1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Bộ Mô Quản Trị Học.pdf

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Bộ Môn: Quản Trị Học
Tác giả Lê Hoàng Phúc
Người hướng dẫn Cô Lê Trương Thảo Nguyên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 576,97 KB

Nội dung

TRẢ LỜI CÂU HỎI 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỨC NĂNG TRONG QUẢN TRỊ Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết ta cần phải làm rõ lý thuyết về các chức năng trong quản trị bao gồm: Hoạch định,

Trang 1

lOMoAR cPSD| 28259673 lOMoAR cPSD| 282596

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

BỘ MÔN: QUẢN TRỊ HỌC

GVHD: cô Lê Trương Thảo Nguyên

Mã lớp học phần: 23D2MAN50200105 Sinh viên : Lê Hoàng Phúc

Mssv: 89232020060

TP.Hồ Chí Minh , ngày 21 tháng 08 năm 2023

Trang 2

TÓM LƯỢC VỀ CÂU HỎI:

1 Giải thích mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị?

2 Trình bày nội dung thuyết bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong một doanh nghiệp cụ thể?

3 Ông An là tổng giám đốc của công ty cổ phần An Tâm Trong tháng tới ông phải thực hiện một chuyến công tác ra nước ngoài 2 tháng Vì thế, ông phải thực hiện việc ủy quyền điều hành doanh nghiệp của mình cho cấp dưới Song, ông An rất băn khoăn là sẽ quyết định giao quyền điều hành doanh nghiệp cho ai Ông Quyết là phó tổng giám đốc, phụ trách tài chính rất tài ba trong công việc liên quan tới tài chính, nhưng là người ngại va chạm Bà Lan là giám đốc nhân

sự, có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ với nhân viên, nhưng ít kinh nghiệm trong công việc marketing và tài chính; anh Hùng là giám đốc bộ phận Marketing, đã từng là trợ lý cho ông An Anh rất năng nổ, tháo vát trong công việc nhưng nóng tính, hay đốp chát nên dễ gây hiểu lầm cho mọi người Anh/Chị hãy dùng kiến thức về chức năng tồ chức của quản trị học để tư vấn giúp ông An giải quyết tình huống này

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC VỀ CÂU HỎI: 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

TRẢ LỜI CÂU HỎI 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỨC NĂNG TRONG QUẢN TRỊ 5

1 Lý thuy ết về các chức năng: 5

a Hoạch định: 5

b Tổ chức: 6

c Lãnh đạo: 7

d Ki ểm soát: 8

2 M ối quan hệ giữa các chức năng: 9

3 T ổng kết: 10

TRẢ LỜI CÂU HỎI 2: THÁP BẬC THANG NHU CẤU CỦA MASLOW VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 11

4 Thuy ết bậc thang nhu cầu của Maslow: 11

5 Ý nghĩa thực tiễn khi ứng dụng vào doanh nghiệp cụ thể: 12

a Ý nghĩa: 12

b Ứng dụng trong doanh nghiệp: 12

6 T ổng kết: 13

TRẢ LỜI CÂU HỎI 3: CÂU HỎI TÌNH HUỐNG 14

7 Phân tích: 14

a Đạt hiệu quả mục tiêu: 14

b Các b ộ phận hoạt động thống nhất: 14

c Giao đúng người: (quan trọng nhất) 14

d Ít rủi ro: 15

8 K ết luận: 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong tình hình hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, đi kèm với đó là sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, sự du nhập văn hóa của nhiều quốc gia, tổ chức

Bên cạnh đó, kinh doanh luôn là lĩnh vực được nhiều người lựa chọn nhất trước các ngành kỹ thuật Tuy nhiên, việc kinh doanh trong xu hướng phát triển không ngừng của các yếu tố trên là là một công việc không hề dễ dàng mà đòi hỏi phải có bản lĩnh, kiến thức, gan dạ, kiên trì và may mắn Thành công

là thứ ai cũng muốn hướng tới nhưng thất bại là thứ không thể tránh khỏi

Có thể thấy, kinh doanh vừa là một thách thức, vừa là một cơ hội để hướng tới sự thành công Chính vì vậy, việc có kiến thức trong kinh doanh là thứ cực kỳ quan trọng trước khi chúng ta dấn thân vào lĩnh vực này Mà kiến thức khởi nguồn cho việc kinh doanh chính là Quản Trị

Trong bài tiểu luận này, em sẽ trả lời cho những câu hỏi về kiến thức, ứng dụng, tình huống trong quản trị được nêu trong phần tóm lược bằng kiến thức đã học và ý kiến cá nhân

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bài tiểu luận chắc chắn sẽ còn có những thiếu sót do việc kinh nghiệm lẫn kiến thức chuyên môn vẫn còn hạn chế Mong cô có những đánh giá, nhận xét tích cực

Trang 5

TRẢ LỜI CÂU HỎI 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỨC NĂNG TRONG QUẢN TRỊ

Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết ta cần phải làm rõ lý thuyết về các chức năng trong quản trị (bao gồm: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát) Từ đó, ta mới có thể nêu rõ sự liên kết, bổ trợ cũng như trình tự hoạt động của các chức năng với nhau (quan hệ giữa các chức năng)

a Hoạch định:

Khái niệm: Là chức năng đầu tiên của việc quản trị, chức năng này nhằm giúp nhà quản trị, nhà lãnh đạo xác định được sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp/tổ chức của mình và có thể xác định được những mục đích, mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn cần đạt tới Từ đó đưa ra những kế hoạch, chiến lược, chiến thuật nhằm phục vụ mục đích chung của tổ chức, doanh nghiệp của mình

Vai trò: Hoạch định có các vai trò khá quan trọng và là bước đầu tiên để người lãnh đạo dấn thân vào việc quản trị doanh nghiệp của mình Nó có tính quyết định tới định hướng phát triển của doanh nghiệp, cho phép mỗi người trong tổ chức/doanh nghiệp biết rõ đích đến, cái mình cần hướng tới, biết phân bổ nhân vật lực một cách hiệu quả, chẳng hạn như:

+ Hoạch định giúp đánh giá được đúng tình trạng của doanh nghiệp/tổ chức (con người, nguồn lực, …)

+ Hoạch định giúp xác định mục tiêu cần hướng tới của doanh nghiệp/tổ chức (tài chính, nhân

sự, vị thế, lợi nhuận, danh tiếng, …) mà không bị chệch hướng

+ Hoạch định giúp lên các kế hoạch cần thiết phục vụ mục tiêu và giải quyết vấn đề của doanh nghiệp/tổ chức trong các mốc thời gian cụ thể

+ Hoạch định giúp nhà quản trị lên kịch bản để ứng phó với các tình huống, cơ hội có thể xảy ra trong quá trình điều hành

Hình 1.1 Chức năng hoạch định trong quản trị

Trang 6

b Tổ chức:

Khái niệm: Là chức năng tiếp theo của việc quản trị, chức năng này giúp nhà quản trị, nhà lãnh đạo thiết kế và tổ chức tốt cấu trúc bộ máy trong công ty Sau khi đã có kế hoạch, mục tiêu cụ thể từ việc hoạch định, nhà quản trị có thể phân bổ nguồn lực, nhân viên tương ứng với kế hoạch đề ra dựa vào chức năng tổ chức, giúp giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp/tổ chức

Vai trò: Tổ chức có vai trò thực tế hơn so với hoạch định, nhà quản trị có thể thông qua nó quy hoạch lại cấu trúc của doanh nghiệp/tổ chức một cách trơn tru, vừa giúp các bộ phận trong doanh nghiệp/tổ chức vận hành một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí, đúng công năng, duy trì bền vững vừa có thể thay đổi và đổi mới theo xã hội và tạo ra văn hóa của chính doanh nghiệp/tổ chức mình vận hành, tìm được nhân tài phục vụ cho công ty

+ Tổ chức giúp tìm đúng người cho đúng việc (tuyển dụng, sàng lọc, …)

+ Tổ chức giúp thúc đẩy kết quả hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức (năng suất, hiệu quả, sáng tạo trong công việc,) dựa trên việc tiếp cận với con người

+ Tổ chức giúp nhà quản trị có thể phát triển tiềm năng nhân viên, duy trì lực lượng lao động có tài năng thông qua các chính sách như: lương, hoa hồng, phúc lợi, lắng nghe ý kiến, sa thải, thăng chức,

+ Tổ chức giúp linh hoạt trong việc đổi mới và tạo ra văn hóa công ty, nắm bắt được những nhu cầu mới của nhân viên, xã hội

+ Tổ chức giúp phân bổ nhân sự các phòng ban đúng chức năng, phân quyền đúng quyền hạn tránh để các công việc bị bế tắc, chồng chéo nhau, không có trình tự

Hình 1.2 Chức năng tổ chức trong quản trị

Trang 7

c Lãnh đạo:

Khái niệm: là chức năng của nhà quản trị dùng để truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên nhằm mục đích thúc đẩy công việc cho hoàn thành những mục tiêu, mục đích đã được hoạch định theo kế hoạch ban đầu một cách có hiệu quả, có sáng tạo

Vai trò: là chức năng quan trọng cần phải có của các nhà quản trị cấp cao, cấp càng lớn thì kỹ năng lãnh đạo càng phải được trau dồi Đây không phải kỹ năng khó nhất trong 4 chức năng tuy nhiên để có thể trở thành nhà lãnh đạo tốt thì lại cần học hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, có trách nhiệm, bản lĩnh và phải có tầm nhìn tốt hơn những người khác Tài năng lãnh đạo có thể thông qua việc trau dồi hoặc có tố chất sẵn

+ Một nhà lãnh đạo tốt có thể linh hoạt thích nghi với nhiều môi trường công việc, từ đó lựa chọn phong cách lão đạo để dẫn dắt nhân viên hiệu quả nhất

+ Một nhà lãnh đạo tốt có thể truyền cảm hứng cho nhân viên và giữ chân nhân viên tốt hơn, giúp cho công việc không bị trì trệ

+ Một nhà lãnh đạo tốt có thể phân quyền và ủy quyền đúng người để giảm bớt áp lực công việc

mà vẫn không mất quyền điều hành trong doanh nghiệp/tổ chức

+ Một nhà lãnh đạo tốt có thể tạo ra nhiều sản phẩm cho doanh nghiệp/tổ chức bằng sự thúc đẩy việc sáng tạo của nhân viên, từ đó mang lại nhiều cơ hội mới, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện các kế hoạch

Hình 1.3 Chức năng lãnh đạo trong quản trị

Trang 8

d Kiểm soát:

Khái niệm: là chức năng cuối cùng của nhà quản trị dùng để kiểm tra, giám sát hiệu suất, điều chỉnh lại các hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức theo đúng kế hoạch đã hoạch định ban đầu (nếu có sai hướng) Đồng thời, kiểm soát cũng là chức năng giúp nhà quản trị theo dõi được tình hình tài chính, ngân sách, tiến độ, nhân sự để kịp thời ứng phó với các vấn đề của doanh nghiệp/tổ chức

Vai trò: là chức năng cuối cùng nhưng cũng khá quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp/tổ chức Thông qua việc kiểm soát, nhà quản trị có thể đảm bảo hiệu suất và hiệu quả công việc đạt được mức tối ưu mà vẫn không ảnh hưởng gì đến quá trình làm việc (vì ít xảy ra sai sót trong việc thực hiện chiến lược, chiến thuật) Tùy vào mục đích của doanh nghiệp/tổ chức, nhà quản trị có thể kiểm tra và điều chỉnh theo các hình thức khác nhau, chẳng hạn như:

+ Nhà quản trị có thể kiểm tra được rủi ro thông qua chức năng kiểm soát, cũng như dự đoán được thiệt hại và các vấn đề sẽ xảy ra theo kế hoạch đã hoạch định để đưa ra phương án giải quyết kịp thời

+ Nhà quản trị có thể kiểm tra được song song quá trình làm việc, sự thay đổi của môi trường trong lẫn ngoài doanh nghiệp/tổ chức để có phương án thay đổi tốt nhất cho kế hoạch đã hoạch định

+ Nhà quản trị có thể kiểm tra được toàn bộ nguồn nhân vật lực của công ty hiện tại theo từng mốc thời gian để xem có đạt đúng mục tiêu đã đề ra ban đầu không, từ đó rút kinh nghiệm cho những

dự án sau này

Hình 1.4 Chức năng kiểm soát trong quản trị

Trang 9

2 Mối quan hệ giữa các chức năng:

Thông qua lý thuyết, vai trò, công năng, trình tự của bốn chức năng trong quản trị đã được nêu trên mục “1 Lý thuyết về các chức năng” , em có thể kết luận rằng:

+ Các chức năng trong quản trị vận hành một cách có trình tự:

Một quy trình quản trị phải có đầy đủ bốn chức năng này thì mới hoạt động có hiệu quả, kết quả tốt Chức năng Hoạch định sẽ đặt ra nền móng, tầm nhìn của doanh nghiệp/tổ chức, là bước chân đầu tiên trong quá trình quản trị Chức năng Tổ chức sẽ đi sau việc hoạch định để hiện thực hóa con đường

đi của doanh nghiệp/tổ chức một cách có bài bản, có trật tự Đồng hành sau đó với việc hình thành tổ chức sẽ là Lãnh đạo, chức năng này sẽ mở ra những con đường mới, mở ra tầm nhìn mà doanh

nghiệp/tổ chức hướng tới cũng như dẫn dắt những nhân viên đi theo mình Để cuối cùng, chức năng

Kiểm soát sẽ điều chỉnh được doanh nghiệp/tổ chức đi đúng với con đường đã hoạch định từ ban đầu Quá trình này sẽ vận hành và lặp lại liên tục để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp/tổ chức Đó là trình

tự và vòng lặp của bốn chức năng trong quản trị, cho dù có đạt được mục tiêu ban đầu hay không

Ví dụ như là việc nhỏ như mở một cửa hàng, chúng ta phải có tầm nhìn về quy mô cửa hàng, từ

đó lên các kế hoạch về chiến lược bán hàng, sản phẩm Sau đó chúng ta sẽ phân bổ nguồn tiền và vật

tư, nhân viên trong cửa hàng một cách hiệu quả ít tốn chi phí nhất, việc lãnh đạo trong quy mô nhỏ là không thực sự cần thiết nhưng vẫn cần để có thể phát huy thêm cơ hội cho cửa hàng (sản phẩm mới)

Từ đó, sau các tháng tổng kết, theo dõi, kiểm tra chúng ta có thể điều chỉnh lại kế hoạch của cửa hàng một cách hợp lí hơn

+ Các chức năng trong quản trị vận hành một cách có liên kết và bổ sung cho nhau mà không cần phải theo trình tự:

Có thể kể đến như chức năng Hoạch định sẽ hỗ trợ cho chức năng Lãnh đạo về việc định hướng tầm nhìn, sứ mệnh, không để doanh nghiệp/tổ chức đặt ra mục tiêu quá sức khiến cho việc lãnh đạo là không thể Trong lúc đó chức năng Lãnh đạo cũng có thể hỗ trợ lại cho Hoạch định về việc tiếp cận môi trường công việc, nhân viên, thúc đẩy cơ hội giúp cho việc hoạch định trở nên dễ dàng, có nhiều

kế hoạch khả thi hơn Hoặc như là chức năng Tổ chức sẽ hỗ trợ cho chức năng Kiểm soát ở việc nhà quản trị có thể dễ dàng kiểm tra lại các phòng ban, bộ phận khi có vấn đề xảy ra, từ đó giảm thiểu thời gian và thiệt hại trong việc điều chỉnh Chức năng Kiểm soát cũng có thể bổ trợ cho chức năng Tổ chức

trong lúc vận hành việc quản trị doanh nghiệp ở chỗ giúp cho việc tổ chức lại dễ dàng hơn theo đúng mục tiêu, và phân bổ lại nguồn lực đúng mục đích

Ví dụ thực tiễn cho trường hợp này là công ty cổ phần sữa Vinamilk, cơ cấu tổ chức của công ty

Trang 10

này được phân tầng theo thứ tự: cấp quản trị tối cao, cấp quản trị trung gian, cấp quản trị cơ sở và nhân viên Các bộ phận trong công ty sẽ nhận chỉ đạo trực tiếp từ một quản trị cấp cao nhất, có nghĩa là công việc sẽ được tập trung về một đầu mối duy nhất, tương đương với chức năng Lãnh đạo sẽ bổ sung rất lớn cho việc Hoạch định, đòi hỏi một nhà lãnh đạo giỏi

Hình 2.1 mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị

Qua câu 1, ta đã phân tích được 4 chức năng của quản trị bao gồm: Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo, Kiểm soát Mỗi một chức năng đều có ý nghĩa và vai trò khác nhau, tuy nhiên tầm quan trọng thì luôn

có và không thể thiếu trong quá trình quản trị của lành lãnh đạo

Mối quan hệ giữa bồn chức năng này vừa vận hành một cách có trình tự; vừa vận hành một cách có liên kết và bổ sung cho nhau không theo thứ tự Một chức năng này sẽ hỗ trợ ba chức năng còn lại (như hình 2.1)

Trong một doanh nghiệp/tổ chức, quá trình này luôn được lặp đi lặp lại thì doanh nghiệp/tổ chức đó mới tồn tại lâu dài và hiệu quả được Sau khi hoàn thành sứ mệnh, mục đích, mọi kết quả sẽ được kiểm tra và đối chiếu với hoạch định ban đầu Từ đó rút ra kinh nghiệm để hoạch định một sứ mệnh mới

Trang 11

TRẢ LỜI CÂU HỎI 2: THÁP BẬC THANG NHU CẤU CỦA

MASLOW VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Ta có khái niệm như sau: thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow cho rằng các nhân sẽ được động

viên bởi nhiều nhu cầu và chúng tồn tại theo một trật tự từ thấp đến cao và được thể hiện trong hình

3.1:

Hình 3.1 tháp thang bậc nhu cầu của Maslow

Dựa vào hình 3.1, ta có 5 nhu cầu động viên cơ bản từ thấp tới cao của cá nhân:

1 Nhu cầu sinh lý: là những nhu cầu cơ bản nhất của con người như tiền, thực phẩm, nước, không khí,

2 Nhu cầu an toàn: là những nhu cầu về sự an toàn của môi trường, vật chất, cảm xúc ví dụ như tiếng ồn, bạo lực, bảo hộ lao động, an toàn lao động, phúc lợi bổ sung, …

3 Nhu cầu xã hội: là những nhu cầu về sự khát vọng được chấp nhận bởi đồng nghiệp, nhóm hoặc tổ chức, có được tình cảm giữa con người với nhau, có hảo cảm với cấp trên, được chấp nhận

4 Nhu cầu được tôn trọng: là những nhu cầu về sự mong muốn có được một hình ảnh tốt, một địa vị cao trong mắt người khác hoặc trong một tập thể, được mọi người chú ý, tôn trọng, được chấp nhận ở tập thể

5 Nhu cầu được tự thể hiện: là những nhu cầu về sự hoàn thiện, là nhu cầu cao nhất và sau

Trang 12

cùng trong các nhu cầu Nhu cầu này liên quan tới việc muốn được phát triển năng lực của bản thân để trở thành con người tốt hơn

Bảng tóm tắt 5 nhu cầu và các ví dụ cơ bản được thể hiện ở hình 3.2:

Hình 3.2 Thang bậc nhu cầu của Maslow

Theo lý thuyết của Maslow, các nhu cầu ở cấp thấp được ưu tiên thỏa mãn trước thì mới đủ điều kiện kích hoạt các nhu cầu ở cấp cao hơn Tức là việc động viên của cá nhân phải theo một giai đoạn có thứ tự: nhu cầu sinh lý phải được thỏa mãn trước, sau đó sẽ tới nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện Sau khi thỏa mãn ở một bậc nhu cầu thì tự khắc tầm quan trọng của nhu cầu đó sẽ giảm, kích thích nhu cầu tiếp theo

Ta sẽ chia làm hai phần: ý nghĩa và ứng dụng

a Ý nghĩa:

Theo Maslow, nhu cầu của con người được phân theo cấp độ khác nhau mang đến các tính chất khác nhau về sự hài lòng ở mỗi cá nhân Điều đó có nghĩa là để có thể động viên được người lao động/nhân viên thì phải biết được nhu cầu của họ đang ở bậc nào trong tháp nhu cầu mới có phương án động viên thích hợp nhất Cũng như việc kinh doanh cũng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến thuật để việc kinh doanh đạt hiệu quả

b Ứng dụng trong doanh nghiệp:

Trong kinh doanh: đối với doanh nghiệp, việc kinh doanh thuận lợi là một yếu tố cực quan trọng để thành công, mà muốn kinh doanh thành công thì phải nắm bắt được tâm lí của khách hàng, biết được nhu cầu hiện tại theo cấp bậc nhu cầu của họ Từ đó, mới có thể chăm sóc khách hàng một cách hiệu

Ngày đăng: 01/03/2024, 12:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w