1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ học phần phong tục tập quán và lễ hội truyền thống lễ hội xên mường (lễ hội hoa ban) của người thái, tây bắc

20 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong tục tập quán và lễ hội truyền thống: Lễ hội Xên Mường (Lễ hội Hoa Ban) của người Thái, Tây Bắc
Tác giả Nguyễn Trúc Quỳnh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Hoàng Phương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Du lịch học
Chuyên ngành Du lịch học
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 551,26 KB

Nội dung

Trong quá trình chinh phục thiên nhiên để xây dựng đời sống, mưu sinh, đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã sinh thành những quan niệm nhân sinh để rồi từ các quan niệm ấy đã phát triển nên c

Trang 1

C

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA DU LỊCH HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI

TRUYỀN THỐNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Hoàng Phương

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trúc Quỳnh

Mã sinh viên: 20030150

Lớp: QH-2020-X QTKS

Hà Nội, 2023

Trang 2

 MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Lý do lựa chọn đề tài 4

1.2 Mục đích nghiên cứu 5

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.4 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài 5

1.5 Ý nghĩa của đề tài 6

CHƯƠNG II KHÁI QUÁT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC 6

2.1 Định vị vùng văn hoá Tây Bắc 6

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 6

2.1.2 Đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc 8

2.2 Đặc trưng của văn hoá Thái, Tây Bắc 9

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Thái 9

2.2.2 Một số đặc trưng của văn hoá Thái 10

CHƯƠNG III HOA BAN - BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC 12

3.1 Đặc điểm và vai trò của cây hoa ban 12

3.2 Lễ hội hoa ban của người Thái, Điện Biên, Tây Bắc 12

3.3 Cây hoa ban trong văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc 15

3.3.1 Nét độc đáo của cây hoa ban trong các món ăn đặc trưng 15

3.4 Hoa ban trong truyện cổ tích dân gian của người Thái 15

CHƯƠNG IV VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA PHONG TỤC, TẬP QUÁN, LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 16

4.1 Ý nghĩa của lễ hội hoa ban 16

4.2 Vai trò của lễ hội hoa ban đối với việc phát triển du lịch 17

4.3 Giá trị tinh thần 17

4.4 Giá trị vật chất 18

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

MỞ ĐẦU

Mưu sinh từ lâu đời trên các sườn núi cao, bên những con suối mát, đồng bào vùng cao Tây Bắc đã hình thành cho mình một vốn văn hoá bản địa vô cùng đặc sắc Mỗi một dân tộc đều có một nét riêng trong dòng chung văn hoá dân gian Tây Bắc Trong quá trình chinh phục thiên nhiên để xây dựng đời sống, mưu sinh, đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã sinh thành những quan niệm nhân sinh để rồi từ các quan niệm ấy đã phát triển nên các phong tục, tập quán độc đáo trong đời sống văn hoá, kinh tế và xã hội của mình Truyền đời này sang đời kia, người cao tuổi lưu giữ và truyền tiếp cho hết đời sau đến đời sau khác Cứ thế, kho trầm tích văn hoá dân gian trong mỗi gia đình, từng thôn bản luôn ăm ắp những giá trị văn hoá, với đa dạng các loại hình và được bồi đắp theo ngày tháng năm

Khi nhắc về văn hoá dân gian vùng Tây Bắc, chúng ta cần nhìn nhận nó từ nhiều phương diện, khía cạnh và giá trị: nguồn gốc địa phương; trong đời sống hàng ngày; các phong tục, tập quán Các phương diện, khía cạnh và giá trị này đã hình thành và dần khẳng định văn hoá dân gian của các dân tộc vùng Tây Bắc rất đa dạng và phong phú trong các thể loại, hình thức diễn xướng và phương thức biểu đạt

Nét độc đáo của văn hoá dân gian vùng Tây Bắc được biểu hiện ở môi trường diễn xướng Không nằm yên trên các trang giấy viết tay, nét văn hoá dân gian Tây Bắc là nét văn hoá "động" với sự diễn xướng được diễn ra thường ngày hay vào dịp các lễ hội Phải nói đến hình thức diễn xướng khèn Mông, lễ cúng bản và nghi lễ cấp sắc với

sự tham dự của người dân Trở thành tập quán được hiện diện sống động trong văn hoá chợ như lễ hội mừng lúa mới, hội làng, lễ xuống đồng, ngày hội làng nghề Điều

ấy đã khiến đời sống văn hoá dân gian càng đậm chất bản sắc dân tộc và sự hội tụ nét văn hoá của các tộc người đã tạo nên một vườn hoa đa sắc màu của văn hoá dân gian Tuy nhiên, cuộc sống càng hiện đại thì những giá trị văn hóa cổ truyền càng ít nhiều bị mai một Đây là điều không thể tránh khỏi trong quy luật hình thành và phát triển của văn hóa dân gian Tây Bắc Vì thế, ngày nay, có những nét văn hóa chỉ tồn tại trong ký

ức người già, dường như chỉ nằm im lìm trong những trang giấy cũ

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc và không ngừng của xã hội, của nền kinh tế tri thức đã đưa con người thoát khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn mà hướng đến thỏa mãn nhu cầu cao hơn, là nhu cầu hưởng thụ Do đó, hoạt động du lịch ngày càng trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống hiện đại

Những năm gần đây, khách du lịch đến với Tây Bắc ngày một tăng bởi những đặc trưng riêng biệt không có ở nơi nào khác trên đất nước Việt Nam Vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Hòa Bình Tây Bắc được thiên nhiên ban tặng

Trang 4

một vẻ đẹp hùng vĩ, địa hình trùng điệp và hệ sinh thái đa dạng độc đáo Đây còn là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc Với đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và nét đặc sắc về văn hóa của các tộc người sinh sống ở đây đã tạo nên sự hấp dẫn cho du lịch Tây Bắc và khiến nó trở thành trọng tâm phát triển kinh tế xã hội của vùng Chính vì vậy, phát triển du lịch bền vững vùng Tây Bắc là rất quan trọng

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Ðiểm qua một số khu du lịch ở Tây Bắc, có thể thấy những giá trị văn hóa dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một do sự phát triển du lịch Vào mùa hoa ban nở, đi suốt từ Yên Bái, Lai Châu, Ðiện Biên, đến Sơn La, Hòa Bình, chỉ còn thấy lác đác đây đó vài bóng hoa ban trắng Ðó là những địa phương chỉ vài chục năm trước, rừng ban nối rừng ban, hoa trải thảm trên ngàn, hương thơm vấn vít từng áng mây ngọn gió

và đã trở thành biểu tượng của Tây Bắc

Hiện tại, ở khắp ba miền, những khu du lịch đua nhau mọc lên nhưng lại đang thiếu đi nét đặc trưng của dân tộc, vùng, miền Ðứng trước một ngôi nhà sàn văn hóa, dẫu xây cất bằng vật liệu gì du khách cũng không thể phân biệt được đó là nhà sàn của dân tộc nào, của người Tày, người Mường, người Thái hay của người Khơ Mú…

Ngày nay, hoạt động du lịch đang đem lại một nguồn lợi không nhỏ, được coi là ngành "công nghiệp không khói", và trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nền kinh

tế, văn hóa Nhưng muốn du lịch phát triển lâu bền, một trong những điều cần nhất là phải giữ gìn, bảo quản bằng được các giá trị văn hóa đặc thù của từng dân tộc, mỗi vùng, miền; đó mới là căn nguyên thu hút du khách đến thăm ngày một đông hơn Làm thế nào để văn hóa dân tộc mãi giữ được cái hồn cốt riêng ấy Qua đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Lễ hội Xên Mường (lễ hội Hoa Ban) của người Thái, Tây Bắc” để góp một phần giải pháp ngày càng thúc đẩy phát triển du lịch Tây Bắc

Trang 5

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu ý nghĩa của hoa ban trong đời sống các dân tộc vùng Tây Bắc, đặc biệt là trong đời sống văn hóa dân tộc Thái- chủ thể văn hóa vùng Tây Bắc để khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ những đặc thù văn hóa vùng miền; từ đó đưa ra một

số giải pháp nhằm bảo tồn, khôi phục biểu tượng hoa ban trong đời sống văn hóa của người dân vùng Tây Bắc nói riêng, trong kho tàng văn hóa Việt Nam nói chung

Mục đích của đề tài “Lễ hội Xên Mường (lễ hội Hoa Ban) của người Thái, Tây Bắc”

là để phát triển giúp bảo tồn, truyền bá văn hóa Tây Bắc nói riêng cùng với hình ảnh đất nước nói chung; con người Việt Nam cho bạn bè quốc tế; đồng thời cũng là phương tiện quảng bá hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài hiệu quả Từ đó, góp phần phát triển nền kinh tế; nâng cao đời sống - xã hội của người dân vùng cao 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

● Đối tượng nghiên cứu

Lễ hội Xên Mường (lễ hội Hoa Ban) của người Thái

● Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Điện Biên, Tây Bắc

1.4 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài

• Cơ sở khoa học

Đề tài này có thể dựa trên các cơ sở khoa học sau đây:

- Quản lý doanh nghiệp và sự kiện: Tìm hiểu cách quản lý doanh nghiệp và sự kiện, bao gồm chiến lược quảng bá, tiếp thị, xây dựng thương hiệu và quản lý các hoạt động trong các sự kiện

- Tổng quan về văn hóa, lịch sử địa phương: Nghiên cứu văn hóa, lịch sử vùng Tây Bắc, giúp xây dựng không gian văn hóa độc đáo, tạo sự kết nối giữa các sự kiện và địa điểm

- Kinh nghiệm lập kế hoạch sự kiện: Kiểm tra kinh nghiệm tổ chức các sự kiện tương

tự và đánh giá các khả năng, thách thức và cơ hội do chủ đề đưa ra

• Cơ sở thực tiễn

Trang 6

Vùng đất Tây Bắc sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng Được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ, riêng

có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái, Tây Bắc có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt Trong các lễ hội truyền thống tại Tây Bắc, lễ hội Xên Mường là một hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức thường xuyên, đặc biệt là trong các lễ hội truyền thống

Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến Tây Bắc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng lượng khách du lịch của cả nước Việc nghiên cứu lễ hội Xên Mường sẽ giúp phát triển, bảo tồn văn hoá người Thái, Tây Bắc Đồng thời, nâng cao chất lượng đời sống

-xã hội của người dân địa phương và quảng bá phát triển du lịch Tây Bắc nói riêng và

du lịch Việt Nam nói chung

1.5 Ý nghĩa của đề tài

“Lễ hội Xên Mường (lễ hội Hoa Ban) của người Thái, Tây Bắc” với mục đích tôn vinh, ca ngợi vẻ đẹp và khẳng định giá trị, vị trí của hoa ban trong đời sống văn hóa, tinh thần của các dân tộc ở Điện Biên nói chung, đồng bào dân tộc Thái nói riêng Phát triển du lịch tại Điện Biên, Tây Bắc sẽ góp phần không nhỏ trong việc giúp người dân địa phương giảm nghèo bền vững; được tiếp cận với nền văn hóa phong phú của thế giới và là cơ hội để quảng bá văn hóa dân tộc Việt Nam đến bạn bè quốc tế Các tỉnh Tây Bắc là khu vực còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nhưng Tây Bắc

là nơi giàu tài nguyên du lịch, cả thiên nhiên và văn hóa Phát triển du lịch sẽ là con đường nhanh nhất tạo động lực phát triển cho vùng đất này

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Đây là một trong những phương pháp quan trọng được sử dụng trong đề tài nghiên cứu Trên cơ sở thu thập nguồn tin, tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như tạp chí, sách báo, website, tư liệu thống kê, các báo cáo của các cơ quan chức năng của tỉnh Điện Biên; phân tích số liệu từ các nghiên cứu trước đó

CHƯƠNG II KHÁI QUÁT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG TÂY BẮC

2.1 Định vị vùng văn hoá Tây Bắc

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

● Vị trí địa lý:

Trang 7

Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, lại có hệ thống giao thông vận tải đang được nâng cấp và hiện đại hoá, do đó rất thuận tiện cho hoạt động giao thương với các vùng miền trong nước và phát triển nền kinh tế mở

Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp Đồng bằng sông Hồng

và Bắc Trung Bộ, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ

Mạng lưới giao thông phát triển sẽ tạo thuận lợi cho việc thông thương, trao đổi hàng hóa giữa Đồng bằng sông Hồng với Bắc Trung Bộ, góp phần phát triển nền kinh tế

mở

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên phong phú, có thể đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, có thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nông nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch

● Điều kiện tự nhiên:

Địa hình:

- Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc

- Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam Các dạng địa hình phổ biến

ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có

độ cao trung bình Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m)

- Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng

Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn

và cánh cung Đông Triều

- Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định

Khí hậu:

- Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt

Trang 8

2.1.2 Đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc

Văn hóa nông nghiệp:

Tuy nông nghiệp không phải là một khía cạnh văn hóa phổ biến trong mỗi tiểu vùng nhưng riêng với vùng văn hóa Tây Bắc, đây có thể coi là một yếu tố làm nên nét văn hóa độc đáo của vùng

Văn hóa nông nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, được gói gọn trong 4 từ văn vần: " Mường - Phai - Lái –Lịn", lợi dụng độ dốc của dòng chảy dốc của, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai" Phía trên "phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương" Từ "mương" xẻ những rãnh chảy vào ruộng, đó là "lái" Còn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây

số Người Kinh vùng núi Phú Thọ (cũ) học theo cách làm này và gọi chệch đi là "lần nước" Do chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của ruộng lúa Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá Cá nuôi trong ruộng vừa ăn sâu bọ cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa Cho nên, món dâng cúng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và

cá nướng Và món cá là biểu hiện lòng hiếu khách :

“Đi ăn cá, về nhà uống rượu

ở thì ngủ đệm, đắp chăn ấm”

Nương rẫy là một bộ phận bổ sung không thể thiếu với nơng, đồng bào có lúa, rau quả như bầu bí, rau cải, đậu, đu đủ, vừng, kê, ớt,.v v Bông và chàm cũng trồng trên nương Và rừng, rừng bạt ngàn là nơi con người hái rau rừng, lấy thuốc chữa bệnh, thuốc nhuộm, săn bắt thú rừng và khi thất bát mùa màng thì chính rừng, với củ mài, bột báng đã cứu họ khỏi chết đói Bản làng có một thái độ rất kính trọng với rừng Chẳng phải vì rừng có ma thiêng, mà vì rừng là nơi con người nương tựa để tồn tại Luật Thái có hàng chục điều quy định về việc khai thác rừng, săn bắn thú, đặc biệt là những quyết định về bảo vệ rừng đầu nguồn

Ruộng bậc thang cũng là một yếu tố làm nên vẻ đẹp của vùng Tây Bắc Điều này đã được hàng triệu lượt du khách tới thăm Tây Bắc những năm qua công nhận và đã được giới thiệu, quảng bá khá đậm nét trên hệ thống Internet và báo chí toàn cầu Tạp chí Mỹ Travel & Leisure đã so sánh những thửa ruộng tại Sa Pa như là “Những bậc thang dẫn lên trời” ( Ladder to the sky)

Ẩm thực:

Tây Bắc là cái nôi của các dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Lô Lô,

Hà Nhì Một trong những sắc thái văn hoá dân tộc độc đáo của họ là những món ăn

Trang 9

truyền thống nổi tiếng chỉ có ở vùng này Người dân Tây Bắc thường thưởng thức những món ăn truyền thống của mình trong không gian và không khí cộng đồng như tại các lễ hội, tại các chợ và đặc biệt là vào ngày Tết nhân dịp năm mới xuân về Phần lớn khẩu vị của người tây bắc là thích những gì đậm đà vì vậy phần lớn các món

ăn nổi bật của người vùng Tây Bắc đểu mang lại cho người thưởng thức những ấn tượng rất khó quên

Món ăn đầu tiên phải nhắc đến là đặc sản chế biến từ trâu là món canh da trâu

2.2 Đặc trưng của văn hoá Thái, Tây Bắc

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Thái

Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái

có mặt ở Việt Nam từ rất sớm Người Thái ở Việt Nam được nhìn nhận là một cộng đồng tộc người với nhiều nhóm địa phương Nguồn gốc cũng như sự có mặt của họ ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau Theo các nhà dân tộc học, người Thái ở Việt Nam có hai nhóm chính: Thái Trắng và Thái Đen

Vào khoảng thế kỷ thứ 6, thứ 7 ở vùng Vân Nam (Trung Quốc), Quốc gia Nam Chiếu

ra đời Những cuộc tranh chấp giữa Nam Chiếu và các tộc người khác thường diễn ra sau đó, đã làm cho cả vùng Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương bất ổn định Thời

kỳ này đất Mường Thanh cũng trải qua nhiều biến động lớn

Đến thế kỷ 9 - 10, người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá mạnh, từ phía Bắc họ phát triển thế lực khắp lòng chảo Mường Thanh và ảnh hưởng mạnh sang các khu vực: Sìn Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo

Thế kỷ 11-12, người Tày Đăm (Thái đen) theo từ Mường Ôm, Mường Ai tràn xuống chiếm Mường Lò (Nghĩa Lộ) và từ Mường Lò thời gian sau đó, những cư dân này theo thủ lĩnh của mình là Pú Lạng Chượng để tràn qua Than Uyên, Văn Bàn và cuối cùng làm chủ cả một vùng từ Mường Lò (Nghĩa Lộ) qua Mường La (Sơn La), tới Mường Thanh (Điện Biên)

Khi Lạng Chượng đưa một bộ phận người Thái Đen từ Mường Lò (Nghĩa Lộ ngày nay) đến Mường Thanh thì vùng đất này còn gọi là Song Thanh vì có hai mường: Thanh Nưa (Thanh trên) từ bản Noong Hẹt ngược về đầu nguồn sông Nậm Rốm và Thanh Tẩu (Thanh dưới) từ bản Noong Hẹt đến cuối sông Nậm Rốm Tại đây có Viềng Xam Mứn (thành Tam Vạn) cổ kính của người Thái Các mường thuộc Mường

Trang 10

Thanh xưa gồm: Mường Phăng, Mường Nha, Mường Luân, Mường Lèo, Mường Lói nay thuộc huyện Điện Biên; Mường U nay thuộc tỉnh Phong Xa Lỳ của Lào; Mường

Và, Sốp Cộp nay thuộc tỉnh Sơn La

Người Thái cư trú ở một số tỉnh chủ yếu sau đây tại Việt Nam: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An Quá trình di cư từ đầu những năm 1990 đã mở rộng địa bàn cư trú của tộc người này ra một số vùng khác, trong đó có các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên

2.2.2 Một số đặc trưng của văn hoá Thái

- Thiết chế xã hội truyền thống: Thiết chế bản mường, một hình thức tổ chức mang

tính tiền nhà nước, đánh dấu trình độ phát triển cao của xã hội người Thái

- Tôn giáo, tín ngưỡng: Người Thái thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần nông nghiệp, thần

sông núi Việc thờ cúng gắn liền với các lễ hội trong năm như: lễ xuống đồng, lễ cầu mưa, lễ rước hồn lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới Tục cưới xin, tang ma được tổ chức chặt chẽ theo nghi thức truyền thống

Cúng tổ tiên ở người Thái Ðen vào tháng 7, 8 âm lịch Người Thái Trắng ăn tết theo

âm lịch Bản mường có cúng thần đất, núi, nước và linh hồn người làm trụ cột

- Nhà ở: Ở nhà sàn, dáng vẻ khác nhau Hình tượng “khau cút” được khắc họa như là

biểu tượng độc đáo cho ngôi nhà sàn có mái hình mui rùa của người Thái Đen Trong khi đó, ngôi nhà của người Thái Trắng thường được dựng trên mặt bằng hình chữ nhật, có lan can gỗ chạy trước hoặc chung quanh nhà Một trong những nét kiến trúc của nhà sàn người Thái mang nhiều đặc trưng tộc người là cầu thang, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần đặc trưng tộc người, giá trị tôn giáo, những kiêng kỵ

về giới, sinh đẻ

- Trang phục: Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái Trắng đều có nhiều điểm

chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng để phân biệt Phụ nữ Thái Trắng mặc áo cánh ngắn màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN