Định hướng Phát triển Dịch vụ Ngân hàng Điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt đến năm 2030

MỤC LỤC

Các nghiên cứu liên quan đến Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Luận văn “Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt” được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của LPB trong thời gian tới, trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM, phân tích thực trạng năng lực QTRR tín dụng tại LPB. Luận văn đã chỉ ra được vai trò của Ví điện tử trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, quá trình phát triển Ví điện tử tại LPB, tác giả cũng chỉ ra thực trạng phát triển dịch vụ Ví điện tử trong giai đoạn từ năm 2016-2018; tác giả đã chỉ ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Ví điện tử tại ngân hàng qua chỉ tiêu định tính và định lượng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Ví điện tử.

Khoảng trống nghiên cứu của đề tài Luận án

Thứ năm, Những quan điểm nào cần phải tuân thủ khi phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở NHTM, hay nói cách khác, có thực sự phải phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử bằng mọi giá hay không?. Thứ sáu, Giải pháp nào LPB cần phải được nghiên cứu triển khai nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian tới?.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận án 1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu cụ thể

Những hạn chế này sẽ được phân tích xem xét một cách tỷ mỉ trên cơ sở tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra (cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan). Thứ tư, trên cơ sở đề cập đến những thuận lợi và khó khăn thách thức trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của LPB đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng như những quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, đề tài sẽ tập trung đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB những năm tới.

Phương pháp nghiên cứu

Giả thuyết H5: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử có quan hệ thuận chiều với phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB. Giả thuyết H7: Marketing và chăm sóc khách hàng có quan hệ thuận chiều với phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB.

Những đóng góp mới của đề tài luận án Kết quả nghiên cứu của luận án này là

Giả thuyết H4: Bảo mật thông tin có quan hệ thuận chiều với phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB. Giả thuyết H6: Hệ thống công nghệ có quan hệ thuận chiều với phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại LPB.

Kết cấu của Luận án

Vấn đề cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử 1 Dịch vụ ngân hàng

Đồng thời, thông qua tên đăng nhập và mật khẩu để truy cập vào phần mềm liên kết với ngân hàng, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch: (i) Vấn tin tài khoản, kiểm tra lịch sử giao dịch; (ii) Tra cứu các thông tin ngân hàng (lãi suất, tỷ giá, thông tin về chương trình khuyến mại..); (iii) Thanh toán hóa đơn tài chính (tiền điện, nước, tiền điện thoại..); (iv) Chuyển tiền cho tài khoản khác. Ngoài các sản phẩm truyền thống, các NHTM cũng đang tích cực triển khai mở rộng các kênh thanh toán trực tuyến liên kết với các cơ quan, tổ chức để đáp ứng nhu cầu chi trả của khách hàng, như: Thanh toán hóa đơn online cho tiền điện, tiền nước, điện thoại, tiền truyền hình cáp, học phí, nộp thuế điện tử.., đây là một trong xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt mà các nền kinh tế đang hướng đến.

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại 1 Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Việc phát triển dịch vụ thanh toán điện tử tiên tiến giúp quá trình chu chuyển vốn nhanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, làm cho luồng tiền trong xã hội chảy vào các ngân hàng, giảm thanh toán bằng tiền mặt để tiết kiệm chi phí xã hội liên quan đến sử dụng tiền mặt, hạn chế rủi ro do thanh toán bằng tiền mặt, góp phần cải thiện tính minh bạch trong các hoạt động kinh tế. (Nguồn: Nguyễn Thị Khánh, 2020) Thông qua việc khảo sát 220 khách hàng đã sử dụng dịch vụ NHĐT của BIDV (Số phiếu hợp lệ thu về là 198 phiếu), dữ liệu sơ cấp được tổng hợp từ phiếu khảo sát, sau đó các kiểm định được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, sau quá trình kiểm định hồi quy, nghiên cứu cho thấy thành phần Tin cậy, Thủ tục và Hệ thống công nghệ có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, tiếp theo là Nhân viên, Sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là Độ tiếp cận.

Hình 1.1. Mô hình FSQ and TSQ
Hình 1.1. Mô hình FSQ and TSQ

Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong và ngoài nước

Năm 2022, VietinBank đã tích cực triển khai các SPDV tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, liên tục cập nhật, đáp ứng tối ưu các nhu cầu tài chính của khách hàng; thúc đẩy hoạt động hợp tác mang lại lợi ích lớn (hợp tác với Grab; Manulife..); tăng cường trải nghiệm khách hàng, đẩy mạnh chuyển đổi số thông qua tự động hóa quy trình, ứng dụng BigData, tăng cường giao dịch Online (eFAST, iPay…); thúc đẩy bán chéo, chuyển dịch kênh phân phối, phân tích dữ liệu và áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý điều hành, phát triển kinh doanh với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. VietinBank tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong quy trình hoạt động để nâng cao năng lực thực thi nhanh ở mọi vị trí công tác, ứng dụng các công nghệ mới như: công nghệ sinh trắc học giúp tự động nhận diện và hỗ trợ KH giao dịch tại quầy, giúp giảm thời gian tác nghiệp lên tới 30%; công nghệ tự động hóa quy trình RPA (robotics process automation) giúp tiết kiệm tới 65% thời gian xử lý hồ sơ vay cầm cố bằng sổ thẻ tiết kiệm cho khách hàng….

Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt

- Thông tư Số 18/2018/TT-NHNN (ngày 21/8/2018) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng trong đó qui định: (i) Tổ chức có trách nhiệm bảo đảm an toàn thụng tin theo nguyờn tắc xỏc định rừ quyền hạn, trỏch nhiệm từng bộ phận và cá nhân trong tổ chức; (ii) Phân loại hệ thống thông tin theo mức độ quan trọng và áp dụng chính sách an toàn thông tin phù hợp; (iii) Nhận biết, phân loại, đánh giá kịp thời và xử lý có hiệu quả các rủi ro công nghệ thông tin có thể xảy ra trong tổ chức; (iv) Xây dựng, triển khai quy chế an toàn thông tin bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích, chi phí và mức độ chấp nhận rủi ro của tổ chức. Năm 2022 cũng là năm thành công của nền tảng Ngân hàng Số Lienviet24h khi hỗ trợ đa nền tảng, giúp khách hàng quản lý sản phẩm tài chính đồng bộ, liền mạch trên các kênh: website (Lienviet24h.vn), ứng dụng di động (ứng dụng Lienviet24h) với đầy đủ và đa dạng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Số: Quản lý tài khoản, mở tài khoản thanh toán online, thông báo biến động số dư, định danh bằng căn cước công dân gắn chip; Giao dịch và chuyển tiền hoàn toàn miễn phí; Thanh toán bằng mã QR; Thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, truyền hình, phí bảo hiểm, viện phí; Nạp tiền, gửi tiền, rút tiền tiết kiệm, vay tiền trực tuyến; Dịch vụ thẻ, và trả góp linh hoạt.

Bảng 2.3 Hạn mức thẻ ATM liên kết phát triển VIP
Bảng 2.3 Hạn mức thẻ ATM liên kết phát triển VIP

Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Thực tế những năm qua cho thấy mặc dù Ban Lãnh đạo của LPB đã có nhiều chủ trương giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, nhưng các chủ trương, biện pháp chưa quyết liệt thực hiện, đâu đó còn chịu sự chi phối bởi các mục tiêu khác, đặc biệt là mục tiêu xử lý nợ xấu của ngân hàng, chưa có các đầu tư thỏa đáng để đẩy mạnh sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, cho nên tại hầu hết các Phòng Giao dịch tại các chi nhánh chưa có không gian dành cho khách hàng có thể thực hiện giao dịch trực tuyến tại ngân hàng, ngay tại Trụ sở của các chi nhánh thì không gian dành cho khách hàng thực hiện giao dịch. Về công tác marketing: Những năm qua LPB đã chú trọng công tác marketing nhằm đẩy mạnh triển khai các dịch vụ mới, trong đó đặc biệt chú trọng tiếp thị triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử, nên kết quả đạt được tương đối khả quan, nhưng nhìn một cách thực chất thì hoạt động marketing về dịch vụ ngân hàng điện tử của LPB còn khá phiến diện, chưa chú trọng đúng mức công tác nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường tại các vùng nông thôn khác nhau, trong khi đó, nhu cầu của khách hàng tại các vùng nông thôn khác nhau có sự khác biệt đáng kể, điều này tác động đáng kể khiến hiệu quả triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử chưa cao.

Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt đến năm 2030

Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công: Phối hợp hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu, chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; Tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí;. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp ICT ước tính khoảng 126 tỷ USD, trong đó bao gồm cả đóng góp của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tỉ trọng xuất khẩu ICT chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu quốc gia. Xuất khẩu ICT Việt Nam hiện chiếm 3% tỉ trọng xuất khẩu ICT toàn cầu. Đây là những điểm sáng trong lĩnh vực ICT của Việt Nam. Công nghệ ứng dụng trong NHTM liên tục cập nhật như điện toán đám mây, hệ thống kho dữ liệu, Big Data, hệ thống Core Banking… Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán giữa các NHTM, hệ thống thanh toán chuyển mạch quốc gia… được đầu tư nâng cấp hiện đại tạo điều kiện cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển. Cùng với việc từng bước củng cố và hoàn thiện hành lang pháp luật, thì với việc tăng cường đầu tư hiện đại hóa hạ tầng công nghệ cũng tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng DT tại LPB trong tương lai. Dân số trẻ chiếm đa số trong cộng đồng dân cư, cư dân khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Việt Nam là quốc gia có số lượng và cơ cấu dân số trẻ. Dân số trẻ với khả năng thích ứng cao, nhu cầu không nhỏ với các dịch vụ ngân hàng thông minh và tiện ích là đối tượng khách hàng mục tiêu của các NHTM. Với tỷ trong dân cư khu vực nông thôn chiếm tuyệt đại bộ phận thì đây là cơ hội để LPB mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử rộng khắp 63/63 tỉnh thành của Việt Nam. LPB có mạng lưới hoạt động bao trùm khắp cả nước. Hệ thống mạng lưới rộng khắp này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho LPB thực hiện tốt việc chi trả Bảo hiểm Xã hội qua hệ thống điểm giao dịch bưu điện và các Chi nhánh/Phòng Giao dịch của Ngân hàng, kết hợp với cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô khác, nhằm mục tiêu đưa sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại đến người dân trong cả nước, đặc biệt các khách hàng tại vùng sâu, vùng xa. Với mạng lưới kênh phân phối rộng khắp như vậy tạo thuận lợi cho LPB phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử. Những khó khăn, thách thức. Từ thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các NHTM trong nước, đối chiếu với kinh nghiệm phát triển dịch vụ tại NHTM các nước, một số vấn đề khó khăn, thách thức chủ yếu mà các NHTM trong nước, trong đó có LPB sẽ phải đối mặt trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, bao gồm:. Thứ nhất, Sự nhận thức về dịch vụ ngân hàng điện tử của một bộ phận đông đảo dân chúng còn bị hạn chế. Dịch vụ ngân hàng điện tử là loại hình dịch vụ ngân hàng bậc cao, chúng đem lại rất nhiều tiện ích, nhưng những rủi ro đi kèm cũng khá cao, do vậy, đòi hỏi những người sử dụng các dịch vụ này phải có sự hiểu biết đầy đủ. Tuy vậy, thực tế chỉ ra rằng, một bộ phận đông đảo dân chúng chưa có sự hiểu biết đầy đủ về loại hình dịch vụ này, dẫn tới các NHTM rất khó triển khai loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt là dân chúng các vùng nông thôn xa các trung tâm kinh tế lớn. Ngay cả các vùng đô thị, thì một bộ phận không nhỏ dân chúng vẫn chưa thực sự hiểu biết đầy đủ về dịch vụ ngân hàng điện tử. Nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ một bộ phận đông đảo dân chúng chưa có sự hiểu biết đầy đủ về dịch vụ ngân hàng điện tử là do các dịch vụ này chỉ phù hợp với những người có thu nhập cao hoặc các tổ chức kinh tế xã hội, còn đối với những người có thu nhập thấp thì họ không quan tâm. Theo số liệu từ Trung tâm internet Việt Nam và các kết quả khảo sát về thương mại điện tử tại Việt Nam gần đây chỉ ra rằng: Có khoảng 72% số dân Việt Nam sử dụng Internet và khoảng 28% dân số tiếp cận thương mại điện tử với tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử hàng năm lên tới 22%, nhưng chỉ có 41% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng vào năm 2019. Các tư liệu này chỉ ra rằng có tới gần một nửa số người sử dụng Internet để phục vụ cho thương mại điện tử. Dân chúng càng quan tâm đến các dịch vụ gắn với thương mại điện tử thì các dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ càng phát triển. Câu hỏi cần có giải pháp xử lý thỏa đáng hiện nay đó là làm thế nào để đa số dân chúng, đặc biệt là dân chúng khu vực nông thôn có sự hiểu biết đầy đủ về dịch vụ ngân hàng điện tử để họ có thể sử dụng chúng phục vụ cho lợi ích của chính họ? Có một thực tế là đa số người dân Việt Nam ưa thích thanh toán bằng tiền mặt, thậm chí người dân mua sắm online nhưng lại thanh toán bằng tiền mặt với tỷ lệ lên tới 80%. Thứ hai, Hành lang pháp lý hiện vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay. Các nước có dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển đều coi vấn đề tạo cơ sở phỏp lý ổn định, rừ ràng, minh bạch là điều kiện đầu tiờn cú tớnh hỗ trợ cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong việc tạo ra cơ sở pháp lý phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, cỏc nước đều chỳ trọng đến khớa cạnh minh bạch, rừ ràng và tớnh ổn định trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các dịch vụ ngân hàng điện tử. Đây chính là yếu tố tạo ra sự yên tâm tin tưởng cho NHTM và khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Tại Việt Nam, do hoạt động ngân hàng số vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, hành lang pháp lý vẫn còn khá nhiều bất cập, gây khó khăn cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Hành lang pháp luật đang từng bước được củng cố và hoàn thiện tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy vậy, để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử thì hành lang pháp luật phải được đồng bộ và hoàn thiện, bởi nếu không đáp ứng được thì sẽ gây rủi ro cho cả NHTM và khách hàng. Tại Hội thảo “Hành lang pháp lý cho ngân hàng số tại Việt Nam” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì ngày 19/12/2017 tại Hà Nội, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng hành lang pháp lý hiện hành còn nhiều quy định chưa tương thích với bối cảnh số hóa dịch vụ, chưa thực sự thúc đẩy cho phát triển ngân hàng số, thanh toán số, các qui định pháp luật cho những vấn đề mới như bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, bảo vệ tính riêng tư dữ liệu người dùng, chuẩn kết nối mở, chia sẻ dữ liệu… vẫn chưa được ban hành để tạo cho các NHTM, tổ chức trung gian thanh toán an tâm đầu tư vào hạ tầng, giải pháp và nguồn nhân lực. Thứ ba, Hạ tầng công nghệ thông tin hiện vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng tốt được yêu cầu về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển hạ tầng công nghệ thông tin là tiền đề có tính chất quyết định để phát triển thương mại điện tử nói chung, trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử. Nhưng để phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin thì đòi hỏi phải:. - Chú trọng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội nói chung và trên cơ sở đó tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử;. - Xác lập cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, đưa ra những chính sách đặc thù để huy động nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin theo quy hoạch và kế hoạch đã được hoạch định;. - Tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc áp dụng và phát triển công nghệ thông tin;. - Ưu tiên nguồn lực để triển khai phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, tăng cường đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong xã hội;. - Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ, năng lực nghiên cứu phát triển, sản xuất được các sản phẩm trọng điểm về công nghệ thông tin;. - Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Chính phủ;. phát triển năng lực công nghệ thông tin quốc gia để đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng;. - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về các đường lối, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển hạ tầng thông tin của Nhà nước;. - Tăng cường quản lý thông tin trên mạng Internet, các mạng xã hội và blog cá nhân. Điểm nhấn quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là tạo ra một hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đạt được các yêu cầu:. 1) Dễ quản lý, hệ thống được thiết kế trên tiêu chuẩn dễ quản lý, thuận tiện cho công tác kiểm tra và vận hành hệ thống;. 2) Dễ dàng mở rộng, hệ thống cho phép dễ dàng thi công mở rộng khi có nhu cầu để đáp ứng cho công việc;. 4) Dễ dàng lắp đặt, vận hành và sửa chữa, hệ thống phải cho phép dễ dàng và thuận tiện cho thi công và trong trường hợp có sự cố thì phải thuận tiện cho việc kiểm tra và sửa chữa.

Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

Song song với những ưu điểm vượt trội của dịch vụ ngân hàng điện tử là những rủi ro tiềm ẩn có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là khách hàng không bảo mật tốt thông tin dịch vụ trong quá trình sử dụng hoặc nguyên nhân khách quan là do hạ tầng công nghệ của ngân hàng còn nhiều lỗ hổng để kẻ gian có thể lợi dụng khai thác nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của khách hàng. Thời gian qua, LPB đã thực thi nhiều giải pháp quan trọng đối với nguồn nhân lực, nhờ vậy đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển hiện tại, song nếu đặt trong chiến lược phát triển kinh doanh trong tương lai gắn với cuộc cách mạng 4.0 thì nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị điều hành, lãnh đạo cấp Chi nhánh, Phòng giao dịch có năng lực chuyên môn, khả năng phân tích, độc lập xử lý các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử.