Thực trạng nội dung thông tin nợ xấu được phản ánh trên các báo điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đế nợ xấu (Trang 46 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng nội dung thông tin nợ xấu được phản ánh trên các báo điện tử

Đe có cơ sở đánh giá đúng thực trạng về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo đối với vấn đề nợ xấu hiện nay, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát, phân tích nội dụng 300 bài viết liên quan đến vấn đề nợ xấu trên các báo điện từ chuyên ngành TCNH và một số website uy tín khác, cụ thể như: Thời báo Ngân hàng (85 bài báo); Thời báo Tài chính Việt Nam (73 bài báo); Báo Sài Gòn Đầu tư tài chính (49 bài báo); Thời báo Kinh tế Sài Gòn (42 bài báo); Thòi báo Kinh tế (18 bài báo) và các website khác (33 bài báo). Nội dung thông tin về nợ xấu được tác giả khảo sát phân loại theo ba nguồn tin chính như sau: Nguồn từ cơ quan quản lý nhà nước; nguồn từ Tô chức tín dụng; nguồn từ Chuyên gia kình tế. Bên cạnh đó, tác giả luận văn thấy rằng còn 1 nguồn ý kiến cũng vô cùng thú vị, thể hiện sự quan tâm sâu sắc về vấn đề nợ xấu, đó là ý kiến phản ánh từ phía người dân, doanh nghiệp, bản thân nhà báo và các nhà nghiên cứu, gọi chung là - Ý kiến khác. Căn cứ vào nội dung các bài báo thể hiện, mỗi nguồn tin tác giả luận văn lại phân chia thành ba cấp độ thông tin khác nhau: cấp độ 1- thông tin phản ánh', cấp độ 2- thông tin phân tích và cấp độ 3- thông tin lý lẽ phản biện.

Dưới đây là bảng số lượng bài viết theo các 4 nguồn tin và 3 cấp độ thông tin mà nhà tác giả luận văn tổng hợp được, cụ thể như sau:

ST T

Cấp độ thể hiện thông

tin

Theo nguồn CQQLNN

Theo nguồn

TCTD

Theo Chuyê

n gia

Ý kiến khác

Tổng

1

Thông tin phản

ánh

107 24 5 5 141

(47%)

2

Thông tin phân

tích

62 27 33 5 127

(42%)

3

Thông tin lý

lẽ, phản

biện

6 2 11 13 32

(11%)

Tổng cộng 175 (47,8%)

53 (30,4%

)

49 (17,3%

)

23 (4,3%

)

300 (100

%)

Biểu đồ 1: Nguồn tin và cấp độ thể hiện thông tin Tác giả luận văn đã cân nhăc kỹ và lựa chọn 5 trang website điện tử uy tín chuyên ngành tài chính - ngân hàng đê tiên hành khảo sát, đó là: thoibaonganhang.vn (Thời báo Ngân hàng); saigondautu.com.vn (Báo Sài Gòn Đâu tư tài chính); thoibaotaichinhvietnam.vn (Thời báo Tài chính Việt Nam); vneconomy.vn (Thời báo Kinh tê) và thesaigontimes.vn (Thời báo Kinh tê Sài Gòn). Ngoài ra, tác giả luận văn còn tham khảo một sô website điện tử tin cậy khác như:

anninhthudo.vn (An ninh thủ đô); dantri.com.vn (Báo Dân trí);

cafef.vn và bnews.vn. Thời gian tiên hành khảo sát là những bài viêt liên quan đên vân đê nợ xâu được diên ra trong khoảng cuôi năm 2015 đên hêt năm 2017 và thu nhận được khoảng 300 bài viết.

