Tiểu luận cuối kỳ học phần du lịch văn hóa của tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch tại hà nội

17 6 0
Tiểu luận cuối kỳ học phần du lịch văn hóa của tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch tại hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong tiếng Việt, Văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức trình độ văn hóa, lối sống nếp sống; theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn văn hóa

Trang 1

Giảng viên: ThS Nguyễn Hoàng PhươngTên sinh viên: Nguyễn Thị Phương Đào Mã sinh viên : 21031379

Lớp: K66 Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Hà Nội, tháng 5 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

I.ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA TÀI NGUYÊN VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HÀ NỘI 4

1.1 Cở sở lý luận và khái quát chung về tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch tại Hà Nội 4

1.1.1 Khái niệm du lịch 4

1.1.2 Khái niệm văn hóa 4

1.1.3 Du lịch văn hóa 4

1.1.4 Tài nguyên du lịch văn hóa 5

1.2 Phân tích tài nguyên văn hóa tại Hà Nội 5

1.3 Vai trò, ý nghĩa của tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch tại Hà Nội.9II.CÔNG VIỆC THAM GIA TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NHÓM VÀ CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC GIAO 11

2.1 Công việc tham gia trong quá trình nghiên cứu 11

2.2 Cách thức giải quyết các vấn đề được giao 12

III.NHẬN THỨC VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CỦA NHÓM VÀ TỔNG THỂ ĐỀ BÀI ĐƯỢC GIAO, BÀI HỌC CHO NGÀNH HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI 12

3.1 Nhận thức về kết quả nghiên cứu nhóm và đề tài được giao 12

3.2 Bài học và định hướng nghề nghiệp 14

IV.KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

2

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vì đã đưa học phần “Du lịch văn hóa” vào chương trình học của sinh viên Sau một thời gian học tập lý thuyết, cùng với quá trình nghiên cứu tài liệu, em đã hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ học phần Du lịch văn hóa.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên môn học – thầyNguyễn Hoàng Phương Nhờ những bài giảng của thầy và những lần được làm việc

nhóm, em đã có cơ hội tìm hiểu về du lịch văn hóa và rất nhiều điều bổ ích khác, từ đó áp dụng vào bài tiểu luận cuối kỳ của mình Trong suốt các buổi học, em đã rất cố gắng trau dồi thêm kiến thức để hoàn thành bài tập nhóm giữa kỳ cũng như bài tiểu luận này Tuy nhiên, do năng lực và trải nghiệm thực tế của em còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong thầy giúp đỡ, góp ý để bài tập cuối kỳ của em thêm hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên của thầy, Nguyễn Thị Phương Đào

3

Trang 4

I ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA TÀI NGUYÊN VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HÀ NỘI.

A.1 Cở sở lý luận và khái quát chung về tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch tại Hà Nội.

A.1.1 Khái niệm du lịch

Theo khoản 1, điều 3, Luật Du lịch số 09/2017/QH14, “du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”

Và phát triển du lịch sẽ đồng thời đáp ứng các vấn đề về kinh tế - xã hội và môi trường, đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch.

A.1.2 Khái niệm văn hóa

Theo Trần Ngọc Thêm Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa Trong tiếng Việt, Văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức trình độ văn hóa, lối sống (nếp sống); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)…:”Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [43, Tr 10]

UNESCO cũng đưa ra định nghĩa vào năm 1994 “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng”

Nhìn chung, các định nghĩa vè văn hóa là vô cùng đa dạng, phong phú Mỗi định nghĩa đều đề cập đến những lĩnh vực, dạng thức khác nhau trong văn hóa và điêu đó cũng đã thể hiện được các khía cạnh khác nhau trong văn hóa

A.1.3 Du lịch văn hóa

Luật Du lịch cho rằng: " Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống" [50, Tr.9]

Ở nghĩa rộng hơn, du lịch văn hóa bao gồm các hình thức du lịch dựa trên giátrị văn hóa dân tộc và đặt ra yêu cầu về tôn trọng và giữ gìn, phát huy bản sắc vănhóa truyền thống đó Như vậy, du lịch bản làng, du lịch di tích lịch sử - văn hóa, du

lịch lễ hội đều có thể coi là du lịch văn hóa Có thể nói, du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh các giá trị văn hóa của tốt đẹp của con người, góp phần làm giàu lên tinh hóa văn hoa của dân tộc

4

Trang 5

1.1.4 Tài nguyên du lịch văn hóa

Theo quan niệm của Luật du lịch, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [50,Tr 7].

