Phân tích ý nghĩa của ứng dụng đó trong cuộcsống.Speech recognition: nhận diện giọng nói1.1 Khái niệmNhận diện giọng nói Speech Recognition là quá trình biến đổi tín hiệu âmthanh thu đượ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
⁎⁎⁎⁎⁎
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: XỬ LÝ THÔNG TIN 1 GIẢNG VIÊN: THS ĐỒNG ĐỨC HÙNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGÔ THỊ YẾN NHI
MÃ SỐ SINH VIÊN: 20031355
LỚP: K65 QUẢN LÝ THÔNG TIN
MÃ LỚP HỌC PHẦN: LIB3125-01
Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2023
Trang 2Câu 1 (3 điểm)
Lựa chọn và trình bày một ứng dụng của mạng từ trong việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing - NPL) Phân tích ý nghĩa của ứng dụng đó trong cuộc sống
Speech recognition: nhận diện giọng nói 1.1 Khái niệm
Nhận diện giọng nói (Speech Recognition) là quá trình biến đổi tín hiệu âm thanh thu được của người nói thành một chuỗi các từ có nội dung tương ứng dưới dạng văn bản, nhằm mở rộng thêm khả năng lưu trữ, tìm kiếm thông tin và khả năng tương tác với máy tính hoặc bất kỳ thiết bị nào có tương tác thông qua lời nói
Bạn nói chuyện với máy tính, điện thoại, thiết bị của mình và những lời nói của bạn sẽ trở thành đầu vào để kích hoạt một số hành động Công nghệ này đang được sử dụng để thay thế các phương thức khác như nhập, nhấp, chọn hoặc các thao tác tương
tự khác Nó là một ứng dụng giúp cho các thiết bị, phần mềm trở nên thân thiện với người dùng hơn và tăng năng suất sử dụng
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Nỗ lực đầu tiên trong công nghệ nhận dạng giọng nói là vào khoảng năm 1000 sau Công nguyên, một người tên là Giáo hoàng Sylvester II đã phát minh ra một công
cụ có “ma thuật” có thể trả lời câu hỏi “có” hoặc “không” Lúc này, đây được xem là một công cụ thần kỳ vì khả năng khác lạ của nó Tuy nhiên mọi thứ chỉ dừng lại ở đó
vì khả năng nghiên cứu và tìm hiểu về nhận dạng giọng nói vẫn chưa thực sự được khai sáng ở thời đại này
Đến năm 1950, trong xã hội hiện đại đã xuất hiện một sản phẩm mang tên Audrey có khả năng nhận dạng giọng nói Audrey có thể nhận diện các chữ số từ 1 đến
9 với duy nhất chỉ một giọng nói Điều này đã khiến cho tính ứng dụng của Audrey rất thấp vì khả năng hỗ trợ kém 12 năm sau là một bước tiến mới của nhận dạng giọng nói với Showbox của IBM Sản phẩm này có khả năng nhận biết và phân biệt được 16
từ được ra mắt lần đầu tiên tại Hội chợ công nghệ
Trải qua một thập kỉ phát triển, công nghệ nhận dạng giọng nói hiện nay đã phát triển lên tầm cao mới và là công nghệ đem lại mức thu nhập khủng lên tới hàng tỉ
đô Với sự chiến đấu không ngừng nghỉ của mình, công nghệ cuối cùng cũng đã đạt
Trang 3được những thành công nhất định để đuổi kịp được mong muốn, nhu cầu ngày càng cao của con người về công nghệ nhận dạng giọng nói
Mở đầu đó chính là Google với ứng dụng mang tên Google Voice Search vào năm 2010 Nhằm mục đích giúp cho người dùng có thể tìm kiếm nhanh hơn, tiện lợi hơn bằng cách sử dụng giọng nói để ra lệnh tìm kiếm thay vì gõ phím như thông thường Điều đặc biệt của ứng dụng này chính là sản phẩm tiêu biểu cho việc sử dụng trung tâm dữ liệu điện toán đám mây, mang tính cá nhân hóa với khả năng học tập theo giọng nói của người nói để có được kết quả chính xác cao hơn Và cũng chính điều này đã mở đường cho sự phát triển Siri của Apple vào 1 năm sau đó