Số lượng bài viết được tổng hợp từ các báo điện tử cụ thể như sau:

ST T

Tên báo điện tử Số

lượng

Theo nguồn CQQLN N

Theo nguồn TCTD Theo nguồn Chuyên gia Các ý kiến Khác

X

bài viết

1 http://

thoibaonganhang.vn

Thời báo Ngân

hàng – NHNN VN 85

2 http://

saigondautu.com.vn

Báo Sài Gòn đầu tư tài chính – Bộ

Thông tin TT

49

3

http://

thoibaotaichinhvietnam.v n

Thời báo Tài chính Việt Nam – Cơ quan của Bộ Tài

chính

73

4 http://vneconomy.vn Thời báo Kinh tế 18

5 http://

www.thesaigontimes.vn

Thời báo Kinh tế

Sài Gòn 42

6 Các báo điện tử khác 33

Tổng cộng 300

Thời điểm các bài này được đăng tải phần lớn là tập trung vào một số giai đoạn như: cuối tháng, cuối quý và tổng kết năm. Tác giả luận văn thấy rằng: đây là thời điểm các TCTD đưa ra con số báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tác giả luận văn sử dụng phương thức khảo sát dựa trên công cụ google để lọc những thông tin theo từ khóa định trước (nợ xấu, nợ xấu ngân hàng, xử lý nợ xấu...) sau đó bấm chọn đường link để tìm ra những bài viết tiêu biểu, đặc biệt là những thông tin về nợ xấu và liên quan đến nợ xấu sao cho phù hợp nhất với nội dung của đề tài.

2.1.1. Thông tin từ nguồn Cơ quan quản lý nhà nước

Các bài viết liên quan đến đến vấn đề về nợ xấu ngân hàng được lấy thông tin từ nguồn CQQLNN mà tác giả luận văn đã khảo sát ở đây, cấp cao nhất là Thủ tướng Chính phủ, các đại biểu Quốc hội, Thống đốc NHNN Việt Nam, lãnh đạo NHNN 63 tỉnh thành phố trên cả nước, lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục Thanh tra giám sát NHNN, Cơ quan quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) ... Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 300 bài viết thì nguồn tin được nhà báo phản ánh từ các CQQLNN chiếm số lượng nhiều nhất trong 4 nguồn thông tin được khảo sát, với 175/300 bài viết, chiếm khoảng 58,33%

tổng số bài viết của luận văn. Theo phân cấp mức độ thể hiện nội dung thông tin cụ thể như sau:

Cấp độ 1 - thông tin phản ánh, có 107 bài (chiếm 61%).

Cấp độ 2 - thông tin phân tích, có 62 bài (chiếm 35%).

Cấp độ 3 - thông tin lý lẽ phản biện, có 6 bài (chiếm 3%).

về mặt nội dung và hình thức, các bài viết này đều được trình bày khá đẹp, dễ đọc, dễ theo dõi, có số liệu chứng minh kèm ảnh/biểu đồ/đồ thị minh họa đính kèm với màu sắc hấp dẫn. Nội dung thông tin đưa ra đều phù hợp với tiêu đề bài viết, tuy nhiên các cấp độ thông tin đều có sự khác biệt rõ rệt.

Biểu đồ 2: Sự phân cấp mức độ nội dung thông tin vê nợ xấu, tổng hợp từ nguồn CQQLNN.

Ờ đó, tại cấp độ 1- thông tin phản ánh: Bao gồm các bài viết mang tính chất phản ánh lại những thông tin được khai thác từ các CQQLNN. Đây là câp độ thông tin chiếm số lượng nhiều nhất, với 107 bài (chiếm 61% trong tổng số 175 bài).

Bài viết tại cấp độ này được nhà báo phản ánh mang tính thời sự, xác thực và có định hướng rõ ràng. Ngôn ngữ thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu và gần gũi, kết cấu đơn giản. Điển hình như bài viết có tựa đề “Xử lý nợ xấu thêm tín hiệu tích cực" đăng trên thoibaonganhang.vn ngày 14/10/2016 tác giả Đinh Hải phản ánh nguôn tin từ NHNN Việt Nam cho biết VAMC đã thu mua nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng được khoảng 50.000 tỷ đồng. Hay như bài viết của tác giả Nhật Nam thông tin trong bài viết “Đã xử lý khoảng 95.000 tỷ nợ xấu năm 2016" đăng trên báo vneconomy.vn ngày 26/12/2016 cho thấy: hệ thống các TCTD đã xừ lý khoảng 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Cùng thời điểm này, tác giả mang bút danh T.B cũng đã

phản ánh ý kiến của các đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề về XLNX là những thông tin có trong bài “Thủ tướng đặt ra ba giải pháp đê xử lý nợ xấu thực chất" đăng trên thoibaonganhang.vn ngày 17/11/2016. Hay bài viết “99,6%

nợ xấu các TCTD được xử lý" cùa nhà báo Hàm Yên, đăng trên báo saigondautu.com.vn, ngày 24/12/2015 cũng chỉ dừng lại ở mức phản ánh sự kiện về nợ xấu đã được xử lý, tỷ lệ nợ xấu về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra là giảm nợ xấu xuống 3% vào cuối năm 2015. Bài viết mang tiêu đề “Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị về thí điểm xử lý nợ xấu” được nhà báo có bút danh D.A phản ánh trên thoibaotaichinhvietnam.vn, ngày 23/7/2017 cũng chỉ phản ánh về việc Thống đốc NHNN ban hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN về việc thực hiện Nghị quyết số số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và các hướng dẫn thực hiện Chỉ thị....

Cấp độ 2 - thông tin phân tích: Căn cứ vào nguồn tin nhà báo khai thác được từ các CQQLNN, nhà báo tiến hành phân tích và so sánh số liệu dưới nhiều góc độ, thể hiện một cách hệ thống, logic để tìm hiểu nguyên nhân (bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan) dẫn đến nợ xấu trên toàn hệ thống ngành ngân hàng và phân tích hậu quả của vấn đề nợ xấu. Dựa vào vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng tác nghiệp của bản thân, kết hợp với những thông tin khai thác từ nguồn CQQLNN, từ đó nhà báo có thể đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nợ xấu. cấp độ thông tin

này chiếm số lượng nhiều thứ hai, với 62 bài (chiếm 35%

trong tổng số 175 bài). Tiêu biểu là bài viết “Nhìn thẳng vào nợ xấu!” đăng trên báo thesaigontimes.vn ngày 3/4/2016 tác giả Hải Lý đã căn cứ vào những số liệu khai thác được từ NHNN và từ Tổng cục Thống kê để tiến hành phân tích tình hình thực tế nợ xấu của ngành ngân hàng tại thời điểm hiện tại. Tại đây, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân và hệ quả từ vấn đề nợ xấu mang lại. Tại một thời điểm khác, trong bài phân tích có tiêu đề “Khỉ nhìn nhận về nợ xấu đã thay đôi” đăng trên thoibaonganhang.vn ngày 10/04/2017 nhà báo Chí Kiên cũng đã dựa trên quan điểm của đại diện NHNN để phân tích về dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và XLNX . Theo đó tác giả bài viết phân tích, nhìn nhận ở góc độ rộng hơn, thực tế hơn. Tuy nhiên về vấn đề giải pháp thì còn bỏ ngỏ. “Toàn ngành ngân hàng chuẩn bị đẩy nhanh XLNX” là tiêu đề bài viết của tác giả Minh Đức đăng trên vneconomy.vn ra ngày 21/7/2017. Tại đây, nhà báo trích dẫn lời của Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng để phân tích, nhận định về quá trình xử lý nợ xấu. Căn cứ vào nguồn tin khai thác được, nhà báo đã chỉ ra một số điểm còn tồn tại, hạn chế trong hệ thống tổ chức tín dụng; đồng thời yêu cầu tập trung triển khai một số giải pháp để tổ chức thực hiện XLNX một cách quyết liệt, hiệu quả trong thực tiễn.

Cấp độ 3 - thông tin lý lẽ, phản biện: chiếm số lượng ít nhất đối với nguồn CỌQLNN, chỉ với 6 bài (chiếm 3% trong tổng số 175 bài báo tổng hợp được), cấp độ này thường là những bài viết được thể hiện thông qua các cuộc phỏng vấn sâu các vị lãnh đạo cấp cao của CQQLNN. Ở đây, bài viết

không chỉ thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực báo chí mà còn thể hiện những kiến thức chuyên ngành kinh tế mà nhà báo tích lũy được. Dựa trên cơ sở số liệu thu thập được, những ý kiến, quan điểm của một số đại diện lãnh đạo CQQLNN, từ đó nhà báo tiến hành phân tích thông tin về nợ xấu, thông tin liên quan đến vấn đề nợ xấu một cách chuyên sâu hơn, hệ thống và logic hơn về tình trạng nợ xấu.

Ở đây có những trích dẫn số liệu cụ thể nhằm làm sáng tở vấn đề về nợ xấu thực chất đang diễn ra theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Những lý lẽ, lập luận có thể do nhà báo thu thập được từ các đối tượng khi phỏng vấn, có khi là những chính kiến từ bản thân nhà báo nhằm làm cho bài viết thể hiện tính khái quát, toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề nợ xấu ngành ngân hàng hiện nay. Tiêu biểu ở cấp độ này là bài viết ‘‘Tìm lối ra cho XLNX” đăng trên tờ thoibaonganhang.vn ngày03/l 1/2016, tác giả Bảo Linh đã lý giải cho việc nợ xấu đang được giải quyết đúng theo lộ trình, chỉ có điều, nợ nhóm 5 đang khó giải quyết hơn là những thách thức, áp lực mà các NH phải đối mặt khi giải quyết vấn đề nợ xấu. Và mặc dù, NHNN đã trích dự phòng, nhưng vấn đề là họ trích lập tỷ lệ bao nhiêu phần trăm dự phòng cho nợ xấu, từ đó mới nhìn nhận được bản chất của việc XLNX. Bài viết đã chỉ ra những chướng ngại vật của dòng vốn trong nền kinh tế và bởi VAMC hiện còn nhiều hạn chế về quyền lực thì chưa thể phát triển được thị trường mua bán nợ và định giá tài sản.

Ở một khía cạnh khác, trong bài phỏng vấn TS. Đoàn Văn Thắng - Tổng giám đốc VAMC về những thông tin xoay quanh vấn đề gỡ nút thắt trong công tác xử lý nợ xấu, nhà

báo Hà Thành đã có bài viết “Cởi bỏ nút thắt xử lý nợ xẩu”

đăng trên báo thoibaonganhang.vn, ngày 03-07-2017. Thông qua tình hình thực tế về hoạt động xử lý nợ xấu; việc thực hiện Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu; xác định những vấn đề thuộc về cơ hội và thách thức trong công cuộc xử lý nợ xấu ... Tác giả bài báo có thể đi đến nhận định rằng dù chính sách hỗ trợ xử lý nợ xấu ngành ngân hàng đang thực hiện chưa phải là quyết định mang tính đột phá hay ưu ái riêng cho ngành ngân hàng, nhưng chắc chắn là động lực lớn để các TCTD, VAMC... đẩy nhanh tốc độ XLNX, khơi thông dòng chảy vốn cho nền kinh tế.

2.1.2. Thông tin từ nguồn tổ chức tín dụng

Theo quan điểm những thông tin khai thác từ nguồn tổ chức tín dụng (TCTD), tác giả luận văn tiến hành khảo sát ở đây là ý kiến đại diện lãnh đạo các ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng vốn nước ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính, TCTD hợp tác ... Quá trình khảo sát cho thấy, trong số 300 bài viết tổng họp được, thì số lượng nguồn tin này đứng vị trí thứ hai sau nguồn CQQLNN, với 53 bài báo (chiếm khoảng 17,6% trong tổng số 300 bài viết tổng hợp được). Trong đó, mức độ thể hiện nội dung thông tin từ nguồn TCTD này được tổng hợp cụ thể như sau:

Cấp độ 1 - thông tin phản ánh, có 24 bài (chiếm 45%).

Cấp độ 2 - thông tin phân tích, có 27 bài (chiếm 51%).

Cấp độ 3 - thông tin lý lẽ phản biện, có 2 bài (chiếm 4%).

Cũng như thông tin từ nguồn CQQLNN, nhìn chung về cả nội dung và hình thức, các bài viết này đều có lối trình bày khoa học. Một số bài viết có số liệu dẫn chứng cụ thể, đăng kèm ảnh/biểu đồ/đồ thị minh họa, dễ theo dõi. Nội dung bài viết và tiêu đề đều phù hợp với nhau, tuy nhiên mức độ thể hiện thông tin có khác nhau.

Ỏ cấp độ 1, thông tin phản ánh: Là những các bài viết mang tính chất phản ánh thông tin mang tính thời sự, xác thực và có định hướng cụ thể, được nhà báo khai thác từ các TCTD. Tại cấp độ thông tin này, tác giả luận văn đã tổng họp 24 bài (chiếm 45% trong tổng số 53 bài viết khai thác được từ nguồn TCTD). Hình thức bài viết tại cấp độ này được nhà báo phản ánh với ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và gần gũi, kết cấu đơn giản. Tiêu biểu cho cấp độ này là bài báo có tựa đề

“Agrỉbank tỷ lệ nợ xấu còn 2,41°/o” đăng trên báo saigondautu.com.vn của tác giả T.Quang, ngày 10/11/2015.

Bài viết đơn thuần là phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank tính đến thời điểm cuối tháng 10/2015. Hay bài viết “Những ngăn hàng nào sẽ sớm xóa nợ tại VAMC?” của tác giả Minh Đức đăng trên báo điện tử vneconomy.vn ngày 21/4/2017 đã phản ánh về một số điểm sáng tích cực trong quá trình XLNX. Bài viết ngắn gọn phản ánh về tình hình gia tăng nợ xấu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm 2016 đã được nhà báo Hạnh Nhung đăng trên báo điện tử saigondautu.com.vn ngày 10/6/2016, với tiêu đề

“5 tháng, nợ xấu trên TPHCM tăng 4,47%” cũng cho thấy cấp độ thông tin được phản ánh ở mức độ trung bình, thể hiện mức độ tỷ lệ nợ xấu gia tăng ở TPHCM.

Cấp độ 2: Thông tin phân tích: Dựa vào nguồn tin khai thác được từ các TCTD, nhà báo tiến hành phân tích và so sánh, đối chiếu số liệu một cách tổng thể, logic để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ xấu; đồng thời phân tích hậu quả của vấn đề nợ xấu trong một TCTD nào đó. Để giúp TCTD có nguồn thông tin tham khảo, nhà báo có thể đề xuất một vài vấn đề mang tính giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nợ xấu. Khác với thông tin từ nguồn CQQLNN, cấp độ thông tin phản ánh chiếm số lượng nhiều nhất. Tại nguồn tin được khai thác từ TCTD thì thông tin phân tích lại chiếm số lượng nhiều nhất, với 27 bài (chiếm 51% trong tổng số 53 bài viết thu thập được từ ng). Tiêu biểu cho số liệu được thu thập từ các TCTD là bài viết phân tích của nhà báo Hải Hà đăng trên thoibaotaichinhvietnam.vn ra ngày 30/11/2015 có tên là

“Hàng chục nghìn tỷ đồng bị 'chôn' vì nợ xấu”. Bài viết cho thấy trước áp lực giảm tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% dư nợ, nhiều TCTD đã phải rà soát, phân loại nợ, rốt ráo triển khai kế hoạch bán nợ xấu trong năm 2015. Bởi trước mắt, bán nợ cho VAMC là cách “dọn dẹp” nợ xấu nhanh nhất khởi sổ sách, mà mức trích dự phòng rủi ro lại thấp hơn, phân tán đều chỉ 10-20%

mỗi năm. Thực tế, SHB đã thực hiện hoán đối nợ xấu của Vinashin sang trái phiếu Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đợt 1 và đang tiếp tục hoán đối nợ giai đoạn 2. Cùng với việc ráo riết thu hồi nợ, SHB đã xử lý, thu được hơn 14.600 tỷ đồng nợ các loại từ Habubank chuyển sang. Qua đó, thu hồi được hơn 2.300 tỷ đồng và bán cho VAMC gần 600 tỷ đồng nợ xấu. ... Dù đã bán nợ song thực chất, các TCTD vẫn phải bỏ tiền thật ra trích lập dự phòng trái phiếu VAMC để bù đắp nợ

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đế nợ xấu (Trang 46 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w