Tính cấp thiết của đề tài luận án Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử NHĐT là xu hướng tấtyếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại.. đẩy sự phát triển ổn định và làn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử (NHĐT) là xu hướng tấtyếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại Lợi ích đem lại củangân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế,nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật Trong bối cảnhcủa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tàichính ngân hàng càng được đẩy mạnh thì đòi hỏi các ngân hàng phải áp dụngnhững thành tựu của khoa học công nghệ, tiện ích của mạng internet vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động, nhằm cung ứng tốtnhất sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng
Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyểnđổi số hệ thống ngân hàng tại Việt Nam bằng việc ban hành “Đề án phát triểnthanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025” và Quyếtđịnh số 810/QĐ-NHNN ban hành bởi NHNN Việt Nam về phê duyệt “Kếhoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng 2030”
Trong những năm qua, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã chútrọng ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng, góp phần quan trọng trong việc cho ra đời các sản phẩm dịch
vụ mới chứa hàm lượng công nghệ cao, trong đó nổi bật là các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng điện tử như: Internet Banking, Mobile Banking, Ví điện tử
Trên thực tế thì sự phát triển của loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử ởcác ngân hàng thương mại nước ta hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưađáp ứng được kỳ vọng đặt ra, khách hàng vẫn còn có những quan ngại nhấtđịnh về tính năng an toàn và bảo mật của ngân hàng điện tử Chính vì vậy,việc tiếp tục có các nghiên cứu lý luận lẫn phân tích thực tiễn phát triển dịch
vụ ngân hàng điện tử để từ đó có các giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục thúc
Trang 2đẩy sự phát triển ổn định và lành mạnh của dịch vụ ngân hàng điện tử tại cácngân hàng thương mại đã và đang là yêu cầu cấp thiết.
Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPB), làngân hàng thương mại cổ phần được thành lập năm 2008, với qui mô nguồnvốn hoạt động và tổng tài sản thuộc TOP 15 ngân hàng tại Việt Nam, có mạnglưới các chi nhánh/phòng giao dịch lớn (tại thời điểm 31/12/2022, Ngân hàng
có 01 Trụ sở chính, 03 văn phòng đại diện, 80 chi nhánh, 481 phòng giao dịch
và 568 phòng giao dịch bưu điện trên cả nước, mạng lưới phủ sóng 63/63 tỉnhthành và được đánh giá là ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới lớnnhất Việt Nam, đội ngũ cán bộ/nhân viên đông đảo (tính đến cuối năm 2022tổng số cán bộ nhân viên của ngân hàng là 12.203 người, vốn cổ phần cuốinăm 2022 xấp xỉ 17.291 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 24.055 tỷ đồng)1 Sựphát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng này còn tương đối hạnchế so với một số ngân hàng thương mại khác Dịch vụ NHĐT tại LPB thực
sự có bước tiến kể từ năm 2016 khi ngân hàng đưa ra ứng dụng Ví điện tử VíViệt Ví Việt là: Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt online; Cổngthanh toán và Dịch vụ Ngân hàng số online 24/7
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, trong đó có nguyên nhân
do đối tượng khách hàng của LPB chủ yếu trong khu vực nông thôn, đây làphân khúc thị trường chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khảnăng tiếp cận công nghệ và các dịch vụ ngân hàng hiện đại là trở ngại lớn đốivới ngân hàng khi triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tới đối tượng kháchhàng này
Tuy nhiên, LPB là ngân hàng có mạng lưới rộng lớn nhất, chủ yếu ở ởđịa bàn nông thôn Với đặc thù đối tượng khách hàng chủ yếu là các vùngnông thôn thì dịch vụ ngân hàng điện tử nếu được triển khai tốt sẽ giúp đẩylùi tình trạng tín dụng “đen” thông qua đó giúp người dân tiếp cận với cáchình thức tín dụng chính thức cũng như giúp triển khai tài chính toàn diện tại
Trang 3các vùng nông thôn Từ thực trạng này đang đặt ra yêu cầu phải có các nghiêncứu tổng kết thực tiễn cũng như khảo sát những kinh nghiệm từ các ngânhàng thương mại trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụngân hàng điện tử tại LPB trong thời gian tới.
Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng, tìm ra các luận cứkhoa học và thực tiễn cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ViệtNam nói chung và tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt nóiriêng là cần thiết Nhận thức được tầm quan trọng này, tác giả quyết định
chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đã và đang được nhiều tácgiả trong và ngoài nước quan tâm dưới nhiều thể loại công trình nghiên cứu(luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học…) và ởnhững góc nhìn, khía cạnh khác nhau
2.1 Tình hình nghiên cứu quốc tế
Xung quanh chủ đề dịch vụ ngân hàng điện tử, trên thế giới có không ítcác công trình, bài viết nghiên cứu về dịch vụ, tiêu biểu là một số công trìnhnghiên cứu sau:
- Ogunlowore Akindele John & Oladele Rotimi [47] trong nghiên cứu
Analysis of Electronic Banking and Customer satisfaction in Nigeria trên cơ
sở đề cập các vấn đề lý luận tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử, các tácgiả đã tập trung nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngânhàng trực tuyến tại Nigeria, 3 câu hỏi nghiên cứu được nhóm tác giả đặt ra là:
+ Những thách thức đối với Nigeria khi triển khai dịch vụ ngân hàngđiện tử có hiệu quả là gì?
Trang 4+ Tác động của dịch vụ ngân hàng điện tử đến cung cấp dịch vụ kháchhàng là gì?
+ Giải pháp khả thi cho những thách thức dịch vụ ngân hàng điện tử tạiNigeria là gì?
- Nasri W [42] trong nghiên cứu Factors Influencing the Adoption of Internet Banking in Tunisia trên cơ sở đề cập khá toàn diện các vấn đề lý luận
về dịch vụ ngân hàng điện tử đã tiến hành phân tích tương đối có hệ thống vềthực trạng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Tunisia giai đoạn trướcnăm 2010, trên cơ sở đó tập trung phân tích và làm rõ các nhân tố ảnh hưởngđến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại nước này, từ đó đưa ramột số khuyến nghị nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Tunisiatrong tương lai
- Salehi, M., & Alipour, M [49] trong nghiên cứu e-Banking in emerging economy: empirical evidence of Iran trên cơ sở đề cập một số vấn
đề lý luận tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử đã tiến hành đánh giá thựctrạng phát triển dịch vụ e Banking tại các nền kinh tế mới nổi, lấy bằng chứngthực nghiệm từ Iran giai đoạn trước năm 2010, từ đó đưa ra một số nhận định
và những khuyến nghị chính sách với các nền kinh tế mới nổi trong phát triểndịch vụ ngân hàng điện tử
- Jannatul Mawa Nupur [37] trong e-Banking and Customers’ Satisfaction in Bangladesh đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về dịch vụ e -
Banking, trên cơ sở đó, đi sâu phân tích các nhân tố tác động đến sự hài lòngcủa khách hàng khi sử dụng dịch vụ e - Banking tại Bangladesh trong giaiđoạn trước năm 2010, trong đó, tác giả đã chỉ ra những lợi ích của dịch vụngân hàng trực tuyến đó là tốc độ cao, nhanh hơn và đáng tin cậy hơn
- Laukkanen, T., & Lauronen, J [40] trong nghiên cứu Consumer value creation in Mobile Banking Services đã tập trung phân tích và làm rõ các
nhân tố tạo ra giá trị cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ Mobile Banking
Trang 5Tuy vậy, các phân tích được các tác giả đề cập chủ yếu trong giai đoạn trướcnăm 2005 nên một số kết luận đưa ra ít có ý nghĩa tham khảo bởi vì hiện nayvới sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, nên dịch vụ ngân hàng điện
tử mà các NHTM cung cấp cho khách hàng có giá trị gia tăng rất cao đối vớingười thụ hưởng và những nhà cung cấp dịch vụ này
- Al-Hawari-Mohammed, Nicole Harley and Tony Ward [34] trong
Measuring Banks’Automated Service quality: A Confirmatory Factor Analysis Approach đã đề cập toàn diện các vấn đề lý luận về dịch vụ ngân
hàng tự động, từ đó, các tác giả đã đề xuất các phương pháp đo lường chấtlượng dịch vụ ngân hàng tự động của NHTM Theo các tác giả, việc đo lườngchất lượng các dịch vụ mà NHTM cung cấp có thể sử dụng nhiều phươngpháp khác nhau, trong đó, phương pháp tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng cầnđược đặc biệt chú ý, bởi theo các tác giả thì dịch vụ mà các NHTM cung cấpthường chịu sự chi phối bởi hàng loạt các nhân tố chủ quan và khách quangắn với hoàn cảnh và điều kiện hoạt động của từng NHTM, nên phải căn cứtheo các nhân tố ảnh hưởng để đo lường chính xác nhất chất lượng dịch vụ đãcung cấp
- Bauer, H H., Hammerschmidt, M., & Falk, T [36] trong Measuring the quality of e-Banking portals lại tiến hành đo lường chất lượng dịch vụ của
các cổng thông tin điện tử của các tổ chức kinh tế xã hội, trong đó, các tác giả
đã đề xuất các thước đo để đánh giá chất lượng dịch vụ của các cổng thông tinđiện tử này Các thước đo được các tác giả đề xuất chủ yếu đứng từ góc độcác tổ chức quản lý cổng thông tin điện tử để đánh giá
- Mahmood Shah, Steve Clarke [41] trong E-Banking Management: Issues, Solutions and Strategies đã nghiên cứu tương đối toàn diện về dịch vụ
ngân hàng của NHTM, đặc biệt, các tác giả đi sâu nghiên cứu dịch vụ ngânhàng điện tử của NHTM như: Công nghệ, nhân lực, quản trị, chiến lược phát
Trang 6triển Những rủi ro và thách thức phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử củaNHTM đã được các tác giả đề cập và phân tích khá sâu.
