7. Kết cấu của luận văn
2.3. Những khuyến nghị nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo
2.3.1. Chuyên biệt hóa nội dung
thông tin về vẫn đề nợ xấu
Trước hết, để không ngừng nâng cao trình độ năng lực của nhà báo Việt Nam phản ánh về vấn đề nợ xấu hiện nay nên chăng có một Nghị định chung làm chuẩn mực, thước đo đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý vấn đề, cũng như việc xử lý hành vi xâm phạm Luật báo chí. cần có định hướng cụ thế, rõ ràng về việc nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý, tiến tới cho ra đời một bộ luật riêng về việc khai thác và phán ánh thông tin tài chính nói chung và thông tin về vấn đề nợ xấu, vấn đề liên quan đến nợ xấu ngân hàng nói riêng.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý về báo chí, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Báo chí năm 2016, tạo môi trường dân chủ để lực lượng những người làm báo ngày càng phát huy năng lực bản thân, chủ động đề xuất ý kiến khai thác thông tin với các nhà quản lý nguồn tin, nhằm cống hiến và phục vụ tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, cần tăng cường các kỹ năng, kinh nghiệm đối với nhà quản lý khi tiếp xúc với báo chí. Tạo điều
kiện chuyên nghiệp, cũng như môi trường thuận lợi nhất để người phát ngôn được rèn luyện và thực hiện các kỹ năng, kiến thức khi trả lời, cung cấp, đối thoại với báo chí. Nên tố chức các chương trinh đào tạo, bồi dưỡng riêng kỹ năng phát ngôn về vấn đề nợ xấu, vì đây là vấn đề nhạy cảm và liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Do đó, khi phát ngôn cần lưu ý tránh những vấn đề có thể gây nguy hại đến hình ảnh, uy tín của các doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo thông tin được phản ánh một cách chính xác, khách quan, kịp thời và chất lượng nhất.
Xây dựng cơ chế, tố chức giám sát theo hướng công khai, minh bạch cho các cơ quan quản lý nhà nước theo dõi, hoạt động thông tin báo chí một cách chặt chẽ, hiệu quả và phù hợp trong tình hình mới. CQNN về quản lý báo chí phải có những hình thức xử lý nghiêm những hành vi vi phạm Luật báo chí, cho dù đó là CQNN, nhà báo hay những người không hoạt động trong giới báo chí theo đúng quy định tại Điều 3, Nghị định 51/2002/NĐ-CP về trách nhiệm của tổ chức, người có chức vụ: Khi cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức xã hội và người có chức vụ nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân, tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyến đến hoặc đăng, phát trên báo chí, trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hoặc từ ngày báo chí đăng, phát thì người đứng đầu tổ chức, người có chức vụ phải thông báo cho cơ quan báo chí kết quả hoặc biện pháp giải quyết. Nếu quá thời hạn nêu trên mà không nhận được thông báo của người đứng đầu tồ chức, người có chức vụ thì cơ quan báo chí có quyền xây dựng văn bản pháp
luật có chế tài hợp lý để thúc đẩy quá trình trả lời của tổ chức, CQNN. Ngoài ra, cơ quan báo chí cần tham vấn và đề xuất với các bên liên quan nhằm xây dựng và thực thi luật phòng chống tham nhũng, khiếu nại tố cáo của công dân đến cơ quan cấp cao có thẩm quyền giải quyết hoặc đưa vấn đề đó lên báo chí.
Cần bố sung vấn đề cải chính, thời gian cải chính trên báo điện tử vào Điều 4, Nghị định 51/2002/NĐ-CP. Do đó, ngay sau khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin trên báo chí sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, gây tổn hại về tinh thần và vật chất của tổ chức, cá nhân nào đó. Hiện nay, trong Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật báo chí, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí mới có quy định vấn đề cải chính trên báo in, báo phát thanh, truyền hình, báo ngày, báo tuần, tạp chí ... chưa có quy định vấn đề cải chính trên báo điện tử.
2.3.2. Đối với các Cơ quan quản
lý thông tin
Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tác nghiệp cùa nhà báo cũng như nâng cao kỹ năng xử lý vấn đề trong lĩnh vực nợ xấu ngân hàng, các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thông tin về tài chính ngân hàng, thông tin nợ xấu và các vấn đề liên quan đến nợ xấu cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm đối với hoạt động cung cấp TTKT nói chung, đặc biệt là thông tin nợ xấu ngân hàng nói riêng. Bởi nợ xấu ngành ngân hàng chiếm phần lớn nợ xấu của cả nền kinh tế.
vực trong đời sống xã hội. Nếu thông tin về nợ xấu bị bưng bít và không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ tiền ẩn nhiều rủi ro, các TCTD trong hệ thống ngân hàng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, gây bất ổn đối với nền kinh tế. Do đó, nợ xấu luôn là vấn đề cấp bách, cần phải được các CQQLNN thông tin kịp thời, công khai, minh bạch.
Cần xây dựng và ban hành hệ thống cơ sở dữ liệu mang tầm chuẩn quốc gia về những chỉ số kinh tế, đặc biệt là những số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng, dư nợ tín dụng và nợ xấu ngân hàng. Các CQNN cần tổ chức tốt việc cập nhật thông tin về nợ xấu, thông tin được công bố, thông tin phải lưu trữ... sao cho việc tìm kiến thông được dễ dàng. Nên thành lập, giao cho đơn vị chuyên trách quản lý và thực hiện việc cung cấp thông tin cho báo chí, chịu mọi trách nhiệm về quá trình tiếp nhận và phải hồi thông tin lĩnh vực này một cách rõ ràng, cụ thể, nhanh và chính xác nhất. Hiện nay, ngoài việc cung cấp thông tin cho báo chí qua văn bản, trả lời phỏng vấn trực tiếp, thông tin trên website nội bộ hoặc trả lời theo câu hỏi nhà báo chuyển qua email ... thì bên cạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn còn phải đầu tư một cách bài bản, xứng tầm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, nguồn lực nhân sự để ngày càng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi thông tin trong thời đại kỷ nguyên số.
Không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khi cung cấp thông tin cho nhà báo. Ngoài việc bố trí cán bộ đầu mối, chuyên phụ trách cung cấp thông tin cho nhà báo, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khi cung cấp thông tin cho nhà báo cũng là một trong những giải pháp thiết thực. Bên cạnh
đó, các cơ quan QLNN, các TCTD phải thống nhất tuyệt đối các nội dung thông tin khi cung cấp cho nhà báo dưới mọi hình thức khác nhau, tránh tình trạng sai lệch về số liệu, gây khó khăn cho quá trình tác nghiệp, cũng như kỹ năng xử lý vân đê của nhà báo. Tạo điêu kiện thuận lợi cho nhà báo tác nghiệp một cách nhanh nhạy, kịp thời và đầy đủ nhất.
Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, tuyệt đối không nên trì hoãn, kéo dài thời gian cung cấp thông tin làm ảnh hưởng đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. Trong một số vụ việc nhạy cảm, khi công chúng không được tiếp nhận những thông tin chính thống mà chỉ nắm bắt thông tin thất thiệt từ các nguồn không chính thống khác, đặc biệt đối với thông tin về nợ xấu của một ngân hàng nào đó sẽ gây ra những hệ lụy khó lường, ảnh hưởng đến vấn đề an ninh kinh tế ...cần xác định rõ những loại thông tin nợ xấu mà các CQQL và các TCTD bắt buộc phải công khai để nhà báo có thể dễ dàng tiếp cận và công khai trên báo chí. Đây được coi là một giải pháp tháo gỡ khó khăn hữu hiệu nhất giúp nhà báo có được nguồn thông tin chính thống, nhanh nhạy và kịp thời.
Người có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí hoặc người được ủy quyền cung cấp thông tin cho báo chí phải bao gồm cả việc tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu đòi hỏi cung cấp thông tin của công chúng nói chung, cũng như của nhà báo nói riêng. Người chịu trách nhiệm phát ngôn cho báo giới phải nhận thức rõ rằng, những thông tin về nợ xấu này không chỉ được cung cấp tới công chúng, phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân, mà còn có nhiệm vụ phản ánh tình hình “sức khỏe” của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Ỏ vĩ mô
hơn, chúng còn phản ánh mức độ an toàn của nền kinh tế - xã hội.
3.3.2. Bản thân đội ngũ những người làm báo
Đe không ngừng nâng cao kỹ năng tác nghiệp của mình, thì bản thân những người làm báo cần phải tăng cường cập nhật thông tin, nghiên cứu kỹ Luật báo chí cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác. Ngay trong phiếu khảo sát đối với nhà báo, hỏi về khi tác nghiệp những vấn đề liên quan đến nợ xấu ngành ngân hàng thì Anh/Chị có tham khảo những văn bản pháp luật nào không? Câu trả lời có đến 65% ý kiến cho rằng có tham khảo nhưng không kỹ lắm. Đáng lo ngại, có 15%
số nhà báo thừa nhận mình chưa kịp tham khảo tài liệu gì liên quan đến những vấn đề về nợ xấu ngành ngân hàng. Do vậy, việc thiếu kiến thức về pháp luật sẽ ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đưa tin, cũng như kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.
Trên cơ sở am hiểu thực tiễn, nắm vững pháp luật, nhất là những thông tin về tài chính sẽ giúp nhà báo có cái nhìn toàn diện hơn về khung pháp lý. Qua đó nhà báo ngày càng được trau dồi kiến thức, bản lĩnh được rèn luyện vững vàng hơn để đương đầu trước mọi khó khăn, thử thách và tạo ra những sản phẩm báo chí có chất lượng tốt.
Nhằm hạn chế một số tồn tại, khó khăn và không ngừng nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo, phần lớn nhà báo được hởi ý kiến đều yêu cầu các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho họ khai thác thông tin. Cụ thể là: Không nên né tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi cung cấp thông tin cho nhà báo. số liệu cung cấp cho nhà báo phải
tuyệt đối chuẩn xác. Bên cạnh đó, nhà báo cũng đề ra yêu cầu các CQQLNN cần bố trí cán bộ chuyên trách thường xuyên theo dõi, cung cấp và phản hồi thông tin trên các bài báo do mình cung cấp; Công khai cập nhật thông tin trên công thông tin điện tử hoặc website nội bộ ngành; Tổ chức họp báo định kỳ và trả lời hết các câu hỏi của nhà báo. Cuối cùng, nhà báo đánh giá cao công tác tổ chức, tập huấn đào tạo nâng cao nhận thức chuyên môn về vấn đề nợ xấu cho lĩnh vực báo chí.
Nhà báo phải tự đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn nói chung, kỹ năng tác nghiệp đối với lĩnh vực tài chính, nợ xấu ngân hàng nói riêng. Mặc dù đội ngũ những người làm báo điện tử hiện nay đang áp đảo rất nhiều so với các loại hình báo chí khác, nhưng nhiều ý kiến cho rằng tính chuyên nghiệp trong việc tiếp cận nguồn tin cũng như kỹ năng xử lý và đưa tin trên báo điện tử của một số nhà báo còn hạn chế nhất định. Nhiều trường họp nhà báo chưa hiểu hết những thuật ngữ nguyên ngành, đặc biệt là những thuật ngữ liên quan đến dư nợ tín dụng, phân loại nhóm nợ và nợ xấu ...dẫn đến việc đưa tin sai lệch. Từ đó công chúng tiếp nhận thông tin không đúng với thực tế. Điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Thậm chí còn làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý, giám sát, chỉ đạo và điều hành của Đảng và nhà nước. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo luôn là điều quan trọng. Nhà báo cần thường xuyên tham gia các khóa đào tạo và tự đào tạo bản thân, cập nhật những kiến thức về mới nghiệp vụ và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách, đặc biệt là những
văn bản mới quy định vê thông tin tài chính và nợ xấu ngành ngân hàng.
Tăng cường khả năng viết bài phân tích chuyên sâu, đặc biệt là có khả năng viết bài mang tính dự báo, thống kê cũng như cảnh báo mức độ rủi ro có thể gặp phải khi mắc vào nợ xấu, hoặc liên quan đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Để nâng cao kỹ năng viết bài phản biện chuyên sâu trong lĩnh vực này đòi hỏi nhà báo phải có chất lượng cao cả về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, uy tín nghề nghiệp;
không chỉ nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, mà còn tăng cường kiến thức về tài chính, có khả năng nắm bắt, xử lý và phân tích thông tin nợ xấu một cách cụ thể, rõ ràng, logic và khái quát nhất. Do đó, việc trau dồi, rèn luyện bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng tác nghiệp phù hợp với tình hình phát triển mới trong từng giai đoạn lịch sử là điều vô cùng cần thiết với nhà báo.
Đổi mới phương thức tác nghiệp, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến nợ xấu. Hiện nay, nhà báo kinh tế không chỉ thuần túy đi phỏng vấn, điều tra, lấy tin tức từ các sự kiện, hay biết sử dụng thành thạo những công cụ, thiết bị, máy móc tác nghiệp; mà còn có khả năng tồ chức các diễn đàn trên báo chí, tổ chức hội thảo khoa học, thậm chí chủ động tổ chức sự kiện để thu hút sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, giới nghiên cứu, các nhà lãnh đạo, quản lý... và đặc biệt là giới đầu tư kinh doanh.
Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng, các nhà quản lý thông tin tài chính. Muốn viết tin bài liên quan đến tình hình nợ xấu ngân hàng, bên cạnh một số
kỹ năng nghiệp vụ, nhà báo còn phải trú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các chuyên gia kinh tế, các tổ chức tín dụng, các CQQLNN, nhất là đối với những nhân vật quan trọng, những người có tầm ảnh hưởng, có thẩm quyền phát ngôn với báo chí. Bởi lẽ, khi viết về vấn đề tài chính, đặc biệt là khai thác thông tin dưới góc độ nợ xấu - một vấn đề nhạy cảm và vô cùng khó khăn, phức tạp, đụng chạm đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế nên nhà báo cần khôn khéo và làm tốt công tác “ngoại giao” với nguồn tin. Có như vậy nhà báo mới được tạo điều kiện thuận lợi và kiết kiệm thời gian cho những lần tiếp xúc, khai thác thông tin kế tiếp.
Cơ quan quản lý báo chí cần phải xây dựng quy trình hoạt động nghiệp vụ một cách hợp lý và khoa học về việc tiếp nhận, phân loại, xử lý thông tin nợ xấu một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Quy trình này cũng thể hiện rõ trách nhiệm ở từng khâu, vừa đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, vừa đảm bảo quá trình phản hồi ý kiến đọc giả đúng quy định của pháp luật. Bản thân cán bộ quản lý tòa soạn cũng cần trang bị các kỹ năng và kiến thức liên quan đến văn bản pháp luật, kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống, cũng như việc tiếp nhận, xử lý phản hồi, đối thoại với công chúng và chính quyền khi cần thiết.
Mở rộng mô hình liên kết đào tạo giữa tòa soạn và nhà trường để đưa nội dung thông tin tài chính, nợ xấu ngân hàng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo hiện nay về vấn đề nợ xấu vào các chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí.
Mặc dù, một số thuật ngữ về đầu tư, tín dụng ngân hàng, nợ xấu, nhóm nợ và chính sách kinh tế tiền tệ ... đã trở nên quen