1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của hố chí minh vận dụng tư tưởng này trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở việt nam hiện nay

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Vận dụng tư tưởng này trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Văn Quân, Võ Duy Đan, Nguyễn Văn Thông, Trần Chí Liêm, Hồ Xuân Trường
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Mai Hương
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

2.1 Nền tảng văn hóa Việt Nam...32.2 Tổng kết những kinh nghiệm thực tế của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào giải phong dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới...42.3 Kế th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬTBỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

-oOo -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA HỐ CHÍMINH VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NÀY TRONG CÔNGCUỘC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY.

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸTHUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬTBỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Mai Hương

3.Tên đề tài: Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh Vận dụng tư tưởng này trong

công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

4.Danh sách nhóm viết tiểu luận cuối kỳ:STT HỌ VÀ TÊN SINH

VIÊN Mã số sinhviênTỉ lệ %tham gia Số điện thoại( Bắt buộc )Kí tên

- Tỷ lệ % = 100%: mức độ phần trăm của từng học sinh tham gia được đánh giá bởi nhóm trưởng và thống nhất giữa các thành viên trong nhóm

- Trưởng nhóm: Nguyễn Văn Quân ( SĐT: 0386737949 )

Nhận xét của giáo viên

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸTHUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬTBỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

3 Tên đề tài: Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh Vận dụng tư tưởng này trongcông cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay

4 Bảng phân công nhiệm vụ:

Nội dung hoàn thànhSinh viên hoàn thành Mức độ hoàn thành Sinh viên kí tên

PHẦN 4: KẾT LUẬN

Trang 5

2.1 Nền tảng văn hóa Việt Nam 3

2.2 Tổng kết những kinh nghiệm thực tế của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào giải phong dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới 4

2.3 Kế thừa tư tưởng đoàn kết trong kho tàng văn hóa nhân loại 5

2.4 Yếu tổ chủ quan từ bản thân Hồ Chí Minh 5

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 5

1 Vai trò đoàn kết dân tộc 5

2 Lực lượng của khối đoàn kết dân tộc 6

3 Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc 8

3.1 Lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi ích khác biệt chính đáng .8

3.2 Kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc .8

3.3 Có lòng khoan dung, độ lượng với con người 9

3.4 Phải có niềm tin vào nhân dân 9

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY HIỆN NAY 10

1 Thực trạng vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam trong thời gian qua 10 1.1Thành tựu trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong thời gian qua 10

1.2 Khó khăn trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong thời gian qua 12

2 Một số hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc ở Việt Nam hiện nay 12

Trang 6

2.1 Giáo dục nâng cao nhận thức về đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh 14 2.2 Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay 16 2.3 Trách nhiệm của sinh viên trong việc giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc 16 2.4 Đoàn kết dân tộc kết hợp với đoàn kết quốc tế 17

PHẦN KẾT LUẬN 18TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tình yêu quê hương, tinh thần đoàn kết và lòng tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam đã hình thành và phát triển qua những thăng trầm lịch sử từ hàng nghìn năm trước đến nay Tinh thần đoàn kết này trở thành một di sản quý báu, thấm nhuần trong trái tim mỗi con người Việt Sự đoàn kết toàn dân tộc không chỉ là một giá trị vô cùng quan trọng, mà còn là một truyền thống quý báu, được khắc sâu trong lịch sử đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đoàn kết trở thành nguồn động viên mạnh mẽ, là triết lý sống và hành động giúp cả dân tộc vượt qua thử thách của thiên tai, địch thù, để duy trì và phát triển bền vững.

Cùng vượt qua những gian khó trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trở nên rạng ngời hơn bao giờ hết Truyền thống quý báu đã kết tinh những trái tim nhỏ bé, khiến cho anh em từ miền xuôi đến miền ngược đoàn kết đứng lên với nhau, vươn vai thoát khỏi ách nô lệ Những làn sóng đoàn kết mạnh mẽ đã cuốn trôi mọi đau thương, đẩy lùi đám cướp nước và kẻ bán nước Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người sâu sắc hiểu biết về truyền thống quý báu ấy, đã nắm bắt và gìn giữ nó Bác khẳng định rằng tình yêu quê hương và tinh thần đoàn kết là những yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của dân tộc, và cần được kế thừa và phát huy qua thế hệ.

Nhận thức được sự quan trọng của việc nghiên cứu và áp dụng tư tưởng về đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài " Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh Vận dụng tư tưởng này trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở VN hiện nay" để tìm hiểu và làm rõ hơn về vấn đề này Điều này không chỉ là một sự lựa chọn lý tưởng, mà còn là sự cam kết sâu sắc của nhóm chúng em, nhằm đóng góp vào việc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

2 Mục đích nghiên cứu

Nhận thức về sự quan trọng của đại đoàn kết dân tộc không chỉ là một vấn đề quốc gia mà còn là một khía cạnh quan trọng của cộng đồng quốc tế và đặc biệt là Việt Nam Điều này đi kèm với những cơ hội mở ra trước mắt, tạo ra không ít cơ hội hội nhập và phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra hàng loạt thách thức mà chúng ta cần đối mặt và vượt qua Do đó, trong phạm vi đề tài "Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh Vận dụng tư tưởng này trong công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở VN hiện nay " nhóm chúng em đã đặt ra mục tiêu rõ ràng: nghiên cứu và làm sáng tỏ triết lý của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, sau đó áp dụng triết lý đó vào thực tế đời sống hiện nay 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn bộ hệ thống các quan điểm, lý luận về đại đoàn kết dân tộc được thể hiện trong toàn bộ di sản của chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, cùng với đó là quá trình vận động và hiện thực hóa các quan điểm, lý luận về đại đoàn kết dân tộc Đó là thực tiễn Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong thời buổi đất nước đang hội nhập và giao lưu văn hóa một cách mạnh mẽ.

Tiến hành thực hiện nghiên cứu và tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

3

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: cơ sở hình thành tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết toàndân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác-lenin đã được vận dụng và phát triển sáng tạo, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.

1 Cơ sở lý luận

1.1 Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-lênin:

Chủ nghĩa Mác-lenin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo lịch sử, giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng.

Chủ nghĩa Mác-lenin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng Lenin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công dân là hết sức cần thiết, đảm bảo cho thắng lợi cách mạng vô sản Rằng nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.

Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như các hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà các mạng lớn trên thế giới để từ đó chuyển hóa thành hệ tư tưởng của mình về đại đoàn kết dân tộc

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Nền tảng văn hóa Việt Nam: truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam

Từ ngàn đời nay, đối với người Việt Nam tinh thần yêu nước nhân chủ - nhân nghĩa – đoàn kết trở thành đức tính, lẽ sống, tình cảm tự nhiên của mỗi người Đó là những triết lý nhân sinh:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hay “nước mất, nhà tan” Truyền thống ấy được thể hiện ngày càng sinh động qua các thời kỳ lịch sử như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung và đều được nâng lên thành phép đánh giặc giữ nước, thành kế xây dựng quốc gia xã tắc vững bền Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được những giá trị truyền thống của dân tộc Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian đã trở thành lẽ sống của mỗi con người Việt Nam, chúng làm cho vận mệnh mỗi cá nhân gắn chặt vào vận mệnh của cộng đồng, vào sự sống còn và phát triển của dân tộc Chúng là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam, đồng thời là giá trị tinh thần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng và của mỗi cá nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước, làm nên truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc Dù lúc thăng, lúc trầm nhưng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộcViệt Nam bao giờ cũng là tinh hoa đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh

4

Trang 9

phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta Đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nướcvà cướp nước” Rõ ràng truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết là cơ sở quan trọng; cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 2.2 Tổng kết những kinh nghiệm thực tế của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào giải phong dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới

Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận suông, tư tưởng này còn xuất phát từ thực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba khảo nghiệm ở nước ngoài của Hồ Chí Minh.

a Tổng kết phong trào cách mạng ở Việt Nam

Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho thời kỳ cai trị và áp bức của chúng đối với dân tộc ta trong suốt gần 80 năm trời ròng rã Nhưng cũng chính trong vòng gần 80 năm đó, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc lại sôi nổi hơn bao giờ hết Nó kết thành một làn sóng vô cùng to lớn, mạnh mẽ, nó lướt qua mọisự nguy hiểm, khó khăn thông qua các xu hướng khác nhau để cứu nước dù cuối cùng tất cả các xu hướng đó đều bị thất bại (như các phong trào yêu nước như Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế cuối thế kỷ XIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX) Hồ Chí Minh đã cảm nhận được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, đặc biệt là trong vấn đề tập hợp lực lượng (như cụ Phan Bội Châu chủ trương tập hợp 10 hạng người chống Pháp là : quý hào, quý tộc, nhi nữ, anh sĩ, du đồ, hồi đảng, thông ngôn, kí lục, bồi bếp, tín đồ thiên chúa giáo nhưng thiếu công nhân và nông dân) và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai đọan này, người rút ra những bài học kinh nghiệm đấu tranh không thể không có sự đoàn kết chặt chẽ của những người cùng khổ thành khối vững chắc,và người cũng thấy rõ yêu cầu khách quan của sự đoàn kết thống nhất trên cơ sở có đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn, khoa học Bởi vậy, vấn đề đoàn kết dân tộc luôn được người xem như vấn đề cót lõi trong quá trình đấu tranh của nhân dân ta sau này.

b Tổng kết phong trào cách mạng trên thế giới

Bước chân ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng Từ 1911 đến 1941 Hồ Chí Minh đã đi đầu khắp hết các châu lục Cuộc khảo nghiệm thực tiễn rộng lớn và công phu đã giúp Người nhận thức một sự thực: “Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức ” Chính bài học này đã giúp Người có thêm kinh nghiệm để lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau này.

c Tổng kết kinh nghiệm từ cách mạng tháng 10 Nga

CMT10 Nga thành công (1917) đã soi sáng mọi trái tim yêu nước trên khắp thế giới Trở thành “ngọn hải đăng” soi sáng những “con tàu” cách mạng đang lạc tay lái lúc bấy giờ Đối với Hồ Chí Minh thì đây là bước ngoặt quyết định trong việc chọn con đường

5

Trang 10

cứu nước, giải phóng dân tộc, dân chủ cho nhân dân Đến với Lê-nin, đến với cách mạng tháng Mười Nga, từ chỗ chi tiết đến CMT10 một cách cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường CMT10 và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới Hồ Chí Minh nhận ra nhiều yếu tố, nhiều điều mới trong đó nếu những người Bôn-Sê-Vích Nga không thực hiện đoàn kết rộng rãi thì không thể đánh thắng 14 nước đế quốc, không thắng nổi thù trong, giặc ngoài để bảo vệ Nhà nước Xô Viết non trẻ đầu tiên vừa mới ra đời – đây là bài học cho sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng Chính những điều trên đã giúp Người hiểu sâu sắc thế nào là một cuộc “cách mạng đến nơi” để chuẩn bị lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đừơng cách mạng những năm sau này.

2.3 Kế thừa tư tưởng đoàn kết trong kho tàng văn hóa nhân loại

Là một người có vốn hiểu biết phong phú ở nhiểu lĩnh vực, tiếp thu với kho tàng văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh đã “gạn đục khơi trong”, tiếp thu tư tưởng “đại đồng”, nhân ái, thương người như thể thương thân, nhân – nghĩa trong thuyết Nho giáo Bên cạnh đó, Người cũng đã tiếp thu tư tưởng lục hòa, cư xử hòa hợp giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa con người với tự nhiên của Phật giáo Người cũng đặc biệt chú ý đến cuộc cách mạng của nước anh em Trung Quốc mà đặc biệt là “thuyết tam dân”, chủ trương đoàn kết 400 dòng học người Trung Quốc, không phân biệt giàu nghèo, chống thực dân Anh; chủ trương liên Nga, dung Cộng, ủng hộ Công – Nông để đưa cách mạng Trung Quốc đến thắng lợi cuối cùng Những yếu tố này cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đối với quá trình hình thành tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.

2.4 Yếu tổ chủ quan từ bản thân Hồ Chí Minh

Một quan điểm được đưa ra nếu không được sự ủng hộ, tin cậy của mọi người thì khó mà trở thành một tư tưởng lớn Nhưng ở Hồ Chí Minh thì Người có một lòng yêu nước thương dân vô bờ bến, trọng dân, tin dân, kính dân, hiểu dân, trên cơ sở nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý Người luôn chủ trương thực hiện dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ Chính vì vậy, Người được dân yêu, dân tin, dân kính phục; xem như vị cha già của cả dân tộc Đó chính là cơ sở của mọi tư tưởng sáng tạo của Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng Đại đoàn kết của Người.

Chương 2: Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề đạiđoàn kết dân tộc

1 Vai trò đoàn kết dân tộc.

Từ khi đảng cộng sản việt nam ra đời và trong suốt 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được phát huy cao độ với quyết tâm “mang sức ta giải phóng cho ta”, “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng kiên quyết giành cho được độc lập”, khi thời cơ đến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu người dân Việt Nam đã đứng dậy giành chính quyền làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại, đem lại nền độc lập cho dân tộc và

6

Trang 11

quyền tự do cho nhân dân Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại suốt 2000 năm trong lịch sử Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp, với khẩu hiệu: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ…” và sự đồng lòng của toàn dân tộc: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…” đã phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc để làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong quá trình đổi mới, thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, đất nước ta đang đứng trước nhiều vấn đề mới đặt ra, tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ tới sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Đó là sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội ngày càng gay gắt; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân… còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận cùng với các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chĩa mũi nhọn tấn công, hòng phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Thực tế này đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân, trở thành thách thức đối với mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Thực tiễn đòi hỏi phải tiếp tục củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2 Lực lượng của khối đoàn kết dân tộc

Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, toàn diện, có sức thuyết phục, tha phục lòng người Các khái niệm này có biên độ rất rộng lớn Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm này để chỉ "mọi con dân nước Việt"

a) Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Đứng trên lập trường giai cấp công nhân và quan điểm quần chúng, Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề DÂN và NHÂN DÂN một cách rõ ràng, toàn diện, có sức thuyết phục, tha phục lòng người Các khái niệm này có biên độ rất rộng lớn Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm này để chỉ "mọi con dân nước Việt", "mỗi một người con Rồng cháu Tiên", không phân biệt dân tộc đa số hay thiếu số, có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, không phân biệt "già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, quý tiện" Như vậy dân và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với tư cách là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với những mối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân Nói đại đoàn kết dân tộc, cũng có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung Theo ý nghĩa đó, nội hàm khái niệm đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, nó bao gồm nhiều tầng nấc., nhiều cấp độ các quan hệ nên kết qủa lại giữa các thành viên, các bộ phận, các lực lượng xã hội của dân lộc từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới Hồ Chi Minh đã nhiều lần nói: " Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết

7

Trang 12

với họ Từ "Ta" ở đây là chủ thể, vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói trên, vừa là mọi người dân Việt Nam nói chung.

Người còn chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không là Việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được Với tinh thần đoàn kết rộng rãi như vậy Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc tới cách mạng dân chủ nhân dân và từ cách mạng dân chủ nhân dân tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.

b) Điều kiện thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua các thế hệ từ thời các Vua Hùng dựng nước tới Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, QuangTrung Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.

- Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điêm, mặt tốt, mặt xấu Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung, độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng Người viết: "Sông to, biển rộng bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn" Người đã lấy hình tượng năm ngón[1] tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng cả năm ngón cùng thuộc về một bàn tay, để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết Người cho rằng: "Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên phải khoan hồng, đại độ Ta phải nhận ra rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải dùng tình nhân ái để cảm hóa họ Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang".

Lòng khoan dung độ lượng ở Hồ Chí Minh không phải là một sách lược nhất thời, một thủ đoạn chính trị mà là sự tiếp nối và phát triển truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc, từ chính mục tiêu của cuộc cách mạng mà Người suốt đời theo đuổi Đó là một tư tưởng nhất quán được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời lầm lạc biết hối cải Người tuyên bố: "Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ" Người tha thiết kêu gọi tất cả những ai có lòng yêu nước, không phân biệt tầng lớp tín ngưỡng, chính kiến và trước đây đã từng đứng về phe nào, hãy cũng nhau đoàn kết vì nước, vì dân Để thực hiện được đoàn kết, cần xóa bỏ hết mọi thành kiến, cần phải thật thà hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ Người cho rằng, trong mỗi con người Việt Nam "ai cũng có ít hay nhiều

8

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w