Theo PGS.TS.Nguyễn Phạm Hùng, “Tài nguyên du lịch văn hóa là toàn bộ tài nguyên văn hóa có khả năng kết hợp với các loại dịch vụ du lịch tương ứng để tạo thành sản phẩm du lịch.” [14, Tr 33].

Như vậy, có thể hiểu tài nguyên du lịch văn hóa gồm 2 loại cơ bản là tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch nhân văn chính là nhân tố giúp hình thành nên nhưng khu, điểm, tuyến, đô thị du lịch văn hóa để thu hút khác du lịch đến tham quan Tài nguyên du lịch tự nhiên là các yếu tố tự nhiên như rừng nguyên sinh, các loài động thực vật hoang dã, khí hậu, thủy văn, địa hình, hang động, phong cảnh; là quê hương của các cộng đồng tộc,… Nét đặc sắc này có khả năng tạo sức hút lớn, hấp dẫn du khách, đem lại hiệu quả ki khai thác phục vụ phát triển du lịch

A.2 Phân tích tài nguyên văn hóa tại Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội với tiềm năng nhân văn, thiên nhiên phong phú và bề dày lịch sử gần 1000 năm, từ nhiều năm nay đã là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam luôn có những bước phát triển và định hướng mới Trải qua nhiều biến động, thăng trầm Hà Nội luôn giữ được nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị đối với hoạt động du lịch.Với các di tích lịch sử, các bảo tàng, kiến trúc nghệ thuật đã tạo thành một bộ sưu tầm quý giá đối với tài nguyên dịch văn hóa Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng

Hà Nội là nơi dẫn đầu cả nước về số lượng di tích trên địa bàn với 5.922 di tích được kiểm kê, đáng chú ý là chất lượng di tích ở nơi đây khá cao, đa số là các di tích đều có giá trị nghệ thuật Một số lớn các di tích được nhà nước cấp bằng công nhận di tích quốc gia Cả nước có 1.662 di tích được xếp hạng, trong số đó Hà Nội có tới 322

5

Trang 6

di tích được cấp bằng, đứng đầu cả nước về số di tích được xếp hạng Giữa 3 trung tâm du lịch của cả nước thì Hà Nội có tỷ lệ cao hơn cả Trong đó các điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan như:

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác – là nơi an nghỉ của vị lãnh tụ vĩ đại của con dân nước Viê ƒt Lăng được khởi công chính thức vào ngày 2/9/1973 Nơi đây chính là vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình – nơi Bác Hồ đã từng đọc bản tuyên ngôn đô ƒc lâ ƒp năm 1945.

Văn miếu Quốc Tử Giám nằm ở số 58 Phố Văn Miếu, Văn Miếu – Quốc Tử Giám chính là trường đại học đầu tiên của Viê ƒt Nam Nơi đây đã từng diễn ra các cuô ƒc thi tuyển chọn người tài để tìm ra những bâ ƒc hiền tài góp phần dựng xây đất nước Ở Văn Miếu cũng có khu vực dạy học đây là trường đại học đầu tiên của Viê ƒt Nam

Hoàng Thành Thăng Long là minh

chứng hùng hồn của hơn 1000 năm phát triển của thủ đô văn hiến, nó gắn liền với nhiều triều đại phong kiến của Việt Nam như: Thời Lý, Trần, Lê,… Đặc biệt, công trình đã được Unesco công nhận là Di sản văn văn hóa thế giới năm 2010 và vẫn luôn là điểm đến không thể bỏ lỡ khi du lịch Hà Nội của nhiều du khách.

Nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hỏa Lò, thuô ƒc quâ ƒn Hoàn Kiếm, Hà Nô ƒi Được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với mục đích giam giữ tù nhân và những tô ƒi

Trang 7

tích lên đến 12.000 m², nơi đây chính là mô ƒt trong những nhà tù lớn và kiên cố nhất Đông Dương thời điểm bấy giờ

Công trình kiến trúc nghệ thuật

Với lịch sử nghìn năm văn hiến Hà Nội luôn mang trong mình một nét đẹp cổ xưa với các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu như:

Nhà hát lớn Hà Nội nằm trên Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, nhìn ra phố Tràng Tiền – khu vực sầm uất bậc nhất thủ đô, với diện tích xây dựng khoảng 2.600m2 Đặc biệt, bên phải nhà hát là khách sạn Hilton Hanoi Opera, cũng là một công trình của Pháp Những đường nét cổ điển của khách sạn đã giúp làm cho toàn bộ không gian của quảng trường thêm sang trọng, bề thế, và làm tôn lên vẻ đẹp của Nhà hát lớn

Chùa Một Cột tọa lạc ở Phố Chùa Một Cột, Đô ƒi Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội Đây là quần thể kiến trúc bao gồm ngôi chùa và tòa đài giữa hồ Chùa Mô ƒt Cô ƒt còn được biết đến bởi những cái tên như chùa Mâ ƒt, Liên Hoa Đài hay Diên Hựu Tự với lối kiến trúc đă ƒc biê ƒt thu hút bao du khách ghé thăm và thưởng ngoạn Được xây dựng vào năm 1049 để tái hiê ƒn giấc mơ kỳ lạ của vua Lý Thái Tông, ngôi chùa có hình dáng như mô ƒt bông sen cách điê ƒu vươn lên giữa hồ Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hi

ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn PGS TS Trần Lâm Biền đã từng bày tỏ “Nếu thiêng hoá rùa hồ Gươm, để gắn với những yếu

Trang 8

Các lễ hội dân gian cổ truyền của người Hà Nội mang đậm màu sắc lịch sử, bởi Hà Nội là trung tâm, là nơi tập trung các nhân vật lịch sử và những sự kiện lịch sử, những dấu ấn lịch sử của môi trường văn hoá đô thành Lễ hội dân gian xưa của Hà Nội chiếm vị trí rất lớn và có tác động tích cực, sâu sắc đến đờí sống tinh thần, đời sống văn hoá của người Hà Nội Các giá trị văn hóa dân gian tại Hà Nội:

Lễ hội Làng Gióng được diễn ra vào ba ngày đó là mồng 7 – 8 – 9 tháng 4 âm lịch hàng năm Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội)

tộc; tò he từ lâu đã được xem như những tác phẩm nghệ thuật và có sức hấp dẫn đặc biệt với mọi người Nghề làm tò he ở làng Xuân La là niềm đam mê của người dân nơi đây Dần dần trải qua năm tháng, người dân làng Xuân La đã đem nghề đi khắp nơi, từ Bắc vào Nam Sản phẩm tò he là đồ chơi thú vị, hấp dẫn trẻ em và cũng là món quà lưu niệm mộc mạc, đậm chất làng quê Việt Nam Chính nhờ nét độc đáo và tài tình trong cách tạo nên đồ chơi cho trẻ thơ mà sản phẩm tò he làng Xuân La đã được giới thiệu, quảng bá tại nhiều nước trên thế giới và đã tạo ấn tượng với bạn bè quốc tế.

Hình 8 Hội Gióng

Nguồn: Tạp chí điện tử Thế giới di sản

Hình 9 Tò he làng Xuân La

Trang 9

Ẩm thực

Ẩm thực có lẽ cũng là một trong những nét đặc sắc văn hóa tại Hà Nội Ở đây họ coi cách ăn uống như một sự thưởng thức văn hóa mà có lẽ ít nơi nào có được Hà Nội nổi tiếng với nhiều món ăn vô cùng phong phú, tưởng chừng dân giã nhưng lại được chế biến vô cùng đặc sắc và cầu kỳ như bánh cuốn, bánh tôm, bún thịt nướng,… và đặc sắc hơn cả phải kể đến đó chính là món phở và cốm Vòng Theo thống kê của tổ chức Du lịch Thế giới, “mỗi du khách thường chi trung bình 1/3 tổng chi phí của chuyến đi cho các hoạt động liên quan ẩm thực” Điều này chứng tỏ, đối với du khách, ẩm thực không đơn thuần là việc ăn, uống mà còn là sự khám phá, trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một vùng, miền, quốc gia

độc đáo và huyền diệu không nơi nào có được, như một kho tài nguyên du lịch quý hiếm Cùng với đó là những di sản kiến trúc, lối sống, lễ hội, văn hóa ẩm thực… độc đáo, hấp dẫn du khách bốn phương Từ các tiềm năng này, Hà Nội đã và đang từng bước xây dựng thành các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng thu hút du khách trong và ngoài nước.

A.3 Vai trò, ý nghĩa của tài nguyên văn hóa trong phát triển du lịch tại Hà Nội.

