Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay (Trang 52 - 85)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo

2.2.1. Đánh giá thành công

2.2.1.1 Đa dạng các nhóm thông tin

Để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát, phân tích nội dung 310 bài viết liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trên các báo điện tử được khảo sát, cụ thể như: Báo Cần Thơ (66 bài báo); Báo Cà Mau (70 bài báo) và Báo Sài Gòn Giải Phóng (174 bài báo). Thời gian tiến hành khảo sát là những bài viết liên quan đến lĩnh vực ngân hàng được diễn ra trong khoảng đầu năm 2017 đến hết năm 2019 và thu nhận được 310 bài viết.

Số lượng bài viết được tổng hợp từ các báo điện tử cụ thể như sau:

STT Tên báo điện tử Tên website Số lượng

bài viết

1 Báo Cần Thơ https://baocantho.com.vn 66

2 Báo Cà Mau http://baocamau.com.vn 70

3 Báo Sài Gòn Giải Phóng https://www.sggp.org.vn 174

Tổng cộng 310

Khảo sát trên 3 trang báo điện ở Báo Cần Thơ, Báo Cà Mau và Báo Sài Gòn Giải Phóng từ đầu năm 2017 đến cuối năm 2019, bình quân một bài báo thường dài từ 700-900 từ. Một bài “đinh” trong bài báo thường dài từ 1.200 – 1.400 từ. Tin thường dưới 400 từ, tin vắn thường dưới 100 từ. Cấu trúc câu trên trang báo điện tử, cách dùng từ đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp nhận thông tin và có xu hướng gần với báo chí hiện đại. Trong đó, các toà soạn yêu cầu phóng viên khi hoàn chỉnh một bài báo phải có tít lớn, sapo, tít xen, có lời dẫn box…để việc trình bày trên báo điện tử hấp dẫn hơn và độc giả dễ tiếp nhận thông tin hơn.

Căn cứ vào nội dung về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trong các bài báo được thể hiện, tác giả phân chia thành các nhóm:

- Nhóm 1: Số liệu, báo cáo - Nhóm 2: Phân tích, đánh giá - Nhóm 3: Bài PR

Dưới đây là bảng số lượng bài viết theo các nguồn tin và 3 nhóm mà tác giả tổng hợp được, cụ thể như sau:

STT Nhóm thể hiện nội dung Nguồn từ cơquan QLNN Nguồn từ

NHTM Ý kiến

khác Tổng

(%)

1 Số liệu, báo cáo 102 21 4 127 (41%)

2 Phân tích, đánh giá 38 52 9 99 (31,9%)

3 Bài PR 11 67 6 84 (27,1%)

Tổng cộng 151 (48,7%) 140

(45,2%) 19 (6,1%) 310 (100%)

Biểu đồ 2.1: Các nhóm thể hiện nguồn tin

Bao gồm các bài viết mang tính thời sự, xác thực và có định hướng rõ ràng. Đây là nhóm thông tin được chiếm nhiều nhất, với 127/310 bài viết (chiếm 41%).

Thông qua các nguồn tin từ cơ quan QLNN, các NHTM hay từ các ý kiến của người dân, doanh nghiệp…Ngôn ngữ thể hiện thông qua số liệu là chính, kết cấu đơn giản.

- Các bài viết có thông tin từ cơ quan QLNN:

Các bài viết liên quan đến vấn đề ngân hàng được lấy thông tin tư cơ quan QLNN mà tác giả luận văn khảo sát ở đây là: Thống đốc NHNN Việt Nam, Thủ tướng Chính Phủ, lãnh đạo NHNN ở 3 tỉnh được khảo sát… Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 310 bài viết thì nguồn tin được nhà báo thể hiện qua số liệu, báo cáo từ các cơ quan QLNN chiếm số lượng nhiều nhất trong 3 nguồn thông tin được khảo sát, với 151/310 bài viết, chiếm khoảng 48,7% tổng số bài viết của luận văn.

