1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận cuối kỳ học phần tinh thần khởi nghiệp đề tài hành trình khởi nghiệp từ yến chưng

33 100 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành Trình Khởi Nghiệp Từ Yến Chưng
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Lệ Hoa
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 875,24 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP (0)
    • 1.1 Lý do lựa chọn ý tưởng khởi nghiệp (0)
    • 1.2 Thông tin doanh nghiệp (6)
    • 1.3 Mục tiêu, tầm nhìn mô hình khởi nghiệp (7)
    • 1.4 Mô hình khởi nghiệp (8)
    • 1.5 Những nguyên tắc về hiệu quả chất lượng khởi nghiệp (9)
    • CHƯƠNG 2: HÀNH TRÌNH KHỞI NGHIỆP YẾN CHƯNG (9)
      • 2.1. Những yếu tố cần thiết trong hành trình của người khởi nghiệp (9)
        • 2.1.1. Những tố chất người khởi nghiệp (9)
        • 2.1.2: Những kỹ năng của người khởi nghiệp (10)
          • 2.1.2.1: Kỹ Năng Tổ Chức (10)
          • 2.1.2.2: Kỹ Năng Quản Lý (11)
          • 2.1.2.3: Kỹ Năng Lãnh Đạo (13)
        • 2.1.3. Đạo đức trong kinh doanh trong Khởi Nghiệp (14)
      • 2.2: Giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp (15)
        • 2.2.1: Quyết định chọn ý tưởng/sản phẩm khởi nghiệp (15)
        • 2.2.2 Phân tích môi trường kinh doanh (15)
          • 2.2.2.1 Thị trường mục tiêu (16)
          • 2.2.2.2 Khách hàng mục tiêu (17)
          • 2.2.2.3 Địa bàn kinh doanh (18)
      • 2.3: Chiến Lược Marketing hiệu quả (19)
      • 2.4: Người đồng hành trong Khởi Nghiệp (21)
      • 2.5: Nguồn vốn tài trợ khởi nghiệp (23)
        • 2.5.1: Dự kiến nguồn vốn khởi nghiệp (23)
        • 2.5.2: Huy động nguồn vốn khởi nghiệp Yến sào (24)
        • 2.5.3. Kế hoạch tài chính cho khởi nghiệp Yến Sào (25)
    • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN (28)
      • 3.1. Rút ra những yếu tố quan trọng cho khởi nghiệp (28)
        • 3.1.1: Năng lực sáng tạo (28)
        • 3.1.2: Sự kiên trì (29)
        • 3.1.3: Kiến thức nền tảng cơ bản về kiến thức chuyên môn (29)
        • 3.1.4: Kỹ năng nghiên cứu thị trường (29)
        • 3.1.5: Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính (30)
        • 3.1.6: Kỹ Năng Quản Lý Và Dẫn Dắt Con Người (30)
        • 3.1.7: Kỹ Năng Hoạch Định Chiến Lược (30)
      • 3.2. Những khó khăn trong hành trình khởi nghiệp (30)
      • 3.3. Những thuận lợi trong hành trình khởi nghiệp (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)
  • PHỤ LỤC (32)

Nội dung

Người quản lý có khảnăng giao tiếp rõ ràng, thể hiện lòng tin vào nhóm và biết cách thuyết phụcngười khác theo ý kiến của mình có thể ảnh hưởng tích cực đến thành công củatổ chức. Kỹ nă

GIỚI THIỆU Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP

Thông tin doanh nghiệp

Slogan: Yến Chưng 247 - Bổ dưỡng, Tiện lợi, cho ngày mới tràn năng lượng.Logo:

Hình 1.2: Logo doanh nghiệp Ý nghĩa:

Tên "Yến chưng 247" thể hiện được sự tiện lợi của sản phẩm yến chưng Yến chưng là một sản phẩm cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại tốn thời gian và công sức để chế biến Tên "Yến chưng 247" thể hiện rằng sản phẩm yến chưng của doanh nghiệp có thể được sử dụng ngay, 24/7, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, kể cả những người bận rộn.

Bên cạnh đó, Tên "Yến chưng 247" thể hiện được sự đa dạng của sản phẩm yến chưng Yến chưng có thể được chế biến với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, phù hợp với nhiều khẩu vị khác nhau Tên "Yến chưng 247" thể hiện rằng doanh nghiệp này cung cấp đa dạng các loại yến chưng, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.

Với logo, mang ý nghĩa là sản phẩm yến đến từ vùng đồi núi Tây Nguyên.

Mục tiêu, tầm nhìn mô hình khởi nghiệp

 Tăng trưởng doanh thu: Mục tiêu này nhằm tăng doanh thu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh.

 Tăng lợi nhuận: Mục tiêu này nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị cho cổ đông và các nhà đầu tư.

 Mở rộng thị trường: Mục tiêu này nhằm mở rộng thị trường của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

 Nâng cao chất lượng sản phẩm: Mục tiêu này nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

 Tăng cường nhận diện thương hiệu: Mục tiêu này nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. ֎ Mục tiêu cấp thiết hiện nay là: Tăng cường nhận diện thương hiệu Đầu tiên với một doanh nghiệp mới như Yến Chưng 247 thì cấp thiết nhất chính là phải để khách hàng biết đến mình và phải thu hút được nhiều sự chú ý xoay quanh sản phẩm kinh doanh hay công ty Vậy mục tiêu gần chính là thu hút sự chú ý nhiều nhất có thể, xây dựng được chiến lược marketing hiệu quả (dù phải chịu lỗ thời gian đầu).

Trở thành nhà cung cấp yến chưng hàng đầu Việt Nam, mang đến những sản phẩm yến chưng chất lượng cao, tiện lợi và bổ dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe và sắc đẹp cho người tiêu dùng.

Mô hình khởi nghiệp

Sản phẩm: Yến Chưng Các Loại

Sáng tạo: Bán trên các ứng dụng dịch vụ như shoppeefood, grapfood, theo hình thức đặt hàng và topping Những quán trà sữa hiện nay khi order một loại thức uống riêng ta có thể đặt thêm nhiều topping khác như trân châu, thạch, Hay đi ăn buffe ta sẽ lấy đĩa muỗn rồi cứ thế chọn ăn nững gì mình thích trong đó Thì Yến Chưng 247 cũng tương tự như vậy khi khách hàng đặt yến có thể đặt lựa chọn bất kì loại topping nào mà họ muốn, ví dụ như họ đặt một hũ yến chưng nhưng không thích những loại có sẵn họ sẽ chọn yến chưng riêng và bắt đầu lựa chọn topping cho mình họ có thể thêm vào đó hạt sen, kỹ tử, táo đỏ Để bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm chi phí và quản bá sản phẩm Yến Chưng 247 cũng tổ chức chương trình đổi trả chai thủy tinh Khi khách hàng đã sử dụng xong có thể đổi trả chai thủy tinh để nhận lại 5000 đồng và một móc khóa đến từ nhà Yến

Hình 1.3: Móc khóa của nhãn hàng.

Kênh phân phối: Trên các sàn thương mại điện tử, các ứng dụng di dộng, các web và các kênh phân phối truyền thống trực tiếp đến tay khách hàng

Mô hình kinh doanh: B2C (Business-to-Consumer)

Những nguyên tắc về hiệu quả chất lượng khởi nghiệp

Khởi nghiệp là một quá trình phức tạp và đầy thử thách, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Để đạt được hiệu quả chất lượng khởi nghiệp, doanh nghiệp cần chú trọng đến các nguyên tắc sau:

 Xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể: Mục tiêu là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể, phù hợp với khả năng của mình Mục tiêu cần được thể hiện bằng các con số cụ thể, có thể đo lường được.

 Thiết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả: Kế hoạch kinh doanh là một bản tổng thể về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Kế hoạch kinh doanh cần được xây dựng một cách khoa học và chặt chẽ, bao gồm các nội dung chính như: phân tích thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, mô hình kinh doanh, chiến lược marketing, chiến lược tài chính,

 Tuyển dụng và đào tạo nhân lực chất lượng cao: Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

 Quản trị doanh nghiệp hiệu quả: Quản trị doanh nghiệp hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả chất lượng khởi nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp khoa học và chặt chẽ, bao gồm các hoạt động như: quản trị tài chính, quản trị nhân sự, quản trị marketing, quản trị sản xuất,

 Tận dụng các nguồn lực hỗ trợ: Doanh nghiệp khởi nghiệp thường gặp nhiều khó khăn về nguồn lực Doanh nghiệp cần tận dụng các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài, chẳng hạn như các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của nhà nước,các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của các tổ chức phi chính phủ,…

HÀNH TRÌNH KHỞI NGHIỆP YẾN CHƯNG

2.1 Những yếu tố cần thiết trong hành trình của người khởi nghiệp

2.1.1 Những tố chất người khởi nghiệp

2.1.2: Những kỹ năng của người khởi nghiệp

 Kỹ năng tổ chức là khả năng quản lí sắp xếp công việc ,thời gian và nguồn lực một cách có hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cụ thể Điều này bao gồm cả khả năng xắp sếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ , lên kế hoạch , quản lý thời gian hiệu quả.

 Kỹ năng tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc , thúc đẩy tăng hiệu suất và giảm căng thẳng, mệt mõi,tiết kiệm được nhiều thời gian , tạo sự cân bằng.

 Mỗi người đều có khả năng xử lý công việc, vì vậy, đẻ tận dụng tối đa nguồn lực và tránh lãng phí, chúng ta cần thực hiện việc lập kế hoạch

 Kỹ năng tổ chức, đặc biệt là hoạch định kế hoạch ,giúp nhân viên duy trì việc cập nhật khối lượng công việc và xây dựng lịch trình hiệu quả

 Kế hoạch cần bao gồm sự dự phòng nguồn lực , để đáp ứng các công việc đột xuất một cách nhanh chóng và tự quyết.

 Để có được kỹ năng Tổ Chức bản thân mỗi người cần phải tạo thói quen rèn luyện:

 Để xác định mục tiêu , bạn cần phải tự hỏi mình : ‘Tôi muốn đạt được điều gì?’ và ‘Tại sao điều đó quan trọng đối với tôi?’ Điều này giúp bạn xác định mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp của mình

 Ví dụ ,mục tiêu cá nhân có thể là du lịch mỗi năm , trong khi mục tiêu nghề nghiệp có thể liên quan đến thăng tiến trong công việc.

 Lập kế hoạch hợp lí

 Kế hoạch của bạn cần phải cụ thể khả thi Bạn có thể bắt đầu bằng việc tạo lịch công việc hàng ngày , hàng tuần để theo dõi nhiệm vụ và thời gian cần thiết để hoàn thành chúng.Điều này giúp bạn biết được mục tiêu cụ thể nào đang cần được hoàn thành và ưu tiên

 Hãy định kỳ đánh giá tiến trình của bạn.Xem xét liệu bạn đang tiến gần đến mục tiêu hay không.Nếu có điều gì không diễn ra đúng kế hoạch , hãy linh hoạt điều chỉnh

 Bước đánh giá này có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hiệu quả công việc và đảm bảo rằng bạn đang từng bước đạt được mục tiêu của mình

 Áp dụng kỹ năng Tổ Chức vào cuộc sống cá nhân như thế nào?

 Lập kế hoạch hằng ngày

 Sắp xếp ưu tiên công việc cá nhân

 Quản lí thời gian cho gia đình

 Tối ưu hóa thời gian rãnh rỗi

 Nếu muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực nào kể cả công việc lẫn đời sống cá nhân, bạn cần trang bị cho mình kỹ năng tổ chức

 Đây là kỹ năng mềm quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với những kỹ năng khác như lên kế hoạch , quản lí thời gian.,,,,

 Với sinh viên ngành quản trị kinh doanh, kỹ năng tất yếu nhất đó là quản trị và kinh doanh Và để khởi nghiệp cũng vậy, muốn làm chủ, muốn lãnh đạo thì đương nhiên phải học cách quản lí

 Để hình thành được kỹ năng đó thì cốt lõi chính là giao tiếp, thuyết phục và tạo mối quan hệ.

 Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả giữa các cá nhân hoặc các nhóm

 Nó bao gồm việc thể hiện ý kiến, ý tưởng, cảm xúc và thông tin một cách rõ ràng thông qua phương tiện ngôn ngữ, ngôn ngữ hình thể, như: nghe hiểu, đọc, viết, nói,

 Kỹ năng giao tiếp cũng bao gồm khả năng lắng nghe và hiểu người khác, để có thể tương tác và phản ứng phù hợp.

 Kỹ năng thuyết phục là khả năng thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến, quan điểm hoặc hành động của mình Để thuyết phục, người ta thường sử dụng lập luận logic, sự thuyết phục cảm xúc và sự sáng tạo trong việc trình bày ý kiến.

 Những kỹ năng này có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, chính trị, giáo dục và cuộc sống hàng ngày.

 Kỹ năng tạo mối quan hệ là khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với người khác Nó bao gồm việc hiểu và đáp ứng các nhu cầu, mong muốn và giá trị của người khác, sử dụng kỹ thuật giao tiếp hiệu quả, thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe chân thành, cùng với khả năng giải quyết xung đột và xây dựng lòng tin o Ví dụ: mối quan hệ đối tác, khách hàng-nhà sản xuất, chủ buôn-nhà cung cấp, đồng nghiệp, sếp-nhân viên,

 Đây là cụm kỹ năng mềm về giao tiếp, những kỹ năng này sẽ bổ trợ cho nhau.

 Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và tạo mối quan hệ đóng vai trò quan trọng trong quản lý vì các lý do sau:

 Giao tiếp hiệu quả: Kỹ năng giao tiếp giúp người quản lý truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu cho nhân viên Điều này giúp xây dựng sự hiểu biết chung và đồng thuận trong tổ chức, tạo điều kiện cho công việc diễn ra suôn sẻ

 Thuyết phục: Người quản lý cần có khả năng thuyết phục để thúc đẩy nhân viên hoặc các bên liên quan chấp nhận ý kiến, ý tưởng hoặc kế hoạch mới Kỹ năng này giúp người quản lý xây dựng lòng tin và sự ủng hộ từ nhóm làm việc.

 Xử lí xung đột: Trong vai trò người điều hành, người quản lý thường phải đối mặt với các tình huống xung đột giữa các thành viên trong tổ chức Kỹ năng giao tiếp và thương lượng giúp người quản lý làm việc với các bên liên quan để tìm ra giải pháp hợp tác và giảm thiểu tác động tiêu cực

KẾT LUẬN

 Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân bạn phải có một sự sáng tạo vượt bậc

 Bởi vì chỉ có sự sáng tạo mới làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh cho riêng mình

 Kế hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng kinh doanh chưa ai biết đến hay những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

 Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp là điểm tựa quan trọng cho bạn trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này

 Vậy thì, thay vì tranh giành miếng bánh với các đối thủ lớn trên thị trường ra đời sớm hơn mình, mạnh hơn mình, nhiều kinh nghiệm hơn mình thì chúng ta có thể tự tìm ra một miếng bánh mới – mà tại đó chúng ta chính là người dẫn đầu.

 Sở dĩ sự kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu bắt tay vào làm, có những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiện ý tưởng của mình.

 Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đó đã tạo nên sự thành công về sau này của họ như câu nói:

“Thất bại là mẹ thành công”

 Thật sự, thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân thành công là những người có tinh thần quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những trở ngại, có sự đam mê và kiên trì hơn người để đứng lên từ những thất bại trong thời gian ngắn.

3.1.3: Kiến thức nền tảng cơ bản về kiến thức chuyên môn:

 Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó

 Ví dụ: bạn muốn khởi nghiệp bằng cách mở phòng thu âm cho ca sĩ bạn cần phải có những kiến thức cơ bản trong thanh nhạc, cách mix nhạc và biết sử dụng một số nhạc cụ cơ bản Hay bạn muốn trở thành một nhà buôn thời trang lớn bạn cần có những kiến thức cơ bản về xu hướng thời trang, về bán hàng

 Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn

 Vì thế nếu bạn có ý định khởi nghiệp trước tiên hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức này.

3.1.4: Kỹ năng nghiên cứu thị trường:

 Nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho người khởi nghiệp những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động

 Ngoài ra, việc này giúp khởi nghiệp phát triển kế hoạch kinh doanh và thích ứng với thị trường trong tương lai

3.1.5: Kỹ Năng Quản Lý Tài Chính:

 Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với người khởi nghiệp Quá trình khởi nghiệp sẽ cần một lượng tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lực trong khi chưa thể hoạt động để có doanh thu ngay được

 Do đó, cần có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và hợp lý ngay từ giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp.

3.1.6: Kỹ Năng Quản Lý Và Dẫn Dắt Con Người:

 Quản lý dẫn dắt con người liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoành thành công việc

 Điều kiện lý tưởng mà bạn muốn đạt được là khi các nhân viên của bạn có thể thực hiện được tất cả các hoạt đồng hàng ngày trong doanh nghiệp mình. Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người

 Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao để doanh nghiệp của bạn làm việc cho mình, chứ không phải là bạn tất bật chạy theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình.

3.1.7: Kỹ Năng Hoạch Định Chiến Lược:

 Hoạch định chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh.

Nó là quá trình xác định chiến lược công ty của bạn hay phương hướng và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự

 Bí quyết ở đây là việc biết làm thế nào để dự kiến được khả năng hoạt động của công ty bạn trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch kinh doanh chi tiết.

3.2 Những khó khăn trong hành trình khởi nghiệp

3.2.1: Không lập được những kế hoạch

3.2.3: Tiếp thị không hiệu quả

3.2.4: Tác động đến sức khỏe

3.2.5: Nguồn nhân lực kém chất lượng

3.2.6: Khó khăn về vốn đầu tư

3.2.7: Hạn chế trong công đoạn giới thiệu sản phẩm

3.2.8: Thiếu kiến thức và kinh nghiệm

3.2.10: Xây dựng cấu trúc công ty không chuẩn

3.2.11: Chưa đủ Khả Năng đưa ra quyết định

3.2.12: Từ bỏ các sự nghiệp khác

Khó khăn lớn nhất của Yến Chưng 247 là Thiếu kiến thức và kinh nghiệm.

3.3 Những thuận lợi trong hành trình khởi nghiệp

3.3.1: Tự chủ hơn trong quá trình làm việc

3.3.2: Bởi vì bạn làm việc cho chính mình nên bạn cần có trách nhiệm hơn 3.3.3: Hài lòng với những gì bạn đang làm

3.3.4: Thành công và tạo danh tiếng cho chính mình

3.3.5: Có cơ hội để cải thiện bản thân

3.3.6: Thật kiên trì và chăm chỉ

3.3.7: Có nền tảng kiến thức tốt và ham học hỏi

3.3.8: Có ý chí và khát vọng được làm giàu

3.3.9: Phải lập rõ kế hoạch khởi nghiệp

Ngày đăng: 27/02/2024, 19:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w