1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyên truyền: Quản trị nội dung thu phí trên báo điện tử hiện nay

108 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị nội dung thu phí báo điện tử hiện nay
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương
Người hướng dẫn PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 27,29 MB

Nội dung

Trong đó, nguồn thu bao gồm: Cơ quan chủ quản báo chícấp; Thu từ bán báo, bán quyền xem các sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao đôi, muabán bản quyền nội dung; Thu từ hoạt động kinh doanh,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Lan Hương

LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Lan Hương

QUAN TRI NỘI DUNG THU PHI BAO ĐIỆN TỬ

XÁC NHAN HỌC VIÊN ĐÃ CHINH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ

CUA HỘI DONG CHAM LUẬN VĂN THẠC SĨGiáo viên hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ khoa học

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương PGS.TS Vũ Văn Hà

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Quản trị nội dung thu phí trên báo điện tử hiện

nay” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương.

Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực,

dang tin cậy và chưa được công bố ở bat kỳ công trình nào khác; các thông tin trích

dẫn trong luận văn được trích dẫn rõ nguồn gốc, day đủ theo quy định

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung, kết quả trong quá trìnhthực hiện nghiên cứu luận văn này.

Hà Nội ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Quản trị nội dung thu phí báo điện tửhiện nay”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thé

và cá nhân Tác giả xin gửi lời cảm on chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Dang Thị

Thu Hương, người đã định hướng và đồng hành cùng tác giả trong cả quá trình

nghiên cứu.

Xin cảm ơn Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo đã tận tình giảngdạy, chia sẻ, cung cấp kiến thức và tạo điều kiện dé tác giả hoàn thiện luận văn này

Xin cảm ơn các nhà báo tại Báo điện tử VietnamPlus, Báo điện tử Vietnamnet,

Báo Nông thôn ngày nay/điện tử Dân Việt đã giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên

cứu thực hiện luận văn.

Tác giả chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp đã động

viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu,

thực hiện và hoàn thành luận văn.

Luận văn chắc chắn có có những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự

góp ý của các nhà khoa học, quý thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để công trìnhnghiên cứu này được hoàn chỉnh hơn.

Trân trọng cảm on!

Hà Noi, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Hương

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - c2 33221311 EEEEErrreerreeres 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu - 2 + 22 ++E£+E£+EeEEeEEeEE+EzEezkerxee 12

5 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu - -«++<<+2 13

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài -¿- ¿5c +xecteEeEeEeErkerreree 14

7 Kết Cau luận văn -¿- +5 2S2+E19EEE2EE211211271712112111111211211 111121 cre 15

Chuong 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VE QUAN TRI

NOI DUNG THU PHI TREN BAO ĐIỆN TU c.ccssssssssssssessssssssseseesssssssseseeeees 161.1 Một số khái niệm cơ DAN eeccecscessesssesssessssssesssecsssssecssesssesssessecssessssssesssesssecsees l6

1.1.2 Báo điỆn ti coecceccessecsesssessessesssessessessussssssessessussssssecsessussssssessssusssessessesseeeees 17 1.1.3 Thu phí trên báo điỆN tu cà SH HH ket 19

1.3 Hoạt động kinh tế báo chí và một số mô hình thu phi báo điện tử trên thé giới 25

1.3.1 Hoạt động kinh tế báo điện tử ceececccccceccsssessssssessessesseessessessessesssessessessseeses 25

1.3.2 Một số mô hình thu phí báo điện tử trên thé giới -z s+cs+: 28

1.4 Đặc điểm của sản phẩm thu phí trên báo điện tử: - 2-2525: 30

1.5 Nội dung, phương thức và nguyên tắc quản trị nội dung thu phí

trên báo điện HU cc 1111120111111 01v TH ng kg 35

1.5.1 Nội dung sản phẩm báo Chí - +: 2 s+5£+E£+E+E££EeEEeEEEEkeEzrrrerkerkee 351.5.2 Phương thức quản trị nội dung thu phí trên bảo điện tứ - 35

Tiểu kết chwong 1 -.- 5< ©c< 5e ceSE*SteEEEEEEkEExEEEEEEEEkEEkEEEEkrrkrrkrrrerrerrerrere 42

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG VẺ QUẢN TRỊ NỘI DUNG THU PHÍ TRÊN

BAO ĐIỆN TỬ VIETNAMPLUS VÀ VIETNAMNE-T °-sc se 43

2.1 VietmamPlus nh - 43

2.1.1 Thực trạng nội dung thu phí của báo Vietnam lus -.- 43

2.1.2 Phương thức quan trị nội dung thu phí trên báo VietnamPlus 50

2.2 2u nh e 52

2.2.1 Thực trạng nội dung thu phí của báo ViefdH€I s5 ss+<<+ 52 2.2.2 Phương thức quản trị nội dung thu phí trên báo Vietnammet 57

2.3 Đánh giá bước đầu về quan trị nội dung thu phí trên báo điện tử VietnamPlus và Vietnamnet - - -c c1 2010111111225 11 111109311111 11 tre 59 2.3.1 Thành CÔIg - cà SH tt HH Hiệp 59 2.3.2 HAN ChE.eccescsccecsessesssessessessesssessessesssessessessussssssessessesssessessessesssssseesessesssesses 65 Tid Ket CNUCONG 028000NNNn"nnhhanẽaaaaga 69

Chuong 3 MOT SO VAN DE DAT RA VA GIAI PHAP NANG CAO HIỆU QUA QUAN TRI NOI DUNG THU PHI BAO ĐIỆN TỬ 70

3.1 Một số vấn G6 đặt rac ceecccccscssececsecsssessecsesecersscsesecsessssesessusessussesassesasstearsneavenees 70 KPNH.1i 72

I1 nan 75

3.2 Giải pháp đề xuất trong quản trị nội dung thu phí trên báo điện tử 79

3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nước trong hoạt động kinh tế báo Chí + + ©5£+S£+SE+Ek£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrrrrree 79 3.2.2 Công tác đào tạo nguôn nhân lực trong quản lý nhà nước đối với báo điện Hử: cv He 80 3.2.3 Giải pháp phát triển nội dung thu phí đối với báo điện tử tại VIỆT ÏÏGH - - << + S995 0 KT 0 vu 6Ï 3.2.4 Giải pháp phát triển nội dung thu phí đối với báo điện tử VietnamPlus Va Vi@ÍfIŒITITICf - ch TH HH hà 87 Tid Ket CHU 01g 3 cessecsvessecsssssvecssesssessssssessssssssssscsssssssssuessscsssssassssessscsaesnesssesssessessses 91 00090000575 92 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5° 2 ss©ss©sseesseessesse 94

PHU LUC

Trang 7

DANH MỤC BANG VIET TAT

Từ viết tắt Tên day đủ

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG, BIEU DO, HÌNH ANH

Hình 1.1: Biểu đồ số liệu các cơ quan báo chí Việt Nam năm 2022 21Hình 1.2: Biểu đồ doanh thu trên bản điện tử của báo New York Times

vượt qua báo in từ năm 2021 cece < S2 1E 1E911E 911 111111 T1 HH nhưng 32

Hình 1.3: Phương thức quản tri trong cơ quan báo chí - 5+ ++css+s++s+sx+s 35 Hình 2.1 & 2.2: Một bai báo thu phí được khai thác lại - s++«c+«csc++ 46 Hình 2.3 & 2.4: Một bài báo thu phí không có tên tác Gia -+c+++ 49 Hình 2.5: Chuyên mục Vietnamnet Premium chỉ có I “Bản tin sáng Vietnamnet”

mỗi ngày trong suốt hơn nửa năm :2¿ + +++++2E++E+++Ex2E+trx+zzxrzrxersree 54

Hình 2.6 & 2.7: Một bài tổng hợp các sự kiện trên Vietnamnet - 55

Hình 2.8: Biểu đồ kết qua khảo sát khả năng trả phi đọc báo điện tử 63

Hình 3.1: Biểu đồ Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực

kinh tế số cao nhất với mức tăng IÓ%% .¿- 22 +¿22++2E+2EE+2E+tEE+tEEtzExrzrxersree 71

Trang 9

MỞ DAU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát

triển của ngành báo chí và truyền thông trên phạm vi toàn cầu Với việc ứng dụngcác kỹ thuật và công nghệ của Internet, hứa hẹn một kỷ nguyên mới với nhiều cơhội phát huy năng lực vốn có của báo chí nhằm đáp ứng nhu cầu công chúng cũngnhư tăng tính cạnh tranh của thông tin Cùng với đó, van đề kinh tế truyền thông số

lĩnh vực báo chí đang được các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan báo chí

cũng như công chúng quan tâm.

Trong xu thế chuyên đổi số, bên cạnh nhiệm vụ chính trị, các cơ quan báo chítrong nước cần phải bắt kịp xu thế vận động gắn với công nghệ, giải pháp cũng như

sự phát triển chung của báo chí khu vực va thế giới Chuyên đổi số cũng chính làthời cơ để báo điện tử tạo ra sức hút với công chúng, bởi đây là loại hình báo chí dù

ra đời muộn hơn nhưng lại được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ, mở ra cơ hộiphát triển vượt bậc Sự vượt trội của báo điện tử phải kể đến khả năng chuyền tảithông tin gần như đồng thời với sự kiện diễn ra, lại không bị giới hạn về dung

lượng, thời lượng, định kỳ như báo in, phát thanh hay truyền hình Hơn thế nữa,

không ít cơ quan báo chí đã tận dụng hiệu quả từ công nghệ số đề hình thành nhữngtòa soạn hội tụ đa phương tiện, môi trường làm việc hiện đại.

Việc sản xuất nội dung báo chí chất lượng cao trên nền tảng sỐ mang đến

những trải nghiệm có giá trị đối với nhu cầu của công chúng Điều này cũng chothấy thông tin trở thành một trong những “nhu yếu phẩm” không thể thiếu trong xãhội hiện đại Người ta cần rất nhiều loại thông tin ở tất cả các lĩnh vực trong đời

sống xã hội và sẵn sàng trả tiền dé được đáp ứng nhu cầu này

Tính đến tháng 5/2022, cả nước có 815 cơ quan báo chí (bao gồm báo in và

báo điện tử) được cấp phép và 72 cơ quan phát thanh và truyền hình Ngày3/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 362/QĐ-TTg phê duyệt

“Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, chú trọng đến

đôi mới mô hình tô chức và nâng cao chât lượng báo chí, đông thời giảm sức ép cho

Trang 10

ngân sách nhà nước Theo đó, nhà nước chỉ tiếp tục cấp ngân sách cho các tờ báo cóchức năng và nhiệm vụ đặc thù để duy trì hoạt động Đối với báo điện tử, chỉ một số

báo có ảnh hưởng lớn trong xã hội và làm chủ kỹ thuật được hỗ trợ ngân sách, trong

khi hầu hết các báo khác phải tự chủ, cân đối nguồn lực tài chính

Những đổi mới trong Quy hoạch và phát triển báo chí là phù hợp với hội nhập

quốc tế đã được ra đặt trong chiến lược phát triển chung của Việt Nam qua cáccương lĩnh của Đảng, toàn văn phát biểu của lãnh đạo nhà nước Kinh tế tri thức là

cơ sở dé hiện đại hóa nền kinh tế, tạo ra sự chuyền dịch cơ cấu nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó cũng là một “môi trường” mới, một

động lực mới dé phát triển hoạt động kinh tế báo chí truyền thông

Thực tế, các cơ quan báo chí chỉ tự chủ được khi làm tốt nhiệm vụ kinh tế

Phát triển kinh tế báo chí vừa là động lực dé phát triển các sản phẩm báo chí, đồngthời nguồn thu từ hoạt động kinh tế báo chí cũng góp phần nâng cao môi trường làmviệc của báo chí, từ việc nâng cấp trang thiết bị máy móc, đến đầu tư nguồn nhân

lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho những người làm báo, đồng thời mở rộng

các nguồn tin và dữ liệu, tạo sự hấp dẫn thu hút công chúng tìm đến

Luật Báo chí năm 2016 quy định: “Cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình

đơn vị sự nghiệp có thu Trong đó, nguồn thu bao gồm: Cơ quan chủ quản báo chícấp; Thu từ bán báo, bán quyền xem các sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao đôi, muabán bản quyền nội dung; Thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí,

các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí; Nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tô chức, cá

nhân trong nước va ngoài nước”.

Trong hoạt động kinh tế báo chí, thông tin được xác định là hàng hóa đặc biệtkhi đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của công chúng Nó có đầy đủ thuộc tính củamột loại hàng hóa, có cung - cầu, có trao đổi - mua bán, là “nhu yếu phẩm” trong xãhội hiện dai và công chúng sẵn sàng trả tiền dé được đáp ứng nhu cầu này

Sự phát triển của Internet, mạng xã hội đã tác động rất lớn tới công chúng

cũng như các cơ quan báo chí, đặc biệt trong hoạt động kinh tế Thách thức vềnguồn thu xảy ra ở tất cả các loại hình báo chí Không chỉ trên thé giới, hàng loạt tờ

báo trong nước cũng đã phải đình bản, thậm chí giải thé do số lượng phát hành sụt

Trang 11

giảm mạnh khi công chúng rời bỏ thói quen đọc báo giấy Báo hình truyền thốngcũng phải cạnh tranh gay gắt với hình thức truyền hình trực tuyến khiến nguồn thuquảng cáo bị ảnh hưởng nghiêm trọng Với loại hình phát thanh còn gặp nhiều trởngại hơn, nhất là khi mô hình báo chí đa phương tiện ngày càng phát triển.

Đối với báo điện tử, doanh thu chủ yếu từ quảng cáo trực tuyến đã có xu

hướng giảm do áp lực cạnh tranh khốc liệt từ các công ty công nghệ lớn nhưGoogle, Facebook, mạng xã hội Đồng thời, những hệ lụy từ đại dịch Covid-19 đãkhiến nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nặng né, trong đó có báo chí

Nếu các tòa soạn vẫn tiếp tục tạo nguồn thu theo những cách cũ như bán báo(báo giấy) hoặc chờ khách hàng gọi đặt quảng cáo thì không còn phù hợp xu thế

mới và ngày càng rủi ro Vậy phải làm thế nào để tận dụng được hạ tầng số giúp đadạng hóa và gia tăng nguồn thu mới đảm bảo tôn tại trước áp lực tự chủ là câu hỏihóc búa đang đặt ra cho các nhà quản lý trong cơ quan báo chí.

Trong số những nguồn thu mới đang được các cơ quan báo chí quan tâm cóthu phí nội dung trên nền tảng điện tử Nhưng dé công chúng sẵn sàng trả phí đòihỏi các cơ quan báo chí phải thay đổi công cụ sản xuất và phương thức sản xuất, từ

đó tạo ra sản phẩm báo chí có chất lượng cao cả về nội dung, hình thức cũng như thị

hiểu độc giả

Thực tế, nhiều tờ báo lớn trên thế giới đã chứng minh sự thành công khi triểnkhai thu phí nội dung, đứng đầu là New York Times Sau 11 năm ké từ khi ra mắt

mô hình thu phí, tháng 2/2022, tờ báo này đã đạt được 10 triệu thuê bao trả tiền trên

cả hai nền tảng in ấn và kỹ thuật số Trong đó, doanh thu nhiều nhất đến từ nguồnthu phí đọc báo trên nền tảng điện tử Chính nhờ sự tăng trưởng này đã “bù đắp”được nguồn thu quảng cáo trực tuyến liên tục bị sụt giảm của The New York Times

những năm qua.

Nhiều cơ quan báo chí trên thế giới cũng đã triển khai mô hình thu phí như

một giải pháp quan trọng dé giảm dan sự lệ thuộc vào nguôồn thu quảng cáo đangngày càng khó khăn Theo một nghiên cứu tại Đại học Oxford công bố vào năm

2019, tỷ lệ áp dụng mô hình thu phí trên nền tảng điện tử chiếm 69% (tương đương

146 đơn vị) trong số 212 cơ quan báo chí lớn nhất của 7 quốc gia

Trang 12

Tại Việt Nam, năm 2012, báo điện tử VietnamPlus bắt đầu thử nghiệm môhình thu phí và đến tháng 6/2018 đã chính thức triển khai Một số báo và tạp chí sau

đó cũng ra mắt dịch vụ này như: tạp chí điện tử Ngày Nay (tháng 3/2021); báo điện

tử Vietnamnet (tháng 6/2021); báo Người lao động (tháng 7/2022); báo Tuổi trẻ(tháng 12/2022).

Cho đến thời điểm này, mô hình thu phí nội dung trên nền tảng điện tử vẫn

còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên chưa có nhiều dit liệu dé đánh giá, trong khi đây

lại là vấn đề đang được cơ quan báo chí đặc biệt quan tâm Hoạt động kinh tế báochí thông qua phát triển nội dung đòi hỏi các cơ quan báo chí phải có chiến lượcquản trị nội dung hiệu quả Vậy phải làm thế nào để nội dung thu phí đem lại hiệuquả kinh tế cho tòa soạn mà vẫn đáp ứng đúng tiêu chí của một tờ báo chính thống

là thách thức đang đặt ra Dé trả lời câu hỏi này cần có sự đánh giá một cách toàndiện hơn nhằm đúc kết những kinh nghiệm, giải pháp cần thiết trong các tòa soạn

Mục tiêu trong “Chiến lược phát triển lĩnh vực báo chí giai đoạn 2021-2025”

là đến năm 2025, 100% các cơ quan báo chí tự chủ, tỷ lệ mô hình báo điện tử thu

phí nội dung tăng 5-10% so với năm 2020 Trong “Dự thảo Chiến lược chuyền đôi

số báo chí” cũng đặt mục tiêu 30% cơ quan báo chí điện tử có ảnh hưởng lớn trong

xã hội sẽ áp dụng mô hình thu phí và tỷ lệ này tăng lên 50% vào năm 2030 Nhưvậy, xét từ cả nhiệm vụ lẫn thực tiễn, vấn đề tự chủ tài chính và thu phí nội dung

đang trở nên cấp thiết trong các tòa soạn báo điện tử hiện nay

Tác giả nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài “Quản trị nội dungthu phí trên báo điện tử hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao học Trong đó, tác

giả sẽ tập trung phân tích và đánh giá nội dung trên 2 báo điện tử có mô hình thu

phí là: VietnamPlus và VietNamnet Dựa trên việc phân tích một cách có hệ thống

và toàn diện, tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị về quản trị nội dung thu phí trên

báo điện tử Việt Nam.

2 Tình hình nghiên cứu

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề kinh tế báo chí và báothu phí Có thể kế đến như:

Nghiên cứu “An Empirical Study of Factors that Influence the Willingness to

Pay for Online News” của tác giả Manuel Goyanes phân tích về các yêu tố anh hưởng

Trang 13

đến sự sẵn sàng trả tiền cho tin tức trực tuyến Dựa trên lý thuyết về kinh tế báo chí,nghiên cứu làm sáng tỏ các yếu tô tác động nhu cầu trả tiền đọc báo điện tử.

“Introducing the Paywall - A case study of content changes in three online newspaper” là nghiên cứu của tác gia Helle Sjgvaag phân tích nội dung định lượng

theo chiều dọc và so sánh về các chiến lược tường phí của ba tờ báo trực tuyến của

Na Uy Nghiên cứu đã làm rõ một số van đề như: các báo điện tử tính phí cho loạinội dung nào và loại nội dung nào vẫn miễn phí? Giá trị thông tin gan chat voi vi trithi trường cua tờ báo nói chung

Nghiên cứu “Content for Free? Drivers of Past Payment, Paying Intent and

Willingness to Pay for Digital Journalism - A Systematic Literature Review” cua

tac gia Daniel O’Brien, Christian - Mathias Wellbrock & Nicola Kleer da khangđịnh mô hình doanh thu dựa trên quảng cáo cho báo chi dang bị thách thức nghiêm

trọng do tác động của số hóa Do đó, các nhà cung cấp nội dung báo chí ngày càngchú trọng đến các chiến lược nội dung trả phí Nghiên cứu chỉ ra các yếu tô góp

phần vào nhu cầu thanh toán của người tiêu dùng, ý định trả tiền đối với nội dung

báo điện tử [53]

Tại Việt Nam, cuốn sách “Kinh tế báo chí” (2017) của TS Bùi Chí Trung, giảng

viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã

dé cập đến các mô hình kinh doanh, kinh tế báo chí trên nền tảng kỹ thuật sd

Theo đó, nền kinh tế báo chí ở nước ta đang vận hành với nhiều hình thức biểu

hiện đa dạng, bên cạnh những sản phẩm hàng hóa báo chí truyền thông và dịch vụquảng cáo còn xuất hiện các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng số hóa và hội tụ

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và công nghệ thông tin vừa tạo điều kiệnthuận lợi nhưng cũng không ít thách thức với các cơ quan báo chí, đặc biệt trongviệc nghiên cứu các mô hình kinh doanh mới dé bắt nhịp với sự phát triển chung

của báo chí thế giới

TS Bùi Chí Trung cũng nhận định: “Phần lớn những thông tin, kiến thức vềkinh tế báo chí, kinh tế truyền thông tại Việt Nam chỉ được thể hiện qua kết luậncủa cơ quan quản lý nhà nước, chưa có những đúc kết học thuật về vấn đề này Một

số cơ quan báo chí tuy đã mạnh dạn nắm bắt và vận dụng xu hướng phát triển kinh

Trang 14

tế truyền thông dé tạo nguồn thu, bù đắp một phan chi phí nhưng hoạt động này vẫnmang tính tự phát, chưa có hệ thong” Cuốn sách đã có cách tiếp cận mới mẻ, kếthợp giữa cơ sở lý luận về kinh tế báo chí với việc khảo sát sự vận động, phát triểnvới các hình thức kinh doanh sinh lời và gợi ý về những giải pháp phát triển chiếnlược kinh doanh hiệu quả dựa trên điều kiện thực tế của từng cơ quan báo chí

Còn trong cuốn sách “Lao động nhà báo và quản trị tòa soạn báo chí” của TSTrương Thị Kiên (2016), tác giả đã cung cấp những kiến thức cơ bản về tòa soạnbáo chí, cơ cấu tô chức, các chức danh nhà báo chủ chốt, loại hình hoạt động nhà

báo, quy trình thực hiện các sản phẩm báo chí, lao động phóng viên Cuốn sáchcũng giúp độc giả có cái nhìn mang tính toàn diện về hoạt động quản lý báo chí, về

quan tri tòa soạn báo chi.

Tác giả đã gắn những vấn đề lý thuyết lao động nhà báo với hoạt động thựctiễn tại tòa soạn, đồng thời từ thực tiễn dé khái quát thành nhận định lý thuyết mangtính khoa học Các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về báo chí được thê hiện

rõ ràng, nhất quán Đây là tài liệu bổ ích cho những nhà quản trị tòa soạn và những

người làm báo nói chung.

Cuốn sách “Báo điện tử - Những vấn đề cơ bản” (2011) của PGS.TS NguyễnThị Trường Giang đã đề cập đến cơ sở lý luận, vai trò cũng như xu hướng phát triển

của báo điện tử trong đời sống xã hội Cuốn sách cũng cung cấp những kiến thức cơbản cùng các kỹ năng liên quan đến hoạt động sáng tạo báo mạng điện tử để có

được những tác phâm chất lượng

Trong một nghiên cứu về dé tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụngdịch vụ đọc báo điện tử có trả phí ở Việt Nam”, nhóm tác giả Mai Thế Duyệt, PhạmQuốc Trung (2015) đã chỉ ra: “Yếu tô thái độ có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử

dụng dịch vụ Trong đó, nhận thức về lợi ích, tính tương thích, tâm lý ưa thích miễnphí là ba yếu tố có ảnh hưởng đáng kể nhất Dé người đọc sẵn sàng trả phí trên báo

điện tử thì nhà cung cấp dịch vụ phải tích cực nâng cao nhận thức của người đọc vềlợi ích khi sử dụng dịch vụ, trong đó vấn đề nội dung chất lượng bài viết đóng vai

trò then chốt” Công trình tiếp cận vấn đề công chúng trả phí cho sản phẩm báo chí

10

Trang 15

truyền thông số từ góc độ nhân khẩu học và tâm lý học, chứ chưa đề cập đến hoạtđộng thu phí dưới góc độ nghiên cứu kinh tế báo chí.

Tác giả Phạm Khánh Ly trong luận văn Thạc sỹ chuyên ngành báo chí học

“Quản lý hoạt động thu phí báo điện tử” (2019) đã tiếp cận đề tài với góc nhìn quản

lý hoạt động mô hình thu phí của tờ báo tiên phong là VietnamPlus Đây được coi làbước đi mở đường trong hoạt động kinh tế báo chí theo xu hướng báo chí thế giới,đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội văn minh Nghiên cứu này khăng định quan

hệ biện chứng giữa báo chí truyền thông và hoạt động kinh tế báo chí, đồng thờinhấn mạnh sự liên tục trong sự phát triển công nghệ

Với đề tài luận văn Thạc sỹ “Mô hình sản phâm báo chí truyền thông số thu

phí từ người sử dụng (subscriber) và khả năng ứng dụng tại Việt Nam” (năm 2020),

tác giả Bùi Thu Thủy đã nêu cách phát triển các định dạng sản phẩm mới Nghiêncứu góp phần làm rõ các thuật ngữ chuyên ngành, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và mốiquan hệ giữa khả năng phát triển của các mô hình kinh doanh mới với nền báo chí

truyền thống có bề dày thành tích Nghiên cứu cũng chỉ ra những thuận lợi, khó

khăn và thách thức ma mô hình thu phí sản phẩm truyền thông số tại Việt Nam phải

đối mặt cũng như đưa ra sự phân tang về khách hàng dé tối ưu hóa giá trị nội dung

thông tin đem lại, đồng thời khăng định mô hình sản phẩm truyền thông số thu phívẫn ngày càng phát triển và trở thành xu hướng trên thế giới

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu cũng như tài liệu sách, báo liên quanđến vấn đề kinh tế báo chí và mô hình thu phí trên báo điện tử đã xuất hiện từ vài

năm trở lại đây và có hướng khai thác ngày càng rõ ràng, phù hợp với thực tiễn Các

công trình đều ít nhiều khang định sự phát trién của công nghệ 4.0 và nền kinh tế thị

trường đòi hỏi các cơ quan báo chí phải làm chủ doanh thu, tham gia vào quá trình

xây dựng mô hình đơn vị sự nghiệp có thu Tuy nhiên, các đề tài vẫn chưa khai thác

triệt để về nội dung dưới góc độ kinh tế báo chí

Vì vậy, với đề tài “Quản trị nội dung thu phí báo điện tử hiện nay”, tác giả tiếp

cận mô hình kinh doanh mới của cơ quan báo chí từ góc độ nội dung Thông qua

khảo sát cụ thé trên 2 báo điện tử VietnamPlus và Vietnamnet, đồng thời dựa trên

nên tảng lý luận và thực tiễn của các nghiên cứu trước đó, tác giả sẽ phân tích việc

11

Trang 16

triển khai nội dung thu phí, nêu lên những thuận lợi và khó khăn khi vận hành môhình mới này tại Việt Nam Nghiên cứu cũng sẽ cung cấp cơ sở lý luận có ý nghĩa

dé các tòa soạn báo điện tử tại Việt Nam tham khảo và tìm ra hướng đi phù hợp với

Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Thứ nhất, xây dựng hệ thống lý luận, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò,

phương thức quản trị nội dung thu phí trên các báo điện tử có mô hình thu phí từ

người sử dụng dé tạo dựng khung lý thuyết cho đề tai

- Thứ hai, đánh giá thực trạng về quản trị nội dung thu phí của 2 báo điện tửVietnamPlus và Vietnamnet, đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thành công

và hạn chế

- Thứ ba, khảo sát và đánh giá nhu cầu của độc giả đối với dịch vụ đọc báo có

thu phí từ người sử dụng trên thị trường Việt Nam.

- Thứ tư, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị nội dung thuphí 2 báo khảo sát và báo điện tử nói chung tại Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị nội dung thu phí từ người sử dụng

trên báo điện tử VietnamPlus và Vietnamnet.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn tập trung nghiên cứu là các sản phâm báo chí có thu phí đăng trên

báo điện tử VietnamPlus và Vietnamnet.

12

Trang 17

phí ở Việt Nam Tạp chí điện tử Ngày nay cũng có mặt trên thị trường mô hình thu

phi cùng giai đoạn này (tháng 3/2021) song có những đặc điểm khác so với loại

hình báo điện tử nên tác giả không xem xét nghiên cứu trong luận văn này.

5 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận của đề tài

Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên lý luận biện chứng của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với quan điểm, đường lối và chính sách củaĐảng và Nhà nước về báo chí và hoạt động kinh tế báo chí tại Việt Nam Nghiên

-cứu cũng kế thừa một số phương pháp luận trong chuyên ngành kinh tế và lý thuyết

về kinh tế báo chí truyền thông

5.2 Các phương pháp nghiên cứu

Tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo và trích dẫn một số tài liệu từ

những người nghiên cứu khoa học trước đây dé làm rõ các quan điểm, khái niệm,

hệ thống hóa cơ sở lý luận về báo điện tử, quản trị nội dung, về kinh tế báo chítruyền thông

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh: Tác giả sử dụngphương pháp này trong việc xem xét phân tích nội dung các sản phẩm báo chí,

thống kê số lượng cũng như chất lượng tin bài nằm trong danh mục thu phí trên báo

VietnamPlus và Vietnamnet trong giai đoạn khảo sát nghiên cứu, đồng thời so sánh

với nội dung tin bài đang phục vụ công chúng miễn phí Bên cạnh đó, tác giả cũng

xem xét, đánh giá thực trạng việc quản trị nội dung thu phí trên 2 tờ báo này và kếtluận có tính khái quát về chất lượng sản phẩm báo chí mà công chúng bỏ tiền mua

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket): Thông qua bảng câu hỏi đã

được soạn thảo trước, tác giả tiễn hành khảo sát ngẫu nhiên 200 độc giả nhằm năm

13

Trang 18

bắt xu hướng đọc báo điện tử có thu phí tại Việt Nam Việc khảo sát cũng cho thấymức độ quan tâm và khả năng chi trả của công chúng Sử dụng bảng câu hỏi dé tìmhiểu về hành vi đọc báo điện tử và nhu cầu tiếp cận nội dung thu phí của côngchúng, từ đó xác định được hướng giải quyết van đề đặt ra của dé tài.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề có nhận định rõ hơn và đa chiều hơn, tác giả

đã thực hiện phỏng van sâu 2 lãnh đạo cơ quan báo chí (trong đó 1 báo đã triển khai

mô hình thu phí, 1 báo đang quan tâm); 2 người trực tiếp tham gia điều hành sảnxuất nội dung và 1 phóng viên chuyên trách Phương pháp này giúp tác giả nắmđược định hướng chiến lược phát triển nội dung của báo VietnamPlus và

Vietnamnet, đồng thời thông qua việc phỏng vấn 1 lãnh đạo cơ quan báo chí đang

quan tâm là những dữ liệu quan trọng dé tác giả đề xuất giải pháp phát triển nộidung thu phí có tính khả thi khi đưa vào áp dụng trên quy mô lớn.

- Phương pháp phân tích chiến lược (SWOT): Việc vận dụng phương pháp nàynhăm làm rõ thực trạng của các tòa soạn, chỉ ra các đặc trưng mô hình, điểm mạnh,điểm yếu từ đó nêu lên những cơ hội và thách thức khi phát triển nội dung thu phícủa các cơ quan báo chí trong nền kinh tế thị trường

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phan hệ thống hóa lý thuyết cơ bản trong kinh tế báo chí, trongquản trị báo chí truyền thông, đồng thời bổ sung thêm một số khái niệm và quanđiểm về hoạt động kinh tế báo chí thông qua phát triển nội dung thu phí trên báoVietnamPlus và Vietnamnet nói riêng và báo điện tử nói chung trong bối cảnhhiện nay.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn chỉ ra những ưu, nhược điểm; gợi mở một số giải pháp nâng caohiệu quả quản trị nội dung trên báo điện tử Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệutham khảo hữu ích đối với việc triển khai mô hình thu phí trên báo điện tử, từ đótăng vi thế và doanh thu cho các tòa soạn

- Việc nghiên cứu đề tài cũng là cơ hội tác giả tự đánh giá lại bản thân đốivới công việc hiện nay, nâng cao tầm hiểu biết và năng lực chuyên môn phù hợpvới xu thê.

14

Trang 19

7 Kết cầu luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia thành 3 nội dung chínhtập trung làm rõ đề tài:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị nội dung thu phí trên

báo điện tử.

Chương 2: Thực trạng về quản trị nội dung thu phí trên báo điện tử VietnamPlus

và Vietnamnet

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nội

dung thu phí báo điện tử

15

Trang 20

Chương 1 MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN

VE QUAN TRI NỘI DUNG THU PHI TREN BAO ĐIỆN TỬ

1.1 Một số khái niệm co bản

1.1.1 Quản trị

Quản trị được hiểu “là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản tri

nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường”

[10, tr 12].

Quản trị tòa soạn là “hoạt động hoạch định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá côngviệc của toa soạn căn cứ trên những nội quy, quy chế nhất định mà tòa soạn đặt ra,nhăm đảm bảo mọi hoạt động ôn định, có hiệu quả với mục đích cao nhất là đem lạisản pham báo chí có chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của cơquan báo chí, yêu cầu của công chúng va đem lại lợi nhuận, thúc day phát triển tòa

soạn báo chí đó” [13, tr155].

Chủ thể quản trị trong tòa soạn là Tổng biên tập và các Phó Tổng biên tập Đó

là những người lãnh đạo ở cấp cao nhất chịu trách nhiệm tô chức, điều hành và quản

lý mọi hoạt động của cơ quan báo chi Họ cũng chịu trách nhiệm về chất lượng sản

phẩm báo chí cũng như hiệu quả của tờ báo

Khách thê (hay còn gọi là đối tượng quan tri) là tiếp nhận các tác động của chủ

thé Khách thé bao gồm toàn bộ các yếu tố làm nên co quan báo chí, đó là: hoạt

động của đội ngũ cán bộ, phóng viên, những người lao động trong tòa soạn; trụ sở,

tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị; sản phẩm báo chí; công chúng; tên gọi, tôn

chỉ, mục đích của tờ báo; Quy chế hoạt động của tòa soạn; kênh phát hành; hoạt

động quảng bá, bồi dưỡng đào tạo, đối ngoại

Đặc thù của báo chí Việt Nam do Đảng lãnh đạo, do đó, công tác quản trịtrong tòa soạn là việc hoạch định các mục tiêu vĩ mô, các kế hoạch và chính sáchphát triển nhăm ra đời những sản phâm báo chí vừa làm tốt nhiệm vụ tuyên truyềnđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa định hướng dư luận đúng đắn,

đồng thời đáp ứng nhu cầu công chúng, từ đó gia tăng nguồn thu cho tòa soạn

16

Trang 21

1.1.2 Báo điện tw

Đối với loại hình báo điện tử, trên thế giới và Việt Nam, có nhiều cách gọi

như: báo mạng, báo điện tử, báo trực tuyến, báo Internet Tuy nhiên, báo điện tử

được coi là tên gọi thông dụng nhất từ trong các văn bản pháp luật cũng như trongđời sống

Trong Luật báo chí 2016 đã định nghĩa “Báo chí là sản phẩm thông tin về các

sự kiện, van dé trong đời sống xã hội thé hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng

thông qua các loại hình bao in, báo nói, báo hình, báo điện tử”; trong đó “báo điện

tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh được truyền dẫn trênmôi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”

Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý và

cung cấp dịch ứng dụng Internet cũng nêu: “Dịch vụ thông tin trên Internet là một

loại hình ứng dụng Internet, bao gồm dich vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình,

báo điện tử), phát hành xuất ban ấn phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loạihình điện tử khác trên Internet”.

Từ các khái niệm và quy định trên có thê hiểu, nội dung sản phẩm báo chí trên

báo điện tử là thông tin về các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội đượcnhà báo lựa chọn để phản ánh Hình thức thể hiện là việc sử dụng chữ viết, hình

ảnh, âm thanh, cách thiết kế trình bày, hình thức thể loại dé biểu đạt nội dungthông tin Sự kết hợp giữa nội dung và hình thức tạo thành một tác phẩm báo chíhoàn chỉnh xuất bản trên Internet Độc giả xem báo điện tử thông qua các thiết bịcông nghệ là: máy tính, ipad, điện thoại

Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng ké giữa trang thông tin điện tử và báo điện tử.Tòa soạn báo điện tử hoạt động như những tòa soạn truyền thong và có tính chínhthống, còn những trang thông tin điện tử không có chức năng làm báo, lấy lại trênnhững trang báo đã được xuất bản

Theo cuốn “Báo điện tử - Những khía cạnh cơ bản” của tác giả Nguyễn ThịTrường Giang, báo điện tử có các đặc điêm sau đây:

17

Trang 22

- Tinh nhanh và không định ky: Nhờ lợi thế từ Internet, tin tức trên báo điện tử

có thể được xuất bản và cập nhật ngay lập tức Các nhà báo có thể làm việc từ xa

mà hầu như không gặp trở ngại về không gian và thời gian Báo điện tử cập nhậtthông tin theo sự kiện, không tuân theo lịch trình định kỳ như báo chí truyền thống.Điều này cho phép bạn đọc tiếp cận thông tin nhanh chóng, đa dang và liên tục

- Tỉnh tương tác cao

Trong giai đoạn đầu, công chúng chỉ được tiếp nhận thông tin báo chí mộtcách thụ động, một chiều mà không có bat cứ phản hồi Thời gian sau, các hình thức

tương tác giữa báo chí với công chúng ngày càng được coi trọng.

Đối với báo điện tử, mức độ tương tác ngày càng nhiều, không chỉ tương tác

giữa công chúng với nhà báo, mà còn là công chúng với nhân vật, công chúng vớicông chúng Thông qua các kênh trợ giúp như: phản hồi (feedback), thư điện tử(email), diễn đàn (forum) , tòa soạn đã gần gũi hơn với công chúng, thậm chí còn

có thêm chất liệu cho những đề tài tiếp theo

- Tính liên kết cao

Báo điện tử có khả năng tạo ra siêu liên kết thông qua các từ khóa, link ân, cung

cấp cho người đọc khối lượng đồ sộ mà không bị giới hạn chỉ trong một bài báo

- Tinh da phương tiệnBáo điện tử hiện dai đã tích hop được nhiều loại hình báo chí: từ báo in, phátthành, truyền hình dem lại những tác phâm báo chí sống động nhất và chân thực

nhất tới công chúng

- Khả năng lưu trữ và tìm kiếmBáo điện tử không chỉ là kho lưu trữ thông tin vô tận trong mọi lĩnh vực củacuộc sống, mà còn được tổ chức và phân loại một cách có hệ thống, giúp độc giả dễdàng tìm kiếm và tra cứu thông tin

- Tính xã hội hóa cao và khả năng cá nhân hóa tốt

Tính xã hội hóa được thể hiện ở việc thông tin không bị giới bạn khoảng cách

địa lý Còn tính cá nhân hóa được thể hiện khi độc giả thích đọc cái gì, ở đâu, khinào đều sẽ do ho chủ động Tiếp nhận thông tin báo chí chuyên dan từ bị động sang

chủ động cũng là sự thay đổi căn bản của công chúng trong xã hội hiện nay

18

Trang 23

Nhu vậy, với những lợi thế trên có thé lý giải vì sao báo điện tử không chi

vượt trội so với các loại hình báo truyền thống, mà còn tạo ra nhiều cơ hội dé phát

trién những phương thức kinh doanh tiềm năng, trong đó có thu phí nội dung

1.1.3 Thu phí trên báo điện tw

Ở Việt Nam, báo chí là đơn vị sự nghiệp công lập, nên việc triển khai thu phí

báo điện tử được thực hiện theo quy định của Luật phí và lệ phí.

Theo khoản 1, Điều 3 trong Luật phí và lệ phí năm 2015 của Quốc hội số97/2015/QH13 quy định:

“Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chỉ phí

và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổchức được cơ quan nhà nước có thẩm quyén giao cung cấp dich vụ công được quy

định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này;

Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơquan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được

quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này;

Tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyên giao cung cấp dịch vụ công, phục

vụ công việc quản ly nhà nước được thu phí, lệ phí theo quy định của Luật nay”.

Từ những căn cứ trên, báo điện tử thu phí được hiểu là khoản tiền mà tô chức,

cá nhân phải trả khi được trang báo điện tử cung cấp dịch vụ thông tin phát hànhtrên mạng Internet Trong đó:

“Trách nhiệm của tổ chức thu phí, lệ phí:

- Niêm yết công khai địa điểm thu và trên trang thông tin điện tử của tổ chứcthu phí, lệ phí về tên phí, lệ phí, mức thu, phương thức thu, đối tượng nộp, miễn,giảm và văn bản quy định thu phí, lệ phí.

- Cấp chứng từ cho người nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật

- Thực hiện chế độ kế toán, báo cáo quyết toán định kỳ, công khai tài chính

theo quy định

- Hạch toán riêng từng loại phí, lệ phí

- Báo cáo tình hình thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí

19

Trang 24

Quyền, trách nhiệm của người nộp phí, lệ phí:

- Nộp dung, du, kip thời phí, lệ phí theo quy định

- Được nhận chứng từ xác nhận số phí, lệ phí đã nộp ”

Vậy quản trị nội dung thu phí báo điện tử là đề cập đến việc xây dựng chiếnlược phát triển nội dung trên báo điện tử nhằm đem lại những sản pham bao chí cóchất lượng đáp ứng nhiệm vụ chính trị và nhu cầu của công chúng, từ đó đạt hiệuquả kinh tế thông qua việc áp dụng các phương pháp và cách thức cụ thé

1.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước về kinh tế báo chí

Trên nhiều văn kiện của Đảng đã được ban hành, có thê thấy quan điểm củaĐảng về báo chí thời kỳ đổi mới không những không làm hạn chế việc thông tin

tuyên truyền mà còn giúp báo chí trong nước phát triển, phù hợp với xu thế thế giới

Từ năm 1986, cùng với sự phát triển của hệ thống báo chí trong cả nước, hệthống quan điểm của Đảng về kinh tế báo chí cũng được đổi mới về tư duy, nhận

thức và ngày càng hoàn thiện.

Trong đó, Chỉ thị số 08-CT/TƯ ngày 31/3/1993 của Ban Bí thư Trung ương

Đảng khóa VII nêu rõ: “Báo chi, xuất bản thực hiện hạch toán thu chi dé sử dụng

tiền vốn có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu chính tri, văn hóa - tư tưởng, không

ngừng nâng cao chất lượng chính trị và tính hấp dẫn đúng dan, cố gắng có thé tựtrang trải về tài chính” [26, Tr107]

Chỉ thị số 22-CT/TƯ ngày 17/10-/1997 của Bộ Chính trị khóa VIII khăng định

lại những định hướng của Đảng: “Tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí - xuất bản điđôi với quản lý tốt Không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học,công nghệ, nghề nghiệp, từng bước hiện đại hóa”, “Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trìphối hợp với Hội nhà báo Việt Nam, các ban bộ ngành có liên quan nghiên cứu, đềnghị sửa đổi, bổ sung và ban hành các chế độ, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi

cho hoạt động báo chí - xuất bản trong điều kiện mới ” [26, Tr108]

Ngoài ra, quan điểm của Đảng về kinh tế báo chí còn thé hiện trong một số

văn kiện như: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm1996); Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (năm2002); Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006); Văn

20

Trang 25

kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X (năm 2007) Đây là môitrường, điêu kiện chính trị thuận lợi cho báo chí đôi mới toàn diện.

SỐ LIEU VỀ CÁC CƠ QUAN

BAO CHÍ VIỆT NAM NAM 2022

6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực

Nhân Ban sao nhan Dan =@®)(ZN

WS

(ge

WEE paitruyénhinhvietNam `

VOV Đài Tiếng nói Việt Nam Ne

TTXYN Thông tấn xã Việt Nam

luantoinhandân sáo Quan dội nhân dan

NỈ Công annhândân Báo Công an nhân dân

Trong đó có 15 cơ quan báo chí gồm:

11 báo

3 tạp chí

1 Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

a>

cơ quan báo wy

670 cơ quan tạp chi

+

i 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học

+ 72 tạp chí văn học nghệ thuật

5 tr? 7 2 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình

Đài Truyền hình Việt Nam

Đài Tiếng nói Việt Nam (trong đó có

Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC)

64 đài phát thanh, truyền hình

trực thuộc tỉnh, thành phố

5 đơn vị hoạt động truyền hình

(Báo Nhân dân, QHVN, ANTV, VNews, PTTH Quan đội)

Toad

Số lượng kênh phát thanh, truyền hình KENH TRONG NƯỚC KENH NƯỚC NGOÀI

77 kênh phát thanh 57 kênh nước ngoài

194 kênh truyền hình cung cấp trên

(7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, địch vụ tr uyền hình

63 kênh truyền hình thiết yếu địa phương trả tiền

và các kênh trong nước khác)

Hình 1.1: Số liệu các cơ quan báo chí Việt Nam năm 2022 (nguồn: TTXVN)

21

Trang 26

Trong thời kỳ đổi mới, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là pháttriển báo chí phải đi đôi với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý củanhà nước, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Những năm qua,

hệ thong báo chí cả nước đã có bước tiến lớn, phát triển nhanh cả về số lượng, chất

lượng thông tin Đội ngũ nhân lực làm báo ngày càng có kỹ năng nghiệp vụ tốt, hoạtđộng báo chí chuyên nghiệp Công tác chỉ đạo quản lý có bước đổi mới theo hướngchủ động, kịp thời hơn Nhưng bên cạnh đó, hệ thống báo chí cũng tồn tại không íthạn chế, đó là: khuynh hướng xa rời mục đích tôn chỉ; thông tin giật gân, “câu

khách”, năng lực cán bộ ở nhiều cơ quan báo chí chưa đáp ứng yêu cầu, hoạt động

kinh tế ở nhiều đơn vị gặp khó khăn

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bố

sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ quan điểm mới về báo chí đó là: “Phát triểncác phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại: Xây dựng nền văn hóa ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa

dạng, thầm nhuan sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ Bảo đảm quyền

được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân Phát triển các phương tiện thôngtin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ cóhiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [26, Tr1 12]

Đại hội XI của Đảng (tháng 1/2011) cũng nêu rõ quan điểm về phát triển hệthống thông tin đại chúng đó là: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh

mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện

thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướngthương mại hóa, xa rời mục đích tôn chỉ trong hoạt động báo chí xuất bản Tậptrung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng

về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ đôi

mới Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới báo chí, xuất bản trong nước theo hướngtăng cường hiệu quả hoạt động, đồng thời đổi mới với mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ

sở vật chất - kỹ thuật theo hướng hiện đại Phát triển và mở rộng việc sử dụngInternet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu

quả các hoạt động lợi dụng Internet để truyền bá tư tưởng phản động, lỗi sống

22

Trang 27

không lành mạnh” Qua đó cho thấy, “phát triển đi đôi với quản lý tốt” là quan điểmnhất quán của Đảng, kế từ Đại hội VIII (năm 1996) đến nay.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng ta đã thừa nhậnyêu tổ thị trường trong lĩnh vực văn hóa - thông tin: “Nâng cao chat lượng hệ thống

thông tin, báo chí, internet, xuất bản Bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp

cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.Tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý, đây mạnh xã hội hóa các lĩnhvực văn hóa, thông tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh ” [26, Tr114).

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

(tháng 1/2015) đã nhận định, phân tích nguyên nhân, chỉ rõ ưu điểm và hạn chế từ

thực trạng quản lý, phát triển báo chí, đặt ra mục tiêu, giải pháp “Quy hoạch phát

triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”, trong đó nhắn mạnh: “Nhànước có cơ chế, chính sách tài chính, dao tạo đội ngũ dé tạo điều kiện cần thiếtcho báo chí hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đồng thời khuyến khích các cơ quan

báo chí tăng cường huy động nguồn lực phát triển trên cơ sở bảo đảm đúng tôn

chỉ, mục đích.” [7].

Việc triển khai “Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đếnnăm 2025” cho thấy tính cấp bách trong việc thừa nhận và chấn chỉnh hoạt độngkinh tế báo chí ở Việt Nam, là điểm nhấn quan trọng trong định hướng của Đảng,quản lý nhà nước đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay “Báo chí phải đặt dưới

sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong

khuôn khổ pháp luật; phải chủ động định hướng, chỉ đạo quản lý, không để pháttriển tự phát, phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt, không thương mại hóa, không

tư nhân hóa báo chí, không để tư nhân núp bóng; không cho lợi ích nhóm chỉ phối,

báo chí không cần nhiều mà cần tinh, chất lượng, thực sự có khả năng chi phối, định

hướng thông tin trong xã hội ” [26, Tr118].

Qua gần 40 năm đổi mới, các quan điểm của Đảng về kinh tế báo chí truyền

thông ngày càng tiến gần hơn với sự vận động của quy luật kinh tế thị trường

Trước yêu cầu của Đảng và Nhà nước, bên cạnh nhiệm vụ chính trị, các cơ

quan báo chí phải nắm bắt cơ hội để phát triển kinh tế báo chí Tranh thủ sự hỗ trợ

23

Trang 28

từ các cơ quan quan lý, từ đó báo chi trong nước tạo ra sức mạnh giải quyết các van

đề tồn tại và cùng nhau phát triển theo xu hướng báo chí thế giới

Từ Hội nghị toàn quốc về quản lý báo chí (tháng 1/2007), nhiều nội dung vềđổi mới quản lý báo chí đã được đại diện các cơ quan Dang và Nha nước khangđịnh: Từng bước xóa bỏ bao cấp ở hầu hết các cơ quan báo đải, trừ một số ít báo đài

chủ lực như: báo Nhân Dân, TTXVN, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói

Việt Nam, hệ thống báo Đảng

Và mục tiêu trong Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốcđến năm 2025” thể hiện rõ: “Sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ

chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí , khắc phục tình trạng chồng

chéo, dàn trải đầu tư, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ mục đích Xâydựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lựcđáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.”

Luật Báo chí năm 2016 đã đề cập đến sự tồn tại của kinh tế báo chí Điều 21

của luật này quy định: “Cơ quan báo chí hoạt động theo loại hình đơn vi sự nghiệp

có thu Nguồn thu do cơ quan chủ quản báo chí cấp; thu từ bán báo, bán quyền xemcác sản phẩm báo chí, quảng cáo, trao đổi, mua bán bản quyên nội dung; thu từ hoạt

động kinh doanh, dich vụ của cơ quan báo chí, các don vi trực thuộc co quan báo

chí; nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước”

Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành nhiều văn bản mới cóliên quan đến hoạt động quản lý báo chí, kinh tế báo chí Như ngày 14/2/2015,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ củađơn vị sự nghiệp công lập quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

(trong đó có báo chí).

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2014

quy định về chế độ nhuận bút cho lĩnh vực báo chí, xuất bản Nghị định này không

chỉ giúp các cơ quan báo chí, nhà báo sáng tạo hơn mà còn giúp cơ quan báo chí tựchủ hơn nguồn nhuận bút và còn sàng lọc được tác phẩm chất lượng.

24

Trang 29

Theo Quyết định 531/QD-TTTT “ban hành kế hoạch hành động năm 2023triển khai chiến lược phát triển lĩnh vực báo chí giai đoạn 2021 - 2025”, một trongnhững chỉ tiêu quan trọng được Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra đó là đến năm

2025, 100% cơ quan báo chí tự chủ.

Tại Việt Nam, báo chí đang tồn tại 3 hình thức: một là ngân sách Nhà nướcbao cấp toàn bộ hoặc một phan; hai là co quan chủ quản bao cấp một phan, tự cânđối thu chỉ; và ba là tự chủ hoàn toàn về tài chính Trong đó, về cơ bản, các báođiện tử tự cân đối tài chính

Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã tácđộng lớn đến hoạt động kinh tế báo chí Báo chí cũng tham gia hoạt động kinh tế

như những doanh nghiệp, đề cao tính tự chủ trong các cơ quan báo chí Sản phâmcủa báo chí trở thành hàng hóa đặc biệt đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội.Nhưng bên cạnh những yếu tố tích cực, báo chí cũng bị tác động từ quá trình toàncầu hóa phát triển kinh tế thị trường, từ đó làm giảm vai trò chính trị, tư tưởng củabáo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Trước tình hình đó, Đảng đã có nhiều chủ trương, quan điểm quản lý lãnh đạo

liên quan đến kinh tế Đường lối đôi mới của Dang là sự định hướng chính tri cơbản mang tính nguyên tắc, tạo môi trường và điều kiện cho báo chí hoạt động vàphát triển Đảng lãnh đạo báo chí tuyệt đối và toàn diện là nguyên tắc sống còn đốivới báo chí Việt Nam, nhưng Đảng không làm thay công việc của Nhà nước Ngoài

sự lãnh đạo bằng định hướng chính trị, bằng công tác tô chức, cán bộ, Đảng cònlãnh đạo báo chí thông qua Nhà nước và bằng Nhà nước Do đó, vấn đề tự chủ nóiriêng và kinh tế báo chí nói chung luôn được thực hiện theo nguyên tắc: Pháp luật,chính sách của Nhà nước là thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về hoạt

động báo chí.

1.3 Hoạt động kinh tế báo chí và một số mô hình thu phí báo điện tử trên thế giới

1.3.1 Hoạt động kinh tế báo điện tử

1.3.1.1 Hoạt động quảng cáo: Theo Luật quảng cáo được thông qua vàotháng 6/2012, “quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công

chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không

25

Trang 30

có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ

được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân” Quảng cáotrên báo chí là hoạt động truyền thông mà trong đó người muốn truyền thông phảitrả tiền cho báo chí dé truyền tải thông điệp nhằm thuyết phục hay tác động đến

người nhận thông tin.

Theo báo cáo năm 2020 của Hiệp hội báo chí và các nhà xuất bản tin tức thếgiới (WAN-IFRA), trong 5 năm liên tiếp (2015-2020), số tiền thu về từ quảng cáoluôn chiếm từ 70 — 80% doanh thu của các báo điện tử Dù vài ba năm gần đây,

doanh thu quảng cáo trên báo điện tử đang bị các nền tảng mạng xã hội cạnh tranhkhốc liệt song đây vẫn được coi là nguồn thu quan trọng đối với cơ quan báo chí

1.3.1.2 Dịch vụ truyền thông: Đây là hoạt động không thể thiếu trong lĩnh

vực quảng bá thương hiệu Dịch vụ truyền thông trên báo chí được hiểu là dịch vụviết bài quảng bá về sản phẩm, dịch vụ bat kỳ, bên cạnh việc giúp khách hàng biết

về loại hình kinh doanh còn phải gây được ấn tượng mạnh mẽ dé thúc day khách

hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó Trên thực tế, việc đăng bai trên các trang

báo điện tử theo yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp được thể hiện khá gần với

“tinh báo chí”, từ quan điểm tiếp cận đến cách thé hiện câu chữ, mang đến nhiều giá

tri ma người đọc có thể tiếp nhận như thông tin, kinh nghiệm

1.3.1.3 Các hoạt động xã hội hóa: Xã hội hóa trong kinh tế báo chí thể hiện

ở việc huy động các nguồn từ các tô chức, đơn vị, cá nhân ngoài cơ quan báo chítham gia vào việc sản xuất nội dung nhằm giảm áp lực về nhân lực, phương tiện kỹ

thuật của các tòa soạn.

Xã hội hóa về nguồn nhân lực và phương tiện kỹ thuật: Thực chất là huyđộng sự đóng góp năng lực chất xám ngoài xã hội trong việc sản xuất nội dung từđội ngũ cộng tác viên Thông qua nguồn tin bài của cộng tác viên góp phan làm cho

sản phâm báo chí ngày càng hấp dẫn, bổ ích Phương án này cũng đã tiết kiệm được

cho cơ quan báo chí một kinh phí không nhỏ nhờ cắt giảm các khoản đầu tư dànhcho việc đi lại của phóng viên, vận chuyên máy móc, thiết bị tới nơi diễn ra sự kiện

Xã hội hóa về nội dung: Nhờ vào công tác xã hội hóa nội dung báo chí màđông đảo các tang lớp công chúng được bổ sung, cập nhật kiến thức khoa học, tri

26

Trang 31

thức văn hóa thông qua các chương trình giải trí, khoa giáo, âm nhạc, nghệ thuật docác đơn vị bên ngoài của cơ quan báo chí cung cấp với chất lượng đủ tiêu chuẩn déxuất bản.

Xã hội hóa nguồn kinh phí hoạt động: Hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vựcbáo chí đã được ghi nhận trong Luật báo chí 2016 Đón đầu xu hướng xã hội hóa,

các công ty truyền thông đã mạnh dạn đầu tư Nhiều đơn vị đã ký kết hợp đồng vớicác cơ quan báo chí kêu gọi tài trợ để tạo nguồn kinh phí sản xuất nội dung mà

không cần phải huy động kinh phí từ ngân sách Cách làm này đã giải quyết đượcnhững khó khăn từ điều kiện thực tế về nguồn nhân lực, kinh phí và phương tiện kỹthuật của các cơ quan báo chí hiện nay.

1.3.1.4 Bán sản phẩm nội dung độc quyên: là việc bán sản pham báo chí của

cơ quan báo cho đối tác đặt hàng về một nội dung hoặc vấn đề nào đó mà tô chức,

cá nhân đó quan tâm Nhờ hiểu rõ người dùng và được trang bị kỹ năng hoạt độngbáo chí hiện đại, nhiều cơ quan báo chí giờ đây đang hoạt động như những đại lýchuyên sản xuất nội dung có tài trợ cho doanh nghiệp với chất lượng chuyên nghiệphơn han so với công ty truyền thông quảng cáo

1.3.1.5 Bán dữ liệu thô: là việc bán các dit liệu, số liệu thống kê mà cơ quan

báo chí có được cho đối tác dé họ tìm hiểu, phân tích, xử lý dữ liệu đó theo nhu cầu

1.3.1.6 Thu phí người đọc: Nhiều báo điện tử hang đầu trên thế giới đã

chuyền từ hình thức “miễn phí” sang “thu phí” độc giả trực tuyến Một tờ báo điện

tử có thể vừa cung cấp lượng tin miễn phí nhưng cũng đồng thời cung cấp một phầnnội dung có thu phí cho những ai muốn tiếp cận thông tin này

Việc xây dựng một cơ sở dữ liệu phong phú được ví như một tài nguyên quan trọng

dé phat triển kinh doanh báo điện tử Cơ sở đữ liệu số được tổ chức như một bộ sưu

tập kỹ thuật số các tài liệu đã xuất bản của tờ báo hoặc đối tác được sắp xếp theonhững thư mực, biên mục phù hợp Nó có thể mang nội dung dành riêng cho một

nhu cầu nhất định nào đó của độc giả Người có nhu cầu tra cứu, khai thác dữ liệu

phải được thông qua thỏa thuận cấp phép hoặc trả phí hoặc các thao tác phục vụ lợiích của cơ quan báo chí.

27

Trang 32

1.3.2 Một số mô hình thu phí báo điện tử trên thế giới

Thu phí (paywall) và đăng ký thuê bao (subscription) là phương thức khaithác doanh thu từ nội dung báo chí đang phô biến hiện nay Chúng cho phép các tòasoạn thiết lập nguồn thu định kỳ và có thể dự báo được từ chính độc giả của họ Với

hình thức này, người dùng được yêu cầu đăng ký thuê bao và trả tiền để đọc bài

Có 4 hình thức thu phí cơ bản, bao gồm thu phí cứng (hard paywall), thu phí giớihạn (metered paywall), miễn phí kết hợp trả phí (freemium) và thu phí linh hoạt(dynamic payall) Đúng như tên gọi, hard paywall là hình thức “cứng” nhất, thu phí

với tất cả nội dung Với metered paywall, sau khi đọc một số bài báo miễn phí, độcgiả sẽ bị chặn và phải trả tiền nếu muốn đọc thêm Freemium paywall chia các nộidung trên báo thành hai nhóm, miễn phí và trả phí Dynamic paywall có lẽ hiệu quả

nhất vì thay đổi dựa theo hồ sơ của người dùng, chang hạn mức độ tương tác, vị tríhay thiết bị sử dụng Nó thường dùng kèm các biện pháp khác như mở tài khoản,

nhận bản tin email (newsletter).

New York Từnes New York Times áp dụng dynamic paywall Đầu tiên, người dùng cần phải đăng ký tài khoản miễn phí để đọc bài Tuy nhiên, họ chỉ được đọc một bài miễn

phí trước khi “bức tường” thu phí xuất hiện

Là một trong những tờ báo đầu tiên áp dụng thu phí (từ năm 2010), chiếnlược này giúp New York Times thu thập địa chỉ email của độc giả và khuyến khích

họ đăng ký bản tin email với mục tiêu tăng cường tương tác Với các bài báo trả phí,độc giả chỉ nhìn thấy tiêu đề kèm tóm tat và không thé cuộn xuống dé xem toàn bộnội dung Họ sẽ nhìn thấy một hộp thoại chứa thông tin về gói đăng ký, mức phí vànút bam Subscribe Now (đăng ký ngay)

Dù vậy, nhược điểm của New York Times là số lượng bài miễn phí quá ít

(chi 1 bài), nên độc giả không thể khám phá được nhiều về nội dung của tờ báo

Financial TimesĐộc giả không thé doc bài trên Financial Times nếu không trả tiền Là mộttrong các tờ báo uy tín về tài chính tại Anh và thế giới, chiến lược thu phí củaFinancial Times khá cứng rắn Tính đến cuối năm 2022, hơn 1,1 triệu người đã đăng

28

Trang 33

ký trả phí Thành công này xuất phát từ chủ đề ngách và chất lượng, uy tín tronglàng báo.

Khi bam vào bai bat kỳ, người dùng sẽ nhìn thấy một thông báo che hoàntoàn nội dung và chỉ đọc được tiêu đề Bên dưới là nêu lý đo vì sao nên đăng ký trảphí kèm thông tin về các gói thuê bao Hiện tại, Financial Times cung cấp gói cho

cá nhân (digital, epaper) và cho t6 chức Người dùng có thé dùng thử với giá 1 USDcho 4 tuần đầu tiên và được hủy bất kỳ lúc nào trong thời gian này Sau đó, họ sẽphải trả 69 USD/tháng.

Cũng như New York Times, nhược điểm của chiến lược thu phí cứng củaFinancial Times là độc giả không thé khám phá nội dung hay chất lượng tin tức vì

không được đọc bai (proof of concept).

Harvard Business Review Harvard Business Review (HBR) áp dụng metered paywall, cho độc gia đọcmiễn phí 2 hoặc 3 bài trước khi yêu cầu đăng ký tài khoản Đăng ký tài khoản thành

công, họ được đọc thêm 2 bài báo khác miễn phí trước khi được yêu cầu đóng phí

Cách tiếp cận của HBR bao gồm hai bước: đăng ký tài khoản trước, thu phi

x

AW?

sau Nó giúp độc giả tìm hiểu được nội dung của tờ bao trước khi “xuống tiền”

Khi đọc bài, HBR sẽ dùng một thanh ngang phía dưới dé thông báo độc giả cònbao nhiêu bài miễn phí Khi vượt quá giới hạn, cửa số đề nghị đăng ký tài khoản

sẽ xuất hiện

Kết hợp giữa đăng ký tài khoản và trả phí giúp HBR tăng tương tác với độcgiả, đồng thời không làm họ khó chịu Việc mở tài khoản cũng giúp HBR thu thập

được dữ liệu của người đọc Mỗi tháng, metered paywall lại được làm mới, vì vậy

người dùng có thể quay lại để đọc tiếp các bài miễn phí

The Economist

The Economist áp dung dynamic paywall, người dùng bi chặn ngay khi đọc

dở bài viết đầu tiên, tuy nhiên có thể đăng ký tài khoản để tiếp tục đọc Sau khi

đăng ký tài khoản, họ có 3 bài viết miễn phí mỗi tháng trước khi phải trả phí Đây

rõ ràng là chiến lược thành công vì The Economist nằm trong top 10 website báo

chí thu phí trên thế giới

29

Trang 34

The Sydney Morning HeraldNgười dùng ấn danh được đọc 5 bài báo miễn phí trên The Sydney MorningHerald trước khi phải đăng ký tài khoản Sau đó, họ có thé đọc thêm 2 bài miễn phítrong một tháng trước khi bị chặn.

Số lượng bài báo miễn phí khá hào phóng, giúp độc giả khám phá nội dung

và giảm sự khó chịu khi truy cập trang web Họ cũng được thông báo còn bao nhiêu

bài miễn phí trong tháng Sau khi đọc hết số lượng miễn phí, họ sẽ gặp tường phí,che phủ toàn bộ nội dung bài viết và yêu cầu đăng ký trả phí

Chiến lược của The Sydney Morning Herald dẫn dắt độc giả trên hành trình trảphí, không gây khó chịu cho những ai chỉ muốn vào đọc 1 hoặc 2 bài báo Đây là

điều các tòa soạn nên lưu tâm nếu muốn duy trì lượng truy cập

1.4 Đặc điểm của sản phẩm thu phí trên báo điện tử

Điều 4 Luật Báo chí 2016 nêu rõ: “Báo chí ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩaViệt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quanngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tô chức chính trị - xã hội, tổ chứcchính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễnđàn của nhân dân”.

Chính vì thế, nội dung thông tin báo chí luôn đòi hỏi tính nhất quán đúng chủtrương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như tôn chỉ mục đích của tờbáo Yêu cầu này luôn được đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến phát triển kinh tế báochí Cơ quan báo chí nói chung và những người làm báo nói riêng không được bằngmọi giá để có nguồn thu Các chính sách phát triển kinh tế trong mỗi tòa soạn cầnđược xây dựng một cách khoa học, lành mạnh, đúng định hướng, từ đó phát triểnkinh tế không thé tách rời với nhiệm vụ chính trị

Một trong những nguồn thu chính của cơ quan báo chí là bán sản phẩm báo chí

Dù là bất cứ loại hình nào thì cơ quan báo chí cần mang đến những nội dung thông

tin có chất lượng và hiệu quả xã hội cao Với loại hình báo điện tử, nhờ lợi thế từ

Internet đã giúp giảm đáng ké chi phí đầu vào sản xuất nội dung, đồng thời không bịgiới hạn số trang hay giờ phát sóng như những loại hình truyền thống, càng không bị

30

Trang 35

giới hạn cả về không gian và hình thức thé hiện của tác phẩm báo chí Việc lưu trữ vàtìm kiếm dữ liệu cũng trở nên dễ dàng hơn cho cả tòa báo và công chúng.

Các tòa soạn tập trung vào nghiên cứu thói quen người đọc dé đưa ra những

gợi ý nội dung phù hợp cho người dùng, đảm bảo thị hiếu về tin tức Đây sẽ là xuhướng tat yếu trong thời đại thiết bị di động ngày một phát triển Công chúng sẽ chủđộng đọc báo và tìm kiếm theo nhu cầu và chủ động thời gian Điều này hoàn toànkhác hăn với cách tiếp nhận thông tin báo chí thụ động trước kia

Khi một cơ quan báo chí sản xuất được nhiều bài viết có nội dung tốt, đặc sắc

và tin cậy cũng như có ảnh hưởng lớn tới xã hội thì công chúng sẽ tìm đến, vị thế tờ

báo từ đó ngày càng khăng định Về cơ bản, doanh thu tỷ lệ thuận với thương hiệucủa báo Báo càng có uy tin thì cơ hội tạo ra nguồn thu càng lớn

Phần lớn các cơ quan báo chí đều có ý thức xây dựng thương hiệu vữngmạnh, nâng cao uy tín của đội ngũ người làm báo thông qua những sản pham nộidung có chất lượng, từ đó phát triển kinh tế ôn định Tuy nhiên, vẫn có không ít cơ

quan báo chí coi trọng vấn đề thương mại, áp doanh số quảng cáo như một chỉ tiêu

dé đánh giá hoàn thành công việc (KPI) đến những người làm nội dung Điều này

đã trở thành nguy cơ dễ dẫn đến việc đưa thông tin một cách phiến diện, thiếu tínhkhách quan, gây ảnh hưởng đến xã hội cũng như uy tín của báo Chính vì vậy,

phát triển nội dung có chất lượng là cách xây dựng thương hiệu báo chí lành

mạnh, nâng cao uy tín cũng như dem lại nguồn thu ổn định và tiềm năng cho các

cơ quan báo chí.

Và trong bối cảnh vừa phải cạnh tranh với mạng xã hội, lại chịu ảnh hưởngnặng nề từ đại dich Covid-19, doanh thu quảng cáo trực tuyến của báo chí cả trong

và ngoài nước đang cho thấy sụt giảm mạnh trong những năm gần đây Bởi vậy,

việc đa dạng nguôn thu để không phụ thuộc vào quảng cáo là đòi hỏi tất yếu của

nhiều cơ quan báo chí Trong nước, một số tòa soạn báo bắt đầu triển khai mô hìnhthu phí nội dung như VietnamPlus, Vietnamnet, Tạp chí Ngày nay, Người laođộng chính là mong muốn mang đến những sản phẩm báo chí đáp ứng nhu cầucông chúng mục tiêu - những người sẽ sẵn sàng chi trả dé đọc nội dung, từ đó tạo

nguôn thu mới cho tòa soạn.

31

Trang 36

Chất lượng nội dung là yếu tố tiên quyết dé phát triển kinh tế báo chí lànhmạnh Những cơ quan báo chí có chiến lược phát triển nội dung đúng định hướng,biết tận dụng lợi thế từ Internet, từ nền tảng số và khai thác “trúng” nhu cầu côngchúng mục tiêu chính là cơ hội dé phát triển kinh tế báo chí thành công.

Hình 1.2: Biéu đồ doanh thu trên bản điện tử của báo New York Times

vượt qua báo in từ năm 2021 (nguồn: Vietnamnet) [14]

“Thu phí” nghĩa là không “miễn phí” đối với độc giả trực tuyến Một tờ báođiện tử có thê cung cấp một lượng tin miễn phí không lồ, nhưng nếu thông tin của

tờ báo đó là độc nhất và có giá trị, hoàn toàn có thé kiếm tiền từ việc thu phí những

ai muốn tiếp cận các thông tin này Hình thức thu phí đọc báo trên nền tảng điện tử

ra đời trong bối cảnh nguồn thu quảng cáo bị chuyên dan từ báo chí sang các công

ty công nghệ Một số tờ báo lớn trên thế giới mà đứng sau là các “ông trùm” tư bảntruyền thông đã hợp tác với nhau thực hiện thu phí đọc báo, tạo ra thị trường độc

quyền nội dung buộc người đọc phải trả tiền Bức tường thu phí được dựng lên détạo ra doanh thu, công nghệ đi kèm hỗ trợ dé hiểu rõ nhu cầu độc giả, đồng thời các

mức thu phí được cân nhắc phù hợp

32

Trang 37

Sự thành công với mô hình thu phí của nhiều tờ báo ở Mỹ, Châu Âu và Châu

A cho thay đây là xu hướng tất yếu Vậy ban chất của nội dung “thu phí” khác nộidung “miễn phí” như thế nào?

Hình thành “bức tường phí”

Bức tường phí (Paywall) được tạo ra là đề khi truy cập vào đọc nội dung, côngchúng cần phải trả một khoản phí nhất định Hiện nay phổ biến 2 hình thức thu phí

là Paywall “mềm” hoặc Paywall “cứng”

Paywall “mềm” nghĩa là áp dụng theo mô hình “Freemium”, nhà cung cấp sẽđưa đến người tiêu thụ một dịch vụ cơ bản và miễn phí, các dịch vụ cao cấp hoặc bổsung sẽ tính phí Hoặc có thé sử dụng cách thức dùng thử miễn phí một thời gian, sau

đó thu phí Paywall “cứng” nghĩa là áp dụng theo hình thức thuê bao (subscription)

đòi hỏi phải trả tiền thuê bao trước khi truy cập nội dung của tờ báo đó

Trong 2 mô hình này thì Paywall “cứng” được xem là phương thức có nhiều rủi

ro hơn, thậm chí có thê tác động tiêu cực ngay về lượng truy cập của người dùng

Dé tài có tính phát hiện, nội dung độc quyển

Chất liệu thông tin đặc sắc quyết định phần lớn đến yếu tố thành công của mộttác phẩm báo chí Những đề tài độc quyền hoặc có tính phát hiện luôn được độc giả

đón chờ Và với khả năng dẫn dắt cuốn hút trong lối diễn đạt câu chữ, thể hiện sựđầu tư của người viết, chắc chắn sẽ tạo ra được những tác phẩm riêng có khiến

nhiều độc giả sẵn sàng rút hau bao trả phí đọc Nhưng dé có được dé tài hay không

hề đơn giản Nếu không phải do may mắn thì thông thường sẽ đến từ những ngườilàm báo có kinh nghiệm, hoặc có nghiên cứu sâu về một lĩnh vực cụ thé nào đó, từ

đó phát hiện ra những van đề mới, mang lại sự độc đáo cho tác phẩm.

Hình thức trình bày sáng tạoMột tác phâm báo chí trên nền tảng điện tử có thể tích hợp các loại hình báochí khác, đa phương tiện giúp thỏa mãn nhiều giác quan của độc giả trong cùng một

thời điểm

Với nội dung thu phí, độc giả có xu hướng kỹ tính hơn về cách thức trình bàytrên trang báo Một số hình thức thể hiện sự sáng tạo trong tác phẩm báo chí trên

33

Trang 38

báo điện tử hiện nay có thé kể đến như: Mega Story, E-magazine, long-form (cácdạng bài viết tích hợp đa phương tiện, có nội dung chuyên sâu, dung lượng lớn),infographics (thông tin đồ họa), videography (clip đồ họa), ảnh 360 độ

Tin cậy, chính xácBáo chí chính thống tất yếu phải đảm bảo tính chính xác, tin cậy, nhất là trong

bối cảnh thông tin báo chí đang bị mạng xã hội lợi dụng như hiện nay Việc xây

dựng niềm tin từ những thông tin tin cậy sẽ khiến độc giả dần chủ động tìm đến,tăng cơ hội tạo ra nguồn thu cho tòa soạn

Không có quảng cáoLâu nay, việc chèn quảng cáo vào các nội dung bài viết trên báo điện tử đã

thực sự gây ức chế với độc giả Không hiếm những bài báo vì có quá nhiều

quảng cáo chen vào một cách phản cam, thô thiên khiến độc giả quyết định từ bỏviệc đọc nội dung bài viết đó và chuyên sang trang khác, thậm chí chuyên hansang báo khác để đọc tin tức Do đó, việc xuất hiện những bài báo không cóquảng cáo đính kèm như một “đặc sản” đang được độc giả trông chờ Nó cũngcho thay sự độc lập cua các toà soạn đối với lợi ích của các tổ chức, nhãn hàng

Vì khi nội dung “không tài trợ, không quảng cáo” dễ khiến độc giả hiểu là thôngtin khách quan nhất

Bao vệ ban quyên tác phẩm báo chí

Một bài báo có chất lượng đòi hỏi sự đầu tư công phu không chỉ của ngườiviết mà bao gom nhiều bộ phận trong tòa soạn, từ người thiết kế, trình bày đến vaitrò của người biên tập, duyệt bài, thậm chí cả Ban biên tập Chính vì vậy, những bài

báo khi được xuất bản thì cơ quan báo chí cần có biện pháp bảo vệ bản quyền, ngăn

chặn hiện tượng sao chép trái phép trên không gian mạng, ảnh hưởng đến uy tín vàthiệt hại kinh tế của đơn vị

Việc toà soạn đầu tư nội dung chất lượng về lâu dài sẽ định vị được thương

hiệu của tờ báo và những người làm báo được sống bằng nghề đúng nghĩa Và thay

vì chạy theo những sự kiện “câu view, ăn xôi”, việc làm tốt nội dung để thu phíchính là chiến lược phát triển bền vững của báo chí Việt Nam

34

Trang 39

1.5 Nội dung, phương thức và yêu cầu quản trị nội dung thu phí trên báo điện tử

1.5.1 Nội dung sản phẩm báo chí

Theo điều 3 Luật Báo chí 2016, “báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện,vấn đề trong đời song xã hội thé hiện bang chữ viết, hình anh, âm thanh, được sáng

tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua

các loại hình báo 1n, báo nói, báo hình, báo điện tử”.

Như vậy, nội dung sản phẩm báo chí được hiểu là việc thông tin các sự kiện,vân đề trong đời sông xã hội thông qua hình thức thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh,

âm thanh, đồ họa nhằm truyền tải tới công chúng một cách có chủ ý của người

viết và tòa Soạn

Do đó phát triển nội dung sản phẩm báo chí chính là việc tạo ra những sản

pham báo chí có chất lượng hơn, hoạt động báo chí theo hướng chuyên nghiệp hon.Những người làm báo nói riêng và tòa soạn nói chung ngày càng phát huy sáng tạo,

nỗ lực không ngừng cả về chuyên môn lẫn đạo đức giúp công chúng ngày càng thỏamãn nhu cầu thông tin và sự tin cậy

1.5.2 Phương thức quản trị nội dung thu phí trên bdo điện tử

Quản trị trong cơ quan báo chí là một quy trình khép kín, công đoạn nọ là tiền

đê của công đoạn kia.

Đánh giá, điều

chinh kê hoạch

Chi đạo thực hiện

ké hoạch

Hình 1.3: Phương thức quản trị trong cơ quan báo chí

35

Trang 40

Việc quản trị nội dung cũng chính là tuân thủ 4 quy trình “Xây dựng kế hoạch

- Tổ chức triển khai kế hoạch - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch - Đánh giá, điều chỉnh

kế hoạch” nhằm mục tiêu tạo ra những sản phẩm báo chí đạt chất lượng, đáp ứng thịhiếu và nhu cầu độc giả, từ đó tạo nguồn thu bền vững cho tòa soạn

Xây dựng kế hoạch

Xây dựng kế hoạch “là quá trình xác định làm sao đạt được những mục tiêu

dài hạn của tô chức với các nguồn lực có thể huy động được” [10, Tr160] Với các

cơ quan báo chí, xây dựng kế hoạch trong quản trị nội dung là: “Quá trình xây dựng

một kế hoạch dài hạn và tổng thé, mang tinh chiến lược của cơ quan báo chí, nhằm:

-Xác định mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh của cơ quan báo chí

khi tham gia thị trường báo chí truyền thông

-Tập trung mọi hoạt động theo một định hướng kinh doanh nhất định Xácđịnh nhu cầu và phân bồ nguồn lực phù hợp

-Tập trung và huy động tối đa năng lực của cơ quan báo chí

-Tao cơ sở dé phối hợp tốt hơn giữa các bộ phận, công việc

-Tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao giữa các cá nhân, đơn vi, bộ phận trong

tổ chức

-Theo dõi, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kịp thời các hoạt động trong quátrình thực hiện.

-Tao tinh thần và động lực cũng như sự cam kết của mọi người làm việc, bên

cạnh những nguyên tắc chung trong nghiệp vụ sáng tạo tác phâm” [26, Tr264]

Quá trình xây dựng kế hoạch được thực hiện một cách logic: Xuat phát từ ý

tưởng, dự định chiến lược, những người lãnh đạo cơ quan báo chí tiến hành phântích các yếu tổ môi trường (bên ngoài và nội bộ) dé nhận biết cơ hội và thách thức,đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, từ đó xây dựng mục tiêu chiến lược, các chiến lược

thực hiện và các giải pháp cụ thé trên các mặt dé dam bảo thực hiện thành công mụctiêu chiến lược

Đề xây dựng kế hoạch phát triển nội dung thu phí, việc phân tích nội bộ của cơ

quan báo chí đóng vai trò then chốt Các nhà lãnh đạo cơ quan báo chí có thể phântích dựa vào mô hình SWOT (S: Strengths - điểm mạnh; W: Weaknesses - điểm

36

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w