Khái niệm di động xã hộiCác giai cấp trong xã hội khơng hồn tồn đứng n, bất kể trong hệ thống giai cấp xãhội mở hay đóng, các thành viên của xã hội đó có thể thay đổi từ địa vị xã hội nà
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ & TRUYỀN THÔNG
-
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Lớp : Báo chí K21B - CLC Sinh viên : Nhung Tuệ Nghi MSSV : 2156031100
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:
2021 - 2022
ĐIỂM
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN II: PHÂN TÍCH CÂU NÓI “CON VUA THÌ LẠI LÀM VUA, CON SÃI Ở
Trang 42.6 Kết luận 12
Câu 1: Dưới góc độ xã hội học, “Di động xã hội” là khái niệm đề cập đến sự thay đổi địa
vị xã hội hay thay đổi tầng lớp xã hội của cá nhân, anh/chị hãy cho biết các loại hình “di động xã hội” đã tồn tại trong xã hội loài người? Đồng thời, đưa vào quan điểm của xã hội học, anh/chị hãy phân tích câu nói “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét
lá đa”?
PHẦN I: LÝ THUYẾT
1 Khái niệm di động xã hội
Các giai cấp trong xã hội không hoàn toàn đứng yên, bất kể trong hệ thống giai cấp xã hội mở hay đóng, các thành viên của xã hội đó có thể thay đổi từ địa vị xã hội này sang địa vị
xã hội khác Sự thay đổi này có thể là từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp tuỳ thuộc vào khả năng và nỗ lực của cá nhân đó có đạt được sự kỳ vọng cũa xã hội đối với địa vị họ đang
có hay không Và, sự thay đổi địa vị lên xuống của các cá nhân trong xã hội như vậy được gọi là di động xã hội
Khái niệm về di động xã hội theo nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ gốc Nga Pitirim A Sorokin thực chất là sự chuyển đổi của một cá nhân xã hội hoặc một nhóm xã hội từ địa vị xã hội này sang địa vị xã hội khác Nói cách khác, di động xã hội chính là phương tiện đánh giá năng lực, vai trò của cá nhân trong xã hội, thể hiện tầm ảnh hưởng của cá nhân đối với xã hội qua sự dịch chuyển địa vị trong xã hội Những ngày đầu anh A còn là học sinh ở trường, 10 năm sau anh đã trở thành một bác sĩ tài ba và có nguồn thu nhập cao Như vậy, có thể nói địa
vị xã hội của anh A đã thay đổi và đó chính là di động xã hội
Mặt khác, có người cho rằng, di động xã hội cũng có thể được đo lường bằng những thay đổi về thu nhập, trình độ học vấn và nghề nghiệp của cá nhân hoặc nhóm người trong xã hội Nhưng tóm lại, di động xã hội là đề cập đến sự di chuyển theo thứ bậc, vị thế xã hội của một người hay một nhóm người giữa các tầng lớp xã hội khác nhau và được xem là một yếu tố duy trì sự cân bằng xã hội và góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội Nếu tính di
Trang 5động xã hội bị giảm, nó có thể ảnh hưởng đến nhận thức của một số người về cơ hội bình đẳng và sự công bằng của toàn xã hội nói chung
2 Các loại hình di động xã hội
Trong xã hội học, có rất nhiều loại hình di động xã hội và mỗi loại hình thay đổi theo các quy luật khác nhau được xác định tùy theo chủ thể xã hội, phạm vi và quy mô nghiên cứu Đây là 3 loại hình di động xã hội phổ biến:
2.1 Di động xã hội theo chiều ngang, dọc
Di động xã hội theo chiều ngang là chỉ sự thay đổi vị trí của một cá nhân trong cùng một tầng lớp xã hội ở mức độ ngang nhau Sự dịch chuyển này thường là do thay đổi công việc, nghề nghiệp hoặc di dời cá nhân Ngược lại, di động xã hội theo chiều dọc là chỉ sự di chuyển của cá nhân từ địa vị xã hội này sang địa vị xã hội khác, có thể cao hoặc thấp hơn địa
vị xã hội cũ Kiểu di động xã hội này được biểu hiện qua sự thăng tiến, đề bạt hoặc miễn nhiệm, rúi lui (TS Trần Thị Kim Xuyến)
2.2 Di động xã hội theo thế hệ
Di động xã hội theo thế hệ gồm di động giữa các thế hệ và di động nội thế hệ Di động giữa các thế hệ là hình thức di động xã hội có sự thay đổi địa vị xã hội của thế hệ này so với thế hệ khác, tức là đề cập đến vị trí xã hội của con cái so với bố mẹ (có thể là di động đi lên,
đi xuống hoặc ngang bằng) Còn di động xã hội nội thế hệ là chỉ sự chuyển dịch vị trí trong cuộc đời của mỗi cá nhân trong phạm vi cùng một thế hệ với nhau Sự di động này thường liên quan tới nỗ lực của cá nhân đó trong xã hội
2.3 Di động địa vị xã hội
Di động xã hội còn chú trọng đến địa vị xã hội của mỗi cá nhân Địa vị xã hội được nhắc đến ở đây là địa vị do cá nhân nỗ lực đạt được chứ không phải địa vị xã hội sẵn có hoặc được gán cho Loại hình di động theo địa vị xã hội này được chia ra thành di động bảo trợ và di động tranh tài Di động bảo trợ tức là cá nhân đạt được một địa vị cao trong xã hội nhờ gia thế, mối quan hệ chứ không liên quan đến khả năng hay nỗ lực tự thân Còn di động tranh tài
là chỉ sự thay đổi địa vị xã hội trên cơ sở của nỗ lực và tài năng cá nhân Đây là loại hình di động trái ngược với di động bảo trợ
Trang 6Ngoài hai hình thức di động trên, di động địa vị xã hội còn bao gồm di động cơ cấu và di
động trao đổi Di động theo cơ cấu là dạng di động với tư cách là kết quả của thay đổi quá trình phân phối các địa vị trong xã hội Di động trao đổi chính là một số người thăng tiến thay vào vị trí của một số người khác di động xuống để tạo nên sự cân bằng của xã hội (TS.
Trần Thị Kim Xuyến)
PHẦN II: PHÂN TÍCH CÂU NÓI “CON VUA THÌ LẠI LÀM VUA, CON SÃI Ở CHÙA THÌ QUÉT LÁ ĐA”
Từ lâu xã hội đã luôn tồn tại sự phân hoá giai cấp giàu – nghèo mà trong xã hội học gọi là phân tầng xã hội Học thuyết này phân chia các cá nhân trong xã hội thành một số tầng xã hội dựa vào một số yếu tố như thu nhập, uy tín, địa vị, vốn (vốn xã hội, vốn văn hóa), dân tộc… Và câu ca dao “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa” là một ví dụ điển hình cho sự phân tầng này Câu nói ý chỉ vua là thiên tử thì con trai của vua cũng sẽ là thiên
tử, ngược lại nếu là con của thầy chùa thì mãi mãi cũng chỉ là con sãi Ta có thể thấy câu ca dao trên phân rõ tầng lớp đại diện giữa người giàu có, có địa vị trong xã hội (vua) và những người nghèo, thấp cổ bé họng (con sãi) Tuy ngày nay không còn là thời đại phong kiến, xã hội không còn vua nhưng một trong các lý do khiến con người chấp nhận vị trí của bản thân
là vì sự phân tầng xã hội là một bộ phận hữu cơ trong nền văn hóa của họ, nó tồn tại dai dẳng
và ăn sâu trong nếp nghĩ của mỗi cá nhân Vô hình chung, chính nếp nghĩ này đã khiến tư tưởng đó trở thành một thiết chế xã hội
Thực chất câu ca dao này cũng là một ví dụ cho sự di động địa vị xã hội – thể hiện qua quan điểm truyền thống “cha truyền con nối” Đối với các cá nhân ở tầng lớp thượng lưu thì truyền thống này chính là đại diện cho sự di động có bảo trợ vì từ “nối” ở đây không dừng lại
ở mức độ nối nghiệp mà còn là nối địa vị xã hội Có nghĩa là khi bố mẹ làm lãnh đạo, nắm trong tay nhiều uy quyền thì khả năng cao người con sẽ tiếp nhận địa vị cũng như quyền lực của bố mẹ nhờ nối gót bố mẹ làm lãnh đạo Còn nếu là con của những người lao động tay chân thì cũng chỉ có thể tiếp tục nối nghiệp làm lao động tay chân như bố mẹ và nếu muốn thay đổi địa vị bản thân thì phải tự thân nỗ lực
Ngoài phản ánh truyền thống “cha truyền con nối” thì câu ca dao này còn mang đậm tính chất bất bình đẳng Câu nói này đề cao những thế hệ sau của người có quyền lực trong xã hội
Trang 7hay gọi cách khác là đề cao những cá nhân được gắn mác “con ông cháu cha” Một tầng lớp được đề cao, tôn vinh, một tầng lớp lại bị xem thường khiến các cá nhân ở các tầng lớp khác nhau không thể nhận được sự đối đãi công bằng và lợi ích như nhau Điều này gây ra những bất công về cơ hội cho sự vươn lên, về sự xứng đáng được đối đãi công bằng của các cá nhân
ở tầng lớp thấp Ngoài ra, sự bất bình đẳng này còn ảnh hưởng tới các cá nhân ở tầng lớp cao hơn do họ có được tất cả mọi thứ từ của cải, thanh danh đến địa vị xã hội một cách quá dễ dàng từ cha mẹ mà không cần phải nỗ lực Vô tình, tư tưởng này khiến họ hiểu sai về thành tựu của bản thân, họ nghĩ rằng những gì họ đang sở hữu là điều hiển nhiên Nếu trong xã hội tồn tại nhiều cá nhân có tư tưởng như vậy thì liệu xã hội đó còn phát triển?
Vậy thì vì đâu mà người xưa lại cho rằng chỉ những người con trong gia đình khá giả mới
có thể có được địa vị cao trong xã hội, còn những người con trong gia đình có địa vị thấp hơn chẳng lẽ họ không xứng có cơ hội để có được một vị trí cao hơn trong xã hội hay sao? Thật
ra bất bình đẳng này có thể được giải thích bằng quá trình xã hội hoá Không chỉ người xưa
mà đến cả chúng ta cũng cho rằng con cái của những gia đình thuộc tầng lớp cao sẽ được tiếp thu nền giáo dục chất lượng hơn Thực tế cho thấy lối suy nghĩ này hoàn toàn chính xác Những “cậu ấm cô chiêu” từ nhỏ đã được gia đình định sẵn phải ở một địa vị cao nên họ được dạy dỗ về các chuẩn mực hành vi, đạo đức cũng như kiến thức xã hội để phù hợp với địa vị của họ Nói cách khác, mỗi một vị trí, địa vị trong xã hội đều có một quá trình xã hội hoá riêng biệt để họ có thể ở đúng vị trí mà họ được chỉ định Ví dụ như con vua được định sẵn làm vua thì cũng phải tiếp nhận quá trình xã hội hoá để hoàn thiện, phát triển phẩm chất
và tố chất mà một bậc quân vương cần có Đó là chưa kể vấn đề “gió tầng nào gặp mây tầng đó” Ngoài gia đình và nhà trường thì các mối quan hệ và môi trường xung quanh cũng góp phần vào quá trình xã hội hoá của cá nhân khiến quá trình đó diễn ra mạnh mẽ và phù hợp hơn Tuy con sãi ở chùa vẫn có quá trình xã hội hoá nhưng đó chỉ là quá trình đơn sơ quanh quẩn trong chùa với những chiếc lá thôi là không đủ và không thích hợp làm vua Tương tự, những cá nhân trong gia đình nghèo, nhà nước vẫn tạo điều kiện cho họ được đi học, được hòa nhập với xã hội thế nhưng họ lại không có nhiều cơ hội để trau dồi các kiến thức, kĩ năng nâng cao Cùng với hoàn cảnh và điều kiện sống không đủ đầy khiến họ không thể hoặc khó
có thể phát huy được lối suy nghĩ và hành vi có tố chất của một bậc lãnh đạo
Trang 8Tuy phân tầng xã hội sẽ là động lực để xã hội phát triển nhưng nếu sự phân tầng này dựa trên sự bất bình đẳng của xã hội thì nó sẽ là lực cản, thủ tiêu động lực, đánh vào tư tưởng ý thức của nhiều cá nhân làm cho mọi người trong xã hội thối chí, nản lòng dẫn đến mất niềm tin xã hội Thế nên điều này dẫn đến sự biến đổi xã hội Biến đổi xã hội là một quá trình, qua
đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các
hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian Chính nhờ vào sự thay đổi của thời đại, một số quan điểm, truyền thống xưa đã không còn phù hợp với giá trị chuẩn mực xã hội
Xã hội bây giờ đề cao tính dân chủ và bình đẳng nên ai có tài có đức thì được tín nhiệm, được tôn vinh Tức là biến đổi xã hội đồng nghĩa với việc bác bỏ tư tưởng “một người làm quan, cả họ được nhờ”, bài trừ và hạn chế trường hợp các cá nhân đạt địa vị cao do dựa dẫm vào gia thế, vào các mối quan hệ trong khi bản thân không có thực lực… Mặc dù sự phân tầng xã hội vẫn luôn tồn tại và tình trạng “đi cửa sau” vẫn chưa được đẩy lùi triệt để nhưng ít nhất biến đổi xã hội có thể giảm thiểu vấn đề “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét
lá đa” cũng như vấn đề bất bình đẳng theo thời gian và cân bằng lại trật tự xã hội
Câu 2: Anh/ chị hãy chọn một vấn đề xã hội hiện nay mà anh/chị quan tâm và phân tích vấn đề này dưới góc độ xã hội học?
- Vấn đề xã hội: Nạn tự sát
- Lý do chọn đề tài: Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người cũng vì thế mà bị
hút vào guồng quay của xã hội kéo theo tỷ lệ tự sát ngày càng tăng cao thậm chí là đạt đến mức đáng báo động Tình trạng này càng tệ hơn khi ngày càng nhiều vụ tự sát xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên – thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước Nhận thấy mức độ cấp thiết của vấn đề, em mong muốn vận dụng những kiến thức xã hội học để phân tích, mổ xẻ
nguyên nhân và tìm ra giải pháp giảm thiểu thực trạng này
1 Mô tả vấn nạn tự sát
Trên thực tế, tự tử là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng phổ biến trong xã hội
Dù ở thời đại nào, trong nước hay ngoài nước, những vụ tự tử đều tồn tại trong các tín ngưỡng tôn giáo, tầng lớp xã hội, độ tuổi và văn hóa khác nhau Nhất là trong những năm
Trang 9gần đây, tự tử đã trở thành vấn đề đáng quan ngại của toàn xã hội, là vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu
1.2 Khái niệm về tự sát
Tự sát hay tự tử là hành động cố ý huỷ hoại bản thân nhằm mang đến cái chết cho chính mình, là sự từ chối sự sống của cá nhân trên cơ sở tự nguyện Tự sát được xem là một loại phản ứng của con người trong tình trạng tuyệt vọng hoặc rối loạn tâm thần cơ bản (bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, nghiện rượu và lạm dụng chất ma túy) Mặt khác, khi con người chịu quá nhiều áp lực, tình cảnh bất hạnh hoặc gặp rắc rối với các mối quan hệ xã hội khác cũng có thể dẫn đến quyết định tự sát Những người tự sát thường
lựa chọn các phương thức như tự gây ngạt, làm mất máu, tự thiêu/ giật điện nhưng hình thức tự sát phổ biến nhất là dùng súng, uống thuốc trừ sâu và treo cổ (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO) Những phương thức này có thể mang tính chất bạo lực hoặc không bạo lực, tùy thuộc vào mức độ mãnh liệt của ý tưởng tự sát, tính chất của ý tưởng tự sát và độ chi tiết của kế hoạch tự sát (Bệnh viện tâm thần Hà Nội)
1.3 Khái quát thực trạng tự sát trên thế giới
Theo WHO, tính từ năm 2000 đến năm 2019, tỉ lệ tự sát trên toàn cầu đã giảm 36% nhưng số người chết vì tự sát vẫn cao hơn so với số người chết vì bệnh sốt rét, ung thư vú hoặc do chiến tranh và giết người Trung bình mỗi năm thế giới ghi nhận gần 800.000 người mất vì tự sát; tương đương với mỗi 40 giây lại có 1 người tự sát; 100 ca tử vong thì có 1 ca tự sát Bên cạnh đó, tổng số ca tự sát nhưng không thành lên tới 10 - 20 triệu mỗi năm trên toàn thế giới Mặc dù có đến 79% số vụ tự tử trên toàn cầu xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình nhưng tỷ lệ tự sát ở các nước phát triển lại cao nhất – 100 ngàn người thì có gần
12 người tự sát WHO ước tính rằng tự sát là nguyên nhân đứng thứ 13 gây tử vong trên toàn thế giới và là nguyên nhân hàng đầu đối với nhóm người trẻ tuổi (vị thành niên và nhóm tuổi dưới 35) tại nhiều quốc gia Theo thống kê, tỷ lệ tự sát theo giới là 3 nam/1 nữ nhưng tỷ lệ tự sát của nữ/nam lại là 2/1
Trang 101.4 Thực trạng nạn tự sát ở Việt Nam
Tính từ tháng 2/2022 đến nay, Việt Nam ghi nhận ít nhất là 5 ca tự sát - dựa trên số liệu những vụ tự tử được đăng trên báo đài Trong đó, 2 ca gây chú ý nhất là 2 nam sinh nhảy lầu
và nhảy sông làm rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn nạn tự sát, đặc biệt là tự sát ở độ tuổi thanh thiếu niên Qua 2 vụ việc trên cho thấy tỷ lệ tự sát ở Việt Nam đang gia tăng; trong đó người trẻ có xu hướng tự sát cao hơn người trưởng thành, trở thành nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở người trẻ tuổi xếp sau nhóm nguyên nhân do tai nạn giao thông Theo điều tra mới nhất do Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) công bố vào năm 2020 cho thấy, trong số 6.407 học sinh ở lứa tuổi 11 - 17, có đến 11% cho biết có ý tưởng tự sát trong vòng
1 năm qua Theo PGS.TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm khoa các khoa học giáo dục, Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội), ông đang lo rằng số liệu thực tế của vấn đề tự sát này có lẽ còn cao hơn từ 25% đến 30%
2 Phân tích nạn tự sát dưới góc độ xã hội học
Khi xuất hiện một ca tự sát mới, cộng đồng xã hội cơ bản sẽ xuất hiện 2 luồng ý kiến trái chiều Thứ nhất, là cảm thông cho hoàn cảnh của người tự sát Thứ hai là trách móc về sự dại dột, thiếu suy nghĩ của người tự sát Điểm chung của cả hai luồng ý kiến này là mọi người đều xem việc tự sát như một hệ quả của bệnh tâm lý, mang tính cá nhân Liệu, tự sát có thật
sự như mọi người vẫn nghĩ?
2.1 Nguyên nhân tự sát
Việc các nhà xã hội học quan tâm đến việc liên kết các hiện tượng tự sát với các quá trình
xã hội cụ thể không phải là điều mới mẻ Trên thực tế, tự sát có nhiều động cơ khác nhau, theo giả thuyết xã hội học, tự sát là một hành vi trốn chạy thực tại, bao gồm tái tạo tâm hồn, trừng phạt tội lỗi, tìm kiếm sự cảm thông và giúp đỡ hoặc thậm chí là thách thức và kháng nghị
Một trong những người đầu tiên coi tự tử là một triệu chứng của sự thay đổi xã hội hơn là một khiếm khuyết về tâm lý chính là nhà xã hội học người Pháp - Durkheim Theo ông, tự sát chính là cái chết được gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp bởi hành vi tích cực hoặc tiêu cực của con người và bản thân họ biết rằng cái chết chắc chắn sẽ xảy ra, thì gọi là tự sát Ông lập