Lý do chọn đề tài Tết cổ truyền Việt Nam - Tết Nguyên Đán luôn ở trong tâm thức và theo suốt cuộc đời mỗi con người, từ lúc còn thơ bé háo hức chờ manh áo mới, chờ mừng tuổi ngày tết, đế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA SƯ PHẠM
□&□
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG
GVHD: Phù Chí Hòa SVTH: Nguyễn Thái Phong MSSV: 2012821
Lớp: TNK44SP
Đà Lạt, 25 tháng 12 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu của đề tài 3
3 Nội dung thực hiện đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 4
3.1 Giới thiệu về ngày Tết 4
3.2 Những việc làm vào ngày Tết 5
3.2.1 Trang trí – mua sắm tết 5
3.2.2 Mâm ngũ quả 6
3.2.3 Hoa 7
3.2.4 Bàn thờ gia tiên 8
3.3 Ông Táo về trời 9
3.4 Cúng tất niên 10
3.5 Cúng giao thừa 11
3.5.1 Cúng ngoài trời 11
3.5.2 Cúng trong nhà 11
3.6 Tập tục ngày tết 12
TỔNG KẾT 13
4 Kết quả mong muốn đạt được của đề tài 13
4.1 Ý nghĩa của đề tài 13
4.2 Tính thực tế trải nghiệm của đề tài 13
4.3 Kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tết cổ truyền Việt Nam - Tết Nguyên Đán luôn ở trong tâm thức và theo suốt cuộc đời mỗi con người, từ lúc còn thơ bé háo hức chờ manh áo mới, chờ mừng tuổi ngày tết, đến khi trưởng thành lo thực hiện trọn vẹn nghi
lễ tết, và khi về già được an nhàn hưởng tết…Tết cổ truyền đã trở thành một
mỹ tục của Việt Nam, nó không đơn thuần là thời điểm chuyển giao giữa năm
cũ và năm mới hay đơn giản là sự chuyển mùa, hơn thế, Tết mang ý nghĩa tâm linh và nguồn cội, khiến ta sống sâu sắc hơn, gắn bó hơn với quê hương, tiên tổ ; chan hòa hơn trong tình thương mến gia đình, đồng loại; dạt dào hơn trong niềm tin yêu và hy vọng…
Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập và giao lưu văn hóa toàn cầu, nhiều nét đẹp văn hóa của nước ngoài đã được tiếp thu nhanh chóng và dễ dàng trong khi không ít vẻ đẹp văn hóa Việt có nguy cơ bị rơi vào quên lãng hoặc không được hiểu theo một cách đúng nghĩa của nó chẳng hạn như một số tín ngưỡng của Tết cổ truyền dân tộc… Trong khi đó, Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán) lại là một thuần phong mỹ tục mang đầy nét văn hóa Việt , đặc trưng riêng của người Việt Nam Có thể nói rằng Tết cổ truyền đã trở thành nhân tố văn hóa mở trong mỗi con người và để lại biết bao sâu sắc của kỷ niệm Điều
đó mà những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền đã tạo ra những nét mới lạ, độc đáo cho các vị khách trong và ngoài nước Đây là một sự ảnh hưởng lớn lao đến hoạt động du lịch của Việt Nam, nó tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực trong cuộc sống đặc biệt trong những ngày tết Cơ hội để thách thức cũng như
tự hào cho ngành du lịch Việt Nam, có đầy tiềm năng khi khai thác du lịch
Do vây, tác giả đã chọn đề tài “Những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Viêt Nam - Ảnh hưởng đối với du lịch ” với mục đích hệ thống một cách căn bản, đồng thời lưu giữ và truyền bá giá trị văn hóa Tết của dân tộc Việt Nam
2 Mục tiêu của đề tài
Trình bày những nội dung cơ bản và những phong tục tập quán của người Việt trong ngày tết hiện nay Gìn giữ bảo tồn và phát huy những vẻ đẹp văn hóa , bản sắc dân tộc Việt Nam Hơn nữa là đưa những nét đẹp ấy phát triển ra ngoài lãnh thổ hình chữ S để cho bạn bè quốc tế hiểu rõ văn hóa nước mình
3 Nội dung thực hiện đề tài
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
3.1 Giới thiệu về ngày tết
Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất
ở Việt Nam
“Tết” là cách đọc âm Hán - Việt của chữ “tiết”, “nguyên” theo chữ Hán
có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”
Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo Âm lịch, muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây) Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21/01 Dương lịch và sau ngày 19/02 Dương lịch mà thường chỉ rơi vào khoảng giữa những ngày này
Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 - 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng)
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc như thế nào đến nay vẫn còn là vấn đề đang được tranh cãi
Hầu hết thông tin đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn Tết từ thời vua Hùng, tức là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc
Trang 5Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa, Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh
Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày “làm mới”, ngày để mọi người
có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp
Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần
để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn Trong dịp Tết, các gia đình thường tụ họp chúc Tết nhau, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua
3.2 Những việc cần làm vào ngày tết
3.2.1 Trang trí - mua sắm tết
Theo thói quen, người đi chợ sắm Tết thường mua rất nhiều đồ Người Việt Nam thường quan niệm, ngày Tết đầu năm mới nên cần dự trữ đồ trong nhà để không lúc nào thiếu đồ ăn vì vậy mọi người thường mua sắm cũng nhiều hơn ngày thường Mọi người cũng đi chợ Hoa để chọn những cành đào đẹp, những bông hoa tươi để trang trí trong nhà ngày Tết Người người đi chợ sắm tết tạo nên không khí ngày tết ấm cúng, sôi nổi
Với quan niệm “Tống cựu ngênh tân”, người Việt ta có thói quen dọn dẹp sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, hoặc đồ cũ không dùng tới, để dành chỗ đón cái mới, quần áo mới, vật dụng mới… Trong nhà đặt các lọ hoa với đủ màu sắc tươi mới như cúc vàng, hoa đào, hoa mai… hoặc những cây quất với những trái quất vàng ươm làm rực một góc không gian
Trang 63.2.2 Mâm ngũ quả
Từ lâu, mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam Đặt mâm ngũ quả lên bàn thờ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên Mâm ngũ quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên
Dù mỗi miền có cách lựa chọn và bày trí mâm ngũ quả khác nhau, mâm ngũ quả dâng cúng trong đêm Giao thừa vẫn mang ý nghĩa chung: dâng lên tổ tiên những loại quả ngon để thể hiện lòng hiếu thảo và ước muốn những điều tốt đẹp, vạn sự bình an sẽ đến với gia đình Mâm ngũ quả ngày Tết còn tượng trưng cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi nảy nở và phát triển
Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đạo Phật, được nhắc đến trong kinh Ullambana Sutra với hình ảnh “trái cây năm màu” Mâm ngũ quả thường có khoảng 5 loại trái cây với màu sắc khác nhau Trong tâm thức người Việt,
“ngũ” thể hiện ước muốn đạt được ngũ phúc lâm môn: phú (giàu), quý (sang), thọ (sống lâu), khang (mạnh khỏe) và ninh (bình an)
Theo đó, các loại quả được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết cũng mang những ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như:
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn
Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt
Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ
Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống
Đào: thể hiện sự thăng tiến
Mai: con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn
Trang 7 Táo (loại trái to màu đỏ tươi): mang ý nghĩa phú quý.
Thanh long: ý rồng mây gặp hội
Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời
Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu
Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc
Đu đủ: mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng
Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn
3.2.3 Hoa
Bên cạnh “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”… thì hoa là một trong những thứ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về Không chỉ trang trí cho góc nhà thêm xinh đẹp, mỗi một loài hoa còn mang một ý nghĩa khác nhau, tượng trưng cho những lời chúc,
kỳ vọng trong một năm mới
Đối với người miền Bắc, nhắc đến Tết là người ta sẽ nghĩ ngay đến hoa đào – loài hoa chỉ nở vào mùa Xuân, để phục vụ Tết Nguyên Đán Hoa đào vẫn là loại hoa được chưng nhiều trong dịp Tết Ý nghĩa của việc chưng hoa đào ngày Tết cũng không còn dừng ở việc trừ ma quỷ, trừ tà nữa, mà nó được hướng sang những ý nghĩa tốt đẹp hơn
Đối với nhiều người, hoa đào cũng giống như một người con gái miền Bắc đẹp dịu dàng, đằm thắm mà quyến rũ vô cùng Nó tượng trưng cho sự tinh tế, sang trọng và thuỷ chung Ngoài ra, hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới, sự sinh sôi, phát triển mạnh mẽ, nó có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh, bình an và vạn sự như ý trong năm mới
Đào nở vào mùa xuân còn biểu trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn thân thiết và tình yêu Chưng một cành đào đẹp trong nhà hay gửi tặng
Trang 8người thân, bạn bè một cành đào thắm là lời chúc tuyệt vời nhất mà bạn muốn gửi đến họ trong năm mới
Miền Bắc có hoà đào thì miền Nam có hoa mai Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang
Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão
Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt Bởi vậy
mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền
bỉ của người Việt Nam nói chung Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý
Những đoá mai vàng nợ rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau
3.2.4 Bàn thờ gia tiên
Người Việt dù có đi đâu làm gì thì ngày Tết cũng trở về quê cha đất tổ, thắp nén hương lên bàn thờ tiên tổ Cũng vì thế, bàn thờ ngày Tết trở thành trung tâm của ngôi nhà, trở thành góc xuân rực rỡ và thiêng liêng hơn cả Tùy phong tục vùng miền, bàn thờ ngày Tết sẽ được bài trí tương đối khác nhau Nhưng về cơ bản, bàn thờ sẽ được lau dọn sạch sẽ, bài trí đẹp mắt
để bắt đầu một năm mới tinh khôi, may mắn
Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà
Trang 9Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ
Phải vào những ngày cận Tết, mới thấy hết được không khí rộn ràng, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ từ việc đánh sáng lại bộ
lư đồng, lau chùi khung ảnh, bỏ bớt chân hương (nhang)…
Vì quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết, để làm sao cho đến đêm 30 tết, khi các
vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất đẹp đẽ
Trong cách bày biện bàn thờ, người ta thường bố trí vị trí cao nhất, chính giữa phía trong cùng là nơi để Bài vị - là tấm bia gỗ ghi tên, thụy hiệu của người được thờ cúng, nếu cầu kỳ thì bài vị này có thể được đặt trong một ngai thờ, hoặc một khám thờ
Do hầu hết các gia đình đều chỉ có một nơi thờ tự, do đó sẽ “phối thờ”
cả gia tiên nhiều đời và cả thần linh, cho nên thường thì vị trí này là Bài vị chung cho tất cả
Hai bên Bài vị chung, thì bố trí hoặc bài vị, hoặc ảnh thờ của những người đã khuất như ông bà, cha mẹ tùy theo ngôi thứ mà đặt cho đúng trái, phải, trước, sau
Trước các bài vị bố trí lư hương, tùy theo kích cỡ bàn thờ, mà chọn cho vừa Thông thường, để cho đẹp, thì lư hương ở chính giữa có kích thước lớn nhất
Trên bàn thờ nhất thiết phải có 2 ngọn đèn, hoặc đèn dầu, hoặc nến, để đốt lên mỗi khi hành lễ Trên bàn thờ, phía phải và phía trái sẽ bố trí thêm bình hương, lọ hoa, mâm bồng, đế đèn Ngoài ra, tùy vào điều kiện của từng gia đình mà có thể có thêm các đồ thờ tự quý khác, như Đỉnh đồng, Chân đèn, Song hạc
Hương dùng để thắp trên bàn thờ ngày Tết, hoặc dùng hương vòng, hoặc hương nén Có nơi người ta dùng cây “hương sào” lớn, mục đích là để cháy được lâu, đảm bảo duy trì liên tục trong các ngày Tết
Hoa trên bàn thờ có hoa cắm bình và hoa để trên đĩa, đối với bàn thờ ngày Tết, người ta thường duy trì cả hai loại này Ngoài ra, để mang đậm không khí xuân cổ truyền, thường có một cành đào, hoặc một cành mai trong
lọ sứ lớn
Mâm ngũ quả - đây là phần không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết, với
ý nghĩa tượng trưng cho số 5, đại diện cho “ngũ hành” kim-mộc-thủy-hỏa-thổ, đại diện cho “ngũ thường”: Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín” Người ta sẽ chọn
5 loại trái cây có bố cục và màu sắc hợp lý để bày biện cho đẹp mắt
Thường thì khoảng sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ Tết sẽ được hoàn tất để việc thắp sáng bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu ngay từ ngày 30 Còn thời điểm nào thiêng liêng hơn đêm giao thừa, khi cả nhà thành kính đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp những nén hương trầm ngào ngạt Tình người nồng ấm, tình đời rộng mở Và, một năm mới tràn đầy hy vọng bắt đầu
Trang 103.3 Ông Táo về trời
Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ cúng quan trọng trong dịp trước Tết Nguyên Đán Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay
về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình
Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau
Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người
ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an
Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình
3.4 Cúng tất niên
Trang 11Cứ vào cuối năm, để kết thúc một năm cũ qua đi và chào đón một năm mới, người Việt Nam thường có tục lệ cúng tất niên để đánh một dấu mốc quan trọng của năm đó
Ở các nước phương Tây thì tất niên là ngày cuối cùng của năm dương lịch - ngày 31/12 hàng năm Tuy nhiên, tại các nước phương Đông, trong đó
có Việt Nam thì tất niên là ngày cuối cùng của năm âm lịch - tức ngày 30 tháng Chạp (vào năm đủ ngày) và ngày 29 tháng Chạp (năm thiếu)
Ở mỗi vùng miền lại có những tập tục về tất niên và việc cúng tất niên khác nhau Nói về việc lễ tất niên, gia chủ có thể mời bạn bè hay người thân đến chung vui trong bữa ăn này
Bữa tất niên là cuộc hội ngộ đầy đủ nhất mà mỗi năm chỉ có một lần
Cả gia đình sẽ sum vầy bên mâm cơm đầy đủ các món ăn truyền thống, cùng hàn huyên, cười nói vui vẻ để xua tan đi những nhọc nhằn, vất vả của năm cũ Cũng trong dịp cuối năm này, thì nhà nhà, người người đều tham gia dọn dẹp, trang trí nhà cửa gọn gàng, tươm tất để chuẩn bị cho các lễ cúng quan trọng dịp cuối năm như cúng tất niên, cúng giao thừa để mời ông bà tổ tiên về ăn tết với gia đình
3.5 Cúng giao thừa
3.5.1 Cúng ngoài trời
Theo tín ngưỡng của người Việt, mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau Thời khắc giao thừa chính là lúc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành khiển Vì vậy, người dân làm mâm cỗ cúng đêm giao thừa để tiễn đưa vị thần năm cũ và chào đón vị thần mới