- Parasuraman, A., Zeithaml, V A., & Malhotra, A [48] trong QUAL a multiple-item scale for assessing Electronic Service quality trên cơ
ES-sở đề cập các vấn đề có tính lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử các tác giả
đã đề xuất các thang đo nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.Theo các tác giả, đánh giá chất lượng các dịch vụ do NHTM cung cấp như thếnào phải đứng từ góc độ khách hàng để đánh giá thì mới bảo đảm tính kháchquan và chân thực nhất
- Serkan Akinci, Safak Aksoy and Eda Atilgan [50] trong Adoption of Internet Banking among sophisticated consumer segments in an advanced developing country đã đề cập các vấn đề có tính chất nguyên lý trong cung
cấp sản phẩm của các tổ chức cung cấp dịch vụ cho xã hội, đó là phải căn cứvào nhu cầu khách hàng và do vậy, các tổ chức cung cấp dịch vụ phải chia thịtrường thành các phân khúc khác nhau và để việc cung cấp sản phẩm dịch vụđạt được kỳ vọng thì phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, các nhân tố tácđộng đến các quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ của khách hàng để đề racác quyết định kinh doanh phù hợp
- Shih, Y Y., & Fang, K [51] trong nghiên cứu The use of a decomposed theory of lanned behavior to study Internet Banking in Taiwan
trên cơ sở đề cập các vấn đề chung về dịch vụ ngân hàng điện tử đã phân tích
có hệ thống thực trạng triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Đài Loan giaiđoạn trước năm 2003, từ đó, phân tích và làm rõ những hành vi của kháchhàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại nước này Trên cơ sở phântích thực tiễn, tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết giúp xác định hành vi dựtính của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Đài Loan
- Thanh Nguyen, Mohini Singh [43] trong Impact of Internet Banking
on Customer Satisfaction and Loyalty: A Conceptual Model Thanh Nguyen,
Trang 7Mohini Singh đề cập khái quát về dịch vụ ngân hàng điện tử, từ đó chỉ ra lợi
ích của việc phát triển dịch vụ này Nghiên cứu này đã xây dựng mô hình đolường sự hài lòng của khách hàng, đề cập khái quát các nhân tố tác động đếnlòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử Các tácgiả cũng đã chỉ ra các khó khăn thách thức trong việc thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, bởi các áp lực về hiện đại hóa
hạ tầng công nghệ, quản trị hoạt động ngân hàng điện tử nhằm giảm thiểu rủi
ro cũng như tiết giảm chi phí hoạt động
- Barry Howcroft, Paul Hewer and Robert Hamilton [35] trong nghiên
cứu: Consumer decision making styles and the purchase of Financial Services
đã tổng hợp tương đối toàn diện các vấn đề lý luận tổng quan về dịch vụ tàichính, tập trung phân tích những hành vi ra quyết định của người sử dụngdịch vụ tài chính Theo các tác giả, các quyết định sử dụng dịch vụ tài chínhcăn bản phụ thuộc vào khả năng tài chính, sự hiểu biết và các dịch vụ tàichính cũng như các ưu thế mà dịch vụ tài chính đem lại cho khách hàng
- Karjaluoto, H., Mattila, M., and Pento, T [39] trong nghiên cứu
Factors underlying attitude formation towards Online Banking in Finland
trên cơ sở đề cập các vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử đã tập trungphân tích thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Phần Lan giai đoạn trướcnăm 2001, qua đó, chỉ ra những yếu tố cấu thành thái độ ứng xử của các cánhân đối với dịch vụ ngân hàng điện tử tại nước này Các tác giả cho rằng cáccách ứng xử của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử căn bảnphụ thuộc vào uy tín và thương hiệu của nhà cung cấp, sự an toàn và tiện ích
mà dịch vụ ngân hàng điện tử đem đến cho người sử dụng
- Jayawardhena, C., & Foley, P [38] với công trình nghiên cứu
Changes in the Banking sector-the case of Internet Banking in the UK trên cơ
sở tổng hợp các vấn đề lý luận về dịch vụ ngân hàng điện tử đã phân tích thựctrạng dịch vụ Internet Banking tại các NHTM Anh trong giai đoạn trước năm
Trang 82001, đưa ra các so sánh về những thay đổi khi sử dụng ngân hàng điện tử tạinước này Từ đó, khẳng định những ưu thế khi nước này triển khai dịch vụngân hàng điện tử.
Như vậy có thể thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu quốc tế về dịch
vụ ngân hàng điện tử, đa số đều là phân tích dựa trên mối quan hệ với sự hàilòng của khách hàng Từ đó có thể thấy để phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử đòi hỏi ngân hàng phải chú trọng đến sự tin cậy và hài lòng của kháchhàng
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Dịch vụ ngân hàng điện tử đã trở nên phổ biến và là cơ sở nghiên cứucho các nhà phân tích hiện nay, trong nước cũng có nhiều công trình nghiêncứu, bài viết đăng tạp chí, các luận án nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng điện
tử, tiêu biểu là các công trình sau:
- Nguyễn Thị Hồng Yến, 2015 trong Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triểndịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam-BIDV”, ngành Tài chính ngân hàng, Học viện Ngân hàng [33] Luận án đã hệthống hóa và làm rõ các vấn đề về phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại,các chỉ tiêu đánh giá và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụngân hàng thương mại Luận án cũng chỉ ra những nhận xét, đánh giá về pháttriển dịch vụ tại BIDV trên cơ sở phân tích thực trạng Tuy nhiên, luận án mớichỉ tập trung vào các dịch vụ như: dịch vụ huy động vốn, dịch vụ tín dụng,dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, dịch vụthẻ, còn dịch vụ ngân hàng điện tử cũng được đề cập trong luận án, nhưngchưa đề cập được đầy đủ các dịch vụ của ngân hàng điện tử tại BIDV
- Phạm Thu Hương, 2012 trong luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển dịch
vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”,
Trang 9ngành Tài chính ngân hàng, Đại học Ngoại thương [8] đã đề cập tương đốitoàn diện cơ sở lý luận chung cho dịch vụ ngân hàng điện tử, giới thiệu môhình nghiên cứu về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Tác giả cũng đãphân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử theo từng đối tượng, phân tích thực trạng tình hình phát triển dịch vụ ngânhàng điện tử tại các NHTM hiện nay, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân theotừng góc độ khách hàng, bản thân các ngân hàng, từ đó xây dựng các giảipháp khắc phục
- Nguyễn Thùy Trang, 2018 trong luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triểndịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam” ngành Tài chính ngân hàng, Học viện Tài chính [30] đã đề cập đếncác vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử; Nghiên cứu khảosát kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từ một số NHTM trong
và ngoài nước nước, qua đó rút ra những bài học cho AgriBank; phân tích có
hệ thống thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại AgriBank tronggiai đoạn 2011-2017 và đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triểndịch vụ ngân hàng điện tử tại AgriBank thời gian tới
- Nguyễn Thị Yến Oanh, 2015 trong luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triểndịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Quân đội”, ngành Tài chínhngân hàng, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh [18] Luận văn chỉ ra được cácdịch vụ ngân hàng điện tử mà Ngân hàng TMCP Quân đội đang cung cấp chokhách hàng trong giai đoạn 2011-2015, tác giả đã sử dụng phương phápnghiên cứu 2 bước, định tính và định lượng Với mẫu khảo sát n=196 kháchhàng có tài khoản và sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng, phântích chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tửtại ngân hàng TMCP Quân đội để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triểndịch vụ ngân hàng điện tử
Trang 10- Nguyễn Thị Khánh, 2020 trong luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triểndịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ViệtNam”, ngành Tài chính ngân hàng, Đại học Thương mại [9] Luận văn nghiêncứu thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDVtrong giai đoạn từ năm 2017-2019, qua dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam và dữ liệu sơ cấp khảo sát từ khách hàng sửdụng dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV, qua phân tích hồi quy tuyến tínhbội tác giả chỉ ra được các nhân tố tác động tới sự phát triển dịch vụ ngânhàng điện tử và mức độ tác động của chúng, để từ đó, tác giả đưa ra hệ thốngcác giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV.
Các bài báo, tạp chí:
- Trần Mai Anh (2020), trong bài viết “Giải pháp nâng cao an toàntrong sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử”, Tạp chí Ngân hàng số 15/2020 [1].Bài viết đã chỉ ra song song với những ưu điểm vượt trội của dịch vụ ngânhàng điện tử là những rủi ro tiềm ẩn có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan
là khách hàng không bảo mật tốt thông tin dịch vụ trong quá trình sử dụnghoặc nguyên nhân khách quan là do hạ tầng công nghệ của ngân hàng cònnhiều lỗ hổng để kẻ gian có thể lợi dụng khai thác nhằm mục đích chiếm đoạttiền của khách hàng Khi số lượng khách hàng hiện nay tiếp cận dịch vụ ngânhàng điện tử càng gia tăng thì xác suất họ có thể gặp rủi ro càng lớn Tác giả
đã đề xuất ra các nhóm giải pháp để nâng cao an toàn khi sử dụng dịch vụngân hàng điện tử cho khách hàng từ 2 góc độ là giải pháp cho khách hàng vàgiải pháp từ phía ngân hàng
- Ths Đan Thu Vân, 2022 trong bài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí CôngThương, số 10, tháng 5 năm 2022 [31] Bài viết đã chỉ ra các dịch vụ củangân hàng hiện đại như: Internet Banking, Mobile Banking, Call center Tácgiả đưa ra một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại
Trang 11CitiBank, ngân hàng Standard Chatered để từ đó rút ra được các bài học kinhnghiệm cho Việt Nam.
- TS Trần Vương Thịnh, Bành Khánh Phụng (Đại học Ngân hàng TP
Hồ Chí Minh) trong bài “Yếu tố ảnh hưởng quyết định sử dụng ngân hàngđiện tử của khách hàng cá nhân tại TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Công Thương
số 24, tháng 11 năm 2022 [23] Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định sử dụng ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại TP Hồ ChíMinh từ tháng 12/2021 đến tháng 02/2022 Kết quả cho thấy có 6 yếu tố ảnhhưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cánhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố theo mức độ ảnhhưởng từ cao đến thấp như sau: hình ảnh của ngân hàng, tính dễ dàng sửdụng, cảm nhận về sự an toàn, lợi ích nhận được, ảnh hưởng của xã hội, chiphí sử dụng được cảm nhận Từ đó, bài viết đề xuất đối với từng yếu tố ảnhhưởng cho các NHTM tại TP Hồ Chí Minh nhằm phát triển dịch vụ ngânhàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân
2.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
- Vũ Ngọc Diệp (2018), “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Bưu điện Liên Việt”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Thươngmại [5] Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất một số giải pháp cócăn cứ khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện QTRR lãi suất tại Ngân hàngthương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030 Đây là công trình nghiên cứu có phạm vi giống với đề tàiluận án của NCS là tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Tuy nhiên, nộidung nghiên cứu tập trung vào QTRR lãi suất của Ngân hàng thương mại cổphần Bưu điện Liên Việt Cho nên, đề tài này cũng không có sự trùng lặp vềđối tượng nghiên cứu
Trang 12- Nguyễn Khắc Đoàn (2013), “Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụngtại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt” Luận văn Thạc sỹ,Đại học Bách khoa Hà Nội [7] Luận văn “Một số giải pháp hạn chế rủi ro tíndụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt” được hoànthành với mục tiêu nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hạnchế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh nhằm góp phần vào sự pháttriển bền vững của LPB trong thời gian tới, trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lýluận về rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM, phântích thực trạng năng lực QTRR tín dụng tại LPB.
- Phạm Bích Liên; Trần Thị Bình Nguyên (2018) “Phát triển GreenBanking, trường hợp nghiên cứu Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điệnLiên Việt”, [10] Nghiên cứu nhằm tìm hiểu phương pháp triển khai mô hìnhngân hàng xanh của các NHTM tại Việt Nam Trong môi trường pháp lý hiệnhành với trường hợp nghiên cứu LPB Thông qua nghiên cứu tại LPB đã chothấy, NHTM đã hiểu được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và vai tròcủa mình trong việc tiếp cận mô hình ngân hàng xanh Từ đó, LPB có chiếnlược rõ ràng và được đánh giá cụ thể theo từng giai đoạn của mô hình ngânhàng xanh
- Bùi Võ Tấn Nhân, 2019 trong luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ví điện tử của LPB”, Đại học Kinh tế
TP Hồ Chí Minh [17] Luận văn đã chỉ ra được vai trò của Ví điện tử tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng, quá trình phát triển Ví điện tử tại LPB,tác giả cũng chỉ ra thực trạng phát triển dịch vụ Ví điện tử trong giai đoạn từnăm 2016-2018; tác giả đã chỉ ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Víđiện tử tại ngân hàng qua chỉ tiêu định tính và định lượng, các nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả kinh doanh Ví điện tử Trong chương 3, tác giả mạnh dạn
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ví điện
tử tại LPB trong thời gian tới
Trang 132.3 Khoảng trống nghiên cứu của đề tài Luận án
Như vậy có thể thấy rằng cho đến nay đã có khá nhiều công trìnhnghiên cứu có liên quan đến chủ đề dịch vụ ngân hàng điện tử và có giá trịtham khảo tốt về lý luận để NCS chắt lọc và tiếp tục triển khai đề tài luận áncủa mình Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên đây hoặc chỉ mới đề cậpnghiên cứu ở dạng khái quát hóa, gắn với việc phát triển dịch vụ ngân hàngđiện tử trong quá khứ hoặc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các nước,hoặc đề cập nghiên cứu ở góc độ chất lượng dịch vụ Mặt khác, hầu hết cácnghiên cứu chỉ dừng lại ở góc độ đánh giá theo các chỉ tiêu định tính hoặcđịnh lượng đứng từ góc độ NHTM để đánh giá, hầu như rất ít nghiên cứu sửdụng mô hình kinh tế để lượng hóa các đánh giá từ phía khách hàng Một sốnghiên cứu thông qua phát phiếu khảo sát khách hàng có sử dụng mô hìnhkinh tế lượng để đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, nhưng cácđánh giá này hoặc là ở các NHTM nước ngoài hoặc là tại các NHTM trongnước nhưng thời gian nghiên cứu chủ yếu trước năm 2020 và nghiên cứucũng chưa toàn diện do quá tập trung đánh giá từ phía khách hàng nhưng lạichưa quan tâm đến các đánh giá từ bản thân NHTM Chưa có nghiên cứu đềcập đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB giai đoạn 2016 - 2022
Trong bối cảnh hội nhập tài chính sâu rộng như hiện nay, đồng thời,với sự phát triển mạnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có sự tác động sâusắc tới sự phát triển dịch vụ ngân hàng, thì việc phát triển dịch vụ ngân hàngđiện tử là một yêu cầu đặt ra đối với các NHTM
Khoảng trống cần tiếp tục được nghiên cứu là:
Thứ nhất, Nhân tố nào tác động đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử trong giai đoạn hiện nay?
Thứ hai, Tiêu chí, mô hình đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử
Trang 14Thứ ba, Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB những
năm qua như thế nào? Những nhân tố nào đã và đang tác động đến sự pháttriển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng này?
Thứ tư, Xu hướng nào chi phối sự phát triển của dịch vụ ngân hàng
điện tử trong tương lai?
Thứ năm, Những quan điểm nào cần phải tuân thủ khi phát triển dịch
vụ ngân hàng điện tử ở NHTM, hay nói cách khác, có thực sự phải phát triểndịch vụ ngân hàng điện tử bằng mọi giá hay không?
Thứ sáu, Giải pháp nào LPB cần phải được nghiên cứu triển khai nhằm
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian tới?
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận án
Thứ nhất, tổng hợp, phân tích và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các NHTM
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
ở các NHTM trong và ngoài nước, qua đó rút ra những bài học cho việc pháttriển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB thời gian tới
Thứ ba, phân tích một cách có hệ thống thực trạng phát triển dịch vụ
ngân hàng điện tử tại LPB những năm qua Sự phân tích sẽ cho phép đánh giátổng quát về các kết quả đạt được trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.Nhưng đề tài sẽ tập trung làm rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong phát
Trang 15triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB Những hạn chế này sẽ được phântích xem xét một cách tỷ mỉ trên cơ sở tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra(cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan).
Thứ tư, trên cơ sở đề cập đến những thuận lợi và khó khăn thách thức
trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, định hướng chiếnlược phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của LPB đến năm 2025 và tầm nhìnđến năm 2030 cũng như những quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử, đề tài sẽ tập trung đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triểndịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB những năm tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là dịch vụ ngân hàng điện tử và pháttriển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại
Phạm vi nghiên cứu về nội dung:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ NHĐT và pháttriển dịch vụ NHĐT
- Nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
từ một số NHTM trong và ngoài nước nước, qua đó rút ra những bài học cógiá trị để LPB có thể nghiên cứu và vận dụng
- Phân tích có hệ thống thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tửtại LPB trong giai đoạn 2016 - 2022
Trang 16- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ ngân hàngđiện tử tại LPB thời gian tới.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu đặt ra, ngoài các phương pháp nghiêncứu truyền thống thường được sử dụng trong các đề tài Khoa học xã hội nhânvăn, như: Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, sosánh, NCS sẽ đặc biệt chú ý sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sẽ kết hợp giữa phân tích định tính
và định lượng nhằm lượng hóa các yếu tố tác động đến phát triển dịch vụngân hàng điện tử tại LPB
- Phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng số liệu theo chuỗi thời gianqua đó đánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB
- Phương pháp điều tra, khảo sát, sử dụng mô hình định lượng hồi qui
để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từphía khách hàng
Để phát triển được dịch vụ ngân hàng điện tử NHTM cần phát triển cả
về quy mô và chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử Căn cứ vào lý thuyết vànghiên cứu định tính, tác giả thiết lập mô hình hồi quy đa biến với 07 biếnảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB
Với các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Độ tin cậy có quan hệ thuận chiều với phát triển dịch vụngân hàng điện tử tại LPB
Giả thuyết H2: Thuận tiện tiếp cận có quan hệ thuận chiều với pháttriển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB
Giả thuyết H3: Năng lực phục vụ của nhân viên có quan hệ thuận chiềuvới phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB
Trang 17Giả thuyết H4: Bảo mật thông tin có quan hệ thuận chiều với phát triểndịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB.
Giả thuyết H5: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử có quan hệ thuậnchiều với phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB
Giả thuyết H6: Hệ thống công nghệ có quan hệ thuận chiều với pháttriển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB
Giả thuyết H7: Marketing và chăm sóc khách hàng có quan hệ thuậnchiều với phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB
6 Những đóng góp mới của đề tài luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án này là:
Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận có liên quan đếndịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHTM
Khảo sát những kinh nghiệm về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từmột số NHTM trong và ngoài nước NCS coi đây là một yêu cầu rất quantrọng, bởi từ đó sẽ giúp rút ra những kinh nghiệm có giá trị mà LPB có thểnghiên cứu và vận dụng nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong thờigian tới
Phân tích có hệ thống và sâu sắc thực trạng phát triển dịch vụ ngânhàng điện tử tại LPB trong giai đoạn 2016 - 2022 dựa trên các chỉ tiêu đánhgiá về số lượng, quy mô và chỉ tiêu chất lượng qua phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB Từ đó, NCS rút ranhững kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồntại
Đề xuất một hệ thống các giải pháp và kiến nghị góp phần phát triểndịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB thời gian tới Do các giải pháp dựa trên cơ
sở nghiên cứu sâu sắc về mặt lý luận và sự phân tích sâu thực tiễn, nên sẽ bảo
Trang 187 Ý nghĩa của đề tài luận án
7.1 Về lý luận
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu lý luận, luận án sẽ tổng hợp và làm
rõ thêm một số nội dung về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại cácNHTM, xây dựng mô hình đo lường các đánh giá từ phía khách hàng sử dụngdịch vụ ngân hàng điện tử Bên cạnh đó, luận án xây dựng hệ thống các chỉtiêu đánh giá mức độ phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử cả về mặtlượng và mặt chất Việc đánh giá như vậy sẽ bảo đảm tính toàn diện và dovậy, luận án sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà nghiêncứu, sinh viên trong các Học viện/trường Đại học chuyên ngành tài chính –ngân hàng
ra các kết luận và đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị, nên các kếtluận và kiến nghị mà Luận án này đưa ra sẽ bảo đảm cơ sở khoa học và thựctiễn và do vậy, nó có thể là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị trong điều hànhthực tiễn nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, không chỉ tại LPB, màcòn đối với các NHTM trong nước khác có điều kiện tương đồng
8 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, luận án được kết cấu với 3 chươngnhư sau:
Trang 19Chương 1: Lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
Trang 20CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Vấn đề cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử
1.1.1 Dịch vụ ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra khái niệm về dịch vụ tàichính “là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấpdịch vụ tài chính cung cấp Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm
và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tàichính khác (ngoại trừ bảo hiểm)” Như vậy, có thể thấy rằng dịch vụ ngânhàng được bao hàm trong dịch vụ tài chính theo khái niệm của WTO Theokhái niệm của WTO, dịch vụ ngân hàng được hiểu là bất cứ dịch vụ nào đượcngân hàng cung cấp
Ở Việt Nam, dịch vụ ngân hàng được Luật Các TCTD đề cập, songLuật này không đưa ra định nghĩa và giải thích rõ ràng về dịch vụ ngân hàng
mà chỉ đề cập đến thuật ngữ “hoạt động ngân hàng”: “là việc kinh doanh cungứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấptín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản” (Khoản 12, Điều 4)2,theo đó, có thể hiểu hoạt động NHTM được chia theo 4 nhóm lớn: huy độngvốn; tín dụng; thanh toán và ngân quỹ; các hoạt động khác
Về cơ bản, dịch vụ ngân hàng có hai đặc điểm nổi bật:
Thứ nhất, là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của
nó mới có thể thực hiện một cách trọn vẹn và đầy đủ;
Thứ hai, là các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng
Trang 21Dưới góc độ nghiên cứu, quan điểm của NCS về dịch vụ ngân hàngđược hiểu là dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp bao gồm dịch vụ huyđộng vốn, tín dụng, thanh toán, tài chính phái sinh, ngoại hối và các dịch vụkhác.
1.1.1.2 Các loại dịch vụ của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) hình thành, tồn tại và phát triển gắnliền với sự phát triển nền kinh tế Sự phát triển của hệ thống ngân hàngthương mại đã có tác động to lớn và quan trọng đến quá trình phát triển củanền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giaiđoạn cao của nó - kinh tế thị trường - thì ngân hàng thương mại cũng ngàycàng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếuđược
Theo Điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộnghòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 16/06/2010: “Ngân hàng thương mại là
tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận”
Theo Luật Ngân hàng nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa XHCNViệt Nam thông qua ngày 16/06/2010: “Hoạt động ngân hàng là việc kinhdoanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiềngửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”
Như vậy, ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quantrọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chếnày mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tíndụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế
Các NHTM hoạt động kinh doanh trên 3 mảng nghiệp vụ lớn: nghiệp
vụ huy động vốn, nghiệp vụ tín dụng - đầu tư và nghiệp vụ kinh doanh dịch
vụ ngân hàng Mỗi nghiệp vụ đều có một vị trí và vai trò khác nhau nhưng
Trang 22đều hướng tới mục tiêu chung của bất kỳ NHTM nào, đó là đáp ứng được nhucầu của khách hàng với hiệu quả cao nhất thông qua các dịch vụ mà ngânhàng mang lại cho khách hàng NHTM bao gồm 2 loại dịch vụ chủ yếu sau:dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại.
