Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”Ngày nay, trong sự ng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Vị trí, vai trò và chức cuủa ăn hóa theoquan điểm của Hồ Chí Minh Vận dụngvào giáo dục lối sống văn hóa cho giới trẻ
Trang 2DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
Trang 3Ch ương 1: Quan đi m c a Hồồ Chí Minh vềồ v trí, vai trò và ch c năng c a văn hóa.ể ủ ị ứ ử 5 1.1 C s hình thành quan đi m c a Hồề Chí Minh vềề v trí, vai trò và ch c năng c a ơ ở ể ủ ị ứ ủ
2.2.1 Nguyền nhân t gia đìnhừ 10
2.2.2 Nguyền nhân t nhà trừ ườ 10ng
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đến sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam Người chỉ rõ: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người Đây là ngọn lửa soi đường, dẫn lối cho dân tộc đi đến thắng lợi
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng Văn hóa được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử, nó làm nên nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò quan trọng vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước Tư tưởng ấy, ngay từ những năm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta hết sức coi trọng
Người khẳng định, “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vẫn luôn là một điểm tựa tinh thần vững chắc Đồng thời, với sức sống mãnh liệt, tự nó, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá đã và đang trở thành một bộ phận của nền văn hoá Việt Nam.
2.Mục tiêu đề tài:
Hệ thống nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước Tổng kết quá trình phát huy vai trò của văn hoá đối với sự phát triển đất nước, vận dụng những giá trị đó vào việc giải quyết một số vấn đề trong nước
3.Phương pháp nghiên cứu :
1.Phân tích dựa vào lý Thuyết:
Đề tài “Vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa theo quan điểm Hồ Chí Minh” là một đề tài không thể áp dụng các dụng cụ khoa học mà cần phải tìm kiếm những tư liệu về chủ đề này Hơn hết là phân tích rõ ràng và sâu sắc về vị trí của văn hóa trong đời sống, trong quá trình thay đổi và phát triển đất nước Đồng thời, còn làm rõ hơn những vai trò và chức năng mà văn hóa mang đến cho đời sống tinh thần lẫn vật chất của con người Để có thể hoàn thành tốt được những yêu cầu đã đề ra, cần phải nắm rõ và hiểu sâu những quan điểm về văn hóa của Hồ Chí Minh Những quan điểm này sẽ được trình bày và phân tích trong bài tiểu luận này được thu thập từ những sách, báo, tài liệu có tính chính xác về các quan điểm về văn hóa mà Hồ Chủ
3
Trang 5tịch đã phát ngôn, ghi chép.
2.Phân tích dựa vào thực tiễn :
Sau khi đã hiểu rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa, cần đưa nó vào thực tiễn để nó không chỉ là những lý luận bằng con chữ mà còn mang ý nghĩa thực tiễn đối với đời sống người dân Từ những quan điểm ấy, “vận dụng vào giáo dục vào lối sống văn hóa cho giới trẻ hiện nay” Dựa trên những thông tin và hiểu biết về văn hóa của giới trẻ hiện nay để chỉ ra những điểm cần học tập và thay đổi mang tính tích cực từ những quan điểm của Hồ Chủ tịch.
4
Trang 6Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò vàchức năng cửa văn hóa.
1.1 Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năngcủa văn hóa:
Để hiểu về khái niệm văn hóa đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau Khái niệm về văn hóa có nhiều nội dung phong phú và phạm vi rất rộng, do đó có đến hàng trăm những định nghĩa khác nhau về văn hóa trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Năm 1994 UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa, theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp
- Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”
- Còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”…
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
-Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần.
-Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học ;
-Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; -Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử -văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Còn theo quan điểm Hồ Chí Minh Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa Người viết:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
5
Trang 7mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3, tr.458) Quan niệm về văn hóa nêu trên của Hồ Chí Minh được xuất hiện trong một bối cảnh thời gian và không gian đặc biệt, khi UNESCO chưa được thành lập và khi cả nước đang tập trung cho công cuộc giải phóng dân tộc.
Tóm lại theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu theo nghĩa rộng văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh có bàn đến văn hóa theo nghĩa hẹp, với ý nghĩa là kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.
Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:
- Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người.
- Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.
- Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết,…
- Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt” Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa bao gồm:
* Thứ nhất , cơ sở lý luận bao gồm:
- Những giá trị truyền thống tốt đẹp trong tinh hoa văn hóa dân tộc Trước khi từ biệt Tổ quốc ra đi tìm con đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh đã hấp thụ một vốn văn hoá gia đình, quê hương và dân tộc Hồ Chí Minh có đầy đủ những yếu tố văn hoá có tính chất cội rễ đó cùng với quá trình tiếp thu và nâng cao các giá trị văn hoá phương Đông Nói cách khác, trên nền tảng cơ sở văn hoá dân tộc, Người đã chắt lọc những giá trị, những tinh hoa văn hoá được tiếp nhận từ bên ngoài và không bị hoà tan trong bất cứ một nền văn hoá nào khác.
- Tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây Dù là văn hoá phương Đông hay văn hoá phương Tây, Hồ Chí Minh đều dày công chọn lọc một cách kỹ càng với một thái độ khách quan, trung thực và tôn trọng với một tầm nhìn văn hoá rộng mở.
6
Trang 8- Lý luận Mác – Lênin về văn hóa Kế thừa những giá trị truyền thống quý báu trong văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây là bước khởi đầu vững chắc và thiết thực để Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, đỉnh cao của nền văn hoá nhân loại.
* Thứ hai , cơ sở thực tiễn bao gồm:
- Thực tiễn thế giới Hồ Chí Minh cũng tập trung nghiên cứu thực tiễn xây dựng phát triển văn hoá của những nước xã hội chủ nghĩa như cách mạng văn hoá ở Liên Xô, Trung Quốc Không chỉ hoà mình vào thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân và các dân tộc bị áp bức mà Hồ Chí Minh còn hoà mình vào đời sống văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng của các dân tộc, nhờ đó Người am hiểu nhiều sự kiện văn hoá và các phương pháp đấu tranh bằng văn hoá.
- Thực tiễn Việt Nam Đây là tiền đề vững chắc dẫn tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá Thực tiễn đó là nền tảng giúp Hồ Chí Minh vạch ra một đường lối mới: ở Việt Nam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành lấy chính quyền, để giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng cho văn hoá mở đường cho văn hoá phát triển.
1.2 Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của vănhóa:
1.2.1 Vị trí
Văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế và xã hội tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội, có quan hệ mật thiết với nhau và cùng tác động lẫn nhau Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề đáng lưu ý, được quan tâm và coi trong như nhau: chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị" Điều này cũng có nghĩa là văn hoá có quan hệ mật thiết với kinh tế và chính trị, văn hoá phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, tác động trở lại với kinh tế và chính trị như một động lực hết sức quan trọng Người nói: "Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" Như vậy, có thể thấy rằng văn hoá đứng ở trong kinh tế và chính trị cũng có nghĩa là kinh tế và chính trị phải có tính văn hoá 1.2.2 Vai trò
* Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
7
Trang 9Văn hóa là mục tiêu Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Văn hóa là mục tiêu, là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ Đó là một xã hội dân chủ - dân là chủ và dân làm chủ - công bằng, văn minh, ai cũng cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân luôn luôn được quan tâm và không ngừng nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện.
Văn hóa là động lực Động lực là cái thúc đẩy cho xã hội phát triển Di sản Hồ Chí Minh cho ta một nhìn nhận về động lực phát triển của đất nước, bao gồm động lực vật chất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực Tất cả quy tụ ở con người và đều có thể nhìn nhận dưới góc độ văn hóa.
* Văn hóa là một mặt trận
Nói mặt trận văn hóa là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất gay go, khốc liệt của hoạt động văn hóa Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng.
Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đa dạng, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là định hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật.
Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa; vì vậy anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận đó, cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Theo Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, thời đại ta là một thời đại vẻ vang Vì vậy chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc anh hùng và thời đại vẻ vang.
* Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
Cuộc sống thực tiễn của nhân dân cũng chính là cội nguồn của văn hoá, do đó văn hoá phải phục vụ nhân dân và nhân dân phải được hưởng thụ những giá trị văn hóa Với Người việc xây dựng nền văn hoá có tính đại chúng gắn liền với nhân dân luôn được quan tâm đặc biệt Do vậy Người luôn nhắc nhở những người làm công tác văn hoá phải quan tâm đến đối tượng phục vụ là nhân dân Hồ Chí Minh luôn đề cao những giá trị tốt đẹp của nền văn hoá dân tộc đã có từ nghìn năm.
Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân không chỉ có nghĩa là toàn dân tham gia sáng tạo văn hoá mà còn có nghĩa là toàn dân được hưởng thụ văn hoá, tất tài sản văn hoá đều thuộc sở hữu toàn dân.
8
Trang 10Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân Tư tưởng văn hóa của Người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân Theo Người, mọi hoạt động văn hóa phải trở về với đời sống thực tế của nhân dân, phản ánh được tư tưởng và khát vọng của nhân dân.
1.2.3 Chức năng
Chức năng của văn hóa rất phong phú, đa dạng Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con
người Tư tưởng và tình cảm là vấn đề quan trọng nhất của đời sống tinh thần của xã hội và con người Chức năng này phải được tiến hành thường xuyên và liên tục, bởi tư tưởng và tình cảm của con người luôn thay đổi theo hoạt động thực tiễn của xã hội Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, văn hóa phải thấm sâu vào tâm hồn quốc dân để thực hiện chức năng hàng đầu là bồi dưỡng nâng cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm tốt đẹp cho con người, đồng thời loại bỏ những tư tưởng sai lầm.
Hai là, nâng cao dân trí, mở rộng hiểu biết của con người Dân chí ở
đây không chỉ hạn hẹp ở khả năng biết đọc, biết viết, mà còn ở trình độ hiểu biết, trình độ tri thức của mỗi người dân Văn hóa nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách mạng trước mắt và lâu dài Nâng cao dân trí bắt đầu từ việc làm cho người dân biết đọc, biết viết Tiếp đến là sự hiểu biết các lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học – kỹ thuật, công nghệ Từng bước nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học - kỹ thuật, thực tiễn Việt Nam và thế giới Đó là quá trình bổ sung kiến thức mới, làm cho mọi người không chỉ là chuyển biến dân trí mà còn nâng cao dân trí.
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối
sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới chân - thiện - mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình Phẩm chất và phong cách được hình thành trong đạo đức, nếp sống, lối sống của con người và xã hội Văn hóa giúp con người nhận biết được cái tốt và cái xấu, cái tiến bộ thúc đẩy xã hội phát triển và cái lạc hậu cản trở xã hội tiến lên phía trước Từ đó, con người phấn đấu làm cho cái tốt đẹp, cái lành mạnh ngày càng hoàn thiện, cái mới, cái tiến bộ ngày càng phát triển, làm cho cái lạc hậu ngày càng ít đi, cái xấu xa, cái sai trái dần bị loại bỏ khỏi đời sống con người và xã hội.
Chương 2: Vận dụng vào giáo dục lối sống văn hóa cho giớitrẻ hiện nay
2.1: Thfc Trạng của giới trẻ hiện nay
Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm (Khoa Văn hóa học, ĐH KHXHNV TPHCM) nhận định: giới trẻ là lớp tuổi duy nhất có bản chất dương tính nên đây là nhóm tuổi luôn có xu hướng là rất hướng ngoại và năng động Với Hướng ngoại thì dễ tiếp thu, học hỏi những cái mới
9