Năm 2011, Siri của Apple được ra mắt công chúng với khả năng tương tác vô cùng đáng kinh ngạc Nếu như ban đầu, bạn chỉ có thể tương tác với Siri qua những lệnh ngắn như “open Youtube” hay “open camera”,… thì hiện nay, Siri trở nên nổi tiếng với khả năng đối đáp cực kỳ ấn tượng Những câu trả lời của Siri vô cùng thú vị
và tự nhiên Điều này khiến người dùng thích thú bởi khả năng hiểu và phản hồi lại giọng nói của Siri thực sự cao Cho thấy khả năng học hỏi cao và dữ liệu được Siri cập nhật là vô cùng lớn mới có thể khiến cho cô ấy có đủ vốn từ để “đáp trả” lại người dùng đặc biệt như vậy
Sự thành công của Siri là bước đệm lớn cho sự phát triển của nhận dạng giọng nói với các công ty công nghệ hàng đầu thế giới và cho ra đời các trợ lý ảo sử dụng nhận dạng giọng nói trong thiết bị và hoạt động kinh doanh của mình
Năm 2012, Amazon đã giới thiệu Amazon Echo, một loa thông minh có tích hợp trợ lý ảo (Alex, Siri, ) Tiếp đó, các ông lớn tiếp tục cạnh tranh để cho ra đời Google Home, Apple Homepod để cải thiện trải nghiệm người dùng khi họ ở tại văn phòng, nhà thậm chí trung tâm mua sắm Năm 2015, Microsoft công bố trợ lý ảo Cortana cho máy tính để bàn và thiết bị di động Windows 10 như một phần của việc hợp nhất Windows Phone vào hệ điều hành nói chung Vào tháng 6 năm 2016, Google Assistant (là một trợ lý cá nhân ảo) được phát triển bởi Google cho thiết bị di động và nhà thông minh Năm 2017, Google Assistant tiếp tục mở rộng hỗ trợ cho một lượng lớn thiết bị bao gồm cả xe hơi và các thiết bị nhà thông minh Các chức năng của Assistant cũng có thể được bổ sung bởi các nhà phát triển bên thứ ba
Công nghệ nhận diện giọng nói thực sự đã đem lại những tác động tích cực đến hiệu suất tìm kiếm thông tin và quá trình làm việc với các thiết bị của con người Hiện
Trang 4tại, nhận dạng giọng nói vẫn đang là công nghệ được nghiên cứu để có những bước tiến mới lớn hơn nữa, đáp ứng được sự kỳ vọng và nhu cầu của con người đối với công nghệ Trong tương lai, người ta hướng đến sự chính xác cao hơn của công nghệ này và
có khả năng bản địa hóa tốt hơn để phù hợp với người dùng ở đa quốc gia
1.3 Ứng dụng của nhận diện giọng nói trong cuộc sống
1.3.1 Lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Được dự đoán là lĩnh vực tiên phong trong chuyển đổi số, ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm đang có những đột phá trong việc ứng dụng công nghệ giọng nói Theo báo cáo năm 2022 của Cornerstone Advisors, hiện nay, ¾ các ngân hàng và
tổ chức tín dụng trên thế giới đã triển khai kế hoạch chuyển đổi số, với kế hoạch này được định giá 52,44 tỷ USD năm 2019 và dự kiến sẽ chạm mốc 164,08 tỷ USD năm
2027 cùng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 15,4%
Trợ lý ảo góp phần cách mạng hóa lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm nhờ khả năng tra cứu thông tin sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm; giúp khách hàng thực hiện liền mạch một số tác vụ phổ biến liên quan đến ngân hàng/bảo hiểm như thanh toán và giao dịch, kiểm tra tình trạng tài khoản, ngày đến hạn thẻ, hay cập nhật tình trạng sản phẩm/dịch vụ, giải quyết truy vấn và vấn đề phát sinh, nâng cấp hoặc mua mới sản phẩm/dịch vụ của cùng một ngân hàng/đơn vị bảo hiểm Đặc biệt, trợ lý ảo sử dụng công nghệ giọng nói hiện nay được tích hợp giải pháp Sinh trắc học giọng nói (Voice Biometrics) để nhận dạng các mẫu giọng nói, tăng tính bảo mật cho người dùng
Sức mạnh mà Voice Biometrics mang lại cho các tổ chức tài chính – ngân hàng
là khả năng nhận dạng và phân biệt cá nhân thông qua giọng nói với độ chính xác rất cao Các ngân hàng có thể sử dụng Voice Biometrics như một “tấm khiên” mới bên cạnh các giải pháp bảo mật truyền thống như mật khẩu, SMS OTP hay câu hỏi bí mật
Ưu việt về công nghệ, khả năng tích hợp đa kênh của hệ thống số cùng tính tự nhiên và cá thể hóa trong khi tương tác với người dùng, công nghệ giọng nói sẽ dần trở thành xu hướng mới được ưa chuộng ở mọi điểm chạm trên hành trình trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
1.3.2 Lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ
Lĩnh vực Tiêu dùng – Bán lẻ và thương mại điện tử tích hợp công nghệ giọng nói mang đến cho khách hàng trải nghiệm nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả trên đa
Trang 5thiết bị và đa kênh bán hàng Hiện nay, một số kênh được doanh nghiệp ngành này lựa chọn để tích hợp công nghệ giọng nói bao gồm: Ứng dụng di động, loa thông minh, thiết bị gia dụng và thiết bị nhà thông minh, quầy bán hàng, và tổng đài tự động
Thay vì trực tiếp đi bộ quanh các lối đi trong cửa hàng và trung tâm thương mại, hoặc tự mình chọn lọc qua vô số trang sản phẩm trên các gian hàng thương mại điện tử
để tìm ra sản phẩm ưng ý, trợ lý ảo giúp khách hàng tra cứu về sản phẩm, dịch vụ; xây dựng danh sách mua hàng và thực hiện mua sắm sản phẩm đời sống như tạp hóa, chăm sóc gia đình, thời trang,… một cách chính xác, nhanh chóng chỉ với câu lệnh đơn giản
và hội thoại tự nhiên
Trong tương lai không xa, ngành Tiêu dùng – Bán lẻ còn có thể ứng dụng trợ lý
ảo trong trải nghiệm khách hàng với các tác vụ đặc thù như cá nhân hóa các đề xuất sản phẩm, thanh toán sản phẩm/dịch vụ, kiểm tra tình trạng đơn hàng và đăng ký sử dụng các dịch vụ hậu mãi
Công nghệ giọng nói tạo ra cho khách hàng các thao tác mua sắm “rảnh tay”
(nguồn: internet)
Công nghệ giọng nói, từ đó, làm xuất hiện nhiều thuật ngữ mới trong ngành Tiêu dùng – Bán lẻ, như “voice ads” (quảng cáo bằng giọng nói) hay “voice shopping” (mua sắm bằng giọng nói), hứa hẹn một tương lai nơi hoạt động mua sắm có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi và hoàn toàn rảnh tay
1.3.3 Lĩnh vực bất động sản
Công nghệ giọng nói mang đến những trải nghiệm tiện ích và thông minh cho người dùng từ những bước đầu tiên như tìm kiếm thông tin bất động sản, kết nối khách
Trang 6hàng và chủ đầu tư, đặt lịch trải nghiệm,… đến chấm điểm tín dụng, trải nghiệm nhà thông minh, và sử dụng chính sách hậu mãi
Nổi bật trong đó, công nghệ giọng nói được tích hợp trên các thiết bị IoT giúp kiến tạo hệ thống nhà thông minh Bằng cách kết nối với trợ lý ảo trên ứng dụng điện thoại di động hoặc trong ô tô, người dùng có thể dễ dàng điều khiển một cách rảnh tay các thiết bị gia đình qua giọng nói mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi đang làm việc hoặc di chuyển
Mô hình nhà thông minh với các thiết bị IoT tích hợp trợ lý ảo (nguồn: internet)
1.3.4 Lĩnh vực Du lịch - Khách sạn
Trợ lý ảo hỗ trợ người dùng tương tác thông qua các ứng dụng, website đặt phòng hoặc các thiết bị thông minh tại nơi lưu trú Công nghệ này cung cấp nhiều dịch
vụ ưu việt cho khách hàng trong ngành Du lịch – khách sạn, hỗ trợ tìm kiếm thông tin, tiếp cận và đánh giá trực tuyến, cũng như làm thủ tục đặt/nhận phòng và trả phòng, và chăm sóc khách hàng sau lưu trú
Một ví dụ cụ thể của công nghệ giọng nói trong ngành Du lịch – Khách sạn là Callbot Thông thường, nếu khách muốn hỗ trợ bất cứ điều gì, họ sẽ phải gọi cho quầy
lễ tân Đây có thể là một nhiệm vụ khó khăn và khá lúng túng đối với khách hàng nếu
họ muốn được hỗ trợ nhiều lần 53% khách du lịch toàn cầu muốn có các lựa chọn công nghệ tiện lợi để đặt chỗ nhà hàng thay vì phải gọi điện cho nhân viên là người thật
Trang 7Trợ lý ảo đã góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, giảm thiểu thời gian chờ đợi sử dụng dịch vụ, đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe cho khách hàng cũng như nhân viên đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19, nâng cao hiệu suất hoạt động cho doanh nghiệp
1.3.5 Công nghiệp ô tô
Thông thường, người lái xe không thể tương tác và thực hiện nhiều thao tác trong khi lái xe, nhằm đảm bảo an toàn trên chặng lái Giao diện trợ lý ảo tích hợp trên
xe ô tô cho phép người lái sử dụng giọng nói để điều khiển nhiều tác vụ “rảnh tay” như dẫn đường, đặt lịch bảo trì và bảo dưỡng, gọi điện, nhắn tin, nghe nhạc, đọc tin tức, hay điều khiển các chức năng trên xe… khi đang di chuyển Bên cạnh đó, trợ lý ảo còn có khả năng đối đáp với người lái trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, trò chuyện ngẫu hứng, kể chuyện cười cũng như giải đáp các câu hỏi thường ngày, giúp người lái
có những phút giây thư giãn và vui vẻ
Bên cạnh đó, kĩ thuật Kiểm soát tiếng ồn (Noise control) trong công nghệ giọng nói cũng là một tính năng nổi bật của trợ lý ảo Xuất phát từ vấn đề tiếng ồn của xe cộ, động cơ xe và âm thanh người xung quanh nói chuyện khi tham gia giao thông rất dễ ảnh hưởng đến thao tác nhận dạng giọng nói của trợ lý ảo, Noise control được ra đời giúp lọc và loại bỏ các tiếng ồn xung quanh, mang đến trải nghiệm tiện lợi, chính xác
và nhanh chóng cho người dùng khi tương tác với trợ lý ảo trong lúc lái xe
1.3.6 Hỗ trợ tìm tin và soạn thảo văn bản
Nhận diện giọng nói giúp con người thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin, soạn văn bản nhanh hơn qua lời nói Tốc độ chuyển đổi từ giọng nói sang văn bản của các công nghệ nhận diện giọng nói đã nhanh hơn rất nhiều, khả năng sửa lỗi và đoán từ cũng được cải thiện Nhận diện giọng nói đặc biệt hữu ích đối với người khiếm thị và người lớn tuổi, giúp họ tiếp cận với các thiết bị thông minh một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn
1.4 Một số ứng dụng/phần mềm sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói tiêu biểu
- Dragon Professional: là phần mềm nhận diện giọng nói tiên tiến được rất
nhiều người sử dụng Phần mềm này được tích hợp công nghệ Deep Learning, cho phép thích nghi với giọng nói hoặc các biến đổi môi trường của bạn ngay cả khi bạn đang đọc chính tả Với tốc độ chuyển đổi nhanh gấp 3 lần so với soạn thảo văn bản
Trang 8thông thường, công cụ này còn có thể đặt tuỳ chọn cấu hình, công cụ quản trị, quản lý cấu hình giọng nói, từ vựng tùy chỉnh,
- Google Now: trợ lý ảo của Google, đặc biệt có hỗ trợ tiếng Việt Với công cụ
này, bạn có thể tìm kiếm thực hiện nhiều tác vụ như đặt báo thức, gọi điện thoại, xem thời tiết, hoàn toàn bằng giọng nói
- Google Docs Voice Typing: được tích hợp trong Google Doc Là một công
cụ giúp tăng tốc độ soạn thảo văn bản lên rất nhiều lần, được hỗ trợ với 40 ngôn ngữ khác nhau
- Google Assistant: là hệ thống trợ lý cá nhân ảo được phát triển bởi Google, ra
mắt tháng 5/2016 Khác với Google Now, Google Assistant có thể tương tác, nói chuyện với người dùng
- Microsoft Bing Speech API: là một công cụ của Microsoft bao gồm các tính
năng phát hiện cảm xúc, nhận diện gương mặt, giọng nói và phát hiện ngôn ngữ Được
hỗ trợ cả tiếng Việt, không chỉ hỗ trợ quá trình soạn thảo, công cụ này còn giúp phiên dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng
- Cortana: trợ lý ảo của Microsoft Ngoài khả năng nhận diện giọng nói nhạy
bén còn giúp bạn thực hiện các tác vụ được ra lệnh, dự báo thời tiết hay thực hiện các câu lệnh một cách tiện dụng
- Express Scribe: Khác với các phần mềm khác, Express Scribe làm chậm nội
dung của file media, hoặc lặp lại định kì số lần các câu nói trong file media đó Từ đó, bạn thể dễ dàng lắng nghe các bản thu âm hội thoại, bài phát biểu và chuyển chúng thành văn bản, và cũng là công cụ học tiếng Anh một cách hiệu quả
- AssemblyAI: được thiết kế cho các nhà lập trình và các nhà phát triển trong
việc tối ưu hoá thời gian lập trình cũng như nâng cao hiệu suất làm việc Không chỉ là phần mềm nhận diện giọng nói hiệu quả, công cụ này cũng có các tính năng mạnh mẽ
để phục vụ quá trình soạn thảo của bạn
- Siri: là trợ lý cá nhân được Apple ra mắt cùng iPhone 4s năm 2011 Nó được
tích hợp sâu vào hệ điều hành và phản hồi lại người dùng bằng giọng nói Bạn có thể
ra lệnh cho Siri gọi điện, nhắn tin SMS, đặt lịch hẹn, báo thức hoặc trả lời câu hỏi theo thời gian thực từ internet Siri có thể học tập sở thích, phong cách, giọng nói để đưa ra thông tin phù hợp cho chủ nhân
Trang 9- Alexa: là trợ lý ảo được phát triển bởi Amazon Bạn có thể tương tác với
Alexa bằng giọng nói để yêu cầu chọn bài hát, lên danh sách cần làm, cài đặt báo thức, phát podcast, cung cấp thông tin thời tiết, giao thông, thể thao,… Alexa cũng hoạt động như một trung tâm điều khiển trong căn nhà có nhiều thiết bị thông minh, nhận lệnh của bạn và điều khiển các thiết bị khác Hiện tại, Alexa có thể hiểu và giao tiếng bằng các tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Hindi
- Bixby: trợ lý ảo được phát triển bởi Samsung Bixby có thể hiểu và nhận các
yêu cầu tìm kiếm nội dung của người dùng thông qua giọng nói Trợ lý ảo này khá thông minh với việc làm được rất nhiều các vai trò như là tìm kiếm thông tin, tải ứng dụng từ Google Play, điều khiển các ứng dụng tích hợp sẵn trên smartphone Tương tự Siri, Bixby sẽ liên học hỏi hành vi của người dùng theo thời gian để đưa ra những gợi
ý thích hợp
1.5 Ưu điểm và hạn chế của các ứng dụng/phần mềm nhận diện giọng nói hiện nay
1.5.1 Ưu điểm
- Kiểm tra chính tả: Ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào các công cụ chỉnh sửa tương tự một giải pháp xử lý văn bản chuẩn Mặc dù mọi thứ sẽ không chính xác 100% nhưng phần mềm có thể nhận diện và xử lý phần lớn lỗi chính tả, ngữ pháp
- Khả năng truy cập: Các công nghệ nhận dạng giọng nói ngày nay được coi là một thuận lợi đối với người khuyết tật khi họ có thể dùng giọng nói để hệ thống chuyển thành văn bản, giúp việc nhập liệu hay điều khiển trở nên dễ dàng hơn
- Tốc độ nhanh: Công nghệ nhận dạng giọng nói có khả năng nắm bắt giọng nói của người dùng với tốc độ nhanh hơn so với khi nhập liệu bằng bàn phím hoặc viết tay thông thường Vì vậy tốc độ khi nhập liệu bằng giọng nói sẽ cải thiện đáng kể
1.5.2 Hạn chế
- Mặc dù tất cả phần mềm nhận dạng giọng nói hiện nay đều hứa hẹn có thể hoạt động sau vài phút cài đặt Song thực tế quá trình ghi nhận, làm quen với giọng nói,
âm điệu và tốc độ nói của người dùng lại khá tốn thời gian Một số ứng dụng nhận dạng giọng nói còn bắt người dùng nói lại, thậm chí không thể nhận diện được bạn đang nói gì
- Công nghệ nhận dạng giọng nói hiện nay được đánh giá là chưa thực sự ổn định: việc đang nói mà bị ngắt giữa chừng có thể khiến người dùng cảm thấy khó chịu
Trang 10Đặc biệt, phần mềm nhận dạng giọng nói còn gặp hạn chế về nhận dạng khi người dùng lên xuống giọng hoặc thay đổi âm lượng
- Mặc dù các chuyên gia đang cố gắng nâng cao và mở rộng vốn từ vựng cho công nghệ nhận dạng giọng nói nhưng người dùng phải sẵn sàng chấp nhận trường hợp phần mềm xử lý quá lâu vì có nhiều từ ngữ không nằm trong từ điển có sẵn Đó là điều các nhà nghiên cứu đang cố gắng cải tiến ở phần mềm nhận dạng giọng nói hiện nay
Câu 2 (3 điểm)
Cho bài báo: “Tây hành nhật ký của cụ lớn Lạc Viên Tôn Thất Đàn” đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu và Phát triển số 2 (165) 2021 [Tạp chí của Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế]
Yêu cầu: Làm Tóm tắt và Định từ khóa cho bài báo trên
Từ khóa: Tây hành nhật ký, Tôn Thất Đàn, Pháp, truyền bá, văn minh.
Bài tóm tắt
Từ khi Pháp sang khai thác thuộc địa Việt Nam với tư cách là bảo hộ, họ đã đem văn minh của phương Tây truyền bá vào đất nước ta, đưa những người ưu tú sang Pháp để học hỏi rồi quay về truyền đạt cho dân ta Thời đó nước ta còn lạc hậu, thấy Pháp làm gì là bắt chước làm theo nhưng không ra kết quả gì Tất cả là do sự yếu kém
về học thức, bấy giờ nước ta cũng có rất nhiều người tài giỏi, có người tốt nghiệp cao đẳng, đại học, cũng có những kỹ thuật viên, kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ,… nhưng lại không chịu cống hiến hết sức mình cho đất nước; chỉ lo học vẹt, học lý thuyết suông mà không áp dụng vào thực tiễn Hơn nữa còn phải kể đến những thói xấu của người Việt, chỉ toan lợi lộc trước mắt mà không nghĩ đến kết quả lâu dài cho nên làm việc gì cũng không đến Ngày 17/02/1931, Tôn Thất Đàn được cử sang Pháp tham dự một cuộc triển lãm và nhờ đó ông đã được mở mang rất nhiều từ sự văn minh tiến bộ của người Pháp Vào môi trường công sở thì mọi người đều chăm lo làm việc, kẻ dưới kính trọng người trên, tuân theo phép tắc, kỷ cương Ra đến chốn thành thị thì nhà cửa nguy nga,
đồ sộ, kiến trúc độc đáo An ninh trật tự được đảm bảo, không xảy ra chen lấn, lộn xộn, đánh đập nhau Các công trình công cộng được trông coi cẩn thận và ai nấy đều tuân thủ pháp luật Con người ở đây cũng rất nhiệt tình, trung thực và hiếu khách Người