* Dịch vụ ngân hàng truyền thống
Khi nói đến dịch vụ ngân hàng truyền thống, chúng ta thường ngụ ý nóiđến hoạt động của các dịch vụ đã thực hiện trong nhiều năm trên nền côngnghệ cũ, quen thuộc với khách hàng Có thể kể đến một số sản phẩm dịch vụtruyền thống của ngân hàng như sau:
Huy động vốn: Các NHTM triển khai dịch vụ huy động vốn trong tất
cả các thành phần kinh tế để nhận tiền gửi và bảo quản hộ người gửi tiền vớicam kết hoàn trả đúng hạn
Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá: Việc ngân hàng mua
các thương phiếu và chứng từ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán gọi làchiết khấu Nghiệp vụ chiết khấu giúp các chủ sở hữu chứng từ khôi phụcnăng lực thanh toán Đây là nghiệp vụ được ưa chuộng không những đối vớikhách hàng mà còn cả ngân hàng, vì đây là nghiệp vụ cho vay có đảm bảobằng chứng từ có giá, rủi ro tín dụng ở mức độ thấp
Cho vay: Hoạt động cho vay bao gồm cho vay thương mại, cho vay
tiêu dùng, cho vay chiết khấu giấy tờ có giá… Tùy theo nhu cầu về thời gianvay vốn của khách hàng mà ngân hàng áp dụng các hình thức cho vay ngắnhạn, trung hạn và dài hạn Lãi suất cho vay áp dụng theo nhu cầu trên thịtrường hoặc theo quan hệ tín nhiệm lẫn nhau để áp dụng mức lãi suất cho vayphù hợp với từng đối tượng cho vay
Dịch vụ thanh toán: Hầu hết các giao dịch thanh toán giữa các khách
hàng trong nước và nước ngoài đều được thực hiện qua ngân hàng Nhờ việcnắm giữ tài khoản của khách hàng, đồng thời thông qua việc kiểm soát chứng
Trang 23từ thanh toán mà các ngân hàng hoàn toàn có khả năng thực hiện các dịch vụthanh toán theo yêu cầu của khách hàng Hiện nay, các NHTM sử dụng cácdịch vụ thanh toán như: thanh toán séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tíndụng, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ thanh toán…
Dịch vụ trao đổi ngoại tệ: dịch vụ này rất phát triển trong giai đoạn
hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán trong hoạt động ngoạithương Ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền này để lấy một loại tiềnkhác nhằm mục đích thu lợi nhận
Dịch vụ ủy thác: Ngân hàng nhận thực hiện các công việc mà khác
hàng ủy thác như: bảo quản tài sản cho các cá nhân, bảo quản chứng thư quantrọng, bảo quản và lưu giữ chứng khoán của khách hàng, phát hành cổ phiếu,trái phiếu hộ, trả lãi, trả gốc, trả cổ tức… cho các tổ chức phát hành chứng từ
* Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Dịch vụ ngân hàng hiện đại là hình thức dịch vụ ngân hàng mới ra đờitrên nền tảng các công nghệ cao, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng Một
số dịch vụ ngân hàng hiện đại như:
Dịch vụ thẻ ngân hàng: Ngân hàng cấp thẻ cho khách hàng có tài
khoản dùng để thanh toán tiền mua hàng, chi trả tiền dịch vụ, hay rút tiền mặt
tự động thông qua các máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động ATM Côngnghệ thanh toán bằng thẻ có nhiều ưu điểm so với thanh toán bằng tiền mặt
Trang 24như: tập trung vốn tiền gửi vào ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, chống thamnhũng và trốn thuế… nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Dịch vụ quản lý tiền mặt (ngân quỹ): là hình thức quản lý thu, chi hộ
cho khách hàng, đầu tư các khoản tiền mặt thặng dư để sinh lời cho kháchhàng
Dịch vụ thanh toán tiền điện tử: Dịch vụ này cho phép một doanh
nghiệp, một cá nhân hay bất kỳ tổ chức nào khác dù có hay không có tàikhoản tại ngân hàng có thể trả tiền vào tài khoản của một người khác ở ngânhàng đó hay tại một ngân hàng khác Khách hàng là doanh nghiệp thường sửdụng dịch vụ này để thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp, các chủ nợ…Khách hàng cá nhân thường sử dụng dịch vụ này để chuyển tiền cho ngườithân ở xa hay gửi tiền cho con đi học, Dịch vụ này rất hữu ích do chi phí thấp,chuyển tiền nhanh, an toàn, tiện lợi
Dịch vụ ngân hàng tại nhà: Với dịch vụ ATM và dịch vụ chuyển tiền
điện tử là hai dịch vụ ngân hàng điện tử có những ưu thế tại điểm giao dịchthì dịch vụ ngân hàng tại nhà có những lợi thế khác Đó là: bằng những công
cụ hỗ trợ như điện thoại, máy vi tính chúng ta có thể hoạt động giao dịchthanh toán, xem thông tin tại nhà mà không cần phải đến ngân hàng Mỗikhách hàng có một mã số riêng và một mật khẩu riêng do ngân hàng cung cấp
và được giữ bí mật nhằm bảo đảm an toàn nhất cho các hoạt động giao dịchcủa mình
Dịch vụ bảo quản và ký gửi: Ngân hàng nhận bảo quản các cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ đầu tư, các hợp đồng bảo hiểm, các chứng thư tài sản, di chúc
và các tài sản có giá khác Những thứ này có thể được bảo quản theo phươngthức “mở” trong đó biên lai sẽ ghi chi tiết những gì được lưu giữ, hoặc theophương thức “kín” được lưu giữ trong những chiếc hộp khóa kín hay nhữngphong bì dán kín
Trang 25Dịch vụ cho thuê tài chính: Đây là phương thức mà các doanh nghiệp
nhờ đó mà có những cấu kiện máy, thiết bị, xe cộ… mà không cần đầu tưvốn Các doanh nghiệp thiếu vốn cần mua tài sản phục vụ cho quá trình sảnxuất kinh doanh, họ có thể đến các công ty thuê mua để thuê tài sản và trả mộtkhoản phí theo thương lượng giữa hai bên, tài sản này vẫn thuộc quyền sởhữu của công ty cho thuê trong thời gian doanh nghiệp thuê tài sản
Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của
ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thựchiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi kháchhàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bênnhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả nợ cho ngân hàng số tiền
đã được trả thay3
Dịch vụ tư vấn tài chính: Một số ngân hàng đã tập trung vào cung cấp
dịch vụ tư vấn để đáp ứng nhu cầu tư vấn tài chính và quản lý các doanhnghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về tài chính vàvấn đề quản lý, ngân hàng hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp kiểm soátchi phí, định giá, đánh giá đầu tư cơ bản, dự báo nguồn thu nhập và quản lýtài sản, chiến lược sản xuất kinh doanh…
Dịch vụ hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit Swap): là hình thức hai
tổ chức tín dụng ký kết hợp đồng trao đổi cho nhau một khoản tín dụng, chủyếu là để đa dạng hóa danh mục cho vay để thực hiện các danh mục tín dụngtheo chính sách tín dụng
Hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit Option): ngân hàng ký một
hợp đồng với tổ chức kinh doanh quyền (Option dealer) với nội dung bánquyền sẽ thanh toán toàn bộ khoản tín dụng nếu khách hàng không trả được
nợ và lãi hoặc không trả hết nợ và lãi Nếu khách hàng không trả hết nợ và lãi,ngân hàng mua quyền sẽ mất hết phí mua quyền
Trang 26Ngoài ra, còn có một số dịch vụ ngân hàng mới ngày càng được ápdụng rộng rãi tại các NHTM như: cung cấp dịch vụ hưu trí, dịch vụ môi giớiđầu tư chứng khoán, dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp, bán các dịch vụ bảohiểm, home Banking, phone Banking, internet Banking…
1.1.1.3 Đặc điểm dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng mang tính vô hình: Dịch vụ của ngân hàng khôngtồn tại dưới dạng vật chất nên khách hàng khi mua dịch vụ không thể sờ nắmđược Để tăng sự tin tưởng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụcủa ngân hàng thì ngân hàng cần thực hiện nhiều biện pháp tác động tới kháchhàng để họ tin rằng họ sẽ thu được nhiều lợi ích khi sử dụng dịch vụ Để làmđược điều này, hoạt động marketing là vô cùng quan trọng tác động chính vàokhách hàng, đi sâu vào tâm lý của họ và hướng tới khách hàng
Dịch vụ ngân hàng không thể tách rời: Trên thực tế, quá trình cung ứngdịch vụ ngân hàng luôn diễn ra đồng thời với quá trình tiêu dùng của kháchhàng, họ cũng có mặt khi dịch vụ được thực hiện nên sự tác động qua lại giữangười cung ứng dịch vụ và khách hàng mang tính chất đặc biệt của marketingdịch vụ Cả nhân viên ngân hàng và khách hàng đều tác động và ảnh hưởngđến kết quả dịch vụ Vì thế, các giải pháp marketing không chỉ hướng vàonhân viên ngân hàng mà còn phải nhanh gọn, chính xác với thái độ thiện cảm,thân thiện với khách hàng và phối hợp chặt chẽ với khách hàng hoàn tất quátrình cung ứng dịch vụ
Dịch vụ ngân hàng không lưu trữ được: Dịch vụ ngân hàng không thểsản xuất rồi lưu kho như các sản phẩm thông thường khác nên ngân hàng cầnhướng vào việc điều chỉnh nhịp độ cung ứng theo nhịp độ mua bán, rút ngắnquá trình xử lý nghiệp vụ và tăng cường nhân viên cung ứng tại giờ cao điểm
1.1.2 Dịch vụ ngân hàng điện tử
1.1.2.1 Khái niệm
Trang 27Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời trên thế giới từ những năm 1980, vớilịch sử ra đời hơn 40 năm, dịch vụ ngân hàng điện tử được hiểu theo nhiềucách khác nhau tùy vào chủ thể nghiên cứu và đến nay chưa có một địnhnghĩa thống nhất nào dành cho loại hình dịch vụ này.
Theo FFIEC (Hội đồng thi của các viện tài chính liên bang Hoa Federal Financial States), dịch vụ ngân hàng điện tử được hiểu là loại hìnhdịch vụ ngân hàng truyền thống được cung cấp trực tiếp đến khách hàng mộtcách tự động thông qua các kênh truyền thông điện tử tương tác Như vậy,ngân hàng điện tử sẽ bao gồm toàn bộ hệ thống giúp cho khách hàng là cánhân hay doanh nghiệp truy cập được vào tài khoản, tiến hành giao dịch haythu thập thông tin về sản phẩm và dịch vụ tài chính thông qua mạng lưới công
Kỳ-và tư, trong đó có Internet Để có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử,khách hàng sử dụng thiết bị điện tử như máy tính cá nhân, PDA (personaldigital assistant), ATM, kiosk điện tử, điện thoại để truy cập vào hệ thống.Định nghĩa này cho thấy dịch vụ ngân hàng điện tử về cơ bản là dịch vụ ngânhàng truyền thống được phân phối bằng các phương thức điện tử Tuy nhiên,
sự bó hẹp dịch vụ ngân hàng điện tử trong dịch vụ ngân hàng truyền thốngcho thấy định nghĩa này không đầy đủ do chưa bao quát được những dịch vụhiện đại mới sẽ hình thành nhờ vào chính tính khác biệt của phương thức giaodịch điện tử trong tương lai
Theo Shah và Clarke, các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của nướcAnh về e- Banking, về cơ bản ngân hàng điện tử có thể hiểu là sự cung cấpthông tin về ngân hàng và dịch vụ của ngân hàng thông qua trang chủ củangân hàng trên mạng toàn cầu Một cách cụ thể hơn, dịch vụ ngân hàng điện
tử được hiểu là dịch vụ giúp cho khách hàng có thể truy cập vào tài khoản,chuyển tiền giữa các tài khoản, thanh toán hay xin vay vốn thông qua cáckênh điện tử Như vậy, dịch vụ ngân hàng điện tử trong nghiên cứu của Shah
và Clarke không bị bó hẹp trong loại hình dịch vụ truyền thống như của
Trang 28FFIEC Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, dịch vụ ngân hàng điện tử lại bị giớihạn bởi dịch vụ ngân hàng thông qua mạng Internet Đối với các nước đang
có hệ thống ngân hàng điện tử phát triển ở giai đoạn đầu như Việt Nam thìđịnh nghĩa này chưa thật sự phù hợp vì nó chưa bao quát các dịch vụ ngânhàng điện tử lâu đời như dịch vụ ngân hàng qua hệ thống giao dịch tự động(ATM Banking), dịch vụ ngân hàng qua hệ thống chấp nhận thẻ (POSBanking) và dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking)
Trong quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngânhàng điện tử, ban hành kèm theo Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN, Ngânhàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra khái niệm về hoạt động ngân hàng điệntử: “là hoạt động của ngân hàng được thực hiện qua các kênh phân phối điệntử” Định nghĩa này cho thấy dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ ngân hàngđược cung cấp qua các kênh phân phối điện tử Cũng theo quy định này, kênhphân phối điện tử được hiểu là “hệ thống các phương tiện điện tử và quy trình
tự động xử lý giao dịch được tổ chức tín dụng sử dụng để giao tiếp với kháchhàng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng” Mặc dùkhông bó hẹp dịch vụ ngân hàng điện tử trong dịch vụ ngân hàng truyềnthống nhưng định nghĩa này mới chỉ thể hiện được giai đoạn đưa dịch vụ đếnkhách hàng chứ chưa bao hàm hoạt động quản lý, xử lý dữ liệu bên trong vàbên ngoài ngân hàng trước khi dịch vụ ngân hàng điện tử đến được với kháchhàng
Tóm lại, dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ ngân hàng được cung cấp thông qua phương thức điện tử Trong đó, phương thức điện tử dùng để chỉ toàn bộ quy trình và hệ thống phương tiện giao dịch điện tử như máy tính
cá nhân, ATM, PDA, điện thoại…; hệ thống quản lý và xử lý dữ liệu giao dịch tại các ngân hàng; hệ thống giao tiếp và xử lý giao dịch liên ngân hàng.
Dịch vụ ngân hàng bao gồm cả các loại hình dịch vụ ngân hàng truyềnthống và hiện đại Tương tự như dịch vụ ngân hàng truyền thống, các tiện ích
Trang 29mà dịch vụ ngân hàng điện tử cung cấp cũng được xây dựng trên hệ thốngngân hàng lõi (Core Banking) của ngân hàng và cũng bao gồm những tiện tíchthông tin, tiện ích thanh toán, tiện ích tín dụng, thương mại và tài chính Khácvới dịch vụ ngân hàng truyền thống, dịch vụ ngân hàng điện tử được cung cấpthông qua các kênh điện tử.
1.1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử
Năm 1989, Ngân hàng WellFargo tại Mỹ đã lần đầu tiên cung cấp dịch
vụ Ngân hàng qua mạng Kể từ đó, ngân hàng điện tử đã và đang được nhânrộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác Trải qua quá trình tìmtòi, thử nghiệm và ứng dụng để xây dựng hệ thống ngân hàng điện tử hoànhảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng, tổng kết chung hệ thống ngân hàngđiện tử được phát triển qua những giai đoạn sau:
- Website quảng cáo: Là hình thái đơn giản nhất của ngân hàng điện tử.Hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng ngân hàng điện tử đều thựchiện theo mô hình này Việc đầu tiên chính là xây dựng một website chứanhững thông tin về ngân hàng, đưa sản phẩm lên mạng nhằm quảng cáo, giớithiệu, chỉ dẫn, liên lạc Thực chất đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoàinhững kênh thông tin truyền thống (báo chí, truyền hình ) Mọi giao dịch củangân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, đó là các chinhánh ngân hàng
- Thương mại điện tử: Trong giai đoạn này ngân hàng sử dụng Internetnhư kênh phân phối mới cho các dịch vụ truyền thống như xem thông tin tàikhoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán Internet chỉ đóng vai trò nhưmột dịch vụ cộng thêm để tạo sự thuận lợi thêm cho khách hàng Hầu hết, cácNgân hàng vừa và nhỏ đang ở hình thái này
- Quản lý điện tử: Trong giai đoạn này, các xử lý cơ bản của ngân hàng
Trang 30các kênh phân phối khác Giai đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng về sảnphẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu vàquan hệ của khách hàng đối với ngân hàng Hơn thế nữa, sự phối hợp, chia sẻ
dữ liệu giữa hội sở chính và các kênh phân phối như chi nhánh, mạngInternet, mạng không dây giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ kháchhàng được nhanh chóng và chính xác hơn Internet và khoa học công nghệ đãtăng sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa ngân hàng, đối tác, khách hàng, cơquan quản lý
- Ngân hàng điện tử: Đây là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trựctuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinhdoanh và phong cách quản lý Những ngân hàng sẽ tận dụng sức mạnh thực
sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ giải pháp tài chính cho kháchhàng với chất lượng tốt nhất Từ những bước ban đầu là cung cấp sản phẩm
và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, ngân hàng có thể sửdụng nhiều kênh liên lạc nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từngđối tượng khách hàng chuyên biệt
1.1.2.3 Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử
- Dịch vụ ngân hàng điện tử được cung cấp tự động
Khác với dịch vụ ngân hàng truyền thống, hoạt động tiếp nhận và phảnhồi mỗi khi khách hàng đặt lệnh yêu cầu dịch vụ ngân hàng điện tử đều đượcthực hiện một cách tự động qua các phương tiện và hệ thống điện tử Tính tựđộng hóa của hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử phụ thuộc vàomức độ phát triển của công nghệ, tính minh bạch của pháp luật, quy chế phânchia trách nhiệm, cơ cấu tổ chức hoạt động và quản lý Hiện nay, một số hoạtđộng của ngân hàng điện tử được thực hiện hoàn toàn tự động như cung cấp
số dư tài khoản, rút tiền mặt tại máy ATM, thanh toán hóa đơn điện nước,điện thoại, học phí, tạo tài khoản ngân hàng… nhưng nhiều hoạt động phứctạp hơn vẫn cần sự giám sát và thực hiện bởi các nhân viên ngân hàng Tuy
Trang 31nhiên, đứng từ góc độ khách hàng thì dịch vụ ngân hàng điện tử là hoàn toàn
tự động
- Các dịch vụ ngân hàng điện tử gắn liền với hoạt động ngân hàng, nócho phép NHTM thực hiện tốt các yêu cầu của khách hàng, đồng thời hỗ trợtích cực cho chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán
- Tính không hiện hữu: Nó không tồn tại dưới dạng vật thể, nó là kếtquả của một quá trình chứ không phải một cái gì đó cụ thể có thể nhìn thấy,đếm tích trữ hay thử trước khi tiêu dùng Tuy nhiên, nó cũng được biểu hiệnthông qua một yếu tố vật chất nào đó, đó chính là phương tiện chuyển giaodịch vụ cho khách hàng như thái độ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ củanhân viên giao dịch, thời gian xử lý giao dịch
- Tính không ổn định và khó xác định chất lượng: Nó mang tính cá biệttrong cung ứng và tiêu dùng, phụ thuộc vào người cung ứng dịch vụ, ngườitiêu dùng dịch vụ và thời điểm thực hiện dịch vụ Để thỏa mãn tốt nhất chokhách hàng trong việc thực hiện dịch vụ, ngân hàng phải tiến hành cá biệt hóadựa vào việc hiểu rõ mong muốn của mỗi khách hàng cá biệt
- Tính không thể tách biệt: Việc tiêu dùng dịch vụ ngân hàng điện tửdiễn ra cùng một lúc với quá trình cung ứng dịch vụ, có sự tham gia trực tiếpgiữa khách hàng ở bất kỳ thời điểm nào khi khách hàng cần tới Do đó, đảmbảo cung ứng dịch vụ ngân hàng ở mọi thời điểm và xem trọng yếu tố kháchhàng trong hoạt động kinh doanh là tối quan trọng Kết quả của dịch vụ đềuchịu ảnh hưởng từ hai phía: ngân hàng và khách hàng Vì vậy, để đáp ứng tốtnhất các nhu cầu của khách hàng, ngân hàng không chỉ quan tâm tới việc đảmbảo khả năng về kỹ thuật của ngân hàng cung ứng dịch vụ, huấn luyện nhânviên trong cách phục vụ, thao tác nghiệp vụ mà còn phải hướng dẫn kháchhàng hiểu rõ tính phức tạp của dịch vụ và có thái độ sẵn sàng phối hợp vớicán bộ ngân hàng hoàn tất quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ
Trang 32- Hoạt động dịch vụ nói chung và dịch vụ NHĐT nói riêng đòi hỏi cácngân hàng thương mại phải sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư cơ sở hạtầng công nghệ, đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị; đầu tư vào các chiếnlược marketing dịch vụ NHĐT Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại cầncân đối tài chính để có thể triển khai có hiệu quả mảng kinh doanh dịch vụnày, tránh đầu tư tràn lan mà không đem lại hiệu quả, cũng như dồn tài chínhquá lớn cho dịch vụ NHĐT mà bỏ rơi các dịch vụ khác, những dịch vụ chủlực của ngân hàng.
- Trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng thu nhập: Thu nhập của ngân hàng
sẽ được hình thành từ phí dịch vụ, chênh lệch giá, hoa hồng… Có những dịch
vụ ngân hàng điện tử không đem lại nguồn thu trực tiếp cho ngân hàng nhưnglại thúc đẩy sự phát triển dịch vụ khác hoặc làm tăng khả năng cạnh tranh củangân hàng trong việc thu hút khách hàng
- Hàm lượng công nghệ cao: Dịch vụ ngân hàng điện tử là những dịch
vụ mới ra đời khi khoa học công nghệ thông tin bắt đầu phát triển Do vậy,dịch vụ này chứa đựng hàm lượng công nghệ cao, nên đòi hỏi phải có sự pháttriển của công nghệ thông tin một cách tương ứng Cần phải có máy móc thiết
bị hiện đại hỗ trợ, giảm bớt lao động thủ công
- Tính rủi ro cao: Do dịch vụ ngân hàng điện tử được cung cấp dựa trêncác nền tảng công nghệ thông tin, chính vì vậy, khả năng rủi ro từ hệ thống anninh mạng, bảo mật có thể xảy ra bất cứ khi nào và với bất kỳ giao dịch điện
tử nào từ ngân hàng và khách hàng Điều này làm cho khả năng xảy ra rủi rotới khách hàng và ngân hàng là tương đối cao Vì thế các ngân hàng cần cócác biện pháp đảm bảo an toàn bảo mật trong các dịch vụ cung ứng
- Tính tập trung hóa cao: Dịch vụ ngân hàng điện tử có tính tập trunghóa cao thể hiện ở việc tập trung hóa các tài khoản Để sử dụng được nhiềudịch vụ ngân hàng, khách hàng chỉ phải mở một tài khoản tại ngân hàng Việc
Trang 33này giúp khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử một cách tiện lợi, cóthể giao dịch tại nhiều điểm khác nhau, giảm thời gian và chi phí giao dịch.
- Tính hỗ trợ cao, có mối liên kết chặt chẽ với nhau: Sự ra đời và pháttriển của dịch vụ này sẽ làm tiền đề cho sự ra đời và phát triển của dịch vụkhác Nhờ đó, sẽ tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các dịch vụ trong sự phát triểndịch vụ ngân hàng điện tử Ngân hàng có thể cung ứng những dịch vụ trọn góicho khách hàng
1.1.2.4 Các phương thức cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử
Internet Banking
Internet Banking là dịch vụ cung cấp tự động các thông tin sản phẩm vàdịch vụ ngân hàng thông qua đường truyền Internet Đây là một kênh phânphối rộng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới khách hàng ở bất cứ nơi đâuvào bất cứ thời gian nào Với máy tính kết nối Internet, khách hàng có thểtruy cập vào website của ngân hàng để cập nhật thông tin liên quan chínhsách, điều khoản các dịch vụ Đồng thời, thông qua tên đăng nhập và mậtkhẩu để truy cập vào phần mềm liên kết với ngân hàng, khách hàng có thểthực hiện các giao dịch: (i) Vấn tin tài khoản, kiểm tra lịch sử giao dịch; (ii)Tra cứu các thông tin ngân hàng (lãi suất, tỷ giá, thông tin về chương trìnhkhuyến mại ); (iii) Thanh toán hóa đơn tài chính (tiền điện, nước, tiền điệnthoại ); (iv) Chuyển tiền cho tài khoản khác
Mobile Banking
Đối với dịch vụ Mobile Banking, khách hàng được thiết lập tài khoảnđăng nhập trên phần mềm thiết kế sẵn của ngân hàng mà khách hàng có thể tựcài đặt trên điện thoại Hiện nay, dịch vụ Mobile Banking được cung cấpnhiều tính năng cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch tàichính, phi tài chính
Hệ thống Home Banking
Trang 34Đây là dịch vụ ngân hàng cung cấp kết nối tại nhà với nhiều tiện íchthông qua đường truyền internet để kết nối tới cổng thông tin của ngân hàng.Khách hàng có thể tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn thực hiện được cácgiao dịch cần thiết theo quy trình:
Bước 1: Thiết lập kết nối Khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ
thống máy tính của ngân hàng qua mạng Internet (Dialup, Direct-cable, LAN,WAN ), sau đó, truy cập vào trang website của NHTM phục vụ mình (hoặcgiao diện người sử dụng của phần mềm
Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ khách hàng có thể sử dụng rất nhiều
dịch vụ ngân hàng điện tử phong phú và đa dạng, như: truy vấn thông tin tàikhoản, chuyển tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện tử và rất nhiềudịch vụ trực tuyến khác
Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin và thoát khỏi mạng
thông qua chữ ký điện tử, xác nhận điện tử, chứng từ điện tử Khi giao dịchđược hoàn tất, khách hàng kiểm tra lại giao dịch và thoát khỏi mạng, nhữngthông tin chứng từ cần thiết sẽ được quản lý, lưu trữ và gửi tới khách hàng khi
có yêu cầu
Tuy nhiên, dịch vụ này hiện nay gần như được thay thế bởi các sảnphẩm ngân hàng điện tử thông minh hơn, hiện đại hơn và nó dần được gọibằng các tên khác như dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking nhưng vềbản chất, các dịch vụ vẫn giống nhau về cách liên kết giữa ngân hàng với thiết
bị kết nối của khách hàng, chỉ là tính năng thay đổi, cách thức sử dụng thayđổi
Hệ thống Call Center
Call Center là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại với nhiệm vụ: (i) Cungcấp tất cả các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, bao gồm: Tiềngửi thanh toán, tiết kiệm, cho vay, chuyển tiền ; (ii) Giới thiệu qua điện thoại
Trang 35các sản phẩm thẻ của ngân hàng; (iii) Đăng ký làm thẻ, đăng ký dịch vụ quađiện thoại; (iv) Đăng ký vay cho khách hàng cá nhân qua điện thoại; (v) Thựchiện thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hìnhcáp, bảo hiểm và các hình thức chuyển tiền khác; (vi) Tiếp nhận qua điệnthoại các khiếu nại, thắc mắc từ khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụcủa ngân hàng; (vii) khách hàng sẽ được cung cấp thông tin về các sản phẩm,dịch vụ của NHTM một cách đầy đủ; (viii) Tư vấn sử dụng thẻ, thông báo vàgiải đáp số dư thẻ, hướng dẫn đăng ký thẻ; (ix) Dịch vụ thanh toán các hóađơn (điện, nước, điện thoại ) Dịch vụ thanh toán này rất an toàn vì đã đượckhách hàng đăng ký trước với NHTM nên sẽ không có sự nhầm lẫn trongthanh toán; (x) dịch vụ chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào thẻ thanh toán.Dịch vụ này rất thuận tiện cho khách hàng đang ở xa không có chi nhánh củaNHTM hoặc đang công tác, du lịch ở nước ngoài cần chuyển tiền vào thẻ đểđáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của khách hàng.
Tại Việt Nam, các NHTM hiện nay triển khai mô hình Call Center dướidạng tổng đài hỗ trợ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hiện nay mới chỉ triểnkhai ở mảng hỗ trợ khách hàng, tư vấn dịch vụ, chứ chưa thực hiện tính năng
hỗ trợ khách hàng chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mà chuyên viên tổng đàithường giới thiệu khách hàng ra địa điểm NHTM gần nhất
Hệ thống thẻ, máy ATM, máy POS
Trang 36Đây là dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến, là công cụ tiêu dùng khôngcần tiền mặt cho khách hàng Các NHTM cung cấp đa dạng về hình thức vàtính năng các loại thẻ: Thẻ nội địa, thẻ quốc tế, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng tùyvào nhu cầu và sở thích thẩm mỹ của khách hàng Với thẻ ngân hàng, kháchhàng có thể thực hiện giao dịch rút tiền mặt, hoặc chuyển tiền mua hàng tạicác siêu thị, cửa hàng mà không cần tiền mặt Hiện nay, thẻ còn có thể muahàng trên website thông qua tính năng giao dịch trực tuyến, giúp khách hàngthuận tiện hơn trong quá trình sử dụng Máy POS là công cụ hỗ trợ cho việcmua hàng không cần tiền mặt tại các cửa hàng, siêu thị, khách hàng chỉ cần cóthẻ là có thể quẹt để thanh toán, đồng thời, cửa hàng (đơn vị chấp nhận thẻ)cũng không phải kiểm đếm tiền mặt.
sẽ cung cấp sản phẩm thanh toán trực tuyến cho khách hàng để có thể thanhtoán các dịch vụ đối với nhà cung cấp Có những sản phẩm tách riêng, nhưngcũng có sản phẩm được tích hợp trên các dịch vụ internet hay Mobile Banking
để khách hàng có thể chủ động thanh toán
1.1.2.5 Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử
Trang 37Với đặc tính là các giao dịch hoàn toàn được thực hiện thông qua thiết
bị điện tử và mạng viễn thông, sự ra đời của các dịch vụ ngân hàng điện tử đãmang đến nhiều lợi ích thiết thực cho cả ngân hàng, khách hàng và xã hội
Đối với ngân hàng, trước hết sự ra đời của các dịch vụ ngân hàng điện
tử mở ra một kênh phát triển mới cho các dịch vụ ngân hàng Thông qua việccung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng có thể dễ dàng mởrộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để tiếp cận vớikhách hàng mọi lúc, mọi nơi mà không bị giới hạn về không gian, thời gian
Thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các ngân hàng
có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm đến khách hàngnhanh chóng và thuận tiện hơn Bên cạnh đó, ngân hàng cũng như có thể cắtgiảm các chi phí liên quan như chi phí văn phòng, chi phí nhân viên hay cácchi phí khác về giấy tờ, quản lý hệ thống kho quỹ…, góp phần nâng cao thunhập cho ngân hàng Mặt khác, thông qua hệ thống ngân hàng điện tử, cácngân hàng có thể kiểm soát hầu hết các chu chuyển tiền tệ, hạn chế rửa tiền,chuyển tiền bất hợp pháp và tham nhũng
Đối với khách hàng, thực tế các dịch vụ ngân hàng điện tử rất dễ sửdụng, hiệu quả và giúp khách hàng có thể tiết kiệm thời gian, chi phí Cácbước giao dịch qua dịch vụ ngân hàng điện tử đều đã được lập trình sẵn, do
đó chỉ cần khách hàng thực hiện theo đúng các bước yêu cầu, các giao dịch sẽđược thực hiện một cách chính xác Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, vớicác phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông khách hàng có thể thựchiện các giao dịch của mình bất cứ lúc nào và ở đâu Ngoài ra, với đặc điểmgiao dịch hoàn toàn qua mạng, các ngân hàng có thể liên kết với nhau thànhcác liên minh thẻ tạo thuận lợi cho khách hàng thực hiện các giao dịch liênngân hàng của mình
Đối với xã hội, sự ra đời của các dịch vụ ngân hàng điện tử đã tạo ramột phương thức hoạt động mới, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế
Trang 38thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh
tế thương mại với khu vực và thế giới Việc phát triển dịch vụ thanh toán điện
tử tiên tiến giúp quá trình chu chuyển vốn nhanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầuthanh toán của nền kinh tế, làm cho luồng tiền trong xã hội chảy vào các ngânhàng, giảm thanh toán bằng tiền mặt để tiết kiệm chi phí xã hội liên quan đến
sử dụng tiền mặt, hạn chế rủi ro do thanh toán bằng tiền mặt, góp phần cảithiện tính minh bạch trong các hoạt động kinh tế
1.2 Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Có nhiều quan điểm về “phát triển”, theo quan niệm biện chứng sự pháttriển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Quá trình đó diễn ra dần dần,nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sựphát triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí
có những bước lùi tạm thời Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kếtquả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, làquá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kì sự vật lặp lại dườngnhư sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn Quan điểm biện chứng cũngkhẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật
Theo quan điểm siêu hình phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuần túy
về lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thayđổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khépkín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới Những ngườitheo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liêntục, không có bước quanh có, phức tạp
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn kháchquan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định cácnhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũtrong hình thái của sự vật, hiện tượng mới
Trang 39Theo từ điển tiếng Việt do Quý Long và Kim Thư, Viện Ngôn ngữ họcViệt Nam, biên soạn năm 2009, phát triển là mở mang từ nhỏ thành lớn, từyếu thành mạnh” Như vậy, có thể thấy rằng phát triển không chỉ được thểhiện ở sự gia tăng về lượng mà còn thể hiện sự cải thiện về mặt chất lượng.Hay nói cách khác, phát triển được hiểu là sự biến đổi cả về số lượng và chấtlượng theo hướng mang lại những kết quả tích cực.
Phát triển trong lĩnh vực kinh tế được hiểu là sự gia tăng về số lượng,
mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng một thành tố kinh tế Như vậy, pháttriển bao hàm cả tăng trưởng và nâng cao chất lượng Đối với phát triển tronglĩnh vực kinh tế, chúng ta cần phải quan tâm nhiều đến sự biến đổi về chấtlượng chứ không chỉ đơn thuần là sự gia tăng về số lượng Do đó, khi nghiêncứu các vấn đề kinh tế các học giả không chỉ quan tâm tới tăng trưởng mà cònchú trọng tới chất lượng tăng trưởng
Theo quan điểm nghiên cứu sinh thì phát triển dịch vụ ngân hàng điện
tử được hiểu là sự gia tăng về loại hình dịch vụ, về tiện ích cung cấp, về giá trị giao dịch, về quy mô, về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử và sự trải nghiệm dịch vụ của khách hàng.
1.2.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
1.2.2.1 Tiêu chí định lượng
Phát triển quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử
Phát triển quy mô dịch vụ NHĐT là gia tăng số lượng khách hàng giaodịch bằng dịch vụ NHĐT, tăng tần suất giao dịch bằng dịch vụ NHĐT, tănggiá trị của một lần giao dịch nhằm gia tăng lượng giá trị từ dịch vụ mà ngânhàng cung cấp
Quy mô dịch vụ NHĐT tăng lên khẳng định tiềm lực của ngân hàng đómạnh, việc tăng quy mô mang lại điều kiện cần thiết để phát triển dịch vụNHĐT trong tương lai
Trang 40Kết quả của việc phát triển quy mô dịch vụ NHĐT được đánh giá thôngqua các biểu hiện sau:
+ Tăng số lượng khách hàng giao dịch bằng dịch vụ NHĐT
+ Tăng số lượng dịch vụ NHĐT mới
+ Gia tăng mức độ mở rộng kênh phân phối dịch vụ NHĐT
+ Tăng tần suất giao dịch bằng dịch vụ ngân hàng điện tử
+ Tăng giá trị của một lần giao dịch
+ Tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ NHĐT trên tổng doanh thu ngân hàngkhông ngừng tăng lên
Chỉ tiêu trên càng lớn phản ánh khách hàng sử dụng dịch vụ càngnhiều, dịch vụ NHĐT của ngân hàng càng phát triển
Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập cho ngân hàng
Cũng như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, doanh số là chỉ tiêu quantrọng để đánh giá sự phát triển Đối với dịch vụ NHĐT, doanh số hoạt độngcàng lớn tức là lượng khách sử dụng hoạt động càng cao, thị phần càng nhiều.Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để giành lấy thị phần, cácngân hàng không thể chỉ tập trung tăng số lượng, mà còn phải chú trọng pháttriển về chiều sâu, cải thiện, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sảnphẩm dịch vụ NHĐT
Thu nhập từ dịch vụ NHĐT có thể kể đến như: thu phí chuyển tiền trênkênh Internet Banking, qua thẻ, qua điện thoại, thu phí phát hành thẻ, thu phí
từ dịch vụ tin nhắn chủ động SMS Banking, và các loại phí khác… Đối vớidịch vụ NHĐT, chỉ tiêu này rất khó đo lường chính xác do đã bao gồm cáchoạt động bán lẻ hỗ trợ chéo cho hoạt động bán buôn
1.2.2.2 Tiêu chí định tính
Thứ nhất, Sự tin cậy và tính an toàn