Khuyến nghị cụ thể cho 3 tờ báo được khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay (Trang 101 - 109)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Khuyến nghị cụ thể cho 3 tờ báo được khảo sát

Thực tế có đến 90% số nhà báo, biên tập viên của tòa soạn báo điện tử ở Cần Thơ hiện chưa qua đào tạo chuyên ngành ngân hàng. Trong khi yêu cầu các nhà báo phải có chuyên môn vững chắc và có tính chuyên nghiệp cao.

Đồng thời yêu cầu nhà báo đa năng phải giỏi ngoại ngữ, tin học, năng động, nhạy bén, có kiến thức sâu, rộng trên nhiều lĩnh vực và thành thạo các kỹ

năng đa phương tiện để làm báo điện tử (đồ họa, video, audio…). Do đó, nhà báo phải được trang bị “tổng hợp” các kỹ năng làm báo hiện đại.

Do đó, lãnh đạo các tòa soạn báo cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, ngoài trang bị cho đội ngũ nhà báo có trình độ chuyên môn vững chắc, bản lĩnh chính trị vững vàng thì còn trang bị đầy đủ các kỹ năng, kỹ thuật làm báo “tổng hợp” từ báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử, thậm chí làm báo cho điện thoại di động.

Bên cạnh đó, cần phải bố trí, sử dụng đội ngũ nhà báo trong các tòa hợp lý hơn để phát huy được nguồn lực tổng hợp cho hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí. Vì thực tế, hiện nay, cách tổ chức bộ máy tòa soạn và bố trí sử dụng cán bộ, phóng viên của Báo Cần Thơ còn nhiều bất cập, chồng chéo công việc lên nhau, nhiều khâu trung gian nên chưa phát huy tốt năng lực cá nhân. Quy trình xuất bản sản phẩm báo chí còn qua nhiều khâu trung gian không cần thiết, mất nhiều thời gian, bộ máy chưa tinh gọn.

Bộ máy tổ chức các tòa soạn hiện nay vẫn theo kiểu làm báo in, một tác phẩm tin, bài của phóng viên trước khi được đăng tải phải qua nhiều công đoạn thay vì chỉ cần qua hai hoặc 3 khâu trung gian là được. Tin, bài từ phóng viên trình lãnh đạo phòng xử lý ( biên tập, dàn trang….) rồi trình Ban Biên tập duyệt xuất bản đăng báo điện tử và báo in.

Đặc biệt là cần áp dụng hệ thống quản trị nội dung CMS trong hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí trên trang điện tử để rút ngắn thời gian xử lý trước khi đăng tải, tạo ra môi trường hoạt động chuyên nghiệp cho cả toà soạn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng đội ngũ phóng viên, nhà báo ở các tòa soạn cũng chưa thật sự phát huy hết năng lực của từng cá nhân. Hiện nay, hầu hết phóng viên, nhà báo được phân công theo lĩnh vực mà ít khuyến khích phóng viên sáng tạo tác phẩm báo chí đa lĩnh vực nên dẫn đến tình trạng phóng viên, nhà báo “bí” đề tài, sáo mòn về nội dung và cách thể hiện bài viết sau một

thời gian dài chuyên trách một lĩnh vực. Từ đó, nhiều phóng viên, nhà báo bị

“ì”, thiếu linh hoạt và năng động trong sáng tạo tác phẩm báo chí. Trong khi, phóng viên, nhà báo cần phải có kiến thức sâu, rộng ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nhà báo phải tự đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nói chung, kỹ năng tác nghiệp đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng. Mặc dù đội ngũ những người làm báo điện tử hiện nay đang áp đảo rất nhiều so với các loại hình báo chí khác, nhưng nhiều ý kiến cho rằng tính chuyên nghiệp trong việc tiếp cận nguồn tin cũng như kỹ năng xử lý và đưa tin trên báo điện tử của một số nhà báo còn hạn chế nhất định. Nhiều trường hợp nhà báo chưa hiểu hết những thuật ngữ chuyên ngành, đặc biệt là những thuật ngữ chuyên sâu của ngân hàng dẫn đến việc đưa tin sai lệch. Từ đó, công chúng tiếp nhận thông tin không đúng với thực tế. Điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Thậm chí còn làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý, giám sát, chỉ đạo và điều hành của Đảng và nhà nước. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo luôn là điều quan trọng. Nhà báo cần thường xuyên tham gia các khoá đào tạo và tự đào tạo bản thân, cập nhật những kiến thức về mới nghiệp vụ và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách, đặc biệt là những văn bản mới quy định về mảng ngân hàng.

3.3.2. Đối với báo Cà Mau

- Đối với các cơ quan quản lý báo chí

Lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí bao gồm Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và truyền thông . Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo Đảng hoạt động phụ thuộc rất lớn vào nguồn ngân sách “bao cấp” của Đảng. Chính vì thế, việc đầu tư kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển toà soạn

Lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí bao gồm Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông. Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo Đảng

hoạt động phụ thuộc rất lớn vào nguồn ngân sách “bao cấp” của Đảng. Chính vì thế, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển tòa soạn đa phương tiện theo yêu cầu phát triển của báo chí hiện đại nhiều tòa soạn không đủ khả năng về tài chính và nguồn nhân lực.

Trong khi đó, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc có vai trò to lớn trong việc quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí. Vì thế, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị cho trước mắt và lâu dài để các tòa soạn hoàn thành tốt nhiệm vụ và đáp ứng được yêu cầu phát triển của báo chí hiện đại. Đó là một nhu cầu bức xúc và chính đáng của các tòa soạn trong xu hướng phát triển chung của báo chí đa loại hình, đa phương tiện, phát hành trên môi trường internet hiện nay.

Do đó, để các tòa soạn báo tồn tại và phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trong trong môi trường truyền thông hiện đại và đời sống sống chính trị xã hội trong nước và quốc tế ngày càng phức tạp, lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, nhất là Tỉnh ủy, Thành ủy cần quan tâm đầu tư đúng mức về nhu cầu hạ tầng kỹ thuật và nhân lực để các tòa soạn báo của Đảng phát triển theo kịp với “nhịp sống” báo chí hiện đại trong nước và khu vực.

Các cơ quan quản lý báo chí cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các tòa soạn báo của Đảng, các nhà báo chủ động hơn trong việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nhân lực để làm báo đa phương tiện vì đó là xu thế tất yếu hiện nay. Bên cạnh đó, lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí cần có cơ chế, sách sách cụ thể hơn, kịp thời hơn trong việc định hướng thông tin, tuyên truyền những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí làm tốt vai trò báo chí của mình với công chúng. Tránh tình trạng hoạt động theo phong trào, hình thức, kém hiệu quả.

- Đối với các cơ quan quản lý thông tin:

Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác nghiệp của nhà báo cũng như nâng cao kỹ năng xử lý vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng, cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm đối với hoạt động cung cấp thông tin kinh tế nói chung, đặc biệt là các thông tin về ngân hàng nói riêng. Bởi vì, hoạt động của ngành ngân hàng luôn bao trùm lên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nếu thông tin về tài chính – ngân hàng bị bưng bít và khi và không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hệ thống ngân hàng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, gây bất ổn với nền kinh tế. Do vậy, mảng ngân hàng luôn là vấn đề cần phải được cơ quan QLNN thông tin kịp thời, công khai, minh bạch.

Không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khi cung cấp thông tin cho nhà báo. Ngoài việc bố trí cán bộ đầu mối, chuyên phụ trách cung cấp thông tin cho nhà báo, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khi cung cấp thông tin cho nhà báo cũng là một trong những giải pháp thiết thực. Bên cạnh đó, các cơ quan QLNN, các ngân hàng, TCTD phải thống nhất tuyệt đối các nội dung thông tin khi cung cấp cho nhà báo dưới mọi hình thức khác nhau, tránh tình trạng sai lệch về số liệu, gây khó khăn cho quá trình tác nghiệp, cũng như kỹ năng xử lý vấn đề của nhà báo. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà báo tác nghiệp một cách nhanh nhạy, kịp thời và đầy đủ nhất.

Người có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí hoặc người được uỷ quyền cung cấp thông tin cho báo chí phải bao gồm cả việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu đòi hỏi cung cấp thông tin của công chúng nói chung, cũng như của nhà báo nói riêng. Người chịu trách nhiệm phát ngôn cho báo giới phải nhận thức rõ ràng, những thông tin về ngân hàng này không chỉ được cung cấp tới công chúng, phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân, mà còn có nhiệm vụ phản ánh tình hình “sức khoẻ” của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Ở vĩ mô hơn, chúng còn phản ánh được mức độ an toàn của nền kinh tế - xã hội.

3.3.3. Đối với báo Sài Gòn Giải Phóng

Bên cạnh đó là vấn đề tạo, các tòa soạn báo cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích các phóng viên, nhà báo, nhất là phóng viên trẻ học thêm chuyên ngành báo chí và học thêm các lớp kỹ năng làm báo đa phương tiện.

Vì việc đào tạo theo chỉ tiêu hằng năm của từng cơ quan có số lượng rất ít, không đáp ứng được yêu

cầu nền các tòa soạn cần khuyến khích, động viên phóng viên, nhà báo… tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm báo ngoài đối tượng được cử đi đào tạo hằng năm. Tuy nhiên, bản thân phóng viên, biên tập viên muốn tồn tại và phát triển bền vững với công việc làm báo của mình, ngoài việc được cơ quan hỗ trợ thì phải chủ động tự trang bị cho mình trang thiết bị, kiến thức và các kỹ năng làm báo đa phương tiện. Đồng thời phải thường xuyên rèn luyện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị để đáp ứng được yêu cầu làm báo trong tình hình mới.

Cơ quan quản lý báo chí cần phải xây dựng quy trình hoạt động nghiệp vụ một cách hợp lý và khoa học về việc tiếp nhận, phân loại, xử lý các vấn đề về ngân hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Quy trình này cũng thể hiện rõ trách nhiệm ở từng khâu, vừa đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, vừa đảm bảo quá trình phản hồi ý kiến liên quan đến văn bản pháp luật, kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống, cũng như việc tiếp nhận, xử lý phản hồi đối thoại với công chúng và chính quyền khi cần thiết.

Mở rộng mô hình liên kết đào tạo giữa những toà soạn và nhà trường để đưa nội dung thông tin tài chính – ngân hàng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo hiện nay vào chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí. Mặc dù, một số thuật ngữ về đầu tư, ngân hàng hay chính sách tiền tệ..đã trở nên quen thuộc và được các phương tiện truyền thông phổ biến hằng ngày. Tuy nhiên, không phải nhà báo nào cũng am hiểu tường tận và biết cách lý giải

cho những thuật ngữ trên, do đó để có những bài viết phân tích chuyên sâu, hay viết bài mang tính dự báo xu thế diễn biến tài chính – ngân hàng, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro đối với nhà báo là đương đối khó, rất ít nhà báo thể hiện được.

Cần tăng cường khai thác, nghiên cứu nghiệp vụ báo chí quốc tế, nhằm học tập kinh nghiệm kỹ năng tác nghiệp quốc tế, từng bước nâng cao tầm nhìn, kiến thức, kỹ năng làm báo đối với nhà báo Việt Nam. Tích cực đổi mới, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí. Nghiên cứu và đề xuất, chọn lọc mua sắm thiết bị, công nghệ tiên tiến nhất từ nước ngoài để sử dụng và phát huy hiệu quả ở các cơ quan báo chí trong nước. Cử cán bộ báo chí đi học tập, nghiên cứu ở các nước có nên báo chí hiện đại.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, để giải quyết vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay và trong thời gian tới. Trước hết tác giả luận văn đề cập đến một số vấn đề tồn tại trong hệ thống văn bản pháp luật nói chung, cũng như đối với văn bản tài chính và hoạt động cung cấp thông tin ngân hàng nói riêng.

Những hạn chế nhất định về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, cũng như công tác quản lý, giám sát hoạt động báo chí hiện nay.

Báo chí hiện nay chưa được qua đào tạo chuyên môn về mảng ngân hàng thì các tòa soạn cần phải cử đi đào tạo lại hoặc cử đi dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn để trang bị những kiến thức căn bản về chuyên môn báo chí và các kỹ năng làm báo.

Bên cạnh, được đào tạo trong các nhà trường, được cơ quan cử đi tạo, bồi dưỡng thì bản thân các nhà báo phải không ngừng tự thân học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao hơn. Bởi nhà báo cần phải có kiến thức sâu và

rộng trên nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội nên phải thường xuyên học hỏi, nghiên cứu và tích lũy kiến thức, vốn sống thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Lãnh đạo cơ quan báo chí cần quan tâm, hỗ trợ cùng với cơ quan báo chí thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích, động viên các nhà báo tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn và kỹ thuật.

Những giải pháp được đề xuất nhằm khắc phục các vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội nói chung, cũng như trong hoạt động ngân hàng nói riêng cũng đã được chỉ rõ. Trước hết là cần phải bổ sung một số vấn đề về hành lang pháp lý, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong công tác cung cấp thông tin ngân hàng.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin ngân hàng với công chúng thông qua nhà báo. Đội ngũ những người làm báo phải không ngừng trau dồi rèn luyện nâng cao kỹ năng tác nghiệp của bản thân. Các hình thức quản lý từ toà soạn cũng cần phải được trao đổi mới cho phù hợp với tình trạng phát triển hiện nay là những giải pháp thiết thực. Tiếp đó là những khuyến nghị với các báo được khảo sát nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w