Đền có tất cả mười cột, mỗi cột đều có chân hình bát giác, phía trên có đắp nốihai lớp cánh sen với rất nhiều bàn thờ phụng điển hình như: Chánh soái Đại càn, ba mươivị anh hùng dân tộc,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG
ĐỀ TÀI: LỄ GIỖ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC
TẠI KIÊN GIANG
LỚP HỌC PHẦN: 223_71SPPR40342_04 SVTH: TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH THƯ GVHD: NGUYỄN NỮ THÙY LINH
TP HCM, tháng 8 năm 2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
Trang 2STT Tên sinh viên MSSV Nhiệm vụ Đánh
giá
1 Dương Ngọc Ánh Hồng 227320108055
4
Đình thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực 100%
2 Đặng Thị Hồng Ngọc 227320108103
3 Cao Thái Toàn 227320108178
4 Trần Nguyễn Ngọc Anh
Thư
227320108171 5
Anh hùng Nguyễn Trung Trực trong lòng nhân dân
100%
5 Trương Thị Ánh Thi 227320108159
0
Gía trị, ý nghĩ của
6 Đinh Thị Nhung 227320108122
0
Sức ảnh hưởng của
7 Bùi Thị Hương Giang 227320108036
8 Nguyễn Thị Thanh An 2273201080011
Chiến công của anh hùng Nguyễn Trung Trực
100%
9 Trần Thùy Linh 227320108080
4
Anh hùng Nguyễn Trung Trực là ai? 100%
10 Võ Thị Thúy Vy 227320108217
1
Kiến trúc của đình thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực
100%
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Nữ Thùy Linh trong suốt quá trình học tập môn nghệ thuật nói trước công chúng, chúng em nhận được nhiều sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô Cô đã giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng về môn học này để có thể hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ
Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong nhận được lời góp ý của cô để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC 1
1.1 Nguyễn Trung Trực là ai? 1
1.2 Những chiến công của Nguyễn Trung Trực 1
1.3 Nguyễn Trung Trực trong lòng người dân Kiên Giang 2
CHƯƠNG 2: ĐÌNH THỜ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC 3
2.1 Kiến trúc, lịch sử 3
2.2 Ý nghĩa 4
CHƯƠNG 3: LỄ GIỖ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG TRỰC 5
3.1 Nội dung phần lễ 5
3.2 Nội dung phần hội 6
3.3 Sức ảnh hưởng của lễ hội 7
3.4 Gía trị, ý nghĩa của lễ hội 8
CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 5NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG
TRỰC
1.1 Nguyễn Trung Trực là ai?
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm vào nửa sau thế kỷ XIX, Nguyễn Trung Trực là một trong những người yêu nước tiêu biểu, và đặc biệt Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Chơn, sau đổi thành Nguyễn Văn Lịch, nhân dân thường tôn kính gọi là cụ Nguyễn Ông sinh năm 1838 tại Bình nhật, huyện Cửu
An, phủ Tân An, nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, Nguyên quán của ông ở Xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Gia đình ông sống bằng nghề chài lưới trên sông Bến Lức Thời niên thiếu Ông theo gia đình về Bình Định học võ Thời trẻ, ông giỏi cả văn, võ, nhưng nổi bật nhất là võ nghệ Năm 16 tuổi ông đã tỉ thí võ đài ở địa phương Do tính tình ngay thẳng chính trực, nên ông được thầy đặt tên là Trung Trực Ông nổi tiếng là một người giỏi võ, cương trực, và giàu lòng yêu nước, thương dân, do vậy Nguyễn Trung Trực sớm có tư tưởng kháng Pháp Tháng 2 năm
1859, thực dân Pháp đánh thành Gia Định, ông lập đội nghĩa dũng được nhiều người hưởng ứng, thể hiện một khí khái kiên quyết chống giặc xâm lược đến cùng Ngày
19-9-1868 ông bị thực dân Pháp bắt, chúng áp dụng mọi phương cách thuyết phục, dụ dỗ, chiêu hàng nhưng không thành Vào ngày 27 tháng 10 năm 1868, ông xử chém ông tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang khi ông mới 30 tuổi
1.2 Những chiến công của Nguyễn Trung Trực
Ngày 10/12/1861, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân lập nên chiến công vang dội, đốt cháy tàu Espérance của giặc Pháp trên vàm Nhật Tảo, tiêu diệt nhiều tên địch Chiến thắng Nhật Tảo là tiền đề để nghĩa quân mở hàng loạt cuộc tấn công khác và làm cho
Trang 6quân Pháp lúng túng, bị động Sau những chiến công vang dội của Nguyễn Trung Trực, giặc Pháp và tay sai điên cuồng truy tìm ông, chúng treo giải thưởng cao cho ai bắt hoặc giết được ông Độc ác hơn, chúng bắt giữ mẹ ông hòng gây áp lực, buộc ông đầu hàng Rạng sáng ngày 16/6/1868, ông chỉ huy nghĩa quân tấn công đồn Kiên Giang, Pháp bao vây, khủng bố, khống chế gắt gao hòng cô lập và triệt hạ nghĩa quân Trước cảnh đồng bào bị đàn áp, vũ khí của nghĩa quân cạn kiệt, thế giặc lại mạnh, Nguyễn Trung Trực đã quyết định hy sinh bản thân mình để bảo toàn lực lượng cho nghĩa quân và tính mạng cho đồng bào
Trong trận chiến đấu vô cùng ác liệt, Nguyễn Trung Trực bị thương, ngất đi và không may sa vào tay giặc Bắt được Nguyễn Trung Trực, giặc Pháp ra sức mua chuộc, dụ dỗ ông theo chúng để được hưởng chức tước, lợi lộc, nhưng ông cương quyết từ chối Trước mặt kẻ thù, Nguyễn Trung Trực hiên ngang nói: “Tôi chỉ muốn làm một chức thôi, chức
gì có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây", “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây"
1.3 Nguyễn Trung Trực trong lòng người dân Kiên Giang
Đối với những chiến công và sự hi sinh của ông, người dân Kiên Giang vô cùng tôn kính
và mãi khắc ghi những điều đó Khi nghe tin ông bị xử chém đồng bào Tà Niên đã dệt một số chiếu bông thêu chữ “Thọ” ở giữa trải lót chân để ông ra pháp trường Dẫu cho giặc ngăn cấm, người dân vẫn tràn vào pháp trường đêm một mâm cơm, lập một bàn thờ nhỏ và một chiếc áo dài có thêu chữ “Thọ” trước ngực Nhân dân muốn ông được ăn một bữa cơm no, mặc áo thêu chữ “Thọ” để vào cõi vĩnh hằng Chữ “Thọ” chính là ngụ ý ông
sẽ sống mãi trong lòng người dân nơi đây
Sau khi ông mất, đồng bào nhân dân đã bí mật lập bài vị thờ ông ở Lăng Cá Ông đây chính là đền thờ Nguyễn Trung Trực ngày nay Ông ra đi để lại nỗi xót thương to lớn trong lòng nhân dân Những chiến công hiển hách mà ông lập nên chính là thứ khiến nhân dân mãi khắc ghi Nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt đã từng khóc cho vị anh hùng dân tộc bằng một bài thơ ca ngợi hai chiến công bất hủ của ông:
Trang 7Thắng phụ nhung trường bất túc luân, Đồi ba trụ để ức ngư dân.
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa.
Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần!
CHƯƠNG 2: ĐÌNH THỜ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG
TRỰC
2.1 Kiến trúc, lịch sử
Đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực nằm ở phía tây của trung tâm thị xã Rạch Giá, trên đường Nguyễn Công Trứ và cách biển khoảng 100m Năm 18969, đền chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, do người dân chài dựng lên để thờ thần Nam Hải (cá voi), mái lợp
lá Qua nhiều lần sửa chữa vào các năm 1881-1964-1970, ngôi đền đã được mở rộng
và khang trang hơn Đền được xây dựng theo kiểu chữ Tam, gồm Chính điện, Đông lang và Tây lang Cổng đền có tất cả ba cửa (tam quan) được thiết kế với lối kiến trúc cổ kính; mái ngói hai tầng được trang trí theo kiểu hình “lưỡng long tranh trân châu” trên đỉnh Hai bên là đôi câu đối bằng chữ Quốc ngữ được đắp nổi sơn vàng trên nền đỏ, là hai câu trong bài thơ Điếu Nguyễn Trung Trực của Huỳnh Mẫn Đạt:
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Thái Bạch dịch thơ:
Trang 8Lửa bừng Nhựt Tảo rêm trời đất Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần.
Bước qua cổng đền là bức tượng Nguyễn
Trung Trực đúc bằng đồng, có màu nâu đỏ
trông oai nghiêm, sống đô ̣ng với khí thế
trung nghĩa, bất khuất Phía trung tâm là
khu vực chánh điện được thiết kế với mái
ngói cong bốn góc, viền góc đều được trang
trí hoa văn hình rồng cùng các họa tiết thiên
nhiên – cây cỏ như: lá cúc… Mặt trước
chánh điện có hai trụ cột đắp nổi hình rồng
uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột Khu vực chánh điện có cột và kèo đều được làm từ
bê tông Đền có tất cả mười cột, mỗi cột đều có chân hình bát giác, phía trên có đắp nối hai lớp cánh sen với rất nhiều bàn thờ phụng điển hình như: Chánh soái Đại càn, ba mươi
vị anh hùng dân tộc, Long đình cùng di ảnh, bàn để di ảnh của Nguyễn Trung Trực, bàn thờ Chư vị, bàn thờ Chư vị hội đồng trăm quan cựu thần và Cửu huyền thất tổ… Trong khuôn viên, ngoài bức tượng còn có ngôi mô ̣ của ông được xây vào năm 1986 Vào năm
1987, di tích Đình và Lăng mộ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia
2.2 Ý nghĩa
Đền thờ Nguyễn Trung Trực là một ngôi đền tôn vinh anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, người đã có công lớn trong việc đấu tranh chống lại thực dân Pháp vào thế kỷ 19 Ý nghĩa tâm linh của đền thờ Nguyễn Trung Trực chủ yếu liên quan đến việc tôn vinh và kính cẩn anh hùng dân tộc, đồng thời thể hiện lòng kính trọng và biết ơn của người dân đối với những nỗ lực hy sinh của Nguyễn Trung Trực trong việc bảo vệ đất nước Tính linh thiêng của đình thần này thường xuất phát từ lòng tôn kính và tôn thờ đối với anh hùng, cùng với mong muốn thấu hiểu và kết nối với tinh thần của Nguyễn Trung Trực
Trang 9Đối với người dân miền Tây thì ông Nguyễn chính là vị thần và việc dựng “đình thần Nguyễn Trung Trực” đã minh chứng cho sự ngưỡng mộ và kính trọng của nhân dân với
vị anh hùng dân tộc, hi sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp chống ngoại bang Khi cùng với các lãnh tụ khác trong phong trào khởi nghĩa chống Pháp, ông Nguyễn đã ghi một dấu son chói lọi vào lịch sử hào hùng của dân tộc bằng câu nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
Ngoài việc thể hiện sự tôn kính, sự biết ơn người anh hùng của người dân và mang lại không gian tâm linh đình thần còn mang lại nhiều ý nghĩa cuộc sống khác Chẳng hạn như thúc đẩy tinh thần đoàn kết cho dân tộc ta, tạo nguồn cảm tinh thần cho mọi người Câu chuyện về Nguyễn Trung Trực và tinh thần đấu tranh của anh có thể tạo nguồn cảm hứng tinh thần cho người dân, khuyến khích họ đối mặt với khó khăn và thách thức trong cuộc sống một cách dũng cảm Bên cạnh đó, Đền thờ Nguyễn Trung Trực thể hiện tinh thần tình yêu quê hương, khích lệ mọi người yêu thương và quan tâm đến đất nước, thể hiện tình cảm và trách nhiệm của mình với xã hội
Tóm lại, đền thờ Nguyễn Trung Trực có những ý nghĩa tâm linh đáng kính trong cuộc sống, từ việc tạo không gian tâm linh đến việc thúc đẩy tinh thần đoàn kết, tôn kính anh hùng, và khơi dậy lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội
CHƯƠNG 3: LỄ GIỖ ANH HÙNG DÂN TỘC NGUYỄN TRUNG
TRỰC
3.1 Nội dung phần lễ
Lễ giỗ Nguyễn Trung Trực là một lễ tưởng niệm quan trọng của người dân Việt Nam, để tưởng nhớ và tôn vinh anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, người đã hy sinh để bảo vệ đất nước và dân tộc Lễ giỗ được tổ chức tại nhiều địa phương trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có tỉnh Kiên Giang - quê hương của Nguyễn Trung Trực
Các hoạt động trong phần lễ thường bao gồm:
Trang 10Lễ dâng hương: Đây là hoạt động đầu tiên trong nghi lễ Người tham dự sẽ mang những
bó hoa, lẵng hoa, nến và hương để dâng lên tượng đài Anh hùng Nguyễn Trung Trực
Diễn văn tưởng niệm: Sau lễ dâng hương, các đại biểu của địa phương sẽ thay nhau phát
biểu để tưởng nhớ và tôn vinh Nguyễn Trung Trực, đồng thời kêu gọi mọi người tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống anh hùng dân tộc của Việt Nam
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật: Tại các điểm tập trung đông người, như quảng
trường, công viên, các ban nhạc dân tộc sẽ biểu diễn các bài hát, múa đặc sắc để tôn vinh
và gợi nhớ lại cuộc đời và công lao của Nguyễn Trung Trực và thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước của người dân Việt Nam
Thi đua và trao giải thưởng: Để gợi nhớ và khuyến khích các tầng lớp nhân dân học tập
và làm theo tấm gương Anh hùng Nguyễn Trung Trực, các đại biểu sẽ tổ chức các cuộc thi, thi đua với các chủ đề liên quan đến Anh hùng Nguyễn Trung Trực Sau đó, sẽ trao giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc nhất
3.2 Nội dung phần hội
Hội kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Trung Trực thường tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh tấm gương anh dũng, tinh thần không khuất phục của Nguyễn Trung Trực - một trong những anh hùng dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp Dưới đây là một số nội dung thường có trong phần hội của ngày giỗ Nguyễn Trung Trực:
Lễ dâng hương và hoa: Ngày giỗ là dịp để người dân đến tượng đài, bia mộ hoặc nơi
linh cữu của Nguyễn Trung Trực để dâng hương, cúng đồng, và bày tỏ lòng tôn kính
Lễ diễu hành và hoạt động văn hóa nghệ thuật: Thường có các cuộc diễu hành kỷ
niệm, trong đó người tham gia diện trang phục cổ truyền hoặc áo dài, mang theo hình ảnh
và biểu tượng của Nguyễn Trung Trực Các hoạt động nghệ thuật như múa, ca hát, hát văn cũng thường được tổ chức để thể hiện lòng tôn kính và tưởng nhớ
Trang 11Triển lãm về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực: Triển lãm tranh, ảnh và
tư liệu liên quan đến cuộc đời, tinh thần trận địa, những trận chiến lịch sử của Nguyễn Trung Trực thường được tổ chức để giới thiệu về cuộc sống và công lao của ông trong cuộc kháng chiến
Hội thảo, tọa đàm về tư tưởng và học thuyết của Nguyễn Trung Trực: Các chuyên
gia, nhà nghiên cứu và người yêu nước thường tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để thảo luận về tư tưởng, chiến lược và cách mà Nguyễn Trung Trực đã đối mặt với thực dân và tạo ra tinh thần đoàn kết trong cuộc chiến đấu
Biểu diễn văn nghệ và văn hóa truyền thống: Các tiết mục biểu diễn như hát quan họ,
hát chèo, múa rối nước và các hình thức nghệ thuật truyền thống khác có thể được trình diễn để giới thiệu văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt Nam
Kỷ niệm thực tế và tưởng niệm lịch sử: Các diễn đàn và cuộc trò chuyện có thể diễn ra
để tưởng nhớ lịch sử chiến đấu của Nguyễn Trung Trực và tầm quan trọng của ông trong việc khẳng định chủ quyền và lòng yêu nước
Chương trình gây quỹ và từ thiện: Hội kỷ niệm cũng có thể được sử dụng như một cơ
hội để gây quỹ và tổ chức các hoạt động từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng
Tất cả những hoạt động này cùng nhau tạo nên một không gian tôn kính, tưởng nhớ và tôn vinh tinh thần anh hùng của Nguyễn Trung Trực, đồng thời truyền bá những giá trị về tình yêu nước, sự hy sinh và lòng dũng cảm cho thế hệ sau
3.3 Sức ảnh hưởng của lễ hội
Ngày lễ hội giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang là một sự kiện văn hóa lịch
sử quan trọng của dân địa phương Ngày lễ có sức ảnh hưởng rất lớn đối với tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và bảo vệ chủ quyền biển đảo của người Việt Nam
Người dân Kiên Giang rất mong chờ và háo hức với ngày lễ hội giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực Đây là cơ hội để mọi người từ khắp nơi gần xa có thể về đi lễ giao lưu, gắn
Trang 12bó với nhau, cũng như khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm với quê hương đất nước Người dân rất tự hào về truyền thống anh hùng của tổ tiên, và coi đền thờ Nguyễn Trung Trực là một biểu tượng của lòng yêu nước và khí phách Trong ngày lễ hội, mọi người từ khắp nơi đổ về đền thờ để cúng dường, cầu siêu, cầu phúc, và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, truyền thống người đi lễ chơi những trò chơi dân gian như kéo
co, bắn súng, đá gà, cờ tướng, cờ vua Ngoài ra còn biểu diễn ca múa các bản nhạc mang đậm bản sắc dân tộc như hát bội, chầu văn, ca trù Khi tham gia còn được thưởng thức món ăn đặc sản của quê hương mình Ngày lễ hội giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực không chỉ là sự kiện tâm linh mà còn là sự kiện văn hóa mang tính di sản của Kiên Giang Sức ảnh hưởng của ngày lễ đối với người dân nơi đây rất lớn, dường như sự hy sinh của anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực đã chiếm một phần nào đó trong lòng của người dân kiên giang.Vì vậy người dân đến tham sự lễ hội rất háo hức và mong chờ vì một năm chỉ có một dịp trọng đại như thế này thôi
3.4 Gía trị, ý nghĩa của lễ hội
Giá trị gắn kết cộng đồng: là nét văn hóa lễ hội đặc sắc của người dân đặc biệt là tỉnh
Kiên Giang và toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long Là cơ hội để người dân các tỉnh gặp gỡ, tạo nên tinh thần đại đoàn kết cho dân tộc
Giá trị giáo dục: là dịp làm sống lại truyền thống đấu tranh bất khuất của anh hùng dân
tộc Nguyễn Trung Trực Đặc biệt các bạn trẻ được biết thêm về lịch sử hào hùng nước ta
và tiếp thu các kiến thức mới mẻ
Giá trị phát triển du lịch: Lễ hội là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để khai thác và
phát triển du lịch văn hóa Gần đây các du khách trong và ngoài nước có xu hướng thích khám phá những nét văn hóa của những nơi mình đặt chân đến Lễ hội Nguyễn Trung Trực do đó cũng thu hút được rất nhiều khách du lịch về vùng đất Kiên Giang để khám phá và trải nghiệm
Lễ hội Nguyễn Trung Trực góp phần giáo dục thúc đẩy truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc và tinh thần chống giặc ngoại xâm của người dân đặc biệt là thế hệ trẻ Đó là sự