7. Kết cấu của luận văn
1.3. Tiêu chí đánh giá kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu
Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, TTKT - TCNH ngày càng chiếm thị phần lớn trên mặt báo, trong đó thông tin về vấn đề nợ xấu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo dư luận xã hội.
Đe ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và năng lực bản thân, nhà báo luôn phải học hỏi, trau dồi trình độ nghiệp vụ và kiến thức chuyên sâu về tài chính - ngân hàng để tác phẩm do mình tạo ra luôn đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của công chúng. Đặc biệt khi tác nghiệp những vấn đề liên quan đến nợ xấu, nhà báo cần lưu ý một số tiêu chí sau:
1.3.1. Tiêu chỉ đánh giá về tác
phẩm báo chí
Một tác phẩm báo chí, cho dù chỉ là một tin vắn vài chục chữ hay một bài phóng sự dài và được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào (text, ảnh, audio, video, đồ họa...) đều nhằm mục đích phản ánh chân thực, khách quan những sự kiện, vấn đề, sự việc có thực xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, thể
hiện tính thời sự, có ý nghĩa xã hội và luôn luộn được công chúng quan tâm, theo dõi. Đe đạt được các yêu cầu nêu trên, một tác phẩm báo chí bao giờ cũng cần phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản chung như sau:
Về mặt nội dung: Nội dung của tác phấm báo chí phải đảm bảo được những yêu cầu về nội dung phải mang ý nghĩa và tính định hướng rõ ràng. Trong đó, tiêu đề cũng là một loại nội dung đặc biệt của tác phẩm báo chí. Nó là sự biểu đạt cô đọng nội dung, thể hiện bản chất, tư tưởng của tác phẩm, là yếu tố tiếp xúc đầu tiên giữa tác phẩm với công chúng. Việc đặt đầu đề có tính quyết định số phận của bài báo, nó là yếu tố đầu tiên thu hút sự quan tâm của người đọc để họ tự quyết định xem có cần phải đọc cả nội dung bài bào đó hay không?
Ngoài ra, nội dung của tác phẩm báo chí phải đảm bảo:
Tính thời sự: Tức là thông tin phải đáp ứng kịp thời về những cái mới. Đó là những sự việc, sự kiện, con người, hoàn cảnh, tình huống vừa mới xảy ra, đang xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra. Nhà báo cung cấp cho công chúng thông tin về những sự thật của đời sống xã hội nói chung. Ngoài ra, khi tác nghiệp về lĩnh vực tài chính ngân hàng, một ngành kinh tế với nhiều vấn đề có tính chất đặc thù riêng, nhà báo phải lựa chọn cho mình những tiêu chí đánh giá cụ thể hơn, xác thực hơn và nhắm vào từng nhóm đối tượng nhất định. Bên cạnh đó, nhà báo phải biết cách xác định thời điểm tiến hành khai thác và phản ánh thông tin sao cho hiệu quả và chính xác, có như vậy mới đáp ứng tốt nhất đòi hỏi về tính thời sự của tác phẩm.
Tính xác thực : Nhà báo phải phản ánh sự thật một cách chính xác, có địa điểm, có nhân chứng và thời gian, không gian cụ thể. Tuyệt đối không được bịa đặt hoặc thêm bớt một cách tuỳ tiện trong quá trình thông tin về sự thật. Yều cầu này vô cùng quan trọng vì ngay cả với một nhà báo kinh nghiệm, để đảm bảo chính xác, họ thường xuyên phải thận trọng và kiểm chứng tất cả các thông tin từ tên nhân vật, chức danh, đến việc kiểm tra thông tin, con số, dữ liệu. Kiểm chứng thông tin, kiểm tra lại nguồn tin là thao tác cần thiết để đảm bảo những gì phóng viên thu nhận được là chính xác. Đối với nhà báo kinh tế, khi tác về đề tài nợ xấu lại càng phải cẩn trọng hơn bao giờ hết, bởi nợ xấu được xem là vấn đề gây cản trở sự lưu thông dòng tiền tệ, một vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm. Nên khi tác nghiệp trong một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy, nhà báo cần đề ra cho mình một số tiêu chí đánh giá riêng, sao cho vừa đảm bảo tính khách quan, trung thực, vừa thể hiện tính an toàn hệ thống thông tin kinh tế, tránh gây ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, chính trị. Tính định hướng trực tiếp của những thông tin mà nó phản ánh: Tác giả phải thể hiện một thái độ và lập trường rõ ràng trong bài viết. Lập trường này dựa trên cơ sở là luật pháp, đạo đức, truyền thống... của cộng đồng.
Về mặt hình thức: Kết cấu phải đảm bảo các yếu tố ngắn gọn, phù hợp với nội dung của từng thể loại báo chí; kết cấu gắn liền với sự thật, ngôn ngữ gần gũi với đời sống, đơn giản, chính xác và dễ hiểu. Tuy nhiên, ở một số trường hợp cần thiết, nhà báo cần phải thể hiện lối phân tích, diễn tả bài bản theo một hệ thống tổng thể hoàn chỉnh. Nhà báo có thể sử
dụng ngôn ngữ chuyên ngành để lột tả vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Ngoài các yếu tố trên, đế đảm bảo phát huy hiệu quả của hoạt động báo chí, thân thiện với các công cụ tìm kiếm, đối với các báo điện tử cần được sử dụng các kỹ thuật SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), với các đặc thù như là: Tiêu đề, sapo, mỗi đoạn, chú thích cho ảnh... phải chứa từ khóa của chủ đề bài viết. Có backlink IN và OƯT, trong site link ra và ngoài site link vào. Nhóm các tin bài liên quan. Sừ dụng kỹ thuật anchor text (neo văn bản). Có text thay thế cho ảnh (khi ảnh không load được) và chú thích ảnh chứa từ khóa của bài.
Đặt tên file ảnh chứa từ khóa và có nghĩa. Kích thước ảnh giảm thiểu để load trang dễ dàng (nhưng vẫn đảm bảo chất lượng).
Nhằm không ngừng nâng cao kỹ năng tác nghiệp, nhà báo bên cạnh việc nắm chắc các yêu cầu trên, còn phải tích cực chủ động bồi dưỡng và hoàn thiện hơn nữa các kỹ năng báo chí mới, để đảm bảo tác phẩm báo chí ngày càng đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển của công nghệ hiện đại.
1.3.2. Tiêu chí đánh giá về quy
trình tác nghiệp
Quy trình tác nghiệp của nhà báo hiện nay bao gồm các công đoạn sau:
Đề nghị cung cấp thông tin: Trước khi đề nghị cung cấp thông tin, nhà báo cần phải nêu được lý do, mục đích của việc sử dụng thông tin. Những thông tin này có thế được công khai mà chưa từng được công khai hoặc đó không thuộc những dữ
liệu thông tin bí mật quốc gia, nhà báo có thể đặt vấn đề và yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin mà cơ quan, cá nhân đó phụ trách. Căn cứ vào Luật Báo chí thì cơ quan được đề nghị cung cấp thông tin và người có trách nhiệm cung cấp thông tin sẽ trả lời phong vấn hoặc cung cấp thông tin theo các hình thức khác mà nhà báo yêu cầu như: thông tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu.
Hiện nay nhà báo có khá nhiều nguồn để tiếp cận và khai thác thông tin liên quan đến vấn đề nợ xấu:
Một là, thông qua các CQQLNN: Các CQQLNN mà nhà báo có thể đề nghị cung cấp thông tin có thể là Thủ tướng Chính phủ, ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thống đốc NHNN Việt Nam, đại diện lãnh đạo NHNN của 63 tỉnh thành phô trên cả nước. Đó cũng có thể là đại diện lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục Thanh tra giám sát NHNN, Cơ quan quản lý tài sản của các TCTD (VAMC) ...
Hai là, thông qua các TCTD: Theo quan điểm từ nguồn này nhà báo có thể tiếp xúc và phỏng vấn đại diện các ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng vốn nước ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính, các TCTD hợp tác ...
Ba là, thông qua giới Chuyên gia kinh tế: Đây là giới chuyên gia kinh tế - tài chính chuyên theo dõi và nghiên cứu
các vấn đề cả vĩ mô và vi mô liên quan mọi mặt hoạt động trong lĩnh vực TCNH. Họ chuyên theo dõi và đưa ra những nhận định sâu sắc những vấn đề liên quan đến sự lưu thông của nền kinh tế.
Bốn là, ngoài các nguồn tin trên, nhà báo có thể thông qua các nguồn tin khác như ý kiến của người dân; sự phản ánh của các doanh nghiệp; các nhà nghiên cứu hoặc là những đúc kết kinh nghiệm của chính bản thân nhà báo.
Phạm vi cung cấp thông tin: Căn cứ vào chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi đơn vị, tổ chức, cá nhân (gọi chung là nguồn tin) có trách nhiệm mà nhà báo yêu cầu cung cấp thông tin trong phạm vi đơn vị quản lý. Nguồn tin không được phép cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; làm giả thông tin. Người yêu cầu cung cấp thông tin luôn phải được tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi khi lấy tin.
Xử lý clữ liệu và truyền thông: Nhà báo phải đảm bảo thu thập đầy đủ các dữ liệu. Kiểm tra, đối chiếu lại với bên cung cấp thông tin khi phát hiện các dữ liệu có hoài nghi. Khi truyền thông, nhà báo cần biết cách tổng hợp và chắt lọc thông tin, xác định những thông tin có thể cung cấp ra công chúng, những thông tin phải tuyệt đối giữ bí mật cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một mặt, nhà báo cần nỗ lực phản ánh càng nhiều thông tin càng tốt, nhưng mặt khác không nên gây tác động xấu đến hình ảnh của đối tượng.
Tiểu kết chương 1
Chương 1, tác giả luận văn đã nêu ra cơ sở lý luận về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo và những đặc điểm chung về đề tài nợ xấu ngành ngân hàng hiện nay. Trong đó, luận văn đã đề cập đến một số khái niệm cơ bản về kỹ năng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu; khái niệm về nợ xấu và các nhóm nợ; truyền thông nói chung và các vấn đề truyền thông về nợ xấu; quy trình tác nghiệp của nhà báo và những tiêu chí đánh giá về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu ngân hàng hiện nay.
Trong phần khái niệm về kỹ năng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, tác giả luận văn đã đưa ra hai khía cạnh tiếp cận về mặt kỹ năng nói chung và kỹ năng báo chí nói riêng. Khái niệm về các nhóm nợ và nợ xấu đã được tác giả luận văn tiếp cận dưới góc nhìn của các TCTD trên thế giới và tại Việt Nam.
Hoạt động truyền thông nói chung và các vấn đề truyền thông về nợ xấu cũng đã được tác giả luận văn đưa ra một số điểm cần lưu ý cả về hình thức và nội dung, trong đó có thông tin mang tính phản ánh, thông tin phân tích và thông tin lý lể phản biện.
Đối với quy trình tác nghiệp của nhà báo và những tiêu chí đánh giá về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu ngân hàng hiện nay cũng đã được tác giả luận văn tiếp cận dưới góc độ luật pháp và tiếp cận thông tin từ hoạt động báo chí. Trong đó, luật Báo chí sẽ là những cơ sở, hành lang pháp lý căn bản giúp nhà báo xác định được nguồn tin trong quá trình tác nghiệp của mình, cũng như những công cụ để nhà báo điều chỉnh hành vi của mình trong quá trình tương tác với nguồn tin. Trong hoạt động báo chí, vấn đề về kỹ năng
thể hiện trong quá trình tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu cần phải được đặc biệt chú trọng. Đòi hỏi nhà báo khi tác nghiệp về những thông tin thuộc lĩnh vực này phải công khai, minh bạch, tránh xử lý hời hợt về mặt số liệu, gây sai lệch thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng, các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức hoặc cá nhân; gây khó khăn cho các nhà quản lý và hoạch định chiến lược an ninh tiền tệ quốc gia.
Trên đây là cơ sở để lý luận chung để tác giả luận văn thực hiện khảo sát và đánh giá thực trạng về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu hiện nay trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO VỀ VẤN ĐÈ NỢ XẤU