Tài nguyên văn hóa như các di tích lịch sử, di sản văn hóa là nguồn tài ản vô cùng quý giá của thủ đô và con người Hà Nội Đây cũng chính là tiềm năng, thế mạnh để nơi đây có thể phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển về du lịch Có thể nói du lịch văn hóa là một trong những thế mạnh cạnh tranh hàng đầu của Hà Nội, mà tài nguyên văn hóa lại là chất xúc tác cho việc phát triển du lịch văn hóa

PGS, TS Đỗ Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Nghiên cứu văn hóa, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết: “Tài nguyên văn hóa là toàn bộ những sáng tạo của con người từ quá khứ đến hiện tại và hướng tới tương lai nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội.” Nó Không chỉ mang những giá trị vô giá về tinh thần, biểu tượng, giá trị lịch sử, giáo dục, nhân văn, tài nguyên văn

Hình 10 Ẩm thực Hà Nội

Nguồn: Bếp Vàng

Trang 10

hóa còn đem lại những giá trị gia tăng to lớn cho mảnh đất Hà Nội nếu được nhận diện, quản lý, sử dụng một cách phù hợp

Thực tiễn cho thấy, tài nguyên du lịch văn hóa phát triển thì các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy Ở Hà Nội, có thể kể đến các đơn vị nghệ thuật truyền thống, như Nhà hát múa rối Thăng Long đã hoạt động kinh doanh rất tốt, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách hàng năm, là điểm đến không thể thiếu của du khách nước ngoài nào khi tham quan Thủ đô Hà Nội Nhà hát giới thiệu tới du khách chương trình múa rối nước đặc sắc, độc đáo, du khách thêm hiểu về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam Bên cạnh đó, không thể không kể đến khu phố cổ, về quá trình hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long - Hà Nội là một trong những điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn của Hà Nội Khu phố cổ không chỉ là một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hóa đa dạng, giàu bản sắc văn hóa đô thị Hà Nội, với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa, như đình, chùa, miếu, đền, các di tích lịch sử, cách mạng Yếu tố tạo nên nét đẹp của phố cổ Hà Nội chính là các giá trị văn hóa, giá trị đạo đức thể hiện qua các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, nếp sống, nếp sinh hoạt cộng đồng, cách ứng xử của người Hà Nội thanh lịch, văn minh Trên cơ sở nhận thấy rõ những lợi thế về tài nguyên du lịch văn hóa, thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển, góp phần đáng kể trong việc khẳng định vị thế trung tâm du lịch lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước.

Ngoài ra, Trong số các di sản văn hoá, một phần lớn các di tích, di sản văn hóa phi vật thể nằm ở ngoại thành Hà Nội Đây là nguồn lực rất lớn để Hà Nội khai thác phát triển văn hóa, quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu Trong những năm qua, nhiều địa phương khai thác tốt di sản để phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương Đó là, huyện Mỹ Đức với lễ hội chùa Hương; huyện Quốc Oai với lễ hội chùa Thầy; thị xã Sơn Tây với lễ hội đền Và và làng cổ Đường Lâm; huyện Ba Vì với cụm di tích đền Hạ - đền Trung - đền Thượng, di tích đền thờ Bác Hồ, di tích K9, các khu du lịch sinh thái Hơn thế nữa, cổng thông tin Sở y tế Thái Nguyên cho biết “Hà Nội với đa dạng tài nguyên văn hóa đã đưa nhiều khách tới các điểm di tích nổi tiếng như Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (hơn 1,5 triệu lượt khách năm 2019), đền Ngọc Sơn (gần 1,2 triệu), Văn Miếu -Quốc Tử Giám (gần 400 nghìn), di tích nhà tù Hỏa Lò (hơn 450 nghìn), ngoài ra còn có Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam… Thủ đô phát triển đạt tỷ lệ đóng góp tổng hợp ngành du lịch vào GRDP thành phố phấn đấu đạt trên 10%.” Do đó, ngành du lịch Hà Nội xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa Hà Nội dựa trên những giá trị văn hóa đặc sắc, trọng tâm là các giá trị di sản và giá trị văn hóa ẩm thực

Qua đó, có thể thấy được vai trò, giá trị của tài nguyên du lịch văn hóa trong việc phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng Từ đó, nhấn mạnh tầm quan trọng của tài nguyên du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng

10

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan