông bà có khối tài sản chung là 01 căn nhà trị giá 05 tỷ đồng, Ông Mạnh có tài sản riêng là 01 sổ tiết kiệm trị giá 500 triệu đồng Tiền lo chi phí mai táng là 200 triệu đồng

Hỏi:

1 Thừa kế theo di chúc là gì? Xác định hiệu lực của di chúc? 2 Anh/chị chia thừa kế trong trường hợp ông Mạnh chết để lại di chúc

Nhưng sau đó di chúc được xác định ông Mạnh lập lúc ông không còn minh mẫn?

3 Năm 2019, khi còn minh mẫn ông Mạnh lập di chúc hợp pháp chia thừa kế

cho hai con là Tuấn và Hà Hãy chia di sản thừa kế của ông Mạnh khi ông Mạnh chết?

4 Năm 2021, ông Mạnh chết thì có chị Nga (22 tuổi) đến nhận là con của ông

Hỏi chị Nga có được hưởng thừa kế hay không biết rằng khi ông Mạnh mất, không để lại di chúc Giải thích?

-Hết -

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đang trên bước đóng hội nhập toàn cầu, tầm quan trọng của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng ngày càng được nâng cao Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các quan hệ truyền thống và các quan hệ xã hội mới luôn đan xen tồn tại làm tăng tính phức tạp của các tranh chấp về thừa kế Bên cạnh đó quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh đã kéo theo sự thay đổi nhanh chóng của các quan hệ kinh tế xã hội phát triển Điều đó sẽ dẫn tới việc phát - sinh ra nhiều quan hệ thừa kế phức tạp, gây không ít những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các chỉ định thừa kế vào cuộc sống của nhân dân Chính vì lẽ đó, khai thác sâu vào vấn đề trên sẽ giúp em có một góc nhìn hoàn thiện hơn về “Pháp luật thừa kế theo di chúc” dưới góc độ là một người sinh viên

1

Trang 4

2

B GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Theo tình huống trên, ta thấy:

• Tài sản riêng của ông Mạnh là: 500 triệu đồng = 0,5 (tỷ đồng)

• Ông Mạnh và bà Hằng có tài sản chung là căn nhà trị giá 05 tỷ đồng Vậy tài sản riêng của ông Mạnh và tài sản riêng của bà Hằng là : 05 : 2 = 2,5 (tỷ đồng) • Tiền lo chi phí mai táng là 200 triệu đồng = 0,2 (tỷ đồng)

Tổng tài sản riêng của ông Mạnh là: 2,5 + 0,5 – 0,2 = 2,8 (tỷ đồng) Câu 1 Khái niệm thừa kế theo di chúc

- Theo Bộ luật Dân sự 2015 không nêu rõ khái niệm thừa kế theo di chúc là gì mà chỉ quy định khái niệm di chúc tại Điều 624 như sau: Thừa kế theo di chúc là thừa kế theo ý chí nguyện vọng của người để lại di sản trước khi chết • Hiệu lực của di chúc Theo quy định 643 tại Bộ luật dân sự 2015: 1 Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế

2 Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở

Trang 5

3

thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực

3 Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực

4 Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực

5 Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực

Câu 2 Chia thừa kế trong trường hợp ông Mạnh chết để lại di chúc Nhưng sau đó di chúc được xác định ông Mạnh lập lúc ông không còn minh mẫn • Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di chúc hợp pháp"

1 Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật

2 Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc

3 Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực

Trang 6

4

4 Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này 5 Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng

Từ đó, bà Hằng, Tuấn, Tú và Hà là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Mạnh

Di sản của ông Mạnh sẽ được chia đều cho vợ là bà Hằng và ba người con là Tuấn, Tú và Hà Mỗi người sẽ được:

2,8 : 4 = 0,7 tỷ đồng = 700 (triệu đồng) Vậy, sau khi chia di sản của ông Mạnh:

Bà Hằng được hưởng số tiền là: 2,5 + 0,7 = 3,2 (tỷ đồng), Tuấn, Tú và Hà mỗi người được hưởng 700 (triệu đồng)

Trang 7

5

Câu 3 Năm 2019, khi còn minh mẫn ông Mạnh lập di chúc hợp pháp chia thừa kế cho hai con là Tuấn và Hà

Căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc"

1 Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng b) Con thành niên mà không có khả năng lao động

2 Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này

Vậy, bà Hằng vợ ông Mạnh và Tú ( Tú không có khả năng lao động) là người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

- Một suất thừa kế theo pháp luật là: 2,8 : 4 = 0,7 tỷ đồng = 700 (triệu đồng)

2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật là : 0,7 x 2/3 = 0,4666 (tỷ đồng) Từ đó, bà Hằng và Tú mỗi người sẽ được hưởng 0,4666 tỷ đồng = 466,6 (triệu đồng)

- Sau khi chia cho bà Hằng và Tú, số tài sản còn lại là:

Trang 8

6

2,8 – 0,4666 x 2= 1,8668 (tỷ đồng)

→ Tài sản Tuấn và Hà được hưởng là: 1,8668 : 2 = 0,9334 (tỷ đồng) Vậy, sau khi chia di sản của ông Mạnh thì có những người sau được hưởng thừa kế:

Bà Hằng và Tú mỗi người được hưởng 0,4666 tỷ đồng = 466,6 (triệu đồng) Tuấn và Hà mỗi người được hưởng 0,9334 tỷ đồng = 933,4 (triệu đồng) Câu 4 Năm 2021, ông Mạnh chết thì có chị Nga (22 tuổi) đến nhận là con của ông Khi ông Mạnh mất, không để lại di chúc

→ Ông Mạnh mất, không để lại di chúc Khi đó di chúc của ông Mạnh sẽ chia theo pháp luật

Căn cứ Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật bao gồm: "Người thừa kế theo pháp luật"

- Được quy định theo thứ tự sau đây:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người

Trang 9

7

chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn

ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Trong trường hợp này, chị Nga là con đẻ của ông Mạnh nên chị Nga thuộc hàng thừa kế thứ nhất Khi ấy những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ ông Mạnh, bà Hằng, bốn người con là Tuấn, Tú, Hà và Nga Trong trường hợp này, di sản của ông Mạnh sẽ được chia đều cho bốn người

Vậy, bà Hằng, Tuấn, Tú và Hà mỗi người được 2,8 : 5 = 0,56 (tỷ đồng) tương đương 560 (triệu đồng)

Trang 10

8

KẾT LUẬN

Tranh chấp thừa kế ở nước ta được xem là loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án tranh chấp thừa kế kéo dài hàng chục năm Một nguyên nhân quan trọng làm cho tranh chấp thừa kế phức tạp vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng Tính chất phức tạp của loại án tranh chấp về thừa kế có nhiều nguyên nhân, một nguyên nhân quan trọng làm cho tranh chấp thừa kế phức tạp vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; mặt khác di sản thừa kế thường là quyền sử dụng đất và nhà ở vốn đã là những đối tượng tranh chấp có tính chất gay gắt, bức xúc Tuy nhiên, trong lĩnh vực thừa kế cho thấy một số quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn, chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau… đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, việc phân chia di sản theo di chúc cần phải tìm hiểu và tuân theo cá quy định hiện hành sau: Chia đều di sản cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc, Chia di sản theo tỉ lệ, Chia di sản theo hiện vật,… và một số quy định theo Bộ luật Dân sự 2015 của Nhà nước

Trang 11

9

1 Chương 22: Thừa kế theo di chúc (Điều 624 - Điều 648) Bộ luật dân -

sự (2015) https://sites.google.com/a/ecolaw.vn/bo-luat-dan-su-2015/5-phan-thutu-thua-ke/chuong-22-thua-ke-theo- -chucdi

2 "Hiệu lực của di chúc theo Bộ luật dân sự"

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan