1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật hiến pháp tiểu luận kết thúc học phần môn luật hiến pháp

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuấtphát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện chocông dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luậtpháp.Trong

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn học: Luật Hiến pháp Giảng viên: PGS TS Vũ Công Giao Ngành: Luật Chất lượng cao Lớp: K66CLC-A Sinh viên: Phạm Thị Minh Tâm 21062075 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Năm học: 2021 - 2022 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỤC LỤC A PHẦN MỞ ĐẦU 2 B PHẦN NỘI DUNG 2 I Các khái niệm cơ bản 2 II Quyền con người trong tình trạng khẩn cấp theo Luật Nhân quyền quốc tế 3 III Quyền con người trong tình trạng khẩn cấp - tình trạng khẩn cấp dịch bệnh theo pháp luật Việt Nam 5 1 Quy phạm pháp luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân trong tình trạng khẩn cấp: 5 2 Hạn chế của pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam: 6 IV Bảo vệ quyền con người trong tình trạng khẩn cấp dịch bệnh 7 1 Biện pháp chung 7 2 Biện pháp trong tình trạng khẩn cấp dịch bệnh 8 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 A PHẦN MỞ ĐẦU Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp Trong những tình huống đặc biệt đe doạ tới sự sống còn của một quốc gia như tình trạng khẩn cấp (TTKC), pháp luật quốc tế và quốc gia đều dự liệu cho phép những giới hạn nhất định hoặc thậm chí đình chỉ thực hiện đối với một số quyền con người Tuy nhiên, việc giới hạn quyền phải được pháp luật quy định rõ ràng và thoả mãn một số tiêu chí nhất định: tính bắt buộc, tính tương xứng, tính tối thiểu, 1Thông qua kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh thời gian qua, vấn đề bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong TTKC dịch bệnh cần được quy định cụ thể hơn bao giờ hết B PHẦN NỘI DUNG I Các khái niệm cơ bản Quyền con người là những đảm bảo pháp lý phổ quát có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm và tự do cơ bản của con người TTKC là tình huống xảy ra khi thảm họa lớn do thiên nhiên, con người gây ra, khi dịch bệnh lây lan trên diện rộng vượt quá khả năng ứng phó của chính quyền, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tài sản của nhà nước và của tổ chức khác II Quyền con người trong TTKC theo Luật Nhân quyền quốc tế 1 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.71-73 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Theo Luật Nhân quyền quốc tế, trong những TTKC đe doạ sự sống còn của đất nước (state of emergency), quốc gia có thể tạm đình chỉ/tạm dừng việc thực hiện một số quyền con người trong thời gian nhất định, bằng việc áp dụng những biện pháp tạm đình chỉ Nguyên tắc khi áp dụng biện pháp tạm đình chỉ:2 Biện pháp áp dụng phải thực sự xuất phát từ tình huống khẩn cấp, do tình hình bắt buộc phải làm để cứu vãn sự sống còn của quốc gia Biện pháp áp dụng không được trái với những nghĩa vụ khác xuất phát từ pháp luật quốc tế, đặc biệt không được mang tính chất phân biệt đối xử Không áp dụng với các quyền không thể bị tạm đình chỉ (nonderogatable rights) Theo Điều 4, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR): Khi áp dụng các biện pháp này, phải thông báo ngay cho các quốc gia thành viên khác của ICCPR thông qua Tổng Thư ký Liên hợp quốc, trong đó nêu rõ những biện pháp cụ thể đã áp dụng và thời gian dự định sẽ chấm dứt áp dụng các biện pháp này.3 Ngoài tạm đình chỉ, quốc gia cũng có thể đặt ra những giới hạn với quyền con người (limitation of rights) Nguyên tắc khi đặt ra giới hạn quyền:4 Giới hạn phải được quy định trong pháp luật Giới hạn đặt ra không được trái với bản chất của quyền bị giới hạn 2 GS TS Nguyễn Đăng Dung, Tình trạng khẩn cấp theo quy định của Hiến pháp và Công ước, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 15/1/2021 3 Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR, 1966), Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Hồng Đức năm 2012, tr 49 – 50 4 Nguyễn Minh Tâm, Pháp luật về quyền con người trong tình trạng khẩn cấp ở Trung Quốc và những giá trị tham khảo cho Việt Nam, Viện Luật, Đại học Sư phạm Hồ Nam, Trung Quốc 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Chỉ đặt ra giới hạn nếu điều đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ và nhằm mục đích thúc đẩy phúc lợi chung của cộng đồng Không áp dụng đối với các quyền tuyệt đối (absolute rights) Quyền không thể tạm đình chỉ: quyền sống; các quyền tuyệt đối trừ quyền không bị bắt, giam giữ vô cớ ; quyền tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo; quyền không bị sử dụng làm thí nghiệm y học mà không có sự đồng ý; quyền của người bị tước tự do được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng phẩm giá vốn có của con người; quyền được bảo vệ khỏi bị bắt làm con tin, bị cưỡng bức đưa đi mất tích hoặc bị giam giữ bí mật; một số yếu tố của quyền của những người thuộc về các nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; cấm tuyên truyền cho chiến tranh, kích động bạo lực, sự hận thù về chủng tộc, tôn giáo Quyền tuyệt đối: quyền không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục; quyền không bị bắt, giam giữ vô cớ; quyền không bị bắt giữ làm nô lệ hay nô dịch; quyền không bị bỏ tù chỉ vì lý do không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; quyền không bị áp dụng hồi tố trong tố tụng hình sự; quyền được công nhận là thể nhân trước pháp luật III Quyền con người trong TTKC - TTKC dịch bệnh theo pháp luật Việt Nam Điều 14, Hiến pháp năm 2013 quy định: “1 Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật 2 Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” 1 Quy phạm pháp luật (QPPL) liên quan đến quyền con người, 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 quyền công dân trong TTKC: Sau đây sử dụng dẫn chứng là nội dung các QPPL cụ thể liên quan đến TTKC dịch bệnh Quy định điều kiện tuyên bố TTKC: Pháp lệnh TTKC 2000 Các văn bản luật chuyên ngành xác định cụ thể những điều kiện tuyên bố TTKC đều viện dẫn pháp luật về TTKC Khoản 1, Điều 42, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 xác định điều kiện khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố TTKC Quy định quyền con người, quyền công dân bị hạn chế trong TTKC Biện pháp hạn chế được quy định trong Điều 6, Điều 7, Điều 8 Pháp lệnh TTKC 2000: cấm người, phương tiện ra, vào trên địa bàn, khu vực nhất định; cấm người, phương tiện hoạt động trong thời gian nhất định; trưng dụng phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân; cấm, giải tán các cuộc biểu tình, các cuộc tụ tập đông người và những hoạt động của cá nhân, tổ chức; hạn chế xuất, nhập cảnh, quá cảnh; Quy định biện pháp bảo đảm, khôi phục quyền con người, quyền công dân trong và sau thời gian diễn ra TTKC: Quyền của người bị bắt, giam, giữ trái pháp luật hoặc bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật khác của người có thẩm quyền gây ra được khôi phục danh dự, quyền lợi và được bồi thường thiệt hại; quyền của người bị trưng dụng phương tiện, tài sản được hoàn trả phương tiện, tài sản, trong trường hợp phương tiện, tài sản bị mất mát hoặc hư hỏng thì cơ quan đã trưng dụng có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật; Điểm c, Khoản 2, Điều 14, Pháp lệnh TTKC 2000 quy định: “Người bị bắt và bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về cấm đi lại, nếu 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 có giấy tờ tùy thân hợp lệ thì được trả tự do ngay sau khi hết thời gian cấm đi lại; trong trường hợp người bị bắt không có giấy tờ tùy thân thì bị tạm giữ cho đến khi xác minh được về nhân thân của người đó nhưng không quá bảy mươi hai giờ” 2 Hạn chế của pháp luật về TTKC ở Việt Nam:5 Theo Điều 74, Pháp lệnh năm 2000, hai chủ thể quyết định TTKC là UBTVQH và Chủ tịch nước Chủ tịch nước chỉ có quyền trong trường hợp mà UBTVQH không thể họp Pháp lệnh TTKC năm 2000 được ban hành trên cơ sở Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), còn nguyên tắc hạn chế quyền con người chỉ được bổ sung trong Hiến pháp 2013 Chưa quy định đầy đủ về quyền bị hạn chế; tạm đình chỉ và giới hạn quyền; phê chuẩn, sửa đổi, bãi bỏ tuyên bố TTKC, những văn bản trong khi diễn ra TTKC; IV Bảo vệ quyền con người trong TTKC dịch bệnh ở Việt Nam 1 Biện pháp chung: Đảm bảo thực hiện nguyên tắc khi áp dụng tạm đình chỉ và đặt ra giới hạn quyền theo Luật Nhân quyền quốc tế Đảm bảo thực hiện đúng các QPPL liên quan đến quyền con người trong TTKC: Pháp luật về TTKC dự liệu các biện pháp bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở cả ba nhóm QPPL Pháp luật về TTKC quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị trong thi hành nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) hoặc lệnh của Chủ tịch nước về ban bố TTKC; 5 PGS TS Vũ Hồng Anh, TS Nguyễn Thị Thủy, Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, ngày 10/8/2020 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 quy định trách nhiệm của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong giám sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố TTKC Khắc phục hạn chế của pháp luật về TTKC để ứng phó kịp thời, tránh lạm dụng quyền, bảo đảm các quyền tuyệt đối hoặc quyền không thể tạm đình chỉ Áp dụng những biện pháp được pháp luật quy định một cách linh hoạt, hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống bình thường của công dân Ban hành những văn bản pháp luật quy định cụ thể về việc đặt ra hạn chế quyền con người 2 Biện pháp trong TTKC dịch bệnh: Cân nhắc việc quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp Trong thời gian phòng, chống dịch COVID – 19, Việt Nam không tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhưng áp dụng một số biện pháp như tình trạng khẩn cấp Đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; không gây ách tắc cho lưu thông, sản xuất Bảo đảm quyền tự do thông tin, các quyền tự do khác được thực hiện ở mức độ nhất định Việc áp dụng biện pháp hạn chế phải được quy định cụ thể bằng văn bản đối với tình hình dịch bệnh cụ thể Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Trong đó có những nội dung chính liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống dịch Khoản 3, Điều 12 quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng” Xác định tình hình dịch bệnh, điều chỉnh, quyết định việc thực hiện một số văn bản khi có diễn biến mới Nghị quyết 128/2021/NQ-CP ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID – 19” Cả nước ngừng thực hiện Chỉ thị 15, 16, 19 của Thủ tướng Chính phủ Theo Nghị quyết 128/2021/NQ-CP, hoạt động cơ quan, công sở thuộc tỉnh, thành phố ở cấp độ 1 và 2 có thể hoạt động, ở cấp độ 3 và 4 hoạt động hạn chế Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; huy động cả hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu Nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, khôi phục những quyền bị hạn chế Ban hành những chính sách hỗ trợ nhu cầu thiết yếu của người dân trong khi tình hình dịch bệnh Nhiều chính sách hỗ trợ người dân được xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện hiệu quả, trên quy mô lớn, trong điều kiện giãn cách xã hội để chống dịch và nguồn lực có hạn Cả nước đã dành gần 71,5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ 742.000 lượt người sử dụng lao động, 42,8 triệu người lao động; xuất cấp trên 158.000 tấn gạo hỗ trợ người dân gặp khó khăn Bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; các chính sách Có giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gắn với thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; giải pháp phục hồi thị trường lao động Trong thời gian phòng, chống dịch COVID – 19, nhiều chỉ đạo chưa nhất quán giữa các cơ quan, địa phương; việc thực hiện văn bản của cơ 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 quan nhà nước còn chưa linh hoạt gây khó khăn cho người dân Đó cũng là hạn chế cần khắc phục trong việc bảo vệ quyền con người trong TTKC dịch bệnh 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w