Quy trình tác nghiệp của nhà báo về đề tài nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đế nợ xấu (Trang 30 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quy trình tác nghiệp của nhà báo về đề tài nợ xấu

Đe thông tin mang tính khách quan, trung thực, đầy đủ và kịp thời thì bản thân nhà báo ngoài những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ về báo chí, đòi hỏi phải nắm vững một số thông tin thuộc lĩnh vực hoạt động TCNH, đặc biệt cần hiểu sâu thông tin về nợ xấu. Nhà báo cần tìm đến nguồn cung cấp thông tin uy tín và trách nhiệm, từ đó tiến hành khai thác và truyền thông một cách rộng rãi. Khác với các lĩnh vực như:

văn hóa, giải trí, văn học nghệ thuật ... khi tác nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng nhà báo cần phải thận trọng trích dẫn nguồn tin và người phát ngôn ra chính thông tin đó theo đúng thẩm quyền, đúng chức năng của họ. Khi đó, thông tin được truyền tải mới mang tính thuyết phục cao. Tuy chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về quy trình tác

nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu, nhưng nền tảng cơ bản nhất để nhà báo tiếp cận thông tin về nợ xấu vẫn chủ yếu dựa trên các quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp, Luật Báo chí, cũng giống như các bước trong quy trình nghiệp vụ báo chí quy định về việc khai thác thông tin và quy chế cung cấp thông tin cho báo chí hiện nay. Do đó, có thể nói quy trình tác nghiệp của nhà báo về đề tài nợ xấu hiện nay vẫn bao gồm các bước sau:

1.2.1. Xác định nguồn và yêu cầu cung cấp thông tin

Nguồn tin đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động bao chí. Nguồn tin trong lĩnh vực báo chí là phạm vi đời sống hiện thực được phản ánh vào các tác phẩm báo chí. Việc tìm ra một đề tài hay là yếu tố rất quan trọng làm nên sự thành công của bài báo. Tuy nhiên, với tính chất đặc trưng trong lĩnh vực thông tin tài chính, đặc biệt là thông tin về nợ xấu thì việc nghiên cứu thực tế, phát hiện nguồn tin là vấn đề không đơn giản. Bởi mọi hoạt động kinh doanh tài chính đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta chỉ là bề nổi, để có thể tìm hiểu những vấn đề ẩn sâu bên trong thì đỏi hỏi nhà báo, người viết phải biết xác định nguồn tin để tìm hiểu, khai thác đề tài đó.

Dưới góc độ luật pháp, vấn đề nguồn tin cung cấp cho báo chí luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển xã hội: Luật Báo chí năm 1989; Luật Báo chí sửa đổi năm 1999; Nghị định 51/NĐ-CP 2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đồi bổ sung một số điều của Luật Báo chí; Nghị định 90/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm giải

trình của CQNN trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Quyết định 25/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ... Đây là một trong những cơ sở, hành lang pháp lý căn bản giúp nhà báo xác định được nguồn tin trong quá trình tác nghiệp của minh, cũng như những công cụ để nhà báo điều chỉnh hành vi của mình trong quá trình tương tác với nguồn tin.

Đối với lĩnh vực TCNH hiện nay, khi mà các TCTD không ngừng phát triển lớn mạnh, kèm theo đó là hàng loạt vấn đề nảy sinh. Những biến động về tình hình đầu tư tài chính, hoạt động dịch vụ kinh doanh, dịch vụ cung ứng vốn cho khách hàng... bên cạnh những điều kiện thuận lợi, còn tiểm ẩn vô vàn nguy cơ rủi ro, khó khăn thách thức. Điều quan trọng là nhà báo có thể dấn thân để tìm hiểu, khai thác đề tài này một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ được hay không. Có thể cùng một sự kiện, nhưng nhà báo cần biết cách khai thác làm nổi bật những điểm khác biệt trong tác phẩm của mình với những tác phẩm báo chí khác. Hoặc có thể là những vấn đề không mới, nhưng quan trọng là thể hiện được góc độ tiếp cận mới và viết về nó bằng một cái nhìn mới. Do đó, việc nghiên cứu và xác định đề tài là bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành tác phẩm báo chí.

1.2.2. Tiếp cận và khai thác thông tin

Đây là bước đi tiếp theo sau khi xác định được nguồn tin thì nhà báo phải tiến hành tiếp cận nguồn tin để thu thập và

Việc tiếp cận nguồn thông tin đã được đưa vào nhóm quyền dân sự, chính trị, là quyền cơ bản của con người, được pháp luật các quốc gia và cộng đồng quốc tế công nhận. Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 khẳng định quyền tiếp cận thông tin của cá nhân: "Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hinh thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ".

Trong pháp luật Việt Nam, quyền được tiếp cận thông tin đã được ghi nhận trong các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ngày 27/6/1991, đảm bảo quyền được thông tin của công dân là một trong những định hướng lớn của Đảng ta: "Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích”. Đường lối, chủ trương này của Đảng đã được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật. Quyền tiếp cận thông tin của công dân là quyền hiến định, được pháp luật ghi nhận đầy đủ và rõ ràng.

Luật Báo chí hiện hành (Điều 38) quy định rõ trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể

bằng văn bản, trên trang thông tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác. Cơ quan báo chí phải sử dụng chuẩn xác nội dung thông tin được cung cấp và phải nêu rõ xuất xứ nguồn tin. Bên cạnh đó, thời hạn và trách nhiệm trả lời phỏng vấn của người được phỏng vấn trên báo chí cũng được quy định rõ tại Điều 39 của Luật Báo chí năm 2016 Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan, tố chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời trên báo chí...

Nhìn chung, quyền tiếp cận thông tin của cơ quan báo chí đã được quy định tương đầy đủ, rồ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của nhà báo, của cơ quan báo chí trên thực tế hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là thông tin về nợ xấu, đây không chỉ thuộc thông tin chuyên ngành mà còn là những thông tin mang tính nhạy cảm, nó còn liên quan đến những nguyên nhân gây ra nợ xấu. Những thông tin này, đôi khi các cơ quan báo chí cũng khó có thể tiếp cận, khai thác một cách kịp thời để và chính xác. Có khi vi một vài lý do nào đó mà các nhà quản lý thông tin chỉ cung cấp một phần hay một góc độ thông tin hạn chế, chứ không cung cấp toàn bộ nội dung thông tin cho nhà báo. Bên cạnh đó, nhà báo đôi khi do hạn chế về kinh nghiệm khai thác nguồn tin, hoặc chưa nắm rõ được những vấn đề cần khai thác dẫn đến việc thiếu hụt về nguồn tin. Việc thiếu thông tin cần thiết và đầy đủ về lĩnh vực này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông về nợ xấu, từ đó ảnh hưởng đến việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,

cũng như các chức năng quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.

Đe khắc phục những hạn chế về mặt khai thác nguồn tin, nhà báo có thể tiếp cận thu thập và khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau:

Nguồn tin trực tiếp: Nhà báo có thể gặp trực tiếp và khai thác thông tin từ nguồn do Chính phủ cung cấp, các cơ quan bộ, cơ quan hành chính quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, các chuyên gia kinh tế, các hiệp hội chuyên ngành, các tổ chức chính trị xã hội, công đoàn ... Nhà báo có thể tiếp cận nguồn tin này bằng hình thức trả lời phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở nơi làm việc hoặc trả lời qua điện thoại. Ở nguồn tin này nhà báo có thể tiếp cận những thông tin về nợ xấu dưới dạng văn bản cứng đã được in ra hoặc các văn bản mềm được đối tượng cung cấp qua Email, website. Khi tiếp cận nguồn tin trực tiếp này, nhà báo có thể đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chụp, trích dẫn nội dung tài liệu một cách hợp pháp và công khai.

Nguồn tin gián tiếp: Thông qua các kênh thông tin đại chúng như: sách, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, Internet v.v...; thông qua các văn bản, tài liệu đang lưu hành và những tài liệu lưu trữ... Nhà báo có thể chủ động kham khảo và khai thác từ các nguồn tin này ở bất kỳ thời điểm nào. Khi tiếp cận nguồn tin gián tiếp này, nhà báo cũng có thể đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chụp, trích dẫn nội dung tài liệu một cách hợp pháp và công khai.

