Thực trạng quy trình tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nự xấu

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đế nợ xấu (Trang 77 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quy trình tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nự xấu

2.2.1. Ý kiến của nhà báo về kỹ năng tác nghiệp thông tin nợ xấu

Như đã đề cập trong phần đầu của luận văn, tác giả tiến hành khảo sát đối với nhà báo đang làm việc tại các báo điện tử và có kinh nghiệm lâu năm đưa tin trong lĩnh vực kinh tế, TCNH và nọ xấu. Hình thức khảo sát của tác giả luận văn là liên hệ với các nhà báo thông qua sự giúp đỡ của tòa soạn, sự giúp đõ của bạn bè, đồng nghiệp và qua các mối quan hệ xã hội... Phiếu khảo sát nhà báo được gửi và nhận thông qua địa chỉ Email. Với tồng số 50 phiếu được gửi đi từ ngày 29/5 đến ngày 5/6/2018, kết quả thu về được 46 phiếu. Trên cơ sở đó, tác giả tổng hợp và chia thành 04 nhóm vấn đề chính là: (1) Đối tượng và cách thức khai thác thông tin; (2) Mức độ am hiểu về nợ xấu và cấp độ thể hiện thông tin; (3) Những khó khăn và mức độ hài lòng của nhà báo; (4) Nguyên nhân và giải pháp của nhà báo nhằm hạn chế những tồn tại trong quá trình tác nghiệp của nhà báo.

Về đối tượng và cách thức khai thác thông tin:

Vấn đề này được tác giả đặt ra trong 3 câu hỏi:- Câu hỏi:

Anh/Clỉị thường khai thác thông tin từ nguồn nào nhất trong các nguồn dưới đây?. Trong câu này tác giả có gợi ý một số lựa như: Từ CQQLNN; Từ các TCTD; Từ ý kiến chuyên gia;

Nguồn ý kiến khác.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 46 ý kiến của nhà báo thì có 22 nhà báo cho rằng thường khai thác thông tin từ nguồn CQQLNN; 13 nhà báo thường khai thác thông tin từ nguồn TCTD; 09 nhà báo thường khai thác thông tin từ

nguồn Chuyên gia kinh tế; Còn lại chỉ có 2 nhà báo nói rằng khá thường xuyên khai thác thông tin từ các nguồn ý kiến khác. Như vậy có thể thấy rằng nguồn thông tin tài chính từCQQLNNđã được đa số nhà báo khai thác, với 22 phiếu (chiếm 47,8%); Tiếp đến là nguồn từ TCTD, có 14 nhà báo lựa chọn (chiếm 30,4%); đứng thứ ba là ý kiến Chuyên gia, có 8 nhà báo nói rằng thường khai thác từ nguồn này(chiếm 17,3%)và chiếm tỷ lệ thấp nhất là từ nguồn Ý kiến khác (2 nhà báo, chiếm 4,3%).

Biểu đồ 10: Các nguồn tin nhà báo thường khai thác Câu hỏi: Phương pháp tỉêp cận thông tin của Anh/Chị là gì? Tại đây, tác giả cũng đề ra một số phương pháp cụ thể như: Gặp trực tiếp tại nơi làm việc; Trao đổi qua email; Trao đổi qua điện thoại, ứng dụng Chat MXH; Gặp trực tiếp tại nhà riêng; Gặp trực tiếp tại quán cà phê; Ý kiến khác.

Trong câu hỏi này,nhà báo có thể chọn nhiều hơn 1 phương án trả lời, do đó có khá nhiều nhà báo lựa chọn cùng lúc từ 2 - 3 phương án. Trong tổng số 46 phiếu thu được thì

có đên 77 phương án được nhà báo lựa chọn. Trong đó phương án gặp trực tiếp tại nơi làm việc vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, với 34 ý kiến (chiếm 42,5%); Trao đổi qua email và Ý kiến khác (100% nhà báo cho rằng họ đều được bên cung cấp thông tin yêu cầu gửi câu hởi trước qua email) nên có thể gộp vào một phương án và đây là lựa chọn khá phổ biến được nhà báo ưu tiên sử dụng, với 27 phiếu(chiếm 33,7%). Tiếp đến là trao đổi qua điện thoại, ứng dụng chát MXH, với 11 nhà báo lựa chọn(chiếm 13,7%). Phương án tiếp cận thông tin bằng cách gặp trực tiếp tại quán cà phê không hẳn là lựa chọn được nhiều người áp dụng, chỉ có 6 ý kiến tán thành (chiếm 7,5%).

Ngoài ra, phương án chiếm tỷ lệ thấp nhất và được ít người lựa chọn là gặp trực tiêp tại nhà riêng, chỉ với 2 ý kiến (chiêm 2,5%).

Biểu đồ 11: Các phương pháp tiếp cận thông tin của nhà báo

Với Câu hỏi: Các nguồn tài liệu, văn bản Anh/Chị thường tiêp cận là gì? Một số gợi ý cũng được đưa ra cho các nhà báo

lựa chọn ở câu hỏi nàylà: Báo cáo định kỳ của tố chức tín dụng, cơ quan quản lý; Tài liệu từ các cuộc họp của tố chức tín dụng, cơ quan quản lý; Lấy tù’ thông cáo báo chí; Lấy từ các báo điện tử và mạng xã hội.Kết quả cũng cho thấy sự khác biệt rõ rệt đối với những nguồn tài liệu thông tin này.

Cụ thể việc khảo sát về nguồn tài liệu, văn bản liên quan đến nợ xấu được lấy thường xuyên nhất là từ báo cáo định kỳ của tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý, với 19/46 nhà báo được hỏi (chiếm 41,3%); tiếp đến là nguồn tài liệu từ các cuộc họp của tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý, với 14 ý kiến (chiếm 30,4%). Thu về số phiếu tương đồng nhau là nguồn tài liệu lấy từ thông cáo báo chí (7 phiếu, chiếm 15,2%) và từ các báo điện tử, mạng xã hội (6 phiếu, chiếm 13%).

Như vậy có thể thấy, nguồn tài liệu văn bản mà nhà báo đặt niềm tin nhiều nhất vẫn là từ CQQLNN và các TCTD; ngoài ra thông cáo báo chí và tài liệu có được từ các báo điện tử, mạng xã hội chỉ là nguồn tham khảo thêm mà thôi.

Biểu đồ 12: Các nguồn văn bản, tài liệu nhà báo thường tiếp cận

Về sự am hiểu nợ xấu và cấp độ thể hiện thông tin nợ xấu:

Nội dung này được tác giả thể hiện trong 2 câu hỏi: Anh/

Chị hiểu thế nào về nợ xấu ngành ngân hàng?. Trong các cấp độ thông tin dưới đây (Thông tin phản ánh; Thông tin phân tích; Thông tin lý lẽ, phản biện), Anh/Chị thường thể hiện bài viết của mình theo cấp độ nào nhất?

Kết quả khảo sát về sự am hiểu của nhà báo về nợ xấu cho thấy đa phần nhà báo đã hiểu đúng và đầy đủ về khái niệm này, với 25/46 phiếu, chiếm 54,3%; đáp án trả lời gần đúng và chưa đầy đủ chiếm số lượng tương đối nhà báo lựa chọn, với 18/46 phiếu, chiếm khoảng 39%; vẫn có nhà báo trả lời sai hoàn toàn khái niệm về nợ xấu, với 3/46 phiếu, chiếm 6,52%.

Với 3 cấp độ thông tin mà tác giả luận văn đề xuất trong câu hỏi, kết quả thu về cho thấy tỷ lệ cao nhất thuộc cấp độ thông tin phản ánh, với 24/46 phiếu, chiếm 52,17%; tiếp đó là cấp độ thông tin thứ 2- Thông tin phân tích, với 19/46 ý kiến nhà báo cho là thường thể hiện vào bài viết của mình, chiếm 41,3%; trong khi đó chỉ có 3 nhà báo khẳng định rằng thường thế hiện bài viết dưới dạng thông tin lý lẽ, phản biện, chiếm 6,52%.

Biểu đồ 13: Các cấp độ thông tin nhà báo thường thể hiện

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy rõ ở mức độ thông tin mang tính phản ánh chiếm thị phần đa số so với 2 thể loại trên;

ngược lại thì thông tin mang tính lý lẽ phản biện lại ít được nhà báo lựa chọn; thông tin mang tính phân tích chiếm tỷ trọng khá phố biến chỉ đứng sau thể loại phản ánh.

Về những khó khăn và mức độ hài lòng của nhà báo:

Đối với nhà báo khi tác nghiệp đến những thông tin tài chính, đặc biệt là thông tin liên quan về nợ xấu, phương thức tiếp cận và khai thác thông tin từ nguồn cung cấp cũng khá đa dạng và phong phú. Ngoài việc nhà báo được nguồn tin cung cấp trực tiếp thì còn một số trường họp được cung cấp gián tiếp thông qua việc nghiên cứu tài liệu, văn bản. Do đó, trong quá trình tác nghiệp của nhà báo, bên cạnh những điều

19

kiện thuận lợi vẫn còn một số khó khăn nhất định, về khía cạnh này, tác giả có đặt ra qua 3 câu hỏi, trong đó 2 câu dành để khai thác mức độ hài lòng của nhà báo đôi với các nguôn tin được cung câp trực tiêp và gián tiêp, cũng như nhữngkhó khăn của nhà báo khi khai thác thông tin.

Với câu hỏi “Khi khai thác thông tin, Anh/Chị gặp thuận lợi và khó khăn gì từ nguồn tin? ” Kết quả cho thấy, đa số nhà báo đều thừa nhận rằng,bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì trong quá trình tác nghiệp, nhà báo vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định đó là: thái độ chần chừ, trì hoãn hoặc không muốn cung cấp thông tin; chờ ý kiến chỉ đạo từ cấp trên; cung cấp thông tin chưa đầy đủ và hẹn sau khi xử lý số liệu một cách chính xác sẽ tiếp tục cung cấp cho nhà báo;

hoặc cung cấp thông tin không mang tính phân tích, hoàn toàn là số liệu báo cáo đơn thuần gây ra nhiều khó khăn cho nhà báo khi tác nghiệp ...

Câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của nhà báo về nguồn tin được cung cấp một cách trực tiếp và gián tiếp cũng thu được kết quả khá thú vị. Đối với nguồn tin được cung cấp trực tiếp, trong tổng số 46 phiếu thu về thì có 25 ý kiến (chiếm 54,3%) cho rằng họ Tạm hài lòng', số nhà báo cho rằng thấy Hài lòng về nguồn tin được cung cấp chiếm tỷ lệ thấp hơn, với 14 ý kiến (chiếm 30,4%); bên cạnh đó có đến 7 nhà báo (chiếm 15,2%) cho rằng họ Không hài lòng về những gì được cung cấp.

Biểu đồ 14: Mức độ hài lòng của nhà báo đôi với nguồn tin cung cấp trực tiếp

Đôi với nguồn tin được cung cấp gián tiếp qua văn bản tài liệu liên quan thì trong tổng số 46 phiếu thu về thì có 29 ý kiến (chiếm 63,04%) nói rằng họ Tạm hài lòng', số ý kiến cho rằng đã Hài lòng về nguồn tin được cung cấp có 11 phiếu (chiếm 23,91%); 04 nhà báo Không hài lòng về nguồn văn bản tài liệu được cung cấp gián tiếp (chiếm 8,7%). Đáng lưu ý là có hai Ý kiến khác ngoài những lựa chọn trên (chiếm 4,35%).

Biểu đồ 15: Mức độ hài lòng của nhà báo đối với nguồn tin cung cấp gián tiếp

Về nguyên nhân và giải pháp:

Đối với những nguyên nhân mà nhà báo chỉ ra và những vấn đề về giải pháp nhằm hạn chế tồn tại trong quá trình tác nghiệp của nhà báo đã được tác giả đưa ra trong 2 câu hỏi:

Theo Anh/Chị thì nguyên nhân của những khó khăn khỉ tiếp xúc với nguồn tin là gì?. Đây là dạng câu hỏi mở và không có gợi ý đáp án trả lời, tác giả muốn khai thác ý kiến đánh giá của nhà báo về những khó khăn mà họ gặp phải khi tiếp xúc với nguồn tin. Kết thúc quá trình khảo sát, kết quả về vấn đề này rất đa dạng bởi mỗi nhà báo đều có trải nghiệm riêng nên những va vấp, trở ngại trong quá trình tác nghiệp cũng rất khác nhau, vừa mang tính chủ quan và khách quan:

Nguyên nhân chủ quan: Khá nhiều ý kiến nhà báo cho rằng trang phục và tác phong làm việc của nhà báo chưa gây được cảm tình với đối tác, do đó không nhận được thái độ hợp

tác tích cực từ phía đôi tác. Nhà báo do không chủ động vê mặt thời gian dẫn đến trễ hẹn gây mất uy tín với nhà cung cấp thông tin. Trường hợp do thiếu kinh nghiệm khi thai thác nguồn tin nên để đối tác không đi vào chủ đề chính, làm cho cuộc trao đổi không thu thập được đủ lượng thông tin cần thiết phục vụ cho bài viết. Đôi khi phóng viên quá rụt rè, không có chính kiến, không nắm rõ vấn đề cần khai thác nên có những câu hỏi không thuyết phục người được hỏi. Một số phóng viên còn thụ động, ngại tìm tòi nghiên cứu học hỏi dẫn đến thiếu những kỹ năng cần thiết và yếu về những kinh nghiệm thực tế; vẫn còn tình trạng vòi vĩnh, vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi tiếp xúc, khai thác nguồn tin ...

Nguyên nhân khách quan: Đa số nhà báo thừa nhận rằng, để có được buổi làm việc, ghi hình và trao đối trực tiếp với nhà quản lý thông tin thì nhà báo phải tốn khá nhiều cuộc điện thoại để đặt vấn đề, thương lượng và chốt lịch làm việc, đồng thời bên quản lý thông tin cũng rất khó khăn mới có thể sắp xếp thời gian đón tiếp nhà báo, nhưng do ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ khiến nhà báo phải hủy lịch hẹn với đối tác, điều này cũng ít nhiều gây ấn tượng xấu với đối tác. Một số cơ sở xa trung tâm, nhà báo chưa nắm được địa bàn nên không có mặt như đã hẹn gây mất thiện cảm, nghi ngờ cung cách, lề lối làm việc của nhà báo đối với nhà cung cấp thông tin. Đôi khi nhà báo bận việc đột xuất từ phía gia đình, tòa soạn phải bố trí người khác đi thay, dẫn đến tình trạng vấn đề được trao đổi rất hời hợt, không đi sâu vào trọng tâm, trọng điểm. Có trường hợp do phương tiện đi lại của nhà báo gặp rủi ro, hỏng hóc trên đường đi lấy tin, dẫn đến thời gian làm việc bị cắt

ngắn khiến khối lượng thông tin cũng bị gián đoạn, vì phải hẹn lịch làm việc vào dịp khác, hoặc cung cấp thông tin gián tiếp bằng tài liệu, văn bản qua email ...

Vấn đề giải pháp: Nhằm hạn chế tồn tại, khó khăn trong quá trình tác nghiệp của nhà báo, tác giả luận văn đã đưa ra câu hởi: Nếu có thể, Anh/Chị sẽ kiến nghị điều gì với nguồn tin? Tại câu hỏi này, để ý kiến nhà báo được tập trung hơn thì tác giả luận văn đã đưa ra 08 gợi ý và cho phép nhà báo có thể lựa chọn nhiều hơn 1 phương án kiến nghị. Do đó, trong tổng số 46 thu về, tác giả đã tổng hợp được 163 kiến nghị được nhà báo tích chọn. Cụ thể như sau:

Cân tạo điêu kiện thuận lợi hơn nữa cho nhà báo khai thác thông tin (có 30 ý kiến lựa chọn, chiếm 18,4%). Hai gợi ý là: Không nên né tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi cung cấp thông tin cho nhà báotin và Cung cấp cho nhà báo thông tin, số liệu chính xác, cập nhật (mỗi gợi ý đều có 27 ý kiến lựa chọn, và đều chiếm 16,5%). Hai gợi ý khác cũng có ý kiến giống nhau là: Bố trí cán bộ phụ trách cung cấp thông tin cho báo chí một cách chuyên nghiệp và thường xuyên theo dõi và phản hồi về các bài báo liên quan (mỗi gợi ý đều có 18 ý kiến lựa chọn, và đều chiếm 11,04%). Công khai cập nhật thông tin thường xuyên lên các cổng thông tin điện tử hoặc website nội bộ ngành (có 12 ý kiến lựa chọn, chiếm 7,36%). Tố chức họp báo định kỳ và trả lời hết các câu hỏi của nhà báo (có 15 ý kiến lựa chọn, chiếm 9,2%). Và cuối cùng là: Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức chuyên môn về vấn đề nợ xấu cho nhà báo (có 16 ý kiến lựa chọn, chiếm 9,82%). Ngoài các gợi ý trên không có ý kiến khác.

Biểu đồ 16: Những kiến nghị của nhà báo đối với nhà cung cấp thông tin

2.2.2. Ý kiến của nhà quản lý thông tin đối với kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vẫn đề nợ xấu

Đối với việc khảo sát ý kiến từ nhà quản lý thông tin tài chính - ngân hàng và nợ xấu thì tác giả cũng đã chọn lọc và nhắm vào các đối tượng có kinh nghiệm công tác lâu năm tại CQQLNN, các TCTD và một số chuyên gia kinh tế. Hình thức khảo sát của tác giả là thông qua sự giúp đỡ của bạn bè là phóng viên tại một sô cơ quan báo chí để xin địa chỉ email của nhà quản lý thông tin và lập danh sách để gửi phiếu khảo sát; đồng thời thông qua các mối quan hệ xã hộikhác để thu thập email của các TCTD và một số chuyên gia nhằm thực hiện việc khảo sát ý kiến phục vụ luận văn... Phiếu khảo sát này cũng đều được gửi và nhận thông qua Email.

Với tổng số 50 phiếu gửi đi từ ngày 29/5 đến ngày 5/6/2018, kết quả thu về được 36 phiếu. Trên cơ sở đó, tác giả tổng hợp và chia thành 03 nhóm vấn đề chính là: (1) Hình

thức và mức độ cung cấp thông tin của nhà quản lý; (2) Nguồn tin và sự thế hiện nguồn tin; (3) Sự hài lòng và những kiến nghị của nhà quản lý thông tin.

Hình thức và mức độ cung câp thông tin của nhà quản lý:

Để làm rõ nhóm nội dung này tác giả đã đưa ra 3 câu hỏi: Anh/Chị thường cung cấp TTKT cho loại hình báo chí nào?

Anh/Chị thường cung cấp thông tin cho nhà báo qua hình thức nào?Trong quá trình cung cấp thông tin cho nhà báo, Anh/Chị thường cung cấp thông tin ở mức độ nào?

Trong câu hỏi “Anh/Chị thường cung cấp thông tin kỉnh tế cho loại hình báo chỉ nào?” với 4 loại hình báo chí hiện nay là báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử thì đa số phiếu thu về cho biết họ cung cấp thông tin cho báo điện tử.

Cụ thể như sau: Với tổng số 36 phiếu khảo sát thu về cho thấy có 8 phiếu (chiếm 22%) cho biết thường cung cấp thông tin cho báo in; không có phiếu nào cung cấp thông tin cho phát thanh; có 6 phiếu (chiếm 16,67%) nói rằng thường cung cấp thông tin cho truyền hình và 22 phiếu (chiếm 61,11%) khẳng định thường cung cấp thông tin cho báo điện tử. Điều này cho thấy xu hướng hoạt động của báo điện tử hiện nay đang phát triển mạnh hơn so các loại hình báo chí khác; ngược lại thì phát thanh không gây được sự quan tâm đối với các nhà quản lý thông tin tài chính. Bên cạnh đó thì báo in và truyền hình cũng khá thu hút sự chú ý của các nhà quản lý thông tin, nên số phiếu thu về tại 2 loại hình này không chênh nhau nhiều.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đế nợ xấu (Trang 77 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w