Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua, báo chí trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã hỗ trợngân hàng Nhà nước hiệu quả bằng việc thông tin đến bạn đọc một cáchkhách quan và kịp thời
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua, báo chí trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã hỗ trợngân hàng Nhà nước hiệu quả bằng việc thông tin đến bạn đọc một cáchkhách quan và kịp thời về công tác điều hành chính sách tiền tệ, các giải phápcủa ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ
mô, kiềm chế lạm phát, giữ ổn định giá trị đồng tiền, quản lý vàng và ngoạihối phù hợp, chủ động thúc đẩy vốn vào nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn chodoanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn Góp phần tạo niềm tin cho nhân dân,doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với hệ thống ngân hàngnói riêng và môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung
Bên cạnh những thành tựu khẳng định vai trò quan trọng và ý nghĩatích cực của báo chí trong việc truyền thông nhằm hỗ trợ các ngân hàngthương mại cổ phần trong những năm qua, có thể thấy rõ một số hạn chế củanhà báo, như tình trạng “viết theo đơn hàng”, không cân nhắc lợi ích côngchúng…, tình trạng nhà báo viết chủ đề giật gân, câu khách thuần tuý lànhững biểu hiện tiêu cực, nhằm giảm, làm mất đi vai trò tích cực của báo chítrong các vấn đề ở lĩnh vực ngân hàng
Qua khảo sát cho thấy, nhất là khi phản ánh về vấn đề tiêu cực củangân hàng (nợ xấu, khủng hoảng, tín dụng đen…) thì gần như không có hoặcrất ít các nhà báo lý giải cho công chúng biết rõ vấn đề cụ thể là gì? Nguyênnhân dẫn đến các vấn đề tiêu cực là do đâu? Và hậu quả của việc rơi vào cácvấn đề tiêu cực đối với bản thân khách hàng, với TCTD và nền kinh tế rasao…Thậm chí con số phản ánh và tỷ lệ đôi khi không trùng khớp tại một sốtrang báo điện tử và tại cùng một thời điểm đưa tin Chưa kể những bất cậpkhác như đưa tin chưa chính xác về các vấn đề tiêu cực quan đến ngân hàng,vẫn chưa đưa ra được những cảnh báo với dư luận, dự báo với nhà hoạch địnhchính sách…
Trang 2Việc thông tin – truyền thông về lĩnh vực ngân hàng đã được các cơquan báo chí quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế,như: thông tin chưa kịp thời; chưa chính xác; còn thiếu những tác phẩm báochí chất lượng, hiệu quả và có tính thuyết phục cao; thiếu những bài viết phântích chuyên sâu về nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và những thông tinliên quan đến lĩnh vực ngân hàng nói chung…Hiểu biết và kỹ năng tác nghiệpcủa một số nhà báo khi viết về những vấn đề của ngân hàng hiện nay cònkhông ít tồn tại và hạn chế Điều đó chứng tỏ, khi tác nghiệp để viết về mảngngân hàng, để phản ánh chính xác số liệu, diễn biến và đưa ra những phântích, dự báo thiết thực cho độc giả, đòi hỏi nhà báo phải có trình độ hiểu biết
về lĩnh vực tài chính ngân hàng, phải hiểu được các khái niệm ngân hàng,nắm bắt được chu kỳ diễn biến của lãi suất hay giá cả thị trường tài chính, tíndụng và khái niệm mới mẻ của thị trường ngân hàng
Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với những người làm báo kinh tế là bêncạnh việc nắm vững những thông tin về lĩnh vực ngân hàng Nhà báo cần tìmhiểu Luật hoạt động của ngân hàng; tìm hiểu chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
và những nguyên tắc hoạt động của ngân hàng Ngoài ra, nhà báo cũng cầnphải liên tục cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức về ngân hàng của mình và
là một chuyên gia trong lĩnh vực mà mình viết bài
Các cơ quan quản lý nhà nước phải có cơ chế cung cấp thông tin, đặcbiệt là thông tin chính sách tài chính ngân hàng cho nhà báo, nhằm cung cấp
và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo hoạt động nghề nghiệp hiệu quả Trongkhi đó, sự phát triển của công nghệ thông tin và internet khiến báo chí lao vàocuộc cạnh tranh gay gắt về tốc độ thông tin, dẫn đến quy trình đối chiếu, xácminh nguồn tin đặt dưới nhiều áp lực, ảnh hưởng lớn đến tính chính xác củathông tin về lĩnh vực ngân hàng, đến uy tín của cơ quan nắm giữ thông tin và
uy tín của nhà báo Do đó, kỹ năng tác nghiệp và xử lý thông tin, đặc biệt lànhững thông tin chính thống là đều hết sức cần thiết
Trang 3Qua tìm hiểu cho thấy, hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu đi sâuvào tìm hiểu đặt điểm và nguyên tắc về lĩnh vực ngân hàng, chỉ ra nhữngthuận lợi và khó khăn của nhà báo trong quá trình tác nghiệp về đề tài này.Làm thế nào để nâng cao kỹ năng cho các nhà báo về ngân hàng trên báo điện
tử hiện nay? Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay” làm luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Luận văn nhằm khảo sát, đánh giá thựctrạng về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử, đưa ra
hệ thống những giải pháp để tăng cường hiệu quả chất lượng tác nghiệp củanhà báo về ngân hàng hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thực tế, vấn đề về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo đã được đề cậprất nhiều, rất đa dạng và phong phú trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Trong đó, truyền thông về lĩnh vực ngân hàng luôn chiếm vị trí quan trọngtrong việc truyền thông, tạo lập và thể hiện dư luận xã hội Xét về lĩnh vựcbáo chí, đã có nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học, sách tham khảo, giáotrình… đề cập đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trong mọi lĩnh vực đờisống xã hội Các tác giả đã nêu ra những kỹ năng, đặc điểm, phương pháp tácnghiệp cũng như điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình truyền thôngcủa nhà báo
Ở Việt Nam, lĩnh vực này cũng đã thu hút quan tâm của các nhà khoa
học: Hữu Thọ, Công việc của người viết báo, Giáo dục [42], trình bày chi tiết
những kỹ năng, những vấn đề cơ bản nhất về công việc của người viết báo nói
chung Lê Thị Nhã, Lao động nhà báo – Lý luyết và kỹ năng cơ bản, Chính trị
- Hành chính [34], giới thiệu những kỹ năng cơ bản về phương pháp thu thập
thông tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí Vũ Quang Hào,
Ngôn ngữ báo chí, Thông tấn [24], của tác giả cho bạn đọc hiểu rõ những vấn
đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí Ngọc Trân, Viết tin, bài đăng
Trang 4báo, Trẻ [43], đúc kết các nguyên tắc, kỹ năng để giúp những người muốn viết báo có thể tác nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn Nguyễn Thành Lợi, Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, Thông tin – Truyền thông [29], giới thiệu những nét khái quát nhất về những vấn đề mới mẻ đang
được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm qua như truyền thông xãhội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, toà soạn hội tụ, đồng thờitrình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng”trong môi trường hội tụ truyền thông
Đức Dũng, Viết báo như thế nào?, Văn hóa - Thông tin [15], đã trả lời
những câu hỏi có liên quan đến công việc sáng tạo tác phẩm báo chí Tác giảcông trình này đã lý giải thế nào là nhà báo và công việc của người viết báolàm như thế nào và cần những tố chất gì Đồng thời giới thiệu một cách hệthống phương pháp và các kỹ năng sáng tạo các thể loại báo chí Nguyễn Văn
Dững, Cơ sở lý luận báo chí, Lao động [16], đã cung cấp những kiến thức cơ
bản và hệ thống khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, như khái niệm và đặcđiểm báo chí, bản chất hoạt động báo chí… Ngoài các vấn đề về lý luận, tácgiả có đề cập kỹ năng của nhà báo Ở đó, kỹ năng là khả năng vận dụngnhững vấn đề lý thuyết vào quá trình tác nghiệp là những thao tác nghềnghiệp trong quá trình thu thập và xử lý thông tin Đối với nhà báo, kỹ năng lànhững hành vi, thao tác nghiệp vụ hằng ngày, từ việc nắm bắt tình hình chung
và cụ thể trong lĩnh vực được phân công, theo dõi, phát hiện và tiếp cậnnguồn tin, giao tiếp, khai thác thông tin - dữ liệu… để viết bài và nghe ngóng
dư luận xã hội
Nguyễn Thành Lợi, Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông, Tạp chí Người Làm Báo [28], ngoài
giới thiệu về sự vận động và phát triển của hội tụ truyền thông, TS NguyễnThành Lợi còn bàn về những tố chất cần có ở một nhà báo hiện đại Tác giảcho rằng: Trước xu thế hội tụ truyền thông không thể cưỡng lại, một nhà báo
Trang 5đa năng phải là người làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in, báođiện tử mà có thể sản xuất các sản phẩm truyền thông cho phát thanh vàtruyền hình Đặc biệt, những nhà báo hoạt động trong các tòa soạn hội tụ cần
có sự nhạy bén để xử lý thông tin cho các kênh truyền thông khác nhau Thựctiễn của những tòa soạn hội tụ trên thế giới cho thấy, muốn xây dựng được tòasoạn hội tụ thành công, trước hết cần phải có đội ngũ phóng viên, biên tậpviên có kỹ năng nghề nghiệp tốt, được đào tạo bài bản, có khả năng sử dụngnhiều thiết bị hiện đại như máy quay, máy ảnh, máy ghi âm đồng thời amhiểu nhiều loại hình báo chí Tuy nhiên, trong bất kỳ điều kiện nào, vẫnkhông thể thiếu các kỹ năng chuyên sâu như kỹ năng điều tra, viết chân dung,phỏng vấn, phóng sự, kỹ năng sử dụng truyền thông mạng xã hội trong tácnghiệp
Ở phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, một số học viên cao học và sinh viêntại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Báo chí và Truyền thông trườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có một số luận văn thạc sĩ, khoáluận tốt nghiệp về những đề tài liên quan đến hoạt động sáng tạo của nhà báo
như: Luận văn thạc sĩ của Káp Thành Long, “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay”, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội [27], trình bày công việc của một phóng viên theo dõi
mảng đề tài pháp luật; các vấn đề đặt ra đối với phóng viên khi xử lý thông tin
về đề tài pháp luật; các cơ sở pháp lý ràng buộc và ảnh hưởng đến công việc
của phóng viên Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu Tuấn, Việc tiếp cận thông tin tài chính của nhà báo Việt Nam hiện nay, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội [45], tìm hiểu, đánh giá vấn đề
tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực tài chính của đội ngũ nhà báo trong giaiđoạn hiện nay
Tại các ngành Kinh tế - Tài chính Ngân hàng thì đã có nhiều đề tài luậnvăn, khoá luận nghiên cứu xoay quanh các vấn đề của ngân hàng như: Luận
Trang 6văn thạc sĩ của Lê Thị Hoài Diễm, “Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng”, Trường Đại học Đà Nẵng [14] Đề tài đánh giá thực trạng về công tác phòng
ngừa và xử lý nợ xấu; phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tạiNHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Từ đó, đề xuất cácgiải pháp nhằm phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại NHTMCP Công thương ViệtNam chi nhánh Đà Nẵng
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây có những đóng gópđáng kể đối với quá trình tác nghiệp của nhà báo Song qua khảo sát, chưa cómột nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo vềngân hàng, nên đề tài nghiên cứu sẽ không có sự lặp lại với những công trìnhnghiên cứu khác Để thực hiện luận văn này, tác giả cũng lặp lại với nhữngcông trình nghiên cứu khác Bản thân tác giả luận văn đang làm việc soạn Báo
Cà Mau chuyên viết về mảng Kinh tế, tài chính ngân hàng nên kiến thức vàthực tế luôn được tác giả nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị với mongmuốn mang lại kết quả tốt nhất
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng kỹ năng tác nghiệp của nhàbáo về ngân hàng trên báo điện tử Dựa trên kết quả của quá trình nghiên cứucủa đề tài để đưa ra một số nhận định khách quan nhất và kiến nghị một vàigiải pháp nhằm góp phần giúp cho quá trình tác nghiệp của nhà báo về ngânhàng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sauđây:
Trang 7+ Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận về báo chí và truyền thôngnói chung, trong đó làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng tác nghiệpcủa nhà báo về ngân hàng trong hoạt động báo chí nói riêng.
Những vấn đề lý luận này là nền tảng và là cơ sở để ứng dụng vào thựctiễn hoạt động báo chí, trong đó có việc sử dụng kỹ năng tác nghiệp của nhàbáo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về kỹ năng tác nghiệp vềngân hàng trên báo điện tử của nhà báo các tỉnh, phỏng vấn sâu một số cán bộquản lý, phóng viên, biên tập viên… tại 3 toà soạn báo: Cần Thơ, Cà Mau vàSài Gòn Giải Phóng
+ Từ đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế vềnhững kỹ năng của các nhà báo đang tác nghiệp tại 3 cơ quan báo Trên cơ sở
đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao các kỹ năng tácnghiệp cho nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử, gồm: Cần Thơ, Cà Mau vàSài Gòn Giải Phóng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các kỹ năng tác nghiệp của các nhà báo về ngânhàng trên báo điện tử hiện nay
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát nội dung các bài viết trang điện tử của 3Báo: Cần Thơ, Cà Mau và Sài Gòn Giải Phóng để làm rõ chất lượng, số lượngthông tin và hướng tiếp cận thông tin về ngân hàng của nhà báo như thế nào?Theo tìm hiểu hiện nay các trang báo điện tử tại Đồng bằng sông cửu longvẫn chưa tập trung khai thác lĩnh vực ngân hàng và chưa có chuyên mục Tàichính – Ngân hàng, ngoài 3 trang được khảo sát ở trên
Trang 8Thời gian khảo sát từ năm 2017 đến năm 2019 Đây là giai đoạn ngânhàng ổn định định hướng quảng bá và phát triển mảng truyền thông Bên cạnh
đó, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng tác nghiệp của các nhà báo (phóngviên, biên tập viên) là những người phụ trách mảng thông tin kinh tế, tài chính
- ngân hàng Khảo sát mức độ hài lòng của chính các nhà báo khi phản ánhthông tin trên các phương tiện truyền thông, để làm rõ chất lượng, số lượngthông tin và cách xử lý thông tin của nhà báo trước khi đưa ra phục vụ côngchúng như thế nào
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng học thuyết của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng HồChí Minh và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí; lý luậnbáo chí về chức năng, nhiệm vụ của báo chí về các lĩnh vực của đời sống xãhội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận văn
sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Cụ thể, tác giả luận văn khảo sát
thực trạng sử dụng các kỹ năng tác nghiệp làm báo đa phương tiện trên báođiện tử của các nhà báo về ngân hàng, từ đó đưa ra những kết quả cụ thể liênquan đến kỹ năng làm báo của các nhà báo về ngân hàng Theo đó, đề tài sẽphân tích các nội dung ngân hàng bao gồm chủ đề bài viết, số lượng bài viết,các hướng tiếp cận nguồn thông tin cho bài viết, trên báo điện tử thời gian từtháng 01/2017 đến 12/2019
- Phương pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn các lãnh đạo quản lý cơ quan báo chí): Đối tượng phỏng vấn gồm các nhà báo có chuyên môn sâu
liên quan đến đề tài; lãnh đạo các cơ quan báo chí 3 tỉnh: Cần Thơ, Cà Mau
và Sài Gòn Giải Phóng Mục đích của phương pháp này là để có được những
ý kiến khách quan về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báođiện tử Nội dung của phiếu câu hỏi phỏng vấn sâu sẽ tập trung vào đánh giá
Trang 9thực trạng, khó khăn đối với người cung cấp thông tin về lĩnh vực ngân hàng;thực trạng, khó khăn đối với người cung cấp thông tin; vấn đề giải pháp củanhà báo, cán bộ truyền thông thuộc cơ quan QLNN về lĩnh vực ngân hàng đểtăng cường hiệu quả tiếp cận thông tin.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tìm, tập hợp, lập phiếu
đọc, trích dẫn, phân tích các loại tài liệu nhằm hệ thống hoá các vấn đề lýluận, xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở lý luận phục vụ cho mục đíchnghiên cứu đề tài
- Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi anket): Để đánh giá
được kỹ năng tác nghiệp của các nhà báo hoạt động trong tòa soạn báo điện tửcủa Đảng bộ tỉnh, tác giả luận văn đã tiến hành phát phiếu khảo sát 200 ngườigồm: phóng viên, nhà báo, biên tập viên, kỹ thuật viên và lãnh đạo quản lý cơquan báo chí Nội dung khảo sát sẽ tập trung vào những vấn đề nhằm nêu lênđược đặc điểm, nguyên tắc và thực trạng của nhà báo khi tác nghiệp về lĩnhvực ngân hàng Bên cạnh đó, tác giả đã cũng tiến hành khảo sát 50 ngườicung cấp thông tin tại các chi nhánh ngân hàng tỉnh Phiếu khảo sát sẽ đi vàotìm hiểu thực tế, những vướng mắc khi cung cấp thông tin cho nhà báo
Ngoài những phương pháp trên, đề tài còn sử dụng phương pháp tổnghợp, so sánh, phân tích đối chiếu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại để
từ đó đi đến những kết luận mang tính khoa học
6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Trang 10trong luận văn có thể giúp ích tích cực cho các nhà báo khi tiếp xúc với nguồntin, phân tích và xử lý thông tin trong quá trình truyền thông của mình.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn về kỹ năng tác nghiệp
về lĩnh vực ngân hàng cho các cơ quan báo chí, nhà báo nói chung, các cơquan báo chí và nhà báo trong toà soạn có báo điện tử nói riêng
Thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế về kỹnăng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng, luận văn cung cấp tài liệu thamkhảo có cơ sở khoa học, góp phần giúp nhà báo có thêm kiến thức và rènluyện kỹ năng tác nghiệp của mình
Đối với các cơ quan báo chí, luận văn có ý nghĩa trong việc tham khảo
sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạt động truyền thông, đượccung cấp thêm một số kiến thức chuyên môn sâu về ngân hàng, cũng như sựtác động của thông tin ngân hàng có ảnh hưởng gì đối với sự phát triển củađời sống kinh tế - xã hội
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Chương 2: Thực trạng về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân
hàng trên báo điện tử hiện nay
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng
tác nghiệp về ngân hàng trên báo điện tử hiện tại và thời gian tới
Trang 11Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm cơ bản
tử, nhưng những định nghĩa về nó đều dựa trên một cơ sở nhất định về kỹthuật, phương thức truyền tải, hình thức phát hành…Nhìn chung, các địnhnghĩa đều hướng tới các thông tin cơ bản sau: báo điện tử là loại hình báo chíphát hành trên internet, sử dụng công nghệ world wide web, dành cho côngchúng sử dụng internet Vì vậy, có thể hiểu khái niệm của báo điện tử mộtcách dễ hiểu như sau: Báo điện tử là một loại hình báo chí truyền tải thông tinđến công chúng qua hệ thống mạng máy tính kết nối toàn cầu bằng ngôn ngữ
đa phương tiện
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thôngtin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất và làvấn đề đang được tranh cãi Trên thế giới loại hình có nhiều tên gọi khác nhaunhư online newspaper (báo chí trên mạng/trực tuyến), e-journal (electronicjournal – báo chí điện tử), e-zine (electronic magazine – tạp chí điện tử)…
Ở Việt Nam, báo điện tử gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo mạng
điện tử thuộc cơ quan báo in, như Nhân Dân điện tử, Lao động điện tử, Quê hương điện tử…Trong các bản pháp quy của Nhà Nước cũng sử dụng thuật
Trang 12ngữ “báo điện tử” Trong Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001 củaChính phủ về quản lý và cung cấp dịch vụ internet, Điều 12 ghi: “Dịch vụthông tin trên internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồmdịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bảnphẩm trên internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trênInternet” [41, tr.2].
Thuật ngữ “báo điện tử” được sử dụng trong Điều 3 Luật Báo chí năm
1999 Theo định nghĩa tại Luật này, “báo điện tử là loại hình báo chí đượcthực hiện trên hệ thống máy tính” [84, tr.2] Thuật ngữ báo điện tử đang được
sử dụng được dịch tử các thuật ngữ “Online newspaper” (báo trực tuyến),
“Internet Newspaper” (báo internet) hoặc “Electronic Newspaper” (báo điệntử) Phổ biến nhất hiện nay là tên gọi “báo điện tử” đã được sử dụng trongnhiều văn bản pháp quy của Nhà nước và đã gần như được thừa nhận trongthực tế
Báo điện tử là loại hình báo chí một loại hình báo chí được xây dựngdưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet
Báo điện tử là tờ báo của một tổ chức chính trị - xã hội nhất định, phảiđăng ký và được chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước trước khi hoạtđộng; là hoạt động chính trị, phục vụ công tác tư tưởng, lợi ích của Tổ quốc,nhân dân; hoạt động theo Luật Báo chí Báo điện tử cung cấp nguồn thông tinchính thống, mang tính định hướng, được kiểm duyệt, kiểm tra chặt chẽ trướckhi đăng, góp phần quản lý xã hội Đội ngũ sản xuất thông tin trên báo điện tử
là các nhà báo chuyên nghiệp
Báo điện tử khác với mạng xã hội Mạng xã hội của tổ chức xã hội,công ty, đơn vị kinh tế, cá nhân; có thể được phép hoạt động hoặc không.Mạng xã hội – còn gọi là mạng xã hội ảo – là dịch vụ kết nối các thành viêncùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau (chủyếu vì mục đích riêng), không phân biệt không gian và thời gian Mạng xã hội
Trang 13có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tệp, blog và
xã hội Mạng xã hội đề cập tới một tập hợp kết nối các thành viên với nhautrong một cộng đồng, còn báo điện tử đề cập đến hình thức sản xuất và phânphối nội dung Mạng xã hội là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo là cácthành viên và liên kết giữa các thành viên đó Thông tin trên mạng xã hộikhông được xem là nguồn thông tin chính thống như báo điện tử, vì có thể cóthông tin có động cơ, mục đích không lành mạnh, thậm chí không có lợi choĐảng và Nhà nước Đội ngũ sản xuất thông tin trên mạng xã hội là tổ chứchoặc cá nhân có nhu cầu thông tin về mình
Khi mới ra đời, hầu hết các báo điện tử là trang điện tử của báo in, chỉđưa tin bài sang điện tử, tức là cánh tay nối dài của báo in Gần đây, nhữngtrang điện tử của báo in đã có sự thay đổi, không những đưa tin bài từ báo insang, mà còn tổ chức khai thác, viết mới để đăng trên trang điện tử, được độcgiả đón đọc nhiều hơn báo in Những báo điện tử này hoàn toàn độc lập, tựchủ về việc tổ chức thực hiện tin bài để đăng trên báo
Báo điện tử là loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải bởi sự kếthợp của hai giải pháp và giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp truyềnthông Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, báo điện tử là loại hình truyền tảithông tin – gồm: tin tức và quảng cáo (theo Wikipedia) trên mạng thông tinđiện tử Cũng giống như các loại hình báo chí khác, báo điện tử cũng đượcchia làm nhiều chuyên mục với ý nghĩa định hướng thu thập thông tin cho độcgiả Số lượng chuyên mục phản ánh quy mô của trang báo; nội dung và hìnhthức phản ánh tính chất đặc thù của trang báo
1.1.2 Nhà báo
Theo Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội Việt Nam khoá
X, thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999: “Nhà báo là người có quốc tịch ViệtNam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà
Trang 14nước quy định đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quanbáo chí Việt Nam và được cấp thẻ Nhà báo” [60, tr.4].
PGS.TS Nguyễn Văn Dững, trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” chorằng: “Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trướcpháp luật và dư luận xã hội về những thông tin mà họ cung cấp cho côngchúng xã hội, trên cả hai bình diện pháp lý và đạo đức” [13, tr 300 – 301]
TS Đức Dũng, trong cuốn “Viết báo như thế nào?”, cho rằng: “Nhà báo
có nghĩa là tất cả những người trực tiếp tham gia hoạt động báo chí, được Nhànước công nhận, được cấp thẻ Nhà báo” [10, tr35]
Qua đó, có thể thấy, nhà báo là người được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền cấp thẻ Nhà báo để hoạt động trong lĩnh vực báo chí, tuân thủ các quyđịnh của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình hoạt độngsáng tạo ra tác phẩm (sản phẩm) báo chí, đồng thời chịu trách nhiệm trướcpháp luật về những thông tin trong tác phẩm (sản phẩm) báo chí của mình
1.1.2.1 Đặc trưng nghề nghiệp
Hoạt động nghề báo là một quy trình lao động của cá nhân hoặc mộttập thể để sáng tạo ra tác phẩm, sản phẩm báo chí nhằm cung cấp cho côngchúng những thông tin thời sự chính xác và đáng tin cậy
Hoạt động của phóng viên, nhà báo là đi thực tế, quan sát, ghi chép,phỏng vấn, điều tra, thu thập thông tin… các vấn đề hiện thực khách quan xãhội, qua đó đánh giá, phân tích, xử lý thông tin và đưa thông tin về các sựviệc, hiện tượng, vấn đề xã hội đó một cách trung thực thông qua các phươngtiện truyền thông đại chúng
1.1.2.2 Yêu cầu đối với nhà báo
Trong thư gửi thầy và trò lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng mùa hè năm
1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nói đến báo chí, trước hết phải
Trang 15nói đến người làm báo chí”, tức là nhà báo “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩcách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.
Chính vì thế, nhà báo phải đáp ứng được các yêu cầu về phẩm chấtchính trị, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức rộng, giàu nghị lực, nhạy bén trướccác vấn đề xã hội, giỏi nghiệp vụ… tựu chung lại là các tố chất sau:
- Về chính trị
Phẩm chất chính trị của nhà báo được thể hiện ở quan điểm, lập trườngtrong việc lựa chọn, phân tích và thông tin các vấn đề, sự kiện trong cuộcsống
Phẩm chất chính trị được xem là nền tảng tư tưởng, bản lĩnh nghềnghiệp để nhà báo sáng tạo tác phẩm báo chí của mình có ích cho xã hội Nhàbáo không chỉ đơn thuần là “người đưa tin” mà nhà báo phải là “chiến sĩ” trênmặt trận tư tưởng nên nhà báo vừa là người đưa tin và vừa người phản hồithông tin, nhà báo vừa là người chiến đấu và vừa là người “xây dựng” trênmặt trận văn hoá tư tưởng để mang lại lợi ích cho xã hội
Thực tiễn đã chứng minh, người hoạt động báo chí là người hoạt độngchính trị, có sứ mệnh lịch sử trong từng thời điểm, giai đoạn hoạt động nghiệp
vụ báo chí của mình
Tác giả Lê Thị Nhã, trong cuốn “Lao động nhà báo lý thuyết và kỹnăng cơ bản”, nhận định: “Toàn bộ quá trình sáng tạo ra sản phẩm báo chíđều trực tiếp bị chi phối bởi những quan hệ chính trị Ngược lại, chính báo chícũng tồn tại như một thứ quyền lực của xã hội hiện đại, hàng ngày, hàng giờtác động, ảnh hưởng vào các tiến trình chính trị xã hội” [49, tr75]
Từ đó cho thấy, hiểu biết và có bản lĩnh chính trị là một yếu tố khôngthể thiếu đối với một nhà báo Một nhà báo thiếu hiểu biết và thiếu bản lĩnh
về chính trị sẽ có cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá và phán xét vấn đề sẽkhác hơn so với một nhà báo có bản lĩnh chính trị vững vàng
Trang 16Nhà báo không có nhận thức chính trị đúng đắn thì khi phán xét vấn đề,
sự kiện dễ mất phương hướng, đôi khi nhìn nhận lệch lạc bản chất sự kiện,vấn đề từ tích cực thành tiêu cực Thực tế có nhiều vấn đề, sự kiện được cácnhà báo thông tin nhiều chiều khác nhau, thậm chí trái ngược nhau Điều đóbắt nguồn từ nhận thức chính trị của các nhà báo khác nhau Chọn góc độ nào,
sự kiện nào và phản ánh theo hướng nào là do sự nhạy cảm chính trị của nhàbáo Nhà báo phản ánh góc độ sự kiện, vấn đề như thế nào thì độc giả tiếpnhận được thông tin ở góc độ đó Nhà báo phải chịu trách nhiệm trước xã hội
và công chúng của mình về những thông tin mình đưa ra Chính vì thế, trướckhi viết nhà báo phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi: Viết cái gì, viết cho
ai, viết để làm gì, nhằm mục đích gì, nó sẽ như thế nào? Do nhà báo khôngchỉ là người đưa tin mà còn là người định hướng dư luận xã hội theo hướngtích cực, tiến bộ
Muốn đảm đương được trọng trách đó, trước hết nhà báo phải có bảnlĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng Tất cả nhữngngười làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành ) phải
có lập trường chính trị vững chắc
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, đồng tiền có sức mạnh chi phối đến
tư tưởng và hành động của mọi người Vì vậy, nhà báo muốn làm tròn tráchnhiệm xã hội, trách nhiệm với công chúng thì phải ra sức học tập, nâng caotrình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ Chỉ khi nào vững vàng về chính trị,nhận thức chính trị đúng thì mới có thể hành động đúng, nếu nhận thức chínhtrị sai chắc chắn sẽ dẫn đến hành động sai Do đó, bản lĩnh chính trị vữngvàng là một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi nhà báo cách mạng ViệtNam
- Tri thức và thực tiễn
Tri thức và vốn sống thực tiễn là hai yếu tố giúp nhà báo sáng tạo nênnhững tác phẩm báo chí có giá trị cao Tri thức của nhà báo bao gồm tri thức
Trang 17chung từ trường học, từ sách… và tri thức chuyên sâu, am hiểu về lĩnh vựcnào đó Do nghề làm báo là liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề của đờisống xã hội nên yêu cầu nhà báo phải biết và hiểu nhiều lĩnh vực, ngành nghề,phải có kiến thức rộng, tổng hợp về: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch
sử, khoa học… để khi gặp vấn đề, sự kiện liên quan đến lĩnh vực, ngành nghềnào thì nhà báo cũng có đủ tri thức hiểu biết để phân tích, đánh giá và sángtạo tác phẩm báo chí đạt chất lượng thông tin
Nhà báo không những có kiến thức tổng hợp mà còn cần có kiến thứcchuyên sâu ở một lĩnh vực nào đó để thực hiện những đề tài, chủ đề chuyêntrách ở các các toà soạn báo Thường ở các toà soạn báo có chia ra nhiều banchuyên đề và phân công những nhà báo, phóng viên am hiểu và chuyên sâu vềtừng lĩnh vực để phụ trách việc thực hiện tin, bài Bởi ngày nay yêu cầu củacông chúng đối với nhà báo ngày càng cao Nhà báo không chỉ đưa tin mà cònphải phân tích, đánh giá như thế nào về thông tin đó cho công chúng với tưcách là người “quan sát”
Không chỉ vậy, để phân tích, đánh giá được sát với bản chất của sựkiện, vấn đề một cách thấu đáo, đòi hỏi nhà báo ngoài tri thức, hiểu biết tổnghợp thì còn phải có kinh nghiệm vốn sống thực tiễn Cũng cùng một vấn đề,
sự kiện nhưng nhiều nhà báo, phóng viên có thể đưa ra những đánh giá, phântích khác nhau do trình độ hiểu biết, vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn khácnhau Người có hiểu biết rộng, vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn nhiều thì đưa
ra nhận định thường chặt chẽ, sâu sắc hơn người có ít hiểu biết và kinhnghiệm hơn
Vốn sống, kinh nghiệm được rút kết từ lao động thực tiễn lâu dài mới
có được của nhà báo Nhà báo, phóng viên lao động thực tiễn càng nghiêmtúc thì có thể rút kết được nhiều kinh nghiệm quý Vốn sống, kinh nghiệm làmột kiến thức “đặc biệt”, không có trong sách vở hay trong các chương trìnhgiảng dạy mà nó được trang bị từ đời sống thực tế và hoạt động hằng ngày
Trang 18của nhà báo thông qua những chuyến đi, những cuộc tiếp xúc, những việc đãlàm và chứng kiến những sự kiện đã qua rồi xâu chuỗi lại thành những bàihọc cho riêng mình.
Lê Thị Nhã, Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Chính trị
- Hành chính [34], cho rằng: “Nghề báo bắt người viết phải đi, phải quan sát,
nhìn ngắm, trò chuyện Gặp mỗi con người, đến mỗi vùng đất, nếu nhà báochịu khó tìm hiểu, sẽ làm phong phú thêm vốn sống của mình Và chính bằngvốn sống đó, nhà báo lại mở rộng, đào sâu những thông tin, tư liệu về nhữngvùng đất và con người đó” [49, tr81]
Ngày nay, internet và mạng di động đã phát triển mạnh mẽ đến mọimiền, giúp nhà báo, phóng viên rất nhiều trong việc cập nhật thông tin, nhưng
đó là những thông tin nhân bản bởi nhà báo, phóng viên không trực tiếp thuthập, quan sát hiện trường, không trực tiếp nghe, thấy Cũng có những phóngviên, nhà báo lạm dụng công nghệ để thu thập thông tin và sáng tạo tác phẩmbáo chí Những tác phẩm báo chí đó không còn đúng nghĩa của báo chí
Báo chí đòi hỏi người lao động sáng tạo tác phẩm phải nghiêm túc,thông tin phải được người làm báo trực tiếp thu thập thông tin, trực tiếp tạihiện trường để quan sát, nghe, nhìn và suy ngẫm, đánh giá một cách chân thật,khách quan sự việc, sự kiện Tính chân thật, khách quan là những yếu tố cốtlõi sống còn của tác phẩm báo chí Chính vì thế, nhà báo phải nhập cuộc, phảithực tế từ hiện trường của vấn đề, sự kiện trong cuộc sống
Tri thức và vốn sống thực tiễn là hai yếu tố không thể thiếu trong mộtnhà báo Hai yếu tố đó thể hiện tính chuyên nghiệp, khả năng, trình độ làmnghề và bản lĩnh trong sáng tạo tác phẩm báo chí của nhà báo
- Đạo đức nghề nghiệp
Dù bất kỳ nghề nào thì đạo đức làm nghề vẫn rất quan trọng Người cóđạo đức nghề nghiệp tốt sẽ làm nghề chân chính và luôn hướng đến cái tốt
Trang 19đẹp trong hoạt động nghề nghiệp của mình Đặc biệt, đối với nhà báo thì đạođức nghề nghiệp lại cực kỳ quan trọng Bởi một bác sĩ không tốt có thể chỉlàm hại một bệnh nhân nhưng một nhà báo có đạo đức làm nghề kém thì cóthể hại nhiều người từ một bài báo sai sự thật, vì lợi ích cá nhân.
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo được thể hiện ở thái độ, tinh thầntrách nhiệm của bản thân nhà báo đối với xã hội, với công chúng, với nhânvật, với toà soạn, với nguồn tin và đồng nghiệp của mình thông qua hoạt độngthực tiễn và quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí
Tuy nhiên, luật và quy định đạo đức nghề nghiệp chỉ là công cụ, là chếtài cho những hành vi hoạt động cụ thể của người làm báo nhưng không dễchi phối được lương tâm nghề nghiệp của người làm báo Lương tâm trongsáng, suy nghĩ và hành động chân chính, không vụ lợi cá nhân chính là nềntảng giúp nhà báo thực hiện tốt luật pháp và đạo đức nghề nghiệp, tráchnhiệm nhà báo và nghĩa vụ công dân của mình trong hoạt động sáng tạo tácphẩm báo chí
Lương tâm của nhà báo biểu hiện ở tính chân thật, khách quan, côngtâm trong thực hiện quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí Nhà báo đưa tinkhông vì lợi ích cá nhân hay nhằm mục đích riêng, không tô hồng hoặc bôiđen sự thật Chính vì thế, trước khi đưa thông tin, chi tiết vào tác phẩm củamình, nhà báo phải tự đặt cho mình những câu hỏi: Đưa thông tin này, chi tiếtnày để làm gì, để cho ai xem, nhằm mục đích gì và nó có tác động như thếnào đối với xã hội, đối với nhân vật trong câu chuyện mà bài báo sắp kể ranhư thế nào? Những câu hỏi đó cần phải được nhà báo cân nhắc, suy xét thậntrọng
Nhà báo có vai trò rất lớn trong việc đưa tin để hình thành và địnhhướng dư luận xã hội Đối tượng, nhân vật trong bài báo có thể thay đổi theohướng tích cực hoặc xấu sau khi bài báo được đăng, phát trước công chúng.Chính vì thế, nhà báo phải luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề
Trang 20nghiệp đối với nhân vật, đối tượng phản ánh, nguồn tin trong bài báo củamình.
- Năng khiếu báo chí
Năng khiếu là những tố chất, khả năng đặc biệt của con người được thểhiện thành thạo, chuyên nghiệp và năng động trong công việc, lĩnh vực cụ thểnào đó Trong cuộc sống, ở bất cứ nghề nào, lĩnh vực nào cũng cần có năngkhiếu, năng khiếu giúp công việc sắc sảo hơn Năng khiếu có thể là bẩm sinhhoặc cũng có thể hình thành trong môi trường đào tạo và rèn luyện Tuynhiên, năng khiếu cần có sự kết hợp đào tạo, học tập và rèn luyện thì mới pháttriển, mới có thành công
Trong lĩnh vực báo chí, năng khiếu là độ nhanh nhạy, tính chuyênnghiệp và sự linh hoạt của nhà báo trong việc thực hành sáng tạo tác phẩmbáo chí, việc lựa chọn và thể hiện thông tin của từng tác phẩm Tác phẩm báochí thành công ngoài khả năng nghiệp vụ vững vàng thì năng khiếu chính làyếu tố góp phần nâng cao giá trị tác phẩm
Người ta thường nói, làm nghề gì cũng vậy, nếu có năng khiếu thì mức
độ thành công, thành đạt cao hơn người không có năng khiếu Trong nghệthuật sân khấu, trong hội họa… chúng ta thường thấy những người thànhcông hầu hết là những người có năng khiếu, sở trường rất phù hợp với lĩnhvực đó Do có năng khiếu, sở trường lĩnh vực đó cộng với sự đào tạo, rènluyện nên học phát huy được khả năng đến mức sắc sảo mà người không cónăng khiếu không làm được
Trong nghề báo cũng vậy, nhà báo có chuyên môn và năng khiếu thìviệc phát hiện, chọn lựa đề tài, thông tin và viết bài chuyển tải thông tin mộtcách dễ dàng, còn nhà báo có chuyên môn, không có năng khiếu làm báo thìviệc lựa chọn thông tin và viết bài để chuyển tải thông tin trước một sự kiệnluôn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, chuyển tảithông tin gì và tác phẩm báo chí khó thành công
Trang 21- Kỹ năng tác nghiệp
Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo là việc vận dụng kiến thức lý luận báochí, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và các phương tiện kỹ thuật để thực hiệnmột quy trình sáng tạo ra tác phẩm báo chí bằng những thao tác, hành vichuyên môn cụ thể
Nghiệp vụ báo chí là khả năng cảm nhận, khai thác, phân tích và thôngtin một cách nhanh nhạy, chính xác và kịp thời của nhà báo trước các vấn đề,
sự kiện trong đời sống thực tiễn của xã hội Nghiệp vụ báo chí bao gồm cả hệthống lý luận nghiệp vụ báo chí và khả năng vận dụng kiến thức lý luận vềnghề nghiệp, chuyên môn mà nhà báo đã thu nhận được trong quá trình họctập, tích lũy từ lao động sáng tạo tác phẩm báo chí trong thực tiễn
Nếu vận dụng lý luận nghiệp vụ vào thực tiễn hoạt động báo chí thànhthạo, nhanh nhạy, chính xác thì nó trở thành kỹ năng tác nghiệp của nhà báo
Kỹ năng đó được thể hiện từ khi hình thành ý tưởng, tìm hiểu, nắm bắt thôngtin, phân tích, đánh giá… đến khi hoàn chỉnh một tác phẩm báo chí
Nếu lý luận nghiệp vụ là nền móng để sáng tạo tác phẩm báo chí thì kỹnăng tác nghiệp của nhà báo chính là yếu tố quyết định chất lượng tác phẩmbáo chí
Một nhà báo giỏi, ngoài việc phải hiểu biết và vận dụng tốt lý luận báochí còn phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật phục vụ choquá trình sáng tạo tác phẩm báo chí Bắt đầu từ phương pháp lựa chọn chủ đề,nội dung thông tin, phương pháp thu thập thông tin như thế nào, thu thập ởđâu, lựa chọn nguồn tin và kiểm chứng nguồn tin, sau cùng là thực hiện tácphẩm báo chí
Việc thể hiện tác phẩm báo chí có tính quyết định sự thành công của tácphẩm Chính vì thế, phương pháp thể hiện như thế nào cho phù hợp và hiệuquả là điều cần phải được cân nhắc, nhất là hoạt động của nhà báo trong toà
Trang 22soạn báo đa loại hình, đa phương tiện như hiện nay Thể hiện tác phẩm báochí cho báo in như thế nào, nội dung nào, thể hiện tác phẩm báo chí cho báomạng điện tử như thế nào, nội dung thông tin nào và thể hiện tác phẩm báochí tích hợp đa phương tiện như thế nào, hình ảnh, âm thanh, tiếng động…phải được tính toán hợp lý.
Sau khi tính toán phù hợp về nội dung thông tin để thể hiện tác phẩmbáo chí cho các loại hình báo in, báo mạng điện tử và báo đa phương tiện đếncông đoạn viết rất quan trọng Một nhà báo chuyên nghiệp, giỏi nghề phảithành thạo và có kinh nghiệm trong việc rút tít, viết sapo như thế nào vừangắn gọn, súc tích, logic, bố cục bài báo chặt chẽ, ngôn ngữ dễ hiểu đểchuyển tải được nội dung thông tin đến với bạn đọc một cách đầy đủ nhất
Trong môi trường truyền thông hiện đại như hiện nay, ngoài các yêucầu trên nhà báo còn phải thành thạo kỹ năng làm báo đa phương tiện
Trong việc thực hiện quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí thực tiễn, nhàbáo cần phải năng động vận dụng kiến thức báo chí, kinh nghiệm thực tiễn,
kỹ năng đa phương tiện để truyền tải thông tin đến công chúng một cách kịpthời, đa dạng, phong phú và chính xác
1.1.3 Kỹ năng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng
1.1.3.1 Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là “Khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế”
Kỹ năng cũng được hiểu là “năng lực hay khả năng chuyên biệt của một các nhân về một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh tình huống”.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng, song hầu hết đều thừanhận rằng, kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thựctiễn Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành
Trang 23động nhất định Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng Vậy có thểhiểu, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục mộthay một chuỗi hay động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Kỹ năng khác phản xạ ở tính chủ động, phản xạ chỉ đơn thuần mangtính thụ động Kỹ năng khác với thói quen ở quá trình hình thành, hầu hết thóiquen hình thành vô thức và khó kiểm soát, kỹ năng hình thành một cách có ýthức do quá trình rèn luyện Có thể nói bất một kỹ năng nào hình thành nhanhhay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào quyết tâm, năng lực củachủ thể, cách luyện tập cũng như tính phức tạp của kỹ năng đó
Mặc khác, kỹ năng còn trái ngược với bản năng Bản năng là thực hiệntheo hành động theo mong muốn và nhu cầu riêng của bản thân Không có sựsuy nghĩ, tính toán hay dựa trên một cơ sở nào Con người có nhiều hànhđộng mang tính bản năng nhưng chỉ có một số ít hành động được gọi là kỹnăng Hành động chỉ đạt tới mức kỹ năng khi được thực hiện một cách chínhxác, nhuần nhuyễn, nhanh chóng, dựa trên kinh nghiệm, kiến thức của bảnthân
Tác nghiệp được hiểu là “tiến hành công việc có tính chất nghiệp vụ, kỹ thuật” [61; tr.1093]
Trong lao động nghề nghiệp, đòi hỏi người lao động có những kỹ năngriêng để thực hiện một cách có hiệu quả công việc của mình Trong lao độngnghề nghiệp của nhà báo, kỹ năng tác nghiệp của nhà báo là việc vận dụngkiến thức lý luận báo chí, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và các phương tiện
kỹ thuật để thực hiện một quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí bằng nhữngthao tác, hành vi chuyên môn cụ thể
Các nhóm kỹ năng trong lao động nghề nghiệp của nhà báo thôngthường chia thành nhóm kỹ năng khai thác, thu thập thông tin tác nghiệp báochí và nhóm kỹ năng phát hiện đề tài và thể hiện thông tin
Trang 24Hiện nay, các cơ quan báo chí thường có xu hướng phát triển đaphương tiện, trong mỗi cơ quan có nhiều loại hình báo chí khác nhau Trongtrường hợp này, kỹ năng tác nghiệp của nhà báo cần có thêm là xử lý văn bản(text); chụp và xử lý ảnh; xử lý thông tin đồ hoạ; quay và sử dung video; xử
lý âm thanh; sử dụng các phần mềm đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩmbáo chí
Bên cạnh đó, để có được các kỹ năng tác nghiệp báo chí cần thiết thìnhà báo phải thường xuyên học hỏi trau dồi thêm các kiến thức, kỹ năng cầnthiết thuộc nhiều lĩnh vực khác
1.1.3.2 Yêu cầu đối với kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng
- Kỹ năng phát hiện đề:
Đề tài là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, rất đa dạng và phongphú, không phụ thuộc và phạm giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề, sự kiện màthường mang tính khách quan Đề tài báo chí ở ngay trong cuộc sống hàngngày và thông qua các mối quan hệ giao tiếp, các nguồn cộng tác viên, thôngqua nghiên cứu văn bản, chính sách, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước
Theo cuống Lao động nhà báo của TS Lê Thị Nhã, thì “Đề tài, chủ đề báo chí nảy sinh từ hiện thực cuộc sống hàng ngày, hàng giờ diễn ra xung quanh chúng ta Phóng viên được ví như cần ăng ten thu hút thông tin từ mọi lúc, mọi nơi, mọi chiều hướng…” Các nguồn tin là điểm khởi đầu hình thành nên
ý tưởng, chủ đề cho một tác phẩm báo chí Cũng theo cuống Lao động nhàbáo, TS lê Thị Nhã đưa ra một số loại nguồn tin có thể thống kê được baogồm:
- Sách, báo, tạp chí, internet
- Thư bạn đọc
- Các hãng thông tấn trong và nước ngoài
Trang 25- Các chủ trương, chính sách, quyết định…của Chính phủ, các bộ,ngành và các cơ quan đơn vị
- Mạng lưới cộng tác viên, thông viên
- Dư luận quần chúng
- Quan sát, trải nghiệm, dự đoán của phóng viên
Như vậy, để phát hiện ra những đề tài báo chí sinh động, phong phúhấp dẫn độc giả, mang tính thời sự nóng hổi liên quan đến vấn đề ngân hàngđòi hỏi nhà báo luôn phải thực hiện công việc nghiên cứu, nắm bắt tình hình,thu nhập thông tin tư liệu Đặc biệt nguồn tin từ mạng lưới cộng tác viên,thông tin viên, từ dư luận quần chúng cũng đóng vai trò rất quan trọng để nhàbáo nghe ngóng được tình hình mới nảy sinh, từ đó nảy ra ý tưởng, đề tài đểviết bài Nhà báo cũng cần hiểu rõ về lĩnh vực mình đã, đang và sẽ viết
- Kỹ năng phát khai thác, thu thập và xử lý thông tin:
Kỹ năng giao tiếp: Là hoạt động thường ngày của nhà báo Giao tiếp
là cầu nối giữa nhà báo với đối tượng, nhân vật mà nhà báo hướng tới đểphỏng vấn, khai thác thông tin Trong quá trình tác nghiệp nhà báo có kỹ nănggiao tiếp tốt thì việc thu nhập thông tin, phỏng vấn nhân vật sẽ thuận lợi và dễdàng hơn Nhất là với những người mới gặp lần đầu, chưa có mối quan hệ từtrước
Đối với nhà báo tác nghiệp về vấn đề ngân hàng, nhà báo cần phải chỉ
ra những tác động của tình hình tài chính đến với ngành ngân hàng, đồng thờinhà báo có khả năng đưa ra những giải pháp, giúp người dân, doanh nghiệp
đề cao cảnh giác, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng bị rơi vàonhững vấn đề nợ xấu trong ngân hàng Điều quan trọng hơn cả là nhà báo cầnphải có kỹ năng cảnh báo nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với tình hình tài chính,kinh tế của một doanh nghiệp, một tổ chức tín dụng nói riêng hay của cả hệthống ngân hàng nói chung Điều đó đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối
Trang 26quan hệ với nguồn tin, đặc biệt là với các chuyên gia của nhà báo phải rấtnhuần nhuyễn, thành thục Cũng bởi thường xuyên phải tiếp xúc với nhữngngười có trình độ, tri thức nên nhà báo phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp lịch
sự, tế nhị, đúng mực, có hiểu biết thực sự về lĩnh vực mình muốn khai thácthông tin
Kỹ năng phỏng vấn: Đây là kỹ năng quan trọng trong việc thu thập
thông tin để sáng tạo tác phẩm báo chí Các câu hỏi phỏng vấn giúp cho nhàbáo có thêm thông tin, có cơ sở vững chắc hơn về những thông tin được nêutrong bài báo Thông tin từ các câu trả lời của câu phỏng vấn là cơ sở giúpcho bài báo tăng thêm tính thuyết phục Chính vì thế, nhà báo cần phải trang
bị cho mình khả năng đặt câu hỏi phỏng vấn tốt nhất, câu hỏi càng ngắn gọn,càng cụ thể càng dễ nhận được câu trả lời có lượng thông tin cao
Đối với việc khai thác thông tin về vấn đề ngân hàng, đòi hỏi nhà báotrước khi phỏng vấn phải tự tìm hiểu, trang bị cho bản thân lượng kiến thức
cơ bản liên quan đến vấn đề ngân hàng như: lãi suất, tiền gửi, ngoại hối, huyđộng, nợ xấu…Từ đó khi đặt câu hỏi phỏng vấn cũng sẽ thuyết phục hơn, đặtđược câu hỏi phù hợp với đối tượng, khai thác thông tin có gía trị, đồng thờicũng khiến người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái hơn khi trao đổi, chia
sẻ thông tin
Kỹ năng chọn lọc, đánh giá tính chính xác của thông tin: Yêu cầu
nhà báo phải biết phân tích và lựa chọn thông tin cốt lõi của vấn đề, sự kiện,
sự việc trong một khối thông tin chung Nhà báo phải biết chọn lọc ra đâu làthông tin quan trọng, bản chất, cốt lõi mà công chúng đang cần được thôngtin, muốn biết bản chất câu chuyện, sự việc cụ thể như thế nào Đôi khi đứngtrước rất nhiều tài liệu, văn bản, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực an ninh,nhà báo phải có kỹ năng thẩm định, đánh giá thông tin, biết chọn chi tiết nào
và bỏ qua chi tiết nào, đảm bảo các yếu tố về chính trị, nghiệp vụ và đạo đứcbáo chí
Trang 27Cùng với đó, trong quá trình thu thập thông tin sẽ có nhiều nguồn tincung cấp về một vấn đề, sự kiện nào đó Nhà báo đưa tin, bài sẽ phải là ngườichịu trách nhiệm trước thông tin được đăng tải Do đó, nhà báo phải biết thẩmđịnh đâu là nguồn tin trung thực, đáng tin cậy nhất Nhà báo cũng phải tự đặtnhững câu hỏi như: Tin nay xuất phải từ đâu? Ai là người cung cấp? Nguồntin có đáng tin cậy không? Ai là người chịu trách nhiệm phát ngôn ở ngânhàng về tin này?
Kỹ năng quan sát: Nhà báo quan sát hoạt động đang diễn ra tại hiện
trường sự kiện để phát hiện và nắm bắt diễn biến của nó Kỹ năng quan sátkhông đơn giản chỉ “nhìn thấy” quá trình diễn biến của sự việc, sự kiện màđòi hỏi nhà báo phải nhìn thấy bản chất của sự việc, phát hiện đâu là sự bấtthường, khác biết, sự tồn tại, đột biến trong một sự kiện, vấn đề nào đó Từ
đó, nhà báo khai thác mảng thông tin với những giá trị thông tin khác biệt
Kỹ năng tìm kiếm thông tin: Thông tin là yếu tố quyết định trong
sáng tạo ra một tác phẩm báo chí Chính vì thế nhà báo phải có thông tin và
kỹ năng khai thác thông tin mới có thể tạo nên tác phẩm báo chí Thông tin cónhiều nguồn khác nhau như từ các phương tiện truyền thông đại chúng, cơquan QLNN, NHTM, người dân, từ người thân quen, đồng nghiệp, tại các sựkiện, vấn đề đang diễn ra… Nhưng làm thế nào để có được thông tin đáng tincậy thì còn đòi hỏi nhà báo phải năng động, nhạy bén với thông tin và chủđộng trong việc tìm kiếm “nguyên liệu” để phục vụ cho việc sáng tạo tácphẩm báo chí Một số phương pháp phổ biến như đọc và nghiên cứu tài liệu,phỏng vấn để tìm kíếm thông tin và nghiên cứu thực tế
Kỹ năng thể hiện tác phẩm: Sau khi đã có đề tài, thu thập thông tin,
tư liệu thì nhà báo phải quyết định chọn cánh thể hiện nào, xây dựng kết cấu,
bố cục ra sao, viết tít, sapo, mở đầu và kết bài như thế nào Cách chọn ảnh và
sử dụng đồ hoạ cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn, sinh động,lôi cuốn của bài viết
Trang 28Với các nhà báo tác nghiệp về ngân hàng cũng không năm ngoài việcphải nắm vững các kỹ năng trên Tuy nhiên, khác biệt khi tác nghiệp về cácvấn đề khác ở chỗ, nhà báo phải thực sự vững vàng về chuyên môn, khéo léokhi chuyển tải thông tin, nội dung về các vấn đề của ngân hàng bởi đây làphạm trù mới, không phải ai cũng hiểu và nắm bắt rõ về ngân hàng Khi thểhiện tác phẩm buộc nhà báo phải có những cách viết, cách trình bày khoa học,đặc biệt là lựa chọn từ ngữ dễ hiểu, cách diễn đạt đơn giản, gần gũi, có sự giảithích kỹ càng về những vấn đề liên quan Đặc biệt nhà báo phải biết coi trọngyếu tố thông tin chính xác, khách quan, khai thác từ các nguồn chính thống,qua đó góp phần tuyên truyền giải thích cho toàn dân những vấn đề ngân hàngtrên địa bàn.
1.1.4 Khái niệm nhà báo kinh tế
1.1.4.1 Những phẩm chất cần thiết của nhà báo kinh tế
Một trong những yếu tố cần thiết để trở thành nhà báo kinh tế chính làviệc trau dồi những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế Bởi sẽ khôngthể có những sản phẩm tốt, các tác phẩm tốt nếu bản thân người viết khôngnắm được vấn đề, tìm hiểu vấn đề
Tất nhiên, phóng viên sẽ không thể viết được những bài chuyên tronglĩnh vực kinh tế nếu thiếu kiến thức Chẳng hạn sẽ không thể viết “hay”, viết
“trúng”, về tổ chức thương mại thế giới nếu chính họ không hiểu về WTO,quan hệ của Việt Nam với tổ chức này hay những lợi ích mà Việt Nam cóđược khi gia nhận WTO Hoặc viết về ODA, nếu không hiểu cơ chế cho vayODA các nước dành cho Việt Nam thế nào có lẽ cũng sẽ khó viết
Kiến thức về chuyên môn kinh tế, mặc khác sẽ tạo cho người viết sự tựtin khi tiếp nhận với các đối tượng cần phỏng vấn Chắc chắn, ta không thểđến gặp chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan,… mà không vó
gì trong đầu, hay cũng không thể xin phỏng vấn Tom Cannon (Giáo sư hàngđầu về hoạch định Kinh tế của Anh mới sang Việt Nam) khi bản thân người
Trang 29phóng viên không giỏi về kinh tế, không am hiểu về kinh tế thế giới hay mốitương quan giữa kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới.
Yếu tố thứ hai cần chú trọng là vấn đề cập nhật thông tin, kiến thứckinh tế thức gốc, nếu không bám sát sự kiện, theo dõi sự kiện, các yếu tố thịtrường, thông tin từ thị trường toàn cầu, phóng viên sẽ bị “cũ”, lạc hậu và sailệch khi viết bài
Một ví dụ rõ nét là khi viết về chứng khoán, ngoài kiến thức nên ngườiviết phải nắm được chỉ số giao dịch, các biến động về chứng khoán trongngày Tất yếu bài viết phải lý giải được đằng sau biến động ấy là “cái gì đangxảy ra?”, “nó sẽ tác động đến thị trường chứng khoán như thế nào” và liệu ta
có thể “dự báo” cho những ngày tới Hoặc viết về Bất động sản, người viếtkhông chỉ phải nắm vững luật mà còn phải cập nhật, có các nguồn tin mới vànóng để viết Tóm lại đã làm báo kinh tế thì bản thân người viết phải là nhữngchuyên gia kinh tế, thực sự am hiểu những lĩnh vực mà họ đang phụ trách
Một điểm đáng lưu ý trong vấn đề này là cập nhật thông tin chỉ từ phíathị trường mà phóng viên kinh tế phải có thêm các thông tin từ đối tác, từngười cần phỏng vấn hiểu thêm về sở trường của họ cũng có nghĩa là phóngviên sẽ có thể tiếp cận sâu hơn, bài bản hơn để từ đó có những sản phẩm tốthơn
Theo tác giả, ngoài những vấn đề đã nêu ở trên, một nhà báo kinh tế cần chú trọng các yếu tố sau:
Về lý thuyết, cần nắm vững các nguyên lý trọng yếu có trong cuốn
“kinh tế vĩ mô” và “kinh tế vi mô” Tất nhiên, sẽ có những ý kiến phản bác ýkiến này rằng tại sao ta vẫn cần phải đọc sach Song, vì rằng, cái gì cũng cần
có nên tảng, anh không tểh có những thông tin về chính sách về chủ chươngmới, không thể chọn lọc những thông tin đa chiều nếu không có cái gốc để sosánh Quan điểm của tác giả là, đọc sách sẽ giúp ta khái quát thêm, so sánhđược điểm nào cần lưu ý khi tiếp cận vấn đề Ví dụ, cuốn kinh tế vĩ mô sẽ
Trang 30giúp nhà báo kinh tế khái quát 4 vấn đề chính, 4 công cụ chính sách của Nhànước là: Chính sách Tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương vàchính sách thu nhập.
Điểm thứ 2, phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với các chuyên giakinh tế, các Vip kinh tế, các bộ ngành và các động nghiệp làm báo khác Tấtnhiên, xây dựng mối quan hệ ở đây không phải là cầu cạnh, xin xỏ hay nhờ
vả, mà kết thân ỏ đây cần hiểu theo tinh thần xây dựng kết thân với họ, cầndựa trên các mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau Trongmảng quốc tế, thì yếu tố xây dựng quan hệ cũng không kém phần quan trọng
so với mảng kinh tế Tại các cuộc họp, hội nghị, nhóm tư vấn, các nhà tài trợcho Việt Nam, nếu không quen và thân họ (đặc biệt là các chuyên gia, các nhàtài trợ nước ngoài như EU, ADB, WB) sẽ rất khó khi tiếp cận họ và để phỏngvấn họ những vấn đề mà mình mong muốn Tôi cũng chia sẻ quan điểm là sựkết thân này phải dựa trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng, muốn vậy thì phóngviên phải chứng tỏ được năng lực của mình trong quá trình theo dõi ngành.Như phần trên tác giả đã đề cập không thể đến gặp ông Lê Đăng Doanh, bàPhạm Chi Lan, ông Trần Thiên Kim, ông Kung Paul Man hay Tom Cannon…với một “cái đầu rỗng” Tất nhiên, để trở thành một phóng viên kinh tế giỏi,người phóng viên phải tự trau dồi cọ xát, tểh hiện mình bằng tác phẩm để xingặp các VIP Họ không chỉ trả lời phỏng vấn, mà họ còn chia sẻ với mìnhnhững điều họ nghĩ Tác gia xin nhấn mạnh đặc biệt vào cụm từ “chia sẻnhững điều họ nghĩ”, và đây sẽ là yếu tố khai thác viết bài sâu hơn
Một kinh nghiệm nữa mà tác giả cho rằng khá thiết thực là việc phóngviên kinh tế phải “nhập cuộc” Nhập cuộc ở đây tức là phóng viên kinh tế nếu
có điều kiện thì cũng nên thử sức trong lĩnh chứng khoán, vàng, bất độngsản… Cảm nhận của “người trong cuộc” bao giờ cũng là yếu tố cần thiết đểhiểu đươc mọi khía cạnh tâm lý, từ đó có những góc cạnh mới trong bài viết
Trang 31Một điểm cần lưu ý nữa là vấn đề chọn đề tài, góc cạnh để viết Muốnviết hay phải có ý tưởng tốt Quan điểm này là hoàn toàn xác đáng Cách tiếpcận, tìm kiếm đề tài như thế nào phụ thuộc vào yếu tố: Tư liệu, phát hiện từcác thông tin, dự liệu báo chí hàng ngày và cả nguồn tin từ các đồng nghiệp.Việc xây dựng cấu trúc tác phẩm cũng cần có cách nhìn hợp lý Vấn đề nàocần xoáy sâu phân tích Điều này phụ thuộc phần lớn vào năng lực của phóngviên, cách khai thác vấn đề cho trúng và đúng.
1.1.4.2 Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện bài phỏng vấn về kinh tế
sẽ có được một bài phỏng vấn hay
Tác giả xin nêu một ví dụ: Thời gian gần đây, bảo lảnh cho vay.
Doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì ngân hàng cần đặt
ra vấn đề gì? Nguồn vốn giải ngân của ngân hàng về lĩnh vực đó như thế nào?
Đó là những vấn đề phóng viên cần tìm hiểu Theo tác giả, đối với vấn đề này
sẽ cần có kết cấu câu hỏi phỏng vấn khá chặt chẽ để làm rõ một số thông tinvướng mắc trong quá trình bảo lãnh cho vay Xin nêu lên sườn câu hỏi, đểtiện chứng minh cho luận điểm trên:
- Thưa ông, hiện nay số vốn giải ngân cho vay thông qua bảo lãnh tín dụng của ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam chỉ khoảng 3.500 tỷ đồng, khá nhỏ so với gần 400 nghìn tỷ đồng giải ngân cho vay lãi suất Vậy vướng mắc đặt ra ở đâu?
Trang 32- Tỷ lệ hồ sơ được ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh chiếm tỷ
lệ bao nhiêu trong số hồ sơ bảo lãnh cho vay? Số hồ sư còn lại không được bảo lãnh thì nguyên nhân do đâu, thưa ông?
- Vậy thì con số 3.500 tỷ đồng bảo lãnh tín dụng cho vay có thấp không thưa ông?
- Thực tế cho thấy hồ sơ xin bảo lãnh cho vay vốn không nhiều (con
số mới nhất đạt chỉ khoảng 1.400 hồ sơ), cho dù số lượng hồ sơ xin abosr lảnh thực tế là có Ông đánh giá thế nào về tỷ lệ hồ sơ được cho là khá thấp này?
- Ông có lưu ý gì với các DN trong bối cảnh hiện nay để tiếp cận với vốn hỗ trợ lãi suất thông qua bảo lãnh?
- Hiện nay, nhiều DN vẫn kiến nghị cho vay ưu đãi Với thực tế cho vay bảo lãnh DN còn thấp, ông đánh giá thế nào trước các đề xuất của DN?
- Một số dấu hiệu cho thấy ngân hàng sẽ thắt chặt cho vay Điều này đang báo hiệu khó khăn với DN, qun điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Xin cám ơn ông!
Với sườn câu hỏi phóng vấn này tác giả cho rằng người được phỏngvấn sẽ trả lời vì rằng các thông tin mà phóng viên quan tâm Thậm chí, vôtình họ sẽ đưa ra các dự đoán về các vấn đề cho vay, bảo lãnh đối với Doanhnghiệp trong thời điểm tới Tất nhiên, để lên được sườn câu hỏi nay, phóngviên phải am hiểu vấn đề, bám sát tới cùng chi tiết
Theo tác giả một cuộc phỏng vấn kinh tế hay bất kỳ lĩnh vực gì cũngdòi hỏi các yếu tố như vậy Thậm chí, còn phải đề cập thẳng những vấn đềnhạy cảm, đụng chạm đến quan hệ thương mại, tài chính Làm thế nào đểkhéo léo xử lý vấn đề này? Theo tôi đó là do kỹ thuật đặt câu hỏi và tự sựnhạy cảm của phóng viên Bên cạnh đó, để có được một cuộc phỏng vấn kinh
Trang 33tế nhất là lĩnh vực ngân hàng tốt phản ánh rõ vấn đề, phóng viên cần có sựchuẩn bị nhiều yếu tố, trong đó nổ bật nhất là xây dựng ý tưởng phỏng vấn rõràng, đúng và hiệu quả Cùng ới đó là các yếu tố hỗ trợ như kiến thức nền, tìmkím thông tin và sẵn sàn ứng phó với các tình huống xảy ra.
1.1.5 Khái niệm ngân hàng
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh
tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tếnói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mạichiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô, tài sản, thị phần và số lượng các ngânhàng Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tàichính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – vàthực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế
Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại nhưngtựu chung lại, có thể hiểu ngân hàng thương mại là một định chế tài chínhtrung gian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi, cho vay tiền,thanh toán và các dịch vụ tài chính khác (Mishkin, 2001) Luật các Tổ chứctín dụng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), quy định: Ngânhàng là loại tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàngtheo quy định của Luật này
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên mộthoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứngdịch vụ thanh toán qua tài khoản
Thuật ngữ Ngân hàng có từ rất lâu, trước khi nền sản xuất hàng hoá rađời Tuy nhiên, ngay từ đầu nó không mang cái tên Ngân hàng Xuất phát từnhu cầu của cuộc sống và công việc buôn bán mà các thương gia đã lập ranhững nơi để đổi tiền, nhận tiền gửi và thu phí của người gửi, họ giúp chi trả
và thanh toán hộ người gửi và ba nghiệp vụ đầu tiên hình thành, đó là: đổi
Trang 34tiền, nhận tiền gửi và thanh toán hộ Lúc đầu người gửi tiền phải trả mộtkhoản phí cho các thương nhân này, nhưng về sau do áp lực cạnh tranh và dokhoản tiền phí cho các thương nhân này đã trả phí cho người gửi để tăng khảnăng huy động Qua một thời gian các thương gia này thấy rằng: luôn có mộtlượng tiền mặt ổn định động trong két họ Trong khi đó một số thương giabuôn bán lại có nhu cầu vay Vì vậy họ cho vay để kiếm thêm lợi nhuận, chí
là mầm mống xuất hiện những nghiệp vụ nền tảng của ngân hàng
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với
sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển gắn liền với sự phát triển củakinh tế hàng hoá Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã tác động rất lớn vàquan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hoá, ngược lại kinh tế hànghoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – thìngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành nhữngđịnh chế tài chính không thể thiếu được Mặc dù ngân hàng thương mại ra đờirất lâu nhưng các nhà kinh tế học, các nhà kinh tế vẫn chưa nhất trí với nhau
về định nghĩa ngân hàng bởi do sự khác biệt về luật pháp, số lượng cácnghiệp vụ, bối cảnh kinh tế, xã hội của các vùng khác nhau…
Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với kinh tế CácNHTM được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ và vai trò của chúng thựchiện trong nền kinh tế Với mỗi cách tiếp cận khác nhau ta sẽ có khái niệmngân hàng khác nhau
Luật ngân hàng Pháp 1941 định nghĩa NHTM căn cứ vào mục đích vàtính chất hoạt động Ngân hàng được coi là “những xí nghiệp hay cơ sở ngànhnghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hìnhthức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chứngkhoán, tín dụng hay dịch vụ tài chính”
Nếu xét trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp có thể hiểu:
“Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài
Trang 35chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thựchiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nàotrong nền kinh tế”.
Xem xét trên các hoạt động chủ yếu Luật các tổ chức tín dụng của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt độngkinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiềngửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanhtoán”
Với nội dung của đề tài nghiên cứu, chuyên đề sẽ đi theo khái niệm vềNHTM dựa trên những loại hình dịch vụ cung cấp và trên các hoạt động chủyếu của nó
1.1.5.1 Chức năng của ngân hàng
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính có vai trò vô cùng quantrọng trong nền kinh tế, với vị trí và vai trò của mình ngân hàng thực hiện cácchức năng cơ bản sau:
- Trung gian tín dụng: Với chức năng này ngân hàng đã khắc phục
được những hạn chế trong quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế.Ngân hàng chuyển những khoản tiết kiệm nhàn rỗi thành những khoản tíndụng cho các tổ chức kinh tế và các thành phần kinh tế khác để đầu tư Ngânhàng đồng thời vừa là người đi vay vừa là người cho vay Đây là chức năngquan trọng nhất vì nó phản ánh bản chất của NHTM đó là đi vay để cho vay,
nó quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM, đồng thời là cơ sở để thựchiện những chức năng tiếp theo
- Trung gian thanh toán: Ngân hàng làm trung gian thanh toán, thay
mặt khách hàng thực hiện việc mua hàng hoá và dịch vụ bằng việc trích từ tàikhoản tiền gửi của khách hàng, hay nhập tiền vào tài khoản của khách hàng,thanh toán hộ cho khách hàng Khi nền kinh tế càng phát triển xu hướng
Trang 36thanh toán bằng tiền mặt giảm, thanh toán qua ngân hàng tăng nên ngân hàngngày càng bộc lộ rõ tầm quan trọng của mình trong thanh toán.
- Người bảo lãnh: Ngân hàng cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách
hàng mất khả năng thanh toán (phát hành thư tín dụng)
- Đại lý: Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản cho họ, phát
hành và chuộc lại chứng khoán
1.1.5.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Nhìn chung các hoạt động cơ bản của NHTM đều hướng tới mục tiêutối cao, chi phối các hoạt động khác đó là tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợinhuận và đạt được mục tiêu an toàn Về cơ bản một NHTM thường xuyênthực hiện các hoạt động chính sau:
- Huy động vốn: Đây là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân
ngân hàng cũng như đối với xã hội Trong hoạt động nay NHTM được phép
sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để huyđộng các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vayđối với nền kinh tế Kết quả của hoạt động huy động vốn là tạo ra nguồn vốn
để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế
- Hoạt động sử dụng vốn: Là việc ngân hàng sử dụng vốn của mình và
các nguồn vốn ổn định khác để cho vay đối với các chủ thể kinh tế và thựchiện đầu tư Đây là hoạt động quan trọng nhất quyết định đến khả năng tồn tại
Trang 37Nhận bảo quản các tài sản giấy tờ có giá; Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàngbạc, đá quý; Tư vấn tài chính…
1.2 Yêu cầu đánh giá kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng
Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập vàphát triển, thông tin kinh tế, tài chính – ngân hàng ngày càng chiếm thị phầnlớn trên các trang báo điện tử, trong đó những thông tin về ngân hàng đã thuhút được sự quan tâm của đông đảo dư luận xã hội Để ngày càng khẳng địnhvai trò, vị trí và năng lực bản thân, nhà báo luôn phải học hỏi, trau dồi trình
độ nghiệp vụ và kiến thức chuyên sâu về tài chính - ngân hàng để tác phẩm domình tạo ra luôn đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của công chúng Đặcbiệt khi tác nghiệp về những vấn đề liên quan đến ngân hàng, nhà báo cần lưu
ý một số yêu cầu sau:
1.2.1 Yêu cầu đánh giá về quy trình tác nghiệp
Quy trình tác nghiệp của nhà báo hiện nay bao gồm các công đoạn sau:
Đề nghị cung cấp thông tin: Trước khi đề nghị cung cấp thông tin, nhà
báo cần phải nêu được lý do, mục đích của việc sử dụng thông tin Nhữngthông tin này có thể được công khai mà chưa từng được công khai hoặc đókhông thuộc những dữ liệu thông tin bí mật quốc gia, nhà báo có thể đặt vấn
đề và yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân có thẩmquyền cung cấp thông tin mà cơ quan, cá nhân đó phụ trách Căn cứ vào LuậtBáo chí thì cơ quan được đề nghị cung cấp thông tin và người có trách nhiệmcung cấp thông tin sẽ trả lời phỏng vấn hoặc cung cấp thông tin theo các hìnhthức khác mà nhà báo yêu cầu như: thông tin, dữ liệu được chứa đựng trongvăn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản điện tử, tranh,ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác được người
có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu
Trang 38Hiện nay nhà báo có khá nhiều nguồn để tiếp cận và khai thác thông tinliên quan đến lĩnh vực ngân hàng:
Một là, thông qua các cơ quan QLNN: Các cơ quan QLNN mà nhà báo
có thể đề nghị cung cấp thông tin có thể là Thủ tướng Chính phủ, ý kiến củacác đại biểu Quốc hội, Thống đốc NHNN Việt Nam, đại diện lãnh đạo NHNNcủa 63 tỉnh thành phố trên cả nước Đó cũng có thể là đại diện lãnh đạo cácđơn vị Vụ, Cục thanh tra giám sát NHNN, cơ quan quản lý tài sản của TCTD(VAMC)…
Hai là, thông qua NHTM: Theo quan điểm từ nguồn này nhà báo có
thể tiếp xúc và phỏng vấn đại diện ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh,ngân hàng vốn nước ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính, cácTCTD hợp tác…
Ba là, thông qua giới Chuyên gia kinh tế: Đây là giới chuyên gia kinh
tế - tài chính chuyên theo dõi và nghiên cứu các vấn đề cả vĩ mô và vi mô liênquan mọi mặt hoạt động lĩnh vực ngân hàng Họ chuyên theo dõi và đưa ranhững nhận định sâu sắc những vấn đề liên quan đến sự lưu thông của nềnkinh tế
Bốn là, ngoài các nguồn tin trên, nhà báo có thể thông qua các nguồn
tin khác như ý kiến của người dân; sự phản ánh của các doanh nghiệp; cácnhà nghiên cứu hoặc là những đúc kết kinh nghiệm của chính bản thân nhàbáo
Phạm vi cung cấp thông tin: Căn cứ vào chức năng, quyền hạn và
nghĩa vụ của mỗi đơn vị, tổ chức, cá nhân (gọi chung là nguồn tin) có tráchnhiệm mà nhà báo yêu cầu cung cấp thông tin trong phạm vi đơn vị quản lý.Nguồn tin không được phép cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ,trì hoãn việc cung cấp thông tin; làm giả thông tin Người yêu cầu cung cấpthông tin; làm giả thông tin Người yêu cầu cung cấp thông tin luôn phải đượctôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi khi lấy tin
Trang 39Xử lý dữ liệu và truyền thông: Nhà báo phải đảm bảo thu thập đầy đủ
các dữ liệu Kiểm tra, đối chiếu lại với bên cung cấp thông tin khi phát hiệncác dữ liệu có hoài nghi Khi truyền thông, nhà báo cần biết cách tổng hợp vàchắt lọc thông tin, xác định những thông tin có thể cung cấp ra công chúng,những thông tin phải tuyệt đối giữ bí mật cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp Một mặt, nhà báo cần nỗ lực phản ánh càng nhiều thông tincàng tốt, nhưng mặt khác không nên gây tác động xấu đến hình ảnh của đốitượng
1.2.2 Yêu cầu đánh giá về nội dung tác phẩm
Một tác phẩm báo chí, cho dù chỉ là một tin vắn vài chục chữ hay mộtbài phóng sự dài và được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào (text, ảnh, audio,video, đồ hoạ…) đều nhằm mục đích phản ánh chân thực, khách quan những
sự kiện, vấn đề, sự việc có thực xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, thể hiệntính thời sự, có ý nghĩa xã hội và luôn luôn được công chúng quan tâm, theodõi Để đạt được các yêu cầu nêu trên, một tác phẩm báo chí bao giờ cũng cầnphải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản chung như sau:
Về mặt nội dung: Nội dung của tác phẩm báo chí phải đảm bảo được
những yêu cầu về nội dung phải mang ý nghĩa và tính định hướng rõ ràng.Trong đó, tiêu đề cũng là một loại nội dung đặc biệt của tác phẩm báo chí Nó
là sự biểu đạt cô đọng nội dung, thể hiện bản chất, tư tưởng của tác phẩm, làyếu tố tiếp xúc đầu tiên giữa tác phẩm với công chúng Việc đặt đầu đề cótính quyết định số phận của bài báo, nó là yếu tố đầu tiên thu hút sự quan tâmcủa người đọc để họ tự quyết định xem có cần phải đọc cả nội dung bài nào
đó hay không? Ngoài ra, nội dung của tác phẩm báo chí phải đảm bảo:
+ Tính thời sự: Tức là thông tin phải đáp ứng kịp thời về những cái
mới Đó là những sự việc, sự kiện, con người, hoàn cảnh, tình huống vừa xảy
ra, đang xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra, Nhà báo cung cấp cho công chúng thôngtin về những sự thật của đời sống xã hội nói chung Ngoài ra, khi tác nghiệp
Trang 40về ngân hàng, một ngành kinh tế với nhiều vấn đề có tính chất đặc thù riêng,nhà báo phải lựa chọn cho mình những tiêu chí đánh giá cụ thể hơn, xác thựchơn và nhóm vào từng nhóm đối tượng nhất định Bên cạnh đó, nhà báo phảibiết cách xác định thời điểm tiến hành khai thác và phản ánh thông tin sao chohiệu quả và chính xác, có như vậy mới đáp ứng tốt nhất đòi hỏi về tính thời sựcủa tác phẩm.
+ Tính xác thực: Nhà báo phải phản ánh một cách chính xác, có địa
điểm, có nhân chứng và thời gian, không gian cụ thể Tuyệt đối không đượcbịa đặt hoặc thêm bớt một cách tuỳ tiện trong quá trình thông tin về sự thật.Yêu cầu này vô cùng quan trọng vì ngay cả một nhà báo kinh nghiệm, để đảmbảo chính xác, họ thường xuyên phải thận trọng và kiểm chứng tất cả cácthông tin từ tên nhân vật, chức danh, đến việc kiểm tra thông tin, con số, dữliệu Kiểm chứng thông tin, kiểm tra lại nguồn tin là thao tác cần thiết để đảmbảo những gì phóng viên thu nhận được là chính xác Đối với nhà báo kinh tế,khi tác nghiệp về ngân hàng càng phải cẩn trọng hơn hết, vì thế nhà báo cần
đề ra cho mình một số tiêu chí đánh giá riêng, sao cho vừa đảm bảo tínhkhách quan, trung thực, vừa thể hiện tính an toàn hệ thống thông tin kinh tế,tránh gây ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, chính trị Tính định hướng trực tiếpcủa những thông tin mà nó phản ánh: Tác giả phải thể hiện một thái độ và lậptrường rõ ràng trong bài viết Lập trường này dựa trên cơ sở là pháp luật, đạođức, truyền thông….của cộng đồng
Về mặt hình thức: Kết cấu phải đảm bảo các yếu tố ngắn gọn, phù hợp
với nội dung của từng thể loại báo chí; kết cấu gắn liền với sự thật, ngôn ngữgần gũi với đời sống, đơn giản, chính xác và dễ hiểu Tuy nhiên, ở một sốtrường hợp cần thiết, nhà báo cần phải thể hiện lối phân tích, diễn tả bài bảntheo một hệ thống tổng thể hoàn chỉnh Nhà báo có thể sử dụng ngôn ngữchuyên ngành để lột tả vấn đề một cách hiệu quả nhất