Trong hội thảo nghiệp vụ báo chí diễn ra vào tháng 6/2013, nhà báo Hữu Thọ chia sẻ: Những tin đồn hiện nay lan tỏa trên các mạng xã hội rất nguy hiểm. Nó xô đẩy lòng tin chính trị, mà đây là bản lĩnh cơ bản của mỗi người làm báo cách mạng. Vì thế, việc chọn lựa sử dụng nguồn tin như thế nào là rất quan trọng, đòi hỏi bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng - bản lĩnh này được tích lũy qua các trải nghiệm xã hội của chính các nhà báo.

1.2.3. Hoàn chỉnh và hiệu ứng của tác phẩm

Hoàn chỉnh tác phẩm báo chí là khâu quan trọng, là mục đích cuối cùng trong quy trình tác nghiệp mà nhà báo hướng tới. Căn cứ vào các nguồn dữ liệu thu thập được, nhà báo tiến hành xây dựng một tác phấm báo chí hoàn chỉnh để phát hành tới công chúng.

Điểm cần lưu ý đối với một bài báo khi phản ánh về đề tài nợ xấu là nhà báo luôn nói đúng với những gi mà con số thể hiện. Nhà báo không có hoặc ít khi đưa ra

nhận định chủ quan về tình hình diễn biến về tài chính trong một thời điếm hay một giai đoạn nào đó, của một TCTD hay một địa phương cụ thể. Nhà báo thường chỉ có thể có những nhận định mang tính khái quát chung nhất. Một tác phấm báo chí nói chung và báo chí phản ánh về nợ xấu nói riêng không phải chỉ thoả mãn nhu cầu thông tin của một người mà nó luôn thu hút sự quan tâm theo dõi của nhiều đối tượng tuỳ theo cấp độ thông tin bài báo cung cấp. Sức lan toả của thông tin về nợ xấu bao giờ cũng chiếm thị phần lớn hơn

các loại hình thông tin khác trong lĩnh vực hoạt động của ngành TCNH. Bởi hiệu ứng của một tác phẩm báo chí bao giờ cũng diễn ra theo hai hướng phụ thuộc vào thực tế thông tin mà bài báo phản ánh.

Một bài báo thông tin về nợ xấu được phản ánh theo xu hướng tích cực thì hiệu ứng của nó đem lại là rất lớn. Nó có thể củng cố niềm tin, tạo dựng được uy tín, danh dự, góp phàn làm cho dòng vốn tín dụng được lưu thông, nâng cao hiệu quả chu chuyển vốn của nền kinh tế nói chung và thậm chí làm phục hồi cả một ngành sản xuất nói riêng.

Ngược lại, nếu thông tin nợ xấu diễn biến theo chiều hướng tiêu cực thì nó có thể làm suy yếu tình trạng tài chính của các TCTD; làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp và sắc thái thị trường tài chính nhuốm màu ảm đạm... Những nguy cơ trên có thể dẫn đến hệ lụy là làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng ngừng hoạt động hoặc phá sản. Đặc biệt, những thông tin thất thiệt trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ có thể gây thiệt hại không nhở về kinh tế, những bất ổn tiềm ẩn xoay quanh cán cân thanh toán, phá vỡ cấu trúc dòng vốn có thể dẫn đến hình thành cuộc khủng hoảng đe dọa an toàn TCNH nói chung và an ninh tiền tệ quốc gia nói riêng.

Nếu sự lan truyền thông tin nợ xấu đã vượt quá phạm vi và năng lực giải quyết của từng ngân hàng đơn lẻ, thậm chí một ngành ngân hàng thì rủi ro mang tính hệ thống đã ở mức độ cao, đe dọa gây khủng hoảng ngân hàng và kéo theo cả nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Do tính hai mặt của vấn đề nợ xấu đều tác động vô cùng quan trọng đến hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội, do đó

khi tác nghiệp trong lĩnh vực tài chính, cụ thể là vấn đề về nợ xấu thì nhà báo phải hết sức thận trọng. Nhà báo cần có quá trình xử lý thông tin nghiêm ngặt, cần tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Thậm chí nhà báo sau khi hoàn chỉnh tác phẩm còn phải yêu cầu bên nguồn cung cấp thông tin thẩm định lại về mặt số liệu trước khi công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây cũng được xem là quá trình tương tác giữa nhà báo với nguồn tin.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đế nợ xấu (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w