Theo phân tích qua các nhóm thể hiện nội dung thông tin cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: Số liệu, báo cáo, có 102 bài (chiếm 67,5%) + Nhóm 2: Phân tích, đánh giá, có 38 bài (25,2%) + Nhóm 3: Bài PR, có 11 bài (7,3%)

Biểu đồ 2.2: Nguồn thông tin từ cơ quan QLNN

Về mặt nội dung và hình thức, các bài viết này đều được trình bày khá đẹp, dễ đọc, dễ theo dõi, có số liệu chứng minh kèm (ảnh, biểu đồ, đồ thị minh hoạ đính kèm với màu sắc hấp dẫn). Nội dung thông tin đưa ra đều phù hợp với tiêu đề bài viết, tuy nhiên các nhóm thông tin đề có sự khác biệt rõ rệt.

Điển hình như bài viết: “Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp tiếp cận vốn” của Nhà báo Gia Bảo được đăng trên báo điện tử Cần Thơ ngày 03/2/2018 trên chuyên trang Đầu tư – Tài chính, bài viết nêu rõ những tín hiệu tích cực xoay quanh việc tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng đạt 18,17%. Lãi suất cho vay VND giảm 0,5-1%/năm và thực hiện các chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tốt hơn. Đồng thời, tác giả Gia Bảo cũng đã có rất nhiều bài báo được trích từ các văn bản, báo cáo xoay quanh các vấn đề lãi

suất, nợ xấu, tăng trưởng tín dụng, ban hành chỉ thị của NHNN… Hay như bài viết: “Nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm” của tác giả Linh Chi được đăng trên Báo điện tử Cần Thơ ngày 26/2/2018, bài viết tác nêu ra cụ thể nội dung văn bản số 1126/NHNN/TTGSNH gửi các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu nghiêm túc triển khai thực hiện việc đảm bảo an toàn giao dịch tín dụng, tiền gửi tiết kiệm tại các TCTD.

Nhìn sang báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng các bài viết được khai thác từ nguồn tin từ cơ quan QLNN cũng rất đa dạng như bài viết: “Yêu cầu không hạn chế thời gian hoạt động ATM vào ban đêm” của nhà báo Hàm Yên được đăng trên trang báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng ngày 11/5/2017 trên chuyên trang Ngân hàng – Chứng khoán với nội dung NHNN yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ rà soát lại toàn bộ hệ thống ATM của mình, đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống ATM theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 36/2012/TT-NHNN năm 2012.

Theo đó, việc kết hợp các thông tin khai thác từ số liệu, báo cáo nguồn từ cơ quan QLNN, từ đó các nhà báo đã đề xuất một số giải pháp hay những cảnh báo về ngân hàng đến đọc giả. Ví dụ cụ thể bài viết “Ngân hàng ngại bong bóng bất động sản” của nhà báo Hạnh Nhung ngày 26/5/2017, dựa vào thống kê của NHNN chi nhánh TPHCM về tổng số dư nợ liên quan đến BĐS chiếm 10,88%.

Hay các bài viết của trang báo điện tử Cà Mau như: “Thông tư số 39 - Mức chênh lệch lãi suất vay không lớn” được đăng trên báo điện tử Cà Mau ngày 30/6/2017 tác giả Việt Mỹ, đã căn cứ vào thông tư 39 đưa đến độc giả hiểu đúng về quy định. Tiêu biểu là bài viết “Mạng lưới ngân hàng ngày càng được lan rộng” tác giả Việt Mỹ được đăng ngày 26/6/2018 đã dựa trên báo cáo của ngân hàng nhà nước và thông tư 21/2103 TT-NHNN về quy định mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Theo đó, tác giả đã phân tích, nhìn nhận

ở góc độ rộng hơn, thực tế hơn. “Xử phạt ngân hàng để máy ATM không hoạt động” của tác giả Nhung Nguyễn đăng trên báo điện tử SGGP ngày 1/2/2019 bài viết có sự kết hợp giữa số liệu và chỉ đạo của cơ quan QLNN cụ thể ở đây là NHNN yêu cầu kịp thời xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp máy ATM thiếu tiền, không hoạt động do lỗi chủ quan của ngân hàng thương mại.

