Tiểu luận cuối kỳ học phần tâm lý học giao tiếp đề tài phản hồi

11 0 0
Tiểu luận cuối kỳ học phần tâm lý học giao tiếp đề tài phản hồi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Định nghĩa của phản hồi như thế nào còn tùy thuộc vào môi trường mà kỹ năng phản hồi được sử dụng, chẳng hạn như phản hồi trong hoạt động đào tạo lâm sàng là các thông tin cụ thể về sự s

lOMoARcPSD|38894866 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - - TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP ĐỀ TÀI: PHẢN HỒI Họ tên sinh viên: Đỗ Khánh Hằng Mã số sinh viên: 20031787 – K65 t LLớp: K65 Tâm Lý Học hệ chuẩn nnn Giảng viên: TS Nguyễn Hạnh Liên Hà Nội, tháng 6 năm 2022 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 MỤC LỤC 1.Mở đầu…………………………………………………………………………………………………………… 3 2 Khái niệm 3 2.1 Phản hồi là gì? 3 2.2 Kỹ năng phản hồi là gì? .3 3 Vai trò của phản hồi 4 4 Phản hồi trong giao tiếp thông thường 5 5 Phản hồi trong tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ 7 5.1 Một số khái niệm 7 5.1.1 Nhà tham vấn 7 5.1.2 Tham vấn 7 5.2 Phản hồi trong tương tác của nhà tham vấn và thân chủ 7 6 Kết luận 10 7 Danh mục tài liệu tham khảo .11 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 1.Mở đầu Giao tiếp được định nghĩa là quá trình tương tác qua lại giữa các chủ thế giao tiếp Đây một trong những quá trình tương tác điển hình của con người trong xã hội Để hoạt động giao tiếp có thể phát huy được mục đích chính của chúng – sự tương tác tích cực giữa các chủ thể, thì nó yêu cầu đến nhiều kĩ năng cần thiết như kĩ năng lắng nghe, kĩ năng bộc lộ cảm xúc, kĩ năng nói chuyện và hơn thế nữa Với mục tiêu tối ưu hóa sự hiệu quả cho giao tiếp, bên cạnh việc phát huy những kỹ năng căn bản như nghe hay nói thì phản hồi cũng là một hình thức “nghệ thuật” cần phải có 2 Khái niệm 2.1 Phản hồi là gì? Có rất nhiều khái niệm về phản hồi được đưa ra, mỗi khái niệm đều có ý nghĩa nhất định Định nghĩa của phản hồi như thế nào còn tùy thuộc vào môi trường mà kỹ năng phản hồi được sử dụng, chẳng hạn như phản hồi trong hoạt động đào tạo lâm sàng là các thông tin cụ thể về sự so sánh giữa những gì người học đã thực hiện với tiêu chuẩn nào đó, với mục đích giúp cải thiện khả năng của người học (Van De Ridder et al., 2008) Theo Ramaprasad, định nghĩa của phản hồi là thông tin về một quá trình hay giao tiếp được cung cấp cho hệ thống điều khiển và được dùng để thực hiện những điều chỉnh nhằm loại bỏ các vấn đề hay cách thức hoạt động tối ưu (Ramaprasad, 1983) Trong phạm vi của đề tài này, ta sẽ nghiêng về định nghĩa phản hồi trong giao tiếp, nghĩa là một hành động xuất hiện trong một quá trình đối thoại, khi đó, người nhận được thông tin của đối phương sẽ có sự “đáp lại” thông tin mà mình vừa mới nhận được Định nghĩa này nhấn mạnh đến việc tương tác giữa người và người trong quá trình giao tiếp, và sự “phản hồi” sẽ quyết định quá trình của giao tiếp rằng nên dừng lại hay tiếp tục 2.2 Kỹ năng phản hồi là gì? Kỹ năng phản hồi của một người sẽ được thể hiện qua hai cách: * Phản hồi theo kiểu khen – chê * Phản hồi tích cực: Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Đây là kỹ năng người giao tiếp sẽ đưa ra các thông tin cụ thể về vấn đề căn cứ trên sự quan sát tỉ mỉ, từ đó nêu lên những điểm tích cực và những điểm cần cải thiện Phản hồi tích cực được biểu hiện qua việc lắng nghe tích cực, tóm tắt được những điểm chính trong câu chuyện, kết hợp hoàn hảo giữa phản hồi bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ Ví dụ về phản hồi tích cực trong giao tiếp: Một người bạn muốn được tư vấn về vấn đề của họ, trong quá trình họ kể câu chuyện, người tiếp chuyện với họ tỏ thái độ tập trung lắng nghe, có thể có những, có những phản hồi bằng ngôn ngữ (tóm tắt lại điểm chính, có các từ ngữ nối tiếp câu chuyện), hoặc là những phản hồi phi ngôn ngữ (gật đầu, cơ thể hướng về phía người kể chuyện, ánh mắt) Khi áp dụng phương pháp phản hồi xây dựng thì cần lưu ý những điều như sau: Thời gian phản hồi thích hợp là sớm nhất sau khi nhận được thông tin, nghĩa là khi thông tin nhận được đang là thông tin mới mẻ đối với cả hai phía, bên nghe và bên nói Nhưng việc đưa ra phản hồi phải dựa trên những thông tin khách quan, không nên bị phụ thuộc bởi những thông tin chủ quan Phản hồi tích cực cần phải đầy đủ thông tin, chính xác nhằm tránh trường hợp bị hiểu lầm Sắp xếp luận điểm một cách rõ ràng, chú ý tới tông điệu, giọng nói, nội dung mà mình muốn truyền tải Trong phản hồi tích cực, ngoài những yếu tố chủ quan đến từ phía người nói như đã nêu trên, thì khi phản hồi cần chú ý tới các yếu tố khác như môi trường lúc ấy (ồn ào, riêng tư, yên tĩnh, không gian rộng,…); tâm trạng của người nhận được phản hồi Đặc biệt ta cần chú ý đến thái độ của người nhận được phản hồi vì đó là đối tượng chính mà ta hướng đến, để ý những thay đổi nhạy cảm của họ, cho cả hai thời gian để thiết lập trạng thái tốt nhất để trò chuyện 3 Vai trò của phản hồi Phản hồi đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động giao tiếp thường ngày Bởi giao tiếp là một trong những yếu tố cần thiết để thúc đẩy các hoạt động cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội Nếu như trong giao tiếp chỉ có phần “giao” mà không có phần “tiếp” hay ngược lại thì đó là điều vô nghĩa Do vậy, bản chất của giao tiếp là phải có sự Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 phản hồi trong đó Nghiên cứu của Hylen vào năm 2007 đã cho thấy rằng phản hồi tới sinh viên thường được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên, giúp từng sinh viên có sự tập trung riêng trong lớp mà các hoạt động khác trong lớp học khó thực hiện được (“English for Academic Purposes,” 2007) Phản hồi sẽ giúp cho người đối diện xác định được rằng người nghe đang hiểu đúng hoặc sai câu chuyện của họ, từ đó có căn cứ để biết điều chỉnh hành vi của họ cho phù hợp Điều đó tương tự như việc, một sinh viên khi phát biểu xong thì cần có sự nhận xét của giảng viên để xem xét tính đúng sai trong câu trả lời của sinh viên đó, qua đó có sự điều chỉnh hợp lý Ngoài ra, phản hồi theo hướng xây dựng phần nào sẽ giúp người nhận được phản hồi cảm thấy như minh được lắng nghe, tôn trọng Việc đưa ra sự phản hồi mang tính tích cực (lời trấn an, lời khen ngợi, khích lệ) sẽ khiến cho đối phương cảm thấy tự tin hơn, tạo động lực để họ cố gắng Thêm vào đó, khi đối phương lo lắng, việc nhận được sự phản hồi phù hợp cũng có thể giúp cho đối phương cảm thấy được trấn an, làm giảm sự hoang mang lo sợ Chẳng hạn như, khi một thân chủ đến tìm nhà tham vấn trong phiên làm việc đầu tiên, thân chủ không thể tránh khỏi sự lo lắng khi phải chia sẻ những thông tin riêng tư của mình với một người lạ, việc nhà tham vấn có những phản hồi khích lệ với những gì mà thân chủ (hành động gật đầu, ánh mắt cổ vũ, tư thế thoải mái, không căng cứng khi trao đổi với thân chủ) những việc làm đó có thể giúp trấn an tâm lý của thân chủ, giúp họ cởi mở hơn khi trò chuyện 4 Phản hồi trong giao tiếp thông thường Trong giao tiếp thông thường, phản hồi có thể được biểu hiện ở việc có sự lắng nghe, tiếp chuyện đối phương Phản hồi trong giao tiếp thông thường có thể diễn ra ở những cuộc trò chuyện bình thường vào quy mô nhỏ hoặc vừa (giao tiếp với bạn bè, gia đình) hoặc cũng có thể diễn ra trong quy mô lớn (cuộc họp giữa quản lý và các nhân viên cấp dưới, thảo luận nhóm) Ở quy mô càng rộng, sự phản hồi càng có xu hướng giảm Phản hồi hiệu quả trong giao tiếp sẽ cung cấp cho ta những kinh nghiệm cần thiết như: Khả năng tôn trọng, lắng nghe người khác khi giao tiếp; giúp chúng ta hiểu rõ những gì mà đối phương muốn trao đổi; từ đó giúp chúng ta thu thập được nhiều thông tin hơn của Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 đối phương thực hiện hoạt động giao tiếp Áp dụng vào trong môi trường làm việc, nếu như kỹ năng phản hồi trong giao tiếp được sử dụng một cách thành thạo thì năng suất công việc sẽ phát triển theo hướng tích cực bởi môi trường làm việc thường là môi trường nhóm – yêu cầu sự phản hồi ở tần suất khá thường xuyên Bổ sung cho mình kỹ năng phản hồi trong giao tiếp cũng thúc đẩy khả năng hòa nhập cộng đồng Bằng cách phản hồi trong giao tiếp thường xuyên, ta có thể rèn luyện và duy trì phản xạ nhanh nhẹn khi tiếp chuyện Tuy vậy, phản hồi trong giao tiếp thông thường còn mang tính tự phát rất nhiều Người phản hồi thường đưa ra ý kiến theo hướng là rút ra từ kinh nghiệm bản thân mà ít có sự liên hệ với người nhận sự phản hồi Ví dụ: Người phụ nữ sau sinh có xu hướng gặp phải bệnh trầ cảm, khi cô ấy tâm sự với những người từng trải để lấy kinh nghiệm thì câu trả lời thường thấy sẽ là “Mới làm mẹ ai mà chả thế, rồi sẽ quen thôi”, “hồi xưa mẹ/bác/cô cũng thế, không sao đâu” Việc đưa ra những phản hồi mang tính chủ quan đó chắc chắn không thể giải quyết vấn đề mà người mẹ đang gặp, mà ngược lại còn khiến cho người mẹ cảm thấy áp lực và mệt mỏi hơn Đôi khi, trong một cuộc hội thoại bình thường, người phản hồi khi lắng nghe câu chuyện của đối phương là một người mà mình có kết nối (gia đình, bạn bè thân thiết, người có cùng hoàn cảnh,…) họ sẽ vô thức bị cuốn vào những suy nghĩ, quan điểm của người kể Nguyên nhân có thể đến từ lí do là ta có những suy nghĩ chủ quan của bản thân về người kể, thêm vào đó, trong những cuộc đối thoại bình thường trong xã hội, phần lớn người phản hồi không được trang bị cho các kỹ thuật để tránh bị cuốn theo cảm xúc của người kể Điều đó khiến người phản hồi không thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh một cách rõ ràng, minh bạch Qua đó sẽ tạo ra những phản hồi chủ quan như vô thức đồng cảm với người kể chuyện dù cho họ đúng hay sai Đôi khi trong cuộc đối thoại, sẽ có trường hợp người phản hồi không biết cách để “khai thác” câu chuyện một cách trôi chảy, việc đó khiến cuộc trò chuyện bị ngắt quãng, rời rạc, và có khi sẽ không giải quyết được vấn đề mà họ gặp phải Đây là điều dễ xảy ra, bởi phần lớn người phản hồi trong những cuộc giao tiếp thông thường không có các kỹ năng đặt câu hỏi, hay kỹ năng giải quyết, định hình vấn đề Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 5 Phản hồi trong tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ 5.1 Một số khái niệm 5.1.1 Nhà tham vấn Nhà tham vấn là một cá nhân được đào tạo chuyên nghiệp trong một hoặc nhiều nhánh thuộc chuyên ngành của tâm lý học Nhà tham vấn là người thực hành tâm lý học, ứng dụng các kiến thức tâm lý học vào hỗ trợ đời sống con người giúp cuộc sống con người trở nên dễ chịu hơn Đối tượng của nhà tham vấn được gọi là thân chủ là một hoặc một vài người cần sự hỗ trợ để có thể đối mặt, vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống 5.1.2 Tham vấn Tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ thông qua kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình, thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.( Tham Vấn Tâm Lý - Trần Thị Minh Đức, 2009.) 5.2 Phản hồi trong tương tác của nhà tham vấn và thân chủ Không giống như phản hồi trong giao tiếp thông thường, phản hồi trong tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ lại là một quá trình chuyên nghiệp, bản bản, tiến trình mà thông qua các kĩ năng trao đổi, chia sẻ thân mật, tâm tình, giúp đỡ thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình Khi nhà tham vấn và thân chủ tương tác thì nhà tham vấn sẽ tập trung vào cảm xúc của thân chủ nhiều hơn, có sự lắng nghe, thấu cảm, cung cấp sự hỗ trợ chuyên nghiệp để thân chủ có thể tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình hiệu quả Khi thực hiện tương tác với thân chủ, nhà tham vấn cũng có thể đồng thời đánh giá khả năng, mức độ nghiêm trọng của tình hình mà thân chủ gặp lúc đó Các hình thức phản hồi trong tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ cũng sẽ có sự khác biệt hơn so với phản hồi trong giao tiếp thông thường, các khác biệt chủ yếu đến từ Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 kỹ năng Hiển nhiên rằng, nhà tham vấn được trang bị những kỹ năng phản hồi cần thiết để có thể hỗ trợ thân chủ theo hướng toàn diện nhất Các kỹ năng phản hồi đó là: *Phản hồi nội dung Nhà tham vấn sẽ tóm lược, nắm bắt điểm chính trong câu chuyện mà thân chủ trình bày Đây là kiểu phản hồi giúp nhà tham vấn sẽ nhanh chóng nắm bắt được những điểm chính trong câu chuyện của thân chủ, từ đó tập trung hơn vào vấn đề mà thân chủ muốn giãi bày Khi thực hiện kỹ năng phản hồi nội dung cần lưu ý rằng Khi nhà tham vấn nhận được thông tin nhất định thì họ cần phải làm rõ những thông tin đó cần lắng nghe hết tất cả các vấn đề và hạn chế lo lắng về những điều mình sẽ nói tiếp Đồng thời, việc đưa ra những đánh giá cá nhân hay thể hiện sự đứng về một phía nào đó đối với những gì thân chủ vừa nói là không nên *Phản hồi cảm xúc Phản hồi bằng cảm xúc sẽ giúp nhà tham vấn giải mã vấn đề của thân chủ Khi thân chủ giãi bày câu chuyện của mình thì họ thường bao gồm những cảm xúc trong câu chuyện của họ, ví dụ: Thân chủ nói rằng: “Em cảm thấy rất khó chịu rằng những việc em đã rất vất vả để thực hiện lại không được sếp công nhận” Cảm xúc của thân chủ thường mơ hồ, không rõ ràng Nhiệm vụ của nhà tham vấn là phải làm rõ, phiên dịch, gọi tên các loại cảm xúc mà thân chủ bộc lộ trong cuộc trò chuyện Với ví dụ của thân chủ được đưa ra phía trên, nhà tham vấn có thể phản hồi rằng: “Liệu anh có thể gọi tên sự khó chịu đó ra không?” Để phản hồi cảm xúc được tiến hành một cách thuận lợi, nhà tham vấn cần có sự chú ý đặc biệt đến cảm xúc của thân chủ, để ý đến sự thay đổi trạng thái của thân chủ, nếu như có các dấu hiệu cho thấy rằng thân chủ không sẵn sàng đối mặt với sự chuyển đổi của các trạng thái cảm xúc thì không nên áp dụng phản hồi cảm xúc để phòng tránh việc thân chủ kháng cứ, chống đối, gây khó khăn cho phiên làm việc Nhà tham vấn cũng nên tránh nhắc lại chính xác đến thô thiển những từ nói về cảm xúc của thân chủ vì điều đó có thể gợi nhắc Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 lại những trải nghiệm tiêu cực của cảm xúc ấy Hạn chế suy diễn các hành vi không bằng lời của thân chủ cũng là một điều mà nhà tham vấn cần chú ý, thay vào đó, nhà tham vấn cần “kiểm tra” hành vi ấy, ví dụ, thân chủ có thói quen cắn môi khi nhắc đến người A trong trường hợp đó, nhà tham vấn có thể hỏi họ là: “Tôi nhận thấy rằng anh hay bặm môi lại khi nhắc đến A Trong khoảng thời gian dó, anh có suy nghĩ như thế nào?” và cho dù thân chủ trả lời lại như thế nào, nhà tham vấn cần tôn trọng quyền tự quyết của họ *Phản hồi soi sáng Nhà tham vấn kết hợp cả nội dung vấn đề của thân chủ và cảm xúc kèm của thân chủ để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa nội dung vấn đề thân chủ đã trình bày và những cảm xúc ẩn chứa trong đó Biểu hiện của phản hồi tích cực: • Tóm tắt được những điểm chính trong câu chuyện của thân chủ • Lắng nghe tích cực • Biết kết hợp giữa phản hồi bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ *Phản hồi phản chiếu Nhà tham vấn đóng vai trò như một tấm gương “phản chiếu lại” những gì thân chủ đã nói bằng cách nhắc lại nguyên văn lời thân chủ nhằm giúp thân chủ nhận thức lại vấn đề mình đang nói Phương pháp phản hồi này có rất nhiều sự hạn chế, bởi nhà tham vấn sẽ dễ dàng bị đánh giá là đang “nhại lại” lời của thân chủ Trong tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, không chỉ nhà tham vấn cần nắm những kỹ năng phản hồi cần thiết, mà nhà tham vấn phải trang bị cho bản thân mình nguyên tắc phản hồi trong giao tiếp Những nguyên tắc phản hồi trong giao tiếp được phát triển Carl Rogers, nguyên tắc này bao gồm 04 quá trình: (1) Mô tả những từ khóa nói lên tâm trạng của thân chủ (2) Phát biểu gián tiếp cảm nhận của thân chủ về thông điệp nói đến Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 (3) Phản hồi trực tiếp cảm xúc liên quan đến sự kiện đó (4) Quan sát phản ứng của thân chủ để có sự phản hồi lại từ phía thân chủ Sau khi được trang bị đầy đủ những kiến thức đó, nhà tham vấn cần phải luyện tập kỹ năng phản hồi của mình Trong quá trình luyện tập, nhà tham vấn cần lưu ý về sự phù hợp giữa ngôn ngữ và bối cảnh và thân chủ Thân chủ là người không có nhiều kinh nghiệm khi đi trị liệu cũng như ít có sự tiếp xúc với thuật ngữ chuyên ngành do vậy trên cương vị là người dẫn dắt, khi làm việc với thân chủ, nhà tham vấn cần chú trọng lối diễn dạt của mình Nhà tham vấn cũng nên để ý đến tần suất phản hồi, phản hồi quá ít khiến cho thân chủ cảm thấy ngượng ngùng trong việc trình bày vấn đề của bản thân, tự ti rằng mình không dược chú ý; phản hồi quá nhiều sẽ xuất hiện xu hướng ngắt lời thân chủ khi đang nói, chính thân chủ sẽ cảm thấy bản thân có thêm nhiều vấn đề hơn mà họ đang có Sử dụng đại từ nhân xưng thích hợp khi phản hồi: việc sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” sẽ khiến cho thân chủ cảm thấy dễ chịu hơn 6 Kết luận Có câu nói rằng “Có qua có lại mới toại lòng nhau”, câu nói này có nghĩa rằng mọi thứ đều nên có sự bỏ ra và nhận lại như nhau Câu nói đó dường như cũng đúng khi áp dụng trong giao tiếp Ta cần phải có sự phản hồi phù hợp để có thể duy trì hoạt đông giao tiếp Như vậy, việc học tập và rèn luyện khả năng giao tiếp là điều cần thiết để có thể khai thác, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả Việc vận dụng được kỹ năng phản hồi trong giao tiếp có thể giúp ích ta nhiều hơn trong những vấn đề giao tiếp từ đơn giản đến phức tạp Đối với bản thân nhà tham vấn, sự trang bị kỹ năng phản hồi cũng sẽ giúp cho quá trình làm việc với thân chủ trở nên dễ dàng hơn Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 7 Danh mục tài liệu tham khảo 1 Chương 1 « Tham vấn tâm lý—Trần Thị Minh Đức (n.d.) Retrieved June 11, 2022, from https://nhapmontamly.com/sach-tam-ly/tham-van-tam-ly-tran-thi- minh-duc/chuong-1.html 2 English for Academic Purposes: An Advanced Resource Book (2007) In Miscelánea: A journal of english and american studies, ISSN 1137-6368, No 35, 2007, pags 99-108 3 Nhận biết về Tư vấn tâm lý ( Consulting ) và Tham vấn Tâm lý ( Couselling ) (n.d.) Retrieved June 11, 2022, from https://tamlytreem.com/nhan-biet-ve-tu-van- tam-ly-consulting-va-tham-van-tam-ly-couselling/ 4 Ramaprasad, A (1983) On the definition of feedback Behavioral Science, 28(1), 4–13 https://doi.org/10.1002/bs.3830280103 5 Thanh H (2018, April 18) Kỹ năng phản hồi trong giao tiếp và tất cả những điều bạn cần biết https://camnanggiaoduc.com/ky-nang-phan-hoi-trong- giao-tiep/ 6 Van De Ridder, J M M., Stokking, K M., McGaghie, W C., & Ten Cate, O T J (2008) What is feedback in clinical education? Medical Education, 42(2), 189–197 https://doi.org/10.1111/j.1365-2923.2007.02973.x Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan