TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM 3 1 Quy mô thị trường
Cơ cấu dân số và tốc độ tăng trưởng
Dân số của Việt Nam năm 2008 là khoảng 86,5 triệu người, với tỉ lệ dân số trong độ tuổi tiêu dùng ở mức cao (hơn 57% dân số dưới độ tuổi 30) và tỷ lệ tăng dân số khoảng 1,21% Việt Nam hiện là quốc gia có dân số trẻ với khoảng 33 triệu người trong độ tuổi 20 đến 40, độ tuổi có tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm bia cao nhất.
Bảng 1.1 Cơ cấu nhóm tuổi
Nhóm tuổi % trong tổng dân số
Theo cách phân chia nhóm tuổi như bảng trên, ta thấy độ tuổi từ 25-64 chiếm 67,9 % dân số cả nước Nhóm người trong độ tuổi này là nhóm chính tạo ra của cải cho xã hội và đây cũng là nhóm người có khả năng tiêu dùng các loại đồ uống có cồn Do đó Việt Nam đã và đang là thị trường tiềm năng cao đối với mặt hàng bia.
Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam theo số liệu thống kê năm 2007 là trên 21,7 lít/năm, tăng khoảng 18% so với năm 2006 Tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng mức tiêu thụ bia theo đầu người hiện nay còn tương đối thấp so với các nước như Nhật, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu
Bảng 1.2 :Tiêu thụ bình quân đầu người(lít)
Nguồn: Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê, EPS Research
Nguồn: Bộ Công Thương Nguồn: Euromonitor
Ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam bắt đầu phát triển nhanh vào cuối thập kỷ vừa qua.Năm 2006, sản xuất bia chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97% về sản lượng Sản lượng bia tăng từ 866 triệu lít năm 2002 lên 1,7 tỷ lít năm 2006 (tốc độ tăng bình quân 18%/năm)
Cùng với việc thị trường mở rộng do gia tăng dân số, nhu cầu tiêu thụ bia ở Việt Nam được củng cố khi thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao Có thể nhận định điều này qua phân tích độ co giãn của nhu cầu tiêu thụ theo thu nhập ở trên Cụ thể:
Biểu đồ 1.1 Sản lượng bia hàng năm của VN
Biểu đồ 1.2 Sản lượng tiêu thụ bia bình quân 1 người 1năm
Séc Đức Austrialia Anh Mỹ Nhật Hàn Quốc VN lít
Sơ đồ 1.3: Sự co dãn của cầu theo thu nhập
Nguồn: báo cáo thị trường bia Việt Nam của Mekong Securities
(A) Đường cong nhu cầu tiêu thụ
(B) Mức thu nhập thấp nhất, điểm mà người tiêu dùng bia chỉ có đủ thu nhập cho nhu cầu thiết yếu mà không có tiền tiết kiệm hay là thu nhập khác để phục vụ nhu cầu tiêu dùng bia.
(C) Phạm vi thu nhập trong đó người tiêu dùng sẽ sẽ tiêu thụ nhiều bia khi họ có nhiều thu nhập.
(D) Phạm vi thu nhập, trong phạm vi này, mặc dù người tiêu dùng có thêm thu nhập, họ cũng sẽ không tiêu thụ thêm bia Một cách hợp lý, đây là mức giới hạn tiêu thụ bia.
(E) Mức tiêu thụ bia tối đa theo đầu người
Thị trường bia Việt Nam hiện nay đang thuộc phạm vi (C) Điều này có nghĩa là mức co giãn chịu sự tác động cao bởi thu nhập Nếu thu nhập tăng lên thì việc tiêu dùng bia cũng sẽ gia tăng Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ bia còn chịu ảnh hưởng của mức tăng dân số: nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng khi dân số tăng và sẽ giảm khi dân số giảm Như vậy, tiềm năng phát triển của ngành bia Việt Nam còn rất lớn Đến 2010, theo ước tính của Bộ Công Thương, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt mức 28 lít/năm khi mức thu nhập của người dân tăng lên cộng với sự thay đổi tập quán uống (chuyển từ uống rượu tự nấu sang uống bia) của người dân ở nhiều vùng nông thôn.
Theo dự báo, quy mô dân số Việt Nam sẽ tăng từ 86,5 triệu lên 100 triệu vào năm 2023 và ổn định ở mức 120 triệu dân Trong vòng 15 năm nữa, sự tăng trưởng 20% về quy mô dân số, 200% GDP bình quân đầu người (5% năm) cùng với mức tiêu thụ bia bình quân đầu người tăng lên như mức củaHàn Quốc hiện nay thì nhu cầu tiêu thụ bia ước sẽ tăng gần 5 lần.
Phân loại sản phẩm
Thị trường bia hiện nay gồm 3 loại sản phẩm chính đó là:
Bia hơi là loại sản phẩm bình dân được tiêu dùng ngay tại địa điểm bán, giành cho giới bình dân và công nhân lao động.
Bia phổ thông là các loại bia chai, bia lon, có mức giá trung bình phục vụ khách hàng có thu nhập trung bình và khá.
Bia hạng sang là nhóm sản phẩm có thương hiệu quốc tế và sản phẩm trong nước nổi tiếng có chất lượng cao.
Cách phân chia sản phẩm trên dựa theo đặc điểm thu nhập của khách hàng và đặc tính của sản phẩm, mỗi nhóm sản phẩm sẽ phục vụ những đối tượng khách hàng khác nhau.
Năm 2007 sản phẩm bia hơi chiếm khoảng 43% thị trường bia về sản lượng và 30% về doanh thu tương đương với 706 triệu USD Phân đoạn bia hơi có tôc độ tăng trưởng khá cao với mức tăng 13% so với cùng kì năm trước Với mức giá phù hợp, trung bình 12000 đồng/lít, sản phẩm này rất phù hợp với các khách hàng nhạy cảm về giá Bia hơi được sản xuất bởi hàng trăm các nhà sản xuất nhỏ và các công ty địa phương nên thị trường còn vụn vặt, chưa được quản lí chặt chẽ Tuy nhiên, bia hơi Hà Nội luôn dẫn đầu về chất lượng và được người tiêu dùng ưa thích không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh phía Bắc.
Sản phẩm phổ thông là phân đoạn lớn nhất, chiếm 45% thị trường bia về sản lượng và 50% về doanh thu tương đương 1,1 tỉ USD Trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng của loại sản phẩm này đạt 11% , với mức giá trung bình
13000 đồng/lít, sản phẩm bia chính thống phù hợp đối với hầu hết những người có thu nhập trung bình Đây là phân đoạn được đông đảo các nhà sản xuất tập trung phát triển như HaBeCo với sản phẩm bia chai 450ml mang thương hiệu bia Hà Nội SabeCo với bia Sài Gòn xanh, Bia Huế với nhãn hiệu HuDa và bia festival, cùng với một số nhà sản xuất khác như: Tân Hiệp Phát, BGI, Guiness, và các nhà sản xuất địa phương với quy mô nhỏ.
Sản phẩm bia cao cấp chiếm số lượng nhỏ sau bia hơi và bia phổ thông do giá cao nên sản phẩm này phù hợp với những người có thu nhập khá và cao. Bia cao cấp chiếm 12% thị trường bia về sản lượng và 20% về doanh thu Với
Hạng sang 20% mức giá trung bình từ 15000-17000đồng/lít, sản phẩm này phù hợp với đối tượng cao cấp Dẫn đầu thị trường với loại sản phẩm này là các nhãn hiệu như: Tiger, Heniken, Amber, Anchor của nhà máy bia Việt Nam(VBL),Carlsberg của nhà máy bia Đông Nam Á, SabeCo với sản phẩm Saigon special, Saigon đỏ, 333 HaBeCo với sản phẩm Hanoi beer premium.
Xu hướng phát triển của thị trường bia Việt Nam
Theo các số liệu phân tích trên có thể nhận định rằng trong thời gian tới thị trường bia Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi cả về quy mô cũng như tính chất Quy mô thị trường sẽ ngày càng mở rộng do sự gia tăng dân số, sự nâng cao thu nhập của dân cư và sự tăng lên của nhu cầu bia trên đầu người Do đó cạnh tranh trên thị trường sẽ quyết liệt hơn, các hãng bia sẽ tận dụng mọi cơ hội để tranh giành thị phần Việc nhà nước đưa ra chính sách mở cửa thị trường theo các điều khoản khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm cho các đại gia về bia lớn trên thế giới vào Việt Nam khiến cho các doanh nghiệp trong nước khó khăn trong việc cạnh tranh hơn.
Các loại bia trên thị trường cũng có sự thay đổi về cơ cấu Dòng bia hơi địa phương chất lượng thấp sẽ dần dần bị thay thế bằng sản phẩm bia chai với mức giá trung bình Dòng bia cao cấp sẽ ngày càng chiếm lĩnh thị trường do mức sống được cải thiện và nhu cầu muốn khẳng định địa vị của bộ phận dân cư có thu nhập cao Bên cạnh đó, các công ty trong nước sẽ có xu hướng liên doanh liên kết với các công ty bia quốc tế để tận dụng các điều kiện về công nghệ và uy tín trên thị trường giúp cho sản phẩm trong nước có chất lượng cao hơn và người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Đặc điểm người tiêu dùng
2.1 Quy mô Đối tượng tiêu dùng bia chủ yếu hiện nay vẫn là nam giới, nữ giới tuy có uống nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ và uống không nhiều nên trong phạm vi đề tài này tôi tập trung phân tích khách hàng là nam giới.
Với dân số là khoảng 86,5 triệu người năm 2008 thì nam giới chiếm khoảng
50 triệu người do tỉ lệ nam cao hơn tỉ lệ nữ Theo tổng cục thống kê năm 2008 thì tỉ lệ giữa nam và nữ ở Việt Nam là 51% trên 49% Do đó có thể thấy xét về quy mô người tiêu dùng thì thị trường bia Việt Nam là khá lớn
Cơ cấu người tiêu dùng có thể xét trên 3 góc độ là : cơ cấu theo địa lí, cơ cấu theo nhóm tuổi và cơ cấu theo gu tiêu dùng.
Cơ cấu theo địa lí
Theo khu vực địa lí ta có khu vực thành thị và nông thôn Cũng theo Tổng cục thống kê năm 2008 thì dân số sống ở thành thị chiếm 28% và nông thôn là 72%, việc tiêu dùng bia tại 2 khu vực này là khác nhau Người dân sống ở thành thị có thu nhập cao hơn và mức sống tốt hơn nên nhu cầu tiêu dùng sản phẩm bia cũng lớn hơn, đặc biệt là các sản phẩm bia có chất lượng cao Tuy dân số sống ở thành thị vẫn chiếm số nhỏ trong tổng dân số của Việt Nam nhưng thị trường tại những khu vực này rất lớn và đang được các hãng bia tập trung khai thác.Tại nông thôn, loại bia thông dụng nhất vẫn là bia hơi địa phương, do thu nhập của người dân tại đây còn thấp nên các hãng bia có uy tín chưa tập trung phát triển sản phẩm tại khu vực này, dân số sống tại nông thôn chiếm số đông nhưng do hạn chế về thu nhập nên bia vẫn là mặt hàng xa sỉ Tuy nhiên, cùng với tốc độ đô thị hóa đang tăng cao và mức sống của người dân tại nông thôn đang dần được cải thiện thì việc tiêu dùng mặt hàng bia có chất lượng cao sẽ trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới.
Cơ cấu theo nhóm tuổi Đặc điểm của người uống bia phụ thuộc khá nhiều vào độ tuổi, với những độ tuổi khác nhau xu hướng tiêu dùng cũng khác nhau Xét theo độ tuổi, ta có các nhóm sau:
25-40: nhóm thanh niên, là những người trẻ, nhóm này có đặc điểm thích cái mới, năng động, luôn muốn thể hiện bản thân, việc chấm nhận những sản phẩm mới là khá dễ dàng, đây là nhóm thích giao du với bạn bè nên đây là nhóm tiêu dùng bia lớn nhất.
40-65: nhóm trung niên, đây là nhóm người đã có gia đình, công việc ổn định, việc chi tiêu của họ phần nào bị ảnh hưởng do phải chăm lo cho gia đình và tích lũy cho tuổi già, đây là nhóm tuổi mà khả năng thích ứng với cái mới là thấp, họ là những người luôn trung thành với các sản phẩm hiện tại, đặc biệt với sản phẩm bia, là loại đồ uống theo sở thích nếu họ ưa thích một nhãn hiệu bia nào đó thì khả năng uống các loại bia khác là thấp.
Trên 65 là nhóm người cao niên, đây là nhóm người đã bước vào tuổi già, việc tiêu dùng các loại đồ uống có cồn luôn bị hạn chế vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và các bệnh liên quan đến tuổi già, những người uống bia ở độ tuổi này chủ yếu là do thói quen.
Cơ cấu theo gu tiêu dùng
Gu tiêu dùng ở đây được hiểu là những sở thích, thói quen của người tiêu dùng, điều này không phụ thuộc vào thu nhập hay lứa tuổi mà chủ yếu là do nhu cầu sở thích của mỗi người Những người có thu nhập cao vẫn có thể thích những sản phẩm bia có giá bình dân nhưng có khẩu vị hợp với họ Đặc điểm về các nhóm khách hàng tiêu dùng theo gu là khá phức tạp, do mỗi người đều có những sở thích và thói quen riêng nên việc tìm hiểu kĩ nhu cầu của khách hàng là vấn đề quan trọng trước khi quyết định đưa sản phẩm ra thị trường.
Trên thực tế do thu nhập người dân ngày càng tăng cao, đời sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng bia ngày một tăng lên, do đó người tiêu dùng cũng khó tính hơn Xét trên thị trường hiên nay có thể phân chia thị hiếu người tiêu dùng thành các nhóm sau
- Nhóm 1: Tập hợp những người thích uống những loại bia có nồng độ nhẹ, dễ uống và uống nhiều không bị say Họ chủ yếu là những người uống bia kém hoặc phụ nữ hoặc những người mới uống bia Những người này uống được ít và đa số họ chỉ uống vào các dịp lễ, tết hoặc các buổi liên hoan.
- Nhóm 2: Tập hợp những người thích uống những loại bia có nồng độ nặng, có nhiều cồn Đây chủ yếu là những người uống được bia và những người nghiện bia Những người này thường uống lai rai nên họ có thể uống được nhiều, tuy nhiên, những người trong nhóm này uống nhiều nhưng số lượng người uống thì lại ít.
- Nhóm 3: Gồm những người thích uống loại bia có nồng độ vừa phải, họ uống bia để giải khát, tạo sự ngon miệng trong các bữa ăn Đây thực sự là nhóm người tiêu dùng lớn vì số lượng đông đảo, lượng uống tương đối nhiều và uống thường xuyên Hàng ngày, những người này có thể ngày uống 2 -3 lần và trở thành thị hiếu truyền thống Một bộ phận đáng kể trong số này là các cán bộ giao dịch, các nhà kinh doanh, họ thường uống bia khi phải đàm đạo công việc và tổ chức kinh doanh Đây chính là nhóm người mà các cơ sở sản xuất cần phải nhằm vào để tạo ra sự tiêu thụ mạnh mẽ hơn nữa.
Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung phân tích hành vi tiêu dùng các sản phẩm bia chai cao cấp hướng đến những khách hàng có thu nhập cao. Theo kết quả điều tra thị trường với 200 bảng hỏi tại Hà Nội thì ta có thể đưa ra kết luận về hành vi tiêu dùng bia như sau: Đối với việc tiêu dùng bia chai, đặc biệt là loại bia dành cho đối tượng cao cấp nên sau khi điều tra thì việc tiêu thụ bia chai 330ml được dùng chủ yếu ở các quán bia và nhà hàng, khách sạn.
Bảng 1.3 địa điểm uống bia nhiều nhất
Valid o nha 8 4.0 4.0 4.0 nha hang, khach san 70 35.0 35.0 39.0 quan bia 108 54.0 54.0 93.0 quan bar, vu truong 14 7.0 7.0 100.0
Trong đó quán bia là nơi tiêu thụ nhiều nhất chiếm 54%, sau đó đến các nhà hàng là 35% Do đó, đây là 2 kênh quan trọng để các nhà sản xuất tiếp cận và đưa sản phẩm tới Việc tiêu dùng bia chai tại nhà chiếm số ít chỉ có 4% do khi mua bia chai người mua phải đặt tiền cược cả vỏ nên hình thức này phần nào ảnh hưởng đến việc tiêu dùng bia chai tại nhà.
Bia là loại đồ uống thích hợp để giải khát nên, sau khi điều tra thì lí do chính khiến mọi người uống bia là để giải khá
Bảng 1.4 Lí do uống bia
Valid giai khat 116 58.0 58.0 58.0 kich thich an ngon 20 10.0 10.0 68.0 tiep khach 16 8.0 8.0 76.0 thoi quen 48 24.0 24.0 100.0
Có 58% số người được hỏi cho rằng lí do uống chính là giải khát nên bia đã trở thành loại đồ uống thông dụng trong các nhà hàng, quán ăn để đáp ứng nhu cầu giải khát trong khi ăn uống và thư giãn 24% chọn do thói quen, đây là những người có thể nói là nghiện bia vì mức độ uống của họ là đều đặn và thường xuyên 10% chọn bia là loại đồ uống để kích thích trong khi ăn nên việc uống bia sẽ chủ yếu là uống để ăn ngon hơn 8% chọn lí do uống là để tiếp khách, đây là những người không thường xuyên uống bia, việc uống bia là do nhu cầu của công việc, nhưng lí do này chiếm số lượng nhỏ vì đa phần những người uống dù là do công việc hay giải trí thì việc uống bia vẫn phụ thuộc phần nhiều vào bản thân họ Với mỗi lí do trên, trong những thời gian và không gian khác nhau thì lí do của người uống có thể thay đổi Khi uống bia người uống có thể xuất phát từ nhiều lí do cùng một lúc, như khi họ uống trong khi ăn thì lí do vừa là để giải khát, vừa là kích thích ăn ngon, nếu việc uống bia liên quan đến công việc thì có cả lí do tiếp khách Lí do được chọn nhiều nhất là giải khát nên có thể thấy bia vẫn được coi là đồ uống thông dụng cho nam giới cho việc giải khát, giải tỏa căng thẳng.
Đánh giá nhu cầu tiêu dùng bia tại Hà Nội
3.1 Nhu cầu tiêu dùng Ở Hà Nội nói riêng và các khu vực khác nói chung thì nhu cầu tiêu dùng bia đang có xu hướng tăng lên do thu nhập và mức sống của người dân đang được cải thiện Tại Hà Nội việc tìm kiếm một quán bia là không khó, tại bất cứ con phố, vào các quán ăn nhỏ hay các quán nước ven đường cũng dễ dàng mua được một chai bia Mặt khác, trong những năm gần đây việc uống bia sau giờ làm việc đã trở nên phổ biến, tầm 5-6 h chiều là các quán bia rất đông khách Dù năm 2008 được đánh giá là năm khó khăn của nền kinh tế nhưng ngành bia vẫn là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, tăng 12%-14% so với năm trước Từ đó có thể đánh giá nhu cầu tiêu dùng bia đang tăng lên. Đây là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất bia tại Việt Nam Thành phố Hà Nội hiện có 3.398.889 nhân khẩu với 784.881 hộ Đó là số liệu thống kê mới nhất được thể hiện qua đợt tổng kiểm tra định kỳ về nhân khẩu do Công an thành phố Hà Nội thực hiện sau khi Hà Tây sát nhập với Hà Nội Dân số tăng cùng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên.
Xét tại Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác, trong tương lai gần xu hướng sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao sẽ trở nên phổ biến hơn Về bia hơi, các sản phẩm bia hơi chất lượng thấp hay còn gọi là bia cỏ sẽ ít được tiêu dùng hơn Bia hơi chất lượng cao và bia tươi sẽ dần thay thế bia cỏ Sản phẩm bia chai và bia lon sẽ được được tiêu dùng nhiều hơn Bia lon thường được tiêu dùng mạnh vào các dịp lế tết, do sản phẩm này dễ dàng mang đi biếu, tặng và thuận tiện trong việc sử dụng nên cũng thích hợp trong những chuyến đi chơi vào dịp hè Sản phẩm bia chai truyền thống sẽ có xu hướng giảm lượng bán do các sản phẩm bia chai cao cấp sẽ dần được ưa chuộng do chất lượng cao hơn.
Do thu nhập và điều kiện sống tốt hơn nên mong muốn của người tiêu dùng về sản phẩm cũng cao hơn Vấn đề về chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu, đi kèm với đó là uy tín thương hiệu sản phẩm, các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn Chính vì vậy, nâng cao vị thế cho thương hiệu của sản phẩm là vấn đề quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.
Tình hình cạnh tranh trên thị trường
4.1 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Theo số liệu thống kê năm 2008, Việt Nam có khoảng 329 cơ sở sản xuất bia, phân bổ ở 49/63 tỉnh, thành phố của cả nước Trong đó, thành phố Hố Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam khi nhà máy sản xuất chính hiện nay của Sabeco, VBL và Habeco được đặt ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
Theo hình thức vốn đầu tư, hiện nay sản lượng bia của các cơ sở có nguồn vốn Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với các cơ sở có nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn ngoài quốc doanh.
Ngoài quốc doanh Đầu tư nước ngoài Nhà nước
Biểu đồ 1.6 Cơ cấu sản lượng bia theo hình thức đầu tư
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy nhiên, trong tương lai tỷ lệ này sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng về sản lượng của các cơ sở sản xuất có nguồn vốn ngoài quốc doanh khi ngành bia Việt Nam đang thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài và Chính phủ đã có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển ngành bia.
Bảng 1.6 Các doanh nghiệp sản xuất bia tại Việt Nam
Tên công ty Thương hiệu chính
Năng lực sản xuất năm 2007 (triệu lít)
SABECO Bia 333, sài gòn xanh, sài gòn đỏ, sài gòn export, sài gòn special
Sóc Trăng, Cần Thơ, Yên Bái
Ankor, Bivina, Foster, BGI, Lauer export
HABECO Bia hơi, bia hà nội,
SanMiguel San Miguel 50 7% Nha Trang Công ty nước ngoài
SEAB Halida, Carlsberg 100 6% Hà Nội Liên doanh
HBL Huda, Fesitival 100 3% Huế Liên doanh
Zorok 100 1% Bình Dương Liên doanh
Nguồn: báo cáo tổng hợp thị trường bia Việt Nam - Mekong Securities năm 2007
Hiện nay, các loại bia có thương hiệu mới chiếm được khoảng 70% thị phần, phần còn lại thuộc về các loại bia “địa phương”, bia của các cơ sở sản xuất nhỏ (bia cỏ) Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, ngành bia hiện đang được đầu tư mạnh mẽ với việc gia tăng năng lực sản xuất ở các nhà đầu tư hiện có và sự có mặt của nhiều nhà đầu tư mới.
Dưới đây là biểu đồ thị phần và sản lượng của các đơn vị đầu ngành.
Nguồn: VBA, EPS Research Nguồn: EPS Research
Để hiểu rõ hơn về tình hình cạnh tranh cũng như xem xét khả năng cạnh tranh của Habeco so với các đối thủ khác chúng ta sẽ xem xét những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với HaBeCo trên thị trường Hà Nội
Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn(SaBeCo)
Với tổng sản lượng năm 2007 hơn 641 triệu lít, Sabeco đang thống lĩnh thị trường bia Việt Nam với thị phần dẫn đầu là 35% Các sản phẩm bia Sài Gòn đỏ, Sài Gòn xanh và 333 đang độc chiếm phân khúc bia hạng phổ thông, phân khúc có thị phần cao nhất thị trường cả về sản lượng và doanh thu Theo định hướng phát triển trong thời gian tới, Sabeco sẽ mở rộng thị phần ra khu vực miền Bắc; đầu tư xây dựng nhà máy bia thông qua việc thành lập các công ty con, công ty liên kết tại các khu vực kinh tế trọng điểm gồm TP.HCM, Vĩnh
Biểu đồ 1.6 Thị phần bia Việt Nam
Biểu đồ 1.7 Sản lượng các đơn vị đầu ngành 2007(triệu lít)
Long, Quảng Ngãi Bên cạnh đó, công ty cũng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu và đa dạng hóa các sản phẩm bia, đặc biệt là hướng đến sản phẩm cho phân khúc bia hạng sang, điển hình là sản phẩm Saigon special đã được thị trường chấp nhận Mục tiêu năm 2009 được Sabeco xác định là : Giữ vững thị phần và phát triển thị trường trọng tâm; quản lý hệ thống phân phối và đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
Công ty liên doanh bia Việt Nam( VBL)
Là công ty liên doanh giữa nhà máy bia Việt Nam và tập đoàn APB đang nắm giữ 70% thị trường phân khúc cao cấp với thương hiệu bia Heiniken. Đặt chân đến Việt Nam vào năm 1993 thông qua hình thức liên doanh, công ty Nước giải khát Việt Nam (VBL) thuộc tập đoàn APB (Asia Pacifi Breweries Ltd) đến từ Singapore liên doanh với Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) theo tỷ lệ 60:40 APB không ngừng bành trướng ở Việt Nam bằng việc đầu tư hàng trăm triệu đô, mua lại nhà máy bia Foster Tiền Giang và Foster Đà Nẵng vào tháng 9/2006 APB cũng đã thôn tính 2 đối tác khác trong liên doanh bia Hà Tây để đặt dấu chân của mình ra thị trường phía Bắc Với Heineken là thương hiệu thống lĩnh phân khúc thị trường bia cao cấp và Tiger phát triển mạnh ở phân khúc trung cao Với sản lượng từ
150 triệu lít năm tăng vọt lên đến 230 triệu lít trong năm 2006 và 395 triệu lít năm 2007.APB Việt Nam đóng góp nguồn doanh thu và lợi nhuận đáng kể vào tập đoàn APB đang ra sức bành trước và củng cố thế lực của mình tại Việt Nam.
Nhà máy bia liên doanh Đông Nam Á
Là liên doanh giữa bia Việt Hà và bia Đông Nam Á với 2 sản phẩm chủ đạo là Halida và Carlsberg với thị phần chiếm khoảng 6% , đây cũng là 1 trong những đối thủ có sản phẩm mang thương hiệu quốc tế có uy tín và đã được thị trường chấp nhận Với năng lực sản xuất đạt 100 triệu lít/năm, công ty đang cố gắng phát triển nhằm mở rộng thị phần ra cả nước
Nhìn vào biểu đồ 1.6 và 1.7 ta có thể thấy thị phần và sản lượng năm 2007 của HaBeCo đứng thứ 3 thị trường
4.2 Đánh giá tình hình cạnh tranh
Qua phân tích trên có thể thấy thị trường bia Việt Nam có tiềm lực phát triển cao nhưng mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn do các công ty không ngừng mở rộng sản xuất, đưa ra các sản phẩm mới Đồng thời với sự tham gia của nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong nước như Vinamilk, Vinataba, Vinashin và nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư các dự án sản xuất bia dưới nhãn hiệu nổi tiếng của nhiều tập đoàn trên thế giới thì khả năng cạnh tranh của các công ty trong ngành sẽ càng khó khăn hơn.Hiện nay các công ty bia đang cố gắng nâng cao năng lực sản xuất bằng cách mở rộng thêm quy mô sản xuất Các dự án mới được triển khai đã và đang trong giai đoạn hoàn thành.Do đó trong tương lai có thể thấy mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ diễn ra rất gay gắt.
Bảng 1.7 Dự án mới của các công ty
Công ty Dự án Quy mô
Vốn đầu tư (tỷ đồng)
Sabeco Nhà máy bia Sài
Nhà máy bia Sài Gòn - Củ Chi (GĐ2
Habeco Nhà máy bia Hà
Nhà máy bia Hà Nội – Vĩnh Phúc
Nhà máy bia Bình Dương
Nhà máy bia Phú Bài
Nguồn:tổ chức Euromonitor Điều kiện cạnh tranh trên thị trường bia sẽ ngày càng đáng quan tâm khi các cam kết WTO đang dần phải thực hiện Theo thỏa thuận gia nhập WTO, thuế TTĐB đối với rượu bia sẽ được thay đổi trong thời gian tới, cụ thể là trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập WTO sẽ áp dụng một mức thuế suất phần trăm chung đối với bia Việc áp dụng thuế tuyệt đối có thể làm cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, trong khi thuế đánh trên giá trị (hay thuế suất tương đối theo tỷ lệ %) có thể phù hợp hơn trong điều kiện của các nước đang phát triển
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, thị phần bia được dự báo là không thay đổi nhiều vì đặc thù của sản phẩm bia, một mặt hàng được tiêu thụ theo “gu”- người tiêu dùng thường trung thành với nhãn hiệu họ ưa thích.
Tóm lại, qua phân tích trên có thể thấy, thị trường bia Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn các nhà đầu tư Với quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng cao nhưng cũng không ít các đối thủ cạnh tranh nên mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ diễn ra rất gay gắt trong những năm tới Nhu cầu người tiêu dùng ngày một nâng cao và luôn biến đổi nên các doanh nghiệp cần nắm bắt những xu hướng mới để có thể tạo ra các đặc điểm khác biệt cho sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA-RƯỢU- NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ BIA HANOI
Giới thiệu chung về công ty
Tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Hà Nội được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 1863/QĐ-TTG ngày 28/12/2007 và quyết định số 575/QĐ-TTG ngày 16/05/2008 của thủ tướng Chính Phủ.
• Tên Công ty: Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội.
• Tên tiếng Anh: Hanoi Beer Alcohol and Beverage Joint Stock Corporation.
• Địa chỉ: 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
• Email: habeco@habeco.com.vn
• Vốn điều lệ công ty cổ phần: 2.318.000.000.000đ
• Mệnh giá cổ phần: 10.000 đ/cổ phần
• Tổng số lượng cổ phần: 231.800.000 cổ phần
Cổ phần Nhà nước nắm giữ: 172.559.600 cổ phần, chiếm 74,44% vốn điều lệ Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động: 1.290.400 cổ phần, chiếm 0,56% vốn điều lệ Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược: 23.180.000 cổ phần, chiếm 10% vốn điều lệ Cổ phần bán đấu giá công khai: 34.770.000 cổ phần, chiếm 15% vốn điều lệ
• Số đăng ký kinh doanh: 0103025268
Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, mô hình công ty mẹ được bố trí như sau:
Mỗi bộ phận , phòng ban đảm nhiệm những vai trò và chức năng khác nhau:
Hội đồng quản trị ( HĐQT): là bộ phận lãnh đạo cao cấp nhất của công ty, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý các bộ phận cấp dưới Vai trò là đề ra các nhiệm vụ và mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên chức năng nhiệm vụ của công ty và đưa ra các chiến lược, kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu của tổ chức
Ban kiểm soát ( BKS): BKS do HĐQT lập ra, hoạt động theo quy chế do HĐQT phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra việc điều hành hoạt động của Công ty mẹ, quyết định của chủ tịch HĐQT đối với các đơn vị thành viên do Công ty mẹ đầu tư toàn bộ vốn điều lệ Đồng thời nhiệm vụ chính là báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tới hội đồng cổ đông.
Tổng Giám Đốc : là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty mẹ theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ công ty mẹ và các nghị quyết, quyết định của HĐQT: chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Phó Tổng Giám Đốc sản xuất – kỹ thuật: Là người được Tổng Giám Đốc phân công chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất Với nhiệm vụ chính là quản lý và điều hành các bộ phận kĩ thuật, quản lý các công việc có liên quan đến việc sản xuất, các đội ngũ công nhân kĩ thuật Đảm bảo việc vận hành sản xuất và xử lý các phát sinh trong quá trình hoạt động Đồng thời chịu trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị sản xuất.
Phó Tổng Giám Đốc kinh doanh: là người được Tổng Giám Đốc phân công chịu trách nhiệm phụ trách công tác kinh doanh chung trong doanh nghiệp Nhiệm vụ chính là điều hành và quản lý các hoạt động đối nội và đối ngoại của công ty.
Phó Tổng Giám Đốc đầu tư: là người chịu trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động đầu tư bên trong và bên ngoài daonh nghiệp, triển khai các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc…
Văn Phòng: chịu trách nhiệm trước Tổng Công Ty về lĩnh vực Văn phòng: công tác hành chính, tổng hợp, công tác chính trị, công tác thi đua khen thưởng, công tác y tế, công tác bảo vệ, an ninh trật tự và quân sự…
Phòng tổ chức- Lao động: nhiệm vụ chính và quản lý nhân lực của công ty, chịu trách nhiệm chi trả tiền lương cho công nhân viên công ty, giám sát tình hình lao động chung, đồng thời phản ánh những sự thay đổi thuộc về nhân sự tới ban giám đốc.
Phòng tài chính kế toán: giám sát và ghi chép tất cả các hoạt động kế toán của công ty, ghi chép các quá trình dưới dạng sổ sách, hóa đơn để lập dữ liệu giúp thuận tiện cho việc kiểm sổt việc sử dụng và phát sinh các nguồn vốn trong doanh nghiệp.
Phòng Kế hoạch đầu tư: phụ trách việc quản lý các kế hoạch kinh doanh của công ty mẹ và tổ hợp công ty mẹ và công ty con.
Phòng Vật tư- Nguyên liệu: chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp các vật tư, nguyên liệu, kho tàng, vận chuyển… Quản lý việc thu mua nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất, đại diện cho công ty đối với các nhà cung ứng.
Phòng tiêu thụ thị trường: Phụ trách việc quản lý các hoat động tiêu thụ cho công ty như : phân phối, xúc tiến bán, các chương trình PR, Marketing trực tiếp Đây có thể gọi là phòng Marketing theo cách hiểu đầy đủ.
Phòng Kỹ thuật công nghệ: là phòng có nhiệm vụ là kiểm tra chất lượng cho quy trình sản xuất và các sản phẩm Nói cụ thể là chịu trách nhiệm quá trình đảm bảo chất lượng sản phẩm cho công ty.
Phòng kỹ thuật cơ điện: giám sát hoạt động của các bộ phận máy móc có sử dụng kỹ thuật cơ điện trong công ty.
Xí nghiệp chế biến: thực hiện công đoạn sản xuất theo các yêu cầu về chất lượng và số lượng của công ty.
Xí nghiệp thành phẩm: thực hiện chiết các loại bia theo kế hoạch ra các chai, boong, hay lon.
Xí nghiệp cơ điện: cung cấp bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất Đồng thời đảm nhiệm vai trò lắp đặt, sửa chữa và xây dựng những công trình nhỏ tại công ty.
Ban dự án: chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các dự án khả thi để các phòng ban khác có thể triển khai.
1.2 Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 2.1 Kết quả báo cáo kinh doanh năm 2006 và 2007
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Mức tăng Tỷ lệ %
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2006 và 2007 –Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội)
Đặc điểm về sản phẩm bia chia HaNoi beer premium
Bia chai Hanoi beer premium là sản phẩm mới của Tổng công ty bia-rượu- nước giải khát Hà Nội chính thức được đưa ra mắt vào ngày 14\1\2005 tại khách sạn Melia Hà Nội Dòng sản phẩm mới này là sự kết hợp của 5 yếu tố:
Từ việc kế thừa những bí quyết sản xuất truyền thống hơn một trăm năm đến việc được phép của chính phủ, Tổng công ty đã đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại, khép kín và tự động hoá hoàn toàn như: Bồn lên men điều khiển tự động với công suất triệu lít/năm, máy lọc nước mạch nha tự động, máy chiết chai tự động Nhờ vậy Hanoi beer premium đã đạt được những phẩm cấp cao nhất của bia theo chuẩn quốc tế và là dòng bia hạng sang theo định hướng của công ty.
2.1 Đánh giá về mẫu mã, kiểu dáng
Hình dáng chai thon gọn, có dung tích 330ml (so với sản phẩm cũ 450ml) nên thuận lợi cho người thưởng thức bia mà không muốn rót ra khỏi chai.
Hình thức đóng gói sang trọng với 24 chai/ két hoặc được chia làm 4 túi xách tiện lợi Đặc biệt trên vỏ chai còn có biểu tượng của Tổng công ty Chất lượng loại bia này cũng đậm đặc hơn, nồng độ 4,6 nặng hơn so với nồng độ 3,8 của sản phẩm 450ml Một điểm khác biệt nữa so với sản phẩm cũ đó là trên mỗi vỏ chai bia đều dập nổi biểu tượng của Habeco Đây cũng là cách mà Habeco lựa chọn để chống lại việc làm giả sản phẩm mới này Xét về mẫu mã, kiểu dáng, sản phẩm Hanoi beer premium có nét khác biệt so với các sản phẩm khác như Heniken, Carlsberg, hay Saigon Special đó là kiểu chai màu nâu, đặc trưng của bia Hà Nội, trong khi đó các sản phẩm cao cấp dạng 330ml thường có màu xanh thẫm hoặc nhạt Đó cũng là một điểm khác biệt nhằm tạo vị thế riêng cho bia Hanoi beer premium.
2.2 Đánh giá về chất lượng sản phẩm
Sản phẩm bia chai nói chung và bia Hanoi beer premium nói riêng đều đòi hỏi khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm Chỉ tiêu chất lượng về cảm quan của bia Hanoi beer premium được công ty đánh giá dựa trên các tiêu chí như sau:
Về mùi: có mùi thơm đặc trưng của bia Hà Nội được sản xuất từ đại mạch, hoa Houblon, Malt và men bia So với bia chai 450ml thì mùi thơm rõ hơn.
Về vị: Có vị đặc trưng, đậm đà đắng dịu của hoa houblon, vị hơi tê cay của CO2, sau khi uống để lại hậu vị dễ chịu, không có vị lạ do tạp nhiễm
Về màu sắc và độ trong: có màu vàng óng, sáng tự nhiên, trong suốt và không có cặn
Về bọt: bọt có mầu trắng mịn, bám cốc và lâu tan, khi rót ra cốc bọt có độ cao ít nhất 3cm và thời gian tan hết ít nhất 3 phút.
Thị trường mục tiêu của bia Hanoi beer premium
3.1 Đặc điểm của thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu của Tổng công ty từ trước tới nay vẫn là thị trường bình dân đối với bia hơi và thị trường trung lưu đối với bia chai và bia lon Dù bia Hà Nội là thương hiệu mạnh nhưng vẫn bị xếp vào loại bia bình dân Sản phẩm bia chai 330ml là sản phẩm đầu tiên xâm nhập vào thị trường cao cấp
Thị trường mục tiêu của sản phẩm bia Hanoi beer premium là nam giới, thu nhập khá, sống ở các thành phố lớn. Đặc điểm chung của khách hàng mục tiêu là yêu thích phong cách mạnh mẽ, hiện đại, sành điệu, muốn thể hiện cái tôi của bản thân, thể hiện đẳng cấp chuyên nghiệp Đây là thị trường cao cấp nên khách hàng có yêu cầu cao về mẫu mã, chất lượng, hình thức sản phẩm Do đặc điểm có thu nhập khá nên khách hàng phần lớn là những người bận bịu trong công việc nhưng ngoài giờ làm việc thì họ là những người thích tụ tập với bạn bè và đồng nghiệp Để giải tỏa căng thẳng thì bia chai luôn là lựa chọn số một của nam giới Nhận biết những đặc điểm cơ bản của khách hàng mục tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thiết kế sản phẩm, định giá, thiết kế kênh phân phối và lựa chọn các phương tiện truyền thông để tiếp cận.
Qua phân tích về khách hàng mục tiêu có thể thấy, HaBeCo lựa chọn phân khúc trên theo đặc điểm về địa lí, giới tính, thu nhập và phong cách sống
Về địa lí: Công ty xác định thị trường cho sản phẩm Hanoi beer premium là các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố phía Băc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương,Nam Định
Về giới tính: do bia vẫn là loại đồ uống thích hợp cho nam giới nên về tiêu chí này vẫn không thay đổi.
Về thu nhập: thu nhập khá, từ 3 triệu trở lên do đây là loại bia hướng vào thị trường cao cấp nên có giá cao hơn sản phẩm khác của công ty
Về phong cách sống: Do thuộc phân khúc hạng sang nên sản phẩm nhấn mạnh vào phong cách hiện đại, sành điệu, muốn khẳng định bản thân.
3.2 Đánh giá các sản phẩm cùng loại trên thị trường
Từ trước tới nay chúng ta vẫn quen thuộc với 2 hình thức là bia chai 450ml và bia lon Khi thị trường phát triển, một hình thức đóng chai mới xuất hiện là loại chai 330ml Loại chai này vào Việt Nam thông qua các thương hiệu nổi tiếng như: Tiger, Heniken, Carlsberg, Foster Loại chai này từ lâu đã rất phổ biến trên thế giới với cách thức uống bia ướp lạnh trực tiếp từ chai. Hình thức chai nhỏ, thon gọn, phù hợp bày trong các cửa hàng, nhà hàng sang trọng Nhận thấy cơ hội kinh doanh mới, các doanh nghiệp Việt Nam lập tức nhảy vào cuộc.Thị trường bắt đầu xuất hiện Saigon special, Hue beer, Halida, và sản phẩm mới nhất là Hanoi beer premium của HaBeCo Tuy phân khúc hạng sang chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có tiềm năng rất lớn về doanh thu nên mức độ cạnh tranh trong phân khúc này cũng rất quyết liệt.
Phân khúc mà HaBeCo lựa chọn cho bia Hanoi beer premium là phân khúc có nhiều đối thủ mạnh và có uy tín trên thị trường, do đó để khẳng định vị thế của mình và được khách hàng chấp nhận là việc khá khó khăn.
Hầu hết các đối thủ cạnh tranh của bia Hà Nội đều có loại sản phẩm bia chai 330ml và hướng vào phân khúc hạng sang Dẫn đầu thị trường hiện nay với dòng sản phẩm trên là công ty bia liên doanh bia Việt Nam với sản phẩm bia Heniken chiếm 70% thị phần phân khúc hạng sang Với tiềm lực của mình VBL đang cố vực Tiger trở thành thương hiệu mạnh Đứng sau Heniken là thương hiệu Saigon special của SaBeCo đang chiếm lĩnh thị trường miền Nam và cũng đã được thị trường miền Bắc chấp nhận Đây là 2 sản phẩm cạnh tranh mạnh nhất với sản phẩm Hanoi beer premium Ngoài ra, còn có các sản phẩm cạnh tranh khác như: bia Carlsberg, Halida của công ty bia Đông Nam Á, bia Foster của Foster Việt Nam, tuy nhiên 2 loại bia nước ngoài Carlsberg và Foster hầu như không được ưa chuộng lắm ở Việt Nam do 2 loại này không phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam Halida tuy chiếm thị phần 20% khu vực phía Bắc và 30% khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị nhưng chỉ mạnh về bia lon còn loại sản phẩm bia chai 330ml cũng chưa được tiêu thụ nhiều
Tóm lại, thị trường bia chai 330ml rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng chỉ có Heniken dẫn đầu thị trường tại khu vực Hà Nội
3.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Bia Hanoi beer premium được ra mắt thị vào ngày 14/1/2005 nhưng đến tháng 10/ 2005 sản phẩm mới chính thức được đưa vào thị trường tiêu thụ.
Trong vòng 3 năm từ 2006 đến 2008, sản lượng tiêu thụ bia Hanoi beer premium đã đạt được những thành tích đáng kể.
Bảng 2.6 Sản lượng tiêu thụ bia chai 330ml năm 2006-2008 Đơn vị tính: nghìn lít
Nguồn: phòng tiêu thụ-thị trường
Qua bảng trên có thể thấy, sản lượng tiêu thụ bia chai Hanoi beer premium là còn khá ít so với sản lượng của toàn công ty, nhưng về tốc độ tăng thì năm
2007 so với năm 2006 tăng 0.22% tương ứng với 805 nghìn lít, năm 2008 so với năm 2007 tăng 0.28% tương ứng với 1180 nghìn lít Trong năm 2008, sản lượng tiêu thụ tăng đáng kể so với năm 2006 và 2007 nên có thể cho rằng sau
3 năm xâm nhập vào thị trường, bia Hanoi beer premium đã được thị trường chấp nhận.
Thực trạng hoạt động marketing đối với sản phẩm Hanoi beer premium
4.1 Chính sách về sản phẩm Để hiểu rõ hơn về sản phẩm Hanoi beer premium ta có thể phân tích sản phẩm dựa trên 3 cấp độ của sản phẩm đó là: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm hiện thực và sản phẩm bổ sung.
Khi quyết định đưa ra thị trường sản phẩm bia Hanoi beer premium, HaBeCo muốn đem đến cho khách hàng lợi ích cốt lõi là sự sảng khoái, vui vẻ với bạn bè, giải tỏa mọi căng thẳng trong cuộc sống Do đó khi tung sản phẩm ra thị trường, HaBeCo đã chọn sologan cho sản phẩm này là “cảm xúc không lời” HaBeCo muốn khách hàng cảm nhận về bia Hanoi beer premium chính là sự kì diệu đến ngay từ ngụm bia đầu tiên nhưng thật khó có thể diễn tả cảm xúc tuyệt vời ấy Để rồi cuối cùng nhận ra rằng sự tuyệt vời đó không có lời nào diễn tả được.
Sản phẩm hiện thực được thể hiện qua những đặc điểm về sản phẩm sau:
Về hình dáng: Hanoi beer premium được đóng trong chai cổ thon, 330ml, hình dáng nhỏ gọn, thuận tiện để uống trực tiếp từ chai, do đây là loại bia thích hợp với kiểu uống ướp lạnh trực tiếp từ chai và không cần rót ra cốc nên kiểu dáng này là hoàn toàn phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.
Về chất lượng: với chất lượng cổ truyền từ 100 năm, bia Hanoi beer premium vừa có được chất lượng truyền thống của bia Hà Nội nói chung vừa có đặc tính riêng là đạm đà và thơm hơn do độ cồn cao hơn các sản phẩm khác trong công ty.
Về bao gói: Bia Hanoi beer premium được đựng trong chai màu nâu là màu truyền thống của bia Hà Nội nên sẽ khiến khách hàng dễ nhận biết về sản phẩm Các chai được đựng trong két nhựa màu đỏ tươi phân biệt với màu nâu của bia 450ml.
Với cấp độ này, khi bán sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng, công ty luôn mang đến cho khách hàng những lợi ích khác nữa như sự phục vụ nhiệt tình của nhân viên bán hàng, do đây là sản phẩm cao cấp tiêu dùng chủ yếu ở các nhà hàng nên thái độ phục vụ cũng như tính chuyên nghiệp của người bán sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty và sản phẩm Không những vậy, việc tư vấn tiêu dùng ví dụ như: nên sử dụng bia thế nào cho hợp lí, uống thế nào lầ ngon nhất luôn được công ty đưa ra thông qua các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền cho sản phẩm nhằm mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất.
Bia chai Hanoi beer premium được đóng vào két 24 chai, giá bán tại công ty cho các đại lí là 136000 đồng, trong đó chưa bao gồm giá cược vỏ chai và giá két nhựa Giá vỏ chai là: 2.200 đồng/chai, két nhựa là 49.500 đồng/két Với phương thức bán là bán trực tiếp cho khách hàng trong đó tính cả tiền vỏ chai, sau đó công ty mua lại vỏ chai và két với đúng giá mà khách hàng đã trả, hình thức này hơi rắc rối nhưng do để đảm bảo tránh hàng giả và tiết kiệm chi phí nên cách này vẫn được các công ty sản xuất bia chai áp dụng.
4.2.2 Phương pháp định giá Đối với các sản phẩm khác như bia lon và bia chai 450ml, công ty áp dụng phương pháp chi phí bình quân cộng phụ giá theo công thức tổng quát
• m: tỉ lệ lãi trên chi phí do công ty ấn định
Riêng với sản phẩm bia chai 330ml công ty đưa ra chiến lược giá khác đó là sử dụng phương pháp định giá dựa vào giá trị nhận thức của khách hàng Giá vốn của bia chai 330ml là 16000 đồng/lít nhưng khi định giá, giá thành sản phẩm là 22000 đồng/lít Do đây là sản phẩm nhắm vào thị trường cao cấp nên phải có chiến lược đặt giá cao tạo yếu tố tâm lí, xây dựng đẳng cấp cao cho sản phẩm Tuy nhiên giá bia Hanoi beer premium vẫn tương đối rẻ so với đối thủ cạnh tranh.
Bảng 2.7 Giá một số loại bia chai 330ml trên thị trường Hà Nội
Tên sản phẩm Giá bán 1 két Giá bán 1 chai Giá 1 chai tại nhà hàng
Nguồn: các đại lí bia, nhà hàng
Bia là loại mặt hàng rất khó kiểm soát về giá, công ty chỉ có thể kiểm soát qua các đại lí cấp 1 Sau đó bia được đưa đến các đại lí nhỏ, lẻ, các nhà hàng, quán bar Giá cả tại các địa điểm bán là không thống nhất với nhau, nếu vào một quán bia nhỏ, hay một nhà hàng bình dân thì một chai bia giá sẽ dao động từ 12000-15000 đồng Nhưng nếu vào những chỗ sang trọng như quán bar, vũ trường, các tụ điểm vui chơi giải trí thì giá 1 chai bia có thể dao động từ 20000-40000 đồng.
Nhìn vào bảng giá trên có thể thấy, Hanoi beer premium có giá khá thấp so với các đối thủ cạnh tranh, đây cũng là một lợi thế cho sản phẩm mới khi muốn xâm nhập thị trường.
4.3 Chính sách về phân phối
So với các đối thủ cạnh tranh thì có thể nói kênh phân phối sản phẩm bia chai nói riêng và các sản phẩm bia nói chung thì HaBeCo có một hệ thống kênh phân phối khá mạnh Với hệ thống kênh phân phối được hình thành trong một thời gian dài và ổn định như vậy đã tạo ra một lợi thế rất lớn cho sản phẩm mới Hanoi beer premium Nhưng hệ thống phân phối này hiện vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, từ Quảng Bình trở ra còn các tỉnh miền Nam kênh phân phối vẫn chưa được tốt Hệ thống phân phối cho bia chai 330ml ngoài việc tận dụng các đại lí có sẵn, HaBeCo đang cố gắng thiết lập các gian hàng giới thiệu sản phẩm bán trực tiếp sản phẩm từ công ty đến khách hàng Những gian hàng này được đặt tại các nhà hàng lớn, các quán bia có không gian phù hợp Việc bán sản phẩm sẽ thông qua đội ngũ tiếp thị của cửa hàng và do công ty giám sát Hoạt động này sẽ giúp việc quảng bá hình ảnh sản phẩm mới đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay HaBeCo đang duy trì 2 kiểu kênh chính là:
Loại kênh thứ nhất : thông qua các đại lý mà có hợp đồng đại lý với tổng công ty, với hình thức được giao một số lượng bia lon và chai nhất định trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đại diện cho tổng công ty giao dịch với các đại lý nhỏ hơn và các cửa hàng bán lẻ có nhu cầu bán sản phẩm.
Loại kênh thứ hai: là thông qua các đại lý của công ty nhưng tính chất của nó lại có vài điểm khác Các đại lý ( hợp đồng mua bán) này về tư cách không hoàn toàn giống như là đại lý thông thường mà nó lấy sản phẩm bia về tiêu thụ như hình thức nhà buôn, tức là họ phải bỏ tiền ra để mua các sản phẩm của Tổng công ty trong một khoảng thời gian là 2 tháng với điều kiện là phải bán hết chỗ bia đã mua thì Tổng công ty mới thực hiện hợp đồng với đại lý đó Tổng công ty thực hiện điều này nhằm tránh rủi ro khi có nhiều đơn xin làm đại lý của các cửa hàng khi mà tinh hình tiêu thụ của khu vực đó không khả quan.
Với 2 kiểu đại lí cấp 1 như trên công ty có thể chủ động trong việc phân phối sản phẩm, các đại lí cấp 1 sẽ làm việc trực tiếp với địa lí cấp 2, công ty chỉ kiểm soát một cách gián tiếp.
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNHTRANH CỦA BIA HANOI BEER PREMIUM
Các yếu tố thuộc môi trường marketing vĩ mô
1.1 Môi trường nhân khẩu học.
Các yếu tố thuộc môi trường nhân khẩu học có ảnh hưởng đến việc tiêu dùng bia trước tiên phải nói đến là quy mô và tốc độ tăng dân sô bởi vì con người là lực lượng tạo nên thị trường Theo như các phân tích trên thì dân số Việt Nam năm 2008 là 86,5 triệu người với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1.21% Tốc độ trên được đánh giá là cao so với các nước đang phát triển trong khu vực Do đó, dân số đông cùng với tốc độ tăng trưởng khá cao sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm đồ uống nói chung và các sản phẩm về bia nói riêng tăng lên.
Cơ cấu tuổi tác và giới tính cũng có ảnh hưởng lớn đến việc uống bia. Tại Việt Nam độ tuổi được đánh giá là tiêu dùng bia nhiều nhất là từ 20-40 chiếm khoảng 33 triệu người Về giới tính thì hiện nay ở Việt Nam nam giới là đối tượng tiêu dùng bia chủ yếu nên mức chi tiêu dành cho sản phẩm bia của nam giới sẽ cao hơn nữ giới do Việt Nam tuy mở cửa với thế giới những vẫn còn một cái nhìn khắt khe đối với phụ nữ cho nên bia và rượu không phải là hai thứ uống giành cho phụ nữ như ở các nước phát triển.
Qua những cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những người sống ở thành phố đi làm sẽ uống nhiều bia hơn là những người sống ở những vùng nông thôn Trong những năm trở lại đây, Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ đô thị hóa cao, vấn đề này cũng có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội Nhưng đối với vấn đề tiêu dùng bia thì đô thị hóa sẽ khiến cho thị trường bia được mở rộng, do việc đô thị hóa sẽ ảnh hưởng đến phong cách lối sống của một bộ phận dân cư, dân số thành thị tăng lên đồng nghĩa với nhu cầu tăng Mặt khác, thành thị là nơi diễn ra các mối quan hệ giao lưu thương mại, du lịch, quan hệ giao tiếp rộng và thường là các trung tâm công nghiệp nên nhu cầu sử dụng nhiều bia-rượu-nước giải khát nói chung và sản phẩm bia nói riêng là rất lớn Theo quyết định số 10/98 QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch đô thị Việt Nam thì đến năm 2020 dân số thành thị có thể lên tới 46 triệu người, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2000 và chiếm tới 45% dân số cả nước.
Bên cạnh đó việc dịch chuyển từ thị trường đại chúng sang các vi thị trường đang là xu hướng mới, nhu cầu của mỗi người là rất khác nhau nên việc chia nhỏ thị trường để có thể đáp ứng tốt nhất từng đối tượng khách hàng là vấn đề tất yếu, nên việc đưa ra sản phẩm bia Hanoi beer premium vào phân khúc hạng sang của HaBeCo là hoàn toàn đúng đắn.
Bia không chỉ là một thứ đồ uống nó chính là một thứ văn hoá Nếu như văn hóa là tất cả những gì do con người sống trong một cộng đồng xã hội tạo ra, chi phối tư duy, ứng xử và giao tiếp của cộng đồng ấy thì hoàn toàn có thể nói tới văn hoá bia, vì ngày nay bia đã được toàn cầu hoá.
Mỗi nơi lại có một phong tục tập quán và tiêu dùng khác nhau Đây cũng là những thói quen của con người được lặp đi lặp lại, thói quen tạo lập vừa mang tính truyền thống vừa do tác động của hoàn cảnh, thói quen mang tính cá nhân khi có nhiều người có cùng thói quen và rộng ra trên phạm vi lớn của cộng đồng lại trở thành một tập quán.
Tập quán tiêu dùng bia không mang tính chung chung, nó bao giờ cũng gắn với một sản phẩm cụ thể, với mỗi nhóm ngưới khác nhau có thể tập quán riêng và đó là “gu” trong tiêu dùng bia Người ta thích uống những loại bia hợp “gu” của mình Qua thực tế khảo sát người tiêu dùng Việt Nam có những đặc tính như: người uống thường uống theo nhóm, theo phong trào, ít uống đơn độc Bên cạnh đó một đặc tính nữa của người tiêu dùng Việt Nam là bình thường thì ít uống, nhưng khi uống thì lại uống không ít Do đó bia không chỉ chi phối tới những sinh hoạt hàng ngày, tới công việc và thậm chí nó còn ảnh hưởng tới cả những tình cảm trong gia đình Bia hiện diện trong cuộc sống hàng ngày trong công việc hàng ngày Khi cần tìm đối tác kinh doanh, hoặc đơn giản là khi tăng thêm mối quan hệ thân thiết với khách hàng hiện tại hay thậm chí là khi muốn ký một hợp đồng kinh tế, người ta sẽ không ngần ngại đưa đối tác của mình tới một quán bia để giải quyết công việc Chính vì thế, tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã hình thành nên một nét văn hóa trong tiêu dùng bia, những thói quen hay tập quán đó đã có ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất trong việc lựa chọn sản phẩm và hình thức quảng cáo Đối với bia Hà Nội, để quảng cáo cho sản phẩm của mình đã gắn hình ảnh “một nét văn hóa người Hà Nội” khiến cho khi nói tới Hà Nội là mọi người luôn nhớ tới bia Hà Nội, đây là cách truyền thông rất hiệu quả khi sử dụng yếu tố văn hóa.
Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lớn nhất đến ngành bia là tính thời vụ khi tiêu thụ loại sản phẩm này Do bia là một loại đồ uống giải khát có tính thời vụ khá rõ ràng, mùa nóng ấm thì người ta uống bia nhiều hơn, mùa lạnh uống ít hơn Tính thời vụ liên quan đến điều kiện địa lý và khí hậu, tại những nơi tính mùa vụ được phân biệt rõ ràng thì tính thời vụ trong tiêu dùng bia cũng rất rõ Do 2 miền Bắc và Nam có khi hậu khác nhau, miền Bắc có thêm mùa đông nên những ngày giá rét của miền Bắc người ta dùng bia ít, mùa hè nhu cầu giải khát bằng bia nhiều hơn Ngược lại , miền Nam quanh năm nắng nóng nên bia được tiêu dùng quanh năm do đó thị trường miền Nam luôn sôi động Bia Hà Nội tập trung chủ yếu ở thị trường miền Bắc nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố tiêu thụ theo mùa.
Ngoài ra, việc tiêu dùng bia sẽ tăng mạnh vào các dịp lễ, tết, đặc biệt là Tết nguyên đán, đây là thời điểm tất cả mọi người được nghỉ ngơi và thăm hỏi nhau nên nhu cầu uống bia tăng rất mạnh Đặc biệt là bia lon, là loại sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất do thuận tiện để mang đi biếu, tặng.
Mặt khác,đa phần các nguyên liệu để sản xuất bia đều được nhập từ nước ngoài như: đại mạch, hoa Houblon, Malt do tại điều kiện đất đai và khí hậu ở Việt Nam không thể trồng được những nguyên liệu này Do đó ngành sản xuất bia chịu ảnh hưởng lớn từ việc nhập nguyên liệu đầu vào.
1.4 Môi trường kinh tế chính trị
Năm 2008 vừa qua là năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam Tính chung cả năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP đạt được 6.3%.Đây là mức thấp so với kế hoạch đề ra (7%), và giảm 2.2 điểm phần trăm so với năm trước.Tháng 12 tiếp tục chứng kiến tốc độ lạm phát âm, do đó tính chung cả năm lạm phát được kiềm chế ở 23% Tuy vậy, đây vẫn là mức lạm phát cao và đã phần nào ảnh hưởng tới sức mua chung của nền kinh tế trong năm vừa qua Điều này cộng với tình hình khủng hoảng kinh tế trong nửa sau năm
2008 đã khiến cho lạm phát trở nên âm liên tục trong các tháng cuối năm, báo hiệu cho một thời kỳ giảm phát và suy thoái
Về phương diện vĩ mô, chính phủ đã có nhiều nỗ lực để đưa ra kịp thời các chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế, cả về chính sách tài chính lẫn chính sách tiền tệ Nổi bật nhất là Ngân Hàng Nhà Nước đã nhanh chóng hạ lãi suất cơ bản xuống còn 8% đồng thời giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã đưa ra các gói kích cầu và xem xét các biện pháp dãn giảm thuế Đối với chính sách tài chính, mặc dù về nguyên tắc là tác động sẽ nhanh hơn, nhưng sẽ phải cần nhiều thời gian hơn trước khi chính sách được đưa vào thực hiện Điều này có nghĩa là tác động của các gói chính sách sẽ chỉ có thể phát huy sớm nhất từ quý II năm 2009, và cũng tương tự như nền kinh tế thế giới, khả năng ổn định và hồi phục nếu nhanh nhất cũng chỉ sẽ bắt đầu trong những tháng cuối năm 2009 hay đầu năm 2010 Các đánh giá lạc quan nhất của cho rằng ít nhất phải đến quí III năm 2009 nền kinh tế Việt Nam mới bắt đầu vào giai đoạn hồi phục.
Qua phân tích trên có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn do đó đã phần nào tác động đến tâm lí tiêu dùng cũng như thu nhập của người dân và do đó có ảnh hưởng không nhỏ đến nghành sản xuất bia nói chung.
Yếu tố chính trị có tác động mạnh nhất tới nghành bia là mức thuế mà Nhà nước đưa ra cho các sản phẩm về bia Mức thuế tiêu thụ đặc biệt cũ áp dụng cho bia lon, bia chai, bia tươi là 75% còn bia hơi là 30% Nhưng hiện nay do yêu cầu không phân biệt đối xử của WTO cho rằng bia tươi và bia hơi là cùng một loại sản phẩm nên không thể tồn tại 2 mức thuế chênh lệch nhau cho nên chính phủ đã đưa ra dự thảo là áp thuế thống nhất 50% từ năm 2008 trở đi cho bia hơi và bia tươi, còn bia chai cũng đang được chính phủ cân nhắc sẽ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 75% xuống 50%, lí do tăng thuế bia hơi và giảm thuế bia chai là do Nhà nước muốn các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất bia chai, giảm sản xuất bia hơi vốn được xem là không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Có thể thấy, dự thảo luận này có ảnh hưởng tích cực đến việc sản xuất bia chai, nhưng cũng chỉ ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ gay gắt hơn.
Vừa qua, ngày 21/5/2009, tại Quyết định số 2435/QĐ-BCT, Bộ Công
Thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 Đối với Ngành Bia, tập trung cải tạo, mở rộng, đồng bộ hóa thiết bị để nâng công suất các nhà máy hiện có của các doanh nghiệp lớn, sản phẩm có thương hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất của từng doanh nghiệp cũng như hiệu quả toàn Ngành; xây dựng mới các nhà máy có quy mô công suất từ 100 triệu lít/năm trở lên; mở rộng hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết để sản xuất bia cao cấp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng và phát triển thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm bia nội địa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Phê duyệt này là một động lực giúp các doanh nghiệp trong nước tập trung đầu tư phát triển do có sự quan tâm nhiều từ phía chính phủ.
Môi trường tác nghiệp
Bên cạnh các yếu tố của môi trường vĩ mô thì môi trường tác nghiệp cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm Để quá trình sản xuất và tiêu thụ bia được diễn ra thông suốt và đạt hiệu quả cao công ty bia Hà Nội luôn phải quan tâm đến ảnh hưởng của người cung ứng, khách hàng và các trung gian marketing.
Nhà cung ứng là danh từ chung để chỉ những cá nhân hay đơn vị cung ứng các loại nguyên vật liệu,bán thành phẩm hay dịch vụ cho doanh nghiệp.Các doanh nghiệp phải tìm cách bảo đảm có được các nguồn cung ứng nhập lượng đều đặn và với giá thấp Năm qua cũng là năm hết sức khó khăn các doanh nghiệp đồ uống nói chung, khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng đột biến, nạn hàng giả hàng nhái bùng phát, thiên tai, lũ lụt xảy ra liên tiếp đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với công ty bia Hà Nội, nhà cung ứng có ảnh hưởng lớn nhất đến việc sản xuất của công ty là các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào Các nguyên vật liệu đầu vào gồm có: nguyên vật liệu để sản xuất bia như: Malt, gạo, đường, hoa viên, cao hoa, hoa thơm Nguyên vật liệu dùng trong quá trình đóng gói sản phẩm như: bao bì, thùng giấy, nút khoen, lon nhôm 2 mảnh…
Các nguyên vật liệu dùng để sản xuất bia được công ty mua từ 2 nguồn chính:
Thứ nhất là các công ty thương mại trong nước là các trung gian bán.
Họ nhập các sản phẩm về và cung cấp lại cho công ty, cách thức này làm cho giá nguyên vật liệu tăng cao do phải đi qua trung gian phân phối nhưng việc mua bán sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn, nếu trong quá trình sản xuất bị thiếu thì mua qua các trung gian này là biện pháp tốt hơn Các công ty bán sản phẩm cho bia Hà Nội đa phần là các công ty có uy tín và làm ăn lâu dài với công ty trong nhiều năm nên cũng có nhiều lợi thế Nhưng vấn đề giá cả là công ty ít được chủ động do phụ thuộc vào giá của thế giới và nhiều chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng nên đa phần đều do bên bán áp đặt mức giá Mặt khác về vấn đề chất lượng sản phẩm cũng khó kiểm soát do nguồn nguyên liệu do các trung gian nhập về là từ nhiều nguồn khác nhau
Thứ 2 là các công ty chuyên cung cấp nguyên vật liệu của nước ngoài, đó là các công ty của Trung Quốc, Đan Mạch , Pháp, Úc Đây là các nhà cung ứng làm việc trực tiếp với công ty, nhưng 1 hạn chế là khi làm ăn với các công ty nước ngoài này, doanh nghiệp phải kí hợp đồng mua sản phẩm trong
1 năm và phải lên kế hoạch nhận hàng theo số lượng đã đăng kí, do đó công ty không được chủ động về số lượng Nhưng bù lại mua trực tiếp sẽ hạ được giá thành và đảm bảo chất lượng.
Các nguyên vật liệu dùng trong quá trình đóng gói sản phẩm được cung cấp từ các doanh nghiệp trong nước, việc làm ăn được thỏa thuận giữa 2 bên và công ty là người có lợi thế do là khách hàng lớn nên luôn được nhiều nhà cung cấp chào đón và mong muốn hợp tác.
2.2.1 Khách hàng tiêu dùng trực tiếp
Khách hàng chủ yếu của bia Hà Nội là tầng lớp bình dân, có thu nhập trung bình và khá nhóm khách hàng này tiêu thụ chủ yếu bia hơi và bia chai truyền thống, việc đưa thêm sản phẩm bia chai 330ml mang nhãn hiệu Hanoi beer premium nhắm đến đối tượng khách hàng có thu nhập cao đã khiến cho khách hàng của công ty thêm phong phú, với mỗi đối tượng khách hàng công ty cần có chiến lược tiếp cận và phát triển riêng Ngày nay do đời sống được nâng cao và nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi, việc làm hài lòng khách hàng quả là bài toán khó cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Thị trường đồ uống Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra rất sôi động, nhiều sản phẩm mới ra đời khiến cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn Đặc biệt là vấn đề về an toàn thực phẩm luôn được khách hàng đặt lên hàng đầu khi quyết định mua sản phẩm Chính vì vậy các nhà sản xuất bia nói chung và công ty bia Hà Nội nói riêng luôn đứng trước những thách thức về kiểm duyệt chất lượng, cải tiến máy móc để việc sản xuất được khép kín và an toàn
Khách hàng tiêu dùng bia thường xuyên luôn là những khách hàng tiềm năng mà mọi doanh nghiệp đều muốn tiếp cận Mặt khác, theo nghiên cứu thì những người uống bia thường xuyên luôn trung thành với nhãn hiệu mình đã lựa chọn và ít có khả năng thay đổi Do đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình HaBeCo cần tiềm kiếm và thu hút những đối tượng khách hàng này, đặc biệt là với sản phẩm bia Hanoi beer premium.
2.2.2 Khách hàng là nhà phân phối
Nhóm khách hàng này là các nhà bán buôn và bán lẻ nằm trong hệ thống phân phối của công ty, đây cũng là nhóm khách hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty Đối HaBeCo việc kiểm soát việc tiêu thụ hàng hóa chủ yếu thông qua các nhà bán buôn và bán lẻ, đây là nhóm khách hàng công ty tiếp xúc nhiều nhất, việc thu hút đối tượng khách hàng đến làm đại lý với công ty luôn được HaBeCo quan tâm, nhưng đây cũng là nhóm khách hàng khó quản lí do việc bán bia đến tận tay người tiêu dùng thông qua rất nhiều các đại lí nhỏ lẻ, các quán giải khát, các tụ điểm vui chơi giải trí nên khả năng kiểm soát của công ty còn gặp nhiều khó khăn
Các trung gian có thể kể đến ở đây là công ty vận chuyển, các ngân hàng, các công ty chuyên về nghiên cứu thị trường và quảng cáo Việc phối hợp với các tổ chức này một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và hoạt động hiệu quả hơn Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các trung gian đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuất bia, việc vận chuyển là khâu quan trọng Nếu công ty vận chuyển chậm trễ trong quá trình giao hàng đến các đại lí từ đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động về sau và ảnh hưởng lớn đến doanh số bán của công ty Các ngân hàng hiện nay giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc cho vay vốn đến việc thực hiện các giao dịch chuyển tiền giữa doanh nghiệp và khách hàng Hoạt động nghiên cứu thị trường đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm, do tiềm lực chưa cho phép nên bia Hà Nội vẫn phải thuê các công ty chuyên về nghiên cứu thị trường đảm trách nhiệm vụ này
Hoạt động quảng cáo liên quan đến nhiều tổ chức khác như: đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí…, các tổ chức này giúp đưa hình ảnh và sản phẩm của công ty đến với khách hàng một cách nhanh nhất.
2.4 Các đối thủ cạnh tranh
Xét trên thị trường Hà Nội, các sản phẩm cạnh tranh chính với Hanoi beer premium là các sản phẩm cùng loại của các công ty khác như Heiniken,
Tiger của VBL, Saigon special của SaBeCo và Carlsberg, Halida của bia Đông Nam Á Các sản phẩm trên đều ra đời trước Hanoi beer premium nên phần nào có lợi thế hơn Xét về tiềm lực và thị phần thì Heiniken đang dẫn đầu thị trường do là sản phẩm chất lượng cao có thương hiệu quốc tế.
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Hanoi beer premium còn chụi ảnh hưởng của các sản phẩm thay thế khác như rượu và bia tươi, đây là 2 sản phẩm có thể thay thế cho bia nên phần nào ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm Đặc biệt là sản phẩm bia tươi cũng được tiêu dùng nhiều tại các nhà hàng và hướng đến khách hàng có thu nhập khá nên đây có thể coi là sản phẩm thay thế tốt cho các sản phẩm bia chai cao cấp.
Môi trường nôi bộ công ty
Hiện nay hoạt động của công ty tập trung chủ yếu vào 2 hoạt động chính là sản xuất và tiêu thụ Việc sản xuất và nghiên cứu sản phẩm được phụ trách bởi các phòng ban như: phòng kế hoạch, phòng vật tư, phòng kĩ thuật, và bộ phận sản xuất, các phòng ban này chịu trách nhiệm sản xuất đúng số lượng và mẫu mã được lên kế hoạch theo sự chỉ đạo của ban giám đốc từng bộ phận
Hoạt động tiêu thụ được giao cho phòng tiêu thụ-thị trường đảm nhiệm, phòng này có trách nhiệm đảm bảo hoạt động tiêu thụ diễn ra trôi chảy và đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng
Công ty chưa có phòng marketing riêng, mọi hoạt động liên quan đến marketing đều được giao cho phòng tiêu thụ-thị trường Nhiệm vụ chính của phòng là lập kế hoạch phân phối tiêu thụ Phòng phải lên kế hoạch phân phối sản phẩm từng tháng theo đặt hàng của các đại lí phân phối Bên cạnh đó các hoạt động như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm cũng được nhân viên trong phòng đảm nhiệm Mỗi khu vực thị trường đều có nhân viên giám sát bán hàng, những người này làm nhiệm vụ thu thập thông tin từ khách hàng và các đại lí, đồng thời giám sát hoạt động bán của các đại lí và báo cao lại cho trưởng giám sát của khu vực đó.
Việc phối hợp giữa các phòng ban khác trong công ty nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ luôn đạt hiệu quả cao là mục tiêu quan trọng mà công ty luôn đưa ra trong các cuộc họp thường kì.
Tuy nhiên hoạt động marketing và bán hàng tại công ty bia Hà Nội chưa được quan tâm và đầu tư đúng mực, các hoạt động như: chăm sóc khách hàng, tư vấn và giải quyết những thắc mắc của khách hàng chưa thật sự tốt, do số lượng nhân viên ít, phòng tiêu thụ thị trường có 80 người nhưng chỉ có
32 người làm việc tại chủ sở chính, còn lại là được phân công đi các tỉnh để phụ trách hoạt động tiêu thụ ở các địa bàn được giao Do đó, việc cung cấp giá trị cho khách hàng từ hoạt động sau khi bán là còn kém, và đây cũng là một trong những nhược điểm của công ty Để tạo ra lợi thế cạnh trạnh cho công ty cũng như từng sản phẩm, HaBeCo cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động marketing và hoạt động sau bán hàng đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, giúp cho toàn bộ nhân viên trong công ty hiểu được tầm quan trọng của hoạt động marketing từ đó sẽ củng cố thêm văn hóa công ty, luôn lấy khách hàng làm trung tâm của mọi hoạt động Thực hiện được điều đó công ty sẽ tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững.
Xác định vị thế của bia Hanoi beer premium trên thị trường
Nếu xét về giá cả và chất lượng thì có thể thấy Hanoi beer premium được xếp ở vị trí chất lượng cao và giá cao nhưng mức độ là thấp hơn so với các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm.
Theo bảng giá 2.7 thì có thể thấy bia Heiniken có giá cao nhất, tiếp đó là Carlsberg, bia Hanoi beer premium có giá thấp hơn cả.
Về chất lượng thì theo kết quả điều tra khách hàng thì bia Heiniken được đánh giá có chất lượng cao nhất, thứ 2 là sản phẩm Hanoi beer premium, đa số các khách hàng được hỏi khi uống bia Hanoi beer premium đều cho rằng bia Hanoi beer premium có vị ngon, dễ uống Saigon special và Carlsberg
Hanoi beer premium Saigon special được đánh giá là có chất lượng thấp hơn do có vị đắng hơn không hợp với khẩu vị của đa số người Hà Nội.
Tóm lại, qua các phân tích trên có thể thấy,khả năng cạnh tranh của bia Hanoi beer premium còn chưa tốt, bên cạnh những ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô với nhiều bất lợi như về tình hình kinh tế khó khăn, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhu cầu khách hàng luôn thay đổi Bên cạnh đó với cơ cấu tổ chức còn phức tạp, hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức phần nào đã ảnh hưởng đến năng lực chung của công ty cũng như khả năng cạnh tranh của bia Hanoi beer premium so với các sản phẩm khác Nhưng với chất lượng cao và phù hợp với gu tiêu dùng của người Hà Nội, bia Hanoi beer premium cũng được nhiều người ưa chuộng, đây cũng là một lợi thế cho sản phẩm này.Tuy nhiên để có thể đứng vững trên thị trường, và mở rộng thị phần thì biaHanoi beer premium cần có những chính sách marketing đúng đắn hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG
Đánh giá nhận thức của khách hàng
Qua cuộc điều tra thăm dò ý kiến khách hàng sử dụng bia chai 330ml tại
Hà Nội tôi thu được kết quả về nhận thức của khách hàng như sau:
Bảng 4.1 Biết đến bia Hanoi beer premium
Valid biet roi 188 94.0 94.0 94.0 chua biet 12 6.0 6.0 100.0
Trong 200 người được hỏi thì có 188 người đã biết đến sản phẩm chiếm 94%, chỉ có 12 người không biết đến sản phẩm, chiếm 6% Qua đó có thể thấy sau
3 năm xâm nhập vào thị trường, bia Hanoi beer premium đã được đa số người uống bia biết đến.
Bảng 4.2 Đã uống bia Hanoi beer premium
Valid uong roi 173 86.5 86.5 86.5 chua uong 27 13.5 13.5 100.0
Trong số những người biết đến sản phẩm thì có 173 người đã uống thử sản phẩm và 27 người chưa uống.
So với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường Hà Nội thì bia Hanoi beer premium là loại sản phẩm được lựa chọn thứ 2 sau bia Heniken về yếu tố được uống nhiều nhất Bia Heniken luôn được khách hàng ưa chuộng, do đây không chỉ là sản phẩm có thương hiệu quốc tế mà còn là sản phẩm đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam nên có lợi thế của người dẫn đầu, tuy giá của sản phẩm này cao hơn các sản phẩm khác nhưng chất lượng luôn được đánh giá cao Trong những năm đầu khi Hanoi beer premium mới ra đời thì trên thị trường Hà Nội bia Saigon special khá được ưa chuộng, chỉ đứng sau heniken. Qua cuộc điều tra này có thể thấy Hanoi beer đã vượt qua Saigon special về việc tiêu dùng sản phẩm thường xuyên.
Bảng 4.3 Bia uống nhiều nhất
Valid carlsberg 7 3.5 3.5 3.5 heniken 84 42.0 42.0 45.5 hanoi beer 50 25.0 25.0 70.5 saigon special 36 18.0 18.0 88.5 halida 18 9.0 9.0 97.5 tiger 4 2.0 2.0 99.5 khac 1 5 5 100.0
Dưới đây là một số kết luận về đánh giá của khách hàng về Hanoi beer premium Những đánh giá này sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp về sau:
Về chất lượng sản phẩm được đánh giá là rất tốt với 85 người chọn chiếm 42,5%
Bảng 4.4 Đánh giá về chất lượng
Valid kém 7 3.5 4.0 4.0 binh thuong 8 4.0 4.6 8.7 tot 73 36.5 42.2 50.9 rat tot 85 42.5 49.1 100.0
Về giá : Mức giá bán trên thị trường của bia Hanoi beer premium dao động từ 10000-15000/chai, mức giá này được người tiêu dùng cho là hợp lí, chiếm 60,5% số người trả lời.
Bảng 4.5 Đánh giá về giá cả
Valid rat hop li 11 5.5 6.4 6.4 hop li 121 60.5 69.9 76.3 chua hop li 41 20.5 23.7 100.0
Về địa điểm bán, đa số người trả lời hài lòng về địa điểm bán sản phẩm, chiếm 78% trong tổng số
Bảng 4.6 Đánh giá về địa điểm bán
Valid rat hai long 13 6.5 7.5 7.5 hai long 156 78.0 90.2 97.7 khong hai long 4 2.0 2.3 100.0
Về hoạt động quảng cáo: các chương trình quảng cáo chưa đạt hiệu quả, 50% số người được hỏi không nhớ rõ về quảng cao bia Hanoi beer premium
Bảng 4.7 Đánh giá về quảng cáo trên tivi
Valid khong nho ro 100 50.0 57.8 57.8 hay 7 3.5 4.0 61.8 binh thuong 63 31.5 36.4 98.3 nham chan 3 1.5 1.7 100.0
Khi so sánh bia Hanoi beer premium với các sản phẩm bia khác khách hàng đã uống thì có 35% số khách hàng cho rằng ngon hơn, 26% nhận xét chất lượng bằng với các sản phẩm khác, có 24,5 % cho rằng chất lượng kém hơn
Bảng 4.8 So sánh với các sản phẩm khác đã uống
Valid kem hon 49 24.5 28.3 28.3 nhu nhau 52 26.0 30.1 58.4 ngon hon 70 35.0 40.5 98.8 khong y kien 2 1.0 1.2 100.0
Thị trường mục tiêu
Theo điều tra ta thấy khách hàng tiêu dùng bia Hanoi beer premium nhiều nhất có độ tuổi từ 25-40, chiếm 39,5% Đây là độ tuổi mà sự nghiệp đã khá ổn định, thu nhập khá, đặc biệt luôn muốn khám phá cái mới
Sản phẩm Hanoi beer premium được công ty hướng tới đối tượng có thu nhập cao vì công ty muốn sản phẩm xâm nhập vào phân khúc hạng sang nhưng sau khi tìm hiểu kĩ về sản phẩm, tối thấy tuy là hướng vào thị trường cao cấp nhưng Hanoi beer premium có giá không cao, đa số những người có thu nhập khá, mong muốn chất lượng cao đều có thể chọn Hanoi beer premium Nên trong tương lai, Hanoi beer premium có thể lựa chọn thị trường mục tiêu theo độ tuổi là những người từ 25-40, là những người bản lĩnh, thích khám phá Với tiêu chí này sản phẩm sẽ được định vị trong tâm trí khách hàng là loại sản phẩm mang lại thành công và niềm đam mê cho bất cứ ai khi thưởng thức Hanoi beer premium.
Ma trận SWOT cho sản phẩm bia HaNoi beer premium
Từ những phân tích về sản phẩm cũng như thị trường, các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh cho sản phâm, tôi đưa ra ma trận SWOT như sau:
Là sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, thương hiệu uy tín
Tận dụng được lợi thế của công ty như: quy mô sản xuất lớn , hệ thống kênh phân phối rộng khắp, có thị phần lớn tại Hà Nội.
Có giá thấp hơn so với các sản phẩm cạnh tranh.
Công ty chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động marketing sản phẩm
Các chương trình xúc tiến hỗn hợp chưa thực sự tạo hiệu quả cao
Giá cả chưa linh hoạt và chưa kiểm soát được giá cuối cùng đến với khách hàng
Cách thức mua hàng qua nhiều bước gây khó khăn cho các đại lí
Chưa tạo được vị thế trong tâm trí khách hàng, thị phần vẫn còn thấp
Chưa xâm nhập được vào những nhà hàng, khách sạn cao cấp
Quy mô thị trường lớn, nhu cầu sử dụng các sản phẩm cao cấp có xu hướng tăng lên
Thu nhập của người dân dự báo sẽ tăng lên khi nền kinh tế ổn định trở lại
Bộ công thương vừa thông qua dự thảo phát triển ngành bia-rượu-nước giải khát, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển.
Nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, thu nhập thực tế giảm ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng.
Khí hậu diễn biến thất thường, ảnh hưởng đến nguyên vật liệu đầu vào
Có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khiến cho cạnh tranh khó khăn hơn.
Thị trường xuất hiện thêm nhiều loại đồ uống phong phú làm ảnh hưởng phần nào đến việc tiêu dùng bia.
Các giải pháp đề xuất
Để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm bia HaNoi beer premium , công ty cần tận dụng những điểm mạnh đã có và nắm bắt các cơ hội, khắc phục các điểm yếu và đẩy lùi các nguy cơ nhằm tạo cho sản phẩm khả năng cạnh tranh tốt nhất Để thực hiện điều đó, công ty cần lên một kế hoạch marketing cụ thể cho sản phẩm Dưới đây là một số các giải pháp marketing đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu đó.
Hanoi beer premium là sản phẩm mới, thị phần còn ít nên chiến lược chủ yếu trong giai đoạn tiếp theo là mở rộng thị phần và tăng doanh số bán, để làm được điều đó công ty cần lên kế hoạch cụ thể cho sản phẩm đồng thời có những giải pháp để giúp sản phẩm có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại Để thực hiện chiến lược này, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
4.2 Giải pháp về sản phẩm
Không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã, nhãn mác cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, qua điều tra bia Hanoi beer premium được đánh giá là có chất lượng tốt nhưng vẫn nhiều người cho rằng Hanoi beer premium không ngon so với các sản phẩm khác như Heniken hay Saigon special, do đó việc cần để khách hàng thấy bia Hanoi beer premium ngon hơn, và định vị trong tâm trí khách hàng là loại sản phẩm chất lượng tốt , giá phải chăng
Về nhãn mác cần làm đẹp hơn và cẩn thận hơn để tránh tình trạng hàng giả, làm nhái nhãn mác Một nhược điểm của bia chai Hanoi beer premium là vỏ nhãn chai bia rất dễ bong khi bị ướt, mà bia là loại sản phẩm bảo quản lạnh, luôn tiếp xúc với môi trương nước, do đó công ty cần điều chỉnh keo dán nhãn cho phù hợp để khắc phục nhược điểm này.
Giá cả là công cụ cạnh tranh quan trọng, nên để xác định mức giá hợp lí và phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp là rất quan trọng Hiện nay HaBeCo vẫn áp dụng khung giá cố định cho sản phẩm bia Hanoi beer premium, việc áp dụng khung giá cố đinh giúp công ty dễ tính toán, số liệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát Nhưng cách thức này dẫn đến tình trạng giá cả không linh hoạt Do đó công ty có thể áp dụng chính sách giá linh hoạt.
Áp dụng chính sách chiết khấu giá cho các hóa đơn mua hàng lớn, có thể đưa ra nhiều mức giá khác nhau với các số lượng mua khác nhau Chính sách này sẽ kích thích các đại lí tiêu thụ với số lượng nhiều hơn.
Áp dụng chính sách chiết khấu giá cho sản phẩm mới đối với các đại lí trong thời gian đầu giới thiệu sản phẩm Chính sách này sẽ khuyến khích các đại lí nhập sản phẩm mới nhiều hơn và hứng thú trong việc bán sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm Hanoi beer premium Khi sản phẩm xâm nhập sâu vào thị trường thì có thể dừng chính sách này.
Áp dụng chính sách chiết khấu theo thời vụ: do bia là loại đồ uống tiêu thụ theo mùa, mùa hè tiêu thụ mạnh , mùa đông tiêu thụ giảm và chỉ tăng lượng bán vào các dịp lế tết nhưng chủ yếu là bia lon Việc đưa ra các chính sách giảm giá vào mùa thấp điểm sẽ giúp doanh nghiệp giữ được các đại lí tiếp tục mua hàng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa.
4.4 Giải pháp về phân phối Đối với các sản phẩm bia nói chung của công ty và sản phẩm bia Hanoi beer premium nói riêng, để giúp sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt công ty cần làm hài lòng chính các thành viên kênh thông qua việc điều chỉnh cách thức mua hàng Hoạt động mua hàng như đã nêu ở trên rất chồng chéo và lãng phí thời gian, mỗi lần mua hàng, khách hàng đại lí phải đi qua rất nhiều phòng ban, do đó giải pháp đưa ra là công ty lập ra một phòng chuyên về bán sản phẩm cho các đại lí, tại phòng này, từ công việc đầu tiên là đăng kí hợp đồng mua bán cho đến việc mua hàng sẽ được thực hiện hết , các số liệu sẽ được nhập vào máy tính và sử dụng mạng nội bộ để đưa thông tin sang các phòng khác như phòng tài chính kế toán và phòng thành phẩm Như vậy cách thức mua hàng này sẽ chỉ mất 1 lần giao dịch, tiết kiệm thời gian cho các đại lí và giảm thiểu chi phí nhân sự cho công ty. Đối với sản phẩm bia Hanoi beer premium, là sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp từ các nhà hàng, quán bia nên công ty cần tăng cường kênh phân phối trực tiếp Đó là hệ thống kênh bán sản phẩm trực tiếp từ công ty đến khách hàng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.
Hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm này sẽ được liên kết với các nhà hàng ăn uống có sẵn, công ty chỉ cần làm việc với chủ cửa hàng, đàm phán các điều kiện cần thiết như chi phí để gian hàng, tiền bia bán được sẽ trích bao nhiêu % cho chủ hàng Qua các cửa hàng như thế này, tổng công ty có thể nắm bắt nhu cầu tiêu dùng một cách chính xác, vì đội ngũ nhân viên tiếp thị không chỉ là người bán sản phẩm mà còn giúp truyền tải thông tin của khách hàng về cho công ty.
Hệ thống các cửa hàng này cần được thiết kế đồng bộ, mang đậm hình ảnh bia Hà Nội Màu chủ đạo của cửa hàng là là 2 màu đỏ và vàng, nhân viên nữ mặc váy đỏ viền vàng có in logo của công ty Trên mặt bàn, tường, quầy bán hàng đều có hình ảnh của bia Hà Nội Chi phí thuê cửa hàng và mua sắm các trang thiết bị được tính vào chi phí cố đinh Chi phí nhân viên bán hàng tính vào lương công nhân viên.
4.5 Giải pháp về xúc tiến hỗn hợp
Trong giai đoạn tiếp theo để mở rộng thị phần đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, Hanoi beer premium cần có một kế hoạch cụ thể về các hoạt động xúc tiến hỗn hợp.Để làm được điều này công ty cần tập trung vào các hoạt động sau:
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp hiệu quả nhất cho bia Hanoi beer premium hiện nay là tăng cường chiến dịch quảng cáo, khác với mục đích quảng cáo trước kia là để khách hàng biết đến sản phẩm Các quảng cáo trong giai đoạn hiện nay là nhằm mang đến cho khách hàng cảm nhận về sản phẩm, các quảng cáo phải này kích thích việc tiêu dùng bia Hanoi beer premium nhiều hơn Hoạt động quảng cáo sẽ được thực hiện thông qua các phương tiện như: tivi, tạp chí, internet.
Quảng cáo trên TV sẽ được phát sóng trong các chương trình giải trí và phim truyện trên kênh VTV3, do đây là kênh có lượng khán giả đông và những chương trình khá hấp dẫn nên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Quảng cáo trên tạp chí sẽ được đăng trên các tạp chí như: người tiêu dùng, tạp chí điện ảnh, tạp chí ôtô-xe máy…
Quảng cáo trên internet là phương tiện khá hiệu quả trong giai đoạn hiện nay do số lượng người sử dụng internet đã tăng lên rất nhiều Các quảng cáo trên internet sẽ là các banner chạy trên mỗi trang web khi có người truy cập Một số trang web được nhiều người yêu thích như: 24h.com; dantri.vn, vnexpress…