- Nguồn thông tin từ NHTM

Theo quan điểm những thông tin khai thác từ các ngân hàng, tác giả luận văn tiến hành khảo sát ở đây là ý kiến đại diện các lãnh đạo ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng chính sách xã hội…Quá trình khảo sát cho thấy, trong số 310 bài viết tổng hợp được, thì số này đứng thứ hai sau nguồn tin từ cơ quan QLNN, với 140/310 bài báo (chiếm khoảng 45,2%).

Trong đó, các nhóm thể hiện nội dung thông tin từ nguồn NHTM này được tổng hợp cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: Số liệu, báo cáo, có 21 bài (chiếm 15%) + Nhóm 2: Phân tích, đánh giá, có 52 bài (37,1%) + Nhóm 3: Bài PR, có 67 bài (47,9%)

Cũng như thông tin từ nguồn cơ quan QLNN, nhìn chung về nội dung và hình thức, các bài viết này đều có lối trình bày khoa học. Một số bài viết có số liệu dẫn chứng cụ thể, đăng kèm ảnh, biểu đồ, đồ thị minh hoạ, dễ theo dõi.

Nội dung bài viết và tiêu đề đều phù hợp với nhau, tuy nhiên các nhóm thể hiện thông tin có khác nhau.

Biểu đồ 2.3: Nguồn thông tin từ NHTM

Căn cứ vào nguồn tin nhà báo khai thác từ cơ quan QLNN, NHTM, doanh nghiệp hay từ các ý kiến của người dân phản ánh. Cụ thể, ở nhóm này thường là những bài viết được thể hiện thông qua cuộc phỏng vấn sâu của các đơn vị lãnh đạo của cơ quan QLNN, NHTM. Dựa trên cơ sở số liệu thu thập được, những ý kiến, quan điểm cá nhân và một số đại diện, từ đó nhà báo tiến hành phân tích các thông tin liên quan đến ngân hàng một cách chuyên sâu hơn, so sánh số liệu dưới nhiều góc độ thể hiện một cách hệ thống, logic để tìm hiểu nguyên nhân (bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan) làm sáng tỏ vấn đề đang diễn ra đang theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực.

Những lý lẽ, lập luận có thể do nhà báo thu thập được từ các đối tượng khi phỏng vấn, có khi là những chính kiến từ bản thân nhà báo nhằm làm cho bài viết thể hiện tính khái quát, toàn diện sâu sắc, hơn về ngành ngân hàng hiện nay.

Cùng với đó, các bài viết có nguồn tin từ các NHTM của rất đa dạng và phong phú. Như bài viết trên báo Cần Thơ: “Dư nợ cho vay của HDBank tại ĐBSCL đạt gần 10.000 tỉ đồng” của tác giả Minh Huyền ngày 29/8/2019

được trích từ báo cáo của HDBank về dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng 7 tháng gần 17% so với cùng kỳ, cao hơn mặt bằng chung 13%. Bên cảnh đó, các bài viết được nhận từ nguồn kinh phí từ ngân hàng như: “VietinBank đẩy mạnh số hoá hệ sinh thái ngân hàng” ngày 4/5/2019 trên báo điện tử SGGP của tác giả B.N hay bài viết “Ngân hàng Bản Việt lì xì tiền mặt, tặng vàng đầu năm cho mọi khách hàng” đăng trên báo điện tử Cần Thơ.

Đáng chú, ở bài viết “Ngân hàng giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp” tác giả Việt Mỹ đăng trên Báo điện tử Cà Mau ngày 19/6/2017 đã thông qua số liệu tác giả đã đi sâu tìm hiểu và đưa ra giải pháp hợp lý giúp doanh nghiệp mới thành lập được tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng mức lãi suất ưu đãi, để giấc mơ của doanh nghiệp mới khởi nghiệp sớm trở thành hiện thực.

Ở đây, các bài viết không chỉ thể hiện trình độ chuyên môn cao về nghiệp vụ báo chí mà còn thể hiện kiến thức hiểu biết về lĩnh vực ngân hàng.

Dựa trên cơ sở thông tin, số liệu thu thập được, nhà báo thể hiện bài viết bằng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ phân tích sâu sắc thể hiện vốn kiến thức của mình về lĩnh vực này. Tiêu biểu ở nhóm này là bài viết “Ngân hàng bảo tự nguyện, người vay than phiền” của tác giả Việt Mỹ, đăng trên Báo điện tử Cà Mau ngày 12/8/2019.

“Các ngân hàng cho rằng loại hình dịch vụ này là một sự hồi sinh sau rủi ro hay là tấm lá chắn đối với người vay. Vì khi người vay gặp bất trắc thương tật do tai nạn hay tử vong, lúc này người vay vốn mất khả năng chi trả cho ngân hàng, thì công ty bảo hiểm của ngân hàng sẽ đứng ra tất toán cho người vay. Và suy xét cho cùng, thì đây là một loại hình bảo hiểm thương mại thì phải xuất phát từ sự tự nguyện của người tham gia. Thế nhưng hầu hết các hợp đồng bảo hiểm tín dụng hiện nay đều phát sinh hiệu lực cùng thời điểm với hợp đồng tín dụng . Tức là hợp đồng vay và bảo hiểm khoản vay được ký cùng lúc?”

Bài viết cho thấy, phải là người có kiến thức, am hiểu về ngân hàng, vốn kinh nghiệm dày dặn; đồng thời phải có quá trong nghiên cứu nghiêm túc các văn bản pháp luật liên quan thì mới có thể đưa ra kết luận đanh thép về tình hình của ngân hàng hiện tại.

- Tổng hợp từ ý kiến khác

Ngoại các nguồn thông tin trên, tác giả còn tổng hợp các nguồn ý kiến khác về đề tài ngân hàng. Kết quả khảo sát cho thấy, ở nguồn này tuy số lượng bài viết không nhiều như các nguồn thông tin khác, nhưng chất lượng bài viết vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm phân tích, đánh giá từ ý kiến của người dân, doanh nghiệp hay chính tác giả của bài báo. Hướng tiếp cận từ nguồn này cũng được chia thành 3 cấp độ thông tin, với số lượng cụ thể:

+ Nhóm 1: Số liệu, báo cáo, có 4 bài (chiếm 21,1%) + Nhóm 2: Phân tích, đánh giá, có 9 bài (47,4%) + Nhóm 3: Bài PR, có 6 bài (31,5%)

Biểu đồ 2.4: Thông tin từ các nguồn ý kiến khác

Nguồn tin này, xét về mặt hình thức lẫn nội dung cũng đã được trình bày dễ theo dõi, có ảnh, biểu đồ, đồ thị minh hoạ đính kèm.

Căn cứ vào nguồn tin nhà báo khai thác được từ doanh nghiệp, từ người dân tiến hành phân tích và so sánh số liệu dưới nhiều góc độ, thể hiện một cách hệ thống. Bài viết: “Đáp ứng nhu cầu “nóng” của tiểu thương” của tác giả Việt Mỹ ngày 16/9/2019 trên báo điện tử Cà Mau với nguồn thông tin đến từ các tiểu thương cung cấp “Hiện nay, nhiều tiểu thương ở chợ cũng rất cần nguồn vốn để nhập hàng. Trước đây, họ thường mong chờ vào những chương trình ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội để được vay, thì nay một số ngân hàng thương mại đã về đến nông thôn mức lãi suất dao động từ 12- 14%/năm. Bà Ngô Thị Đượm, tiểu thương ở nhà lồng Chợ Cái Nước ở biết:

“Nhân viên tín dụng của ngân hàng đến tận nơi để thực hiện giao dịch, lãi suất cho vay tín chấp sẽ cao hơn thế chấp, như so với vay “tín dụng đen” hay các công ty tài chính thì vẫn thấp hơn rất nhiều, nên người vay rất an tâm.

Hầu như người buôn bán ai cũng phải vay vốn, bán nhỏ thì vay ít, bán lớn thì vay nhiều”. Hoặc bài viết “Tín dụng đen thời công nghệ” của tác giả Việt Mỹ ngày 30/7/2019 trên báo điện tử Cà Mau “Theo nhiều người dùng đã phản ánh trên các ứng dụng vay tiền, đa số họ cho biết một số ứng dụng duyệt vay khá nhanh nhưng số tiền và lãi suất lại không hề thấp như cam kết.

Chị Đ.M.N cho hay: “Khi chị muốn vay số tiền 2 triệu đồng với thời hạn lãi 15 ngày nhưng chỉ được ứng dụng Uvay – Vay tiền nhanh chấp nhận cho vay với số tiền 1,6 triệu đồng, lãi phải trả 660.000 đồng/15 ngày. Như vậy tính ra, mức lãi suất là gần 50%/15 ngày tương đương khoảng 44.000 đồng/ ngày một mức lãi suất khó có thể chấp nhận”.

- Về sự am hiểu và nhóm thể hiện thông tin ngân hàng

Nội dung được tác giả thể hiện qua câu hỏi: “Trong các nhóm thông tin dưới đây, Anh/Chị thường thể hiện bài viết của mình theo nhóm nào nhất?”

Nhóm 1: Số liệu, báo cáo Nhóm 3: Bài PR

Nhóm 2: Phân tích, đánh giá Các thể loại khác

Khảo sát về các nhóm được tác giả thể hiện trong bài viết, có 59/98 phiếu (chiếm 60,2%) chọn Nhóm 1: Số liệu, báo cáo; với 22/98 (chiếm 22,4

%) ở Nhóm 2: Phân tích đánh giá; tiếp đó là Nhóm 3: Bài PR (chiếm 11,6 %) và số còn lại là các thể loại khác. Nhìn vào đây ta thấy rõ ở nhóm Số liệu báo cáo chiếm thị phần đa số so với các nhóm còn lại; ngược lại thì các thông tin ở thể loại khác chiếm tỷ trọng khá ít.

2.2.1.2 Từng bước hoàn thiện kỹ năng tác nghiệp của nhà báo

Qua khảo sát thực tế, hầu hết lãnh đạo các tòa soạn có báo điện tử ở 3 tỉnh đã có sự quan tâm đến việc phát triển của mảng kinh tế tài chính ngân hàng và xem đó là xu thế phát triển sắp tới. Từ đó, lãnh đạo các tòa soạn xây dựng nhiều phương án, kế hoạch phát triển để thay đổi quy trình, hình thức truyền tải thông tin và trong đó xác định kỹ năng tác nghiệp báo chí của nhà báo, biên tập viên… mang tính đột phá. Từ đó, các tòa soạn báo quan tâm hơn việc cử phóng viên, nhà báo… tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực trong thực hiện quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, một số nhà báo bước đầu đã nắm được các kỹ năng tác nghiệp về lĩnh vực kinh tế và kỹ năng sử dụng các loại hình đa phương… trên báo mạng điện tử. Bên cạnh đó, khuyến khích trao dồi thêm kiến thức ở lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Hiện nay, trên 3 trang báo điện tử được khảo sát đã có chuyên trang cập nhật thông tin ngân hàng hằng ngày. Cụ thể, Báo điện tử Cần thơ có chuyên trang: Đầu tư – tài chính; Báo điện tử Cà Mau có chuyên trang: Tài chính;

chuyên trang: Ngân hàng – Chứng Khoán của Báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng. Chuyên trang này cũng được thiết kế trong phần kinh tế của báo điện tử. Các chuyên trang này chủ yếu truyền tải thông tin về tài chính, hoạt động của các ngân hàng. “Qua thực tế quản lý, theo dõi tác nghiệp của phóng viên thấy có nhiều thuận lợi. Đặc biệt là được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay (Trang 52 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w