Địa hình nhiều đồi núi, thác đã mang lại cho Gia Lai nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc biệt là những thác nước hùng vĩ như Thác Phú Cường, thác Chín Tầng,….cùng những hồ nước xanh thẳm như
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
TI ỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỊA LÝ DU LỊCH TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DU LỊCH ĐỊA LÝ TỈNH GIA LAI
Gi ảng viên: TS Nguy ễn Quang Anh
Sinh viên: H ồ Văn Tùng
Mã sinh viên: 22030909
L ớp: K67 Qu ản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Trang 23.5.2 L ễ hội hoa dã quỳ - Núi lửa Chƣ ĐăngYa 14
Trang 3V TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, TIÊU CỰC CỦA DU LỊCH TỚI CÁC LĨNH VỰC
Trang 43
L ỜI CẢM ƠN
Kính gửi TS NGUYỄN QUANG ANH,
Sau khoảng thời gian học tập và rèn luyện với học phần “Địa lý Du lịch”, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy vì đã truyền cảm hứng và truyền đạt cho em nhiều điều mới mẻ và thú vị Ngoài kiến thức bổ ích, em còn được rèn luyện tinh thần học hỏi
và làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp một yếu tố rất quan trọng trên con đường phát triển của em trong tương lai, là hành trang quý báu để em có thể vững bước sau này
“Địa lý Du lịch” là môn học thú vị, bổ ích và gắn liền với thực tế rất nhiều Qua phương pháp giảng dạy gắn liền với trải nghiệm cá nhân của thầy mà những tiết học trở nên dễ hiểu, dễ tiếp thu và có điểm nhấn hơn Tuy nhiên, do vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế chưa được tốt mặc dù đã cố gắng hết sức, bài tiểu luận kết thúc học phần của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy xem xét và góp ý đề bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Lời cuối cùng, em xin một lần nữa được cảm ơn công sức của thầy đã bỏ ra để hướng dẫn chúng em hoàn thành thật tốt học phần “Địa lý Du lịch”
Trân trọng!
Hà Nội, tháng 06 năm 2023
Trang 54
I GIA LAI – KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Vị trí địa lý
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700
- 800 mét so với mực nước biển
- Tọa độ địa lý: 12o58'40” đến 14o37'00" vĩ độ Bắc và từ 107o28'04" đến 108o54'40" kinh độ Đông
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Đông: Giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên
+ Phía Tây: Giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90km
+ Phía Nam: Giáp tỉnh Đắk Lắk
+ Phía Bắc: Giáp tỉnh Kon Tum
1.2 Diện tích, dân số 1
- Diện tích: Tỉnh có diện tích tự nhiên 15.536,9 km2, với 7 nhóm đất khác nhau, phù
hợp với nhiều loại cây trồng; trong đó nhóm đất Bazan có 386.000 ha
- Dân số: Dân số trung bình là: 1.213.000 người, trong đó dân tộc kinh: 618.630 người chiếm 51%, các dân tộc khác: 594.370 người chiếm 49 Tốc độ tăng dân số tự nhiên: 1,75 , số người trong độ tuổi lao động : 624.931 người
Trang 65
1.4 Tình hình phát triển chung về du lịch
Gia Lai là đầu nguồn của nhiều con sông đổ về miền duyên hải và Campuchia như sông
Ba, sông Sê San và các con suối khác Địa hình nhiều đồi núi, thác đã mang lại cho Gia Lai nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc biệt là những thác nước hùng vĩ như Thác Phú
Cường, thác Chín Tầng,….cùng những hồ nước xanh thẳm như hồ Ayun Hạ, hồ Ialy và Biển Hồ trên núi mênh mông Đây là những điểm du lịch ý tưởng của khách du lịch Đặc biệt thiên nhiên còn ban tặng cho Gia Lai hai khu rừng nguyên sinh Kon Ka Kinh và Kon Ja Răng và đồi thông ĐăkPơ, đây là nguồn tài nguyên quý giá giúp cân bằng hệ sinh thái đồng thời thu hút du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu hệ động thực vật của miền nhiệt đới Du khách còn tìm đến Gia Lai để được tham quan Thủy điện Ialy-một công trình mang tầm quốc gia, công suất đứng thứ 2 sau thủy điện Hòa Bình và là công trình thể hiện bàn tay và khối óc phi thường của con người Tây Nguyên đã chiến thắng được sức mạnh tự nhiên làm thay đổi đời sống của người bản địa, mang lại diện mạo mới cho Gia Lai
Gia Lai còn được biết đến là vùng đất cổ xưa, di chỉ khảo cổ Biển Hồ là minh chứng cho quá trình hình thành, định cư lâu dài của người bản địa trên vùng đất cao nguyên hùng vĩ Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Gia Lai vẫn giữ cho mình nền văn hóa truyền thống đặc trưng, đa dạng thể hiện qua tôn giáo đa thần (Tô Tem), chế độ mẫu
hệ của người bản địa…Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cồng chiêng Tây Nguyên đã vượt
ra khỏi biên giới quốc gia, từ đó thế giới biết đến một không gian văn hóa cồng chiêng gắn bó với người dân Tây Nguyên trọn một vòng đời từ Lễ thổi tai cho đứa bé mới chào đời đến Lễ trưởng thành và kết thúc là Lễ Bỏ mả Ngoài ra trong các lễ hội mừng lúa mới, đâm trâu cũng không thể thiếu tiếng cồng tiếng chiêng, những vòng xoang, ché rượu cần, ánh lửa bập bùng giữa núi rừng đại ngàn
Gia Lai có truyền thống cách mạng hào hùng, có khu Tây Sơn Thượng đạo, căn cứ của vua Quang Trung, làng kháng chiến Stơr quê hương Anh hùng Núp, nhiều địa danh chiến trường xưa của Gia Lai như: Pleime, Cheo Reo, Ja Đrăng đã đi vào lịch sử
II KH Ả NĂNG TIẾP CẬN/ CÁCH TIẾP CẬN/ HỆ THỐNG GIAO THÔNG
2.1 Khả năng tiếp cận
- Có rất nhiều phương thức khác nhau để có thể đến Gia Lai:
Trang 76
+ Đường bộ: Tỉnh Gia Lai có mạng lưới đường bộ phát triển gồm các tuyến đường chính như Quốc lộ 14, Quốc lộ 19, Quốc lộ 25, Quốc lộ 27, Quốc lộ 14C, Quốc lộ 19B + Đường sắt: Gia Lai có đường sắt liên kết với các tỉnh thành khác như TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang và Hải Phòng
+ Đường hàng không: Tỉnh có sân bay Pleiku phục vụ cho các chuyến bay nội địa
+ Đường sắt: Gia Lai có 2 ga lửa chính là ga Pleiku và ga An Khê, thuộc đường sắt Bắc- Nam Ngoài ra, trong những năm gần đây, chính phủ đang đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Đông Dương – Nam Trung Bộ, dự kiến sẽ có một ga tại Gia Lai
+ Đường hàng không: Sân bay Pleiku là sân bay duy nhất tại tỉnh Gia Lai, cung cấp các chuyến bay nội địa và quốc tế
Tuy nhiên, việc đi lại trong tỉng Gia Lai vẫn thường phải sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân tiện lợi như xe máy, ô tô, xe đạp, xe ba bánh Ngoài ra, taxi và xe ôm
cũng khá phổ biến ở Gia Lai
III ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Trang 8rõ rệt là Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn; địa hình cao nguyên; là cao nguyên đất
đỏ bazan – Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nùng, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên; địa hình thung lũng, được phân bố dọc theo các sông, suối, khá bằng phẳng, ít bị chia cắt
3.3 Tài nguyên 2
3.3.1 Tài nguyên đất
- Toàn tỉnh có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính: đất feralit (đất đỏ vàng) chiếm 53 diện tích đất tự nhiên của tỉnh; đất đỏ vàng trên đá granit và riolit phân bố tập trung ở gần rìa của khối đất đỏ bazan; đất xám trên đá granit và phù sa cổ chiếm 25,2 , phân bố tập trung theo 2 hệ thống sông lớn, còn lại các nhóm khác phân bố rải rác ở nhiều nơi
- Tài nguyên đất ở Gia Lai được khai thác và sử dụng từ rất lâu, ngày nay nguồn tài nguyên này được chú trọng khai thác và đưa vào sản xuất nông – lâm nghiệp với quy
mô lớn, hình thành những vùng chuyên canh Trên cơ sở các điều kiện sinh thái tự nhiên của tỉnh, có thể chia thành 3 vùng:
+ Đất đỏ bazan cao nguyên Pleiku, diện tích tập trung lớn, địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi; dân cư và cơ sở hạ tầng tập trung;
+ Vùng thung lũng sông suối ở phía Nam, Đông, Đông Nam và Tây Nam là vùng đất phù sa, đất xám
+ Các vùng đồi núi phía Bắc, Đông và Đông Nam có địa hình chia cắt
3.3.2 Tài nguyên rừng
- Rừng ở Gia Lai rất phong phú về các loài, kiểu, dạng khác nhau về tính chất, hình thái và ý nghĩa kinh tế Gia Lai có gần 1 triệu ha đất lâm nghiệp, diện tích có rừng là 749.769 ha, trữ lượng gỗ 75,6 triệu m3 So với cả vùng Tây Nguyên, Gia Lai chiếm 28 diện tích lâm nghiệp, 30 diện tích có rừng và 38 trữ lượng gỗ Ngoài ra, rừng Gia Lai còn có khoảng gần 100 triệu cây tre nứa và các loại lâm sản có giá trị khác như song mây, bời lời, sa nhân…và các loại chim thú quý hiếm
3.3.3 Tài nguyên khoáng sản
- Tài nguyên khoáng sản là một tiềm năng kinh tế quan trọng của tỉnh Gia Lai Theo điều tra của Liên đoàn địa chất 6, tỉnh Gia Lai có nhiều khoáng sản, nổi bật nhất là vàng, nguồn vật liệu xây dựng, bôxit và đá quý
2 Cổng thông tin điện tử Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Trang 98
- Bôxít đã phát hiện được một mỏ và 4 điểm nằm ở vùng Kon Hà Nùng, các mỏ này đều nằm trong vỏ phong hoá bazan, trữ lượng bôxit trên địa bàn rất lớn, khoảng 650 triệu tấn Ngoài ra, còn có sắt, thiếc, chì…nhưng quy mô nhỏ Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện
73 điểm có vàng, trong đó có 66 điểm quặng hoá gốc và 6 điểm sa khoáng, các vùng có triển vọng là Kông Chro, Kbang, Ayun Pa, Krông Pa La, La Grai Hàm lượng vàng trung bình 18,11 gam/tấn đá, ngoài ra còn có hàm lượng bạc trung bình khoảng 10,67 gam/tấn (theo tài liệu sơ bộ của tỉnh là 1,25 gam/m2)
Sét gạch ngói phân bố rộng khắp toàn tỉnh nhưng tập trung lớn ở Ayun Pa, An Khê…Cát xây dựng phân bố dọc sông suối, đặc biệt dọc sông Ba và có 40 loại nhỏ, chất lượng khá, đáp ứng nhu cầu xây dựng Ngoài ra còn có các mỏ than bùn ở Biển Hồ, Chư Păh đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất phân vi sinh
3.3.4 Tài nguyên nước
- Gia Lai là vùng đất đầu nguồn của nhiều hệ thống sông lớn như sông Ba, Sê San, Ayun chảy xuống vùng duyên hải miền trung và sông Mê Kông với tiềm năng lớn về thuỷ điện
3.4 Du lịch sinh thái 3
3.4.1 Vườn quốc gia Kon Ka King
Nằm trên vùng giáp ranh giữa Đông và Tây Trường Sơn, về phía Đông- Bắc tỉnh Gia Lai, trong phạm vi địa giới hành chính của các xã: Đak Roong, Kroong, Kon Pne (huyện Kbang), Hà Đông (huyện Đak Đoa) và Ayun (huyện Mang Yang)
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 652 loài thực vật có mạch, đặc biệt là pơmu, 42 loài thú,
160 loài chim, 51 loài bò sát, ếch nhái và 209 loài bướm Có 110 loài thực vật có thể làm thuốc gia truyền
Đây cũng là nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm (nhiệt độ 18- 20°C), lại có nhiều quang cảnh đẹp như: các kiểu sinh thái cảnh rừng trên núi trải rộng theo vành đai cao từ 700 - 1.748 m Đặt biệt quan trọng là 2.000 ha rừng hỗn giao giữa các loài cây lá rộng và lá kim, trong đó có pơmu
Hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tạo nên những cảnh quan hấp dẫn như: Suối Knia, Đak
Kơ Bưng, thác Đak Pooc… Đó là những điều kiện vô cùng thuận tiện cho việc đầu tư phát triển khu vực này trở thành địa điểm nghỉ dưỡng núi gắn với tham quan cảnh quan thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa truyền thống dân tộc Tây Nguyên
3 Báo Lao động, cơ quan của tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam,
Vnexpress.net
Trang 109
Nguồn:
https://sacotravel.com/cam-nang-du-lich/kham-pha-vuon-quoc-gia-kon-ka-kinh.html
3.4.2 Hồ T’Nƣng (Biển Hồ)
- Hồ T’Nưng (Biển Hồ) nằm ở xã Biển Hồ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Biển hồ
Tơ Nưng là một miệng núi lửa ngừng hoạt động đã hàng trăm triệu năm Hồ có hình bầu dục, diện tích 230 ha
Biển hồ gần quốc lộ 14 và quốc lộ 19 nên rất thuận tiện cho khách đến tham quan Đứng bên hồ, du khách có thể phóng tầm mắt để nhìn bao quát cả một vùng: đây là những quả đồi đất đỏ badan, những đồi chè, những đồi cà phê trĩu quả Kia là thành phố Pleiku - phố núi cao, phố núi đầy sương Xa xa là những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng Du khách còn gặp ở đây những ngôi nhà rông cao vút
Trong vòng bán kính 6 km về hướng nam là núi Hàm Rồng Hàm Rồng là dương, dương
từ khí núi, hiên ngang như tấm bình phong chắn gió Ngược lại, biển hồ cũng là miệng một núi lửa nhưng khác là âm sâu xuống lòng đất Các nhà khảo cổ học đã thám sát, thăm
dò và khai mở trang sử từ lòng đất này cho chúng ta biểt về văn hóa biển hồ - nền văn hóa đặc sắc thời tiền sử…Biển hồ Tơ Nưng được ví như hạt ngọc của Pleiku, của cả Tây Nguyên và là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh
Trang 1110
3.4.3 Hồ Ayun Hạ
Hồ Ayun Hạ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai, huyện Ayun Pa và xã H Bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai Với bề mặt thoáng của hồ, rộng 37 km², dung tích 253 triệu m³ nước (ứng với mực nước dâng bình thường), hồ Ayun Hạ còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản lớn cho khu vực Ayun Hạ và thành phố Pleiku Ngoài ra, mặt hồ còn là nơi tổ chức các hoạt động thể thao dưới nước, tổ chức các đội tàu, thuyền phục vụ khách du lịch tham quan, dã ngoại ngắm cảnh ven hồ
Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai - huyện Ayun Pa, cách thành phố Pleiku 70
km về phía tây Vùng ngập chính của hồ thuộc địa phận xã H Bông huyện Chư Sê
Trang 1211
Hồ Ayun Hạ ngoài tác dụng cung cấp nước tưới cho 13.500 ha lúa nước, còn là hồ cung cấp nguồn thuỷ năng lớn ở khu vực, nhà máy thuỷ điện Ayun Hạ đã được xây dựng và đã chính thức hòa điện vào lưới điện quốc gia (đầu năm 2001), với 2 tổ máy đi vào hoạt động có công suất 3.000 kwh
Nguồn: https://luhanhvietnam.com.vn/du-lich/den-gia-lai-kham-pha-ho-ayun-ha.html
3.4.4 Thủy điện Yaly
Yaly không chỉ nổi tiếng vì có một trong những nhà máy thuỷ điện lớn nhất Việt Nam mà còn có nhiều cảnh đẹp hùng vĩ Nơi đây là một điểm du lịch tuyệt vời về cảnh quan và môi trường, đồng thời còn là nơi cung cấp các loài thuỷ sản nước ngọt cho Tây Nguyên
Yaly có vị trí thuận lợi với nhiều hồ nước rộng, nhiều ốc đảo, cảnh quan đẹp, dòng sông
Sê San với những địa danh đã đi vào lịch sử Nơi đây còn có nguồn tài nguyên nhân văn lưu giữ trong cộng đồng người dân Jarai ở laMơnông và vẫn giữ được các nếp sinh hoạt
Trang 1312
và giá trị văn hoá truyền thống như kiến trúc nhà ở, nhà rông, nhà mồ, lễ PơThi (bỏ mả),
lễ hội đâm trâu
Do cảnh quan ngoạn mục và các điều kiện tự nhiên lý tưởng, Yaly đã được Công ty Dịch
vụ - Du lịch Gia Lai chú ý, chọn làm điểm khởi đầu tổ chức các tour trong chương trình
du lịch của tỉnh Đến đây, du khách sẽ được hướng dẫn đi thăm Nhà máy Thủy điện Yaly, thăm bản làng dân tộc Jarai và đi thuyền ngược dòng sông Sê San ngắm cảnh sông nước, thưởng ngoạn không khí rừng núi lên thượng nguồn Kon Tum Tại thị xã này, du khách được đi thăm các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương trước khi lên ôtô về lại Pleiku
Nguồn: https://dulichtaynguyen.org/diem-du-lich-gia-lai-nha-may-thuy-dien-yaly-n.html
3.4.5 Đồi thông ĐăkPơ
Đồi thông Đăk Pơ thuộc địa phận huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai Đây là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với những rặng thông tự nhiên có tuổi thọ hơn 40 năm
Đây là một khu rừng thông mọc tự nhiên có tuổi thọ hơn 40 năm với mật độ phân bổ khoảng từ 500 đến 600 cây/ha và nằm ở độ cao trung bình khoảng 1.150 m so với mực nước biển
Trang 1413
Thiên nhiên đã ưu ái cho Đăk Pơ một rừng thông bạt ngàn và cả một thảo nguyên cỏ tranh xanh mượt nằm kế bên Khi đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào bầu không khí trong lành, mát mẻ; được ngắm nhìn những con suối chảy len lỏi qua các kẽ đá hay những dòng thác lớn nhỏ từ trên cao đổ xuống Khi đi dưới bóng mát của những rặng thông, du khách sẽ thấy thoang thoảng bên tai mình tiếng gió thổi vi vu pha lẫn trong sự cảm nhận của du khách về cảnh đẹp nơi đây - thật giản dị, mộc mạc
https://gialaiinvest.vn/du-an/118
3.5 Lễ hội truyền thống
3.5.1 Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng trải dài cả 5 tỉnh Tây Nguyên: Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, ĐăkLăk, ĐăkNong Lễ hội văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng
Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên Đây là lễ hội đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại Đó không những là một sự kiện quan trọng của người dân Tây Nguyên mà còn
cả với đất nước Việt Nam
Du khách đến với Lễ hội truyền thống Gia Lai đều mong muốn một lần được hòa mình vào trong không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đặc sắc này
Trang 1514
Nguồn:
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/festival-van-hoa-cong-chieng-tay-nguyen-phuc-dung-cac-nghi-le-le-hoi-truyen-thong-643528.ldo 3.5.2 Lễ hội hoa dã quỳ - Núi lửa Chƣ ĐăngYa
Lễ hội hoa dã quỳ là lễ hội truyền thống Gia Lai đặc sắc, thường được tổ chức vào tháng 11 hàng năm Sự kiện nhằm tôn vinh giá trị di sản mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người và di sản văn hóa do người dân địa phương tự tạo ra Lễ hội hoa dã quỳ Chư Đăng Ya thường được tổ chức ở nhà Rông làng la Gri, xã Chư Đăng Ya, tỉnh Gia Lai Thời điểm ngắm hoa dã quỳ đẹp nhất là buổi sáng Khi mặt trời vừa ló dạng, những hạt sương mai còn đọng trên cánh hoa dã quỳ dần tan biến Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cánh đồng hoa dã quỳ vàng rực, tha hồ chụp những bức ảnh lung linh Bạn cũng
có dịp được tìm hiểu về phong tục tập quán và ẩm thực đặc sắc của Gia Lai