Bài tiểu luận cuối kỳ học phần làng xã việt nam tìm hiểu về vấn đề giữ gìn, đảm bảo an ninh làng yên duyên thông qua tư liệu hương ước

11 0 0
Bài tiểu luận cuối kỳ học phần làng xã việt nam tìm hiểu về vấn đề giữ gìn, đảm bảo an ninh làng yên duyên thông qua tư liệu hương ước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dựa trêncác thông tin ghi chép trong hương ước của làng Yên Duyên7, ta có thể tìm thấyđược các quy tắc và điều luật để ngầm hiểu về điều mà các bản hương ước đưara thường không đề cập tr

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN LÀNG XÃ VIỆT NAM ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU VỀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, ĐẢM BẢO AN NINH LÀNG YÊN DUYÊN THÔNG QUA TƯ LIỆU HƯƠNG ƯỚC Họ và tên: Nguyễn Trịnh Nguyên Bách Mã số sinh viên: 20030800 Mã học phần: HIS3138 Giảng viên: ThS Nguyễn Ngọc Phúc 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỤC LỤC I KHÁI QUÁT CHUNG 3 I.1 Hương ước 3 I.2 Sơ lược về làng Yên Duyên: 4 II VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, ĐẢM BẢO AN NINH LÀNG YÊN DUYÊN TRONG HƯƠNG ƯỚC 5 II.1 Mục đích 5 II.2 Quy định về nhiệm vụ 6 II.3 Quy định về đối tượng và các khoản đóng góp, chi tiêu .7 II.4 Quy định thưởng – phạt 8 III MỘT VÀI NHẬN XÉT .9 TÀI LIỆU THAM KHẢO .11 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 I KHÁI QUÁT CHUNG I.1 Hương ước Trong xã hội phong kiến phương Đông, đặc trưng pháp luật của trung ương có hiệu lực bắt buộc trên toàn đất nước, có giá trị điều chỉnh mọi hành vi và quan hệ các quan hệ trong xã hội đó Tại Việt Nam còn có một loại văn bản dưới luật, nó được gọi là Hương ước, loại văn bản được coi như là các loại quy tắc diều chỉnh quan hệ xã hội của mỗi địa phương theo xã hội phong kiến Việt Nam.1 Nhưng thực tế, cho đến hiện nay, thuật ngữ “hương ước” có từ bao giờ vẫn là một ẩn số, song đại đa số các quan điểm đều cho rằng thời điểm xuất hiện của hương ước là vào khoảng thế kỷ XV Vào 1988 đã xuất hiện khái niệm cho rằng: “Hương ước, lệ làng của Việt Nam là những quy tắc sử sự bắt buộc phải tuân thủ của cộng đồng cư dân nông dân Việt Nam ra đời từ xa xưa Hương ước là văn bản thành văn của cộng đồng cư dân trong tổ chức làng xã Hương ước bao gồm tập hợp những quy tắc, quy định chung, bắt buộc cư dân trong làng phải tuân theo Hương ước được xây dựng trên cơ sở văn hoá và tập quán của cư dân trong làng Nó được cộng đồng tán thành và các chức sắc trong làng soạn thảo2.” Đến 2017, trong phần II Các nguồn sử liệu chữ viết lịch sử Việt Nam tại cuốn Đại cương sử liệu học và các nguồn sử liệu chữ viết lịch sử Việt Nam của Phạm Xuân Hằng đã đưa ra quan điểm về hương ước dạng sử liệu như sau: “Hương ước là văn bản qui định về tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý làng xã, về quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong làng xã, về mối quan hệ giữa các thành viên và cộng đồng, về những tập quán, lễ hội…”3 Nhìn nhận chung, hương ước là một loại tài liệu có thể đem lại nhiều giá trị nghiên cứu cũng như tạo ra một khối lượng đề tài trên nhiều lĩnh vực từ lịch sử tới pháp luật và xa hơn là nhiều đề tài khác Và theo thống kê của TS Đinh 1 Theo Chương XVI: Kiểu, Hình thức và Nguồn pháp