Thấu hiểu điều này sẽ dễ dànghơn để chúng ta đi đến những ý chính tiếp theo và có được những nhận địnhđúng đắn về vấn đề này.1.1.Văn hóa ẩm thực là thương hiệu của một vùng, một dân tộc,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
Mã học phần: VLC3048
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thúy Hằng Sinh viên thực hiện: Hà Thị Cẩm Tú
Mã số sinh viên: 19032622 Khoa: Việt Nam học và tiếng Việt.
Hà Nội, 12/2021
Mục lục:
Trang 2I.Mở đầu: 3
1.1.Văn hóa ẩm thực là thương hiệu của một vùng, một dân tộc, thậm chí
1.2.Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một thương hiệu Việt: 6
2.Phân công đặc điểm văn hóa của tỉnh Tuyên Quang: 9 2.1.Ý tưởng thu hút khách trong nước và quốc tế bằng cách giới thiệu di sản ẩm thực truyền thống của địa phương: 10 2.1.1 Ý tưởng du lịch ẩm thực tại tỉnh Tuyên Quang: 10 2.1.2 Ý tưởng truyền thông bằng video dạy nấu món ăn địa phương
2.1.3 Ý tưởng hội chợ - triển lãm ẩm thực Tuyên Quang: 11 2.1.4 Hợp tác cùng những tờ báo, tạp chí ẩm thực: 11 2.2.Đề xuất để bảo tồn và phát triển một di sản ẩm thực truyền thống của
Trang 3I.Mở đầu:
Kể từ khi con người xuất hiện trên trái đất thì thức ăn luôn có vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài mỗi vùng đã hình thành một phong cách nấu nướng, ăn uống riêng mà người ta hay gọi là văn hóa ẩm thực
II.Nội dung:
1.Văn hóa ẩm thực là thương hiệu:
“Ăn uống là một nhu cầu cơ bản không thể thiếu được của con người, nhằm duy trì sự sống, tái sản xuất sức lao động và phát triển Đồng thời ăn uống còn là một phạm trù văn hóa Ăn uống không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố về phong tục, tập quán
và tín ngưỡng, góp phần tạo nên văn hóa của một dân tộc Đó là văn hóa ẩm thực”
Theo cuốn sách “Introduction to trademark law & practice the basic concepts” đã viết: “ A trademark is any sign that individualizes the goods of a given enterprise and distinguishes them from the goods of its competitors”
Dịch như sau: “Thương hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào để cá biệt hóa hàng hóa của một doanh nghiệp nhất định và phân biệt chúng với hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh”
Như vậy nếu nói văn hóa ẩm thực là một thương hiệu có nghĩa rằng ẩm thực ở từng khu vực sẽ phải được nhìn nhận theo yếu tố độc đáo, khác biệt và
dễ phân biệt được giữa các khu vực khác nhau Thấu hiểu điều này sẽ dễ dàng hơn để chúng ta đi đến những ý chính tiếp theo và có được những nhận định đúng đắn về vấn đề này
1.1.Văn hóa ẩm thực là thương hiệu của một vùng, một dân tộc, thậm chí là một đất nước:
Khi còn nhỏ chúng ta ăn để duy trì sự sống Lớn lên khi được đến nhiều vùng đất mới, con người dần hiểu được món ăn mà chúng ta thưởng thức mang một phần của văn hóa Nếu chúng ta ăn và cảm nhận những tinh túy ẩn dấu sau những món ăn ấy, có thể nói ẩm thực mang thương hiệu của một vùng, một dân tộc thậm chí là một đất nước
Đầu tiên nhìn về lịch sử, mỗi quốc gia có những quá trình lịch sử khác nhau từ đó ẩm thực cũng phản ánh và bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tiến trình lịch
Trang 4sử Có thể kể đến như trong lịch sử Trung Quốc, với các triều đại hào hùng của một dân tộc họ cũng tạo nên một phong cách ẩm thực riêng của một đất nước mang bề dày lịch sử Người Trung Quốc có phong cách trang trí các món ăn vô cùng công phu Họ tin rằng món ăn không chỉ có bổ dưỡng mà còn phải trông hấp dẫn Do đó, các món ăn của Trung Quốc thường được trang trí sặc sỡ và chuộng màu đỏ là màu truyền thống của người Trung Hoa Hay lịch sử Hoa Kỳ cũng được phản ánh trong các món ăn ở nơi đây Hoa Kỳ được biết đến là một quốc gia đa sắc tộc với những dòng người di cư đến quốc gia này đã tạo sự phát triển đa dạng phong phú về ẩm thực Một điển hình khác chính là Nhật Bản với nền ẩm thực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hàn Quốc và Trung Quốc Phải nói đến chính là sự du nhập gạo từ Hàn Quốc và đậu nành, lúa mì từ Trung Quốc sang Nhật Bản Chính bởi vì đạo luật cấm ăn thịt kéo dài bởi tôn giáo bản địa của người Nhật đạo Shinto cũng chấp nhận triết lý tương tự đạo Phật Vì vậy việc thiếu các sản phẩm thịt đã dẫn tới cá là một lựa chọn thay thế của người Nhật Từ đó cá đã tác động nhiều đến các món ăn tạo nên thương hiệu của người Nhật Chỉ từ một vài ví dụ trên cũng đã cho thấy được lịch sử mỗi quốc gia mang một quá trình, diễn tiến khác nhau và nó góp phần tạo nên thương hiệu riêng của mỗi đất nước
Hình ảnh: Món ăn Trung Quốc Nguồn ảnh: https://www.dulichvtv.vn/du-lich-trung-quoc-nen-an-gi/
Trang 5Một yếu tố nữa cũng làm nên tính thương hiệu của món ăn đó chính là vị trí địa lý- khí hậu lãnh thổ Mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có điều kiện địa lý khác nhau và từ đó hình thành nên đặc trưng cây trồng, gia cầm, gia súc, thủy hải sản mang tính đa dạng và đặc trưng riêng của mỗi đất nước Khi khám phá
ẩm thực Trung Quốc chúng ta sẽ thấy rằng quốc gia này có 8 trường phái ẩm thực khác nhau theo vị trí địa – chính trị như: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, An Huy Nói về Sơn Đông là nói về những món ăn nồng đậm, có nhiều hành tỏi, nhất là món hải sản, thiên về làm món canh và nội tạng động vật Có thể chính nhờ sự thiên phú với khí hậu
ôn hòa, nằm ở vùng chuyển giao giữa khí hậu cận nhiệt đới ẩm và khí hậu lục địa ẩm với mùa mùa phân biệt cùng với vị trí giáp biển đã tạo nên trường phái
ẩm thực Sơn Đông (Trung Quốc) Hay vùng Hồ Nam (Trung Quốc) với khí hậu cận nhiệt đới, có núi bao quanh ba mặt Đông, Nam và Tây Nam, mùa hè nóng,
ẩm và mưa nhiều Chính những đặc trưng về khí hậu như vậy đã tạo nên trường phái ẩm thực Hồ Nam (Trung Quốc) nổi tiếng với những món ăn cay mang lại cảm giác tê tê, đậm vị Chỉ mới phân tích hai vùng của Trung Quốc cũng đủ thấy được cái tầm ảnh hưởng của vị trí địa lý và khí hậu đến mỗi vùng miền như thế nào Bởi vậy nó cũng góp phần tạo nên thương hiệu ẩm thực của mỗi vùng Đặc điểm quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến thương hiệu ẩm thực đó chính là cách nấu món ăn Để nấu được món ăn hoàn chỉnh con người ta quan tâm đầu tiên về mặt nguyên liệu Tất nhiên chính địa lý lãnh thổ và khí hậu cũng ảnh hưởng phần nào đến nguyên liệu những cách con người ta kết hợp những nguyên liệu nhằm bổ trợ cho nhau chính điều ấy tạo nên tính thương hiệu trong
ẩm thực Trong nền ẩm thực châu Âu theo thống kê ba thành phần chính trong
ẩm khu vực này như bơ, sữa, trứng được sử dụng trong 74,4% thực phẩm Các món ăn châu Âu cũng có một sự cầu kỳ nhất định họ quan niệm “ẩm thực lý tính” họ ít chú ý đến mùi vị và hình thức của món ăn mà lại đặt yếu tố dinh dưỡng trong món ăn lên hành đầu Nguyên liệu trong các món ăn này luôn được lựa chọn kỹ lưỡng chủ yếu sử dụng loại lương thực chính là lúa mì và các loại ngũ cốc Cũng bởi vì ưa chuộng hương vị nguyên thủy của món ăn nên khi chế biến, người châu Âu không nêm nếm quá nhiều Hai gia vị cơ bản và thường sử dụng trong các món ăn chính là tiêu xay và muối Họ không sử dụng quá nhiều gia vị như món ăn châu Á vì họ tin rằng việc này sẽ làm mất đi bản chất thậm chí là hương vị món ăn Tuy nhiên đến ngày nay quan niệm này đang dần thay đổi châu Âu dần tiếp nhận các loại gia vị mới từ các khu vực khác điển hình là nước mắm của Việt Nam hay tiêu Tứ Xuyên ( Trung Quốc) Về cách chế biến
họ cũng có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng mỗi cách chế biến lại tạo ra nét riêng cổ điển, tinh tế trong món ăn của họ Họ quan tâm đặc biệt đến nhiệt
độ món ăn để tạo ra món chín hoặc tái ví dụ điển hình là món bò beefsteak Ẩm thực châu Âu luôn tạo ra sự hấp dẫn bởi sự đơn giản, hài hòa nhưng lại vô cùng tinh tế và sang trọng bởi ẩn sâu trong đó còn mang những giá trị văn hóa riêng của xứ sở này Và chẳng ngẫu nhiên khi cuốn tiểu thuyết “Ăn, cầu nguyên, yêu”
Trang 6đã chọn nơi đây là điểm đến đầu tiên trên con đường tìm kiếm tự do, hạnh phúc bằng việc khám phá những món ăn độc đáo nơi đây
Hình ảnh: Món ăn Châu Âu Nguồn ảnh:
https://wpd.vn/dac-trung-cua-tung-vung-mien-se-the-hien-qua-mon-an-chau-au/
Ngược lại người châu Á lại có quan niệm “ẩm thực thẩm mỹ” có nghĩa là một món ăn phải hội đầy đủ các yếu tố thỏa mãn thực khách về thị giác, khứu giác và vị giác Người châu Á quan tâm nhiều đến tính ngon miệng và thường ít quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn Do thiên nhiên quy định khí hậu – thổ nhưỡng phù hợp với việc trồng lúa và gia súc gia cầm nên nguồn nguyên liệu chính của món ăn châu Á bao gồm: cơm, các loại thịt, cá, rau là chính Bên cạnh đó vì chú trọng tính đậm đà nên trong món ăn thường sử dụng gia vị như muối, tiêu, hạt nêm,… Đặc biệt phải kể đến các món ăn thường kèm nước chấm như nước tương, nước mắm, kèm thêm chanh ớt để tạo nên sự đa dạng trong hương vị của món ăn Khi lựa chọn thực phẩm họ quan niệm rằng
ẩm thực tươi sống sẽ ngon hơn thực phẩm đóng hộp Món ăn châu Á thường đa dạng trong sự kết hợp nguyên liệu phổ biến có sự tương đồng về vị tạo nên sự hài hòa Người châu Á cũng đề cao sự bắt mắt và hài hòa khi trang trí món ăn Tất cả những điều đó đã tạo nên nét đặc trưng mang tính thương hiệu của ẩm thực Châu Á
Tóm lại, từ sự ban tặng của thiên nhiên và chính sự sáng tạo của con người ở những vùng, quốc gia và khu vực khác nhau đã tạo ra những nền ẩm thực mang tính thương hiệu Bởi vậy khi đặt chân đến mỗi mảnh đất trên hành
Trang 7tinh này chúng ta sẽ khó quên được hương vị làm thức nhọn mọi giác quan trở thành nét đặc trưng riêng mà con người đã dày công khám phá
1.2.Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một thương hiệu Việt:
Việt Nam luôn tự hào với bạn bè quốc tế về một nền ẩm thực có truyền thống lâu đời cùng nhiều món ngon, độc đáo và đa dạng đến từ nhiều vùng miền
và đặc trưng văn hóa của 54 dân tộc anh em Chính những nét riêng ấy đã tạo ra một thương hiệu Việt với đặc trưng riêng mà mỗi khi được thưởng thức thực khách lại nhớ về theo nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau
Theo tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: “Trong các loại hình văn hóa, “văn hóa
ẩm thực” là loại hình văn hóa mạnh nhất của Việt Nam, có thể sánh với các nền văn hóa ẩm thực có bề dày như Trung Quốc, Pháp Nếu so sánh với những nền
ẩm thực này, các món ăn của Việt Nam có lợi cho sức khỏe hơn vì được chế biến từ những nguyên liệu như rau, củ, quả, cá là chính và cũng phong phú hơn nhiều” Từ đó đã tạo nên 9 đặc trưng cơ bản sau của văn hóa ẩm thực Việt Nam:
Đầu tiên, đó chính là tính hòa đồng đa dạng: Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Từ sự kết hợp của các đặc điểm lịch
sử, địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định nên đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam Nét đa dạng được thể hiện từ tên gọi, nguyên liệu, cách chế biến, màu sắc,… cho đến cách trưng bày và thưởng thức Điều đó cũng thể hiện được tính cách con người Việt luôn hòa đồng và dễ thích nghi nhưng luôn tạo ra được nét riêng thu hút của mình Cùng sự kết hợp ẩm thực từ Bắc chí Nam đã tạo nên
sự đa dạng của các món ăn
Thứ hai, tính ít mỡ: Chủ yếu các món ăn của người Việt được chế biến từ rau, củ, quả nên rất ít mỡ Món ăn Việt không sử dụng nhiều dầu mỡ như các món ăn Trung Hoa hay nhiều thịt như các món ăn phương Tây Có lẽ nó thể hiện được con người Việt Nam qua quá trình chiến tranh kéo dài luôn giản dị và tiết kiệm từ những nguyên liệu thiên nhiên
Trang 8Hình ảnh: Tính ít mỡ Nguồn ảnh: https://emdep.vn/suc-khoe-gia-dinh/5-cach-dung-dua-sai-lam-doc-khung-khiep-bao-sao-benh-tat-cu-tim-den-hanh-ha-co-the-20200509141402977.htm
Thứ ba, tính đậm đà hương vị: Một đặc trưng không thể thiếu trong bữa
ăn người Việt chính là bát nước chấm Điều đó đã làm đậm đà cho các món ăn, mỗi món ăn đều có nước chấm phù hợp với từng món ăn Có thể nói bát nước chấm được cho là nơi “cộng cảm” của người dân Việt Nam, tính cố kết, cộng đồng của dân ta
Thứ tư, tính tổng hòa nhiều chất nhiều vị: Các món ăn của người Việt thường được đặc biệt chú ý đến nêm nếm các gia vị khác nhau: tiêu, ớt, hạt nêm, muối… và các loại thực phẩm: tôm, cua, sò, thịt, cá, Tạo ra những món
ăn có nhiều hương vị và mức độ dinh dưỡng trong các thành phần khác nhau
Thứ năm, tính ngon và lành: Ẩm thực Việt Nam là nền ẩm thực có sự kết hợp giữa các món ăn và vị để đánh thức các giác quan của thực khách Đặc biệt chú ý đến sự kết hợp hài hòa trong món ăn tạo ra vị ngon và lành mạnh của ẩm thực Với triết lý trong ẩm thực “âm dương phối triển” và “ngũ hành tương thông” tạo nên nền ẩm thực mang bản sắc Việt Các món ăn có tính hàn buộc phải có gia vị tính nhiệt kèm theo Hay những nguyên liệu có tính nóng phải đi kèm với những nguyên liệu có tính lạnh Ví dụ như thịt vịt có tính lạnh thì được chế biến cùng nước mắm gừng mang tính nóng Điều này thể hiện trong câu ca dao nổi tiếng về ăn uống như:
“Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi
Trang 9Mẹ ơi đi chợ mua tôi củ riềng Con trâu nằm ngửa nằm nghiêng Xin chớ mua riềng, mua tỏi cho tôi”
Triết lý “Ngũ hành tương sinh” kết hợp Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cũng thể hiện rõ nét trong ẩm thực Việt Tính hàn đặc trưng là lạnh, âm nhiều, thuộc hành Thủy Tính nhiệt đặc trưng là nóng, có tính dương thuộc hành Hỏa, tính ôn đặc trưng là ấm có tính dương ít thuộc hành Mộc, tính lương đặc trưng là mát,
âm ít thuộc hành Kim, tính bình trung tính, thuộc hành Thổ Văn hóa ẩm thực Việt Nam là sự hòa quyện của ngũ hành vì vậy khi ăn phải cảm nhận bằng cả năm giác quan Điều đó góp phần tạo nên một nền văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc
Thứ sáu, tính dùng đũa: Dùng đũa gắp thức ăn được cho là một nghệ thuật Nếu người phương Tây sử dụng nhiều công cụ khác nhau như dĩa, thìa, dao,… thì người Việt Nam chỉ cần dùng đũa là bao trọn cả những chức năng của những công cụ khác Không chỉ phục vụ cho bữa ăn đôi đũa còn thể hiện sự quan tâm tinh tế của thành viên trong gia đình bằng việc gắp thức ăn bằng cách đảo đũa để gắp bằng đầu còn lại Đũa tuy nhỏ bé nhưng nó mang triết lý sâu sắc trong gia đình và ẩm thực Việt
Hình ảnh: Tính dùng đũa.
Nguồn ảnh: https://emdep.vn/suc-khoe-gia-dinh/5-cach-dung-dua-sai-lam-doc-khung-khiep-bao-sao-benh-tat-cu-tim-den-hanh-ha-co-the-20200509141402977.htm
Trang 10Thứ bảy, tính cộng đồng: đặc trưng này thể hiện tập trung qua nồi cơm và bát nước chấm Các món ăn khác thì có thể có người ăn, người không nhưng bát nước chấm và cơm thì ai cũng chấm và cũng xơi Vì ai cũng dùng nên nó trở thành thước đo cho sự ý tứ, giáo dục gia đình, gia phong của gia đình Việt Khi xới cơm phải lấy “lưng bát” không được xới quá đầy Khi chấm phải gọn sạch,
và tránh đưa cả đầu đũa vào bát nước chấm, tuyệt đối không khắp thức ăn, chấm xong đưa hẳn vào miệng Khi ăn cần nhẹ nhàng, bao giờ người Việt cũng để lại một ít để chứng tỏ sự tôn trọng gia chủ cũng như không chết đói, không tham ăn
vì vậy mới có câu tục ngữ “ ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ” Có thể nói cơm và nước chấm là hai thứ trở thành biểu tượng tính cộng đồng trong bữa ăn, cũng như sân đình và bến nước trở thành biểu tượng cho tính cộng đồng làng xã vậy
Thứ tám, tính hiếu khách: Trong mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời khách thể hiện “lời chào cao hơn mâm cỗ” Lời mời thể hiện tình cảm hàng xóm, láng giềng với nhau, cũng như đặc tính giao thiệp, thân tình, trân trọng người khác của người dân Việt Ở một số làng quê thì còn có văn hóa gói
về làm quà sau lễ đậm chất văn hóa tình làng, nghĩa xóm của dân tộc ta
Thứ chín, tính dọn thành mâm: Người Việt thường có thói quen đưa thức
ăn lên cùng một lúc và dọn thành mâm bởi vì người Việt quan niệm bữa ăn là nơi tất cả thành viên sum họp sau một ngày làm việc mệt nhọc Ở mâm cơm gia đình họ sẽ chia sẻ những câu chuyện thi vị trong cuộc sống thường ngày Từ đó mới sinh ra những quy tắc ứng xử trong mâm cơm như “ ăn trông nồi, ngồi trông hướng” “ăn nhẹ, nói khẽ” như một vẻ đẹp truyền thống của người Việt
Hình ảnh: Tính dọn thành mâm.