Đánh giá chung về ưu, nhược điểm trong kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu hiện

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đế nợ xấu (Trang 98 - 109)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung về ưu, nhược điểm trong kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu hiện

2,3,1. Ưu điểm

Thứ nhất, đối với thông tin về lĩnh vực TCNH, đặc biệt là thông tin về vấn đề nợ xấu đã được các CQQLNN hết sức tạo điều kiện thuận lợi để nhà báo khai thác nguồn tin theo đúng

Chính phủ ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Luật Các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Quyết định số 25/2013/QĐ- TTg ngày 4 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Thông tư số 48/2014/

TT - NHNN quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong một số trường hợp cần thiết, các CQQLNN, còn chủ động mời cơ quan báo chí đến để thông tin về các sự kiện, vấn đề quan trọng liên quan đến diễn biến hoạt động kinh doanh của ngành TCNH, liên quan đến số liệu về nợ xấu.

Thứ hai, phần lớn nhà báo đã có ý thức tìm hiểu và nắm được tinh thần từ phía các văn bản, tài liệu pháp luật nhà nước như: Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có; phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Mới đây nhất là Nghị quyết số: 42/2017/QH14 về thí điểm XLNX của các TCTD.

Đây là những văn bản pháp luật mới nhất, gần gũi nhất với đề tài nợ xấu, nó mang tính chỉ dẫn giúp nhà báo nắm vững kiến thức về đề tài nợ xấu. Việc làm chủ những văn bản chỉ dân này giúp nhà báo tự tin hơn khi tác nghiệp vê vân đê nợ xấu hiện nay.

Thứ ba, thể loại thông tin phản ánh và thông tin phân tích chiếm số lượng lớn trong 3 cấp độ thông tin được khảo sát. Đây cũng là một trong những lợi thế của nhà báo, bởi nhà báo được cung cấp nguồn tin một cách chính thống từ các

CQQLNN và các TCTD. Nhà báo chỉ việc phản ánh tới công chúng những thông tin được lấy từ nguồn và/hoặc đầu tư công sức, thể hiện sự tâm huyết với nghề và đã phân tích, so sánh, đối chiếu và hệ thống hóa dữ liệu thành những con số biết nói; phân tích xu hướng chuyển dịch của nền tài chính - ngân hàng, chỉ ra được những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro từ những khoản nợ xấu và đề ra một vài giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng ngành ngân hàng ...

Thứ tư, ở những thời điểm cần thiết và trong hoàn cảnh điều kiện cho phép, CQQLNN đã chủ động mời các cơ quan báo chí đến đến để công bố công khai về sự kiện, các vấn đề quan trọng liên quan đến những diễn biến trong hoạt động kinh doanh của ngành tài chính ngân hàng, đặc biệt là diễn biến về sự gia tăng của tỷ lệ nợ xấu. Hơn ai hết, các cơ quan này luôn nhận thức được rằng, nợ xấu là những thông tin nhạy cảm, nếu những thông tin không được cung cấp một cách chính thống, thông tin không được phản ánh chính xác, kịp thời, để vấn đề diễn biến theo chiều hướng tiêu cực sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thông tin, thậm chí dẫn đến tìn trạng khủng hoảng về mặt kinh tế, chính trị- xã hội.

CMÓ/ cùng, lợi thế về cơ sở vật chất cũng là một trong những yếu tố tác động đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.

Khảo sát cho thấy, đa số phóng viên đều đã được trang bị nền tảng cơ sở vật chất, trang thiết bị nghe nhìn hiện đại như:

máy ghi âm, ghi hình, máy quay camera, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại thông mình (smartphone), phương tiện đi lại ...Đây là những công cụ lao động không thể thiếu, hỗ chợ đắc lực cho nhà báo hành nghề, khai thác và xử lý thông tin,

ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng, nghiệp vụ của nhà báo. Do đó thông tin đã được nhà báo xử lý nhanh gọn, kịp thời và chính xác hơn.

2,3,2. Nhược điểm

Bên cạnh một số thuận lợi thì kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu vẫn còn tồn tại hạn chế, bất cập cần khắc phục như:

Thứ nhất, bên cạnh một số nhà báo gặp thuận lợi thì vẫn còn tình trạng nhà báo gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin cũng như người phát ngôn. Bên cạnh một số cơ quan công quyền quan tâm, tạo điều kiện cho nhà báo khai thác thông tin theo đúng quy luật của pháp luật thì vẫn còn một số đơn vị cử người không đủ thẩm quyền cung cấp thông tin hoặc chậm đưa thông tin chính thống. Thậm chí, có tâm lý né tránh không muốn trả lời những vấn đề liên quan đến nợ xấu, nhất là những vụ việc có tính chất tiêu cực, vi phạm pháp luật.

Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đôi khi đòi hỏi phóng viên xuất trình giấy tờ vượt quá quy định... Đôi khi nhà quản lý không thể cung cấp thông tin cho nhà báo đầy đủ trong một lần mà cung cấp cầm chừng, hoặc thông tin dữ liệu được chia ra làm nhiều lần khiến nhà báo gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong khâu tổng hợp và xử lý thông tin, dẫn đến thông tin không được phản ánh kịp thời.

Thứ hai, vẫn còn một số nhà báo vừa thiếu vừa yếu kiến thức về lĩnh vực tài chính-ngân hàng, nhất là những vấn đề liên quan đến nợ xấu, dẫn đến tình trạng hiểu chưa đúng về nợ xấu. Do đó, quá trình tiếp nhận và xử lý số liệu và phân

tích thông tin còn hạn chế, thông tin bài viết mang tính phiến diện, thiếu khái quát. Đặc biệt là còn hiện tượng đưa tin vênh nhau về số liệu nợ xấu giữa các báo tại cùng một thời điểm.

Việc phản ánh thông tin không đồng nhất giữa các báo có thể dẫn đến cách nhìn nhận khác nhau trong công chúng, ảnh hưởng đến uy tín của tờ báo. Nếu vấn đề bị đẩy đi xa hơn sẽ gây hoang mang trong dư luận và làm mất niềm tin đối với báo chí nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung.

Thứ ba, giữa chất lượng và số lượng thông tin về nợ xấu hiện nay đang có sự mất cân đối. Đa phần nhà báo hiện nay tập trung bài viết vào thế loại bài phản ánh, vì thể loại này thường không tốn nhiều thời gian, nhà báo có thể chạy theo mức khoán tin/bài của tòa soạn. Thể loại này vừa có ưu điểm (thông tin phản ánh được nhà báo lựa chọn những thông tin chính, cần nhấn mạnh, cần xem xét; đồng thời loại bỏ những thứ không cần thiết, không liên quan, nhằm giúp người đọc nắm bắt thông tin một cách tập trung và hiệu quả nhất), vừa có nhược điểm vì thông tin bị giới hạn bởi ý tưởng tổ chức cốt lõi, việc lý giải các sự kiện liên quan bị thiếu hụt, người đọc không nắm hết được bản chất của thông tin.

Thứ tư, hạn chế số lượng viết bài mang tính lý giải, phản biện. Theo nguồn tin từ giới chuyên gia, các nhà quản lý và công chúng quan tâm tới lĩnh vực tài chình thì hiện nay họ rất cần những bài viết mang tính phân tích chuyên sâu, thể loại bình luận, lý giải. Có ý kiến cho rằng, một số bài báo viết về vấn đề nợ xấu, các nhà báo chỉ đưa số liệu nhưng không có sự phân tích, lý giải. Vì vậy, người đọc khó có thể hiểu hết ý nghĩa của toàn bộ những con số. Do đó, họ rất cần những bài

viết mang tính “mổ xẻ” chi tiết, những phân tích lập luận chặt chẽ để người đọc có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và khái quát nhất. Dựa trên cơ sở của những lý lẽ, lập luận, phân tích sâu sắc, dẫn chứng chi tiết, đầy đủ và thuyết phục của bài viết mà các CQQLNN có thể đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn của ngành ngân hàng nói riêng, cũng như các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Thế nhưng, rất tiếc là thể loại này không được nhiều nhà báo quan tâm, có chăng chỉ là một số nhà nghiên cứu kinh tế và chuyên gia phân tích thị trường tài chính hướng tới.

Thứ năm, vấn đề bản quyền báo chí cần phải được quản lý chặt chẽ hơn vì hiện nay tình trạng “ăn cắp” bản quyền vẫn diễn ra tại một số báo điện tử và trang thông tin điện tử khác.

Qua khảo sát cho thấy, cùng một tít báo, cùng một vấn đề, sự kiện diễn ra trong cùng một thời điểm được phản ánh trên báo điện tử chuyên ngành, nhưng một số báo điện tử và các trang thông tin điện tử khác đã đăng tải lại thậm chí không công khai nguồn trích dẫn bài viết.

CMỒ/ cùng, nhà báo chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bi nghe nhìn. Trong thời đại công nghệ số, nhà báo luôn phải đối diện với cuộc cạnh tranh khốc liệt trên mặt trận tin tức, thế nhưng vẫn còn một số nhà báo cho rằng chưa được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị nghe nhìn hiện đại, điều này sẽ làm hạn chế sự phát triển kỹ năng tác nghiệp, cũng như quá trình thu thập và xử lý thông tin của nhà báo hiện nay.Thông tin không được thu thập đầy đủ, dẫn chứng không chính xác, rõ ràng không mang tính thuyết

phục, điều này sẽ làm giảm hiệu quả, năng suất và chất lượng bài viết, ảnh hưởng uy tín của tờ báo.

2.3.2. Nguyên nhân của các ưu,

nhược điếm

Trong bất cứ loại hình báo chí nào và ở bất kì nơi đâu, quá trình tác nghiệp, cũng như kỹ năng khai thác và xử lý thông tin của nhà báo bao giờ cũng tồn tại cả ưu - nhược điểm và chúng đều có nguyên nhân riêng.

Nguyên nhân của các ưu điêm:

Việc các CQQLNN hết sức tạo điều kiện thuận lợi để nhà báo khai thác thông tin về lĩnh vực TCNH, đặc biệt là thông tin về vấn đề nợ xấu theo đúng quy định của pháp luật là bởi vấn đề về tình hình an ninh kinh tế, nhất là thông tin về nợ xấu là khá nhạy cảm, đôi khi nguồn tin không chính thống; thông tin không được kiểm chứng và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, vấn đề có thể diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, mất an toàn thông tin, có thể gây khủng khoảng về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Nhà báo nắm vững những quy định về văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng sẽ giúp nhà báo có cái nhìn đầy đủ, chính xác về nợ xấu. Qua đó, giúp nhà báo có định hướng, mục đích rõ ràng khi phân tích thông tin và ngày càng nâng cao hơn nữa kỹ năng tác nghiệp của mình trong lĩnh vực TCNH nói chung, về vấn đề nợ xấu nói riêng.

Nhóm thông tin phản ánh chiếm số lượng lớn nhất trong 3 cấp độ thông tin được khảo sát cũng là một trong những lợi thế của nhà báo. Điều này chứng tở nhà báo gặp nhiều thuận

lợi trong quá trình khai thác nguồn tin từ các CQQLNN và các TCTD. Đây là một trong những nguồn chính thống, có uy tín và độ chính xác cao nhất.

Trong khi một số loại hình báo chí như: báo in và phát thanh đang gặp khá nhiều khó khăn thì báo điện tử đang ngày càng chiếm ưu thế, hoạt động mạnh mẽ và đem lại tiềm lực về kinh tế. Điều này thể hiện ở việc đa số phóng viên báo điện tử đã được trang bị nền tảng cơ sở vật chất, trang thiết bị nghe nhìn hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo hành nghề, khai thác và xử lý thông tin một cách hiệu quả. Do đó, trong quá trình tác nghiệp, thông tin luôn được nhà báo xử lý nhanh gọn, kịp thời và chính xác nhất.

Nguyên nhân của các nhược điểm:

Bên cạnh một số thuận lợi, quá trình tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu vẫn còn một số hạn chế nhất định, nguyên nhân của vấn đề luôn mang tính chủ quan và khách quan.

Quá trình khảo sát ý kiến từ các nhà quản lý để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà báo gặp khó khăn khi tiếp cận thông tin cũng như người phát ngôn cho thấy: Một số nhà báo chưa thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, đặt lịch hẹn phỏng vấn những không thực hiện theo đúng lịch. Trong quá trình khai thác thông tin, một số trường hợp còn gợi ý đáp ứng chế độ bồi dưỡng theo yêu cầu của nhà báo. Đôi khi nhà báo đến liên hệ làm việc với cơ quan nhà nước, nhưng ăn mặc, trang điểm, đầu tóc không phù hợp với tác phong văn hóa nơi công sở ... gây mất thiện cảm với nhà quản lý thông

tin, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn tin. Trường hợp nhà quản lý không thể cung cấp thông tin cho nhà báo đầy đủ trong một lần mà cung cấp cầm chừng, hoặc thông tin dữ liệu được chia ra làm nhiều lần là do CQQLNN chưa nhận được dữ liệu báo cáo đầy đủ; hoặc thông tin chưa được xử lý chính xác nên chưa thể cung cấp cho báo giới một cách kịp thời.

Vẫn còn một số nhà báo chưa đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu nghiên túc các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về vấn đề nợ xấu cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến quá trình tác nghiệp của nhà báo. Do chưa hiểu chính xác về vấn đề nên khi nhà báo tiếp nhận và xử lý số liệu và phân tích thông tin nợ xấu sẽ bị hạn chế, thông tin bài viết mang tính phiến diện, thiếu khái quát. Hiện tượng đưa tin vênh nhau về số liệu nợ xấu giữa các báo tại cùng một thời điểm là do nhà báo thiếu kỹ năng xử lý thông tin, hoặc do nhà báo ngại tiếp xúc thực tế mà chỉ ngồi một chỗ rồi đạo lại tin bài của các báo khác.

Sự mất cân đối giữa chất lượng và số lượng về cấp độ thể thông tin nợ xấu hiện nay là vì nhà báo thiếu kỹ năng thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn khác như: ý kiến doanh nghiệp, ý kiến người dân... Vì nguồn thông tin này thường không được thể hiện bằng văn bản, nhà báo phải tự tổng hợp, xử lý thông tin. Nguồn tin đôi khi không được xác minh một cách rõ ràng. Đe khai thác được nguồn tin này, đòi hỏi nhà báo phải có kỹ năng thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin một cách kỹ lưỡng; đồng thời đòi hỏi nhà báo phải có biện pháp so sánh, đối khớp giữa thông tin phản ánh từ người dân, doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước ...

Một số trường hợp do nhà báo thiếu kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề nợ xấu, trình độ chuyên môn còn yếu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không thế thực hiện được các bài viết mang tính phân tích, lý giải và cảnh báo chuyên sâu (cấp độ 3 - thông tin lý lẽ, phản biện). Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn cắp bản quyền bài viết là do nhà báo bị ép mức khoán tin/bài; do hạn chế về chuyên môn và/hoặc do tòa soạn thiếu nguồn nhân lực ...

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả luận văn đã phân tích thực trạng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu hiện nay thông qua những nội dung thông tin liên quan về nợ xấu được khảo sát trên các báo điện tử được đăng tải từ cuối năm 2015 đến hết 2017. Bên cạnh đó, tác giả luận vãn cũng tiến hành khảo sát ý kiến đối với phóng viên báo điện tử chuyên viết về lĩnh vực kinh tế TCNH và nợ xấu, khảo sát ý kiến các nhà quản lý thông tin tài chính; đồng thời đánh giá những ưu - nhược điểm về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về vấn đề nợ xấu hiện nay.

Theo đó, tác giả cũng đưa ra những nhận xét về nội dung, số lượng cũng như chất lượng bài báo, phân loại các cấp độ thể hiện thông tin và xác định nguồn cung cấp tin. Tại mỗi nguồn tin, tác giả lại phân tích và chỉ ra cấp độ thông tin nào được nhà báo thể hiện nhiều nhất. Ngược lại, tại mỗi cấp độ thông tin tác giả lại thống kê xem nhà báo lấy tin chủ yếu từ nguồn nào nhiều nhất và thường xuyên nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đế nợ xấu (Trang 98 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w