luật, Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, tr.339 2 Lê Đức Tiết, Về hương ước lệ làng, Nxb chính trị Quốc gia,1998 3 Phạm Xuân Hằng (Chủ biên), Đại cương Sử liệu học và các nguồn sử liệu chữ viết lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Thị Thùy Hiên thì hương ước thường phản ánh 5 lĩnh vực: chính trị, sản xuất, xã hội, bảo an, văn hóa tín ngưỡng4 Từ đó việc dựa vào hương ước để có thể khai thác vào một khu vực, và từ đó làm điểm nhìn cho thấy toàn cảnh của một giai đoạn trong dòng chảy lịch sử Việt Nam I.2 Sơ lược về làng Yên Duyên: Yên Duyên5 là một làng cổ rộng lớn (với vị trí ngày năm ở phường Yên Sở), đã tồn tại từ hàng ngàn năm qua Nằm dọc sông Hồng, phía Nam của Kinh thành Thăng Long cũ Khoảng giữa thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đã đưa tù binh Chiêm Thành ra khai khẩn đất hoang, lập thành một điền điền sở tại đây trực thuộc nhà nước Đến đầu thế kỷ 19 thì Yên Duyên là một xã của tổng Thanh Trì, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng6 Vào 1961 thì làng sáp nhập với làng Sở Thượng thành xã Yên Sở của huyện Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội Đến cuối năm 2003 thì xã Yên Sở trở thành một phường của quận Hoàng Mai cho đến hiện nay Do nằm ven sông nên phần lớn đất đai của làng là bãi bồi Cũng vì vậy nên trong lịch sử thì Yên Duyên cũng là một làng chuyên canh nông nghiệp nhưng mùa màng thường thất bát do nửa năm trong đồng thì dễ bị úng còn ngoài bãi bồi thì bị lụt Nên vì thế dân làng còn có thêm nghề đánh cá và vớt củi trên sông Hồng Về giai đoạn sau hòa bình, Yên Duyên là một trong những hợp tác xã điển hình của thủ đô, đặc biệt là về nuôi cá, từng có ghi chép về việc Bác đã tặng cá từ ao cá của Phủ Chủ tịch để gây giống tại đây Từ 20 đến 22 tháng Hai âm lịch, để kỷ niệm ngày sinh của thành hoàng Trần Khát Chân, người dân trong 4 Đinh Thị Thùy Hiên, Hương ước Thăng Long - Hà Nội trước năm 1945, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 5 Tên nôm là làng Mui, còn chữ “Yên Duyên” nghĩa là “An Duyên”, khởi nguồn từ việc Vua Lý Nhân Tông (1066 - 1128), trong một chuyến đi kinh lý đến đất này, thấy một cô gái xinh đẹp cứ ẩn hiện trên con thuyền giữa dòng sông Hồng Vua ở xa, cô gái cất tiếng hát, giọng ấm mà vang truyền Vua đến gần, lại không thấy cô gái đâu Vua cho rằng, đó là công chúa Thủy cung hiện lên, có nhân duyên với mình nhưng không gặp, bèn sức cho dân làng lập nghè thờ, gọi là Nghè Bà Chúa và ban mỹ tự cho bà là “Thần tiên mỹ nữ tự đại vương” Nhân đó, đổi tên làng là An Duyên (mối tình duyên yên bình) – Theo PGS.TS Bùi Xuân Đính 6 1831 làng thuộc tỉnh Hà Nội, từ năm 1902 thì thuộc tỉnh Cầu Đơ (về sau là tỉnh Hà Đông) 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 làng vẫn tổ chức hội đình làng Mui đều đặn cùng các nghi thức như rước kiệu từ Nghè Bà Chúa, cúng tế dâng hương tại đình Yên Duyên và các trò chơi, cuộc thi dân gian Ngoài ra, 13 đến 15 tháng Tám âm lịch hàng năm, người dân còn tổ chức hội bơi chải để tưởng nhớ dịp Bà Chúa hiện lên trên sông Hồng Nhìn chung, làng Yên Duyên nằm ở vị trí thuận lợi và phát triển kinh tế đa dạng Đời sống dân cư và tín ngưỡng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển dân cư tại đây Kinh tế của làng chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xong còn gặp khó khăn do điều kiện thiên nhiên bất lợi II VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, ĐẢM BẢO AN NINH LÀNG YÊN DUYÊN TRONG HƯƠNG ƯỚC II.1 Mục đích Trong lịch sử địa chính Việt Nam, mỗi làng là một khu vực, địa điểm khác nhau, sở hữu những đặc tính, đặc trưng khác biệt, vì thế mỗi làng cũng có một bản hương ước riêng biệt Chính cái riêng biệt về vị trí, tập quán hay kinh tế, …đã tạo ra nhu cầu xây dựng các quy tắc, quy định bổ sung cho việc khuyết thiếu của các điều luật, quy định ban hành từ chính quyền trung ương Dựa trên các thông tin ghi chép trong hương ước của làng Yên Duyên7, ta có thể tìm thấy được các quy tắc và điều luật để ngầm hiểu về (điều mà các bản hương ước đưa ra thường không đề cập trực tiếp đến) mục tiêu bảo đảm an ninh và sự tồn tại của làng xã quá các khía cạnh sau:  Thứ nhất, quy định việc tham gia bảo vệ làng: Các quy định bảo vệ làng nhằm đảm bảo sự đoàn kết và thể hiện tính an ninh của một cộng đồng Điều này có thể bao gồm quy định về trách nhiệm của người dân đối với việc bảo vệ an ninh và sự ổn định trong làng  Thứ hai, quy định về các vấn đề liên quan cho việc bảo vệ làng: 7 Các thông tin về vấn đề của bài tiểu luận này sẽ tập trung khai thác tại bản Hương ước làng Yên Duyên trong Hương ước Hà Nội của Trương Sỹ Hùng (Chủ biên), tr581 – 591 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Những quy định này có thể liên quan đến quản lý tài sản, sử dụng tài nguyên và xử lý các vấn đề liên quan đến việc tổ chức trị an trong làng Chúng giúp định rõ các quy tắc và trách nhiệm của người tham gia để duy trì sự cân bằng và phát triển của tổ chức trị an của làng  Thứ ba, quy định về thưởng phạt: Hương ước có thể chứa đựng các quy tắc để xử lý những vi phạm và vi phạm luật trong cộng đồng Những quy định này giúp duy trì trật tự và kỷ luật trong làng và đảm bảo tuân thủ các quy tắc và quy định đã được thiết lập II.2 Quy định về nhiệm vụ Trong Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Vũ Duy Mền đã đề cập đến việc tổ chức các phiên tuần để đảm bảo trách vụ canh phòng, giữ gì trật tự: “nội tuần đảm trách việc tuần phòng, giữ gìn tài sản trong làng tuần phòng ngoài cánh đồng, lo bảo vệ đường đê, mương nước ngăn chặn việc tháo nước bắt cá, đơm đó bừa bãi đảm bảo đủ nước tưới theo thời vụ”.8 Tại hương ước làng Yên Duyên, điều 14 (tr583) đã ghi rằng:“những người đi tuần chia làm ba ban, mỗi ban canh 1 năm” Về vấn đề tuần phiên (là canh trong làng) được làng Yên Duyên ghi chép rất chi tiết từ điều 12 tới điều 22 trong hương ước Một số điều nổi bật của tuần phiên như điều 14 đã nhắc đến việc chia ban canh và trong 1 năm sẽ có 3 ban canh và đứng đầu mỗi ban canh sẽ là đốc canh, ban canh ở đây có vai trò là đội tham bắt cướp cùng ban đương thứ Điều 17 việc gõ mõ ban canh và điều 18 nhắc về đi canh phải đi vòng quanh để canh gác làng Còn về tuần phong (canh ngoài đồng) trong hương ước của làng cũng quy định tới 10 điều (từ điều 23 tới 32) Có thể thấy nổi bật về việc thủy lợi trong nền kinh nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc quy định trong hương ước, như điều 28 nhắc đến người canh đồng có nhiệm vụ giữ và tháo nước ra đồng, điều 27 nhắc đến việc trông coi đường khuyến nông của làng, điều 29 nhắc đến việc 8 Vũ Duy Mền, Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Nxb chính trị Quốc gia, 2010 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 người canh đồng cố ý làm cạn nước đồng cũng sẽ bị coi là tội phạm Ngoài ra những người tham gia tuần phong sẽ phải làm theo cả quyển phép của hương lý (điều 26) Như vậy, canh trong và canh ngoài trong ngôi làng đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, tài sản và thành quả lao động của người dân Tuy nhiên, nhiệm vụ này không chỉ thuộc về đội ngũ tuần phiên mà còn là trách nhiệm chung của cả làng và người dân làng đó Trong một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, việc duy trì trật tự và an ninh thôn xóm là hết sức cần thiết để bảo vệ nguồn lương thực và nguồn kinh tế của làng Đây là một nhiệm vụ tất yếu, đảm bảo không chỉ đáp ứng nhu cầu của làng xã mà còn phục vụ lợi ích của quốc gia II.3 Quy định về đối tượng và các khoản đóng góp, chi tiêu Hương ước làng quy định khác nhau về các đối tượng sẽ tham gia tuần phiên, tuần phong: độ tuổi, tư cách, tình trạng sức khỏe, … Như điều 12 (tr582) đã quy định về đối tượng tuần phiên cụ thể như là độ tuổi sẽ là từ 20 – 50 tuổi, và các trường hợp được miễn canh như người đang đi học, người có chức sắc, khoa mục, người đang làm việc các cở; các trường hợp “bất khả kháng” thì phải nhờ/thuê người canh thay hoặc nộp cho làng Điều 13 cũng có thể là một dạng quy định về miễn trừ cho những người đi lính xong việc tái ghi chép lại hương ước không được đầy đủ nên chỉ có thể dựa trên các thông tin ghi tại điều này mà đưa ra giả thuyết rằng: có một khoản chi tiêu gọi là quỹ dành cho những người đi tuần và những người tuần phiên sẽ tham gia đóng tiền vào quỹ đó, những ai đi lính đã chi nhiều tiền mua một vật có giá trị liên quan đến quỹ này thì sẽ được miễn giảm như những người quan trọng trong làng, còn những ai mua ít thì đóng bình thường Điều 15 đề cập đến việc tự chuẩn bị khí giới và nếu ai không có khí giới thì sẽ được làng cho mượn đến hạn thì trả, còn điều 16 thì nói về điếm canh sẽ được làng trích tiền trả Không chỉ vậy, chức vụ lý phó trưởng cũng được ghi rõ vai trò là kiểm soát những người đi lại vào làng (điều 21) 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Còn tư cách tham gia tuần phong đã ghi tại điều 25 rằng: “là người khỏe mạnh, thực thà và có gia sản, người nào mang tiếng bất hảo thời không được làm” Số lượng được cử ra là 31 người bao gồm 1 trường tuần và 30 tuấn tráng (điều 23) – trong đó tuấn tráng được quy định là những người khỏe mạnh (điều 24) Tóm lại, theo các quy định về đối tượng tham gia tuần phiên, tuần phong có thể thấy rằng các điều trong hương ước thường khởi nguồn từ những tập quán pháp sau một giai đoạn “văn bản hóa tục lệ” Làng Yên Duyên đã có tính nhân văn trong việc chọn người tuần phiên khi quy định riêng về miễn cho người bị ốm, già, khoa cử, Hương ước có nhắc đến thu chi các khoản cho tuần phiên xong chưa rạch ròi cụ thể Còn việc tham gia tuần phong, làng cũng đưa ra tiêu chí cho các cá nhân cần phải đảm bảo được các yếu tố để chọn lọc Việc đó đã giúp đảm bảo an ninh của làng