1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đế nợ xấu

141 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Báo chí
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Tín dụng ngân hàng luôn giữ vai trò huyết mạch của nền kinh tế Mọi hoạt động của ngành ngân hàng luôn bao trùm lên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Tuy nhiên, nhiều năm qua, nợ xấu ngành ngân hàng tại Việt Nam gia tăng Nợ xấu đuợc ví như “cục máu đông” gây hệ lụy tắc nghẽn sự phát triền, lưu thông của nền kinh tế Việc nợ xấu tăng cao khiến ngân hàng phải tăng cường trích lập một lượng vốn kinh doanh vào kho dự phòng rủi ro, khiến cho một lượng vốn bị tồn đọng và không sinh lời Điều này làm cho tình hình tài chính của các TCTD bị ảnh hưởng, thanh khoản gặp khó khăn Nguy hại hơn nữa là dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị mất kiểm soát, có nguy cơ đổ vỡ hệ thống và làm mất tính ổn định của cả nền kinh tế Khi bị nợ xấu, người dân hay các tổ chức doanh nghiệp gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, kể cả những nguồn tín dụng khác do đã mất uy tín và khả năng trả nợ Tỉ lệ nợ xấu càng cao sẽ làm cho “sức khỏe” của ngành ngân hàng càng bị suy yếu và nền kinh tế Việt Nam sẽ bị rơi vào tình trạng chậm phát triển Thực tế chứng minh nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống, kinh tế, xã hội Tuy nhiên, việc đưa thông tin về nợ xấu trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện một số bất cập Qua khảo sát cho thấy, khi phản ánh những thông tin về nợ xấu và/hoặc liên quan đến vấn đề nợ xấu thì gần như không có hoặc rất ít các nhà báo lý giải cho công chúng biết rõ nợ xấu là gì? Thế nào là nợ xấu? Nguyên nhân 1 dẫn đến nợ xấu là gì? và hậu quả của việc bị rơi vào nợ xấu đối với bản thân khách hàng, với tổ chức tín dụng và nền kinh tế ra sao Thậm chí con số phản ánh về nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đôi khi không trùng khớp tại một số trang báo điện tử và tại cùng một thời điểm đưa tin Chưa kể những bất cập khác như đưa tin chưa chính xác về các vấn đề liên quan đến nợ xấu, chưa đưa ra được những cảnh báo với dư luận, dự báo với nhà hoạch định chính sách Việc thông tin - truyên thông vê vân đê nợ xâu đã được các cơ quan báo chí và nhiều nhà báo quan tâm, tuy nhiên cũng còn những tồn tại, hạn chế, như thông tin chưa kịp thời, chưa chính xác, thiếu những bài viết phân tích chuyên sâu về nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và thông tin mang tính cảnh báo rủi ro ; còn thiếu những tác phẩm báo chí chất lượng, hiệu quả và có tính thuyết phục cao về vấn đề nợ xấu Hiểu biết và kỹ năng tác nghiệp của một số nhà báo khi viết về vấn đề nợ xấu hiện nay cũng có không ít tồn tại và hạn chế Điều đó chứng tỏ, khi phản ánh về nợ xấu, các nhà báo cũng gặp phải những thuận lợi và khó khăn nhất định Nhiệm vụ đặt ra đối với những người làm báo kinh tế là bên cạnh việc nắm vững những thông tin về chuyên môn nghiệp vụ thì cần phải nắm vững những kiến thức về ngành tài chính ngân hàng Nhà báo cần tìm hiểu Luật hoạt động của các tổ chức tín dụng; tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và những nguyên tắc hoạt động của ngân hàng Đặc biệt là khi đề cập đến những thông tin về nợ xấu, nhà báo cần nắm rõ những quy định về phân loại nợ xấu, thời hạn chuyển thành nợ xấu và các nhóm nợ xấu, mức trích, phương 2 pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo đúng quy định Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu Có như vậy bài viết mới thể hiện được nhiều khía cạnh, mới đem lại cái nhìn toàn diện và có sức thuyết phục cao Qua tìm hiểu cho thấy, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu thực tế về quá trình tác nghiệp, cũng như kỹ năng tác nghiệp của nhà báo đối với vấn đề nợ xấu Do đó, tôi xin được chọn đề tài “Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đế nợ xấu” làm luận văn thạc sĩ của mình Qua đó, luận văn sể nghiên cứu thực trạng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu hiện nay để từ đó thực hiện mục đích, nhiệm vụ mà đề tài đặt ra Đồng thời đề xuất một vài kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu trong ngành ngân hàng hiện nay 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài 2.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu hiện nay, tìm ra những đặc điểm và nguyên tắc đưa tin của nhà báo; đánh giá thực trạng tác nghiệp của nhà báo về lĩnh vực TCNH nói chung và vấn đề nợ xấu nói riêng Từ đó phát hiện những vấn đề còn hạn chế, những kiến thức, kỹ năng cần bổ sung cho nhà báo chuyên biệt về lĩnh 3 vực TCNH Dựa trên kết quả của quá trình nghiên cứu của đề tài để đưa ra một số nhận định khách quan nhất và kiến nghị một vài giải pháp nhằm góp phần giúp cho quá trình tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu ngày càng đạt hiệu quả cao hơn 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần hiện thực hóa 3 nhiệm vụ sau: Thứ nhất Làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến nguyên tắc, phương thức tác nghiệp của nhà báo nói chung; kỹ năng tác nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mà cụ thể là về vấn đề nợ xấu nói riêng Thứ hai' Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay đối với vấn đề nợ xấu ngành ngân hàng Thứ ha: Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tiếp tục nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam trong lĩnh vực tài chính nói chung, đặc biệt là vấn đề về nợ xấu ngành ngân hàng nói riêng 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu hiện nay trên báo điện tử 4 Bên cạnh đó, để đem lại cái nhìn khách quan và đa chiều, đề tài khảo sát hai nhóm đối tượng là nhà báo và nhà quản lý thông tin Tác giả sẽ tiến hành khảo sát bằng bảng hởi đối với hai nhóm trên tại nhiều cơ quan báo chí khác nhau, cũng như thăm dò thông tin của các chuyên gia kinh tế và nhà cung cấp thông tin kinh tế tài chính tại một vài đơn vị quản lý nhà nước, để làm cơ sở đánh giá thêm về quá trình tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu hiện nay 3.2 Phạm vi nghiên cún Luận văn tập trung khảo sát nội dung các bài viết về nợ xấu và/hoặc liên quan đến nợ xấu tại một số báo điện tử chuyên ngành kinh tế như: http://thoibaonganhang.vn (Thời báo Ngân hàng); http://thoibaotaichinhvietnam.vn (Thời báo Tài chính Việt Nam); http://vneconomy.vn (Thời báo Kinh tế); http://www.thesaigontimes.vn (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) ; http://saigondautu.com.vn (Báo Đầu tư tài chính) Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng tham khảo một số bài viết trên các báo điện tử khác như: https://anninhthudo.vn; https://dantri.com.vn; http://cafef.vn; https://bnews.vn Thời gian khảo sát được tiến hành từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2017 Thông qua bảng hỏi, đề tài còn tiến hành khảo sát thực trạng tác nghiệp của nhà báo (phóng viên, biên tập viên), những người phụ trách mảng thông tin kinh tế, tài chính, ngân hàng và thường xuyên đưa tin về vấn đề nợ xấu 4 Phương pháp nghiên cứu Một số phương pháp được áp dụng trong đề tài là: 5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này sẽ được tiến hành nghiên cứu các văn bản pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến ngành tài chính ngân hàng ; luật hoạt động của các tổ chức tín dụng trên lãnh thổ Việt Nam ; các quy định thông tin về hoạt động tín dụng; các văn bản pháp luật về thông tin - truyền thông Từ đó đánh giá quá trình tiếp cận thông tin và kỹ năng truyền thông của nhà báo, đặc biệt là truyền thông về nợ xấu có đúng và trúng với những quy định văn bản hướng dẫn đề ra Phương pháp phân tích nội dung: Đề tài sẽ phân tích các nội dung thông tin tài chính bao gồm các đặc tính như: chủ đề bài viết, thông điệp bài viết, mức độ ảnh hưởng của bài viết đối với nhóm cồng chúng hướng đến Từ đó, có thể nhận xét nhà báo bị đóng khung ở Thông tin phản ánh (mức độ 1); hay ở mức độ Thông tin phân tích (mức độ 2); Thông tin lý giải, bình luận chuyên sâu (mức độ 3) Tác giả tiến hành tổng hợp khoảng 300 tin/bài từ thời gian từ cuối năm 2015 đến hết năm 2017 trên một số báo điện tử chuyên ngành TCNH Qua đây có thể đánh giá một cách tổng thể về năng lực khai thác thông tin, kỹ năng phân tích số liệu và trình độ, kỹ năng tác nghiệp của nhà báo khi viết về lĩnh vực tài chính ngân hàng và nợ xấu Phương pháp phỏng vấn: Đề tài sẽ tiến hành khảo sát đối với hai nhóm khách thể nghiên cứu chính đó là: nhà báo và nhà cung cấp thông tin cho nhà báo Nội dung khảo sát sẽ tập trung vào những vấn đề nhằm nêu được đặc điểm, nguyên tắc và thực trạng của nhà báo khi tác nghiệp truyền 6 thông về nợ xấu Đối với nhóm cung cấp thông tin cũng vậy, phiếu khảo sát sẽ đi vào tìm hiểu thực tế, những vướng mắc khi cung cấp thông tin nợ xấu với báo chí Phiếu khảo sát chủ động đưa ra một vài giải pháp trước mắt để tham khảo ý kiến của nhà báo và nhà quản lý thông tin nhằm khắc phục hạn chế tình trạng thông tin chưa được đầy đủ trong hoạt động truyền thông về nợ xấu của nhà báo hiện nay Để kết quả nghiên cứu của đề tài mang tính khoa học và đầy đủ hơn, bên cạnh hai phương pháp chính nêu trên, luận văn sẽ áp dụng một số phương pháp khác như: phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân loại 5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thực tế, vấn đề về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo của nhà báo đã được đề cập rất nhiều, rất đa dạng và phong phú trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đó, truyền thông về nợ xấu luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc tạo lập và thể hiện dư luận xã hội Xét về lĩnh vực báo chí, đã có nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học, sách tham khảo, giáo trinh đề cập đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Các tác giả đã nêu ra những kỹ năng, đặc điểm, phương pháp tác nghiệp cũng như điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình truyền thông của nhà báo Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về các kỹ năng cần thiết đối với nhà báo như: Cuốn “Nhà báo - Bí quyết kỹ năng - nghề nghiệp” (Nxb Lao động, 1998) do Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch, dựa theo tác 7 phẩm “Nhà báo và Thông tin” của tác giả Vootsxkobonhicop và Iyview, trình bày một cách tỉ mỉ và sinh động các kinh nghiệm xử lý thông tin, xử lý văn bản, tài liệu nhà Cuốn “Mười bí quyết kỹ năng nghề báo” (Nxb Lao động, 2002) của Eric Fikhtelius, đưa ra 10 lời khuyên vê các vân đê lý luận báo chí, kỹ năng làm báo, những yêu cầu đối với người làm báo, kỹ thuật ghi chép, phong vấn, dàn dựng Cuốn “Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo” (Nxb Thông tấn, 2007) của Sally Adams và Wynford Hicks, đưa ra những lời khuyên về cách xử lý với từng đối tượng được phỏng vấn, những mách nước về các phương pháp ghi chép và ghi âm Cuốn “Nhà báo hiện đại” (Nxb Trẻ, 2009) Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên của giáo trình nổi tiếng News Reporting and Writing của ban biên soạn The Missouri Group thuộc Khoa báo chí Đại học Missouri, đề cập đầy đủ những kỹ năng làm báo hiện đại trên thế giới Ở Việt Nam, lĩnh vực này cũng đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học: Cuốn “Công việc của người viết báo" (Nxb Giáo dục, 1997) của nhà báo Hữu Thọ, trình bày chi tiết những kỹ năng, những vấn đề cơ bản nhất về công việc của người viết báo nói chung Cuốn “Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản" (Nxb Chính trị - Hành chính, 2010) của Lê Thị Nhã, giới thiệu những kỹ năng cơ bản về phương pháp thu thập thông tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí Cuốn “Ngôn ngữ báo chỉ" (Nxb Thông tấn, 2012) của Vũ Quang Hào cho bạn đọc hiểu rõ hơn những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí Cuốn "Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại" (Nxb Thông tin và 8 Truyền thông, 2014) của Nguyễn Thành Lợi, giới thiệu những nét khái quát nhất, những vấn đề mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thể giới nhiều năm qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điềm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông Gần đây nhất là cuốn “Sô tay Hướng dẫn kỹ năng đưa tin trong thời đại kỹ thuật số” Đây là cuốn sổ tay đầu tiên tại Việt Nam hướng đến cung cấp những nguyên tắc tác nghiệp quan trọng cho các nhà báo trong môi trường truyền thông số, đồng thời cập nhật những chính sách, điều luật liên quan mới tại Việt Nam và những xu hướng báo chí thế giới Ỏ phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, một số học viên cao học và sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có một số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp về những đề tài liên quan đến hoạt động sáng tạo của nhà báo như: Luận văn thạc sĩ của Káp Thành Long (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay” trình bày công việc của một phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật; các vấn đề đặt ra đối với phóng viên khi xử lý thông tin về đề tài pháp luật; các cơ sở pháp lý ràng buộc và có ảnh hưởng đến công việc của phóng viên Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu Tuấn (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) “Việc tiếp cận thông tin tài chính của nhà báo Việt Nam hiện nay” tim hiểu, đánh giá thực trạng 9 vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực tài chính của đội ngũ nhà báo trong giai đoạn hiện nay Tại các ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng thì đã có nhiều đề tài luận văn, khóa luận nghiên cứu xoay quanh các vấn đề về nợ xấu như: Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hoài Diễm (Trường Đại học Đà Nằng, 2012) “Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng” Đề tài đánh giá thực trạng về trạng công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu; phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nằng Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nang Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của Nguyễn Đình Hồng (Trường Đại học Kinh tế, 2015) “Quán lỵ nợ xấu tại ngân hàng thương mại cô phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh” Đề tài phân tích thực trạng quản lý nợ xấu tại BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đã có những đóng góp đáng kể đối với quá tình tác nghiệp của nhà báo Song qua khảo sát, chưa có một nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam vê vân đê nợ xâu, nên đề tài nghiên cứu sẽ không có sự lặp lại với những công trình nghiên cún khác Để thực hiện luận văn này, tác giả cũng gặp không ít khó khăn Bản thân tác giả luận văn đang làm việc tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam nên kiến thức và thực tế việc làm không liên 10

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w