Tiểu luận cuối kỳ học phần văn hóa du lịch

13 41 0
Tiểu luận cuối kỳ học phần  văn hóa du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các gia strij vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qu

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH HỌC ——————— TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: VĂN HÓA DU LỊCH MÃ HỌC PHẦN: TOU1150 Giảng viên : Th.S Nguyễn Hoàng Phương Sinh viên : Nguyễn Thị Khánh Linh Mã số sinh viên : 21031394 Lớp : K66 – QTDVDL&LH Hà Nội, năm 2023 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 I CÁC KHÁI NIỆM 4 1.1 Khái niệm văn hóa 4 1.2 Khái niệm tài nguyên 4 1.3 Khái niệm Du lịch 4 II KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI .5 III TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN VĂN HÓA TẠI HÀ NỘI 6 3.1 Di tích 6 3.2 Lễ hội .6 3.4 Ẩm thực 7 IV VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA TÀI NGUYÊN VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HÀ NỘI .7 4.1 Thực trạng du lịch tại Hà Nội 7 4.2 Vai trò và ý nghĩa của tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch 8 4.3 Vai trò và ý nghĩa của tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch tại Hà Nội 8 4.3.1 Hình thành sản phẩm du lịch 8 4.3.2 Tài nguyên văn hóa tác động đến tính thời vụ du lịch 9 V ĐÓNG GÓP TRONG NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM 9 VI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM VÀ CÁ NHÂN 10 KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO .13 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều thấy trong mọi lĩnh vực đều có sự có mặt của văn hóa Văn hóa xuất hiện mọi lúc, mọi nơi từ hoạt động sống đến các hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch lấy văn hóa làm tài nguyên du lịch tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng Một địa phương muốn phát triển du lịch văn hóa thì cần phải có tài nguyên văn hóa Tài nguyên văn hóa có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành “công nghiệp không khói” không chỉ của riêng Việt Nam mà còn của nhiều đất nước khác Một địa phương có sự đa dạng và phong phú về tài nguyên văn hóa thì đó chính là một điểm mạnh trong phát triển du lịch văn hóa Vì vậy, nhận thức đủ về du lịch văn hóa và tài nguyên văn hóa là một điều vô cùng cần thiết cho những người làm du lịch 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 NỘI DUNG I CÁC KHÁI NIỆM 1.1 Khái niệm văn hóa Theo UNESCO, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sông, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Theo PGS.TS Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các gia strij vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” 1.2 Khái niệm tài nguyên Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới Tài nguyên mang một giá trị lịch sử xã hội nhất định, thể hiện bằng sự thay đổi giá trị tài nguyên theo quá trình phát triển, sự gia tăng số lượng và loại hình được con người khai thác, sử dụng Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch (Theo Khoản 4 Điều 3, Luật Du lịch 2017) Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và tài nguyên văn hóa phi vật thể Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật,… VD: Văn miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long,… Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống,… VD: Nhã nhạc Cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh 1.3 Khái niệm Du lịch Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, hoạt động du lịch lữ hành đã dần trở thành một hoạt động tất yếu trong đời sống vật chất văn hóa xã hội Vì vậy đối với nhiều quốc gia trên thế giới thì ngành du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và trong đó có Việt Nam Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá phổ biến thông dụng, du lịch gắn liền với các hoạt động vui chơi, giải trí hay nghỉ ngơi 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 tùy vào hoàn cảnh và mức độ lưu trú khác nhau vì vậy cho đến ngày nay thì khái niệm về du lịch vẫn chưa được đưa ra một cách thống nhất Giáo sư tiến sĩ Berkener một chuyên gia du lịch đã nhận định: “đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” Theo Luật du lịch Việt Nam 2005 đưa ra thì: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Theo PGS.TS Trần Nhạn: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được phẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm hình thức sinh lời được tính bằng đồng tiền.” Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization): “du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.” Theo các nhà du lịch Trung Quốc: họat động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm 7 cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện Theo nhà kinh tế Kalfiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này sang nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ Khi nghiên cứu các định nghĩa về du lịch như trên thì ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng sự biến đổi trong nhận thức về thuật ngữ du lịch Có người cho rằng du lịch là một hoạt động kinh tế, người khác lại nhận định rằng đấy chỉ đơn thuần là một hoạt động xã hội Chúng ta cố thể hiểu một cách đơn giản là: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc, nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân II KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hóa và kỹ thuật đầu não của cả nước, có vị trí 21.0278° vĩ độ Bắc và 105.8342° kinh độ đông Phía bắc giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía nam giáp Hà Nam, Hòa Bình; phía đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên và phía 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ Với tổng diện tích sau khi được mở rộng năm 2008, Hà Nội nằm trong top 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới (3324,92km2 ) Hiện nay, Hà Nội bao gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã (Sơn Tây) Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi nơi bởi hệ thống giao thông tại đây rất thuận lợi: đường hàng không có sân bay quốc tế Nội Bài, các quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 5 và quốc lộ 6; là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước và có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc) và nhiều nước châu Âu; là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình; bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại Đặc điểm về vị trí địa lý đã trở thành một trong nhữung điều kiện thuận lợi sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của Hà Nội III TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN VĂN HÓA TẠI HÀ NỘI 3.1 Di tích Theo thống kê, Hà Nội hiện đang có trên 500 di tích, chiếm 40% tổng số di tích cả nước Khoảng 1000 di tích được cấp bằng di tích lịch sử Quốc gia Các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu tại Hà Nội: - Văn Miếu – Quốc Tử Giám: điểm đến nổi tiếng tại Hà Nội Quần thể kiến trúc nơi đây bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám Trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử) và Quốc Tử Giám Đây được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam Hiện nay đang có 82 bia tiến sĩ – những di vật quý nhất tại Văn Miếu - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: nơi an nghỉ của lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam Lăng được khởi công chính thức vào ngày 2/9/1973 Nơi đây cũng chính là vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình – nơi Bác Hồ đã từng đọc bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 - Hoàng thành Thăng Long: khu di tích lịch sử gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long vưới tổng diện tích 18.395ha Ngày 1/8/2010, khu Trung tâm hoàng thành Hà Nội đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới 3.2 Lễ hội Hiện nay, Hà Nội là một trong những nơi tập trung nhiều lễ hội nhất miền Bắc Đa số các lễ hội thường được tổ chức vào mùa Xuân Một số lễ hội tiêu biểu: - Lễ hội Đống Đa: diêcn ra vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa - Lễ hội đền Cổ Loa: được tổ chức từ mùng 6 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch tại làng Cổ Loa, huyện Đông Anh hàng năm Lễ hội được tổ chức không chỉ để tưởng nhớ An Dương Vương Thục Phán – vị anh hùng thời xưa đối với đất nước ta mà còn nhắc nhở người dân về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” - Lễ hội Đền Gióng: diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 1 âm lịch hàng năm tại xã Phù Linh huyện Sóc Sơn Lễ hội dành để tưởng nhớ anh hùng Gióng – người có công đánh đuổi giặc Ân Trải qua thời gia, lễ hội đền Gióng vẫn giữ nguyên được nét đẹp giá trị văn hóa, tinh thần 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 3.3 Nghề và làng nghề truyền thống Hiện nay, Hà Nội cũng là nơi sở hữu rất nhiều làng nghề truyền thống Theo thống kê, Hà nội đang có tổng 1350 làng nghề, bao gồm 47 trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước Một số làng nghề tiêu biểu: - Làng gốm Bát Tràng: làng nghề cổ không chỉ quen thuộc với người gốc Hà thành mà còn nổi tiếng với người dân cả nước, đặc biệt là các tỉnh Bắc – Bắc Trung Bộ nằm tại tả ngạn sông Hồng, huyện Gia Lâm Với nhiều công trình tín ngưỡng, văn hóa cùng các sản phẩm gốm nổi tiếng, làng gốm Bát Tràng đã trở thành một trong những địa điểm thu hút khác du lịch tại Hà Nội - Làng lụa Vạn Phúc: niềm tự hào của người dân hà thành, là kết tinh từ chu trình trồng dâu – nuôi tằm – kết kén – dệt lụa đầy công phu và khéo léo của người dân nơi đây Sản phẩm tại đây đã nổi tiếng từ lâu với tên gọi lụa Hà Đông Ngày nay, lụa Vạn Phúc không chỉ là sản phẩm được ưa chuộng trong nước mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam - Làng hương Quảng Phú Cầu: nằm tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, là làng nghề truyền thống được nhiều người biết tới Làng hương xuất hiện nhiều trên các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế đã góp phần quan tọng vào mục tiêu quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế 3.4 Ẩm thực Hà Nội được coi là trung tâm văn hóa ẩm thực, nơi tập trung nhiều món ăn ngon, tinh tế và hấp dẫn Một số món ăn tiêu biểu: - Phở: món ăn rất phổ biến tại Việt Nam, thế nhưng phở Hà Nội lại có những nét đặc trưng riêng Nhắc tới phở Hà Nội, mọi người sẽ thấy được sự đa dạng từ phở nước, phở xào tới phở cuốn, từ phở gà tới phở bò, phở tái, nạm tới chín Phở Hà Nội là món ăn truyền thống lâu đời, mang hương vị riêng của đất Bắc - Bún chả: một món ăn khi nhắc tới Hà Nội thì không thể không nhắc tới Một phần bún chả gồm: bún, nước chấm vị chua ngọt có kèm su hào và cà rốt ngâm giấm, thêm vài miếng chả thịt nướng thơm phức dậy mùi than lửa và hạt tiêu - Bánh cuốn Thanh Trì: món ăn nổi tiếng với độ mỏng và dai của nó Phần nhân được cuốn với hành phi và chút thịt bằm Bánh được chấm cùng nước mắm vị nhạt, ăn kèm chả lụa thơm ngon, hương vị hấp dẫn đến nao lòng Ngoài ta, ở Hà Nội còn rất nhiều món ăn đặc trưng khác như: chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây,… IV VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA TÀI NGUYÊN VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HÀ NỘI 4.1 Thực trạng du lịch tại Hà Nội Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung phát triển các sản phẩm du lịch thu hút các khách: các chương trình, lễ hội, Festival xúc tiến, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Phố đi bộ Trịnh Công Sơn,… Chú trọng nâng cấp sản phẩm du lịch tại các khu di tích văn hóa: hoàng thành Thăng Long, bảo tàng Hồ Chí Minh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu – Quốc Tử Giám,…Phát triển sản phẩm du líchinh thái nghỉ 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 dưỡng khu vực núi Ba Vì với hệ thống di tích lịch sử đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền thờ Bác hồ gắn với khu di tích K9 – Đá Chông,…Phát triển các điểm đến du lịch gắn với các làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc,… Đồng thời, đưa ra các sản phẩm du lịch mới thu hút du khách: 2 tour đêm đặc sắc là “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”, “Đêm thiêng liêng - Sống như những đóa hoa” ở Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò và tour khám phá “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” Trong vài năm trở lại đây, Hà Nội luôn được một số tạp chí du lịch uy tín hàng đầu thế giới, như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) tổ chức bình chọn và đạt danh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất châu Á Năm 2019, Hà Nội liên tục được các tổ chức du lịch, các trang thông tin du lịch uy tín trên thế giới bình chọn là điểm đến ấn tượng Đáng lưu ý, Hà Nội vinh dự là một trong 19 ứng cử viên hạng mục “Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới 2019” để bình chọn tại giải thưởng World Travel Awards - giải thưởng có uy tín nhất của tổ chức du lịch thế giới Theo con số thống kê mới nhất, 8 tháng của năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 12,38 triệu lượt du khách, tăng gấp 4,2 lần so với cùng kì năm 2021 Trong đó khách quốc tế ước đạt 582.000 lượt, khách nội địa ước đạt 11,8 triệu lượt, tăng 4 lần so với cùng kì năm trước Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 35,9 nghìn tỉ đồng (khoảng 1,5 tỉ USD), tăng 4,4 lần so với cùng kì năm 2021 Tính đến tháng 3 năm 2022, trên đại bàn Hà Nội có 3725 cơ sở lưu trú du lịch với 70011 phòng, trong đó có 591 khách sạn đã được xếp hạng từ 1 – 5 sao với 24415 phòng, chiếm 15,9% tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn Quý I năm 2022, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1 – 5 sao ước đạt khaongr 19,3%, giảm 1,9% sao với cùng kỳ năm trước 4.2 Vai trò và ý nghĩa của tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử hàng nghìn năm, đang lưu giữ một hệ thống phong phú và đa dạng di sản văn hóa Mà muốn phát triển du lịch văn hóa thì không thể thiếu được tài nguyên văn hóa, không có tài nguyên văn hóa thì sẽ không phát triển được du lịch văn hóa Vì vậy, tài nguyên văn hóa đã trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển du lịch Tài nguyên văn hóa đều có sức hấp dẫn, thu hút du khách, có tính truyền đạt nhận thức cao Cùng với sự đa dạng và phong phú của mình, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có thể phát triển các loại hình du lịch mới từ tài nguyên văn hóa như: du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm,… Tài nguyên văn hóa không bị ảnh hưởng bởi thời vụ, không phụ thuộc vào tự nhiên nên có thể khai thác chúng phục vụ khách du lịch quanh năm Chúng chính là sản phẩm do bàn tay và khối óc con người tạo ra, thể hiện sức sáng tạo và những giá trị vô hình mà những người đi trước muốn truyền lại Chúng có một vai trò đặc biệt trong hoạt động du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch và thu về nguồn lợi lớn 4.3 Vai trò và ý nghĩa của tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch tại Hà Nội 4.3.1 Hình thành sản phẩm du lịch 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Tài nguyên văn hóa là cơ sở tạo nên sự phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Tài nguyên văn hóa là cơ sở tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, từ đó có thể tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo sản phẩm du lịch Hệ thống di sản phong phú tại Hà Nội chính là một tiềm năng lớn để hình thành tài nguyên du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế Trong đó, du lịch văn hóa chính là con đường hiệu quả nhất để phát huy sức mệnh của các giá trị văn hóa dân tộc Du lịch văn hóa là loại hình du lịch quan trọng, có sức hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch bền vững, là một sản phẩm thu hút du khách không chỉ trong nước mà có cả quốc tế Khi tiếp cận với các công trình kiến trúc di tích lịch sử, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về giá trị văn hóa cốt lõi Bên cạnh các giá trị về mặt tâm linh, các di tích lịch sử, văn hóa còn có vai trò to lớn trong sự phát triển du lịch tại địa phương, đất nước Không chỉ vậy, du lịch văn hóa phát triển thì các giá trị văn hóa truyền thống cũng được bảo tồn Lễ hội cũng là một yếu tố quan trọng trong sự đóng góp sự phát triển du lịch thủ đô Những lễ hội truyền thống đã thu hút một lượng khác không nhỏ đến với Hà Nội Các lễ hội mang đến cho du khách một trải nghiệm văn hóa đặc sắc và độc đáo, giúp cho du khách hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của địa phương Hơn nữa, lễ hội cũng tạo ra một không gian để du khách vui chơi, giải trí Đây cũng chính là cơ hội để quảng bá hình ảnh Hà Nội đến với nhiều du khách trong nước và quốc tế hơn Không chỉ lễ hội, làng nghề truyền thống cũng chính là một điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến với Hà Nội Các làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc,… đã được phát triển qua nhiều thế hệ, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng mang tính văn hóa của từng địa phương Đến với các làng nghề này, du khách sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa địa phương, hiểu được sự độc đáo, tinh tế trong mỗi sản phẩm được tạo ra Đây cũng chính là nơi tập trung các nghề thủ công truyền thống và là nơi sản xuất ra các sản phẩm truyền thống mang tínnh văn hóa đặc trưng của Hà Nội Việc phát triển du lịch gắn với các làng nghề truyền thống, không chỉ quảng bá được hình ảnh của Hà Nội mà còn tạo thêm được thu nhập cho người dân tại các làng nghề nhờ việc bán các sản phẩm họ tạo ra cho khách du lịch 4.3.2 Tài nguyên văn hóa tác động đến tính thời vụ du lịch Tài nguyên văn hóa cũng có một sức ảnh hưởng nhất định tới tính thười vụ trong du lịch Ngoài các lễ hội được tổ chức bị giới hạn thời gian thì các tài nguyên khác nếu được khai thác một cách hợp lý thì chúng có thể phục vụ du lịch quanh năm Du khách có thể tham quan các di tích lịch sử, tìm hiểu các làng nghề truyền thống, khám phá ẩm thực Hà Nội mà không bị ảnh hưởng bới các yếu tố nào như thời gian hay mùa cao điểm, thấp điểm trong du lịch,… V ĐÓNG GÓP TRONG NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM Đầu tiên, đưa ra các ý kiến để nhóm có thể chọn được đề tài Sau khi chọn xog đề tài và nhận được nhiệm vụ, em đã làm các nội dung:  Thực trạng khai thác du lịch tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh tại Hà Nội 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048  Khuyến nghị, đề xuất giải pháp phát triển du lịch tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh tại Hà Nội Cách thức giải quyết vấn đề được giao:  Nghiên cứu giáo trình “Tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh”  Tìm kiếm những tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu: Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp phủ Tây Hồ) – Luận văn thạc sĩ Nguyễn Quang Trung, Phát triển du lịch tâm linh phía Tây Hà Nội – Luận văn thạc sĩ Vũ Trọng Hòa,… VI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM VÀ CÁ NHÂN Với những căn cứ mà nhóm đã đặt ra, theo em thấy thì nhóm đã chọn được cho mình một đề tài phù hợp Đây là một đề tài hữu ích, giúp cho nhóm em hiểu rõ hơn về tình hình phát triển du lịch tôn giáo tín ngưỡng tâm linh tại Hà Nội Nghiên cứu đã trình bày một cách khá đầy đủ về tác động của loại hình du lịch này tới các mặt của đời sống xã hội, cuộc sống của người dân thủ đô Vai trò của tài nguyên tôn giáo tín ngưỡng trong sự phát triển du lịch tôn giáo tín ngưỡng tâm linh cũng như sự phát triển du lịch tại thành phố hà Nội Qua đánh giá các cơ sở hạ tầng, chất lượng phục vụ khách du lịch, lượng khách du lịch đến các điểm du lịch tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh, có thể phân tích được thực trạng khai thác du lich tại các điểm du lịch này Thành phố Hà Nội là một nơi giàu tiềm năng để phát triển du lịch tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh nhưng chưa được phát triển một cách mạnh mẽ Vấn đề đặt ra ở đây là đưa hoạt động du lịch tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh tại Hà Nội phát triển phù hợp với nguồn tài nguyên đang có, đáp ứng được mục tiêu phát triển dủa ngành du lịch, thực hiện được mục tiêu về lượng khách du lịch, doanh thu, ảnh hưởng của loại hình du lịch này tới đời sống, kinh tế - xã hội Nghiên cứu này đã đưa ra được những phương pháp dựa trên những tiêu chuẩn về khai thác tài nguyên du lịch, nhưunxg quy tắc về phát triển du lịch bền vững, nguyên lý quản lý điểm đến và dựa trên những điểm hạn chế tại các điểm đến du lịch Từ những đánh giá về cơ sở khoa học và thực tiễn, đã đưa ra được kế hoạch phát triển du lịch tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh dựa trên nguồn tài nguyên có sẵn ví dụ như xây dựng tour du lịch Làng cổ Đường Lâm Tuy nhiên, đối với những người không nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh thì đây là một lĩnh vực tương đối khó Bài nghiên cứu của nhóm chủ yếu chỉ là tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu chỉ mang tính chất theo cách hiểu của cá nhân VII BÀI HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Sau khi học xong học phần Văn hóa du lịch, em lại biết thêm được nhiều kiến thức và những bài học quý Với sự đa dạng và phong phú về tài nguyên của mình, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đưa du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn 10 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Hiện nay, du lịch văn hóa cũng là một loại hình du lịch được nhiều công ty du lịch chào bán và phục vụ khách hàng Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như chưa tìm ra được giải pháp, chiến lược phát triển một cách cụ thể, các di tích lịch sử sau khi tu sửa bị làm mất giá trị lịch sử,… Vì vậy, cần phải có những giải pháp phát triển cụ thể, có kế hoạch quảng bá để có thể đưa du lịch văn hóa đến gần với nhiều người hơn,… Du lịch văn hóa ngày càng phát triển và trở nên nổi bật trong ngành du lịch Nếu như sau này muốn trở thành một hướng dẫn viên hay một người thiết kế tour du lịch văn hóa thì em cần không ngừng nổ lực học tập để hiểu rõ ràng về văn hóa con người Việt Nam và văn hóa du lịch Những kiến thức về văn hóa là điểm thu hút khách du lịch mà mỗi hướng dẫn viên luôn cầm tìm hiểu về nó 11 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 KẾT LUẬN Du lịch văn hóa ngày càng trở nên thu hút đối với nhiều người trong xã hội hơn và nó cũng là một bộ phận quan trọng trong phát triển du lịch Muốn phát triển du lịch văn hóa thì yếu tố tài nguyên văn hóa cũng vô cùng quan trọng Có tài nguyên văn hóa thì mới phát triển được du lịch văn hóa Hai yếu tố này gắn bó và có mối quan hệ mật thiết với nhau Chính vì vậy, cần phải có những chính sách chiến lược phát triển du lịch văn hóa một cách cụ thể để du lịch văn hóa ngày càng phát triển hơn nữa 12 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Phạm Hùng, Văn hóa du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016 Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, 1998, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Nguyễn Quang Trung, Tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội (Qua nghiên cứu trường hợp phủ Tây Hồ), Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Vũ Trọng Hòa, Phát triển du lịch tâm linh phía Tây Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tài nguyên là gì? Phân loại tài nguyên, https://lytuong.net/tai-nguyen-la-gi/ Tìm hiểu vị trí địa lý Hà Nội, https://www.vntrip.vn/cam-nang/vi-tri-dia-ly-ha-noi- 16205 Tài nguyên du lịch của tuyến điểm Hà Nội – Hà Tây, https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan- van/cong-dong-cac-dan-toc-viet-nam/tai-nguyen-du-lich-cua-tuyen-diem-ha-noi-ha- tay-cac-tai-lieu-tong-hop-va-cac-bai-tap-nhom/19768706 Những làng nghề truyền thống ở Hà Nội mà bạn nhất định phải ghé thăm một lần, https://elitetour.com.vn/lich-trinh-hap-dan/nhung-lang-nghe-truyen-thong-o-ha-noi- ma-ban-nhat-dinh-phai-ghe-tham-mot-lan#:~: Đưa văn hóa ẩm thực Hà Nội vào hoạt động du lịch, https://vtr.org.vn/dua-van-hoa- am-thuc-ha-noi-vao-hoat-dong-du-lich 30 món ngon Hà Nội nhất định phải thử khi tới thăm thủ đô, https://www.traveloka.com/vi-vn/explore/culinary/top-30-mon-ngon-ha-noi/57912 Sức hút mới từ du lịch Hà Nội, https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/long-form/suc- hut-moi-tu-du-lich-ha-noi-310919.html Du lịch Hà Nội: Tiềm năng và giải pháp phát triển, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/gop-y-du-thao-cac-van-kien-trinh-dai- hoi-xiii-cua-dang/-/2018/826667/du-lich-ha-noi tiem-nang-va-giai-phap-phat- trien.aspx Hà Nội khai thác thế mạnh di sản văn hóa để phát triển du lịch, http://soytethainguyen.gov.vn/tin-trong- nganh/-/asset_publisher/XQT17zvLF0Iw/content/ha-noi-khai-thac-the-manh-di-san- van-hoa-e-phat-trien-du-lich/20181 Phát triển du lịch Di sản Văn hóa Hà Nội, https://www.vtr.org.vn/phat-trien-du-lich-di- san-van-hoa-ha-noi.html 13 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan