1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học thực trạng hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số và nhận thức của giới trẻ về vấn đề

34 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

_

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học kỳ 1/2023-2024 NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

THỰC TRẠNG HÔN NHÂN Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VỀ VẤN ĐỀ

GVHD: GVC.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY

Trang 2

Mục lục

DANH M C HÌNH ỤẢNH 3

Phần 1: MỞ ĐẦ 4 U Phần 2: N I DUNG Ộ 7

Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM 7

2.1 Khái niệm: 7

2.1.1 Khái ni m v t o hôn: ệ ề ả 7

2.1.2 Khái ni m v hôn nhân c n huyệ ề ậ ết: 8

Chương 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ 9

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Biểu đồ thể ệ hi n mức độ hiểu biết của người tham gia khảo sát về tình tr ng hôn ạnhân c n huy t th ng ậ ế ố ở các vùng dân t c thi u sộ ể ố ……….……… …9Hình 2: T ng h p sổ ợ ố liệu báo cáo c a các xã, thủ ị trấn từ năm 2010 đến 2016…….…….10 Hình 3: Biểu đồ thể ệ hi n các ngu n thông tin vồ ề thực tr ng hôn nhân các vùng dân tạ ở ộc thiểu số người tham gia kh o sát ti p cả ế ận……….11 Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của người khảo sát về thực trạng hôn nhân ở các vùng dân tộc thiểu số……….….12 Hình 5: Hình ảnh tập tục “bắt vợ” của người dân tộc Hmông……… 16 Hình 6: Biểu đồ thể hiện mức độ đồng ý của người tham gia khảo sát về các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn nạn về hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số……….… 18 Hình 7: Biểu đồ thể ệ hi n mức độ đồng ý của người tham gia kh o vả ề các h qu c a vệ ả ủ ấn n n hôn nhân vùng dân t c thi u sạ ở ộ ể ố… ……….19Hình 8: Biểu đồ thể hiện ý ki n cế ủa người tham gia kh o sát v mả ề ức độ ảnh hưởng c a các ủv n n n hôn nhân vùng dân t c thi u sấ ạ ở ộ ể ố……… ………….21 Hình 9: Biểu đồ thể ệ hi n t n suầ ất người thực hiện kh o sát thả ấy, đọc thông tin v về ấn đềthực trạng hôn nhân ở các vùng dân t c thiểu sộ ố……… 22 Hình 10: Biểu đồ thể ệ hi n mức độ ẵn lòng giúp đỡ s nạn nhân tảo hôn của người tham gia khảo sát……….……….23 Hình 11: Biểu đồ thể ệ hi n t lỷ ệ người tham gia khảo sát được ti p c n t i các hoế ậ ớ ạt động, chương trình tình nguyện về vấn đề hôn nhân ở vùng dân t c thi u sộ ể ố………… …….24 Hình 12: Biểu đồ thể ệ hi n mức độ đồng ý của người khảo sát khi được m i tham gia các ờhoạt động và chương trình nâng cao nhận thức và hỗ trợ ạ n n nhân vùng dân t c thi u ở ộ ể

Hình 13: Biểu đồ thể ệ hi n mức độ đồng ý của người tham gia kh o sát vả ề giải pháp có th ểgiảm thi u v n n n hôn nhân vùng dân t c thi u sể ấ ạ ở ộ ể ố……… 26 Hình 14: T m pano, áp phích tuyên truy n và giáo d c vấ ề ụ ề thực trạng t o hôn t nh Lào ả ở ỉCai……… ……….…… 28 Hình 15: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của người tham gia kh o sát v ả ề thực trạng hôn nhân các vùng dân t c thi u sở ộ ể ố……… ……….29 Hình 16: Biểu đồ thể hi n t n suệ ầ ất người tham gia khảo sát thấy, đọc thông tin v về ấn đềthực trạng hôn nhân ở vùng dân t c thiểu sộ ố……….……30

Trang 4

Phần 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Thế giới ngày càng phát triển hiện đại cùng kéo theo xã hội ngày càng đi lên và tư tưởng tiến bộ Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng xã hội văn minh tiến bộ của nhân loại ta, vì gia đình là nơi nuôi dưỡng những mầm non tương lai của đất nước Và nếu gia đình được coi như là tế bào của xã hội, thì những phân tử tạo nên tế bào xã hội ấy chính là hôn nhân Để một cuộc hôn nhân trọn vẹn thì cần có sự công nhân của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Việt Nam bằng việc thực hiện đăng ký kết hôn

Ở Việt Nam, độ tuổi kết hôn hợp pháp của nam và nữ theo quy định của pháp luật hiện nay được quy định tại điểm a, khoản 1, điều 8, chương II Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ghi rõ: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”1 Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp “kết hôn khi chưa đủ tuổi thì được xem là hành vi tảo hôn”2 theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Tại khoản 2 Điều 5, hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết là những hành vi bị cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, những hành vi này đều bị coi là vi phạm quy định của pháp luật Các cơ sở nghiên cứu kinh tế xã hội tại Việt - Nam đã phát triển quy định này nhằm đảm bảo tính bền vững của gia đình và phát triển của xã hội trên mọi khía cạnh

Song, một bộ phận dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn còn tồn tại vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết Vì nhiều lý do mà nhiều năm qua, mặc dù các cấp chính quyền đã thực hiện các giải pháp, nỗ lực tuyên truyền, nhưng các vấn nạn vẫn diễn ra khá phổ biến đặc biệt là ở các khu vực sâu vùng xa, nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo, nơi có trình độ dân trí thấp và cuộc sống bị chi phối bởi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan,v.v Đến nay,

1 điểm a, khoản 1, điều 8, chương II Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, truy cập ngày 08-12-2023

https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=175351 2 khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, truy cập ngày 08-12-2023

https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=175351

Trang 5

tình trạng này vẫn kéo dài và dẫn tới nhiều hệ lụy cho sự phát triển của xã hội như những đứa trẻ dưới 18 tuổi chưa học xong đã phải lỡ dở việc học hành để lấy chồng đẻ con, hay việc cưới xin quá sớm làm cho những đứa trẻ chưa đủ khả năng nhận thức được nghĩa vụ của mình,

Hằng ngày, trên những trang báo, ta luôn bắt gặp những tiêu đề như “Ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”, “Vấn nạn tảo hôn: Càng chống càng tăng!” Tuy nhiên những bài báo này vẫn tiếp tục ngày qua ngày, vậy thì liệu rằng chúng ta có đang thật sự để tâm tới vấn nạn này không? Những giải pháp cho vấn đề này có đem lại kết quả cho thế hệ tương lai hay chăng? Liệu mọi người có đang quá thờ ơ trước vấn nạn tảo hôn hay hôn nhân cận huyết đang xảy ra ở vùng dân tộc thiểu số? Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này và những hệ lụy khó lường mà nó đem lại, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Thực trạng hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số và nhận thức của giới trẻ về vấn đề này” để có thể khai thác nhiều hơn về vấn nạn này cũng như nhận thức của mọi người đặc biệt là người trẻ về tình trạng này

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích của luận văn: tìm hiểu về tình trạng hôn nhân ở các vùng dân tộc thiểu số, các nguyên nhân dẫn đến nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết; từ đó đưa ra các giải pháp góp phần khắc phục hậu quả Ngoài ra bài tiểu luận còn khai thác về mức độ hiểu biết của các bạn trẻ trước vấn nạn kể trên

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 6

ở nhiều khía cạnh khác nhau, mang đến cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn Sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu được cụ thể hóa, cũng như phản ánh kết quả từ phân loại hiệu quả

Trang 7

Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM

2.1 Khái niệm:

Để hiểu rõ hơn về thực trạng hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số thì trước hết, chúng ta nên tìm hiểu khái niệm về hai hiện tượng hôn nhân phổ biến nhất ở vùng cao đó là “tảo hôn” và “hôn nhân cận huyết”

2.1.1 Khái niệm về tảo hôn:

Tảo hôn từ lâu đã là một tập tục đã phổ biến ở nhiều nền văn hóa và xã hội trong suốt lịch sử và vẫn tiếp tục tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới cho đến ngày nay Tảo hôn đã được duy trì ở nhiều nền văn hóa và tôn giáo, bao gồm Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Cơ đốc giáo Ở một số xã hội, kết hôn sớm được coi là cách bảo vệ danh dự và đảm bảo an ninh kinh tế cho con gái Ở những người khác, nó được xem như một nghi thức bước vào tuổi trưởng thành Ở Việt Nam thì vấn nạn này xảy ra chủ yếu ở vùng núi, vùng sâu xa và thường xảy ra ở bộ phận dân tộc thiểu số

Tảo hôn, theo UNFPA và tổ chức UNICEF định nghĩa là “hành vi kết hôn chính thức hoặc sống chung như vợ chồng khi chưa đủ 18 tuổi, qua đó thừa nhận tầm quan trọng của các tập tục kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng không chính thức”.3 Tảo hôn có rất nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của cá nhân và xã hội, đặc biệt là sức khỏe của trẻ em gái, do đó nó được xếp vào loại hành vi bất hợp pháp trong pháp luật của rất nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 định nghĩa “tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” (điểm a khoản 1 Điều 8) Về mặt pháp lý thì trường hợp được coi là tảo hôn phải thỏa điều kiện là bên nam

nữ có đăng ký kết hôn và vi phạm điều kiện độ tuổi kết hôn ở bé trai hoặc bé gái hoặc ở cả bé trai và bé gái Cụm từ “lấy vợ, lấy chồng” được dùng ở trong quy định thay vì ‘kết hôn” vì trong thực tế ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều trường hợp nam và nữ chỉ kết

3 Chấm dứt kết hôn trẻ em, trao quyền cho trẻ em gái | UNICEF Việt Nam

Trang 8

hôn theo phong tục và chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn Điều này khiến cho công tác kiểm soát về vấn đề tảo hôn ngày càng trở nên khó khăn và khó kiểm soát hơn

2.1.2 Khái niệm về hôn nhân cận huyết:

Hôn nhân cận huyết là tình trạng gay gắt vẫn còn tồn tại ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tới tận ngày nay Thực trạng này đã và đang là một trở ngại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tiến bộ của xã hội Những cuộc hôn nhân cận huyết đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số, nhân lực và nòi giống của các dân tộc thiểu số nước ta nói riêng và toàn đất nước nói chung Nó được xem là rào cản cho sự phát triển xã hội và kinh tế, kéo lùi tiến bộ xã hội

Vậy thì hôn nhân cận huyết là gì ? Theo Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích hôn nhân cận huyết như sau: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, côn cậu, con dì là đời thứ ba”.4 Có thể hiểu hôn nhân cận huyết là một khía cạnh của đời sống xã hội, mà nó phản ánh mối quan hệ giữa những người có mối liên kết máu mủ như anh em, cha con, hay chị em họ, là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ Đó là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời Khái niệm này không chỉ là một vấn đề của yếu tố sinh học mà còn liên quan mật thiết đến các khía cạnh văn hóa, đạo đức và pháp lý trong các cộng đồng

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là vấn đề không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn để lại nhiều hệ luỵ đối với cá nhân, gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, dân số, việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Nhìn vào kết quả khảo sát một nhóm 70 sinh viên Trường đại học dựa trên thang gồm 5 mức độ từ 1 5, từ Hoàn toàn không biết Hiểu biết rất rõ Ta có thể thấy được hầu hết mọi - -

4 Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Luật sư Lê Kiểu Hoa

Trang 9

người đều có hiểu biết nhất định về tình trạng hôn nhân cận huyết Song, không phải vấn đề này là phổ biến đối với tất cả mọi người, vì vẫn có 7,1% người tham gia khảo sát hoàn toàn không nhận thức được vấn nạn này đang diễn ra và 18,6% sinh viên thiếu hiểu biết về nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết luôn tồn tại ở các vùng cao

Hình 1: Biểu đồ thể hiện mức độ hiểu biết của người tham gia khảo sát về tình trạng hôn nhân cận huyết

thống ở các vùng dân tộc thiểu số

Trang 10

Chương 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ

2.1 Thực trạng:

Vấn nạn hôn nhân cận huyết thống đã và đang là một vấn đề nhức nhối đáng báo động, là tập tục tồn tại lâu đời ở nhiều vùng nhưng phổ biến nhất vẫn là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những vùng núi có hủ tục, tập tục lạc hậu đặc biệt là khu vực phía Tây Bắc là vì khu vực này có thể được xem là còn phổ biến nhất các vấn nạn tảo hôn ngày nay như: Sơn La,, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái,

Theo báo chính phủ “Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế xã hội 53 DTTS năm - 2019, Tây Nguyên tuy vẫn tiếp tục có tỉ lệ tảo hôn cao nhất, năm 2018 là 27,5%” “tiếp theo là Trung du và miền núi phía Bắc là 24,6%” “duyên hải miền Trung là 22,4%” “Đồng bằng sông Hồng, nơi không có nhiều người DTTS sinh sống (3,3%), là vùng có tỷ lệ người DTTS tảo hôn thấp nhất cả nước năm 2018 (7,8%)”

Theo báo chính phủ: “Theo thông tin địa phương cung cấp, trong 09 tháng đầu năm 2023 trên địa bàn xã Lương Thông Cao Bằng đã xảy ra 04 cặp tảo hôn, trong đó có 01 - cặp tảo hôn 01 người, 03 cặp tảo hôn cả 02 người và có 01 cặp thuộc trường hợp hôn nhân cận huyết thống Tất cả các trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đều thuộc dân tộc Mông”.5

Hình 2: Tổng hợp số liệu báo cáo của các xã, thị trấn từ năm 2010 đến 2016

Hoàng Giang, “Giảm thi u t o hôn, hôn nhân c n huyể ảậết thống trong vùng đồng bào dân t c thi u sộểố”, 9/12/2023 https://baochinhphu.vn/giam-thieu-tao-hon-hon-nhan-can-huyet-thong-trong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu- -so102221220153640785.htm

Trang 11

Đến nay, ta vẫn thường bắt gặp những bài báo với tiêu đề về vấn nạn tảo hôn thường xuyên Điển hình là về trường hợp của các cặp “vợ chồng” học sinh ở Nghệ An L.Y.D (trú xã Mường Lống, H.Kỳ Sơn) vừa bước sang tuổi 14, đang học lớp 8 Dịp tết Nguyên đán vừa rồi, D được nghỉ học, về nhà và sau tết đã thành vợ Chồng của D là học sinh lớp 9 cùng trường, mới 15 tuổi.6 Hôn lễ của cả hai được tổ chức theo tập tục của người dân tộc Hmông, sau khi lấy nhau, cả hai tiếp tục đến trường như bình thường Theo như D chia sẻ: “Đợt nghỉ tết vừa rồi, lớp em có 3 bạn khác cũng lấ y chồng mà” Dường như, việc kết hôn ở tuổi ăn, tuổi học như vậy đối với em là một việc quá đỗi bình thường Về phần gia đình, với quan niệm có thêm thành viên trong gia đình để tăng sức lao động, ba mẹ hai bên không hề phản đối những câu chuyện tình yêu này Các em quá nhỏ để ý thức được đây là một vấn nạn, là một hành vi không được Nhà nước chấp nhận

Thực trạng xã hội đứng trước vấn đề tảo hôn là vô cùng bất ổn Thầy Hờ Bá Tu, giáo viên chủ nhiệm lớp 8B của trường THCS bán trú Mường Lống, cho biết lớp có 39 học sinh, sau dịp nghỉ tết, có 5 em bỏ học đi lấy chồng, lấy vợ khi chưa đến 14 tuổi "Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp tết, chúng tôi lại phải đến tận nhà từng học sinh để vận động các em khoan hãy lấy vợ, lấy chồng Nhiều bản ở xa trung tâm xã, việc đi lại vận động rất vất vả nhưng gần như không thể thay đổi được quyết định của các em", thầy Tu buồn bã nói

Có thể thấy được, bởi sự vào cuộc gắt gao, sự nỗ lực của chính phủ, nhân dân, tinh thần phổ cập tuyên truyền rộng rãi, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, mở rộng tư duy, phát triển giáo dục nâng cao tư duy nhận thức… đã và đang dần thay đổi được bối cảnh vấn nạn hôn nhân cận huyết diễn ra Tình trạng này đã được giảm thiểu đáng kể cho đến thời điểm hiện tại

Mặc dù ít được tiếp cận nhưng bởi hiện nay, mạng xã hội và giáo dục phát triển nên giới trẻ cũng có nhận thức cơ bản về vấn nạn hôn nhân cận huyết, ý thức được cần phải loại bỏ nó Nhìn vào kết quả khảo sát dưới đây có thể thấy được hầu hết giới trẻ đã nhận

6 Khánh Hoan, “Vấn nạn tảo hôn: Càng chống càng tăng!”

https://thanhnien.vn/van-nan-tao-hon-cang-chong-cang-tang-185230319212444937.htm

Trang 12

thức về loại hình hôn nhân này chủ yếu qua mạng xã hội, kế tiếp phải kể đến là TV, sách báo…

Hình 3: Biểu đồ thể hiện các nguồn thông tin về thực trạng hôn nhân ở các vùng dân tộc thiểu số người tham gia

Trang 13

Có thể thấy được rằng giới trẻ có những hiểu biết nhất định nhưng như là không có ý kiến gì, kế đến là 25,7% có quan tâm đến Có thể thấy được một thực trạng rằng tình trạng hôn nhân cận huyết là vấn đề cấp bách, quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống an sinh xã hội nhưng còn khá nhiều bạn trẻ thờ ơ và coi nhẹ mức độ nguy hiểm của vấn đề này Một khi hôn nhân cận huyết diễn ra sẽ khiến cho không những ảnh hướng tới thế hệ này mà còn gây nên bệnh tật cho thế hệ sau, là hệ lụy tiêu cực của xã hội, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục Mà trong khi đó chúng ta đang cùng hướng tới một môi trường sống, một xã hội văn minh, lành mạnh

Khi được hỏi: “Tỷ lệ Dân tộc thiểu số đông, vậy quá trình triển khai thực hiện công tác này gặp khó khăn, vướng mắc chủ yếu như thế nào?”

Đồng chí Nguyễn Đăng Thức, Trưởng Phòng Dân Tộc huyện Bắc Yên đã cho biết: “Trong quá trình triển khai tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cũng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc Thứ nhất là do phong tục tập quán đã ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của một bộ phận người dân tộc thiểu số; đặc biệt là các bản vùng sâu, vùng xa, ảnh hưởng đến việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình và nhận thức về hôn nhân cận huyết thống”.7

Thực trạng về nhận thức của mọi người đang là khá lưng chừng và bất cập trong lối tư duy cũ Cho nên vấn đề đặt ra hiện nay là giới trẻ cần nhận thức rõ hơn và quan tâm sát sao hơn nữa tới tình hình thực trạng hôn nhân cận huyết

Trang 14

https://bacyen.sonla.gov.vn/van-hoa-xa-hoi/phong-van-dong-chi-nguyen-dang-thuc-truong-phong-dan-toc-huyen-✱ Vấn đề và gia đình:

Lý do cho việc những đứa trẻ đang trong độ tuổi đi học bỏ dở giấc mơ đến trường để lấy vợ, lấy chồng là do sự sắp xếp hôn nhân từ trước của gia đình Theo Đại đoàn kết phỏng vấn, Bà Bríu Thị Pênh, năm nay đã gần 70 tuổi ở thôn Dầm 1, xã Tr’Hy lấy chồng từ năm 14 tuổi nên hầu như bà không có tuổi thơ Bà Pênh cho biết, “hồi đó ở vùng đất Tây Giang, lấy chồng sớm như tôi nhiều lắm Bố mẹ không cần biết con gái muốn lấy chồng hay chưa mà chỉ cần gia đình nhà trai đến xem mặt thấy vừa ý thì bỏ của Cũng có khi hai gia đình mời nhau uống rượu rồi hứa gả con cho nhau Thế là chỉ một thời gian sau con gái phải

xa rồi, nhưng thật sự thì những số phận như bà Pênh thực tế nó vẫn xảy ra âm ỉ suốt mấy chục năm nay Sự giáo dục từ gia đình, sự quan tâm của ba mẹ rất quan trọng, bởi vì nhiều gia đình còn quá hời hợt, buông lỏng, chỉ để ý đến tình hình hiện tại chứ không quan tâm đến hệ lụy sau này của người con, nhiều ba mẹ còn tỏ ra phản đối khi chính quyền địa phương đến khuyên ngăn “con tôi, tôi muốn gả cho ai thì gả, muốn gả lúc nào thì gả, mọi người không có quyền can thiệp”

Song, vấn nạn tảo hôn có thể xảy ra vì một bộ phận cha mẹ cũng kết hôn sớm nên coi việc kết hôn sớm là đúng, là bình thường và vì họ không có điều kiện quan tâm đến con cái để con tự do quan hệ yêu đương dẫn đến mang thai nên phải kết hôn sớm Ngoài ra, áp lực từ xã hội cũng là nguyên nhân dẫn tới việc trẻ ở vị thành niên lấy nhau, đặc biệt là bé gái Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường thực hiện năm 2017 với chủ đề “Kết hôn trẻ em tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Phân tích trên góc độ nhân chủng học” cho thấy, trẻ em gái sợ mình phải sống cô đơn và ít cơ hội kết hôn khi tuổi đời tăng dần9 Họ sợ trở thành “bà cô” hoặc “bị ế” Vì vậy, họ lựa chọn kết hôn khi còn trẻ để cảm thấy yên tâm hơn về tương lai của mình Áp lực và các mối quan hệ xã hội có thể tác động tới quyết định kết hôn của một bé gái

Trang 15

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống là bởi vì trong quan niệm của một bộ phận người dân còn cho rằng những người cùng họ hàng lấy nhau thì gần gũi nhau hơn, thương yêu nhau hơn, khó bỏ nhau giữa chừng Và, bên cạnh đó nếu như lựa chọn việc lấy cùng họ hàng thì của cải, ruộng đất của mình sẽ không bị phân chia cho họ hàng người khác Một phần do tư tưởng của người dân cho rằng việc kết hôn cận huyết thống giúp gắn kết mối quan hệ gia đình Tuy nhiên, họ nào đâu biết đến những hệ quả khó lường mà hôn nhân cận huyết để lại như bị dị dạng hoặc mắc các bệnh di truyền Vấn nạn này đóng một phần lớn vào việc suy thoái giống nòi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, nhân lực của dân tộc thiểu số và vùng núi nước ta nói riêng và toàn xã hội nói chung

Nhận thấy tục bắt vợ này dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho dân số cũng như trình độ phát triển của địa phương, đất nước mà ở đây là nạn tảo hôn buộc Nhà nước và các cơ quan chính quyền địa phương phải chủ trương can thiệp ngăn chặn các hủ tục bắt vợ này Nhận thấy rằng, hầu hết qua các bài báo, bài nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến tảo hôn ở các tỉnh phía Tây Bắc chủ yếu là do ảnh hưởng các quan niệm lạc hậu đó, bởi vì những phong tục đó đã xuất hiện lâu đời nên đã dần dần ăn sâu vào trong máu, trong cuộc sống và trong sản xuất của người dân tộc thiểu số, đời trước truyền qua nhiều thế hệ con cháu đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của thế hệ sau Thậm chí, tại nhiều thôn ở địa phương, bản thân người cha người mẹ lại không những không khuyến khích con của mình đi học mà còn muốn con cái lập gia đình sớm để đỡ đần công việc giúp đỡ gia đình

Vùng trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc nằm giáp với biên giới của Trung Quốc như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu… mà các tỉnh này lại là nơi tập trung và sinh sống phần lớn của người dân tộc thiểu số H’Mông Dân tộc Mông có rất nhiều phong tục, quan niệm lạc hậu trong đó có phong tục bắt vợ rất nổi tiếng và cũng từng được xem là một trong những nét văn hóa đặc trưng, riêng biệt của họ được nhiều người khám phá và thích thú với nó Tuy nhiên, ngày nay, nhận thấy tục bắt vợ này dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho dân số cũng như trình độ phát triển của địa phương, đất nước mà ở đây

Trang 16

là nạn tảo hôn buộc Nhà nước và các cơ quan chính quyền địa phương phải chủ trương can thiệp ngăn chặn các hủ tục bắt vợ này Nhận thấy rằng, hầu hết qua các bài báo, bài nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến tảo hôn ở các tỉnh phía Tây Bắc chủ yếu là do ảnh hưởng các quan niệm lạc hậu đó, bởi vì những phong tục đó đã xuất hiện lâu đời nên đã dần dần ăn sâu vào trong máu, trong cuộc sống và trong sản xuất của người dân tộc thiểu số

Những cô gái còn đang độ tuổi ăn, tuổi học bị bắt, bị ép lấy chồng, phải bỏ học Kể cả khi cô gái dũng cảm từ chối, việc bất thình lình bị bắt về nhà một kẻ xa lạ và sau đó phải viện đến những tổ chức có quyền lực mới có thể thoát khỏi một cuộc cưỡng hôn là những tổn thương và rắc rối không cần thiết Tệ hơn, một cô gái đã bị bắt về nhà trai còn có thể bị áp lực định kiến, khiến cô gặp khó khăn với những mối quan hệ sau này.

Hình 5: Hình ảnh tập tục “bắt vợ” của người dân tộc Hmông

Theo ông Sô Lan Tài - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Vân Canh, tình trạng tảo hôn tôn ta i dai dăng trươc tiên la do nhi u phê u  huynh thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, thiếu sự giáo dục giới tính cho con Cùng với đó là trình độ dân trí thấp, nhận thức về pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế.10 Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vân Canh Lê Văn Thanh chia sẻ: “Chúng tôi đang cố gắng từng bước nâng cao nhận thức,

10 Thành Nhân, Vấn nạn tảo hôn ở Vân Canh, truy cập ngày 08-12-2023 https://baodantoc.vn/van-nan-tao-hon-o-van-canh-1677764042868.htm

Trang 17

thay đổi hành vi về hôn nhân và gia đình cho giới trẻ, nhưng công việc này rất khó thực hiện” 10

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tại các vùng có nạn tảo hôn còn gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố Đầu tiên là rào cản về ngôn ngữ vì nhiều người dân tộc thiểu số không biết nói tiếng phổ thông; thứ hai, trình độ dân trí thấp vì đa số họ bỏ học để lao động sớm, kết hôn sớm và khoảng cách tới trường học quá xa, nhiều người dân không biết chữ, đối tượng tuyên truyền không tham gia vào các buổi tuyên truyền… Vì thế, công tác tuyên truyền, vận động người dân của địa phương không mang lại hiệu quả rõ rệt

Ngoài ra, một phần là vì mức xử phạt được đề ra của Nhà nước cho vấn đề này chưa đủ mức răn đe, chưa quyết liệt để có thể ngăn chặn tình trạng hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn Bởi lẽ, những gia đình nào mà có điều kiện thì sẽ sẵn sàng chấp nhận nộp phạt rồi tiếp tục tổ chức cưới tảo hôn cho con, tuy nhiên ở các tỉnh ở phía Tây Bắc sẽ rất khó để thực hiện các chế tài nộp phạt vì đa số dân tộc thiểu số ở đây là hộ nghèo nên Nhà nước muốn cưỡng chế cũng không được Một vài người lại cố gắng tìm cách để tổ chức “cưới chui” dù đã có những hình phạt nhất định, bên cạnh đó có những người chứng kiến nhưng vẫn làm ngơ Tình trạng học sinh DTTS trong độ tuổi học trung học phổ thông không đến trường phổ biến ở hầu hết các DTTS, với 27/53 DTTS có tỷ lệ học sinh trong độ tuổi không đi học trung học phổ thông chiếm trên 50%

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống là bởi vì điều kiện giao thông khó khăn, địa hình hiểm trở nên trai gái tại các vùng miền núi, miền kinh tế xã hội khó khăn khác buôn làng khó có dịp gặp nhau nên trai gái trong buôn làng gần nhau nên dẫn đến tình trạng kết hôn cận huyết Họ không ý thức được sự hệ quả nghiêm trọng về sau của việc này, họ lựa chọn kết hôn với họ hàng thân quen vì tư tưởng của người dân cho rằng việc kết hôn cận huyết thống giúp gắn kết mối quan hệ gia đình Và, bên cạnh đó nếu như lựa chọn việc lấy cùng họ hàng thì của cải, ruộng đất của mình sẽ không bị phân chia cho họ hàng người khác

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  4:  Biểu  đồ  thể  hiện  mức  độ  quan  tâm  của  người  khảo  sát  về  thực  trạng  hôn  nhân  ở  các  vùng  dân  tộc  thiểu  số - tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học thực trạng hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số và nhận thức của giới trẻ về vấn đề
nh 4: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của người khảo sát về thực trạng hôn nhân ở các vùng dân tộc thiểu số (Trang 12)
Hình  3:  Biểu  đô  thể  hiện  các  nguôn  thông  tin  về  thực  trạng  hôn  nhân  ở  các  vùng  đân  tộc  thiểu  số  người  tham  gia  khảo  sát  tiếp  cận - tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học thực trạng hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số và nhận thức của giới trẻ về vấn đề
nh 3: Biểu đô thể hiện các nguôn thông tin về thực trạng hôn nhân ở các vùng đân tộc thiểu số người tham gia khảo sát tiếp cận (Trang 12)
Hình  5:  Hình  ảnh  tập  tục  “bắt  vo”  của  người  dân  tộc  Hmông - tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học thực trạng hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số và nhận thức của giới trẻ về vấn đề
nh 5: Hình ảnh tập tục “bắt vo” của người dân tộc Hmông (Trang 16)
Hình  7:  Biển  đồ  thể  hiện  nức  độ  đồng ý  của  người  tham  gia  khảo  về  các  hệ  quả  của  vẫn  nạn  hôn  nhân  ở  vùng  dâu  fộc  thiểu  số - tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học thực trạng hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số và nhận thức của giới trẻ về vấn đề
nh 7: Biển đồ thể hiện nức độ đồng ý của người tham gia khảo về các hệ quả của vẫn nạn hôn nhân ở vùng dâu fộc thiểu số (Trang 19)
Hình  8:  Biểu  đồ  thể  hiện ý  kiến  của  người  tham  gia  khảo  sắt  về  muức  độ  ânh  hưởng  của  các  vẫn  nạn  hôn  nhân  ở - tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học thực trạng hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số và nhận thức của giới trẻ về vấn đề
nh 8: Biểu đồ thể hiện ý kiến của người tham gia khảo sắt về muức độ ânh hưởng của các vẫn nạn hôn nhân ở (Trang 21)
Hình  14:  Tém  pano,  dp  phich  tuyén  truyén  vé  giáo  dục  về  thực  trạng  tảo  hôn  ở  Lào  Cai - tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học thực trạng hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số và nhận thức của giới trẻ về vấn đề
nh 14: Tém pano, dp phich tuyén truyén vé giáo dục về thực trạng tảo hôn ở Lào Cai (Trang 28)
Hình  16:  Biểu  đồ  thể  hiện  tần  suất  người  tham  gia  khảo  sát  thấy,  doc  thông  tin  về  vẫn  dé  thực  trạng  hôn  nhân  ở  vùng  dân  tộc  thiểu  số - tiểu luận kết thúc học phần nhập môn xã hội học thực trạng hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số và nhận thức của giới trẻ về vấn đề
nh 16: Biểu đồ thể hiện tần suất người tham gia khảo sát thấy, doc thông tin về vẫn dé thực trạng hôn nhân ở vùng dân tộc thiểu số (Trang 30)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w