được thực hiện chặt chẽ, tạo nên niềm tin cho người dân trong làng II.4 Quy định thưởng – phạt Dựa theo hương ước, có thể thấy, ngoài các nhiệm vụ và các công việc phải thực hiện thì cũng có những quy định về phạt và thưởng, bổng lộc Quy định về thưởng được ghi chép xong không ghi rõ thưởng gì ở đa số các khoản, duy chỉ có điều 31 (tr584) ghi chép rằng: “Làng cho tuần lấy lúa sương không kể nội canh hay phụ canh đều đồng niên mỗi sào là hai lươm tức là 4 gối, còn ở ngoài châu thổ thời mỗi phần (…) là (…) tiền ấy lấy về cấp cho tuần tháng Chạp do tuần đi thu” Tức là ở đây đã ghi rõ ràng việc phân chia thưởng sẽ là “lấy lúa sương” và “tiền” Ngoài ra còn có một số khoản thưởng nhằm khuyến khích người tham gia làm theo bằng việc trao thưởng dựa trên các việc như: “Điều thứ 19: Ai bắt được một đứa trộm thì làng thưởng (…) bắt được một đứa cướp làng thưởng (…)”; “Điều thứ 32: Hương mục làm việc 3 năm liền được (…) thời làng cho ngôi kỳ mục cũng như là phó lý” Các khoản phạt cũng được thông qua nhiều hình thức khác nhau Trong nhiệm vụ canh tuần có nhắc đến việc sẽ bị trình ra quan xét ở điều 17: “nếu bỏ không canh thời hai lần đầu (…) lần hương hồi (…), lần ba sẽ trình quan xét nghị”; 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 nhắc đến việc phạt ăn cắp ăn trộm không được dự hương ẩm và rút ngôi được ghi trong điều 229 Còn phong tuần cũng có quy định về phạt như là: Tội làm cạn ruộng sẽ bị hương hội xử phạt và Tội dung túng của người gác sẽ bị phạt tiền tại điều 2910, việc bãi chức của thời và mất ngôi hương mục khi không làm hết bổn phận Hoặc là về việc chịu trách nhiệm về tổn thất thì ở khoản 20 có ghi cho tuần phiên rằng: “tuần không bắt được đứa phạm, thời phải chiếu giá đã mất mà đền cho sư chủ”, tương tự về khoản đền bù khi tắc trách việc trông coi đồng áng của tuần phong cũng được ghi rõ trong điều 30: “Lúa má hoa mầu ngoài đồng tuần phải canh giữ cho cẩn thận mất đâu tuần phải chịu nguyên giá mà đền” Nhìn nhận chung, các khoản thưởng phạt đều được ghi chép rõ ràng trong hương ước Mặc dù các khoản thưởng chưa xác định cụ thể là bao nhiêu tiền hay số lượng chính xác của vật thưởng là bao nhiêu nhưng việc đãi ngộ thăng chức là hoàn toàn có và được sử dụng như một yếu tố khuyến khích những cá nhân tham gia phiên canh có tinh thần và trách nhiệm Các khoản phạt cũng rất chi tiết và có tính răn đe cao, có thể thấy tính tương đồng giữa hai điều 20 và 30 liên quan đến việc phạt đền của người gác cho người thiệt hại, nhấn mạnh trách nhiệm và vai trò của tuần phiên và tuần phong trong làng Yên Duyên, từ đó đảm bảo lợi ích của người dân trong khu vực III MỘT VÀI NHẬN XÉT Hương ước là một nguồn sử liệu có giá trị lớn và vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu về các mặt của xã hội Việt Nam truyền thống, kể cả ở nông thôn lẫn thành thị Khách quan mà nhận định thì hương ước chính là một trong những loại nguồn của pháp luật quý giá của Việt Nam khi nó tựu lại không 9 Điều thứ 22: Người nào ăn trộm ngô đâu các thức vật hoa màu ở làng cùng đồng bãi, tuần hay là người nào bắt được tang vật nhiều ít mặc lòng đem về tường trình hội đồng lập biên bản trình quan xét xử và hội đồng có thể cấm không được dự hương ẩm từ 1 tháng cho đến 1 năm và rút ngôi xuống 3 bàn 10 Điều thứ 29: Những người tháo nước đơm cá làm bị cạn thời tuần phải bắt giải ngay tới hương hội xét phạt từ (…) đến (…) nếu tuần dung túng để nước ruộng cạn thời hội đồng bắt phạt tiền như người tội phạm 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 chỉ là văn hóa, đời sống hay chính trị của một cộng đồng làng xã mà nó còn thể hiện tính bắt buộc, sự điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong làng và sự xuất hiện của các nguyên tắc công bằng, hợp lý trong việc phân chia công việc, thưởng phạt Vì thế giá trị của hương ước vẫn còn rất nhiều để khai thác, nhất là việc hỗ trợ phát triển quản lý hành chính, giữ gìn an ninh thông qua điều chỉnh hành vi cho cộng đồng Từ việc quy định thưởng đối với người có công, tùy theo công lao mà mức độ tặng thưởng có sự khác nhau Các hoạt động trong đời sống thường nhật của làng đều có liên quan đến trật tự trị an, nên cần có những quy đinh về việc thưởng để động viên, khích lệ nhân dân trong làng tôn trọng lệ làng, đề cao mỹ tục Làng Yên Duyên là một trong những làng có vị trí địa lý vô cùng quan trọng của thành Thăng Long khi có tính chất địa lý vô cùng đặc biệt Xong việc cạnh sông cũng khiến cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng bị khó khăn khi hoa màu dễ bị lụt úng Từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng các quy tắc chung trong làng phù hợp với điều đó Như việc quy định các khoản phạt liên quan đến hoa màu trong làng rất rõ ràng và triệt để Hay các hình thức phạt khác trong làng cũng đã hạn chế được các hành vi sai lệch chuẩn, giảm bớt tệ nạn và bảo vệ quyền lợi của dân làng Nhìn chung về vấn đề giữ gìn, đảm bảo an ninh làng xã trong hương ước làng Yên Duyên, có thể thấy nó chiếm một dư lượng lớn trong cả hương ước của làng (21/84 điều), là ¼ tất các điều khoản có trong hương ước Nó vừa thể hiện tính trị an, hạn chế tệ nạn xã hội, vừa thể hiện đặc tính riêng của một làng ven sông điển hình trong xã hội Việt Nam nông nghiệp Tính tự lực tự cường, tự giác chủ động cũng thể hiện rõ trong các điều khoản, nó vừa góp phần đẩy lùi được các tệ nạn do ngoại bang truyền vào làng xã, và xa hơn đó chính là bảo vệ lãnh thổ, bảo lưu các đặc tính văn hóa một nhóm cộng đồng người: xuất phát từ của một xóm rồi của một làng và hơn nữa là của một quốc gia 10 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp Luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018 2 Trương Sĩ Hùng (chủ biên), Hương ước Hà Nội, Nxb Từ điển bách khoa và Viện Văn hóa, 2009, tập 1 3 Lê Đức Tiết, Về hương ước lệ làng, Nxb chính trị Quốc gia,1998 4 Phạm Xuân Hằng (Chủ biên), Đại cương Sử liệu học và các nguồn sử liệu chữ viết lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 5 Đinh Thị Thùy Hiên, Hương ước Thăng Long - Hà Nội trước năm 1945, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 6 Bùi Xuân Đính (2007), Làng Yên Duyên, Hà Nội Mới, truy cập18/05/2023 (http://hanoimoi.com.vn/Tin- tuc/1000_nam_thang_long/116111/lang-yen-duyen) 7 Vũ Duy Mền, Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Nxb chính trị Quốc gia, 2010 11 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:06

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan