Để hiểu và đảm bảo thông suốt quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty, bài viết sẽ cung cấp kết quả từ những nghiên cứu về cách thức quản lý, điều phối chuỗi cung ứng sản phẩm của m
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
Học phần Logistics
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦATỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – RƯỢU – NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ
NỘI (HABECO)
Giảng viên hướng dẫn : Ths Nguyễn Minh Hiền Họ và tên : Nguyễn Thị Hương Trà
Hà Nội, 2021
1
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận, sốliệu trong bài tiểu luận là trung thực, đảm bảo độ tin cậy.
Tác giả
2
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU, ẢNH
Ảnh 1: Thùng bia Trúc Bạch đầu tiên tại Việt Nam Ảnh 2: Các sản phẩm bia Hà Nội.
Bảng biểu 1: Sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam Bảng biểu 2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổng công ty Habeco Bảng biểu 3: Mô hình chuỗi cung ứng Habeco Bảng biểu 4: Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối 1 cấp Bảng biểu 5: Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối 2 cấp Bảng biểu 6: Mức chiết khấu cho các đại lý bán buôn Bảng biểu 7: Mức chiết khấu hoa hồng cho nhà bán lẻ.
3
Trang 4Mục lục
I Tính cấấp thiếất c a đếề tàiủ 5
II Đốấi tượng và ph m vi nghiến c uạ ứ 5
1 Đốấi tượng nghiến c u:ứ 5
2 Ph m vi nghiến c uạ ứ : 5
CH NG I: S LƯƠ C VỀỀ T NG CÔNG TY C PHẦỀN HABECOƠ ƯỢ Ổ Ổ 6
1.1 S lơ ượ c hình thành và phát tri n công ty Habecoể 6
1.2 Năng l c c nh tranh côốt lõi c a công tyự ạ ủ 7
1.2.1 Đ c đi m th trặ ể ị ường bia Vi t Namệ 7
1.2.2 Ngành nghềề kinh doanh chính 7
1.2.3 Đ a bàn kinh doanh c a Habecoị ủ 8
1.3 Mô hình t ch cổ ứ 9
CH NG II: HO T Đ NG CHUÔỖI CUNG NG C A HABECOƯƠ Ạ Ộ Ứ Ủ 11
2.1 Chuôỗi cung ng c a Habecoứ ủ 11
2.2 Cấốu trúc kềnh phấn phôối gián tềốp c a Habeco:ủ 12
2.3 Th c tr ng công tác qu n tr kềnh phấn phôối t i công ty bia Hà N i (Habeco)ự ạ ả ị ạ ộ 13
2.3.1 M c tều c a h thôống kềnh phấn phôốiụ ủ ệ 13
2.4 Phấn tch yềốu tôố tác đ ng đềốn thiềốt kềố kềnhộ 13
2.5 Công tác qu n lý và điềều hành kềnh phấn phôốiả 13
2.5.1 Đ ng viền, khuyềốn khích các thành viền trong h thôống kềnh phấn phôốiộ ệ 13
2.5.2 Điềều tềốt s c nh tranh và xung đ t trong h thôống kềnh phấn phôốiự ạ ộ ệ 14
2.6 Đánh giá hi u qu c a kềnh phấn phôối t i Habeco:ệ ả ủ ạ 15
2.6.1 M c đ bao phứ ộ ủ 15
2.6.2 Ho t đ ng bán hàngạ ộ 15
2.6.3 Tình tr ng tài chínhạ 15
4
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Quản lý chuỗi cung ứng luôn là một nhiệm vụ, một mắt xích quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh khi mấu chốt của việc kinh doanh là phải đưa được sản phẩm, hảng hoá, dịch vụ tới tay người tiêu dùng Để hiểu và đảm bảo thông suốt quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty, bài viết sẽ cung cấp kết quả từ những nghiên cứu về cách thức quản lý, điều phối chuỗi cung ứng sản phẩm của một doanh nghiệp kinh doanh về bia và nước giải khát có lịch sử phát triển và hình thành lâu đời nhất Việt Nam, tổng công ty cổ phần bia – rượu – nước giải khát Hà Nội (Habeco).
1 Đối tượng nghiên cứu:
Tổng công ty cổ phần bia – rượu – nước giải khát Hà Nội (Habeco) nói chung và các đối tượng liên quan đến Habeco nói riêng.
Bài luận dựa trên những số liệu thống kê đưa ra trong báo cáo thường niên của Habeco và các nguồn thu thập có liên quan được trích trong phần tài liệu tham khảo.
2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu
5
Trang 6CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN HABECO
1.1 Sơ lược hình thành và phát triển công ty Habeco
Tiền thân của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội là nhà máy bia Hommel do người Pháp xây dựng từ năm 1890.
Tháng 8/1958, trong không khí chào mừng kỷ niệm 13 năm cách mạng tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bốn năm Thủ đô hoàn toàn giải phóng, chai bia Việt Nam đầu tiên mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời.
Năm 2003, thành lập tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco).
Ảnh 1: Thùng bia Trúc Bạch đầu tiên tại Việt Nam Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp
Năm 2008, Habeco chuyển đổi mô hình tổ chức thành Tổng công ty cổ phẩn Habeco, nhằm khẳng định vị thế trong giai đoạn hội nhập.
Năm 2010, Habeco hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Nhà máy bia công suất 200 triệu lít/năm tại Mê Linh, Hà nội, với hệ thống thiết bị đồng bộ hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, đưa Tổng công ty đạt công suất 400 triệu lít bia/năm
Năm 2013, Habeco đầu tư dây chuyền chiết nước tinh lọc đóng chai UniAqua, đánh dấu 55 năm khôi phục, xây dựng và phát triển.
Năm 2014, Habeco khởi cộng dự án dây chuyền chiết lon, xây dựng hệ thống Pilot Plant phục vụ nghiên cứu sản phẩm mới.
Từ năm 2018 – 2021, Habeco thay đổi diện mạo cho sản phẩm Bia Trúc Bạch, thay đổi nhận diện thương hiệu “Sức bật Việt Nam” và ra mắt các sản phẩm mới: Bia 6
Trang 7Hà Nội 1890 (nhằm đánh dấu 130 năm lịch sử bia Hà Nội), Bia Hanoi Cool, lon Sleek Trúc Bạch và Hanoi Beer Premium.
1.2 Năng lực cạnh tranh cốt lõi của công ty
1.2.1 Đặc điểm thị trường bia Việt Nam
Xét theo số liệu về nhân khẩu học, Việt Nam là thị trường tiêu thụ bia lý tưởng Xét trong năm 2013, Việt Nam sở hữu mật độ dân số đông và cơ cấu dân số trẻ (70% dân số nhỏ hơn 40 tuổi trên tổng số 91 triệu dân) Với tốc độ tăng dân số lớn hơn 1%/năm, Việt Nam ước tính có thêm 1 triệu dân bước sang tuổi 18 mỗi năm.
Năm 2010, tổng sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam đã đạt 2,4 tỷ lít Kể từ đó đến nay, con số ấy luôn tăng lên, năm 2017, đã tăng gần gấp đôi và đạt 4 tỷ lít, chiếm 2,1% tổng sản lượng bia toàn cầu Việt Nam đứng tốp 3 trong khu vực về lượng tiêu thụ rượu bia và tốp 10 những thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới Tính đến cuối 2018, trong khi dân sổ chỉ tăng 9,5% so với đầu chu kỳ năm 2010, lượng bia tiêu thụ đã tăng tới 62%.1
Bảng biểu 1: Sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam Nguồn: Ngân hàng thế giới.
1 Nhóm tác giả của Đh Ngoại Thương TP HCM, theo Tạp chí Công Thương, Các nhân tố ảnh hưởng đến hànhvi tiêu dùng bia của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh, đăng ngày 9/4/2022.
7
Trang 81.2.2 Ngành nghề kinh doanh chính
Các ngành nghề kinh doanh chính của Habeco bao gồm sản xuất bia và mạch nha ủ men bia, sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng và chưng, tinh cất, pha chế các loại rượu mạnh
Ảnh 2: Các sản phẩm bia Hà Nội Nguồn: Habeco.
Tính riêng từ năm 2010, lượng bia Habeco bán ra đã là 600 triệu lít (chiếm khoảng 30% tổng số lượng bia được tiêu thụ ở Việt Nam Những sản phẩm nổi tiếng về bia như Bia hơi Hà Nội, Bia lon Hà Nội, Bia Trúc Bạch, Hanoi beer premium… đã làm nên tên tuổi của Habeco Với sự đa dạng về phân khúc sản phẩm như: sản phẩm siêu cao cấp – Bia Trúc Bạch IPA Craft Beer; sản phẩm cao cấp: Bia Trúc Bạch; sản phẩm cận cao cấp Bia Hanoi BOLD, light; và các dòng sản phẩm bia và nước giải khát khác, Habeco cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm phù hợp nhất với khẩu vị riêng cho mỗi cá nhân.
1.2.3 Địa bàn kinh doanh của Habeco
Theo báo cáo thường niên năm 2021 do Habeco công bố, thị trường kinh doanh của Habeco trải dài khắp cả nước, trong đó, thị trường chủ yếu từ Quảng Trị trở ra miền Bắc Với hệ thống phân phối thông qua 4 công ty thương mại, Habeco hiện đang giữ vị trí thứ 3 về thị phần tại Việt Nam và số 1 tại thị trường bia miền Bắc Bên cạnh thị trường nội địa, Habeco hiện đã xuất khẩu, phân phối chủ yếu tại thị trường châu Âu (Pháp, Anh, Áo, Czech), Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Úc… thông qua hệ thống siêu thị và các nhà hàng Việt Nam
8
Trang 91.3 Mô hình tổ chức
Bảng biểu 2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổng công ty Habeco.
Nguồn: Bia Hà Nội - Báo cáo thường niên 2021.
Hiện, Habeco có 26 công ty thành viên, trong đó 16 công ty chiếm tỷ lệ sở hữu trên 50% vốn điều lệ, 6 công ty liên doanh, liên kết có tỷ lệ sở hữu từ 20% đến dưới 50% vốn điều lệ và 4 công ty có tỷ lệ sở hữu dưới 20% vốn điều lệ Các công ty thành viên được thành lập nhằm phục vụ, đảm bảo ổn định năng lực sản xuất và chất lượng đầu ra của sản phẩm, cung ứng và phân bổ kịp thời sản phẩm bia Hà Nội tới tay người tiêu dùng ở các khu vực phía Bắc Đặc điểm chung của các công ty con đa phần là công ty cổ phần (CTCP) được công ty mẹ là Tổng công ty cổ phần bia – rượu – nước 9
Trang 10giải khát Hà Nội nắm giữ trên 50% thị phần, được phân bổ chủ yếu ở các tỉnh thành phía bắc như: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Ninh…
Ngoài ra, các công ty liên kết và liên doanh bao gồm: CTCP Bao bì Habeco, CTCP Harec đầu tư và Thương mại, CTCP vận tải Habeco, CTCP Đầu tư và phát triển Habeco, CTCP bia Hà Nội – Kim Bài, công ty TNHH Thuỷ tinh San Miguel Yamamura Hải Phòng Việc thành lập các công ty liên doanh, liên kết giúp nâng cao hoạt động kiểm định chất lượng sản phẩm, xây dựng mô hình sản xuất bia khép kín từ chế biến nguyên liệu thô tới khâu đóng gói bao bì thành phẩm đưa tới người tiêu dùng.
10
Trang 11CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA HABECO2.1 Chuỗi cung ứng của Habeco
Bảng biểu 3: Mô hình chuỗi cung ứng Habeco
Nhà cung cấp: Cung cấp các nguyên liệu đầu vào cần thiết để sản xuất bia như: mạch
nha, hoa Hublon (nhập khẩu), đường, gạo tới cơ sở chế biến.
Cơ sở chế biến: Bao gồm các công đoạn, xay và nấu mạch nha và gạo, lọc lấy nước,
nấu hoa Hublon, tách nước rồi ủ lên men trong hầm lạnh từ 30-45 ngày.
Đóng gói bao bì: Thành phẩm được đựng trong két và vận chuyển sang cơ sở đóng
chai hoặc lon Tại đây, công ty CP bao bì Habeco nhập chai thuỷ tinh từ công ty San Miguel Yamamura Hải Phòng, tiến hành chiết bia vào chai thuỷ tinh, lon thiếc, dán nhãn rồi đưa vào két hoặc đóng thùng các-tông thành phẩm rồi đưa vào kho Bên cạnh việc cung cấp đầu ra, công ty đồng thời đảm nhiệm việc xử lý, tái sử dụng vỏ chai thuỷ tinh đã qua sử dụng, thu lại từ các đại lý phân phối.
Vận chuyển: công ty vận tải Habeco sẽ phân phối thành phẩm từ kho thành phẩm tới
các đại lý, chi nhánh thuộc tổng công ty Habeco tại 16 tỉnh thành phía Bắc và thu hồi, vận chuyển ngược các vỏ chai thuỷ tinh chở lại cơ sở đóng gói.
Đại lý phân phối: Các đại lý phân phối bán thành phẩm cho các nhà bán lẻ hoặc
người tiêu dùng, đồng thời thu lại vỏ đối với sản phẩm chai thuỷ tinh đã qua sử dụng của công ty sản xuất từ người tiêu dùng.
Trang 1212
Trang 132.2 Cấu trúc kênh phân phối gián tiếp của Habeco:
Sơ đồ kênh 1 cấp:
Bảng biểu 4: Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối 1 cấp
Sơ đồ kênh 2 cấp:
Bảng biểu 5: Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối 2 cấp
Nhà sản xuất: Công ty bia – rượu – nước giải khát Hà Nội Habeco
Phân xưởng Bia số 1 – 16 Lạch Tray: sản xuất sản phẩm bia hơi các loại
Phân xưởng Bia số 2 – Quán Trữ: sản xuất sản phẩm bia hơi, bia chai các loại Chiết rót bia hơi thành phảm nhập kho và giao cho khách hàng.
Nhà bán buôn/đại lý: Habeco có 345 đại lý phân phối, tập trung chủ yếu ở các tỉnh
miền Bắc và Bắc Trung Bộ Ba tỉnh thành có số lượng đại lý lớn nhất gồm: Hà Nội (78 đại lý), Nghệ An (24 đại lý) và Tp HCM (22 đại lý).
Nhà bán lẻ: Hệ thống siêu thị lớn GO Mart, Mega Market, Lotte Mart… Các chuỗi
cửa hàng tiẹn lợi như Winmart+, cửa hàng tạp hoá, nhà hàng, quán karaoke, bar, quán nhậu…
Người tiêu dùng: Đối tượng tiêu dùng chủ yếu là nam giới ở độ tuổi từ 18-50 tuổi,
thường mua với số lượng ít tại các cơ sở bán lẻ
13 Nhà sản xuất Bia Hà
Nội Habeco Nhà bán lẻ Người tiêu dùng
Nhà sản xuất Bia Hà Nội Habeco
Nhà bán buôn, đại lý
Trang 142.3 Thực trạng công tác quản trị kênh phân phối tại công ty bia Hà Nội (Habeco)
2.3.1 Mục tiêu của hệ thống kênh phân phối
Về sản phẩm, nâng mức sản lượng bia lên 400 triệu lít/năm, hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm để chính thức được cấp chứng chỉ ISO, giữ vững uy tín về chất lượng sản phẩm, giá cả và dịch vụ khách hàng, trở thành những doanh nghiệp hàng đầu châu Á về sản xuất bia.
Công ty định hướng phát triển, mở rộng thị trường, nâng mức thị phần của công ty tại Việt Nam, xâm nhập vào thị trường miền Trung và miền Nam: từ các thành phố lớn ra các vùng lân cận.
2.4 Phân tích yếu tố tác động đến thiết kế kênh
Đặc điểm khách hàng: Bậc thanh niên và trung niên, tập trung ở độ tuổi 20-50 tuổi, thường là nam.
Địa lý thị trường: Habeco muốn thâm nhập vào các tỉnh thành miền Trung – Tây Nguyên chưa có nhà phân phối sản phẩm công ty, xây dựng hệ thống phân phối đã có sẵn thêm mạnh.
Quy mô và mật độ thị trường: dân số ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên không đông như hai miền nam, bắc Tuy nhiên, lượng bia tiêu thụ hàng năm ở mức tương đương.
Kết luận: Nên sử dụng kênh phân phối rộng
Yếu tố mùa vụ: Việc mua bia có tính mùa vụ cao do hoạt động tiêu thụ bia tăng lên ở mùa hè do thời tiết nóng, đặc biệt ở miền Trung – Tây Nguyên nên khách hàng tại khu vực này sẽ tiêu dùng nhiều hơn.
Kết luận: Habeco nên tìm kiếm thêm trung gian phân phối và lưu kho tại các nơitrọng điểm tại Hà Nội tại các mùa cao điểm để tối đa hoá doanh thu, thực hiện cắtgiảm lượng phân phối, các đại lý nhỏ lẻ ở các mùa không phải cao điểm nhằmgiảm chi phí.
14
Trang 152.5 Công tác quản lý và điều hành kênh phân phối
2.5.1 Động viên, khuyến khích các thành viên trong hệ thống kênh phân phối
Trợ giúp về dòng sản phẩm: Habeco cam kết, đảm bảo việc cung cấp cho các thành viên dòng sản phẩm bia tốt nhất với mức chiết khấu hợp lý, có lợi cho nhà phân phối để họ dễ đạt doanh số chỉ tiêu, đem lại lợi nhuận,
Trợ giúp về quảng cáo: Habeco tăng cường thực hiện chính sách marketing nâng cao độ nhận diện thương hiệu và độ phủ sóng các sản phẩm của công ty, từ đó giúp các đại lý tăng cơ hội bán hàng.
Tăng mức chiết khấu bán lẻ và hoa hồng khen thưởng:
Bảng biểu 6: Mức chiết khấu cho các đại lý bán buôn2
Doanh thu đạt được Mức hoa hồng được hưởng
Bảng biểu 7: Mức chiết khấu hoa hồng cho nhà bán lẻ
2.5.2 Điều tiết sự cạnh tranh và xung đột trong hệ thống kênh phân phối
Theo các nhà bán lẻ, mức chiết khấu mà các nhà bán buôn hiện tại đang áp dụng cho họ là cao Nếu định giá sản phẩm bằng cách lấy giá buôn cộng thêm lãi của nhà bán lẻ thì dẫn đến mức giá khó được thị trường chấp nhận, khó cạnh tranh được với các nhãn hàng khác.
Bên cạnh đó, nhà bán lẻ cho rằng các nhà bán buôn có dấu hiệu không minh bạch trong việc phân chia thị trường cho nhà bán lẻ Cụ thể, để tăng doanh thu tại cùng một đoạn thị trường, nhà bán buôn sẽ thành lập nhiều nhà bán lẻ, từ đó dẫn đến việc phá giá từ các nhà bán lẻ để cạnh tranh với nhau.
2 Nguồn: Hoàn thiện hệ thống phân phối CTCP bia Hà Nội, link truy cập:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-duy-tan/can-ban-kinh-te-vi-mo/nhom-1-habeco-tjjhtyjsejs/39269778
15
Trang 162.6 Đánh giá hiệu quả của kênh phân phối tại Habeco:
2.6.1 Mức độ bao phủ
Mặc dù nền kinh tế trong và ngoài nước trong vòng 3 năm qua vẫn còn nhiều khó khăn, doanh thu có sự suy giảm nhưng được đánh giá tương đối ổn định.
Thị trường kinh doanh trải dài khắp cả nước trong đó thị trường chủ yếu từ Quảng Trị ra miền Bắc Hệ thống phân phối với 345 đại lý phân phối cấp 1 Habeco chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ.
Theo đánh giá khách quan, đối thủ bia Sài gòn đã có 17 điểm bán hàng chính hãng, chủ yếu ở Hà Nội, Phú Yên, Phú Thọ, Hà Nam Trong khi đó, các nhà máy của Habeco chỉ đến miền Trung và hoạt động tại miền Nam mới dừng lại ở mức thăm dò thị trường.
2.6.2 Hoạt động bán hàng
Tình hình dịch Covid-19, năm 2021 Habeco đã đẩy mạnh tiêu thụ trên các kênh phân phối hiện tại để thích ứng tình hình mới như kênh siêu thị, thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada…) đẩy mạnh công tác truyền thông, nhận diên thương hiệu.
2.6.3 Tình trạng tài chính
Năm 2020:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn=2,57 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần =0.08 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) = 0.083
Năm 2021:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn=2,06
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần =0.04 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) =0.044
3 Báo cáo tài chính Habeco 20204 Báo cáo tài chính Habeco 2021
16